Trang 3/5 ĐầuĐầu 12345 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 21 tới 30 của 49

Chủ đề: Chung Quanh Việc Trung_Việt Tranh Chấp Ở Biển Đông ???

  1. #21
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Trung Quốc ???


    Trung Quốc Nghiêm Trong Xâm Phạm Việt Nam

    Tiếp theo...

    * Thông thường có ba cách để giải quyết tình hình như hiện nay: một là thông qua đàm phán chính trị, hai là quân sự đối đầu và ba là đấu tranh pháp lý. Về đàm phán chính trị, đến nay Trung Quốc không bày tỏ thiện chí; quân sự thì chắc chắn là cả hai bên đều không muốn; vậy phải chăng chỉ còn cách thứ ba?

    - Nói vậy là thiếu chính xác. Không thể vạch ra ba con đường và chỉ chọn một. Để bảo vệ chủ quyền thì chúng ta có nhiều biện pháp được sử dụng cùng lúc, đồng bộ.

    Việc đầu tiên chúng ta phải làm là củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sự đồng lòng của toàn dân, cả nhân dân trong nước và kiều bào ở nước ngoài, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ để tiếp tục phát triển.

    Thứ hai là chúng ta phải có giải pháp tốt trên thực địa để khẳng định Việt Nam không bao giờ làm ngơ trước những sai phạm của Trung Quốc, mặc dù họ nhiều tàu hơn nhưng không vì thế mà chúng ta mất ý chí.

    Thứ ba là chúng ta tăng cường tuyên truyền trên các diễn đàn quốc tế để nói lên sự thật và lẽ phải.
    Thứ tư là chúng ta vẫn duy trì quan hệ với Trung Quốc, bởi đấu tranh gì thì cuối cùng hai bên vẫn phải ngồi lại với nhau, nhưng phải trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và trên cơ sở luật pháp quốc tế thì mới mong giải quyết được vấn đề.

    Gần đây có nhiều người đề cập đến giải pháp kiện ra tòa án quốc tế. Tôi cho rằng đây cũng là một biện pháp đấu tranh hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Nói cách khác đây thực chất cũng là một biện pháp đấu tranh chính trị dưới góc độ pháp lý. Chúng ta phải sử dụng đồng thời các biện pháp nêu trên để buộc Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán và cùng đưa ra một giải pháp mà đôi bên cùng chấp nhận được. Còn đụng độ quân sự ư? Chúng ta sẽ làm mọi biện pháp để không xảy ra điều đó. Rõ nhất là vừa qua tàu chúng ta bị tàu Trung Quốc hung hăng đâm, va nhưng chúng ta đã không sử dụng phương pháp thô bạo mà họ đã thực hiện với chúng ta. Họ đâm chìm tàu ngư dân của ta nhưng ta không đâm chìm tàu ngư dân của họ. Tôi nghĩ đó là sức mạnh, là nhân đạo của Việt Nam chứ không phải là chúng ta sợ.

    Còn nếu khi Trung Quốc hay bất kỳ một nước nào khác đem chiến tranh đến với chúng ta thì buộc lòng chúng ta phải bảo vệ đất nước mình.

    Tôi tin rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc không lựa chọn phương án này, và nếu như họ lựa chọn thì đó sẽ là sai lầm lớn nhất trong thế kỷ này, sai lầm mang tính chất chiến lược toàn cầu của họ.
    Trung Quốc sẽ không bao giờ trở thành một cường quốc, một quốc gia đáng được tin cậy và tôn trọng nếu họ gây chiến với Việt Nam.

    * Có người cho rằng một khi đã đem nhau ra tòa thì khác nào bát nước hắt đi, không nhìn mặt nhau nữa. Nhưng cũng có người nghĩ rằng đó là giải pháp văn minh trong một thế giới văn minh, ông nghĩ sao?

    - Kiện đâu phải để là cắt hết, đâu phải là tôi kiện để ông đi tù. Kiện là việc lựa chọn tòa án quốc tế để họ phân xử ai đúng ai sai.

    Phán quyết của tòa sẽ khiến thế giới hiểu minh bạch, rõ ràng và cũng sẽ giúp Việt Nam và Trung Quốc có cơ sở pháp lý vững chắc để đàm phán xử lý các vấn đề trên biển. Nếu Trung Quốc khăng khăng rằng họ đúng thì hãy cùng với Việt Nam ra tòa án quốc tế. Nói rằng kiện sẽ mất hết quan hệ, tôi cho rằng nghĩ như vậy cũng không phải. Thực tế là trong năm nước thành viên cố định của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc thì có bốn nước đã dính vào các vụ kiện quốc tế. Tất nhiên, kiện hay không là chuyện phải tính toán rất kỹ, trừ khi Trung Quốc buộc chúng ta phải kiện và điều này thời gian sẽ trả lời.

    ĐÀ TRANG - LÊ KIÊN thực hiện

  2. #22
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Báo chí Trung Quốc thừa nhận tấn công tàu Việt Nam


    Thứ tư, 4/6/2014 | 10:43 GMT+7

    Truyền thông Trung Quốc hôm qua đưa tin tàu của nước này đã phun vòi rồng vào một tàu Việt Nam và làm hư hại một tàu khác trong lúc bảo vệ giàn khoan mà Bắc Kinh triển khai trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.


    Một tàu hải cảnh Trung Quốc va chạm với một tàu của chính phủ Việt Nam hôm 1/6, khiến tàu Việt Nam "hư hại nghiêm trọng", AFP dẫn thông tin trên đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (CNR) hôm qua cho hay. Đài CNR còn thuật lại rằng cũng trong ngày 1/6, Trung Quốc phun vòi rồng vào một tàu tuần tra trên biển của Việt Nam do tàu này "gây rối" ở gần khu vực giàn khoan dầu Hải Dương 981. Tàu Việt Nam rút lui sau khoảng 5 phút.


    Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu chấp pháp của Việt Nam ở gần khu vực Trung Quốc triển khai trái phép giàn khoan dầu. Ảnh: Reuters
    .

    Việt Nam trước đó cho biết tàu cảnh sát biển 2016 bị tàu Trung Quốc chủ động tấn công vào chiều 1/6, khi đang tiến gần giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Tàu cách giàn khoan khoảng 10 hải lý, lực lượng chấp pháp của Việt Nam phát loa tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu hộ tống về nước. Ngay sau đó, hai tàu Trung Quốc đã áp sát, trong đó một tàu bật vòi rồng uy hiếp tàu cảnh sát biển Việt Nam.

    Căng thẳng trên Biển Đông tăng cao kể từ đầu tháng 5 sau khi Trung Quốc triển khai trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đồng thời điều nhiều tàu bảo vệ. Việt Nam cực lực phản đối hành động này, yêu cầu Trung Quốc lập tức rút giàn khoan về nước. Tuy nhiên, các tàu Trung Quốc liên tục uy hiếp, cản trở tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam thực thi luật pháp trên biển.

    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm 31/5 cảnh báo Trung Quốc về "những hành động gây bất ổn" ở Biển Đông, ủng hộ kế hoạch của Nhật Bản, tăng cường vai trò quân đội để trở thành đối trọng của Bắc Kinh. Trung Quốc lập tức có phản ứng giận dữ với bình luận của ông Hagel, cáo buộc Mỹ đang "đe dọa".

    Theo các nhà phân tích, Trung Quốc đang tìm cách thu hút sự ủng hộ trong nước bằng cách tỏ thái độ cứng rắn trong các vấn đề lãnh thổ. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng muốn duy trì quan hệ với các quốc gia láng giềng để đảm bảo tăng trưởng kinh tế.

    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  3. #23
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Không thể 'đem gươm đao' đến nhà người ta làm gì thì làm ở thế kỷ 21


    Thời sự

    Thứ Tư, 04/06/2014 20:25

    PHP Code:
    Hội  nghị An ninh châu Á hay thường gọi là Diễn đàn Shangri-La năm 2014 đã  khép lại tại Singapore từ hôm 1/6. Tuy nhiênsự kiện này vẫn tiếp tục  được báo giới phân tíchmổ xẻ trong suốt tuần qua
    Điều này là dễ hiểu bởi lẽ những gì được đề cập tại Shangri-La năm nay là những nét vẽ của bức tranh an ninh khu vực vốn đang bị phủ bóng đen bởi những tranh cãi về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, những cuộc tranh cãi ảnh hưởng địa chính trị của các nước lớn.

    Xung quanh vấn đề trên, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh để làm rõ những vấn đề nổi bật của Shangri-La 2014, cũng như những thách thức mới đối với đối ngoại quốc phòng của Việt Nam.



    Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn TTXVN. Ảnh: TTXVN

    * Xung quanh những vấn đề nổi bật được đưa ra tại Đối thoại Shangri-La năm 2014, theo Thứ trưởng, có phải là cường điệu không nếu nói Shangri-La năm 2014 là "nóng" nhất trong lịch sử 13 năm của sự kiện này?

    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh:
    Trước hết nói về mục đích chung của diễn đàn Shangri-La từ khi mới bắt đầu, đây là sự hợp tác về an ninh khu vực. Như vậy, việc đầu tiên các quốc gia đến đây để trình bày những vấn đề an ninh khu vực, trong đó có những mặt tích cực, có những mặt tiêu cực.

    Bên cạnh đó, các quốc gia cùng với nhau bàn cách nào đó để tăng cường về mặt hợp tác tích cực và giảm thiểu các vấn đề tiêu cực, cũng như giúp cho một số vấn đề thách thức về an ninh khu vực giảm đi, để các quốc gia khu vực có thể ngồi lại với nhau, giải quyết mọi vấn đề trên phương diện đa phương.

    Một đặc điểm khác so với các diễn đàn an ninh khác là diễn đàn Shangri-La này rất đa dạng, gồm cả các nhà chính khách, các nhà quân sự-quốc phòng, các học giả như các nhà sử học, nhà địa lý học, nhà khoa học...

    Chính vì vậy, các vấn đề được nêu bật ra tại diễn đàn Shangri-La 13 cũng rất đa dạng và rất nhiều chiều, hay nói đúng hơn là nó rất khách quan.

    Nổi bật ở đây không phải là nó nhằm vào mục đích cụ thể nào, mà là một diễn đàn tự do về quan điểm của các đại biểu, học giả, bởi có những đại biểu thay mặt cho quốc gia, song cũng có nhưng đại biểu chỉ là học giả họ không đại diện cho ai cả.

    Đối với diễn đàn Shangri-La năm nay cũng vậy, người ta chuẩn bị nhiều vấn đề đưa ra, trước hết là hướng về an ninh khu vực, với những mặt tích cực, mang tính chất hợp tác.

    Bên cạnh đó, họ cũng nêu ra các thách thức về an ninh, trong đó có cả an ninh truyền thống. Và, cuối cùng họ cũng mong muốn các phát biểu tìm cách để giải quyết thách thức đó trên diễn đàn đa phương. Đây là những cái chung trước khi diễn đàn bắt đầu.

    Tuy nhiên, khi diễn đàn bắt đầu bằng bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản, cũng như những dư luận từ trước khi diễn đàn bắt đầu thì nó đều liên quan đến tình hình rất là nóng liên quan đến an ninh khu vực, đó là vấn đề an ninh biển.

    Trên thực tế đúng như dự báo của các nhà khoa học, các học giả cũng như báo chí phản ánh, diễn đàn Shangri-La lần này đã có hai vấn đề nổi bật được nêu lên: Thứ nhất, an ninh khu vực đã có những dấu hiệu xấu, có thể nói là có những sự đe dọa an ninh, hòa bình của khu vực, vì vấn đề xung đột chủ quyền lãnh thổ, chủ yếu là trên biển.

    Cái thứ hai nữa, dù ít người nói đến nhưng nó ngầm ở dưới, đó không chỉ là cái xung đột chủ quyền, tranh chấp chủ quyền, mà cách hành xử của một số quốc gia bắt đầu đi ra ngoài lề cái đạo lý chung của thời đại, dòng chảy chung của thời đại. Nó cũng đi ra ngoài những gì mà luật pháp quốc tế quy định (bắt buộc các nước đều phải ký vào và phải thực hiện), điều này cho thấy sự bất chấp luật pháp quốc tế.

    Bởi vậy, bước vào phiên đầu tiên, khi mà Thủ tướng Nhật Bản phát biểu, mọi người không ngạc nhiên về nội dung mà ông ấy nói.

    Nhưng, mọi người hết sức ngạc nhiên ở chỗ là ông đã rất thẳng thắn và rất đúng mực, rất chính xác về những nguy cơ về an ninh khu vực.

    Đó là hành vi ứng xử vi phạm luật pháp quốc tế; những tư tưởng cường quyền; những hành động có thể là không nổ súng, không vũ trang, nhưng đó là bạo lực phi quốc gia, để tìm kiếm bằng được lợi ích cục bộ của đất nước mình, chủ yếu là Trung Quốc, trên Biển Đông, Biển Hoa Đông trong thời gian vừa qua.

    * PV: Trước cách hành xử mà như ông vừa nói là đi ngược lại Luật pháp quốc tế như vậy, theo ông, các bài phát biểu của các đoàn đại biểu tại Shangri-La có đưa ra được cách tiếp cận mới nào cho việc giải quyết được vấn đề liên quan đến an ninh khu vực hay không?

    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Cái gọi là mới, tiếp cận mới trong diễn đàn diễn đàn Shangri-La 13 là các quốc gia không né tránh sự thật.

    Họ nói thật là những việc như thế sẽ đe dọa hòa bình và an ninh của khu vực. Họ cũng chỉ đích danh cái người mà đã làm ra những việc đấy.

    Không chỉ là Thủ tướng Nhật, hay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, mà tất cả các diễn giả dù ở các cấp độ khác nhau thì đều có chung tiếng nói, quan điểm rằng, các hành động, hành xử của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông, đặc biệt là Biển Đông xung quanh vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trong thời gian vừa qua là việc làm rất xấu, là lợi dụng sức mạnh cá nhân để áp đặt dư luận quốc tế, bất chấp luật pháp.

    Như bạn biết, trong một quan hệ quốc tế rất phức tạp, đan xen, có thể là người ta nghĩ mà người ta không nói. Hoặc có thể họ nói “thấp” hơn, nhưng không ai tỏ ra đồng tình, bao che cho hành động của Trung Quốc.

    Đây là vấn đề mà theo tôi là động thái rất tốt, chứ trước một "người khổng lồ" mà không ai dám nói thì chân lý chắc cũng sẽ không còn nữa. Tuy nhiên, tất cả mọi người đều đã nói lên sự thật.

    Cái thứ hai, là mọi người không tìm đến cách tiệp cận mới nào, mà cùng quay về cái giá trị truyền thống của nhân loại: Đó là bình đẳng, hòa bình, ổn định và xử lý bằng các giải pháp hòa bình.

    Và, tất cả mọi người đều yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động đơn phương, bạo lực để đạt được mục đích xấu của mình - không được làm như thế.

    Tôi cũng đã được đi dự nhiều các hội nghị quốc tế, an ninh, và tham khảo tư liệu từ trước về an ninh từ nhiều năm trước, tuy nhiên tôi thấy ít có một hội nghị nào được tiếng nói đồng thuận như hội nghị lần này.

    Đồng thuận thứ nhất là bởi họ lo lắng cho tình hình an ninh khu vực. Nhưng hơn thế là họ lo lắng để cách hành xử này đừng lan thành một “dịch bệnh". Bởi, nếu nó lan thành dịch bệnh thì không chỉ một số quốc gia trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, mà cả thế giới sẽ phải quay lại các thế kỷ trước của lịch sử - những thế kỷ mà có thể “đem gươm, đem đao” đến nhà người ta, muốn làm gì thì làm.

    Còn nữa...

  4. #24
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts

    Không thể 'đem gươm đao' đến nhà người ta làm gì thì làm ở thế kỷ 21




    Tiếp theo...

    Thế kỷ 21 không phải là thế kỷ như vậy.



    * PV: Như ông vừa nói, tại diễn đàn Shangri La dư luận quốc tết cũng rất phản đối các hành vi bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Bởi vậy, quốc gia này cũng đã có những bài phát biểu để bày tỏ quan điểm của họ, đáng chú ý là Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung cũng đưa ra một cam kết là Trung Quốc cam kết xây dựng châu Á hài hòa, một thế giới lâu dài thịnh vượng. Vậy, theo ông, cam kết đó có thể hiện trung thực chính sách của Bắc Kinh hay không?

    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Nếu so sánh với những gì mà trưởng đoàn Trung Quốc phát biểu tại diễn đàn Shangri-La 13 và những gì họ làm trên biển thì không cần phải giải thích gì thêm, bởi thực tế là họ "nói một đằng làm một nẻo."

    Cái mong muốn của tất cả hội nghị, cũng như của chúng tôi là Trung Quốc nói và làm giống nhau.

    Ví dụ như trưởng đoàn Trung Quốc nói theo đuổi cái chính sách hòa bình, thì cả thế giới và Việt Nam cũng chỉ mong có thế.
    Nhưng có một điều mà chúng ta cần phải làm rõ là, không chỉ Trung Quốc nói không đúng với cái họ làm mà họ đã nói sai sự thật.

    Tôi muốn nói đến những thông tin trưởng đoàn Trung Quốc nêu ra trong diễn đàn Shangri-La rằng tàu của Việt Nam "quấy rối" giàn khoan của Trung Quốc, điều này là không đúng sự thật.

    PV: Hiện nay đang nổi lên xu hướng các nước lớn giải quyết những tranh chấp vừa dựa trên luật lệ quốc tế, vừa dựa trên lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, không phải lúc nào luật lệ quốc tế cũng làm thỏa mãn lợi ích quốc gia, và ngược lại. Do đó, xu hướng này đang đặt ra thách thức đối với thông luật quốc tế đồng thời khiến các quốc gia đều tăng cường vũ trang. Ông nghĩ sao về điều này?

    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Việc cân nhắc các hành xử, các chiến lược của mỗi quốc gia phải dựa vào hai yếu tố cơ bản, đó là lợi ích quốc gia và luật pháp quốc tế. Hai cái này không thể tách rời được.

    Không một nước nào từ bỏ lợi ích quốc gia để thực hiện luật pháp quốc tế, nhưng ngược lại, cũng không quốc gia nào được phép chỉ vì lợi ích quốc gia mà chà đạp lên luật pháp quốc tế, mà người ta bao giờ cũng phải tìm ra giải pháp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế.

    Ngay như chính Việt Nam mình, chúng ta đang bảo vệ lợi ích quốc gia mình, nhưng chúng ta bảo vệ bằng luật pháp quốc tế, đây là một điểm rất cần thiết và được khuyến khích, được cộng đồng quốc tế ủng hộ.

    PV: Trước những quan điểm mà các cường quốc đã trình bày tại diễn đàn Shangri-La 2014, theo ông Đối ngoại Quốc phòng cần phải làm gì trong thời gian tới?

    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Chúng tôi luôn nghĩ cách thức phi truyền thống an ninh khu vực là một vấn đề mới, và nó đầy bí ẩn, đầy những câu hỏi chưa giải quyết được.

    Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận một cách đồng bộ là cách thức phi truyền thống nó thường mang tính chất xuyên quốc gia, vì vậy cần có sự hợp tác rất chặt chẽ ở phương diện rộng lớn ở tầm khu vực, thậm chí là toàn cầu. Vì vậy, Việt Nam rất tích cực tham gia các diễn đàn đa phương.

    Tại diễn đàn Shangri-La 13 người ta chủ yếu bàn về cách thức phi truyền thống, đây là một nguy cơ rất lớn cho nhân loại. Ngành quốc phòng có trách nhiệm bảo vệ nhân dân mình, cũng như nhân dân tất cả các nước, tôi mong muốn các quốc gia hãy đối xử với nhau bằng cách thức hòa bình.

    PV: Xin cảm ơn Thứ trưởng!

  5. #25
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Nhóm G7 và ĐCS Nga đồng loạt ra tuyên bố về Biển Đông


    05.06.2014 | 08:24 AM

    Nhóm G7 cảnh báo sẽ chống lại bất kỳ nỗ lực sử dụng vũ lực nào ở Biển Đông và Đảng Những người cộng sản Nga tuyên bố ủng hộ chính thức với Việt Nam.

    Báo Vietnamnet dẫn tin tức từ Reuters cho hay, Hội nghị thượng đỉnh G7 (Nhóm các nước công nghiệp phát triển) diễn ra trong hai ngày 4-5/6 đã ra Tuyên bố chung trong đó bày tỏ lo ngại sâu sắc về căng thẳng ở Biển Đông và Hoa Đông.

    Tuyên bố chung của nhóm G7 nêu rõ: "Chúng tôi quan ngại sâu sắc về căng thẳng ở Biển Đông và Hoa Đông. Chúng tôi phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương của bất kỳ nước nào nhằm khẳng định lãnh thổ hay tuyên bố chủ quyền hàng hải thông qua hăm dọa, áp chế hay sử dụng vũ lực”, các lãnh đạo G7 nêu rõ sau cuộc hội đàm ở Brussels tối qua.


    Hội nghị Thượng đỉnh nhóm G7.

    "Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên làm rõ và theo đuổi tuyên bố lãnh thổ, tuyên bố chủ quyền hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế”, G7 nhấn mạnh trong tuyên bố chung.

    TQ đưa ra yêu sách chủ quyền với hầu hết Biển Đông bất chấp các nước Việt Nam, Brunei, Philippines, Malaysia có chủ quyền trong vùng biển này. Bắc Kinh cũng có tranh chấp với Nhật về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.

    Căng thẳng trong các vùng biển khu vực đã gia tăng mạnh thời gian gần đây khi TQ có những hành động đơn phương khiêu khích như triển khai giàn khoan ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông; điều máy bay áp sát máy bay Nhật tại vùng tranh chấp Hoa Đông…

    Trong một diễn biến khác, Đảng Những người cộng sản Nga cũng vừa ra Tuyên bố chính thức ủng hộ Việt Nam trong vấn đề căng thẳng Biển Đông. Theo TTXVN, tuyên bố có đoạn viết: “Đảng Những người cộng sản Nga bày tỏ sự quan ngại sâu sắc đối với tình hình Biển Đông, lên án cách hành xử hung hãn của các tàu Trung Quốc và lập trường của Trung Quốc trong tình huống đó. Đảng Những người cộng sản Nga xin bày tỏ sự ủng hộ chính thức và đoàn kết đối với Việt Nam trong trường hợp này”.

    Trần Vũ (Tổng hợp)
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  6. #26
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm

    Việt Nam phải gấp rút chuẩn bị tình huống xấu nhất



    10/06/2014 07:27 (GMT + 7)

    Với dã tâm chiếm biển và sự hung hăng sẵn sàng tấn công, họ lu loa rằng các tàu Việt Nam sẽ tấn công vào giàn khoan của họ. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tuyên bố sẽ đưa tàu tiếp tế tải trọng 11.000 tấn đến biển Đông để phục vụ các tàu khác hoạt động lâu dài. Đây vừa là một động thái đe dọa Việt Nam, vừa là một đợt diễn tập thực tế.


    Trước thái độ “trơ như đá” này, tôi nghĩ Trung Quốc có thể sẽ còn động thái khác. Nhiều công trình quân sự cũng đang được Trung Quốc xây dựng tại các đảo Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên... ở Trường Sa phục vụ âm mưu chiếm trọn biển Đông lâu dài. Việt Nam nên gấp rút chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra để giữ được chủ quyền lãnh thổ.

    P.VŨ ghi
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  7. #27
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Trung Quốc ngạo mạn đưa giàn khoan thứ hai vào Biển Đông


    thứ 4, 18/06/2014 23:29:49- chuyên mục Trang chủ » Tin tức » Thế giới


    (Tinmoi.vn) Bất chấp luật pháp quốc tế và sự lên án của cộng đồng toàn cầu, sau Hải Dương 981, Trung Quốc tiếp tục đưa giàn khoan thứ hai vào hạ đặt trái phép trong Biển Đông.

    Theo trang web Cục Hải sự Trung Quốc ngày 17/6, nước này sẽ tiếp tục tung giàn khoan thứ 2 ra biển Đông từ ngày 18-20/6. Giàn khoan thứ 2 này có tên Nam Hải số 9, là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi của Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), được cho là đưa ra khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, theo ifeng.com, trang thông tin của Đài truyền hình Phượng Hoàng (Hồng Kông) ngày 18/6. Tuy nhiên, trang này cũng chưa cho biết thêm thông tin về giàn khoan thứ 2 nói trên.


    Giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc đang hạ đặt trái phép trong vùng thềm lục địa Việt Nam

    Trong buổi tiếp Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì chiều 17/6 tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tính nghiêm trọng và tác động rất tiêu cực của việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển của Việt Nam từ đầu tháng 5 đến nay tới nhân dân Việt Nam, quan hệ song phương cũng như tình hình khu vực. Tổng Bí thư khẳng định lập trường về chủ quyền của Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên Biển Đông là không thay đổi và không thể thay đổi. Ông đề nghị khẩn trương trao đổi để có các giải pháp sớm ổn định tình hình, tạo tiền đề cho các giải pháp cơ bản và lâu dài giải quyết các vấn đề trên biển, xuất phát từ lợi ích hai nước, trên cơ sở các thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

    Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì tiếp tục nói rằng Trung Quốc hết sức coi trọng và luôn mong muốn phát triển quan hệ tốt đẹp, ổn định lâu dài với Việt Nam; mong muốn hai bên tiếp tục bàn bạc để giảm căng thẳng, giải quyết vấn đề trên biển. Ông Dương nhất trí cần tiếp tục duy trì các hoạt động giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nước, cùng nỗ lực giữ gìn quan hệ Việt - Trung phát triển. Tuy nhiên, trái ngược với những gì ông Dương tuyên bố, Trung Quốc vẫn quyết không từ bỏ dã tâm với Biển Đông. Một Hải Dương 981 là chưa đủ, tham vọng bành trướng của Bắc Kinh ngày càng lộ rõ và giàn khoan thứ hai này là một minh chứng.

    Đầu tháng 6/2014, báo mạng Hải Dương Trung Quốc (ocean.china.com.cn) từng đưa tin Trung Quốc đang ồ ạt đóng giàn khoan với ít nhất 3 giàn khoan lớn Hải Dương - 982, 943 và 944 với tổng trị giá lên tới 6,65 tỉ tệ (khoảng 1 tỉ USD), như một công cụ đắc lực phục vụ cho tham vọng bá quyền trên biển Đông. Hải Dương-982 sẽ được thiết kế là một giàn khoan nước sâu nửa chìm nửa nổi thế hệ mới, đáp ứng được mọi điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trên biển Đông. Với tuổi thọ dự tính 25 năm, giàn khoan Hải Dương-982 được thiết kế phù hợp hoạt động ở độ sâu tới 1.500 m ở mọi vùng biển trên thế giới, khoan sâu tối đa tới 9.144 m, mang hệ thống định vị động lực DP3, và dự tính sẽ được bàn giao vào tháng 8.2016. Giàn khoan Hải Dương-943 sẽ được thiết kế là giàn khoan tự nâng, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa là 122 m, và có thể khoan sâu tối đa tới 10.668 m.

    Giàn khoan Hải Dương-944 cũng sẽ được thiết kế là giàn khoan tự nâng, chủ yếu hoạt động ở các khu vực đất mềm, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa là 122 m, có thể khoan sâu tối đa tới 9.144 m. Hai giàn khoan Hải Dương-943 và Hải Dương-944 dự kiến sẽ lần lượt được hoàn thiện vào tháng 9 và tháng 10.2015. Như vậy ngoài 3 giàn khoan mới chính thức được công bố, có khả năng Trung Quốc đã âm thầm đóng tiếp không ít các giàn khoan khác. Việc đóng các giàn khoan này được liệt là 1 trong “10 chương trình trọng điểm” của Trung Quốc và chính lãnh đạo Tập Cận Bình có lần đã tới tận nơi để kiểm tra động viên.

    Theo nhiều chuyên gia, việc TQ hạ đặt giàn khoan tại vùng biển Việt Nam, không chỉ có mục tiêu thăm dò dầu khí, mà có thể còn đặt mốc chủ quyền của TQ dưới đáy biển, để sau này có thêm “bằng chứng”. Sau Hải Dương 981, việc đặt thêm một giàn khoan trên Biển Đông cũng giống như các cường quốc đã cắm cờ trên Mặt trăng hay cắm cờ dưới đáy Bắc Băng Dương, một kế hoạch cực kỳ thâm độc của Bắc Kinh trong âm mưu độc chiếm Biển Đông.

    Yên Yên
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  8. #28
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Trung Quốc cho đăng ký quyền sử dụng đất ở Trường Sa, Hoàng Sa

    Thứ năm, 19/6/2014 | 09:57 GMT+7

    Trung Quốc sẽ đưa cái gọi là "thành phố Tam Sa", bao gồm các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam vào hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới.


    Tàu Hải Tuần 21 của Trung Quốc tại đảo Phú Lâm. Trung Quốc bắt đầu thành lập "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, từ tháng 7/2012, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: People's Daily

    Economic Observer dẫn nguồn tin từ Văn phòng Đăng ký Bất động sản thuộc Bộ Đất đai và và Tài nguyên Trung Quốc, hôm qua cho biết hệ thống đăng ký quyển sử dụng đất mới của nước này sẽ có cả các vùng biển đảo tranh chấp ở Biển Đông. Hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới của Trung Quốc dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2018. Nguồn tin xác nhận thành phố "Tam Sa", đơn vị hành chính phi pháp nước này lập bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, sẽ nằm trong kế hoạch mới. Theo báo này, đối tượng của hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới là tất cả vùng lãnh thổ được coi là của Trung Quốc, trong đó có bất động sản của những doanh nghiệp, cư dân sinh sống trên vùng biển, đảo mà Trung Quốc cho là của họ.

    Theo Want China Times, quyết định đưa các quần đảo này vào chương trình làm dấy lên đồn đoán rằng Trung Quốc ngày càng khiêu khích trong chiến dịch mở rộng đất đai. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ vùng Biển Đông, điều này gặp phải sự phản đối kịch liệt của các nước liên quan.

    Việt Nam đã nhiều lần khẳng định việc Trung Quốc thành lập "thành phố Tam Sa" và triển khai các hoạt động trong khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và vô giá trị. Việt Nam liên tục phản đối các hoạt động nói trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt và hủy bỏ ngay các hành động sai trái nhằm duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.

    Trọng Giáp
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  9. #29
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Trung Quốc tuyên bố sẽ đặt giàn khoan Nam Hải 4 ở Biển Đông một năm


    Thứ bảy, 12/7/2014 | 22:36 GMT+7

    Cùng với tuyên bố đặt giàn khoan Nam Hải 4 hoạt động tại Biển Đông trong một năm, Trung Quốc còn cấm các tàu thuyền qua lại khu vực giàn khoan trong vòng bán kính 2 km.


    Giàn khoan Nam Hải 4 của Trung Quốc. Ảnh: baidu

    Cục Hải sự Trung Quốc hôm 10/7 thông báo giàn khoan Nam Hải 4 sẽ hoạt động tại Biển Đông từ ngày 9/7/2014 đến ngày 30/6/2015. Khu vực tác nghiệp nằm cách cảng Bát Sở, tỉnh Hải Nam khoảng 62 hải lý về phía tây nam, với tọa độ 18°36'48,47" Bắc/ 107°40'28,43" Đông. Cơ quan này yêu cầu các tàu bè không được vào khu vực có bán kính 2 km tính từ giàn khoan.

    Cục Hải sự Trung Quốc cũng cho biết nếu hoạt động kết thúc sớm hơn dự kiến, sẽ không có thông báo. Ngoài ra, cục này còn tuyên bố giàn khoan Nam Hải 2 và Nam Hải 5 cũng sắp tham gia thăm dò ở Biển Đông. Trước đó, Trung Quốc cho di chuyển giàn khoan Nam Hải 9 ở Biển Đông để thăm dò.

    Kể từ đầu tháng 5 đến nay, Trung Quốc vẫn hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 gần quần đảo Hoàng Sa, sâu trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Không những thế, nước này còn triển khai nhiều tàu đâm va, phun vòi rồng, uy hiếp tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam. Hành vi của nước này vi phạm trắng trợn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).


    Trong một diễn biến khác, ngày 10/7 Thượng viện Mỹ đã ra nghị quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và lực lượng hàng hải liên quan khỏi vị trí hiện nay. Đồng thời Mỹ cũng khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ đối với quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển, vùng trời ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo luật pháp quốc tế, giải quyết các yêu sách và tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình.

    Trọng Giáp
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  10. #30
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Trung Quốc rút tàu cá khỏi khu vực giàn khoan Hải Dương 981


    Thứ ba, 15/7/2014 | 21:27 GMT+7

    75 tàu các loại được Trung Quốc duy trì ở khu vực đặt giàn khoan trái phép, trong khi toàn bộ tàu cá đã được di chuyển về khu vực đảo Hải Nam tránh bão trong ngày 15/7.


    Ngày 15/7 Trung Quốc rút toàn bộ tàu cá khỏi khu vực giàn khoan. Ảnh:Canhsatbien.vn.
    Theo báo cáo của Cục Kiểm ngư, trong khi những ngày trước Trung Quốc luôn có từ 100 đến 120 tàu tham gia bảo vệ gian khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép, thì ngày 15/7 chỉ còn 75 chiếc bao gồm 34 tàu hải cảnh, 18 tàu vận tải, 18 tàu kéo và 5 tàu quân sự.
    Cũng trong ngày, Trung Quốc rút toàn bộ 30 tàu cá ra khỏi khu vực giàn khoan, di chuyển về khu vực đảo Hải Nam. Theo đại diện của Cục Kiểm ngư, động thái này của Trung Quốc có thể để tránh cơn bão Rammasun đang tiến gần biển Đông. Bên cạnh đó, lực lượng kiểm ngư cũng không quan sát thấy tàu dịch vụ của Trung Quốc ở khu vực tàu cá của Việt Nam đánh bắt thủy sản.

    Cục Kiểm ngư cho hay, trong ngày, các tàu Trung Quốc vẫn dàn hàng ngang, đồng loạt tăng tốc độ, áp sát khi các tàu Việt Nam tiến lại gần giàn khoan thực thi nhiệm vụ; có lúc khoảng cách tàu Việt Nam và Trung Quốc chỉ còn 100-300 m.
    Trên khu vực tàu cá của Việt Nam đánh bắt thủy sản chỉ còn một tàu hải cảnh mang số hiệu 31101 của Trung Quốc thường xuyên bám sát, ngăn chặn, ép hướng tàu cá của ta. Nhưng dưới sự hỗ trợ của các tàu kiểm ngư, tàu cá Việt Nam vẫn bám sát ngư trường đánh bắt thủy sản và đảm bảo an toàn. Trước đó, ở khu vực này tàu cá Việt Nam thường xuyên chịu sự ngăn cản của hai tàu hải cảnh và dịch vụ Trung Quốc.

    Hương Thu


Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •