Trang 2/5 ĐầuĐầu 1234 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 49

Chủ đề: Chung Quanh Việc Trung_Việt Tranh Chấp Ở Biển Đông ???

  1. #11
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Thủ tướng:
    'Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông'


    Thứ năm, 22/5/2014 | 10:40 GMT+7


    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.
    Trong chuyến thăm và làm việc tại Philippines, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận được nhiều câu hỏi của báo giới nước ngoài về vấn đề Biển Đông, thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.

    Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu Việt Nam có nộp đơn kiện Trung Quốc theo các cơ chế của luật pháp quốc tế hay giải quyết căng thẳng bằng biện pháp quân sự, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: "Bạn hỏi về biện pháp quân sự? Không".

    "Việt Nam đã chịu nhiều đau thương mất mát từ các cuộc chiến tranh xâm lược. Vì thế, chúng tôi luôn tha thiết có hòa bình, hữu nghị để xây dựng và phát triển đất nước. Chúng tôi không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi chúng tôi bị bắt buộc phải tự vệ".

    Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn nhất quán sử dụng các biện pháp hòa bình và tận dụng mọi cơ hội, mọi kênh đối thoại để giải quyết tình hình hiện nay một cách hòa bình.

    "Chúng tôi đã hết sức chân thành, thực tâm, thiện chí và kiềm chế, nhưng câu trả lời hiện nay là Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh, các hành động uy hiếp và xâm phạm, rồi liên tục vu khống và đổ lỗi cho Việt Nam. Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói", Thủ tướng cho biết.

    Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh: "Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó".

    "Có lẽ như tất cả các nước, Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế", Thủ tướng nói tiếp.

    Ngoài ra, Thủ tướng cũng khẳng định Việt Nam không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào để chống lại một quốc gia khác và đây là chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam.

    Việt Nam đã thông báo và thông tin trung thực việc Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép, xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông đến các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước, chính giới và các học giả, truyền thông quốc tế.

    Những ngày qua, Tổng Thư ký Liên Hợp quốc, lãnh đạo nhiều nước trên thế giới, nhiều cá nhân và tổ chức quốc tế đã lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc về mối đe dọa của sự việc này đối với hòa bình, an ninh, ổn định trong khu vực. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ tin tưởng rằng cộng đồng quốc tế tiếp tục có đánh giá đúng và tiếng nói thích hợp để ngăn chặn mối đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

    "Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế, các nước, các cá nhân và tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc", Thủ tướng nói.

    Về mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc mối quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc vì điều này không chỉ đem lại lợi ích cơ bản và lâu dài cho hai nước Việt - Trung mà còn đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. "Còn ngược lại, chắc các bạn hoàn toàn có thể hình dung điều gì sẽ xảy ra", Thủ tướng nói.

    Trước báo chí quốc tế, Thủ tướng nhấn mạnh rằng Việt Nam đặc biệt coi trọng và luôn làm hết sức mình đóng góp vào việc gìn giữ và tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp với Trung Quốc. Việt Nam luôn chân thành mong muốn cùng Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

    "Đối với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam, Việt Nam cực lực phản đối các hành động xâm phạm này và kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của mình phù hợp với luật pháp quốc tế", Thủ tướng khẳng định.

    Thanh Bình
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  2. #12
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Tình hình biển Đông 23/5:
    TQ rút bớt tàu, VN tiến gần giàn khoan


    (ĐSPL) – Hôm nay (23/5), Cục Kiểm ngư cho biết, lực lượng của hai bên Việt Nam và Trung Quốc tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép không có biến động lớn. Hiện tại, tàu Trung Quốc đã giảm còn 122 tàu (giảm 3 tàu so với ngày hôm qua).

    Các tàu của Trung Quốc vẫn tập trung các nhóm khoảng 8 đến 10 tàu gồm tàu cá, tàu kéo, tàu Hải cảnh, tàu Hải giám vây ép, sẵn sàng đâm va, phun nước vào các tàu Kiểm ngư của Việt Nam ở khoảng cách từ 4 đến 5 hải lý. Dù không va chạm với tàu Việt Nam, nhưng các tàu của Trung Quốc cản phá quyết liệt hơn khi thấy tàu của chúng ta ở khoảng cách cách khu vực giàn khoan trái phép 4 - 5 hải lý.


    Hôm nay, Trung Quốc đã cho rút bớt tàu về nước.

    Tại thực địa, tàu Kiểm ngư theo nhóm đồng loạt cơ động, kiên trì đấu tranh, tiến vào gần và áp sát giàn khoan để tuyên truyền. Tàu cá Việt Nam tiếp tục đấu tranh ở phía Tây Nam, cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 7 đến 9 hải lý. Trung Quốc vẫn bố trí tàu kéo, tàu cá vỏ sắt sẵn sàng đâm va, phun nước nhằm chia cắt, cản phá đội hình tàu cá Việt Nam.

    Trong ngày, tàu chấp pháp Việt Nam và tàu cá của ngư dân ta không bị thiệt hại, vẫn kiên trì bám biển, đấu tranh bảo vệ chủ quyền. Lực lượng ta vẫn kiên quyết, tăng cường sức mạnh, duy trì bám trụ đấu tranh, tiến sâu hơn vào khu vực giàn khoan Hải Dương 981. Các tàu Kiểm ngư tiếp tục đấu tranh với tinh thấn tiến công, gây áp lực và không giảm cường độ buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.


    Hiện nay, một số tàu Kiểm ngư Việt Nam đã được điều động về bờ sữa chữa, bổ sung hậu cần. Những tàu Kiểm ngư về sửa chữa ngoài các hư hại về thân, vỏ cabin, hầu hết các tàu bị hỏng hệ thống thông tin liên lạc, ống nhòm, máy ảnh, camera. … Các tàu đã được khắc phục sẵn sàng trở lại hiện trường làm nhiệm vụ.

    Theo Cục Kiểm ngư, hiệu quả đấu tranh của phía Việt Nam đã thể hiện rõ rệt khi các tàu Kiểm ngư đã tiếp cận được gần giàn khoan hơn.
    Trong khi đó, các tàu cá của Việt Nam vẫn khai thác hải sản bình thường xung quanh khu vực giàn khoan. Tinh thần Kiểm ngư viên, thuyền viên tàu Kiểm ngư và ngư dân nước ta vẫn tốt, vẫn kiên trì đấu tranh, thực hiện tốt các chỉ đạo của lãnh đạo Cục Kiểm ngư. Tàu cá Việt Nam dưới sự hỗ trợ, bảo vệ của lực lượng Kiểm ngư vẫn an toàn và yên tâm bám biểm, tiếp tục đấu tranh, sản xuất.

    HOÀI THU
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  3. #13
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Đã Đến Lúc Phải "Quan Môn Tróc Tặc"*


    Thiều Gia - Tình hình hiện tại ở biển Đông hiện nay cho thấy, Trung Quốc đang có dấu hiệu xuống nước nhằm làm giảm căng thẳng ở khu vực biển Đông. Cụ thể, mấy ngày nay, Trung Quốc đã cho rút bớt các tàu hộ tống, tàu bảo vệ ở chung quanh khu vực giàn khoan, hạn chế các xung đột, va chạm với các tàu của Việt Nam...


    Theo nhận định của Thiều Gia, động thái này của Trung Quốc là có ý đồ, nằm trong chiến lược chiến thuật chứ hoàn toàn không phải thật bụng "rút" khỏi Hoàng Sa của chúng ta. Đây chỉ là động tác giả khi thấy thái độ cương quyết của Chính phủ và nhân dân ta; phản ứng gay gắt từ chính phủ các nước trong khu vực, của nhân dân thế giới...

    Động thái này nhằm mục đích chứng minh cho thế giới thấy rằng, Trung Quốc hoàn toàn không muốn làm căng thẳng trong khu vực "tranh chấp", rằng Trung Quốc luôn tôn trọng hoà bình và sẵn sàng đàm phán...

    "Đất có thổ công, sông có Hà Bá". Việc chúng ta có được miếng cơm manh áo như hôm nay là nhờ sự cần cù, đức siêng năng chịu thương chịu khó, biết cách khai khẩn canh tác từ những tấc điền thổ của tổ tiên, ông bà để lại. Do vậy chúng ta kiên quyết bảo vệ không cho phép kẻ nào có đặc quyền xâm lấn, không cho phép kẻ nào ỉ thế rồi cứ thích thì vào, hoặc thích lại ra đi.

    Nhiệm vụ của giàn khoan HD981 trong việc xâm nhập lãnh hải của Việt Nam:

    - Xâm nhập thành công: Thăm dò khả năng phòng thủ, bố trí an ninh quốc phòng, tiềm lực quân sự của Việt Nam; thăm dò phản ứng của nhân dân Việt Nam, các tổ chức chính trị; phản ứng của chính phủ; thăm dò phản ứng và dư luận các nước trong khu vực và quốc tế.

    - Xâm nhập với mục đích "trực tiếp" nghiên cứu, trực tiếp thăm dò khoáng sản vật chung quanh khu vực đặt giàn khoan nói riêng và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nói chung để phục vụ việc tính toán lâu dài cũng như các chủ trương quyết sách sau này.

    - Xâm nhập an toàn và "tháo chạy" khỏi vùng xâm lấn một cách đầy kiêu hãnh, vinh quang... Ở đây, chủ yếu Trung Quốc muốn phô diễn sức mạnh quân sự, khẳng định sự lợi hại, nguy hiểm của quân đội Nhân dân Trung Hoa nhằm: cảnh cáo, dăn đe, dọa nạt các nước trong khu vực.

    - Tạo tiền đề vững chắc cho sự "quay trở lại lần sau"...
    "Quan Môn Tróc Tặc" (đóng cửa bắt giặc) là đề xuất của Thiều gia trong việc xử lý tình hình "Trung tặc" gây hấn ngoài biển Đông. Tất cả các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không cho phép Trung tặc rút khỏi vùng lãnh hải thiêng liêng của tổ quốc một cách dễ ràng và "oai phong" như chúng tuyên bố.
    "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh" đó là câu cửa miệng mà bất kỳ người dân nước Việt nào cũng thuộc. Từ ngàn đời nay, dân tộc Việt chúng ta luôn sống hòa hiếu, nhẫn nhịn với các dân tộc láng giềng; sống có nghĩa có tình, cùng chia bùi xẻ ngọt với bạn bè năm châu.... thế nhưng, việc sống Hòa Hiếu, sống Nhẫn Nhịn không có nghĩa nhà nhu nhược, là "ươn hèn"...

    Vì vậy, chúng ta không cho phép Trung tặc khinh nhờn. Đã đến lúc phải: "Quan môn tróc tặc", quyết đóng cửa "oánh" cho Trung tặc một trận tơi bời để chúng chừa cái tật coi thường "hàng xóm"; chừa cái thói kiêu căng "Bá Hán" từ ngàn đời nay; "oánh" cho chúng biết thế nào là "láng giềng hữu hảo", và muốn "hướng tới tương lai" thì phải làm như thế nào; thậm chí "oánh" chỉ cốt nhắc cho Tàu tặc nhớ dân An Nam ta là ai... Đấy là nhiệm vụ của chúng ta.


    Đánh cho biết thế nào là "láng giềng hữu hảo"...

    Chúng ta cương quyết không cho lũ Tàu tặc ra khỏi lãnh hải của Việt Nam một cách an toàn và lành lặn. Nếu không làm thế, chúng ta sẽ bất hiếu với các bậc tiên liệt, có lỗi với các bậc hậu sinh và điều quan trọng nhất nếu chúng ta không làm thế, không dạy cho bọn Tàu tặc một bài học thì chúng ta còn thua chúng dài dài./.

    Tp. HCM, ngày 24.5.2014
    Võ sư: Thiều Ngọc Sơn
    -----------------------------------

    * Ý Nghĩa Của Thành Ngữ: "Quan Môn Tróc Tặc" là câu thành ngữ có nguồn gốc xuất xứ từ xa xưa của người Trung Quốc. Đây cũng chính là "Một" nội dung trong Tam Thập Lục Kế của mưu lược gia Tôn Vũ, tác giả của cuốn Tôn Tử Binh Pháp (một trong những tuyệt tác về quân sự và là sách gối đầu giường của các nhà quân sự tự cổ chí kim). Nội dung câu thành ngữ đại khái là lợi dụng chủ nhà đi vắng, sơ hở hoặc chủ quan không đóng cửa, địch nhân (đạo tặc, kẻ trộm cắp) đã lẻn vảo nhà để tiến hành các hành vi trộm cắp, cướp bóc tài sản. Thành ngữ khuyên chúng ta trước tiên cần cô lập giặc bằng cách đóng cửa nhằm cắt đứt mối liên hệ của giặc với bên ngoài, dồn giặc vào thế yếu và sau đó tiến hành bắt trói từng tên đem về xử trảm.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  4. The Following User Says Thank You to thieugia For This Useful Post:

    ngochai (24-05-2014)

  5. #14
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Quốc gia nào cũng có quyền tự vệ nếu bị xâm lược

    (Tinmoi.vn) Trên đây là lời của chủ nhiệm ủy ban Quốc phòng và an ninh Nguyễn Kim Khoa trả lời báo tuổi trẻ khi nói về thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ Manila(Philippines)


    Ông Nguyễn Kim Khoa

    Ông Nguyễn Kim Khoa cho rằng, những lời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á 2014 tại Manila(Philippin) là thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và toàn thể nhân dân Việt Nam đối với tình hình hiện nay ở biển Đông. Phát biểu này cũng thể hiện đúng đường lối mà chúng ta đã đi trọn hàng chục năm qua kể từ những ngày đầu cách mạng. Chúng ta kiên quyết giữ vững độc lập thực sự, thực chất với đầy đủ ý nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã quyết định.

    Luật biển Việt Nam quy định rõ là Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế. Chúng ta thực hiện chính sách quốc phòng mang tính chất hòa bình, tự vệ. Đây là quan điểm đúng đắn.

    Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, và bất cứ quốc gia nào cũng có quyền tự vệ theo pháp luật trong nước cũng như pháp luật và thực tiễn quốc tế. Đây là quyền chính đáng khi có bất kỳ thế lực nào xâm lược đất nước ta. Ông Nguyễn Kim Khoa chia sẻ. Với tình hình hiện nay, nhân dân ta phải lo lắng cũng là việc tất yếu, vì như tôi đã nói, chủ quyền lãnh thổ là rất thiêng liêng, liên quan đến lợi ích quốc gia dân tộc.

    Quỳnh Hoa
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  6. #15
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Tàu hộ vệ tên lửa TQ rút ra xa giàn khoan - Thế giới lo ngại chiến tranh tại châu Á

    (Tinmoi.vn) Diễn biến mới về tình hình già khoan Hải Dương 981, tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc đã được đưa ra cách xa giàn khoan Hải Dương 981, neo ở phía Đông Nam đảo Tri Tôn (nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép).

    Theo tin tức của Cục Kiểm ngư (Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trong ngày hôm qua (24/5), tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc đã được đưa ra cách xa giàn khoan Hải Dương 981, neo ở phía Đông Nam đảo Tri Tôn (nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép).

    Tại buổi họp báo do Bộ Ngoại giao tổ chức ngày 23/5, ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát Biển cho biết, ngoài tàu hộ vệ tên lửa mà Trung Quốc mang ra để bảo vệ giàn khoan trái phép thì TQ còn có các tàu vận tải đổ bộ 17 nghìn tấn có 8 ống pháo tên lửa phòng không; tàu tên lửa tuần tiễu tấn công nhanh; tàu tuần tiễu săn ngầm; tàu tuần tiễu tấn công nhanh cũng tham gia bảo vệ giàn khoan, các tàu này cùng giàn khoan và nhiều tàu, thuyền khách của TQ đang ngang nhiên vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, vùng tài phán của VN. Những tàu này đều đã bị Cảnh sát biển VN ghi lại đầy đủ số hiệu.


    Tàu hộ vệ hạng nhẹ Huệ Châu Type 056 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc.

    Như vậy, mặc dù rút tàu hộ vệ tên lửa nhưng TQ vẫn còn duy trì những tàu quân sự khác để bảo vệ giàn khoan trái phép. Cũng theo Cục Kiểm ngư, trong ngày hôm qua (24/5), tại khu vực xung quanh giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc gia tăng số lượng tàu với 127 tàu các loại (tăng 5 tàu so với ngày 23/5). Cụ thể, Trung Quốc có 44 tàu hải cảnh, 18 tàu vận tải, 14 tàu kéo, 50 tàu cá các loại (tàu cá vỏ sắt tải trọng từ 140-200 tấn, tàu cá vỏ gỗ) và 1 tàu chiến.

    Trong những ngày qua, các tàu chấp pháp của VN liên tục tiến sát giàn khoan Hải Dương 981, có những lúc tàu của ta đã tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 với khoảng cách 3,7 hải lý. Tuy nhiên, các tàu Trung Quốc tiếp tục tấn công, tăng cường đâm va, dùng vòi rồng phun nước vào các tàu của ta khiến 8 tàu bị hư hỏng.

    Việt Nam sẵn sàng kiện
    Bên lề kỳ họp Quốc hội (24/5), Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho hay sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình biển Đông, đoàn Quốc hội rất đồng tình và ủng hộ các giải pháp mà Chính phủ đưa ra. "Chúng tôi rất đồng tình, phát biểu của Thủ tướng thể hiện quan điểm, lập trường của người đứng đầu Chính phủ. Chúng ta cần nói với thế giới rằng Việt Nam yêu chuộng hoà bình, nhưng chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng, chúng ta đã, đang và sẽ có các giải pháp theo đường lối hoà bình và tự vệ".


    Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: "Trung Quốc không rút giàn khoan Hải Dương 981, Việt Nam sẵn sàng khởi kiện"

    Ông Phúc khẳng định :"Chính phủ đang chuẩn bị hồ sơ, chứng lý để sẵn sàng làm cơ sở để khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nếu họ không rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam". Trong buổi họp báo Bộ Ngoại giao về tình hình biển Đông ngày 23/5, đại diện lãnh đạo UB Biên giới quốc gia của Việt Nam đã đưa ra những bằng chứng cụ thể, mạnh mẽ về chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa, Hoàng Sa theo đúng quy định của Công ước luật Biển.

    Thế giới lo nguy cơ chiến tranh ở châu Á

    Trước những diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu lắng xuống ở biển Đông, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng châu Á có nguy cơ bùng phát chiến tranh nếu các nước trong khu vực không giải quyết các vấn đề căng thẳng một cách có trách nhiệm.

    "Không quốc gia nào muốn chiến tranh. Các nước sẽ cố gắng tránh viễn cảnh đó nhưng không có nghĩa là chiến tranh không thể xảy ra. Từ những căng thẳng và các vụ va chạm nhỏ, tình hình sẽ leo thang. Những tính toán sai lầm có thể gây ra tình trạng xung đột không ai mong muốn", tờ Business Times dẫn lời Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại hội nghị Tương lai châu Á tại Tokyo ngày 23/5.Trọng tâm của hội nghị tương lai châu Á năm nay là tình trạng căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên, tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước ASEAN và ở Hoa Đông giữa Trung Quốc với Nhật Bản.


    Nhập mô tả cho ảnhThủ tướng Singapore. Ảnh: Todayonline.

    Thủ tướng Singapore cho rằng châu Á có hai viễn cảnh trong hai thập niên tới: Hòa bình, thịnh vượng hay chia rẽ, tranh chấp.
    Ông Lý Hiển Long cũng khẳng định rằng tương lai của khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ dựa vào sự tương tác của 3 cường quốc là Mỹ, Nhật và Trung Quốc.
    Mỹ sẽ vẫn là siêu cường ưu việt trên thế giới vào năm 2034, ông Lý cho hay. Trong khi đó, Nhật Bản “sẽ là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới với sức mạnh to lớn trên lĩnh vực khoa học và công nghệ”. Tuy nhiên, “sự thay đổi lớn nhất đối với châu Á trong 20 năm tới sẽ là sự lớn mạnh về quyền lực và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc”, ông nhấn mạnh.

    Thuận Phong
    Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  7. #16
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Trung Quốc công bố lý do giàn khoan Hải Dương 981 dịch chuyển

    Một hãng thông tấn nhà nước của Trung Quốc nói giàn khoan Hải Dương 981 di chuyển sau khi hoàn thành giai đoạn đầu tiên trong hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông.

    Công ty Dịch vụ Bãi dầu Trung Quốc (COSL) hôm nay thông báo họ hoàn thành giai đoạn đầu tiên trong hoạt động khoan dầu và thăm dò gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hôm 27/5, Tân Hoa Xã cho hay.

    Giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc đặt trái phép trong vùng lãnh hải của Việt Nam. Ảnh: Tân Hoa Xã.
    COSL - công ty con của Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc - nói thêm rằng họ đã thu thập dữ liệu địa chất liên quan trong giai đoạn thăm dò thứ nhất.

    "Theo kế hoạch của khách hàng, hoạt động thăm dò dầu khí sẽ chuyển tới một vị trí khác để phục vụ giai đoạn hai", COSL thông báo.
    "Hoạt động thăm dò dầu khí do giàn khoan Hải Dương 981 thuộc COSL thực hiện bắt đầu từ ngày 2/5 và sẽ kết thúc vào giữa tháng 8", bài báo nhắc lại.

    Cục Hải sự Trung Quốc thông báo qua Đài Hải sự, tỉnh Hải Nam cho biết, hai tàu Hải Dương 612 và 613 kéo giàn khoan Hải Dương 981 với tốc độ dịch chuyển 4 hải lý/giờ. Giàn khoan sẽ di chuyển về phía Đông Nam đảo Tri Tôn 25 hải lý.

    Theo kế hoạch, Hải Dương 981 dịch chuyển đến vị trí mới trước 10h30 ngày 27/5 và nó vẫn nằm sâu trong khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    Theo báo chí quốc tế, chi phí lắp đặt Hải Dương 981 lên tới một tỷ USD. Diện tích của nó bằng một sân bóng đá tiêu chuẩn. Là giàn khoan nửa nổi nửa chìm, nó có chiều dài 114 m, chiều rộng 90 m, chiều cao 137 m và khối lượng 31.000 tấn. Lượng thép để xây dựng nên giàn khoan gấp 4 lần số nguyên liệu dựng tháp Eiffel của Pháp. Nó có khả năng chống sóng cao 10 mét và sức gió 160 km/h.

    THEO NEWS.ZING.VN
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  8. #17
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Tổng thống Obama: Quân đội Mỹ có thể can thiệp vào Biển Đông


    29.05.2014 | 06:31 AM

    Ngày 28/5, Tổng thống Obama tuyên bố quân đội Mỹ có thể can thiệp vào biển Đông nếu đồng minh của nước này bị ảnh hưởng. Theo các chuyên gia, đến thời điểm này, Mỹ “đã ủng hộ Việt Nam khá mạnh mẽ trên Biển Đông”.

    “Sự hung hăng mất kiểm soát trong khu vực, dù ở Ukraine, trên biển Đông hoặc bất kỳ nơi nào trên thế giới cuối cùng cũng sẽ ảnh hưởng đến đồng minh của chúng ta và có thể buộc quân đội của chúng ta can thiệp”, trích bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp của Học viện Quân sự West Point ngày 28/5 của Tổng thống Mỹ.

    Ông Obama khẳng định, Mỹ “không thể làm ngơ trước những gì diễn ra ngoài lằn ranh biên giới mình". Đồng thời phản bác lại các ý kiến cho rằng sự lãnh đạo của ông đang làm yếu đi vị thế nước Mỹ trên trường quốc tế. Ông chủ Nhà Trắng khẳng định quân sự sẽ "luôn luôn là xương sống cho vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới”.


    Tổng thống Mỹ Obama.

    AFP cho rằng, ông Obama đang ám chỉ những hành động của Trung Quốc trên biển Đông gần đây. Philippines và Nhật Bản là hai đồng minh của Mỹ, đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Đông và biển Hoa Đông.

    Người đứng đầu nước Mỹ kêu gọi Quốc hội thông qua Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc, cho rằng sự thông qua của cơ quan lập pháp Mỹ sẽ giúp chính quyền Mỹ thuận lợi hơn trong việc kêu gọi Trung Quốc hành xử theo Công ước này. “Chúng ta không thể nỗ lực giải quyết các vấn đề tại biển Đông khi mà Thượng viện Mỹ còn từ chối phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, bất chấp việc các lãnh đạo quân sự cấp cao cho rằng công ước này sẽ tăng cường an ninh quốc gia", ông Obama nói.

    Hiện đã có 164 quốc gia, bao gồm các đồng minh của Mỹ, phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Tuy vậy, Mỹ vẫn chưa phê chuẩn công ước này.

    Ông Obama còn khẳng định “Mỹ ủng hộ các nước ASEAN trong quá trình thương thảo xây dựng bộ Quy tắc ứng xử (COC) với Trung Quốc trong các tranh chấp chủ quyền hàng hải ở Biển Đông, và đang hành động để giải quyết tranh chấp này thông qua luật pháp quốc tế”.

    Theo nhận xét của các chuyên gia, quan điểm của Tổng thống Mỹ Barack Obama về vấn đề Biển Đông là hết sức rõ ràng và mạnh mẽ, khi ông chủ nhà Trắng tuyên bố ủng hộ ASEAN đồng thời chỉ trích Trung Quốc có những hành động gây hấn tại khu vực này, sau các hành động đưa giàn khoan trái phép Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) và nhiều tàu quân sự vào vùng biển Việt Nam.

    Gregory Poling, chuyên gia nghiên cứu về châu Á của Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS có trụ sở ở Washington D.C nói với TTXVN: “Trước các sĩ quan vừa tốt nghiệp thì Tổng thống Obama không thể nói cụ thể về các giải pháp ngoại giao hay các vấn đề pháp lý, nhưng tôi nghĩ thông điệp gửi gắm về vấn đề Biển Đông ở đây là mạnh mẽ rồi. Tổng thống nói về vai trò của Quy tắc ứng xử ở Biển Đông, và lần đầu tiên nhắc tới vai trò quan trọng của Công ước về Luật biển của LHQ. Ông Obama cũng rất khéo léo khi sử dụng từ ngữ để đưa ra một thông điệp rằng Mỹ có thể can thiệp quân sự khi cần".

    Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên ngành Quan hệ quốc tế của Đại học George Mason cho biết việc Mỹ sẽ ủng hộ Việt Nam cụ thể như thế nào phụ thuộc vào kết quả chuyến thăm Mỹ của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh theo lời mời của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

    C.P (Tổng hợp)
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  9. #18
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Mỹ chưa yếu đến mức để TQ ngoi lên lúc này

    Đăng Bởi Một Thế Giới - 06:17 02-06-2014

    Mỹ tuyên bố sẽ tăng ngân sách quốc phòng trở lại, thậm chí tăng đến 40% để kiềm chế những hành động gây hấn, hiếu chiến liên tục gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, nhất là ngang ngược hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm trắng trợn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hung hăng, vô nhân đạo khi đâm húc tàu Việt Nam, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam đang đánh bắt ngay trên ngư trường truyền thống của người Việt.

    Sở dĩ Trung Quốc cậy thế làm càn là do Mỹ tỏ ra yếu ớt trong vai tròng duy trì đảm bảo ổn định hòa bình tại châu Á – Thái Bình Dương. Thời điểm Trung Quốc bắt đầu các hoạt động khiêu khích là sau khi Mỹ thông báo kế hoạch cắt giảm quốc phòng khổng lồ vào tháng 2 năm nay. Theo Valley News, khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã đề xuất cắt giảm quân đội xuống quy mô nhỏ nhất sau 74 năm , đóng cửa nhiều căn cứ quân sự và tinh giản lại lực lượng để lo đối đầu với một " biến động không thể đoán trước trên thế giới” bằng phản ứng quân sự nhanh nhẹn hơn. Thật ra đó chỉ là cách nói hoa mỹ cho việc cắt giảm quân đội. Sở dĩ có chuyện Mỹ cắt giảm quy mô quân đội là do họ khá mệt mỏi sau 13 năm đối phó các diễn biến tại Iraq và Afghanistan.


    Mỹ cảm thấy mệt mỏi sau khi tham chiến tại Iraq và Afghanistan

    Khi đó, ông Hagel nhận định một cách chua chát: “Chúng ta đang bước vào một thời đại mà sự thống trị của Mỹ trên biển, trên bầu trời và trong không gian có thể không còn được như trước". Cụ thể, nhân viên quân sự sẽ giảm từ 522.000 binh sĩ xuống khoảng 440.000 - 450.000 - số thấp nhất kể từ năm 1940, thời điểm Mỹ chuẩn bị bước vào Thế chiến II. Lực lượng vệ binh quốc gia sẽ giảm từ 355.000 binh sĩ xuống 335.000 vào năm 2017 , và quân dự bị sẽ giảm từ 10.000 đến 195.000 người.

    Thủy quân lục chiến sẽ giảm từ 190.000 xuống 182.000 binh sĩ. Hải quân sẽ vẫn giữ 11 tàu sân bay nhưng tạm thời cắt giảm hoạt động của 11 trong 22 tàu tuần dương. Hải quân sẽ giảm từ 52 xuống 32 tàu chiến đấu ven biển. Không quân sẽ cho nghỉ hưu phi đội A-10 "Warthog" máy bay là sát thủ săn xe tăng và dừng hoạt động máy bay do thám U-2.

    Việc Mỹ thông báo cắt giảm quốc phòng đã khiến Bắc Kinh nghĩ rằng đây là thời cơ chín muồi để họ thay đổi trật tự tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đó là lý do Trung Quốc liên tiếp có những hoạt động hung hăng thăm dò phản ứng của Mỹ xem Washington có dám đáp lại thách thức của Bắc Kinh hay không.

    Và Mỹ đã phản ứng


    Trước các hành động leo thang của Trung Quốc gần đây, Mỹ đã tỏ rõ thái độ khó chịu. Họ lên án Trung Quốc là kẻ gây hấn, khiêu khích ở nhiều cấp độ từ quốc hội đến các quan chức Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng cho đến hai nhân vật đứng đầu Nhà trắng là tổng thống Barack Obama đến Phó tổng thống Joe Biden.

    Nhưng những lời cảnh báo đó dường như chưa làm Trung Quốc chùn tay. Đó là lý do tại sao Mỹ phải thay đổi lại chính sách quốc phòng và dường như họ không còn muốn cắt giảm quy mô quân sự như thông báo hồi tháng 2 nữa.

    Tại cuộc đối thoại Shangri-La vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Hagel đã dành những lời đanh thép lên án Trung Quốc. Thái độ mạnh mẽ này khác hẳn với vẻ chán nản của ông hồi tháng 2 khi thông báo cắt giảm quy mô quốc phòng của Mỹ. Dễ hiểu cho thái độ của Bộ trưởng Hagel vì sức mạnh quân sự của Mỹ vừa được một liều thuốc phục hồi. Sau một loạt lời chỉ trích Trung Quốc và kêu gọi, Hagel thông báo ngắn gọn: “Mỹ dự định tăng ngân sách hoạt động quân sự lên 35% vào năm 2016 và tăng 40% ngân sách cho việc luyện tập, đào tạo”.

    Như thế chẳng khác gì nhắc nhở Trung Quốc rằng Mỹ chưa yếu đến mức để Trung Quốc ngoi lên lúc này. Bắc Kinh đừng vội hung hăng.

    Anh Tú (theo Valley News và Nanaimo Daily News)
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  10. #19
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Trung Quốc sai lầm khi cưỡng đoạt chủ quyền của Việt Nam

    04/06/2014 08:51 (GMT + 7)

    TT - “Điều chúng ta cần là giữ vững độc lập tự chủ, chủ quyền lãnh thổ, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển. Đừng ai động vào hai giá trị thiêng liêng ấy của chúng ta”.


    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Ảnh: Việt Dũng

    Vừa trở về từ Đối thoại Shangri-La (Singapore), thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh dành riêng cho Tuổi Trẻ một cuộc phỏng vấn về những vấn đề liên quan đến tình hình biển Đông.

    Trung Quốc áp đặt cách hành xử mới

    * Thưa ông, đã hơn một tháng trôi qua kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, họ không ngần ngại đe dọa bạo lực và sử dụng bạo lực, đã gây ra hậu quả như đâm chìm tàu cá, đâm thủng tàu chấp pháp của Việt Nam. Là một tướng lĩnh quân đội, tâm trạng ông thế nào?

    - Cảm nghĩ đầu tiên của tôi? Tôi nghĩ đây là một bước đột phá mới của Trung Quốc muốn thật sự chiếm lĩnh lợi thế và lợi ích trên biển Đông trong phạm vi đường chín đoạn mà họ tự ý vẽ ra.
    Đứng trước tình hình như vậy thì chúng ta thấy rằng rõ ràng chủ quyền của Việt Nam bị đe dọa, nói rộng ra là an ninh quốc gia, độc lập tự chủ, hòa bình ổn định của chúng ta bị đe dọa. Chúng ta hết sức quan ngại trước hành động nghiêm trọng này. Nhân dân ta bày tỏ thái độ rõ ràng, Nhà nước ta bày tỏ thái độ thiện chí rõ ràng là Trung Quốc cần phải dừng lại để đàm phán, giải quyết dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế. Dư luận quốc tế, rõ nhất là tại hội nghị Shangri-La vừa rồi, cũng đều thấy rằng những hành động của Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế, bất chấp đạo lý của thời đại và vi phạm những gì Trung Quốc đã cam kết với Việt Nam. Mới đây thôi, năm 2012, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã ký với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng biên bản về cách ứng xử trên biển Đông của hai nước. Tất cả những điều đó đều bị Trung Quốc bỏ qua. Họ đã sai lầm khi quyết tâm cưỡng đoạt chủ quyền của Việt Nam, bất chấp những điều tối thiểu mà một quốc gia trong thế giới văn minh phải thực hiện.

    Điều mà quốc tế lo ngại chính là những tiền lệ hôm nay xảy ra với Việt Nam thì ngày mai có thể sẽ xảy ra với nước khác, hôm nay xảy ra trên biển thì ngày mai sẽ xảy ra trên bộ và ngày kia sẽ xảy ra trên không. Và như vậy vấn đề chủ quyền của Việt Nam tự nhiên không phải là vấn đề của riêng Việt Nam nữa. Bảo vệ lẽ phải của Việt Nam, vì vậy cũng là bảo vệ chân lý chung, lợi ích chung của thời đại".
    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
    * Ông có cắt nghĩa được tại sao Trung Quốc làm điều này khi mà một nước lớn, đặc biệt là một quốc gia có ghế trong Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc lại hành xử như vậy?
    - Bạn hỏi tôi tại sao họ làm như vậy thì tôi cũng không trả lời được. Nếu tôi là một người Trung Quốc thì tôi cũng không bao giờ làm như vậy. Vì sao thế?
    Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam với tuyên bố là khai thác dầu khí, và lý do là Việt Nam đã khai thác quá nhiều rồi, bây giờ đến lượt Trung Quốc. Ô hay, Việt Nam khai thác trên vùng biển của Việt Nam cơ mà, tại sao lại phải chia cho Trung Quốc? Với tư cách một nước lớn, đông dân nhất thế giới, với một giấc mơ Trung Hoa và họ nói là trỗi dậy hòa bình, vậy thử hỏi là một vài giếng dầu (nếu có) có giá trị gì so với đại cục? Nhìn rộng hơn, những vấn đề ở biển Hoa Đông, hay tại bãi cạn Scarborough với Philippines thì Trung Quốc được gì so với hình ảnh Trung Quốc không còn là một đất nước trỗi dậy hòa bình nữa. Thay vào đó là một đất nước đơn phương dùng sức mạnh, bất chấp luật pháp quốc tế để cưỡng bức nước khác, điều này tôi nghĩ rằng lợi thì ít mà hại thì nhiều.


    Vậy Trung Quốc muốn gì? Ở đây tôi nghĩ và tôi hi vọng điều ấy đừng xảy ra là Trung Quốc muốn đây chỉ là bước đột phá đầu tiên để áp đặt cách hành xử mới trong quan hệ quốc tế, đó là dùng sức mạnh, đe dọa vũ lực để chiếm lĩnh những lợi ích không phải của họ. Đây là điều không thể chấp nhận được trong thế giới hiện đại. Tôi xin nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ không có lợi gì trong những cách hành xử như vậy. Tôi muốn hỏi những người láng giềng Trung Quốc là một vài mỏ dầu ấy có làm cho Trung Quốc giàu lên không? Hay một vài mỏ dầu ấy chỉ làm xấu đi hình ảnh Trung Quốc?

    Với tư cách một người láng giềng, tôi muốn nói rằng Trung Quốc hãy dừng lại, hãy đi con đường phát triển chính đáng của mình. Họ có thể trở thành một cường quốc, thậm chí là cường quốc số 1 thế giới, nếu họ thật sự đi theo con đường phát triển hòa bình.Chiến lược “hạm mà không pháo”

    * Trước đây ông từng lo ngại chiến lược “ngoại giao pháo hạm” của các nước lớn khi can dự vào biển Đông, phải chăng hành động này của Trung Quốc xảy ra đúng với điều lo ngại đó?

    - Với những gì Trung Quốc thực hiện trong thời gian qua thì tôi lại nghĩ từ ấy không phù hợp lắm. Ở đây điều đang xảy ra là chiến lược ngoại giao “hạm mà không pháo”, dùng sức mạnh phi quân sự hoặc bán quân sự để áp đặt ý đồ và tham vọng của mình.


    Trên thế giới văn minh thì chắc không ai thiết kế tàu biển dùng vào mục đích đâm nhau và thiết kế vòi rồng để tấn công người khác. Đó là chưa kể Trung Quốc đã điều tàu tên lửa, tàu quân sự bao vây vòng ngoài để đe dọa. Sự thật những ngày vừa qua là Trung Quốc đã dùng vũ lực phi quân sự để đe dọa, trấn áp lực lượng chấp pháp và ngư dân Việt Nam. Có lẽ chúng ta phải tìm ra một từ ngữ nào mới để mô tả chiến lược của Trung Quốc.

    * Ông cũng từng nói rằng một trong những đặc trưng của ý thức hệ của Việt Nam và Trung Quốc là Đảng Cộng sản lãnh đạo, nếu có được một người bạn XHCN rất lớn ở bên cạnh hợp tác cùng có lợi thì sẽ rất thuận lợi cho Việt Nam. Nhưng, “ý thức hệ” trong tình hình hiện nay cho thấy điều gì, thưa Thứ trưởng?

    - Cho đến nay tôi vẫn giữ quan điểm này. Việt Nam cũng như Trung Quốc đang đi theo chế độ XHCN, dù muốn dù không thì vẫn có sự đồng cảm, tương đồng nhất định. Đó cũng chính là nguyên nhân mà cho đến giờ phút này chúng ta vẫn kêu gọi thiện chí và tính toán chính xác của Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu họ để chủ nghĩa dân tộc cực đoan, lợi ích phi lý lấn át bản chất CNXH thì không có nghĩa là cứ cùng ý thức hệ thì sẽ hợp tác với nhau đầy đủ. Ý thức hệ XHCN có bao giờ cho phép anh đi ngược lại chân lý, đạo lý thời đại, bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên xâm phạm chủ quyền của nước khác đâu. Chúng ta đang sống trong thời đại mà muốn bình đẳng thì luật pháp quốc tế, các chuẩn mực chung phải được tuân thủ, không được xâm phạm lợi ích của nhau.

    * Nhưng thực tế Trung Quốc đang “bật xinhan bên trái, bẻ tay lái sang phải”?
    - Điều này cũng không nên kết luận vội vàng. Chúng ta không nói chữ Trung Quốc chung chung, bởi vì nhân dân Trung Quốc, những đảng viên chân chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tôi tin là họ không nghĩ như vậy. Vấn đề ở đây là lãnh đạo Trung Quốc, truyền thông Trung Quốc có phản ánh đúng tình hình hay không, hay vẫn nói rằng Việt Nam đang xâm lấn lợi ích của Trung Quốc? Việt Nam khiêu khích Trung Quốc? Đây là việc mà dư luận quốc tế và chính Việt Nam phải làm cho nhân dân Trung Quốc hiểu là Việt Nam mong muốn hòa bình, hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Tôi tin rằng nếu người dân Trung Quốc hiểu đầy đủ những gì xảy ra trên thực tế thì họ sẽ không đồng tình với những hành động mà Trung Quốc gây ra thời gian qua.

    * Liệu có ai tin rằng Việt Nam đang khiêu khích Trung Quốc?
    - Tất cả những người chứng kiến thực tế đều thấy rằng không đúng như vậy. Chính vì chúng ta minh bạch, không có gì phải giấu giếm, cho nên chúng ta đã mời phóng viên trong nước và quốc tế lên tàu, đến thực địa chứng kiến tình hình và chúng ta đã để các phóng viên tự do tác nghiệp và bình luận.
    Đến thời điểm này, tôi chưa thấy phóng viên nào có mặt tại hiện trường phản ánh rằng Việt Nam quấy rối hoặc khiêu khích Trung Quốc.

    Còn nữa...

  11. #20
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Trung Quốc ???

    Tiếp theo...




    “Có thể xảy ra với nước khác”

    * Thưa ông, ông đã nghe gì về dư luận xung quanh phát biểu của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tại Shangri-La?

    - Bạn hãy tưởng tượng trong một không khí rất “nóng”, căng thẳng tại diễn đàn Shangri-La vừa rồi, đặc biệt là khi các đại diện của Mỹ, Nhật... có những phát biểu hết sức thẳng thắn, thì có một số người mong muốn rằng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cần “rắn” hơn.
    Nhưng hãy điềm tĩnh lại thì nhiều người sẽ đồng tình rằng sự mềm mỏng nhưng luôn giữ nguyên tắc của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh là thể hiện thiện chí và mong muốn hòa bình của Việt Nam. Chúng ta lại nhớ rằng trong các cuộc chiến tranh gian khổ và ác liệt mà Việt Nam phải đối mặt trong thế kỷ 20, Bác Hồ và các nhà lãnh đạo quân đội Việt Nam luôn luôn khẳng định quân đội của chúng ta là quân đội của hòa bình. Việt Nam xây dựng quân đội không phải để đi gây hấn, gây sự. Trong tình hình hiện nay, mọi cách hành xử của chúng ta phải hết sức bình tĩnh, tính toán kỹ càng. Chúng ta không bao giờ tự gây căng thẳng với Trung Quốc, chúng ta không muốn làm xấu mặt Trung Quốc, chúng ta không tranh hơn thua với Trung Quốc - điều chúng ta cần là giữ vững độc lập tự chủ, chủ quyền lãnh thổ, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển.

    Đừng ai động vào hai giá trị thiêng liêng ấy của chúng ta. Còn Việt Nam có kiên quyết hay không, xin hãy đọc lại lời phát biểu bế mạc Hội nghị T.Ư 9 của Tổng bí thư và phát biểu của Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội của chúng ta đã thể hiện tại các diễn đàn khác nhau trong thời gian vừa qua.

    * Những nhà lãnh đạo quân đội và lãnh đạo Quốc hội Trung Quốc đã tham dự Hội nghị Shangri-La 2014, khi nghe các quan khách quốc tế ủng hộ chủ trương, giải pháp của Việt Nam về tình hình biển Đông thì họ đã nổi cáu. Ông bình luận gì trước phản ứng này của Trung Quốc?
    - Trước hết tôi muốn nói về không khí Shangri-La năm nay. Họ đề cập đến nhiều vấn đề về an ninh, nhưng tâm điểm biển Đông đã chiếm rất nhiều thời gian, phát biểu của các nhà lãnh đạo quốc phòng và các chính khách, học giả.

    Tôi chưa thấy một ai nói là Việt Nam sai, yêu cầu Việt Nam phải làm thế này, thế kia. Lý do rất đơn giản ở chỗ là những gì Việt Nam làm đã thể hiện trên cơ sở luật pháp quốc tế quá rõ ràng. Những ý kiến nói rằng Trung Quốc thế nọ, thế kia và đôi khi làm cho đại diện đoàn Trung Quốc mất bình tĩnh là do họ không hiểu được ý muốn của những người tham gia hội nghị. Tôi cho rằng không phải quan khách quốc tế công kích Trung Quốc, mà điều họ lo ngại chính là những tiền lệ hôm nay xảy ra với Việt Nam thì ngày mai có thể sẽ xảy ra với nước khác, hôm nay xảy ra trên biển thì ngày mai sẽ xảy ra trên bộ và ngày kia sẽ xảy ra trên không. Và như vậy vấn đề chủ quyền của Việt Nam tự nhiên không phải là vấn đề của riêng Việt Nam nữa. Bảo vệ lẽ phải của Việt Nam, vì vậy cũng là bảo vệ chân lý chung, lợi ích chung của thời đại. Trong thế giới văn minh không thể có chuyện một quốc gia ngang nhiên giẫm đạp lên chân lý, luật pháp quốc tế và đơn phương dùng vũ lực để ép buộc quốc gia khác.

    "Tôi ngạc nhiên trước cách hành xử của họ"
    *Cá nhân ông có bất ngờ trước việc Trung Quốc chủ động tạo ra cái gọi là sự kiện giàn khoan không?
    - Tôi không bất ngờ trước việc Trung Quốc đưa giàn khoan xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, mà tôi ngạc nhiên trước sự tính toán sai lầm của Trung Quốc, đặc biệt là cách hành xử của họ. Cách hành xử ấy có thể đem đến lợi thế trong chốc lát dựa vào sức mạnh, nhưng nó không thể tồn tại lâu dài vì dòng chảy chính của xã hội loài người là hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển. Đấy cũng chính là phát ngôn của lãnh đạo Trung Quốc và họ phải chứng minh là họ cũng đi theo cái dòng chảy ấy.


    * Ông trả lời báo chí rằng chúng ta kiên trì thực hiện các biện pháp hòa bình thì đến lúc nào đó Trung Quốc sẽ thay đổi. Ông tin Trung Quốc sẽ thay đổi thật ư?

    - Tôi luôn tin yếu tố lợi ích quốc gia sẽ được Trung Quốc cân nhắc kỹ càng với tính toán chiến lược dài hơi của người Trung Quốc nói chung và ban lãnh đạo Trung Quốc nói riêng.
    Lịch sử Trung Quốc cũng đã chứng minh điều này. Lịch sử hàng ngàn năm của họ đã trải qua rất nhiều thăng trầm, nhưng khi nào Trung Quốc tạo được mối quan hệ tốt đẹp với thế giới bên ngoài, không thể hiện tham vọng bá quyền phi lý bằng những hành xử thiếu tính toán thì Trung Quốc ổn định và phát triển.

    * Nhưng rõ ràng là với việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc đã cố tình tạo ra một giai đoạn mới trong quan hệ giữa hai nước?
    - Nói như vậy cũng đúng. Đó là họ đã vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm chính những gì lãnh đạo của họ đã cam kết với lãnh đạo Việt Nam.

    Tuy nhiên, tôi muốn nói rằng giai đoạn này ngắn hay dài, có đem lại những hậu quả xấu hơn hay không thì còn tùy thuộc vào Việt Nam, vào ứng xử của Trung Quốc, và đặc biệt là tùy thuộc vào phản ứng của cộng đồng quốc tế. Trung Quốc không thể đứng một mình và nói rằng họ muốn làm gì thì làm. Cá nhân tôi luôn mong muốn Trung Quốc phát triển hòa bình bởi điều này cũng có lợi cho Việt Nam.

    “Nếu họ đem chiến tranh đến thì ta buộc phải bảo vệđất nước”

    * Thưa ông, những ngày này đường dây nóng giữa bộ quốc phòng hai nước đã hoạt động như thế nào?

    - Cho đến nay đường dây nóng về nguyên tắc đã được thỏa thuận, nhưng về mặt kỹ thuật thì đang được xúc tiến. Tuy nhiên, chúng ta luôn chủ động đề nghị trao đổi qua nhiều kênh khác nhau.
    Đó là các cuộc gặp giữa Bộ trưởng Phùng Quang Thanh với lãnh đạo cấp cao quân đội Trung Quốc, các cuộc gặp riêng ở Nay Pyi Taw (Myanmar) và cuộc gặp mới đây của tôi với phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc tại Shangri-La... Cá nhân tôi trong các cuộc gặp ấy luôn nói đi nói lại rằng Việt Nam luôn muốn duy trì, củng cố mối quan hệ với Trung Quốc. Chúng tôi chỉ có một yêu cầu kiên quyết là Trung Quốc dừng hoạt động giàn khoan Hải Dương 981 và rút ra ngoài thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trước mắt là giảm bớt căng thẳng, rút toàn bộ tàu quân sự và máy bay trên thực tế, không có hành vi chủ động đâm va tàu Việt Nam và đặc biệt là không được đe dọa, xâm phạm tính mạng ngư dân Việt Nam bởi đó là hành động vô nhân đạo. Sau đó hai nước sẽ ngồi đàm phán với nhau.

    * Chúng ta rất thiện chí khi đã tiến hành mấy chục cuộc giao thiệp qua con đường ngoại giao, nhưng đổi lại Trung Quốc vẫn gia tăng các hành vi bạo lực và đe dọa bạo lực. Vâng, mọi sự chịu đựng có giới hạn, nếu họ cứ tiếp tục sử dụng bạo lực, thậm chí thực hiện một cuộc tấn công chớp nhoáng thì chúng ta phải làm gì?

    - Ở đây có hai mặt của vấn đề.

    Mặt thứ nhất là chúng ta phải kiên trì thực hiện các biện pháp hòa bình, kiên trì giữ quan hệ với Trung Quốc và không cắt đứt. Như tôi đã nói ban đầu, Trung Quốc sẽ không thể nói “không” mãi được khi Việt Nam đấu tranh kiên trì, mạnh mẽ và được cộng đồng thế giới lên tiếng ủng hộ.

    Mặt thứ hai là chúng ta phải kiên trì bám biển, bám ngư trường, kiên trì đấu tranh trên thực địa và chúng ta tìm ra biện pháp đấu tranh mà không để các hành động vũ lực, thô bạo của Trung Quốc ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của lực lượng chấp pháp và của ngư dân ta trên biển.
    Chúng ta mong những việc như vậy kết thúc sớm và chúng ta ngồi vào bàn đàm phán với Trung Quốc. Nhưng chúng ta cũng sẵn sàng kiên trì lâu dài thực hiện quyền bảo vệ chủ quyền trên biển, bảo vệ ngư dân và tuyên truyền, cản phá để Trung Quốc hiểu được một điều là không bao giờ Việt Nam khoanh tay nhìn Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của mình.

    Còn nữa...


Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •