Hiện kết quả từ 1 tới 4 của 4

Chủ đề: Tản Mạn Về Đạo Thầy_Trò Trong Lĩnh Vực Võ Thuật...

  1. #1
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts

    Tản Mạn Về Đạo Thầy_Trò Trong Lĩnh Vực Võ Thuật...

    Lễ nghĩa thầy trò



    Là người Việt Nam ắt hẳn sẽ có rất nhiều người biết đến câu thành ngữ: “Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy”, có lẽ chúng ta cũng chẳng phải luận bàn gì thêm về vai trò của người thầy trong việc giáo dục nhân cách của các thế hệ trẻ - câu thành ngữ trên đã nói lên tất cả, tầm quan trọng của người thầy được đặt ngang hàng với các bậc phụ mẫu, bậc thân sinh. Điều đó thể hiện một truyền thống tôn sư trọng đạo rất cao đẹp của dân tộc Việt. Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng vì lòng tự tôn mà cho rằng đây là một đặc trưng riêng biệt của văn hóa con người Việt Nam. Thật ra, truyền thống tôn sư trọng đạo hay nói đúng hơn là “Lễ nghĩa thầy trò” là một dạng thức chung trong cách đối xử giữa người dạy và người học ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tất nhiên, ở những vùng văn hóa khác nhau chúng ta lại bắt gặp những nét thể hiện khác biệt. Chính vì vậy, chúng ta không nên so sánh và luôn phải giành cho văn hóa những sự tôn trọng tuyệt đối. Văn hóa của mỗi tộc người cần được đối xử một cách công bằng, không áp đặt và không bóc tách khỏi không gian sinh tồn của tộc người đó.

    Với văn hóa Việt Nam, lễ nghĩa thầy trò mang một sắc thái riêng song cũng chịu nhiều dấu ấn của văn hóa Nho giáo Trung Quốc, đó là sự ảnh hưởng bị áp đặt của nghìn năm Bắc thuộc cũng như sự tự tiếp thu những giá trị tinh túy của Nho giáo.

    Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Trần Văn Đoàn (Đại học Quốc gia Đài Loan), lễ được diễn tả qua những hình thức mà chúng ta gọi là văn (tức vẻ đẹp, beauty), hoa (tính chất cao thượng, elegance) của cách sống và lối suy tư. Và sau cùng, lễ cũng là một phương thế giáo hóa biến con người thành người có văn, có học, tức người quân tử, người trượng phu. Đây chính là một trong những ý nghĩa căn bản nhất của nền văn hóa hóa Việt.

    Qua những phân tích về chữ lễ, và về sự liên quan mật thiết giữa lễ và nghĩa trong tư tưởng Việt, cũng như vai trò của lễ nghĩa trong cuộc sống toàn diện của họ. Chỉ trong một mạch văn như vậy, chúng ta mới có thể nhận ra được rằng, người Việt hiểu lễ (giống như người Trung Hoa) ở những điểm sau: lễ như là quy tắc (lễ pháp), lễ như là hình thức trong những cuộc tương giao (lễ nghi), lễ như là một thể chế (lễ chế), lễ như là hình ảnh của lương tâm (lễ nghĩa), lễ như là một thước mực đo lường tư cách con người (lễ độ), và lễ như là một phương thế giáo dục cũng như quản lý xã hội (lễ trị). Nhưng hơn người Trung Hoa, người Việt coi lễ nghĩa không chỉ là cái lý, mà là chính là những hình ảnh, những phương thế, những quy luật nội tại (không phải là pháp luật, như chúng tôi sẽ giải thích sự khác biệt giữa lễ pháp và lễ phép, cũng như lễ độ và chế độ) của cuộc sống. Nói cách khác, lễ nghĩa là chính cách sống biểu hiện tâm thức, tinh thần, tình cảm, cảm vị (cảm nhận) của người Việt…

    Nói như nhà nghiên cứu Trần Văn Đoàn cũng rất súc tích và hàm chứa nhiều yếu tố khoa học. Song, chính vì vậy mà người đọc có phần khó hiểu và dễ bị “rối” khi rơi vào hàng loạt các thuật ngữ chuyên ngành. Chúng ta có thể hiểu nôm na: Lễ là những quy tắc ứng xử không có tính bắt buộc nhưng mang tính ràng buộc, có nghĩa là ở một vị trí nhất định, trong một hoàn cảnh, tình huống cụ thể thì chúng ta phải ứng xử có khuôn phép hay nói cách khác là ứng xử một cách hợp lễ. Còn “nghĩa” trong trường hợp này được hiểu như là ý nghĩa của từng hành động nghi lễ, hay nói một cách dễ hình dung hơn: Lễ là yếu tố bên ngoài được biểu đạt bằng hành động trực quan còn nghĩa là những yếu tố ẩn chứa bên trong những hành động đó. Hai yếu này có quan hệ biện chứng hết sức thân thiết, không tách rời, mặc dầu trong những hoàn cảnh và thời gian khác nhau thì tính chất của mối quan hệ này cũng có nhiều sự biến đổi. Tuy vậy, với người phương Đông – trong đó có đại đa số người Việt, lễ nghĩa là một nét đặc trưng nổi bật trong văn hóa hóa ứng xử cộng đồng, là yếu tố chi phối sâu rộng đời sống xã hội phong kiến…

    Lễ nghĩa trong cách ứng xử của giới võ thuật xưa cũng rất đặc sắc, sự sâu sắc này được thể hiện rõ trong cách ứng xử giữa sư phụ và đệ tử, giữa huynh đệ với nhau, giữa quần hùng đồng đạo võ học và giữa người học võ với quần chúng, có những chuẩn mực vô hình và cũng có những chuẩn mực đã được cụ thể hóa bằng môn quy, quy định và nó đang chi phối những hành động của mỗi người học võ.

    “Học trò học nghề hay học chữ, ở với người dạy cho mình đều có nghĩa thầy trò. Học trò phải kính trọng thầy, phải quý mến thầy, mà nhất là thầy dạy học chữ lại càng phải kính trọng hơn nữa. Học trò khi mới vào học gọi là nhập môn, phải kiếm buồng cau lạy yết kiến thầy hai lạy. Lúc học gặp khi mồng năm ngày tết như ngày tết nguyên đán, tết thanh minh, tết đoan dương, tết trung thu, mùa nào thức ấy, hoặc cặp gà, thúng gạo, hoặc đường mứt bánh trái, hoặc dăm ba quan tiền, tùy tình đa thiểu mà làm lễ đến thầy…”

    Với người theo học võ, trước đây khi được nhận làm đệ tử hoặc có cha mẹ gửi theo học, người đệ tử phải trải qua nhiều nghi thức:

    Đầu tiên, người học võ phải làm lễ cúng tổ, lễ vật thường gồm: trầu, cau, nhang, đèn, gà, trái cây và một ít tiền, số tiền ít- nhiều không quan trọng, miễn có để lấy thảo là được. Tuy nhiên, lễ vật luôn phải có như là sự ra mắt các bậc tiên sư, tổ sư. Đó cũng là một nghi lễ để tưởng nhớ đến gốc rễ, cội nguồn, nhớ đến những vị tiền nhân đã bỏ không biết bao nhiêu công sức gây dựng. Bên cạnh những lễ thức bái tổ của tân môn sinh chúng ta cũng phải kể đến một nghi lễ hết sức quan trọng của môn phái là lễ cúng tổ (giỗ tổ). Mỗi môn phái đều có các tổ sư riêng cho nên đối tượng thờ cúng của mỗi môn phái là khác nhau, ngày giỗ tổ thường là ngày tổ sư đó qua đời hoặc cũng có thể là ngày võ phái được chính thức thành lập.

    Lễ vật cúng tổ ngày xưa cũng rất cầu kỳ, ít nhất cũng phải có những món thiết yếu như gà trống, gạo tẻ, gạo nếp, rượu, hương, trầu cau, ít nhiều tiền vàng mã… Hoặc như khó khăn quá thì chỉ là những thứ có sẵn như hoa trái trong vườn, ít hương đèn là đủ. Đó gọi là lễ mà không thiết ở “lễ”, điều quan trọng trong dịp này là chưởng môn và các thế hệ môn sinh có dịp tề tựu về võ đường, trao đổi, chuyện trò và quan trọng nhất là mọi người cùng nhau dâng lên chư vị nén hương để thể hiện lòng thành, đạo lý uống nước nhớ nguồn truyền thống của dân tộc ta được thể hiện là ở những điểm đó.

    Ngày nay việc “nhận” môn sinh và dạy kiến thức võ học mang đậm tính “phổ cập”, bất kỳ ai yêu thích đều có thể theo học. Việc dạy võ có chương trình, giáo án rõ ràng và phải đảm bảo các yêu cầu về mặt sư phạm. Ngày trước công việc này hoàn toàn khác bây giờ, việc “nhận” đệ tử không hề đơn giản. Người sư phụ phải xem môn đồ của mình có đủ tố chất “nhà võ” hay không mới quyết định nhận thành đệ tử. Rõ ràng, việc nhận đệ tử ngày trước là một sự chọn lựa khó khăn vừa đảm bảo sức vóc vừa đảm bảo yếu tố trí tuệ. Người thầy tuy nhận rất ít đệ tử nhưng những đệ tử đó sau này đều trưởng thành và làm rạng danh môn phái. Có nhiều phái không có để tử chân truyền, cho nên người sư phụ mất đi, tuyệt kỹ cũng thất truyền theo.

    Việc truyền dạy võ nghệ cho đệ tử cũng rất đặc biệt, người thầy căn cứ vào thể trạng, tố chất và ưu thế của môn sinh để truyền dạy những món đòn thích hợp. Mặt khác người thầy còn xem xét mục đích học võ của môn sinh là gì: Học để tự vệ, học làm võ sỹ hay học để truyền bá lại võ thuật.


    Lễ "bái sư" của người làng võ Trung Quốc

    Có lẽ cũng chính vì thế mà lễ nghĩa thầy trò xưa kia thật tôn nghiêm, quý giá và hết sức sâu sắc. Ngươi thầy – người sư phụ giống như người cha với biết bao sự quan tâm, chăm sóc, sự rèn giũa, sự bao dung. Và, hơn ai hết người với tư cách làm thầy luôn phải cố gắng để trở thành tấm gương sáng về đạo đức và lối sống cho các môn sinh neo theo. Dạy võ tuy cũng là một nghề song hiếm có ai sống nhờ thu nhập từ dạy võ, các võ sư tùy vào tình hình của mỗi môn sinh mà nhận lệ phí, có nhiều trường hợp khó khăn thầy dạy không những không lấy tiền mà còn nuôi cho ăn ở như con cái, tình nghĩa thầy trò trở nên vô cùng sâu nặng, chẳng khác nào cha con ruột rà. Người thầy dạy võ có ảnh hưởng rất sâu sắc đối với các môn sinh của mình, chẳng những họ truyền cho đệ tử những kiến thức võ thuật mà còn truyền cho họ một nhân sinh quan sống động, với những triết lý sống, những quan điểm về thời cuộc, chính vì vậy một người thầy tốt sẽ cho đời những người trò ngoan, có ích cho xã hội. Trái lại, một người thầy không đủ tư chất thì khó lòng mong đợi những học trò tốt như người Việt Nam có câu “thầy nào trò nấy”.

    Còn với những người học trò, họ luôn phải giữ những chuẩn mực đạo nghĩa, đó là sự kính trọng, vâng lời thầy, sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các bạn đồng môn, sự kính trên, nhường dưới. Trong các dịp lễ, tết môn sinh dù còn học hay không vẫn thường về thăm thầy và không quên dâng lên tổ sư những nén hương thành kính…

    Lễ nghĩa thầy trò ngày nay đã không còn như xưa ắt hẳn sẽ có không ít người ngậm ngùi song điều đó là khó có thể tránh khỏi. Tuy vậy, trong rất nhiều tâm hồn người Việt Nam tình nghĩa thầy trò mãi là một hình ảnh đẹp, một ký ức khó phai. Xin mượn lời của PGS.TS Phạm Văn Tình để thay cho lời kết: “Khi người ta chịu ơn còn sống thì ta phải nhớ lễ tết cho chu đáo, còn khi người đó mất rồi, ta phải nhớ cúng giỗ nghiêm chỉnh theo phong tục. Đó là lẽ thường đối với tứ thân phụ mẫu mỗi người. Nhưng còn có những người khác mà nghĩa ơn sâu đến nỗi họ cần phải được ứng xử như vậy trong cuộc sống. Đó là những người thầy từng dạy dỗ ta..."

    San Jose, Cali ngày 01.01.2013
    Nguyễn Minh Tuấn.

  2. #2
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    170
    Thanks
    23
    Thanked 21 Times in 16 Posts
    Đạo thầy trò trong Tập quán người Việt Nam



    Dân tộc ta vốn tôn sư trọng đạo, dưới chính thể nào cũng vậy. Vai trò thầy giáo luôn luôn tiêu biểu cho tầng lớp trí thức, tiên tiến được toàn thể xã hội công nhận. Nghề giáo vốn là nghề cao quí nhất. Nền giáo dục thời phong kiến cũng như thời dân chủ đều thống nhất một phương châm "tiên học lễ hậu học văn" "nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội"... Nhân tài phục vụ xã hội, điều hành bộ máy Nhà nước đều được "ông thầy", tức là khuôn mẫu, đào tạo nên, "không thầy đố mày làm nên". Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức đều thống nhất dựa vào chế độ thi cử, có học vị, cấp bậc rõ ràng.

    Vì tất cả những lẽ trên, có người đặt vấn đề: Vậy đặt thầy cao hơn cha có quá đáng không?

    Cha mẹ sinh ra, nuôi dưỡng mình, thầy giáo là người truyền thụ kiến thức cho mình. Sở dĩ hiển đạt, thi thố được tài năng với đời đều nhờ thầy. Ngày xưa, từ nhỏ đến khi đi thi đậu cử nhân, tiên sĩ thường cũng chỉ học một thầy cùng lắm là vài ba thầy, chứ không như ngày nay mỗi năm một lớp rồi mỗi môn một thầy. Ngày xưa có nhiều trường hợp thầy trò cùng lều chóng đi thi nhưng học tài thi phận , trò đậu thầy hỏng. Có những ông thầy đào tạo được nhiều ông Nghè, ông Cống nhưng bản thân ông thầỳ lại chẳng đậu đạt gì, chẳng nhận quan tước gì, có người thi đậu cũng không ra làm quan mà chỉ tiếp tục dạy học. Có những thầy giáo đạo cao đức trọng được môn sinh nể trọng hơn cha. Thầy Chu Văn An là người thầy tiêu biểu nhất được liệt thờ ở Văn Miếu.


    Sở dĩ hiển đạt, thi thố được tài năng với đời đều nhờ thầy.

    Ngày xưa, thầy đồ dạy đỗ được một số học sinh đậu đạt cử nhân, tiến sĩ thì tự nhiên vai vế trong xã hội được nâng lên rõ rệt, quan tỉnh quan huyện cũng phải kính nể, chẳng những đối với thầy giáo mà cả gia đình thầy. Quang Trung ba lần mời Nguyễn Thiếp (La Sơn Phu Tử) ra làm quân sư, chính là để thu phục nhân sĩ Bắc Hà, vì Nguyễn Thiếp là thầy giáo của nhiều triều thần Lê Trịnh đương thời.

    Ngành giáo dục tuy có chế độ thi hương, thi hội, thi đình rất nghiêm rất chặt, song rất ít giáo chức rất ít trường công, ở cấp huyện , cấp phủ chỉ có một vài huấn đạo giáo thụ ăn lương nhà nước, hầu hết là các lớp tư thục. Một nhà khá giả trong vùng nuôi thầy cho con ăn học , xóm làng chung quanh gửi ôn đến thụ giáo không phải nộp học phí, chỉ đến ngày mồng 5 tháng 5 ngày Tết... cha mẹ học trò mới đưa lễ tết đến tết thầy tuỳ tâm. Giàu có thì thúng gạo nếp, bộ quần áo...Nghèo thì một cơi trầu một be rượu cũng xong.

    Môn sinh của một thầy thường tổ chức nhau lại gọi là Hội đồng môn, có trưởng tràng, giám tràng và một số cán tràng giúp việc trưởng tràng. Con thầy mặc dầu ít tuổi hơn cũng được gọi là thế huynh. Thầy nào có tiếng dạy giỏi, dạy nghiêm thì được nhiều sĩ tử đến theo học , Hội đồng môn vận động các gia đình môn sinh đóng góp tiền của tạo ruộng, tạo trâu bò rồi phân công cày cấy, đến mùa màng gặt tự gánh về gia đình nhà thầy để gia đình thầy chi dụng. Khi thầy mất lại dùng rụông đó lo tang ma cho thầy, cho vợ thầy và giỗ tết tế tự về sau.


    Học trò để tang thầy cũng ba năm như tang cha mẹ, nhưng không mặc tang phục, gọi là tâm tang tức là để tang trong lòng.

    Doancongtu
    Theo 100 điều nên biết về Phong tục Việt Nam.
    ------------------------------------------------
    Phụ lục

    Quan Phủ Doãn Viếng Vợ Thầy*


    Nguyễn Khắc Niêm (阮克拈, 1889-1954) là một đại thần triều Nguyễn, nguyên Tham tri Bộ Hình, Phủ doãn Thừa Thiên, Quyền Tổng đốc Thanh Hóa. Nguyễn Khắc Niêm là học trò cụ Nguyễn Duy Dư người Sơn Tiến, một người nổi tiếng hay chữ ở huyện Hương Sơn, đã được hội Tư văn hàng huyện tôn xưng là "Hương Sơn tứ hổ". Nguyễn Khăc Niêm thụ giáo cụ Dư ở cách nhà mình trên 4 km. Đến kỳ thi Hương hai thầy trò cùng lều chõng đi thi, học trò đậu cử nhân, được vào Huế thi Hội đậu luôn Hoàng giáp, thầy chỉ đậu Tú tài.


    Trường thi ở Nam Định xưa

    Theo chế độ thi cử thời trước: Cử nhân mới được dự thi Hội, còn Tú tài thì phải 3 khoa Tú tài mới được thi. Ba năm mới có một khoa, thầy Tú chưa kịp chờ để thi lại khoa sau thì đã từ trần- 1909. Hơn 30 năm sau, bà Tú Dư mất, lúc đó Nguyễn Khăc Niêm đã lên đến chức Tham tri trong triều. Nghe tin vợ thầy học cũ mất, ông đánh xe từ Huế về Hà Tĩnh để phúng viếng. Nhà cách sông và đường quốc lộ, Tri huyện tiếp điện đã lệnh cho Tổng lý địa phương đem kiệu và võng lọng ra tận bờ sông đón rước cụ thượng về quê lễ vợ thầy. Nhà ông bà Tú trên đỉnh đồi Sơn Trại, người trai tráng leo lên cũng cảm thấy mệt, hơn nữa sỏi đá lởm chởm. Nhưng để tỏ lòng cung kính nhớ ơn thầy, cụ thương Niêm đã xuống cáng, đi chân đất có hai người lính hầu dìu hai bên, lên tận nhà thầy gần đỉnh đồi . Tất nhiên cụ Thượng đã đi chân đất thì từ tuần phủ tri huyện đến tổng lý cũng phải tháo hia hài cắp nách mà leo lên.


    Con trai cụ Tú cũng được cụ Thượng Niên vái chào rất cung kính (vì được coi là thế huynh).

    Người con trưởng cụ Tú và một số gia nhân khăn áo chỉnh tề đã xếp hàng đứng ở cổng. Mặc dầu chỉ là dân thường ít hơn một vài tuổi, nhưng con trai cụ Tú cũng được Cụ Thượng Niêm vái chào rất cung kính (vì được coi là thế huynh).

    Học trò cũ mà thầy lại mất từ lâu, nay về lễ tang vợ thầy, đây là chuyện thực mắt thấy tai nghe, kể lại dẫu có lỗi thời, nhưng cũng hy vọng các bạn đọc chắt lọc được trong phong tục xưa chút hương vị ngọt ngào chăng ?
    ------------
    Ghi chú: * Có một số tài liệu ghi sai tên của cụ Nguyễn Khắc Niêm thành Nguyễn Khắc Niên và ghi cụ là Thượng thư bộ cải lương... trong khi cụ là Tham tri bộ Hình, Phủ Doãn Thừa Thiên, v.v.
    Vì nhẽ ấy, Doancongtu tôi cho rằng ghi vậy là không đúng nên điều chỉnh lại thông tin theo Wiki cho đúng với chức danh của cụ

  3. The Following User Says Thank You to doancongtu For This Useful Post:

    ngochai (27-04-2014)

  4. #3
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    170
    Thanks
    23
    Thanked 21 Times in 16 Posts
    LỄ BÁI SƯ

    Tác giả: Khiêm Cung

    Giữa mùa hè nắng cháy, tôi khấp khểnh leo lên một cái dốc, cao cở dốc 47 ở Long Thành giữa đường đi Vũng Tàu, mồ hôi nhễ nhại. Một người khách bộ hành đi cùng chiều, vừa vượt qua mặt tôi vừa hỏi:

    -Khỏe không?

    Tôi vội đáp câu tương tựa như mấy bà cụ leo núi mệt gần đứt hơi:

    -K...h…ỏ…e…

    Chợt nhìn lên đỉnh dốc tôi thấy có một ngôi nhà nho nhỏ, vách bằng đá, trông giống như thạch động ở Hà Tiên. Phía trước nhà có treo một cái bảng ghi Thư Trung Tàng Thư Các..

    Mừng quá, tôi đi nhanh vào trong, thấy thật nhiều sách đóng bìa da in chữ mạ vàng, tác giả là Thư Trung. Tôi nhẹ nhàng mở quyển Thư Trung Đại Từ Điển để tìm một nghề gọi là Nghề hạ bạc. Từ điển giải thích rất cặn kẽ đó là nghề cá mắm mà người đời thường cho là nghề thấp kém, ác nhơn và hậu vận của người làm nghề đó không khá. Từ điển còn nói rộng thêm về một vị thần dưới nước là “Hà Bá” và con cá sấu “Ông Năm Chèo”.


    Đang thích thú xem tự điển thì có tiếng động phía sau lưng, tôi quay lại nhìn, thấy một người đàn ông cao ráo, phương phi, ăn mặc đơn giản, đi dép Nhựt, mặc bộ đồ bà ba đen, cổ quấn khăn choàng tắm sọc, bên cạnh là một phụ nữ quá nửa chừng xuân, dáng người thanh nhã, mặc áo dài màu nâu với chiếc khăn choàng hầu màu vàng lợt có điểm bông trắng, chân đi hài thêu cườm. Tôi vội hỏi:

    -Có phải tiên sinh là Ngài Thư Trung không?

    -Dạ phải.

    -Quý hóa thay! Đã từng nghe danh tiên sinh, nay mới được diện kiến. Xin để tôi đi mua rượu làm lễ bái sư để học hỏi.

    -Không cần khách sáo! Không cần rượu.

    -Vậy xin để mua trà.

    -Không cần trà.

    -Vậy món chi cho phải lễ?

    -Một miếng trầu làm đầu câu chuyện là được rồi.

    Tôi ngờ ngợ như nhớ ra điều gì, bèn hỏi:

    -Xin lỗi, tiên sinh thứ mấy?

    -Thứ hai.

    -Vậy có phải tiên sinh là Hai Trầu không?

    -Đúng rồi! Ông là ai mà biết tôi?

    -Tôi là Chung An Phú.

    -Ồ! Anh Chung. Té ra là bạn. Sao mà đa lễ quá?


    - Vậy thì mời anh chị lúc nào rảnh từ Kinh Xáng Bốn Tổng về Kinh Thầy Ban chơi để có dịp hàn huyên tâm sự, tôi cũng có dịp học hỏi với anh. Tôi sẽ đãi anh chị món chuột đồng rô ti và mấm kho và bông điên điển. Sau đó, tôi sẽ lấy tác ráng đưa anh chị qua Kinh Cũ ở Châu Phong thăm vợ chồng Đoàn Đông, Lộc Tưởng. Lộc Tưởng nấu cà ri dê ngon tuyệt vời đó anh chị. Rồi mình đi qua chợ Châu Đốc, lên xe đò Tân Thành chạy cà rịch cà tang vô Xà Tón thăm Lưu Nhơn Nghĩa. Nghe nói lúc nầy Thầy Nghĩa đã nghỉ hưu, không còn gõ đầu trẻ nữa. Chắc Nghĩa sẽ cho mình đi ăn bún nước lèo và xem vũ là khol. Anh chị Hai đừng từ chối nhé!

    Doancongtu sưu tầm

  5. #4
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    270
    Thanks
    32
    Thanked 22 Times in 20 Posts
    Đây là bài của bạn có nick kêu Binhthanh đăng trên trang fc cá nhân:


    Lao động làm con người tự do. Tư tưởng làm con người cao quý(Victor Hugo).

    Biết hổ thẹn là gần với dũng vậy(Khổng Tử).

    Cái nguy hiểm nhất của những kẻ tầm thường là thích làm thầy người khác(Mạnh Tử).[Người nào tôn kẻ tầm thường lên làm thày,thì lại tầm thường hơn kẻ tầm thường ấy. Người tầm thường,không nguy hiểm gì hết,bởi mọi cái họ kém hơn đời. Đa phần người tầm thường biết phận, họ nào dám muốn làm thày. Người được gọi là thày phải có học thức,học vị,đẳng cấp trong xã hội. Người được gọi là thày khi chính đối tượng tôn họ lên thày. Làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm thày thằng dốt].

    Ở nhà thì hiếu thảo với cha mẹ, ra ngoài thì kính thuận với người trên (Luận Ngữ).

    Người Trí là người tự biết mình. Người Nhân là người tự yêu mình(Nhan Hồi).[Có yêu mình, thì mới biết trọng tư cách của mình, quí phẩm giá của mình rồi mới ra đến thân nhân dân, ái vật].

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •