Trang 1/5 123 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 43

Chủ đề: Văn Đểu_Văn Bựa... Nhưng mà: Hay !!!

  1. #1
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts

    Văn Đểu_Văn Bựa... Nhưng mà: Hay !!!

    DỊCH SỞI VÀ BẢN LĨNH CHÍ PHÈO


    Nói ngay và luôn, dịc đéo phải của bộ Y tế sinh ra, tôi có thể đưa ngay và luôn dẫn chứng, bệnh sởi có 1634 năm trước khi bộ y tế hình thành, dcm có cần nguồn không? (tại sao có con số đó hehe, vì tôi thích thế).

    Sởi có nguy hiểm không? nói luôn là đéo nguy hiểm, chữa lá lẩu khỏi luôn dcm. bản thân thàng viết đã bị sởi, đéo chết và vẫn viết nhúc nhắc.

    Nói tiếp luôn, để dịc bùng lên, thực ra đéo bùng đâu, tôi dùng từ của triền thông thôi dcm, lỗi của ai? của bộ y tế, cái này đúng mẹ, đéo thuyết phục đc dân đen đem con đi tiêm, là lỗi cmnr. đéo thiết phục đc dân ăn chín uống sôi, ngủ màn giết chuột, đừng đánh độc đồng bào, thì lỗi rành rành...

    Nhưng nói đi phải nói lại, các tờ báo 2 năm trước đã thổi phồng quá mức, khai thác triệt để, những hình ảnh trẻ chết cho tiêm vắc xim, và lu loa về tác hại của vác xim, khiến phụ huynh sợ vãi lồn ra, và quyết định đéo tiêm cho trẻ.

    Ấy là tôi nói bọn ngu, chứ khôn thì vưỡn tiêm xoắn đéo gì?

    Còn vụ đánh độc đồng bào, với xả rác khạc đờm, thuốc sâu chất kích thích, thì Y tế bó tay mẹ.

    Nhưng trẻ chết đâu phải riêng sởi? trẻ vào viện tw do trọng bệnh rồi, đang điều trị thì dcm dính thêm sởi, thế là bệnh thêm bệnh, như đám cháy nhỏ, mà hắt thêm can A92 vào, bệnh chồng chéo bệnh, không đỡ kịp.

    Giờ thì sao, họ vưỡn tiếp tục chửi bộ Y, nhưng chửi vì cái gì dcm ?

    Nó chửi Y, vì Y là người đéo đỡ đc.

    Vậy vì sao ko đỡ được? nửa tháng trẻ chết vì sởi không thể bằng số lượng 3 ngày người chết tai nạn do TN giao thông, và bằng 4 ngày trẻ chết đuối, và bằng 5 ngày chết tai nạn lao động, dcm có cần con số thống kê ko ?

    Và tất cả đều vào viện cả. Tất cả. Ko chừa 1 ai, đó là chưa tính những vụ vợ cắt dái chồng, chồng song phi lòi trĩ vợ....

    Tất nhiên vào viện tất.

    Ung thư vào viện cũng, đâm nhao vào viện cũng, nhìn đểu vào viện cũng, địt mẹ, ngành Y như 1 cái hố rác, cả xã hội này ném vào, cả cứt cả đái, băng vệ sinh và xi lanh và lá xoan, và vừa ném vửa chửi ràng: dcm cái cái hố rác này đéo đủ sạch và to và vv ,,vv vv..................vv

    Đéo vì cái gì, chúng nó muốn chửi nhiều thứ lắm, nhưng đéo có bản-lĩnh, đéo có gan-liền-tướng-quân, chúng nó chửi, giống như anh Chí phèo uống diệu chửi cả làng.

    Nhưng chúng nó đéo bao giờ dám chửi người sinh ra chúng, để chúng khổ thế nài...

    Chúng nó đéo có bản lĩnh của Chí Phèo.

    Nguồn: Lão Pín

  2. #2
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Ui cha!!!
    Đúng là bựa, quá bựa.
    Thầy nghĩ có lẽ không hợp với một diễn đàn võ thuật lắm nhan_voky ạ.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  3. #3
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    Dạ, xin lỗi thầy!

    Nhưng thầy ơi, con nghĩ nó có hơi bậy, bựa một tí nhưng nó hay mà thầy. Cái quan trọng là thông tin mà nó chuyển tải thầy ạ, nó là chuyện thời sự nóng hổi và rất được các giới quan tâm kể cả những người yêu thích võ thuật. Thực lòng ở các diễn đàn khác ngừoi ta không cho đăng nhưng con nghĩ tính thầy khẳng khái nên mấy chuyện bất bình như thế này chắc thầy cũng đồng tình lên án... vậy nên con mới mạnh dạn đăng bài ạ.

    Mong thầy yên tâm và thông cảm ạ.

  4. #4
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    CƯỜI & DỊCH LƯỜI XIN LỖI


    Hồi nãy, lúc từ trong phòng mổ bước ra thì một con điều dưỡng gốc bín bần nông bước vào. Mặc dù lối vào khá rộng nhưng con mẹ nó, chẳng hiểu mắt mũi để đâu mà chiếc giày cao gót của nó đạp lên chân anh, đau điếng.

    Thấy anh nhăn nhó, con bín bần nông toác mõm ra cười rồi tiếp tục đi!

    Có lẽ người Việt là người hay cười nhất thế giới. Ở Nhật, ngoài đường phố, người ta thường cắm cúi bước hay dí tai vào chiếc điện thoại di động. Ở Trung Quốc, vừa đi họ vừa khạc nhổ hoặc nhai nhồm nhoàm một thứ đồ ăn gì đó còn ở Việt Nam thì người ta cười (nếu cái mõm không bị khẩu trang bịt kín).

    Trong đời sống, lại càng dễ thấy vai trò của nụ cười và tiếng cười. Ở đâu có người Việt là ở đó có tiếng cười, kể cả trên giảng đường hay các cuộc hội nghị quan trọng. Trong nhà, trong quán ăn hoặc ngoài đường phố thì… khỏi nói!


    Hoa hậu Mỹ Xuân, người bị truy tố trong đường dây gái mại dâm cao cấp. Ra tòa vẫn cười !

    Có thể nói, cười là một loại hình ngôn ngữ thân thể (body language) đặc biệt của người Việt. Gặp bạn bè thân quen, dân Mỹ, Pháp, Ý... luôn luôn "hello", "hi" "ciao" hoặc "bonjour", còn người Việt chỉ cần nhoẻn miệng ra cười. Thay vì nói "cám ơn", người Việt nhoẻn miệng ra cười, hoặc phải nói "xin lỗi", người Việt cũng cứ con mẹ nó nhoẻn miệng ra cười.

    Bạn bè anh, mấy thằng bác sĩ người Pháp, người Singapore, thỉnh thoảng lại nhờ anh "phiên dịch" giùm ý nghĩa nụ cười của người Việt. Chẳng hạn như bác sĩ Chen, khi phát hiện một điều dưỡng vứt mẩu giấy ra sân bệnh viện thì thay vì khiển trách, nó chỉ gọi cậu điều dưỡng ấy đứng lại, rồi khuyên cậu ta nhặt mẩu giấy lên, cho vào thùng rác.

    Nói xong, nó chờ đợi một sự nhìn nhận. Nhưng địt con mẹ nó, cậu điều dưỡng… cười!

    Với người Việt chúng ta - trong những trường hợp như trên - có thể "đọc” được dễ dàng lời xin lỗi ẩn sau nụ cười ấy. Tuy nhiên, người ngoại quốc - dù gần gũi với người Việt đến mấy, cũng thấy ngỡ ngàng.

    Nhưng dù hiểu đúng hay sai, phải thừa nhận rằng người Việt sử dụng nụ cười và tiếng cười thật hào phóng! Có điều - từ một khía cạnh khác - anh lại nghĩ trong văn hoá giao tiếp, người Việt nói chung - không biết cười.

    Bọn con bò ngạc nhiên ư?

    Thì đây, cứ tự mình kiểm tra đi. Ra phường xin giấy tờ, có bao giờ bọn con bò gặp một nụ cười không? Đi nộp thuế, nhân viên cục thuế có ai cười với bọn con bò không? Vào bệnh viện, có bác sĩ, y tá nào cười trước khi hỏi bệnh không?

    Không phải chỉ những nơi có quyền lực mới thiếu vắng nụ cười. Cứ thử bước vào siêu thị hay nhà sách mà xem, có nhân viên nào cười chào bọn con bò không?

    Sau này, khi kinh tế thị trường phát triển, những người bán hàng giảm bớt thứ văn hoá hợp tác xã ngày xưa, tương đối lịch sự hơn. Nhưng lịch sự không có nghĩa là phải cười. Bước vào tiệm ăn hay quán café do người nước ngoài làm chủ, bọn con bò hãy quan sát và so sánh cách chào khách của họ. Ở các tiệm này, bọn con bò sẽ bắt gặp, hầu như thường xuyên, một nụ cười. Còn các tiệm của người Việt Nam: Những gương mặt lạnh tanh.

    Làm sao có thể giải thích hiện tượng nghịch lý: Một mặt, người Việt cười một cách dễ dàng, thậm chí thừa thãi. Mặt khác, lại tiết kiệm nụ cười đến độ có thể nói là cục cằn, thô lỗ?

    Viết đến đây, thì con bín bần nông điều dưỡng gọi anh: "Thầy qua coi dùm bệnh nhân vừa mổ túi mật, ổng kêu đau quá". Nói xong, con bín bần nông cười. Con mẹ nó, anh cũng phải phì cười.

    Quay lại chuyện xin lỗi, hình như với người Việt, xin lỗi là cái gì đó ghê gớm lắm. Mỗi lần phải xin lỗi lại cảm thấy như bị mất cái gì rất lớn lao nên ít người thích mở miệng dù phạm lỗi hai năm rõ mười.

    Với người phương Tây, xin lỗi là chuyện rất tự nhiên vì họ đã quen như thế. Nhưng sống một thời gian trong môi trường của Ta thì Tây cũng phải bắt chước vì nếu không, họ sẽ bị coi là bất bình thường. Thằng bác sĩ người Pháp bạn thân anh là thằng Bombardi chẳng hạn, sau gần 3 năm ở Việt Nam, nó học được đủ kiểu chửi thề. Anh nhắc nó thì nó nhe răng ra cười: “Địt mẹ, em không chửi trước thì đứa khác cũng đụ má mình thôi”. Nó kể: Ba tháng sau ngày sang Việt Nam, một bữa nó đi xe đạp, không may đụng phải một con bé chân dài ở trước cửa một quán bar trên đường Bùi Viện. Nó sorry rối rít thì người đẹp bản xứ nổi cơn tam bành “Tây đéo gì mà đi ngu thế”. Nó vội vàng “Xin em tha lỗi” - “Lỗi cái mẹ gì, đền cái quần giá hai triệu cho bà đây”. Thấy một bọn mặt xanh nanh vàng vây quanh, sợ bị đòn hội đồng, Bombardi đành nghiến răng móc túi.

    Rút kinh nghiệm, lần sau đi chợ Bến Thành, không may nó va phải một tay đầu gấu. Biết mình có lỗi nhưng Bombardi quắc mắt “Địt cụ mày! Đi đứng kiểu mẹ gì thế”. Biết thằng Tây nói rành tiếng Ta này chẳng phải loại vừa, gã anh chị kia chuồn thẳng. Từ đó suy ra ở Viết Nam không cần xin lỗi. Cứ văng tục, chửi thề, dọa phủ đầu đối phương thì dễ thoát nạn. Lịch sự có khi bị ăn đòn hay mất tiền. Có lỗi nhưng thấy đứa nào vạch lỗi của mình ra thì cứ thoi thẳng cánh là xong…

    Anh đi phản xạ Páp con mẹ gì Lốp đây. Mai biên tiếp...

  5. #5
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    PHÒ LUẬN....


    Phò là một nghề có từ lâu đời, vì nhu cầu tất yếu của xã hội loài người. Do đó, có hợp pháp hay không, có được thừa nhận hay không, nghề Phò vẫn tồn tại. Vì vậy, dự án kinh tế này được viết nhằm mục đích phân tích những điểm lợi và hại khi hợp pháp hóa nghề Phò, và vai trò của nghề Phò trong kinh tế và xã hội ở nước ta.

    I. Tại sao nên hợp pháp hóa nghề Phò?

    Như trên đã dẫn, dù có hợp pháp hay không, nghề Phò vẫn mặc nhiên tồn tại, vì thế, việc hợp pháp hóa nghề Phò sẽ thể hiện sự khách quan trong quá trình phát triển. Ngoài ra, hợp pháp hóa nghề Phò còn đánh dấu một bước tiến bộ quan trọng của chúng ta trong quá trình hội nhập với thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, vì nghề Phò đã được phát triển ở Trung quốc từ hàng ngàn năm trước (theo Đông chu liệt quốc) và ở Nhật bản khoảng gần 400 năm trước, thời shogun Tokugawa, và hiện nay là nghề hợp pháp ở đa số các nước phát triển như Đức, Pháp, Hà Lan … Thậm chí ở một nước nhà quê như nước Mỹ, nghề Phò cũng hợp pháp ở bang Nevada (đồng chí nào biết bang nào nữa thì bổ sung nhé).


    Phò là một nghề có từ lâu

    Hội Phụ nữ Việt nam và một số tổ chức bảo thủ có thể lên tiếng phản đối nghề Phò vì vấn đề Văn hóa, thuần phong mỹ tục và việc làm hạ thấp giá trị người phụ nữ. Nhưng tại những nước có nền văn minh lâu đời như Trung quốc và Nhật bản và tại những nước hiện đại, tiên tiến như Đức, Pháp, Hà Lan …, và tại cả những nước phò phò như Mỹ, Thái lan … nghề Phò đều phát triển, chứng tỏ là chả có vấn đề thuần phong mỹ tục, văn hóa quái gì. Còn để đảm bảo không hạ thấp giá trị người phụ nữ, và bảo vệ nguyên tắc Nam Nữ Bình đẳng, chúng ta sẽ tổ chức cả phò Nam, thế là chị em khỏi tị nạnh, thắc mắc.

    II. Những ưu điểm của việc Hợp pháp hóa nghề Phò.

    - Về tổ chức, an toàn xã hội : Việc hợp pháp hóa nghề Phò sẽ loại bỏ tệ nạn ma cô dắt mối, bảo kê, trộm cắp, lừa đảo của bọn lưu manh và bọn giả danh phò hiện nay.


    Một em Phò đăng tắm suối...

    - Về mặt y tế: Việc hợp pháp hóa nghề Phò sẽ tạo điều kiện chó anh chị em Phò chuyên nghiệp được khám chữa bệnh định kỳ, làm giảm khả năng bị mắc bệnh xã hội và SIDA.

    - Về mặt xã hội học, nghề Phò góp phần chứng tỏ và phát triển sự Bình đẳng Nam Nữ, vì có cả phò Nam. Về mặt Tâm lý Xã hội, được thỏa mãn, năng suất lao động, nghiên cứu khoa học sẽ cao hơn, ít stress hơn.

    - Về mặt an ninh trật tự : Tệ nạn hiếp dâm, xâm phạm tình dục trẻ em, các tội phạm về tình dục sẽ giảm hẳn, hoặc biến mất, vì có thể tự do chơi phò theo hiến pháp và pháp luật thì ai còn dại gì vi phạm để đi bóc lịch trong trại cải tạo.

    - Về mặt kinh tế, lợi nhuận do ngành phò đem lại sẽ rất khổng lồ. Hiện nay nước ta có khoảng 90 triệu dân, theo những tính toán của chúng tôi (một Ph.D. toán tốt nghiệp loại xuất sắc trường Brendeis, Mỹ, một MBA về MIS đang tấp tểnh học Ph.D. Computer Science và một thằng lông bông không có bằng cấp gì, chính là tác giả bài viết này – cách tính phức tạp quá, tôi quên bà nó rồi), sẽ có khoảng 5 triệu dân thường xuyên chơi phò một tuần một lần. Giả sử giá mỗi lần là $10 (tính trung bình, đổ đồng cho các loại phò đắt, phò rẻ), thì thu nhập một tuần là $50 triệu, một năm là $50 x 52 = $2600 triệu, tức là $2.6 tỷ. Đây mới tính tới việc tiêu thụ phò với sức mua nội địa.

    - Ngành du lịch sẽ nhờ ngành Công nghiệp Phò sẽ thu hút được một số lượng lớn khách nước ngoài và kiều bào yêu nước. Đây cũng sẽ là một nguồn thu khá lớn, dự tính lên tới hàng chục triệu lượt khách một năm, do đó ngành du lịch, hàng không, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ … cũng phát triển.

    - Ngành ngoại giao cũng có thể nhờ Công nghiệp Phò mà phát triển, vì chúng ta sẽ phát hành loại visa Chơi Phò dành cho khách du lịch. Du khách đến Việt nam bằng loại visa khác sẽ không được đi chơi phò.


    - Ngành Cao su Việt nam sẽ phát triển vượt bậc, từ chỗ xuất khẩu nguyên liệu thô, lỗ chổng vó sang ngành sản xuất bao cao su và đồ chơi tình dục.

    - Thị trường Chứng khoán Việt nam sẽ phát triển lên ít nhất là bằng, nếu không nói là hơn Wall Street ở New York, vì sự ra đời của các tập đoàn Phò lớn đồng nghĩa với việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Phò.


    - Ngành Công nghệ Thông tin Việt nam sẽ tìm được thị trường cho phần mềm trong việc quản lý Phò, đặt Phò on-line, giao dịch cổ phiếu Phò, Customer Relationship Management (CRM), Enterprise Resource Planning (ERP), Product LifeCycle Management (PLM) …, nhờ đó vươn lên bằng, và hơn ngành Công nghệ Thông tin Trung quốc, Ấn độ, tiến tới việc bóp chết công nghệ phần mềm Mỹ.

    (nguồn: internet, cóp pết và e đít tí ti)

  6. #6
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    LỘN CÁI BÀN


    Được đăng bởi phot_phet vào lúc 18:40

    Đã cuối xuân, đầu hạ. Hè nhấp nhổm và xuân thời ngúng nguẩy. Giao mùa đâm ra thời tiết trắc nết như nạ dòng hành kinh. Sài Gòn nóng rẫy, đâu như 38 - 39 độ. Hà Nội lún phún mưa phùn ròng rã tháng qua. Mẹ thiên nhiên ngày mỗi nghiệt.

    Lê thân đi ăn bữa trưa. Như bao bận chẳng chuyện gì ngoài bình phẩm món ăn và đồ uống. Rồi ước ao và xuýt xoa. Bạn bảo giờ ăn gì cũng chẳng thấy ngon nhưng lại ca ngợi hết nhời tóp mỡ mắm chưng thời xa vắng. Tất cả chỉ là cảm giác. Đói nên cái gì cũng ngon. Giờ phủ phê nên nhiều anh lồn cũng lắc. Tôi gật gù nghe tiếng đời leng keng trong bát đĩa môi thìa.

    Sắp họp lớp cấp 3 trường huyện. Mới đấy đã 20 năm. Thời gian như bóng câu qua bậu cửa. Tóc bạc ánh kim, chym lim dim ngủ gật. Thôi thì cố đi bởi 20 năm nữa ai mất ai còn. Bảo vợ mua cho manh áo mới. Chả hiểu thị ngớ ngẩn hay ú ớ chơi khăm mà mua cho cái áo phông cổ lọ trắng toát, trước ngực có chữ I rồi đến hình quả tim rực rỡ, kế sau là chữ YOU nhưng lại xuống dòng. Nôm na là I trái tim YOU, tinh dịch và hình dung ra tiếng Ăng lê nhẽ Anh yêu Em. Có phỏng?. Lật mặt sau lưng thì thấy tưng bừng dòng chữ " do you fancy a fuck?". Tò mò tra cíu thì ra là " có làm nhát không em?". Thị bảo mặc đi họp lớp tha hồ sướng, nhất là gặp lại tí ân ái học trò.

    Đầu dạo này rỗng như ngân khố quốc gia. Cấm có nghĩ ngợi hay bày ra trò gì đáng kể. Sáng ngồi đồng cafe đầu ngõ cố xếp lại nếp nhăn nhưng vô nghĩa. Trán hằn vết chim di và mí mắt giật rung như súng máy hạng ruồi. Rồi lại về nhà ngả nghến bó gối rung cần. Không phải câu đâu mà là cần bòi nó bịnh. Thiếu cá tươi nên đổ đốn theo người. Tối vợ về bưng cho bát cơm nhưng lại hỏi ỉa chưa còn dọn. Chân đau nên đi cầu cũng nhọc. May chửa ra giường.

    Ông bạn làm nghề bán báo cáo tín nhiệm điện hỏi thăm, rằng đất cát sẽ lên hay xuống tiếp. Không hiểu nó ngu hay tù mù cá rán. Phải hiểu rằng lên xuống không nằm ở thị trường mà nằm ở nghị quyết quốc gia. Xứ ta cứ tân quan là tân chính sách. Viễn kiến hay tầm nhìn là cái gì đó rất xa xôi và đôi khi bằng 0 trong mông lung mù mịt. Khác với Tây dương, định hướng như đường tàu. Ta cũng học theo nhưng hay trật bánh và lắm lúc rẽ ngang để đi tắt đón đầu. Chính sách cần mềm dẻo, nhưng định hướng phải thẳng băng. Đung đưa thì giống hệt anh hề đi dây trong rạp xiếc. Tiếc là xứ ta xiếc thú lại hơi nhiều.

    Nhớ lại hồi lớp chồi hệ cơm nát hay ăn chực bột của em. Cứ hễ mẹ gõ thìa xoong nhôm là đầu giường chầu hẫu. Phải hôm em ốm hay bột thiu thì liu điu ăn mệt nghỉ. Nhưng thường là nhõn việc ngâm nồi. Thương quá mẹ tiện cho tấm mía, nhai phồng lưỡi lấy tý đường non. Phần mắt mẹ nhai đỡ đi niềm tê tái. Lại đòi, để đấy con ăn cho. Mẹ bảo chỗ này có con sâu. Khóc bảo sâu con cũng ăn được. Ăn nhiều sâu quá nên giờ răng chắc nhưng cặc lại không bền. Thật là một thế hệ suy dinh dưỡng và đói khát kinh niên. Bạn tôi giờ có đứa ăn như giả thù. Cái gì ngon nhất ăn, lạ nhất ăn, đắt tiền nhất ăn. Ăn như để chết. Và rồi lại ước ao miếng tóp mỡ năm nào.

    Đời nhọc nhằn quá mà hành trang lại nặng. Xin được lấy cái ý tứ của bạn tôi để lót nồi bưng tâm tư cho bọn con bò xơi tạm. Tôi chỉnh trang đi cho nó hợp thì.

    Thực ra mọi bất ổn nó từ cái đầu. Tứ thập nhi bất hoặc. Tôi năm nay gần bốn mươi, còn nghi ngờ điều gì? Cuộc sống khó khăn nó làm cho tính cách con người ta bất ổn, tâm địa hẹp hòi, khí chất nhu nhược. Các bệnh viện tâm thần luôn nhắc nhở thân chủ của mình về mối quan hệ biện chứng giữa sức khoẻ của thần kinh và cơ thể. Khi người ta còn nghĩ bụng thì còn đau đầu.

    Năm 1948, ông Dale Carnegies biên cuốn sách nổi tiếng về sau dịch nôm ra là Quẳng gánh lo đi mà vui sống. Hơn ba trăm trang sách cũng chỉ mục đích khuyên người ta cứ sống thật tốt ngày hôm nay thì quá khứ và tương lai sẽ tốt đẹp, không phải lo lắng nữa. Vì ngày hôm nay là tương lai của ngày hôm qua, và là quá khứ của ngày mai.

    Tôi thiên tư có hạn, đọc nát sách cũng chỉ lĩnh hội được phần nào. Gánh lo của tôi nó chất ngất những cái phải làm và những cái không được làm. Tôi nhiều lúc bất chợt thấy mình mong manh ở giữa, cũng định thô thiển học theo sách mà tặc lưỡi quẳng tất cả đi. Đêm mất ngủ ra đầu nhà hút thuốc vã, thấy ông hàng xóm lập loè ngồi sẵn. Tiếng thở dài mang đậm mầu sắc triết học nhất nguyên, có tiếng mà chẳng có hình...

    Nhưng rồi cũng chính những mối lo ấy nó giữ tôi lại. Quẳng đi đâu và quẳng cho ai? Thôi thì hẵng cứ quẳng gánh vui đi mà lo sống đã...

    ***
    Có bạn bảo dạo này hay suy tư, lối trầm ngâm ngan ỉa. Nhớn rồi thời cũng phải nết na ra. Chứ buồi dái mãi gái nó khinh và tình nó phụ. Đời tôi chả phải đi hầu ai nhưng duyên nợ thế đéo nào lại phải đi hầu các anh, bọn con bò bại não. Thôi thì coi đó là cuộc chơi cho đời đỡ nhạt. Chơi thì chơi nhưng các anh cũng nên nghiêm ngắn đi cho. Làm người khó chứ nghiêm ngắn tí thì dễ không thôi mà. Có phải?

    Cũng như tôi đây này, các anh thấy dạo này ngoan ra chưa? Vợ cũng khen lắm. Thị bảo cứ ngoan là em iêu. Tôi văng con tiều bảo sợ ngoan quá lại không chịu được. Đâm ra tôi sẽ ngoan tà tà. Và tục tĩu sẽ bớt đi. Việc này không nói lên điều gì cả nhưng ít ra là tôi...đã ngoan.

    Tôi xin phép đi lộn cái bàn.

    Chúc các anh vui!

  7. #7
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    Chú thấy “Kế” của anh thế nào ???


    Hoa hậu Mỹ Xuân ra tòa vì tội môi giới mại dâm... vẫn toe toét !

    Mới bảnh mắt lão láng giềng đã chạy qua hỏi “Đảng và Chính phủ đã tìm ra phương cách hữu hiệu nào để đánh "Tàu" chưa chú ?”. Mình bảo bên Đảng em nghĩ chắc là có rồi nhưng đảng ta xưa nay có tiếng là khiêm nhượng (!?) nên chửa nói ra. Bên Chính phủ, chưa thấy có phản ứng nhưng em cho rằng "các cụ" bên ý vửa bị "báo giới" và “dư nuận” tẩn cho một trận thập tử nhất sinh (do can tội để cho tham quan ô lại hoành hành bá đạo, nhũng nhiễu dân lương), hiện như thằng "bí tiểu" mà không đái được nên tạm thời cũng không đéo được gì hay ho... Và để động viên lão, mình nói ngay và lun "Cơ mà bác cứ yên tâm ! Dứt khoát Đảng và chính phủ sẽ có cách, bọn "Tàu khựa"... đéo làm gì được ta đâu.


    Thời "Nam đa nữ thiểu"...

    Nghe mình nói thế, lão gật gật và rồi như chợt nhớ, lão nói “Mà chú này, tui nghe đài báo nói hồi này bên Trung Quốc mất quân bình về giới tính nghiêm trọng lắm. “Nam đa nữ thiểu” chú ạ”. Mình bảo lão mất quân bằng về giới tính thì liên quan mịa gì đến biển Đông ? Lão nói “chú mang tiếng đi nhiều mà đéo hiểu, nam nhiều nữ ít thì lũ đàn ông con trai sẽ chết vì thiếu gái mà thôi. Nay muốn đuổi bọn Tàu, ta cứ việc thả mấy đứa chân dài phạm tội ham dâm như Mỹ Xuân hoặc đem tất mấy em đĩ điếm ở trong đất liền tống ra biển cho lính Trung Quốc tranh nhau đóng gạch… Sau đó ta cứ thế, cứ thế - lão ghé vào tai mình nói như quan trọng lắm - đảm bảo bắt chúng dễ như lấy đồ trong túi. Chú nghĩ đúng không và thấy kế của anh thế nào?

    - ???
    Mất cân bằng giới tính ? Đem gái cho bọn "Tàu" chơi... Đcm, mưu với chả kế !.

  8. #8
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    Anh Vẫn Đéo Hiểu ?!

    - Mai lại biểu tình à?

    - Ăn đéo gì mà xuống đường khỏe thế.


    Phot_Phet: Đi đéo đâu sớm thế?

    Biểu tình viên ( BTV): Em đi biểu tình.

    Phot_Phet: Phản đối Vinalines ăn hại đái nát hay hoan hô xăng giảm?

    BTV: Chống Trung quốc bành trướng xâm lược Hoàng Sa - Trường Sa chứ anh.

    Phot_Phet: Thế cơ à? Giờ tao mới biết đấy. Thấy bảo Hoàng Sa chúng nuốt từ bảy đời, Trường Sa đang thế da báo, giữ nguyên hiện trường mà.

    BTV: Anh vô tâm bỏ mẹ. Tầu nó đang cấm đánh cá, tích cực khoan đầu, vẽ đường lưỡi bò nuốt trọn cả biển Đông, chứ chả riêng mấy cái đảo nổi - chìm đâu.

    Phot_Phet: Thế nữa cơ à? Thú thực anh chỉ quan tâm đến miếng cơm manh áo hàng ngày và những thứ thiết thân. Chuyện lớn lao kia, biết mịa đâu. Mới lại để bọn đầu to nó lo. Mình biết chó gì.

    BTV: Anh giọng i như giọng của nhà nước. Vô trách nhiệm công dân bỏ mẹ.

    Phot_Phet: Thế mày bảo tao phải làm gì?

    BTV: Phải biểu tình, anh hiểu không?

    Phot_Phet: Để làm đếch gì?

    BTV: Để thể hiện lòng yêu nước chứ làm gì nữa.

    Phot_Phet: Nhưng tao yêu nước theo kiểu của tao, được không?

    BTV: Kiểu gì?

    Phot_Phet: Thì thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân, tuân thủ pháp luật nhà nước.

    BTV: Chưa đủ, mà anh phải biểu tình, hiều không?

    Phot_Phet: Tao đéo hiểu thì sao?

    BTV: Thì cái sự yêu nước của anh đếch ăn thua, chả ai biết cả.

    Phot_Phet: Thì cũng như tao yêu gái thôi. Không nhẽ sướng rên lên lại la làng.

    BTV: Anh so sánh như cứt í. Cái yêu nước nó lớn lao hơn nhiều. Phải thể hiện, anh hiểu không?


    Phải đi biểu tình anh hiểu không ?

    Phot_Phet: Tao vẫn đéo hiểu.

    BTV: Anh mang tiếng là có học có hành mà không bằng đám dân oan ít chữ.

    Phot_Phet: " Dân oan" liên quan chó gì đến biểu tình.

    BTV: Anh nhầm, bọn em kéo đi cũng được gần nghìn. Hăng lắm!

    Phot_Phet: Tao cứ tưởng họ chỉ kêu ca đất cát, oan sai thôi chứ. Liên quan đếch gì đến chống Tầu. Biết đếch gì biển đảo.

    BTV: Nhưng họ là lực lượng đông đảo, làm nên cách mạng.

    Phot_Phet: Ô thế định làm loạn à?

    BTV: Không, nhưng cần có sự thay đổi.

    Phot_Phet: Xa xôi lắm. Anh thật, đất nước này khốn nạn vì cách mạng đấy. Có phải cách mạng đéo nào cũng mang lại sự tốt đẹp đâu. Nhìn lại lịch sử đi rồi hãy bật anh.

    BTV: Thôi, nhọc lắm. Để em đi cho kịp giờ.

    Phot_Phet: Không sợ bắt bớ, đàn áp à?

    BTV: Sợ gì. Mà có bị bắt lại hay, lại nổi tiếng.

    Phot_Phet: Mày cũng háo danh nhỉ?

    BTV: Thì anh xem, thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt. Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

    Phot_Phet: Cái đó dành cho bọn có lý tưởng. Mày có chó gì?. Thất nghiệp, ma cà bông.

    BTV: Lãnh tụ ông đếch nào chả xuất thân thất nghiệp, ma cà bông. Tử tế lắm cũng chỉ làm đến nghề hoạn lợn. Mới lại anh nhầm, em có công ăn việc làm ổn định rồi. Em giờ là biểu tình viên chuyên nghiệp.

    Phot_Phet: Có lương à?

    BTV: Giọng anh lại i như bọn an ninh. Hỏi vớ hỏi vỉn.

    Phot_Phet: Thế có đéo gì mà máu me thế?

    BTV: Thì được chụp ảnh, phỏng vấn bốt lên mạng. Được các hãng thông tấn nước ngoài hỏi han, được dư luận chú í.

    Phot_Phet: Thế mày sống bằng đéo gì. Không nhẽ uống nước lã, đớp khí giời để tồn tại.

    BTV: Đang chuyện cao cả anh lại cứ truy chuyện đéo đâu.

    Phot_Phet: Thì chuyện gì cũng phải sống cái đã chứ. Sống đã không ra hồn thì cách mạng chó gì.

    BTV: Thôi, chuyện với anh khó chịu bỏ mẹ.

    Phot_Phet: Thì phải chịu khó mà nghe chứ. Khác í là cứ vùng vằng là thế đéo nào.

    BTV: Nhưng phải trên tinh thần xây dựng, anh hiểu không?

    Phot_Phet: Tao đéo hiểu. Ngay cả việc chúng mày làm tao thấy cũng chả có tí tinh thần xây dựng mẹ gì cả. Tuyền phá bĩnh.

    BTV: Anh í, ngồi đấy mà phán. Giặc đến nhà rồi mà cứ đấy rung đùi.

    Phot_Phet: Thật với mày, tao đéo sợ cái giặc đó. Tao sợ cái giặc nội xâm thôi. Bọn tham nhũng, phá hoại í. Chống cái bọn í tao hoan nghênh và con cháu chúng mày cũng đỡ khổ, còn có cái đổ vào mồm.


    BTV: Ôi thôi, em đi đây.

    Phot_Phet: Xong về rượu mới anh nhế.

    BTV: Biểu tình xong bọn em liên hoan. Để hôm khác.

    Phot_Phet: Có chén à? Hay cho anh đi với.

    BTV: Loại bú đớp suốt ngày như anh chỉ chết sớm thôi.

    Phot_Phet: Nói mày không tin, chứ anh chỉ mong thế. Sống ở cái xứ sở này nó nhọc nhằn lắm. Chết mẹ đi lại sướng hơn.

    BTV: Lên tuyến đầu chống giặc chết có huy chương đấy.

    Phot_Phet: Tao đéo dại, chết vì ai không chết lại chết bởi tay giặc. Tao thích chết vì gái hơn.

    BTV: Anh rõ là khô vi lôn.

    Phot_Phet: Xấu à, hay không xứng đáng?

    BTV: Em đéo biết. Em té đây. Nói thật là em cũng chưa biết cái " ấy" là cái đéo gì.

    Phot_Phet: Nó là cái để đéo thôi, thằng ngu ạ. Còn với tao, đó là cái để thể hiện...tình iêu. Kể cả là iêu nước.

    Nhan_voky theo phot_phet.

  9. #9
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    270
    Thanks
    32
    Thanked 22 Times in 20 Posts
    Chiện Quê


    Quê tôi nghèo nghèo là , nhất là quê ngoại, tôi về mỗi đợt giỗ ông bà , hay nhậu với các chú, chồng của các dì, các chú chỉ biết làm ruộng , và làm thợ xây, quê tôi đàn ông chỉ có 2 nghề đó , có việc xây thì đi mất hút, nửa năm mới về 1 lần, còn các dì thì chỉ loanh quanh mảnh ruộng, nhỏ đến nỗi bán mẹ trâu lấy tiền đỡ mất công chăn đỡ phí cỏ đồng làng, đến vụ thì kéo bằng người, vửa khỏe vửa có tiền khà khà . Cả chú lẫn các dì, ai cũng gầy vêu vao, tôi thích uống diệu với các chú, hơn tôi khoảng chục tuổi.


    Ở quê nói chung thiếu thốn, cách xây nhà quê tôi khá lạ, họ xây nhà nhưng không có tiền, đều tự làm, ví dụ năm nai xây đc cái sân ( sân quan trọng nhất vì còn phơi lúa) năm sau 4 bức tường, năm sau nữa cố đổ cái mái, rồi trát bên trong, trát ngoài, nhà các chú đến 5 năm chưa xây xong, được đồng nào đều tích góp xây nhà, chỉ đủ tiền là lên phố huyện đèo bao xi măng về, trộn trộn xây thêm vài hàng gạch.

    Gia đình các chú luôn ở tình trạng khát tiền !!!

    Một chú nghèo nhất hay than " thiếu cả lương thực" chú gầy, người bé, uống 1 tý là mặt đỏ , tôi hỏi thăm Dì chú bổ có đều ? bổ nghĩa là quan hệ sinh lí, cứ diệu tây tây là tôi lôi đề tài đó ra khà khà. Quê tôi có câu " Kinh buồi gì" nghĩa là "sợ đéo gì" khi uống diệu mà bắt đầu nói kinh buồi gì thì có nghĩa bắt đầu ngấm diệu, những chiện tế-nhị sẽ đc khaithác khà khà . Tôi hai hỏi chiện tình-dục, tôi cứ uống diệu là hai hỏi chiện đó khà khà.


    Sáng mai tao bổ Dì mày... kinh buồi gì !

    " Nửa năm nay tớ chưa đc nhát nào, thề có bóng đèn, mà chú mày có bổ thì cũng vo ve như muỗi ". - Dì tôi bảo tôi. Tôi chờ chú cần fơm, chú uống thêm hớp diệu , im lặng , tức đồng ý , chú cao có mét rưỡi, gầy tong teo, hồi đó chú khoảng 4 chục rồi. "Do thiếu lương thực, tớ mà thiếu lương thực thì con ruồi đậu mép đéo buồn đuổi, thì sức đâu mà bổ, sáng ra tinh cửng đái " (Tinh, nghĩa là toàn, hay luôn luôn, quê tôi gọi thế, cửng đái nghĩa là dái tuy cứng, nhưng là do buồn đái, nếu đái thì nó mềm ngay) chú giải thích "Nhưng sáng mai chú sẽ bổ Dì mày, vì hôm nai ăn có chất ha ha ha kinh buồi gì".

    Chuyện của thằng Pín bựa.

  10. #10
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    CHỊ HỘI


    Thực ra nó là đàn ông, học cùng tôi từ hồi vỡ bọng cho đến khi vỡ giọng. Nhưng bởi cử chỉ ẻo lả, hành vi cao ba nhá và đặc biệt đi đái tuyền ngồi nên bọn tôi gọi là chị. Ý chỉ sự mái tính mặc dù mỗi bận tè he thì phải bắc gạch kê lên kẻo chim chấm đất.

    Hội có giọng đặc trưng của giám quan, rít lên là the thé. Và khi cười thì luôn khành khạch, nghe cô hồn và buồn nôn. Hội học dốt toàn diện, trừ những môn thủ công cắt dán hay may vá thêu thùa. Chúng bạn luôn lấy Hội ra để bỡn cợt, nhiều đứa coi như quái thai. Riêng tôi coi nó như nô lệ bởi những thứ lắt nhắt tôi hay sai vặt. Đổi lại tôi cho Hội nhìn bài.

    Nhà Hội nghèo, lại có đứa con dở ông dở thằng nên phụ huynh thăng khí sớm khi Hội đang năm nhất cao đẳng sư phạm địa phương hệ cơm nát mầm non. Độc đinh nên Hội thừa hưởng nguyên căn nhà dột nát rêu phong buồn ủ ê như cổ tích, được cái bám mặt đường phố huyện nghèo như định mệnh bần nông. Tôi cứ nghĩ Hội nên làm cái việc gì đó theo cái sở trường thủ công, tỷ như may vá hoặc gội đầu, hay như trang điểm cô dâu hoặc đại loại thế. Chứ đâu nghĩ Hội lại theo cái nghiệp bón cháo đút cơm cho nhi đồng thối tai chai đít. Hay tại Hội thích trẻ con?

    Bây giờ Hội đã là hiệu trưởng một trường mầm non miền biên viễn. Căn nhà phố huyện cũng đã bán đi. Nó di cư lên ở gần trường, không hẳn là bỏ phố lên rừng nhưng nhẽ tiện bề cho công tác. Và không hiểu bằng cách nào nó có số của tôi, thi thoảng lại nhằm đúng giữa trưa hay nửa đêm mà gọi. Cũng chẳng có việc gì ngoài thăm hỏi linh tinh cộng với hẹn hò rằng đận 20 năm có về họp lớp. Chỗ bạn bè tôi cũng nhiệt tình nghe nhưng điện thoại không áp tai mà để trước mõm. Tôi sợ cái giọng the thé và kiểu cười xé vải khành khạch của Hội. Có bận nó bảo là đang ở bệnh viện phụ sản Trung ương, cần gặp tôi mong cầu sự giúp đỡ. Tôi hỏi ở đó làm gì, nó bảo đi cắt trĩ. Đèo mẹ, thật là nhố nhăng. Đồ quỷ sứ hehe.

    Hôm về họp lớp tôi gặp lại Hội sau 20 năm. Nó nom ra dáng lắm. Cũng quần tây đen, thắt lưng bản to trễ cạp. Ác cái là chiếc áo sơ mi màu chuối chín vàng khè chả ăn nhập mẹ gì với bộ dạng. Trông nó cứ như anh hề trong rạp xiếc, đụng ai cũng vỗ vai rồi dậm chân gào lên phành phạch. Chán đi là quấn lấy tôi đòi ngồi cùng mâm rồi gạ diệu. Phải đúng cái hôm thằng Gút nổi loạn nên tôi bai bải chối, nó mắng tôi khinh bạn khinh bè. Địt mẹ...

    Hôm đó tôi bận giao thiệp với các tình yêu thời phượng vỹ nên ít để ý đến Hội. Chỉ biết khi tàn canh thì nó say lắc say lơ nằm quay đơ một xó. Vài đứa tò mò tính kéo phẹc mơ tuya thăm chim xem teo đi hay nhớn tướng. Nhưng hễ cứ động vào chỗ đó là mắt nó lại mở trừng trừng như chiến binh nói lời giăng dối sau cùng trong vòng tay đồng đội. Ba tám cái xuân xanh chẳng vợ con hay người tình thì cái dụng cụ kia nhẽ chỉ dùng để đái. Thật là một sự phí phạm hết sức buồn cười và phẩm hạnh.

    Tôi trở về với nỗi nhớ nhung quá vãng khi gặp lại bạn bè xưa. Hội cũng về với nơi rừng xanh núi đỏ. Chúng tôi hẹn hò việc một năm có một ngày tốt, ngày tốt cho ta gặp nhau. Gần nửa đời người rồi, trông thấy nhau phút nào là quý phút ấy, chứ đợi khi mắt mỏi chân mờ thì cái việc khụng khiệng thăm nom nhau nó vất vả và vãi đái lắm.


    Thiến rồi!

    Dạo gần đây trên Phây búc của Hội hay giật những cái stt cực kỳ lợn mán, tỷ như Việt nam ơi tôi xin chết cho người, hay Trung quốc hãy cút khỏi biển Đông, hoặc nếu là chim tôi sẽ là loài bù cu trắng, là người tôi xin chết cho quê hương. Đại loại thế. Tôi hiểu là Hội đang tỏ bày tình yêu nước, ảo mộng thôi nhưng cũng hùng hồn. Và tôi cũng cầu mong Hội đừng truyền cái tình yêu đó vào bữa ăn hay giấc ngủ của lũ nhi đồng hoặc tệ hại hơn là bắt chúng sắp hình hài đất nước trong cái khuôn dạng hở dái và mũi dãi thò lò.

    Hôm ngứa mõm tôi nhảy vào ị một bãi căm - men, rằng mày hãy đem " vòi rồng" của mày ra mà xịt đuổi. Nó xóa tiệt, không thương tiếc nhưng lại gửi cho đống to tin nhắn nhõn hai từ.

    Thiến rồi!

    Nguồn: Internet.

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •