Trang 5/5 ĐầuĐầu ... 345
Hiện kết quả từ 41 tới 49 của 49

Chủ đề: Chung Quanh Việc Trung_Việt Tranh Chấp Ở Biển Đông ???

  1. #41
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Việt - Trung cam kết duy trì hòa bình trên Biển Đông


    Thứ tư, 8/4/2015 | 20:35 GMT+7

    Việt Nam và Trung Quốc nhất trí thực hiện các thỏa thuận về giải quyết vấn đề trên biển nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.


    Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì lễ đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hôm qua. Ảnh: VGP

    Đây là một trong những nội dung của Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc, nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Trong cuộc hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm qua, hai bên đã trao đổi thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh việc tuân thủ nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”.

    Hai nước nhất trí thông qua đàm phán hữu nghị để tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài nhằm kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC) và sớm đạt được "Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông" (COC).

    Việt - Trung nhất trí không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp nhằm duy trì quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

    Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo cũng đồng ý tiếp tục tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, thực thi pháp luật và an ninh; tăng cường phối hợp trong các khuôn khổ đa phương như Liên Hợp Quốc, APEC, ASEAN - Trung Quốc, cùng duy trì và thúc đẩy hòa bình và phát triển của thế giới.


    Toàn văn Thông cáo chung

    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Bắc Kinh vào hôm qua, trong chuyến thăm chính thức dài 4 ngày, theo lời mời của ông Tập.

    Chiều qua, hai nhà lãnh đạo đã có buổi gặp mặt, phát biểu tại chương trình Gặp gỡ hữu nghị thanh niên hai nước Việt-Trung lần thứ 15. Hôm nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có cuộc tiếp kiến với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ông cũng đến thăm Đại sứ quán và đại diện kiều bào, lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc.

    Anh Ngọc
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  2. #42
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts

    Trung Quốc biện minh cho hành động của tàu chống Philippines ở Biển Đông


    Thứ tư, 22/4/2015 | 22:18 GMT+7

    Trung Quốc hôm nay biện hộ về hành động của các tàu ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông, sau khi Manila cáo buộc tuần duyên nước này phun vòi rồng vào tàu cá Philippines.


    Tàu tuần duyên Trung Quốc. Ảnh: Inquirer

    "Gần đây, nhiều tàu cá Philippines không tuân thủ sự điều hành của Trung Quốc và đánh bắt trái phép ở vùng biển đảo Hoàng Nham, xâm phạm chủ quyền và quyền, lợi ích hàng hải của Trung Quốc", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm nay nói.

    Ông không trực tiếp xác nhận về việc nước này sử dụng vòi rồng, nhưng nói các tàu của nhà nước Trung Quốc ở vùng biển quanh bãi cạn tranh chấp Scarborough/Hoàng Nham đã thực hiện nhiệm vụ và "xử lý ở những vùng biển liên quan theo luật pháp".

    "Chúng tôi yêu cầu phía Philippines tăng cường giáo dục và kiểm soát ngư dân nước mình, và chấm dứt mọi hành vi vi phạm chủ quyền và quyền, lợi ích của Trung Quốc", ông Hồng nói.

    Các ngư dân Philippines trước đó cho hay tuần duyên Trung Quốc tuần trước lên tàu cá của họ, vứt bỏ cá và ngư cụ sau khi phun nước vào họ ở vùng bãi cạn tranh chấp ở Biển Đông.

    Dinh tổng thống ở Manila cho hay tuần duyên Trung Quốc đã dùng vòi rồng để đuổi một nhóm ngư dân Philippines ở bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, phá hỏng một số tàu gỗ. Tàu Trung Quốc đâm va một tàu cá trong khu vực cách đây vài tháng.

    Gilbert Baoya, một ngư dân 58 tuổi ở tỉnh Pangasinan, Philippines, cho biết những người có vũ trang từ lực lượng tuần duyên Trung Quốc đã cắt đứt dây thừng nối tàu của ông với bãi cạn. "Chúng tôi hoảng sợ", ông nói. "Chúng tôi chẳng thể làm được gì".

    Tuần duyên Trung Quốc dùng loa phát thanh để đuổi ngư dân, yêu cầu họ dừng đánh cá, Efren Montehermido, một ngư dân 20 tuổi cho Reuters thấy đoạn video quay cảnh phun vòi rồng hôm 13/4.


    Montehermido cho hay những ngư dân như anh phải lén vào bãi cạn vào ban đêm và rời đi vào buổi sáng. "Chúng tôi như những kẻ trộm trong chính căn nhà mình", anh nói.

    Philippines tuyên bố bãi cạn nằm cách tỉnh Zambales 124 dặm hải lý về phía tây và thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước này. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với bãi cạn, và quan hệ hai nước năm 2012 bắt đầu xấu đi do tranh chấp.

    Trọng Giáp (Theo Reuters)
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  3. #43
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Báo chí Trung Quốc sôi sục trước tin Mỹ điều tàu đến Trường Sa


    Thứ sáu, 15/5/2015 | 17:27 GMT+7

    Báo chí Trung Quốc cho rằng Mỹ "khiêu khích" khi điều tàu tuần tra tới gần các bãi đá ngầm nước này đang cải tạo phi pháp ở Trường Sa, và cảnh cáo Mỹ đã "chọn nhầm đối thủ".

    Tàu khu trục Trung Quốc (khoanh tròn) bám theo tàu USS Fort Worth của Mỹ. Ảnh:US Navy

    Hôm 11/5, chiến hạm Mỹ USS Fort Worth, tàu chiến cận bờ lớp Freedom, tiến vào gần các bãi đá Trung Quốc đang cải tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa. Đây là hoạt động tuần tra của tàu trong 7 ngày tại vùng biển quốc tế, từ căn cứ tàu đóng ở Singapore. Tuy nhiên, tàu Mỹ bị tàu khu trục nhỏ của Trung Quốc Yancheng Type 054A bám đuôi cho đến khi rời khỏi khu vực.

    Quan chức hải quân Mỹ cho biết, hoạt động thường kỳ như tàu Fort Worth vừa hoàn thành ở Biển Đông sẽ là một thông lệ mới, khi 4 chiếc tàu chiến cận bờ của Mỹ đến khu vực trong những năm tới. Một quan chức Mỹ giấu tên tuần này cho biết quân đội đang cân nhắc đề xuất điều máy bay và tàu hải quân đến trong phạm vi khoảng 12 hải lý quanh những bãi đá ngầm Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa.

    Trước những động thái cứng rắn của Mỹ, hôm nay, một loạt trang báo lớn của Trung Quốc lên tiếng chỉ trích Mỹ, cho rằng nước này đang khiêu khích Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. "Đầu tiên, Mỹ gây mất đoàn kết giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bằng cách kích động ASEAN đồng thanh phản đối Trung Quốc, nâng tranh chấp khu vực lên tầm quốc tế. Thứ hai, Mỹ kêu gọi Nhật Bản và những nước khác can thiệp vào, làm rối loạn thêm tình hình ở đây. Cuối cùng, Mỹ trực tiếp can dự, chuyển thành vấn đề trực diện giữa Mỹ và Trung Quốc", hãng thông tấn quốc gia Trung Quốc viết. China, cổng thông tin của chính phủ, nhận xét rằng chiến thuật của Trung Quốc, chia rẽ giữa Việt Nam và Philippines, đang ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn.

    Hôm 12/5, một quan chức Mỹ cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đề nghị điều phi cơ và tàu quân sự của Washington tới khu vực trong phạm vi 12 hải lý quanh những bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa mà Bắc Kinh đang tiến hành cải tạo. Các bãi đá này thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc đánh chiếm.
    Bình luận về đề xuất này, trang Sina cho rằng "Mỹ sẽ duy trì lực lượng mạnh nhất đối đầu trực diện với Trung Quốc" ở Biển Đông. Báo Hoàn Cầu cảnh báo "quân đội Mỹ nếu cứ muốn bay qua các bãi đá, đặc biệt là qua vùng 12 hải lý, thì quân đội Trung Quốc sẽ chứng minh là Mỹ đã chọn nhầm địa điểm và đối thủ."

    "Nếu Washington nhận định quân đội Mỹ có thể thích gì làm nấy trên các đảo (ở Trường Sa) mà chính phủ cũng như quân đội Trung Quốc vẫn nín nhịn, thì quả thật quá ngây thơ". Báo này đề cập cái mà họ cho là lợi thế của Trung Quốc so với Mỹ, đó là có đất liền ở gần Biển Đông hơn, nên "không phải là nơi Mỹ tự tung tự tác". Hoàn Cầu phỏng vấn Hứa Lợi Bình, chuyên gia Viện nghiên cứu chiến lược toàn cầu và châu Á, thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. Hứa cảnh báo rằng nếu tàu Mỹ đi vào khu vực 12 hải lý gần các bãi đá ngầm là "đụng chạm đến giới hạn cuối cùng của Trung Quốc". "Một khi xảy ra thương vong, Mỹ sẽ phải gánh chịu trách nhiệm", Hứa nói.

    Phụ bản của báo đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra gợi ý "để đối phó với Mỹ, Trung Quốc cần xây dựng sẵn hai phương án vừa hợp tác vừa phòng thủ với Mỹ. Nếu như quân đội Mỹ tiếp tục khiêu khích Trung Quốc, quân đội nước này sẽ phải ra tay đối phó". Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với khoảng 90% Biển Đông và đang thực thi tuyên bố bằng cách xây dựng trái phép một chuỗi đảo nhân tạo trên các bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và nhiều nước trong khu vực. Trung Quốc còn ngang nhiên tuyên bố việc cải tạo là để phục vụ mục đích dân sự và "đáp ứng nhu cầu phòng thủ quân sự" của Trung Quốc. Trung Quốc cũng cho rằng "có quyền lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)" trên Biển Đông nếu muốn. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong chuyến thăm Bắc Kinh cuối tuần này dự kiến sẽ tỏ rõ quan điểm, để các lãnh đạo Trung Quốc "không còn hoài nghi" về cam kết đảm bảo tự do hàng hải và hàng không của Mỹ ở Biển Đông.

    Hồng Hạnh



  4. #44
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Tòa mở vụ kiện 'đường lưỡi bò' cho Việt Nam tham dự


    Thứ tư, 8/7/2015 | 10:37 GMT+7

    Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) của Liên Hợp Quốc có trụ sở lại The Hague, Hà Lan hôm qua bắt đầu bắt đầu xem xét vụ kiện của Philippines đối với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

    Theo thông cáo báo chí của PCA, phiên điều trần không được công khai, tuy nhiên tòa án cho phép các nước Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Nhật Bản, cử phái đoàn nhỏ đến với tư cách là quan sát viên.

    Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông dựa trên "đường 9 đoạn" nước này tự đưa ra. "Đường 9 đoạn" đi vào sát bờ của các nước láng giềng như Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia.


    Phái đoàn Philippines dự vụ kiện tại Hà Lan. Ảnh: Rappler

    Philippines đưa tới phiên tòa một đội ngũ hùng hậu, gồm các nhân vật cấp cao từ ba cơ quan chính phủ và luật sư nổi tiếng quốc tế. Manila muốn tuyên bố "đường 9 đoạn" của Trung Quốc là bất hợp pháp và tin rằng tòa án sẽ đưa ra phán quyết có lợi cho mình.

    Trong khi đó, Trung Quốc từ chối dự vụ kiện và cho rằng PCA không có thẩm quyền xem xét vụ kiện của Philippines. Bắc Kinh còn cảnh báo Manila "chớ có đối đầu" với nước này và vẫn khẳng định giải quyết vấn đề theo song phương.

    Phương Vũ
    Lần sửa cuối bởi Shaolaojia; 09-07-2015 lúc 05:07 AM

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  5. #45
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Mở lại căn cứ Subic, Philippines quyết đấu Trung Quốc ở Biển Đông


    Chủ nhật, 19/7/2015 | 17:58 GMT+7

    Với tuyên bố mở lại căn cứ quân sự trên vịnh Subic giữa tuần qua, kèm khẳng định sẽ điều động tàu khu trục và chiến đấu cơ, Philippines đang có một bước đi quyết liệt nữa để đối phó Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông.


    Tàu chiến Mỹ neo đậu trong vịnh Subic năm 1992. Ảnh: US Navy

    Hơn 20 năm kể từ khi những binh sĩ cuối cùng của hải quân Mỹ rút khỏi căn cứ hải quân trên Vịnh Subic vào năm 1992, Philippines ngày 16/7 tuyên bố mở cửa trở lại căn cứ này. Cùng với tuyên bố trên, người phát ngôn Bộ quốc phòng Philippines Peter Galvez khẳng định, quân đội nước này sẽ đưa các chiến đấu cơ và chiến hạm tới Vịnh Subic. “Vị trí của căn cứ mang tính chiến lược cao”, ông Galvez khẳng định khi nói đến vị trí hướng ra Biển Đông, mà Manila gọi là Biển Tây Philippines, của căn cứ này. “Nếu cần phải triển khai lực lượng tới Biển Tây Philippines, căn cứ (Subic) đã có sẵn ở đó. Chúng tôi không giấu giếm điều này. Ở đó còn có một cảng nước sâu có thể đón các tàu chiến mới”.

    Quyết đối phó Trung Quốc

    Nằm cách bãi cạn Scarborough chưa đầy 200 km về phía đông và cách thủ đô Manila chừng 2 giờ chạy xe về phía bắc, Subic từng là căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài. Theo tờ Wall Street Journal, hơn 4.000 binh sĩ Mỹ và gia đình họ từng sống tại đây, nơi từng là trạm bảo dưỡng tiền phương chính của Hạm đội 7. Trong những năm cao điểm Mỹ tham chiến tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 4 triệu lượt thủy thủ Mỹ được chuyển qua vịnh này. Kế bên, Trạm Cubi là nơi hàng trăm máy bay của hải quân Mỹ trong khu vực được bảo dưỡng. Sau khi lấy lại căn cứ này từ hải quân Mỹ, Subic được chuyển đổi thành một khu thương mại và công nghiệp, với chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp tới đây. Việc mở cửa trở lại căn cứ ở Subic là kế hoạch đã được Philippines triển khai từ lâu. Năm 2013, Bộ trưởng quốc phòng Voltaire Gazmin đã tuyên bố Manila có kế hoạch lập các căn cứ hải quân và không quân tại đây, do vị trí gần với vùng biển đang có tranh chấp với Trung Quốc, đặc biệt là bãi cạn Scarborough. Sau một cuộc đối đầu kéo dài 3 tháng tại Scarborough giữa tàu hải quân Trung Quốc và Philippines năm 2012, cuối cùng Trung Quốc đã chiếm kiểm soát bãi cạn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

    Giới chuyên gia cho rằng sử dụng vịnh Subic sẽ cho phép không quân và hải quân Philippines phản ứng hiệu quả hơn với những động thái của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ, đi sát vào bờ biển của các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam và Philippines. Cảng nước sâu của Subic nằm ở phía tây của đảo chính Luzon của Philippines, đối diện Biển Đông. "Giá trị của Subic với tư cách là căn cứ quân sự đã được người Mỹ chứng minh. Các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc biết điều đó", Rommel Banlaoi, chuyên gia an ninh của Philippines cho biết.


    Vị trí Vịnh Subic của Philippines. Đồ họa: globalbalita

    Cùng với tuyên bố mở lại căn cứ quân sự Subic, quân đội Philippines cũng khẳng định sẽ điều động hai tàu khu trục cùng các chiến đấu cơ mới đến căn cứ này. Cụ thể, từ đầu năm 2016, hai chiến đấu cơ hạng nhẹ FA-50, nằm trong đơn đặt hàng 12 chiếc Manila ký hồi năm ngoái với Hàn Quốc, sẽ được điều về Trạm hải quân Cubi trong vịnh Subic, hai sĩ quan cấp tướng trong quân đội Philppines tiết lộ với Reuters. Nguồn tin này còn cho biết, một phi đội FA-50 đầy đủ sẽ đóng quân tại Subic, cùng với Phi đội chiến đấu số 5, được điều về từ một căn cứ tại đảo Luzon. Trong khi đó hai tàu khu trục sẽ được điều về cảng Alava. “Các chiến đấu cơ hạng nhẹ mới do Hàn Quốc sản xuất có thể tới bãi cạn Scarborough trong vài phút, còn các máy bay tuần tra biển hoặc máy bay không người lái có thể cập nhật thông tin thường xuyên về các động thái của Trung Quốc trong khu vực”, Patrick Cronin, một chuyên gia về khu vực Đông Nam Á, đến từ Trung tâm an ninh Mỹ mới tại Washington nhận định. “Việc trở lại vịnh Subic, lần này do không quân Philippines đi đầu, có vẻ là bước đi phòng thủ khôn ngoan”.

    Mở đường cho quân đội Mỹ trở lại


    Đường băng trong Vịnh Subic phù hợp cho nhiều loại máy bay. Ảnh: Philstar

    Điều được giới quan sát chờ đợi và quan tâm nữa là sự trở lại của quân đội Mỹ tại căn cứ này. Kể từ năm 2000 đến nay, các tàu chiến Mỹ thường xuyên ghé thăm Subic, nhưng chỉ để neo đậu và tham gia các cuộc diễn tập với quân đội Philippines, hoặc sử dụng các dịch vụ thương mại, như sửa chữa và bổ sung quân nhu.

    Theo Hiệp định Tăng cường hợp tác quốc phòng được ký với Mỹ năm 2014, có 8 địa điểm tại Philippines quân đội Mỹ có thể sử dụng, nhưng không có vịnh Subic, do vào thời điểm đó căn cứ này còn đóng cửa. Thỏa thuận này cho phép quân đội Mỹ triển khai tới các căn cứ tại Philippines lâu hơn và xây dựng các cơ sở đóng quân cùng hạ tầng phục vụ hậu cần. Đến nay, thỏa thuận trên đang tạm thời bị “đóng băng”, sau khi một số chính trị gia cánh tả tại Philippines khiếu nại lên Tòa án tối cao. Dự kiến phán quyết sẽ được đưa ra trong những tháng tới. “Subic có thể là một trong những địa điểm…trong Thỏa thuận Tăng cường hợp tác quốc phòng”, thứ trưởng quốc phòng Pio Lorenzo Batino tiết lộ. Trong khi đó Lầu Năm Góc cho biết đã có những cuộc đàm phán không chính thức về vị trí các căn cứ tại Philippines, nhưng sẽ không có kế hoạch nào được triển khai cho tới sau phán quyết của Tòa án Tối cao Philippines. Dù vậy, với những động thái và phát biểu gần đây của giới chức quân đội Mỹ, việc Lầu Năm Góc đưa quân trở lại Philippines có lẽ là điều có thể dự báo trước. Phát biểu trước báo giới hôm 18/7, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương khẳng định các lực lượng Mỹ được trang bị tốt và sẵn sàng phản ứng trước mọi diễn biến bất ngờ trên Biển Đông.

    Đô đốc Scott Swift, người tiếp nhận ghế tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương hồi tháng 5, cho biết, hải quân Mỹ có thể triển khai thêm 4 tàu chiến ven bờ như đã cam kết với khu vực. Ngoài ra ông Swift cũng tiết lộ “rất quan tâm” đến việc mở rộng các cuộc tập trận thường niên đa quốc gia của hải quân Mỹ với một số đồng minh trong khu vực.

    Hoàng Nguyên
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  6. #46
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Trung Quốc tuyên bố dừng bồi đắp ở Biển Đông


    Thứ tư, 5/8/2015 | 20:03 GMT+7

    Trung Quốc hôm nay tuyên bố nước này đã dừng bồi đắp ở Biển Đông và kêu gọi các nước trong khu vực đẩy nhanh đàm phán về bộ quy tắc ứng xử trên vùng biển này.


    Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tại Kuala Lumpur hôm nay. Ảnh: Reuters

    "Trung Quốc đã ngừng rồi", Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói khi được một phóng viên hỏi liệu nước này có tạm dừng hoạt động bồi đắp ở Biển Đông hay không. "Hãy cứ đưa máy bay đến mà xem", Reuters dẫn lời ông Vương phát biểu tại Malaysia, bên lề các cuộc họp với sự tham gia của các bộ trưởng ngoại giao thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

    Ngoại trưởng Trung Quốc cũng kêu gọi các nước trong khu vực nhanh chóng đàm phán về bộ quy tắc ứng xử trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.


    Trung Quốc hồi tháng 6 tuyên bố nước này sẽ sớm hoàn thiện bồi đắp ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Những bức ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Trung Quốc đã gần xây xong một đường băng dài 3.000 m trên một trong 7 đảo nhân tạo xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

    Trong cuộc gặp song phương hôm nay với ông Vương tại Malaysia, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bày tỏ quan ngại về hoạt động bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông.

    Ông Kerry tuyên bố Washington không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng muốn thấy tranh chấp được giải quyết hòa bình, theo luật quốc tế. Ngoại trưởng Mỹ cũng nhắc lại lo ngại về việc Trung Quốc "quân sự hóa" các thực thể đang chiếm giữ ở quần đảo Trường Sa.

    Trọng Giáp
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  7. #47
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts

    Mỹ điều khu trục hạm áp sát đảo ở Hoàng Sa


    Thứ bảy, 30/1/2016 | 16:37 GMT+7

    Khu trục hạm của hải quân Mỹ hôm nay đi vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.


    Khu trục hạm USS Curtis Wilbur (DDG 54) của hải quân Mỹ. Ảnh: Wikipedia

    ABC News dẫn tin từ Lầu Năm Góc cho hay động thái của tàu chiến USS Curtis Wilbur (DDG 54) nhằm thách thức những hạn chế về quyền và tự do hàng hải của Mỹ cũng như các nước khác trên Biển Đông.

    "Tôi có thể xác nhận rằng Bộ Quốc phòng đã tiến hành một hoạt động tự do hàng hải trên Biển Đông hôm 30/1 cụ thể là trong khu vực lân cận đảo Tri Tôn ở quần đảo Hoàng Sa", phát ngôn viên Lầu Năm Góc, ông Mark Wright, nói.

    Theo ông, không có tàu nào của hải quân Trung Quốc xung quanh khu vực này khi USS Curtis Wilbur đi qua. Hải quân Mỹ cũng không thông báo trước về động thái trên.

    "Điều này phù hợp với hoạt động thông thường của chúng tôi và luật pháp quốc tế", ông Wright nói.

    Đảo Tri Tôn là một cồn cát có diện tích lớn thứ ba ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1974.

    Mỹ tuyên bố không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Tuy nhiên, ông Wright khẳng định Mỹ ủng hộ mạnh mẽ việc "bảo vệ các quyền, sự tự do và việc sử dụng hợp pháp vùng biển và không phận này đối với tất cả các nước và tất cả những tuyên bố chủ quyền hàng hải phải phù hợp với luật pháp quốc tế".

    Hồi tháng 10/2015, khu trục hạm USS Lassen của Mỹ cũng đi vào phạm vi 12 hải lý quanh một đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Động thái này đã thách thức mạnh mẽ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc và khiến Bắc Kinh tức giận.

    Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines.

    Trung Quốc đã thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên quần đảo Hoàng Sa từ tháng 7/2012 nhằm thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Bất chấp sự phản đối của Việt Nam, Trung Quốc liên tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm trường học, sân bay, bến cảng ở Hoàng Sa, xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền của Việt Nam.

    Việt Nam nhiều lần khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên các đảo đá, bãi ở hai quần đảo này mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.

    Anh Ngọc

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  8. #48
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts

    Mỹ sẽ cung cấp 18 tàu tuần tra cho Việt Nam


    Thứ ba, 24/5/2016 | 13:00 GMT+7

    Trong thông cáo báo chí ngày 23/5, Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ cung cấp cho Việt Nam 18 tàu tuần tra Metal Shark. Thông cáo nói rõ, theo yêu cầu của phía Việt Nam, Mỹ đang theo đuổi việc cung cấp cho Việt Nam loại tàu Metal Shark 45 Defiant, hỗ trợ huấn luyện và trang bị cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam.

    Metal Shark 45 Defiant là loại tàu tuần tra vỏ nhôm một thân. Con số 45 trong số hiệu là chiều dài 45 feet, tương đương 13,7 m. Trong khi đó, chiều ngang tàu là 15 feet, tương đương 4,6 m. Tốc độ tối đa của tàu đạt 40 knot, tương đương 74 km/h.

    Hãng Metal Shark cho biết đây là loại tàu được thiết kế đặc biệt cho quân đội, lực lượng thực thi pháp luật, bảo đảm an ninh cảng, hoa tiêu, cứu hộ và nhiều nhiệm vụ khác.

    Tàu có thiết kế thích hợp cho tuần tra quân sự và có thể được đặc chế để thích hợp với nhiều nhiệm vụ theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, Metal Shark 45 Defiant cũng hoạt động ổn định, tin cậy và cơ động đối với các nhiệm vụ ven bờ và ngoài khơi.

    Một trong những điểm nổi bật của Metal Shark 45 Defiant là khoang lái được thiết kế đảm bảo tăng khả năng quan sát với tầm nhìn 360 độ, loại bỏ được những điểm mù vốn gây trở ngại trên các tàu tuần tra truyền thống.


    Những cửa sổ rộng cho phép thủy thủ tàu quan sát máy bay phía trên, các cấu trúc cao hoặc tàu lớn hơn. Bên cạnh đó, những cánh cửa có thể bật mở nhanh ở phía đuôi tàu giúp thủy thủ đoàn dễ dàng giao tiếp khi cập cảng hoặc cơ động bên cạnh các tàu khác.

    Không gian trong cabin cũng rất thuận tiện với ghế ngồi cho 6 thủy thủ, khu bếp, khu vực ăn uống và băng ghế dài. Ngoài ra, trên tàu còn có nhà vệ sinh, bồn rửa và vòi hoa sen nước nóng. Trong bếp thậm chí còn có cả lò vi sóng, bếp điện và tủ lạnh.

    Đặc biệt, phiên bản Metal Shark 45 Defiant có khả năng tích hợp nhiều trang thiết bị khác, trong đó có vòi rồng, đèn pha cao áp, cáp kéo và giá súng.

    Theo nhà sản xuất, việc lắp đặt vòi rồng nhằm đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ chữa cháy và bảo đảm an ninh cảng của khách hàng. Tàu được gắn hai vòi phun cỡ 12,7 cm và một vòi cỡ 6,35 cm, công suất của hệ thống bơm đạt 38.000 lít nước/phút.

    Với hệ thống hãm bằng phản lực nước, tàu có khả năng dừng ngay lập tức trong khoảng cách di chuyển bằng 3 lần thân tàu và có thể được trang bị thêm các thiết bị đẩy khác.

    Tờ Los Angeles Times của Mỹ cho biết thỏa thuận cung cấp tàu tuần tra Metal Shark cho Việt Nam đã được Mỹ công bố từ năm ngoái, trong thời điểm tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến căng thẳng.

    Cũng theo tờ báo này, phía Việt Nam có thể sẽ sử dụng khoảng 12 triệu USD trong năm nay để mua các tàu tuần tra cỡ nhỏ, các thiết bị thông tin liên lạc và đào tạo tiếng Anh cho thủy thủ.

    Shaolaojia theo VNExrpess

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  9. #49
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Lượm ve chai - giải độc thông tin


    Mấy hôm rồi thiên hạ lao xao nhất là mấy cụ nghỉ... dỗi hơi cứ bàn về chuyện tàu chiến Trung Quốc đến thăm cảng Quốc tế Quýt Ranh,/Cam ranh /khánh Hòa. Nhiều đứa ngứa mồm, nhất là cái đám ăn theo bọn "Việt Tân" chuyên "xuyên tạc" nên xin cóp nhặt làm tí để giải độc về vấn đề này :

    1. Tại sao Việt Nam cho Trung Quốc vào Cam Ranh? Không sợ bị tiết lộ bí mật quốc gia hỉ ?

    Xin thưa: 3 tàu Trung Quốc này là 3 tàu đang trên đường trở về từ Sô-ma-li, Việt Nam chỉ cho phép chúng đi vào Cảng Quốc tế Cam Ranh chứ không phải Quân cảng Cam Ranh. Cảng Quốc tế Cam Ranh được khánh thành ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, riêng cái tên và cái ngày đó đã thể hiện rất ư là độc chiêu, thâm sâu chả kém gì tàu cựa là đon hiểm trong quan hệ đối ngoại quốc phòng của Việt Nam. Mục đích của cảng này chỉ nhằm phục vụ công tác đối ngoại và cung cấp hậu cần cho tất cả các tàu quân sự và dân sự của bất cứ quốc gia nào trên thế giới khi cấn tiếp nhiên liệu và sửa chữa các sự cố trong hành trình đi qua khu vực. Cảng này cách Quân cảng Cam Ranh của Hải quân trên 5km. Tàu Trung Quốc chưa từng đi qua Cửa Hẹp "cửa ngõ quan trọng nhất" vào Quân cảng Cam Ranh. Vì thế chả có đếch gì phải sợ bất cứ thằng nào có thể nhòm ngó thâm nhập vào "thâm cung bí sử" của Quân cảng Cam Ranh "xem hình chụp từ vệ tinh" .

    2. Trung Quốc cố tình chơi đểu ta khi cử tàu Tương Đàm đến ?
    Cái này thì đúng, trong đối ngoại đôi bên đều có vô số những sự chơi đểu nhau như thế. Kiểu như khi lão Bình sang thăm được ta bố trí cho đi xe biển số 79 hay khi Vương Gia Thụy sang được Tướng Thanh nhà ta cho đi thăm, ở, ngủ, nghỉ, hóng gió, ngó đĩ ở đường Trường Sa hay như đoàn đại biểu quân sự TQ bị "soái ca" Việt Nam múa võ ra uy. Thì việc Trung Quốc đưa tàu Tương Đàm 531 đến Việt Nam cũng chỉ là trò "ăn miếng trả miếng " mà thôi.
    Nên nhớ: Những con tàu Trung Quốc tham gia xâm chiếm Trường Sa có cái tên Ưng đàm 531 và Tương Đàm 556, còn giờ đây Trung quốc điều tàu đến "thăm" ta một con tàu mang cái tên với cái số hiệu rất xỏ lá ba que: với cái tên Tương đàm 531, một con tàu mới được hạ thủy tháng 2/2016. Trung Quốc chắc phải mất công lắm khi đóng ra một con tàu với cái tên và số hiệu rất"ý nghĩa", rồi đem tàu đi dương oai nửa vòng trái đất đến tận Châu Phi rồi quay về ghé "thăm" ta để thị uy ?


    Nếu quả thật Trung Quốc đã mất công như thế thì mục đích của chúng để làm gì ?
    -Thị uy cho dân Việt Nam biết sức mạnh "thiên triều" ư ? Nếu là thị uy thì Trung Quốc chẳng phải lén lút đặt cái tên với cái số hiệu như thế ? .
    -Nhắc lại cho dân Việt Nam cái "chiến thắng" Trường Sa của chúng ư ? Nếu thế thì chắc chính quyền Trung Quốc phải nhục lắm vì sau gần 30 năm kể từ trận hải chiến (1988) ấy thì số đảo Việt Nam hiện đang canh giữ đã tăng gấp đôi. Năm 1996, Việt Nam giữ 24 điểm trong quần đảo Trường Sa, còn Trung Quốc chiếm 9. Đến năm 2015, theo mấy thằng CIA thì Việt Nam đang nắm giữ 48 điểm còn Trung Quốc chỉ có 8, nhưng đặc biệt nguy hiểm hiện nay (2016) chúng đã bồi đắp cải tạo đảo Gạc ma thành sân bay với đường băng 3,5 km và rất nhiều khu chứa máy bay, ra đa cảnh giới và hệ thống phòng không thế` hệ mới...
    -Để giới lãnh đạo và các tướng lĩnh quân đội Việt Nam mâu thuẫn, nghi kỵ lẫn nhau? Cái này có vẻ có lý và mới là ý đồ thực sự của Trung Quốc.
    Nên nhớ: Quan điểm lãnh đạo của Đảng ta rất rõ ràng đó Là: Đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ đối ngoại và người Việt ta có câu khá mùi mẫn chả khác đếch gì thằng Tàu cả đó là 'Trong ta có bạn - trong bạn có thù" đó sao nên chả có đếch gì phải bận tâm chỉ vì một cái tàu đầu Ngô mình Sở cả.


    3. Đám phản động Việt tân và một vài đứa ở hải ngoại "ngoại trừ kiều bào yêu nước" luôn toác cái mồm thối kêu gào mấy đứa trẻ trâu bị đuổi việc, bất mãn với xã hội trong nước a dua kiểu "dân chủ" -"yêu nước" gào thét thay đổi chính trị rồi đa nguyên, đa đảng thật là vớ vẫn, chính vì thế khuyên các cụ dỗi hơi chả có đếch gì phải bận tâm cứ ngày 3 bữa thích thì rủ nhau làm vài chén tửng lên về đi ngủ cho nó khỏe .
    Haa.ha.ha...

    Theofacebook Lão Hạc
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •