Hiện kết quả từ 1 tới 9 của 9

Chủ đề: Lôi Long Đao - Bảo Bối Của Võ Bình Định !?

  1. #1
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts

    Lôi Long Đao - Bảo Bối Của Võ Bình Định !?

    Bach_djen: Dưới đây là bài viết đăng trên face của Hoàng Dược Sư được rất nhiều người chia xẻ. Cùng với sự chém gió của võ sư Nguyễn Đông Hải và lời văn hớn hở của người viết đã khiến cho bài Lôi long đao có chiều hướng huyễn hoặc, áo bí và thâm sâu.

    Bach_djen học ngắn cắn sâu nên không hiểu rõ sử tích lắm nhưng có biết rằng khi vua Gia Long hưng khởi thì bài Lôi long đao cùng với ba vị đồng sáng chế ra môn Tây Sơn Bình Định không có đất dung thân. Và kể từ năm 1802 cho đến 1945 môn phái do tây sơn Tam Kiệt sáng chế đã tuyệt tích giang hồ. Bach_djen cũng nghe thiên hạ kháo nhau rằng, phải nhờ ơn cách mạng, nhờ ơn Bác Hồ thì võ cổ truyền của dòng họ Nguyễn Tây Sơn mới có cơ để phất chứ nếu Bảo Đại còn đương trị vì (ở ngôi cửu trung) thì e rằng ngay đến Đô đốc Võ Văn Dũng có còn sống cũng chẳng dám xưng tên chứ đừng nói chuyện lại giở "Lôi long đao" ra biểu diễn.

    Tôi không biết có phải cái ông võ sư Đông Hải học ngắn giống tôi hay không ? Hay đây chỉ là cách nói chuyện và giọng văn thô lỗ, vô văn hóa của thằng nhà báo khi họ cố tình cho rằng:

    "Võ Văn Dũng tới gặp rồi hỏi tên cao thủ kia rằng công phu mình đồng da sắt ắt tâm phải tịnh, liệu có thể làm một thí nghiệm không. Không chần chừ, cao thủ kia nói ngay: “Lòng như tro lạnh!”. Võ Văn Dũng sai đám thảo khấu, đĩ thõa làm chuyện phòng the ngay trước mặt hắn. Ban đầu người này còn mở mắt cười tươi, lát sau đột nhiên mắt hắn nhắm lại. Nhân lúc ấy, Võ Văn Dũng lia một đường đao lấy gọn đầu hắn".

    Tôi không biết đoạn văn này là chân hay giả nhưng đọc đoạn văn trên tôi thấy tư cách của ông Đô đốc Võ Văn Dũng chẳng có lấy gì gọi là tố chất của kẻ anh hùng, bậc đại trượng fu. Thủ đoạn ông chơi với người "khách" thật ti tiện, đê hèn, bẩn thiểu, tiểu nhân... chẳng khác gì thủ đoạn của đám lưu manh khốn nạn.


    Bài Lôi Long Đao khiến kẻ thù bạt vía vì... bị đánh bất ngờ (theo giới thiệu của người viết) !

    Tôi rất thích câu mà khi sinh thời Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói ấy là "Nhiệt tình cộng với dốt nát trở thành Đại Phá Hoại". Và chúng ta vẫn thường nghe người ta nói "võ không có văn ấy là cái thứ võ phu, võ biền, võ... thất fu" là thế đấy các bạn ạ. Đương nhiên cũng giống như ông Đông Hải, thằng viết bài báo cũng dốt nát không kém gì ông, cũng chỉ là một lũ... "con bò", con bò khoang, bò đen chứ nhất thiết không phải con bò vàng !!!.

    Tôi không tin bài Lôi Long Đao và chủ của nó lại có thân thế ti tiện như đoạn mô tả trên. Vì vậy tôi đề nghị võ phái Tây Sơn Bình Định cần kết hợp với Sở văn hóa, với Viện bảo tàng Quang Trung cần phải nghiêm trị hai kẻ ngu ngôn này.


    ----------------------------------------------------------------------------
    Huyền thọai Lôi Long Đao - báu vật của võ Bình Định

    Trải qua những giai đoạn đầy biến động, võ Bình Định – một trong những cái nôi của võ thuật cổ truyền Việt Nam vẫn như mạch ngầm âm thầm chảy. Trong dòng trầm tích ấy, đến nay những bài thảo cổ vẫn được lớp hậu sinh lưu giữ, truyền dạy như vật báu của quê hương đất võ…

    Trời Bình Định cuối năm trở lạnh. Bên tách trà, giọng nói của võ sư Nguyễn Đông Hải trở nên hào sảng khi nghe chúng tôi hỏi về bài thảo Lôi long đao. “Hiếm có bài đại đao nào uyển ảo, tinh thâm như Lôi long đao. Ngọn đao hư thực, sấm sét và mềm mại, chỉ có thể gọi bằng báu vật…”.

    Tâm không tịnh, công phu chỉ là… công cốc

    Theo võ sư Đông Hải, bài thảo Lôi long đao do đô đốc Võ Văn Dũng nghiên cứu chiêu pháp rồi soạn ra vào mùa thu năm 1768 tại huyện Tây Sơn, Bình Định.

    Sách “Tây Sơn liệt quang chi binh pháp” ghi lại, đô đốc Võ Văn Dũng xuất thân trong một gia đình khá giả. Thuở nhỏ, ông thường được cha mẹ mời các thầy võ về dạy, đến tuổi đôi mươi thì đã tinh thông võ nghệ. Gia đình có truyền thống nghề buôn nên Võ Văn Dũng cũng theo cha bôn tẩu khắp nơi, có dịp giao lưu với nhiều anh hùng hào kiệt bấy giờ. Càng lớn Võ Văn Dũng càng chứng kiến cảnh quan lại khắp nơi nhiễu nhương, hà hiếp dân lành. Ông tập hợp hào kiệt, luyện binh rồi tìm đến Nguyễn Nhạc xin tụ nghĩa. Chứng kiến đường đại đao sắc ngọt của Võ Văn Dũng, Nguyễn Nhạc phong ông làm đô đốc.

    Một hôm, đất Bình Định xôn xao bởi sự kiện một cao thủ võ thuật Trung Hoa ngày ngày ra chợ gồng mình, thách thức người khác dùng đao chém vào người. Võ công của người này kỳ diệu tới mức đao kiếm đâm chém vào người không hề hấn gì. Hơn nữa, y cứ ngông nghênh sự vi diệu của võ thuật phương Bắc, chê bai võ thuật Việt Nam. Biết Nguyễn Nhạc muốn trừ khử hắn nên Võ Văn Dũng xin thực hiện nhiệm vụ.

    Võ Văn Dũng tới gặp rồi hỏi tên cao thủ kia rằng công phu mình đồng da sắt ắt tâm phải tịnh, liệu có thể làm một thí nghiệm không. Không chần chừ, cao thủ kia nói ngay: “Lòng như tro lạnh!”. Võ Văn Dũng sai đám thảo khấu, đĩ thõa làm chuyện phòng the ngay trước mặt hắn. Ban đầu người này còn mở mắt cười tươi, lát sau đột nhiên mắt hắn nhắm lại. Nhân lúc ấy, Võ Văn Dũng lia một đường đao lấy gọn đầu hắn.


    Tôi không tin bài Lôi long đao lại có thân thế ti tiện như đoạn mô tả trên.

    Câu chuyện trên là một giai thoại nhưng cho thấy rằng Võ Văn Dũng đã rất có lý khi suy luận tâm bất định thì không thể kháng cự hay thi triển chiêu thức. Đó là quy tắc của đỉnh cao võ học.

    Bài đao khiếp vía kẻ thù

    Đất Tây Sơn địa hình hiểm trở, núi non trùng điệp. Tương truyền, để đường Lôi long đao được nhu nhuyễn, Võ Văn Dũng thường tới thạch đồ ở Hầm Hô để ngày đêm luyện tập (di tích này hiện vẫn còn ở Tây Sơn, Bình Định). Những thớ đá trơn trượt, rêu phong là điều kiện tốt để ông luyện tấn nhẹ nhàng nhưng vững chãi. Đó cũng là thứ triết lý uyển ảo của võ học Bình Định: Công nhẹ như lá, thủ vững như đá…

    Theo võ sư Đông Hải, đại đao là loại binh khí mà chỉ có võ tướng tinh thông võ thuật mới dùng. Bởi lẽ đại đao dài, nặng, vừa là loại binh khí lợi hại, vừa thể hiện chất uy dũng của người dùng nó. Võ sư kể rằng bài Lôi long đao được tìm thấy trong cuốn “Tây Sơn danh tướng bí kiếp mộ hồn thao” của Nguyễn Trung Như, một danh tướng nhà Tây Sơn, chép lại. Trải qua nhiều thế kỷ, cuốn cổ thư võ học này được lưu giữ tại chùa Lộc Sơn, huyện An Nhơn (Bình Định), hiện do ông giữ và dịch lại. Năm 1984, ông được cố thượng tọa Thích Tịnh Quang truyền dạy, sau đó ông đã dạy lại cho học trò xuất sắc nhất của mình là võ sư Trần Duy Linh. Và cũng chính bài đao này đã mang lại cho võ sư Trần Duy Linh huy chương vàng giải võ cổ truyền toàn quốc vào những năm sau đó.

    Bài đại đao gồm 66 thức với chỉ tám câu thiệu nhưng đã chuyển tải hết tinh thần sức mạnh và sự linh hoạt của bài võ. Bài võ có lúc rào rạt thị oai đối phương như “Bắc sát kình phong, Nam lôi thanh thế”, có khi ảo diệu khiến đối phương trở tay không kịp với chiêu thức “Thần đao đoạn kiếm, Kiếm đoạn thương thần”. Võ sư Đông Hải giải thích, trong chiến đấu, ngọn kiếm, đường thương rất linh hoạt. Hai loại binh khí này có lúc theo đường thẳng của binh khí đối phương mà xuyên vào, lúc khác lại di chuyển nhiều hướng khác nhau để tấn công. Tuy nhiên, chiêu thức của Lôi long đao là chế ngự ngay từ đôi tay của người dùng thương, kiếm. Nói cách khác là người dụng đao không dùng lưỡi đao để chế ngự mũi kiếm, đường thương mà sẽ trảm phạt đôi tay của người cầm thương, kiếm. Ngoài ra, công phu của Lôi long đao nhiều lúc còn mượn sức đối phương để giết chết đối phương một cách nhanh chóng. Đó là những động tác chém dụ để tạo điều kiện cho đối thủ gạt đỡ rồi nhân lúc đối thủ phản công thì chỉ việc đẩy nhẹ đường đao về phía trước là đoạt mạng.

    Lôi long đao còn là sự vận dụng lối đánh bốn phương với tám hướng đánh nên rất khó có cơ hội cho những loại binh khí khác. “Binh khí thường có các hình thức gồm: đấu tức là một đánh với một, chiến là một đánh với từ hai trở lên. Lôi long đao ngoài việc hội tụ đao đấu, đao chiến còn là một bài đao trận, nghĩa là một người có thể đánh với cả đoàn quân. Tôi tin chắc rằng Võ Văn Dũng ngày xưa từng đoạt đầu của rất nhiều kẻ thù với chiêu thức từ Lôi long đao” - võ sư Đông Hải nói.

    Võ sư Trần Duy Linh, huấn luyện viên đội võ cổ truyền Bình Định, tâm sự: “Ngày xưa làm trai thời loạn thì dùng đao chém càng nhiều kẻ thù càng tốt để bảo vệ đất nước. Còn bây giờ việc dạy và học những bài thảo của tổ tiên là cái đạo phải giữ để nền võ học quê mình không bị mai một. Tôi không bảo thủ nên đã dạy bài Lôi long đao này cho tất cả học trò, anh em hoạt động võ thuật của mình”. Lôi long đao vì thế sẽ còn mãi trong lòng đất võ.

    Để tinh hoa không mai một

    Theo võ sư Trần Duy Linh, Lôi long đao là bài đại đao chiêu thức phức tạp, độ khó cao nên đòi hỏi người tập luyện phải có sức khỏe dẻo dai và quan trọng hơn hết là phải thông thạo nhiều binh khí thì mới có khả năng lĩnh hội. Việc duy trì tập luyện thường xuyên bài đao này giúp cơ thể săn chắc, khỏe mạnh và tăng tuổi thọ.

    Mới đây, trong đợt tập huấn ở Khánh Hòa, võ sư Trần Duy Linh thị phạm cho đông đảo võ sư để giúp bài thảo này phổ biến trên toàn quốc. Ngay sau đợt tập huấn này, Lôi long đao đã chính thức trở thành một trong 18 bài quy định của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam khi thi đấu, biểu diễn.

    Võ sư Nguyễn Thanh Vũ, Phó Chủ tịch Hội Võ thuật cổ truyền Quy Nhơn, người đã học bài Lôi long đao từ võ sư Linh, cho biết thêm: “Hiện nay ở câu lạc bộ của tôi, một số võ sinh từ cấp 14 trở lên đều đã được học Lôi long đao. Tôi hy vọng nhiều bài thảo khác của Bình Định cũng tìm được người tài, đức lĩnh hội lại để không làm mai một tinh hoa của tổ tiên”.

    ------------------------------------------------------------
    Lần sửa cuối bởi bach_djen; 03-05-2014 lúc 12:50 PM

  2. The Following 2 Users Say Thank You to bach_djen For This Useful Post:

    nha_que (07-05-2014), trai_xu_doai (31-07-2014)

  3. #2
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    270
    Thanks
    32
    Thanked 22 Times in 20 Posts
    Tôi hoàn hoàn đồng ý với nhận xét của bạn bach_djen trên kia.

    Đọc bài văn trên, trong lòng không thấy có cảm giác tự hào về nền võ học của Việt Nam, tự hào về tinh thần "Thượng Võ" của dân tộc mà thay vào đó là cảm giác buồn, buồn vô tận, xấu hổ vô cùng !!!


    Đại Tư Đồ Võ Văn Dũng trong điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt (bảo tàng Bình Định)

    Buồn và xấu hổ khi hình tượng của ngài Đại tư đồ Võ Văn Dũng (người được thờ trong Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt, bảo tàng Quang Trung, Bình Định), Đô đốc Hám hổ hầu trong trận chiến chống Mãn Thanh, người anh hùng của triều đại Tây Sơn... Nay được đám võ phu chính gốc Tây Sơn Bình Định trịnh trọng kể lại cho hậu thế biết về những võ công hiển hách của ngài, người mà theo chúng đã có công khai sáng ra bài Lôi Long đao nổi tiếng truyền lại cho để chúng học...

    Theo lời chúng kể, hậu thế có thể cảm nhận cụ Dũng toàn giao du với bọn đĩ điếm, bọn du thủ du thực. Hành vi cư xử của cụ đối với người khách Trung Quốc thật chẳng khác gì hành động của thằng lưu manh, kẻ khốn nạn.

    ...
    Tôi thật không hiểu đám võ biền trên kia học được những gì từ võ thuật. Và chúng nghĩ gì khi dưới mắt võ sinh do chúng đào tạo Đại Tư Đồ, Đô đốc Võ Văn Dũng không khác kẻ lưu manh.

    Thương thay cho nền võ thuật cổ truyền.

  4. The Following User Says Thank You to bach_ho For This Useful Post:

    taothao (08-05-2014)

  5. #3
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Mar 2014
    Bài gửi
    150
    Thanks
    24
    Thanked 18 Times in 16 Posts
    Một hôm, đất Bình Định xôn xao bởi sự kiện một cao thủ võ thuật Trung Hoa ngày ngày ra chợ gồng mình, thách thức người khác dùng đao chém vào người. Võ công của người này kỳ diệu tới mức đao kiếm đâm chém vào người không hề hấn gì. Hơn nữa, y cứ ngông nghênh sự vi diệu của võ thuật phương Bắc, chê bai võ thuật Việt Nam. Biết Nguyễn Nhạc muốn trừ khử hắn nên Võ Văn Dũng xin thực hiện nhiệm vụ.

    Võ Văn Dũng tới gặp rồi hỏi tên cao thủ kia rằng công phu mình đồng da sắt ắt tâm phải tịnh, liệu có thể làm một thí nghiệm không. Không chần chừ, cao thủ kia nói ngay: “Lòng như tro lạnh!”. Võ Văn Dũng sai đám thảo khấu, đĩ thõa làm chuyện phòng the ngay trước mặt hắn. Ban đầu người này còn mở mắt cười tươi, lát sau đột nhiên mắt hắn nhắm lại. Nhân lúc ấy, Võ Văn Dũng lia một đường đao lấy gọn đầu hắn.


    Tôi không tin bài Lôi long đao lại có thân thế ti tiện như đoạn mô tả trên.
    Không nói về chuyên môn, chỉ nói về văn hóa thì chúng ta cũng thầy rõ ràng ông võ sự Nguyễn Đông Hải cùng với tác giả bài viết chỉ là kẻ thô lậu, ăn ốc nói mò.


    Nói: "Câu chuyện trên là một giai thoại nhưng cho thấy rằng Võ Văn Dũng đã rất có lý khi suy luận tâm bất định thì không thể kháng cự hay thi triển chiêu thức" Và khẳng định "đó là quy tắc của đỉnh cao võ học" thì là vô lý.

    Trong tình huống trên, ai mới là người "tâm bất định"", Võ Văn Dũng hay người khách Tàu ? Theo tôi, người khách Tàu mới là người quân tử, mới là người có "tâm định" hết sức vững vàng, họ biết Võ Văn Dũng sẽ chơi cái trò mất dạy nhưng không vì thế mà hổ danh hảo hán, hổ danh kẻ trượng phu. Cần nhớ, Đạo của người quân tử là đi không đổi tên, ngồi không đổi họ... vâng, biết chết đấy nhưng vẫn ung dung tự tại, coi cái chết nhẹ tựa hồng mao... Người khách Tàu mới đáng kính làm sao.

    Có lẽ nào đạo lý cao thượng của người học võ là đánh lén đối phương như thế chăng? Hành động như thế mà cho rằng đấy là trí, là dũng đấy sao ? Có đúng đấy mới là tinh hoa của võ thuật Việt Không ?

    Còn một nhẽ nữa, sử ghi Võ Văn Dũng người gốc Hải Dương, không biết ông võ xu trên kia lấy tư liệu từ đâu mà nói ông quê ở Bình Định há ? Mịa, đúng là lũ võ biền, lũ quăng bom, ăn ốc nói mò.

  6. The Following User Says Thank You to han_chungly For This Useful Post:

    nha_que (07-05-2014)

  7. #4
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Mar 2014
    Bài gửi
    150
    Thanks
    24
    Thanked 18 Times in 16 Posts
    Xin khuyến mãi chút thông tin cho về Vũ Văn Dũng cho thầy Nguyễn Đông Hải và nhóm phóng viên...
    Cuộc đời và sự nghiệp Đại tướng Võ Văn Dũng (Vũ Văn Dũng)

    Vũ Văn Dũng (武文勇) là một tướng của Phạm Ngô Cầu, khi Phạm Ngô Cầu cử ông đi thuyết Nguyễn Hữu Chỉnh quay về với triều Lê-Trịnh, ông đã có cảm tình với Tây Sơn. Việc này được sách Lê quý kỷ sự chép như sau:


    Vũ Văn Dũng

    Dũng, người Hải Dương, ngày trước theo đại tướng quận Tạo (Phạm Ngô Cầu) vào lưu thú ở Thuận Hóa. Quận Tạo sai Dũng đi Quy Nhơn để dụ Nguyễn Hữu Chỉnh quay về cố quốc, nhưng Dũng lại đi tiết lộ tình hình quân sự với giặc. Việc bị phát giác. Dũng bị quận Tạo bỏ tù. Khi thành Phú Xuân bị đánh phá, Huệ trả Dũng ra khỏi nhà lao, dùng làm Chiêu viễn đại tướng quân.

    Khi Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ nhất, Nguyễn Hữu Chỉnh và Vũ Văn Dũng là những người giúp việc đắc lực nhất. Khi Nguyễn Huệ kéo quân về Nam ông để Vũ Văn Dũng ở lại giữ Hà Tĩnh. Việc này được Lê quý kỷ sự chép: Huệ sai Dũng ở lại Bố Chính ngoại châu, trưng mộ quân lính trong châu, đóng đồn ở Thổ Ngõa. Còn Huệ kéo hết quân qua La Hà về Nam.

    Khi Nguyễn Huệ cử Vũ Văn Nhậm tiến quân chiếm giữ Nghệ An, Vũ Văn Dũng đặt dưới quyền chỉ huy của Vũ Văn Nhậm. Khi Vũ Văn Nhậm chiếm được Thăng Long, Nhậm cử Vũ Văn Dũng kéo quân về quê bình định xứ Hải Dương. Lúc này Quỳnh Ngọc (tướng Tây Sơn, chưa rõ tên) đang bị Hoàng Viết Tuyển đánh ở Vị Hoàng. Nhậm sai Dũng Kéo quân từ Hải Dương, vượt qua sông, lấy hết các đất Thái Bình và Tiên Hưng để hỗ trợ cho Quỳnh Ngọc ở Vị-hoàng.

    Lần thứ hai ra Bắc để giết Vũ Văn Nhậm. Trước khi về Nam, Nguyễn Huệ phong Vũ Văn Dũng làm trấn thủ trấn Hải Dương.

    Khi đánh quân Thanh năm 1789, Vũ Văn Dũng là Đô đốc Hám hổ hầu đốc xuất hậu quân, làm đốc chiến.

    Ngày 2 tháng 11 năm 1802 Vũ Văn Dũng bị vua Gia Long hành hình một cách vô cùng dã man Tuy nhiên theo ý kiến của Quách Tấn và một số tài liệu khác thì Vũ Văn Dũng là một trong số ít các tướng sống sót khói sự chu diệt của Nguyễn Ánh.

    ----------------------------

    Nguồn wikipidia tiếng Việt

  8. The Following User Says Thank You to han_chungly For This Useful Post:

    nha_que (07-05-2014)

  9. #5
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    170
    Thanks
    23
    Thanked 21 Times in 16 Posts
    Theo võ sư Đông Hải, bài thảo Lôi long đao do đô đốc Võ Văn Dũng nghiên cứu chiêu pháp rồi soạn ra vào mùa thu năm 1768 tại huyện Tây Sơn, Bình Định.

    Sách “Tây Sơn liệt quang chi binh pháp” ghi lại, đô đốc Võ Văn Dũng xuất thân trong một gia đình khá giả. Thuở nhỏ, ông thường được cha mẹ mời các thầy võ về dạy, đến tuổi đôi mươi thì đã tinh thông võ nghệ. Gia đình có truyền thống nghề buôn nên Võ Văn Dũng cũng theo cha bôn tẩu khắp nơi, có dịp giao lưu với nhiều anh hùng hào kiệt bấy giờ. Càng lớn Võ Văn Dũng càng chứng kiến cảnh quan lại khắp nơi nhiễu nhương, hà hiếp dân lành. Ông tập hợp hào kiệt, luyện binh rồi tìm đến Nguyễn Nhạc xin tụ nghĩa. Chứng kiến đường đại đao sắc ngọt của Võ Văn Dũng, Nguyễn Nhạc phong ông làm đô đốc.
    Người ta bảo đã dốt lại hay khoe chữ là vậy, dốt hay khoe khoang, thích chém gió

    Nghe giang hồ đồn muốn chém gió trảm phong cũng phải học, có sách giáo khoa hướng dẫn đàng hoàng, có giáo trình đại cương chứ chẳng phải cứ thích chém là chém được đâu.

    Ôi ! Em thương thầy Nguyễn Đông Hải quá . Em thương các bạn bên võ cổ truyền quá !!! Hu... hu... hu...

  10. #6
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2012
    Bài gửi
    202
    Thanks
    71
    Thanked 13 Times in 12 Posts
    "Võ Văn Dũng tới gặp rồi hỏi tên cao thủ kia rằng công phu mình đồng da sắt ắt tâm phải tịnh, liệu có thể làm một thí nghiệm không. Không chần chừ, cao thủ kia nói ngay: “Lòng như tro lạnh!”. Võ Văn Dũng sai đám thảo khấu, đĩ thõa làm chuyện phòng the ngay trước mặt hắn. Ban đầu người này còn mở mắt cười tươi, lát sau đột nhiên mắt hắn nhắm lại. Nhân lúc ấy, Võ Văn Dũng lia một đường đao lấy gọn đầu hắn".
    Đúng là không phải hành động của kẻ trượng phu. Không hợp với tinh thần thượng võ.

  11. #7
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    Đcm chúng mày, lũ con bò.
    Mịa, mấy hôm nay anh có theo dõi nhưng anh tưởng lũ con bò chúng mài sáng tác ra rồi chém gió với nhau nên anh đứng im đéo nói. Hôm nay rảnh, anh mới tra và Đcm lũ con bò. Anh phát hiện đây là bài viết đăng trên báo Pháp Luật Tp.HCN... Và anh xin phép ỉa vào mặt mấy thằng báo chí tào lao nhá...


    Ảnh chụp lại...

    Mà cái con mịa nó, thằng võ sư Nguyễn Đông Hải không biết văn hóa học đến lớp mấy mà ngu thế, nói cụ sáng tổ (sáng tác bài Lôi Long Đao) mà là người như thế thì khác đéo chửi cụ. Đúng là loại hậu sinh mất dạy.

    ---------------------------------
    Nguồn bài viết đăng trên báo Phap Luật Tp. HCM: http://plo.vn/xa-hoi/huyen-thoai-loi...ao-216926.html



  12. The Following User Says Thank You to nhan_voky For This Useful Post:

    trai_xu_doai (31-07-2014)

  13. #8
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts
    Hai zya....


    Các bác bên võ cổ truyền khoe khoang khoác lác tí cũng là chuyện thường tình, dễ hiểu nhưng báo chí mà viết như thế thì thật đáng giận.
    独步傲游忘世俗
    Độc bộ ngao du vong thế tục
    看遍人间百事奸
    Khán biến nhân gian bách sự gian

  14. #9
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Mar 2014
    Bài gửi
    150
    Thanks
    24
    Thanked 18 Times in 16 Posts
    Giận cái lũ này thì ít giận mấy thằng cha bên võ thì nhiều. Báo chí có đứa ko có nghiệp vụ, không biết chuyên môn võ thuật... nên nghe mấy cha võ cổ truyền nổ tưởng thật nên cứ thế bê vào. Đcm, đúng là thối.

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •