Trang 4/5 ĐầuĐầu ... 2345 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 31 tới 40 của 49

Chủ đề: Chung Quanh Việc Trung_Việt Tranh Chấp Ở Biển Đông ???

  1. #31
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Trung Quốc rút giàn khoan 981 khỏi vùng biển Việt Nam


    16/07/2014 02:06 (GMT + 7)

    TTO CẬP NHẬT- Phóng viên Tuổi Trẻ đang có mặt tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam tiếp tục tường thuật trực tuyến diễn biến việc giàn khoan Hải Dương 981 đang dần dần được rút ra khỏi vùng biển Việt Nam.

    Lúc 7g, trao đổi với Tuổi Trẻ qua điện thoại Đại tá Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển, cho biết giàn khoan Hải Dương 981 đã di chuyển cách vị trí cũ khoảng 30 hải lý.

    Lúc 5g15 ngày 16-7, phóng viên Hà Bình báo về cho biết đến 4g sáng 16-7, giàn khoan Hải Dương 981 đã di chuyển cách vị trí ban đầu khoảng 20 hải lý theo hướng Đông Đông Bắc. Vận tốc di chuyển trung bình khoảng 4,1 hải lý/giờ.

    Hiện tại, chỉ còn 3 tàu Trung Quốc yểm trợ giàn khoan này.


    Lúc 23g17 ngày 15-7, Tân Hoa xã dẫn nguồn từ Công ty TNHH cổ phần dịch vụ mỏ dầu trên biển Trung Quốc tuyên bố giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 đã ngưng hoạt động ở vùng biển của Việt Nam.

    Sau 75 ngày hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, khoảng 23g17 ngày 15-7 hãng tin Tân Hoa xã dẫn nguồn từ Công ty TNHH cổ phần dịch vụ mỏ dầu trên biển Trung Quốc tuyên bố, giàn khoan Haiyang Shiyou 981 đã ngưng hoạt động ở khu vực biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

    Hãng tin này khẳng định giàn khoan Haiyang Shiyou 981 đã hoàn tất quá trình khoan thăm dò dầu khí ở khu vực trên trong thời gian 73 ngày.

    Giàn khoan này sẽ được đưa về hoạt động ở khu vực Lăng Thủy ở đảo Hải Nam. Công ty TNHH cổ phần dịch vụ mỏ dầu trên biển Trung Quốc là doanh nghiệp giám sát và vận hành giàn khoan Haiyang Shiyou 981.

    Tân Hoa xã dẫn lời ông Khâu Trung Kiến, chuyên gia địa chất dầu khí thuộc viện kỹ thuật Trung Quốc cho rằng sở dĩ Trung Quốc cho rút giàn khoan Haiyang Shiyou 981 ra khỏi khu vực biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là để bảo vệ an toàn tính mạng cho công nhân Trung Quốc đang làm việc trên giàn khoan, cũng như trang thiết bị của giàn khoan này trong thời điểm mùa bão đang bắt đầu ở biển Đông.

    Ông này còn cho rằng dù đã phát hiện có nguồn dầu ở khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan này trong vùng biển của Việt Nam nhưng tạm thời chưa cho khai thác vì Bắc Kinh còn phải tổng hợp, phân tích và đánh giá những tài liệu về khu vực này.

    “Khi chưa có những đánh giá này thì tạm thời không để giàn khoan Haiyang Shiyou 981 khai thác dầu ở khu vực này” - ông Khâu cho biết.

    Tối 15-7, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết trong ngày 15-7, lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đang thực thi pháp luật trên biển ghi nhận giàn khoan 981 dịch chuyển khoảng 8 hải lý.

    MỸ LOAN - HÀ BÌNH (từ Hoàng Sa)
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  2. #32
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Như vậy đã đến lúc chúng ta ăn mừng và tuyên bố với thế giới rằng, VN chúng ta đã kiên trì đấu tranh, đấu tranh một cách không khoan nhựơng và... chúng ta đã "chiến thắng" !?

    Hoan hô VN !
    Việt Nam vô địch.
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  3. #33
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Bộ Ngoại giao công bố về sự di chuyển của giàn khoan 981


    Thứ 5, 24/07/2014 16:29:02- chuyên mục


    (Tinmoi.vn) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết hiện giàn khoan của Trung Quốc đã hoàn toàn ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

    Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều nay 24/7, ông Lê Hải Bình đã trả lời nhiều câu hỏi của báo giới liên quan đến các sự việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan; 5 người Việt bị tấn công tại Trung Quốc, hỗ trợ gia đình người Việt gặp nạn trong vụ máy bay MH17 bị bắn rơi...
    Trước câu hỏi về giàn khoan trái phép Hải Dương 981 của Trung Quốc đã ra khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
    Ông Bình cho biết: "Hiện giàn khoan của Trung Quốc đã hoàn toàn ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam".


    Trung Quốc đã rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam

    Việt Nam có tính đến việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế đối với các hành vi vi phạm của họ trong thời gian hạ đặt giàn khoan trái phép hay không? Hiện chúng ta có còn theo dõi hoạt động của giàn khoan nữa hay không?
    Ông Lê Hải Bình từng khẳng định, Việt Nam sẽ làm mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền bằng các biện hòa bình. Hiện nay, các cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn đang theo dõi sát sao tất cả các hoạt động của các bên trên Biển Đông.
    Việt Nam có biện pháp nào để đảm bảo Trung Quốc không hạ đặt giàn khoan trái phép nữa? Trong thời gian hạ đặt giàn khaon trái phép, quan hệ giữa VN và TQ ra sao?
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam sẵn sàng thực hiện mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền. Trong thời gian giàn khoan của Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường trên mọi mặt.
    Có thông tin các chuyến bay từ Việt Nam đến Trung Quốc gặp khó khăn. Xin ông bình luận về thông tin này?
    Theo tin tức chúng tôi có được, các hoạt động hàng không Việt Nam, các chuyến bay từ Việt Nam tới Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường.
    Sắp tới có diễn đàn khu vực ASEAN 21, Việt Nam có đưa vấn đề giàn khoan Hải Dương 981 ra thảo luận?
    Diễn đàn khu vực ASEAN 21 sẽ được tổ chức tại Myama từ 5 đến 10-8 với sự tham dự của Ngoại trưởng 27 nước. Đây là diễn đàn khu vực nên những vấn đề liên quan đến an ninh, hòa bình, ổn định trong khu vực sẽ được các nước trao đổi.
    Vị trí của giàn khoan Hải Dương 981 đang hoạt động
    Ngày 24/7, trang web của Cục hải sự Trung Quốc (msa.gov.cn) cho biết Hải Dương-981 sẽ “tác nghiệp với thời gian gần 2 tháng tại “dự án Lăng Thủy””.
    “Từ ngày 23/07/14-30/09/2014 giàn khoan Hải Dương- 981sẽ tác nghiệp tại khu vực cách đông nam Lăng Thủy, Hải Nam, 68 hải lý”- thông báo cho biết.
    Tọa độ hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 là 17°25′46″,9N/ 110°41′22″,3E, và với phạm vi 2.000m
    Đức Thuận-Khánh Duy

  4. #34
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Trung Quốc từ chối ngừng hoạt động khiêu khích trên Biển Đông


    Thứ hai, 4/8/2014 | 23:01 GMT+7


    Trung Quốc hôm nay ngang nhiên tuyên bố nước này "có thể xây dựng bất cứ công trình gì trên Biển Đông" và từ chối đề xuất của Philippines về “đóng băng” các hoạt động làm gia tăng căng thẳng ở vùng biển này.


    Giàn khoan Hải Dương 981 được hạ đặt trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hồi tháng 5

    Ông Yi Xianliang, Phó tổng Vụ trưởng Vụ Biên giới và Đại dương, Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng đề xuất "đóng băng" các hoạt động căng thẳng trên Biển Đông là vô ích. Ông Yi cho rằng, mục đích của đề nghị này là làm suy yếu những nỗ lực bấy lâu nhằm vạch ra bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông của Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

    Phát biểu của ông Yi được đưa ra trong bối cảnh các ngoại trưởng ASEAN sẽ tổ chức một hội nghị về an ninh vào tuần này với các đối tác, trong đó có Mỹ và Trung Quốc. Tranh chấp biển ở châu Á có khả năng là một nội dung lớn trong các cuộc trao đổi.

    Philippines sẽ đề xuất các nước “đóng băng” tất cả những hoạt động làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông tại hội nghị trên. Đề xuất này nằm trong một bản kế hoạch gồm ba phần của Manila. Mỹ, đồng minh của Philippines, cũng kêu gọi tất cả các bên dừng các hoạt động trên những vùng biển tranh chấp để xoa dịu tình hình.

    Tuy nhiên, ông Yi phản đối Mỹ tham gia vào vấn đề Biển Đông và cho rằng căng thẳng trong khu vực chỉ nên do các nước có liên quan trực tiếp giải quyết. "Hãy tin vào chúng ta, người châu Á dùng các biện pháp và sự thông minh châu Á để giải quyết vấn đề của riêng chúng ta", quan chức này nói.

    Ông Yi tiếp tục lặp lại luận điệu trắng trợn rằng quần đảo Trường Sa của Việt Nam là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và ngang nhiên cho rằng Bắc Kinh có mọi quyền để xây dựng trên các hòn đảo nhằm cải thiện điều kiện sống tại đó.

    Truyền thông Hong Kong đưa tin Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng một căn cứ không quân trên Đá Chữ Thập, tuy nhiên, ông Yi trả lời ông không biết đến kế hoạch đó.

    Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, nơi được cho là có trữ lượng dầu khí và nguồn lợi thủy sản phong phú. Nước này ngày càng gia tăng những hành động quyết liệt nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền ở vùng biển này, bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn, trong đó có Philippines và Việt Nam.

    Hồi tháng 5 Trung Quốc từng hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại khu vực gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và điều hơn 100 tàu hộ tống, khiến tình hình căng thẳng tăng cao. Sau hai tháng, trước phản ứng cương quyết từ phía Hà Nội, Bắc Kinh đã di dời giàn khoan cùng toàn bộ tàu về đảo Hải Nam.

    Vũ Thảo
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  5. #35
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Thiên sử của Trung Quốc thất bại trên Biển Đông

    thứ 3, 05/08/2014 17:12:34- chuyên mục

    (Tinmoi.vn) Nếu coi việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam là một thiên sử thì Trung Quốc đã thất bại thảm hại trên Biển Đông – các chuyên gia của tờ The National Interest bình luận.

    Dù nhìn nhận ở bất kỳ góc độ nào thì việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến vùng biển Việt Nam trong thời gian gần đây đúng là một thảm họa. Không phát hiện ra dầu khí, không giải quyết được những tranh chấp hàng hải mà lợi ích khu vực còn bị Mỹ nhúng tay vào. tinh thần đoàn kết trong khối ASEAN càng được thống nhất và sự ủng hộ dành cho Trung Quốc tại các quốc gia chủ chốt, đặc biệt là Việt Nam đã bị suy giảm nghiêm trọng. Những chính sách ngoại giao của Trung Quốc đã được chứng minh là thảm bại. Vậy Bắc Kinh đã sai lầm như thế nào?

    Chúng ta không biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc hy vọng điều gì khi đưa giàn khoan dầu khổng lồ cùng đội tàu hộ tống vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Có vẻ những hoạt động này không đơn giản chỉ là tìm dầu bởi có nhiều nơi còn tốt hơn cho việc này. Vào ngày 19/3, Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo phát hiện ra một mỏ khí cỡ vừa ở vùng biển không tranh chấp gần đảo Hải Nam. Nhưng việc khai thác tại đây đã bị trì hoãn để Trung Quốc tiến xa hơn về phía nam quần đảo Hoàng Sa.

    2 khu vực mà giàn khoan Hải Dương 981 thăm dò không có hy vọng tìm được hydrocarbons. Theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ năm 2013, khả năng có năng lượng ở quần đảo Hoàng Sa là rất thấp. Có một điều dường như quan trọng đối với CNOOC đó là hầu hết những kinh nghiệm điều hành ngoài khơi của Trung Quốc không liên quan đến cuộc thăm dò này. Mặc dù công ty con của CNOOC là COSL vận hành giàn khoan nhưng toàn bộ hoạt động của nó lại do Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) – một công ty có rất ít kinh nghiệm thăm dò tại Biển Đông chỉ đạo.

    Hải Dương 981 kết thúc sứ mệnh của mình vào đầu tháng này khi phải đối mặt với siêu bão Rammasun sắp đổ bộ. CNPC tuyên bố giàn khoan đã phát hiện ra hydrocarbons nhưng lại không nêu rõ chi tiết và số lượng. Gần như chắc chắn họ sẽ không bao giờ khai thác được về mặt thương mại vì lý do kỹ thuật và chính trị. Hoạt động của họ không hoàn toàn chỉ vì dầu khí.

    Một động cơ có thể được loại bỏ chắc chắn. Chúng ta biết rằng sứ mệnh của nó (việc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam) không nhằm khơi dậy tinh thần dân tộc của Trung Quốc bởi, như nhà nghiên cứu Úc Andrew Chubb từng nói tin tức về các vụ đâm va giữa đội tàu bảo vệ giàn khoan và tàu cảnh sát biển Việt Nam đã được công bố rộng rãi trên truyền thông Trung Quốc trong 1 tuần sau đó.
    Tuy nhiên, có thể có một mục đích chính trị khác. Một hoạt động quan trọng như vậy phải được vạch kế hoạch tỉ mỉ từ trước và được phê duyệt rất kỹ. Chính quyền Trung Quốc thông báo giàn khoan được đưa tới vị trí vào ngày 3/5, chính xác 1 tuần trước hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra tại Myanmar. Có lẽ, Bắc Kinh hy vọng lặp lại thành công của mình như tại hội nghị Bộ trưởng ASEAN được tổ chức ở Phnom Penh vào tháng 7/2012. Lúc đó, ASEAN đã bị chia rẽ: Campuchia bác bỏ tuyên bố chung, Philippines và Việt Nam bị cô lập tại vùng biển tranh chấp với Trung Quốc.

    Nếu Trung Quốc hy vọng đạt được điều tương tự đối với quần đảo Hoàng Sa thì hiệu quả lần này hoàn toàn ngược lại. ASEAN đã thống nhất và ban hành một tuyên bố chung yêu cầu Bắc Kinh quay đầu. Đây là lần đầu tiên tổ chức này đưa ra lập trường về quần đảo Hoàng Sa – một tranh chấp song phương thuần túy giữa Trung Quốc và Việt Nam (không giống như các tranh chấp tại quần đảo Trường Sa, có liên quan đến 5 nước thành viên của ASEAN, trong đó có Indonesia). Andrew Chubb cho rằng sự thống nhất âm thầm này tác động tới Bắc Kinh nhiều hơn cả những phát ngôn mạnh miệng từ Washington.

    Một số nhà bình luận cho rằng mỗi sự kiện giống như một “lát salami” – một quá trình ổn định, từng bước chiếm đóng khu vực Biển Đông mà không thu hút quá nhiều sự chú ý từ khu vực. Nhưng nếu đó là mục đích thì Bắc Kinh đã thất bại. Việc Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển này một lần nữa cho thấy nó không dễ bị chiếm đóng. Các “lát cắt” liên kết thành chiếc xúc xích. Bộ chính trị Trung Quốc nghĩ rằng một tuyên bố quyết đoán về việc kiểm soát hàng hải có thể tăng cường cho những tuyên bố chủ quyền của mình đối với các hòn đảo nhưng phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam là bằng chứng tốt nhất chứng minh chủ quyền của họ tại vùng biển tranh chấp.

    Nhà phân tích người Úc, Hugh White cho rằng mục đích của Trung Quốc trong các cuộc đối đầy này là cố tình kéo giãn và làm suy yếu các mối liên hệ an ninhgiữa Mỹ với Đông Nam Á. “Bằng việc dùng vũ lực đối đầu với bạn bè của Mỹ, Trung Quốc bắt Mỹ phải lựa chọn giữa việc bỏ rơi bạn bè hoặc đương đầu với Trung Quốc. Bắc Kinh đang đánh cược rằng, khi phải đối mặt với lựa chọn này, Mỹ sẽ quay đầu và từ bỏ đồng minh cũng như bạn bè mà không hỗ trợ họ. Điều này sẽ làm suy yếu các liên minh và đối tác của Mỹ, làm suy yếu sức mạnh của Mỹ tại châu Á và tăng cường sức mạnh của Trung Quốc”. Tuy nhiên, Việt Nam không phải là đồng minh của Mỹ vì vậy họ là minh chứng cho những vấn đề khi phải một mình chống lại Trung Quốc. Nhưng trong cuộc đối đầu này, Bắc Kinh nhận được những phản ứng trái mong đợi từ Nhà Trắng: đẩy Hà Nội đến gần Washington hơn.

    Vì lợi ích đặc biệt bên trong đảng cầm quyền Trung Quốc, Biển Đông trở thành một “pinata” (Pinata được làm bằng giấy cứng, dưới nhiều hình thù khác nhau, bên ngoài dán đủ màu sặc sỡ, bên trong rỗng ruột để có thể bỏ kẹo hoặc đồ chơi vào) chính trị khổng lồ.

    Bảo Linh (Theo tin tức nationalinterest)


  6. The Following User Says Thank You to admin For This Useful Post:

    ngochai (07-08-2014)

  7. #36
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Trung Quốc nổi đóa vì bị Mỹ yêu cầu chấm dứt khiêu khích ở Biển Đông


    05:01 11/08/2014

    Trung Quốc bác bỏ lời kêu gọi của Mỹ ngưng các hành động khiêu khích tại Biển Đông đang tranh chấp. Theo tường thuật của VOA, các nhà phân tích cho rằng bình luận này tái xác nhận lập trường hiện nay của Trung Quốc nhằm phá hoại thêm nữa những nỗ lực của ASEAN tiến tới một lập trường thống nhất về việc tiếp cận vùng biển có tiềm năng thiên nhiên phong phú này.

    Tuyên bố do Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đang tham dự hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại thủ đô Naypyidaw của Myanmar đưa ra. Ngày thứ Bảy ông Vương Nghị lớn tiếng cảnh báo là Bắc Kinh sẽ phản ứng đối với điều ông gọi là “những hành động khiêu khích” tại những vùng thuộc Biển Đông.

    Biển Đông đã trở thành trọng tâm của những cuộc thảo luận tại hội nghị vùng của ASEAN giữa lúc căng thăng gia tăng. Bộ qui tắc ứng xử trong vùng năm 2002 được xem như một bước làm dịu căng thẳng nhưng hầu hết những nước đòi chủ quyền đều coi thường những hướng dẫn, đưa đến chia rẽ trong nội bộ ASEAN. Tuy nhiên Trung Quốc bác bỏ sự dính líu của Hoa Kỳ. Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, phát biểu với các phóng viên, nhắc lại lập trường của Trung Quốc bảo vệ chủ quyền trong vùng liên hệ đến Biển Đông. Ông Vương nói là “một cường quốc có tránh nhiệm, Trung Quốc sẵn sàng tự chế, nhưng đối với những hành động khiêu khích không có lý do, Trung Quốc bắt buộc phải có những phản ứng rõ ràng và cương quyết”. Căng thẳng gần đây nhất gồm có việc Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu sâu dưới đáy biển gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Philippines đã đề nghị ngưng các hoạt động trong vùng, bổ túc cho bộ qui tắc ứng xử và kêu gọi giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Công ước về Luật Biển của Liên hiệp quốc và được Hoa Kỳ ủng hộ.

    Ngoại trưởng John Kerry, ngày thứ Bảy, cũng tham dự phiên họp các bộ trưởng ngoại giao, nói Hoa Kỳ và ASEAN chia sẻ trách nhiệm đảm bảo an ninh hàng hải tại vùng biển quan trọng, tại đất liền và hải cảng và xử lý những căng thẳng trong vùng “trên căn bản luật quốc tế.” Tuy nhiên Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị không đồng ý về lập trường của Hoa Kỳ, cho rằng bất cứ cuộc thảo luận nào về căng thẳng gia tăng là cường điệu.

    Giáo sư Carl Thayer, một nhà phân tích tại trường đại học New South Wales ở Australia nói ASEAN thất bại không đưa ra được một lập trường thống nhất về những nỗ lực đang trì trệ để gây áp lực lên Trung Quốc tuân thủ một bộ qui tắc ứng xử chi phối việc tiếp cận các nguồn tài nguyên trong vùng. Ông nhận định trên VOA: “ASEAN sẽ không đưa ra một lập trường thống nhất cho Trung Quốc vì e ngại sẽ bị bác bỏ và Trung Quốc sẽ chống trả lại và nói chúng tôi muốn Lào, Campuchia và những người khác nói với chúng tôi những điều họ nghĩ. Tôi có thể hiểu được việc này là cả hai đều trì hoãn. Đây chỉ là trò chơi ngoại giao như một cách giữ cho Hoa Kỳ không dính líu vào và chia rẽ ASEAN. Họ đã chơi trò khá tốt trong sự lộn xộn này và tôi không thấy Trung Quốc nghiêm chỉnh trong việc này.”

    Tránh "một số hành động"

    Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry khuyến khích các đồng minh châu Á - Thái Bình Dương tránh điều ông gọi là “một vài hành động” có thể làm phức tạp cuộc tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông. Ngoại trưởng Kerry đã có mặt tại Myanmar để dự hội nghị các bộ trưởng ngoại giao Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á. Ông Kerry nói các nước thành viên ASEAN cần làm việc với nhau để xử lý những căng thẳng một cách hòa bình và căn cứ trên luật pháp quốc tế. Ông nói ASEAN có trách nhiệm đảm bảo an ninh cho những tuyến đường hàng hải và những cảng quan trọng.

    Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói mức căng thẳng trong vùng về những tranh chấp đã được phóng đại. Ông Vương gọi tình hình ở Biển Đông ổn định. Ông nói Bắc Kinh muốn giải quyết những tranh chấp với các nước láng giềng trực tiếp qua các cuộc tham khảo thân thiện. Hoa Kỳ đã cáo buộc Trung Quốc dùng quân đội trong các cuộc tranh chấp với Brunei, Malaysia, Việt Nam và Philippines tại Biển Đông, và tranh chấp với Nhật Bản về một nhóm đảo không người ở nằm về phía đông bắc Đài Loan.

    Thiều Gia theo Biz Live
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  8. #37
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    TQ công bố trợ cấp cho ngư dân đánh bắt trái phép tại Hoàng Sa, Trường Sa

    thứ 2, 11/08/2014 15:18:27-

    (Tinmoi.vn) Hãng Reuters đưa tin giới chức Trung Quốc vừa ngang nhiên công bố chính sách trợ cấp cho ngư dân nước này đánh bắt phi pháp tại các đảo trong quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

    Chính sách mới được công bố do Tân Hoa xã đăng tải hồi tuần trước cho biết, nếu mỗi năm ở đủ 180 ngày tại đảo Phủ Lâm hoặc nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc Hoàng Sa, mỗi ngư dân Trung Quốc sẽ được trợ cấp 35 hoặc 45 nhân dân tệ/ngày (tương đương hơn 150.000 VNĐ). Trong khi đó, những ngư dân đên hành nghề đánh bắt tại bãi đá Vành Khăn thuộc Trường Sa sẽ nhận số tiền hỗ trợ 60 nhân dân tệ/ngày/người nếu ở đó chưa tới 150 ngày trong một năm và 80 nhân dân tệ/ngày nếu ở đủ 150 ngày.

    Giới chức của cái gọi là "thành phố Tam Sa" mà Trung Quốc ngang nhiên lập ra còn dự tính chi 2,8 triệu nhân dân tệ để thực hiện chính sách hỗ trợ trên.


    Trung Quốc công bố chính sách viện trợ nhằm khuyến khích ngư dân nước này đánh bắt phi pháp tại Biển Đông (Ảnh: Reuters)

    Chính sách này của Trung Quốc nhằm mục đích dàn tàu đánh cá tư nhân và của các công ty ngư nghiệp tới các “điểm nóng” tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Gần đây nhất, tàu đánh cá Trung Quốc cũng tham gia đâm va tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở gần nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981).

    Hôm 1/8, khi lệnh cấm bắt cá trên Biển Đông do Bắc Kinh đơn phương đưa ra hết hiệu lực, 8.994 tàu cá của nước này sẽ đồng loạt đổ ra ngư trường Biển Đông và được phía Trung Quốc gọi là “ngư trường Tam Sa”. Tờ Nhật báo Hải Nam dẫn lời đại diện sở Ngư nghiệp và hải dương Hải Nam, Trung Quốc cho biết tỉnh này sẽ đẩy mạnh khai thác nghề cá trên biển Đông, cái gọi là “ngư trường thành phố Tam Sa”, hướng dẫn ngư dân Trung Quốc đóng tàu lớn, tổ chức đánh bắt xa bờ ở khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam và bãi đá ngầm Macclesfield mà Bắc Kinh gọi là “quần đảo Trung Sa”. Đây là động thái mới nhất của Trung Quốc trong việc vi phạm chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, nhằm hợp lý hóa cái gọi là “thành phố Tam Sa” mà Bắc Kinh lập ra hồi tháng 7/2012 để tự cho mình có quyền quản lý cả Hoàng Sa và Trường Sa.

    Trước đó, các ngư dân tại cảng Đàm Môn trên đảo Hải Nam của Trung Quốc khẳng định với Reuters rằng chính quyền địa phương trợ giá nhiên liệu và thúc giục họ đánh bắt ở các ngư trường xa xôi, lấn xuống tới tận Trường Sa của Việt Nam.

    Yên Yên (Theo Reuters)
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  9. #38
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Trung Quốc đang mưu đồ xây dựng “Học thuyết Monroe” tại châu Á?


    thứ 4, 03/09/2014 15:32:56-

    Nếu Trung Quốc có thể định nghĩa lại về tự do hàng hải và hàng không tại khu vực thì điều này tương đương với một "Học thuyết Monroe" tại châu Á.

    Trước hết, chúng ta cần biết "Học thuyết Monroe" là gì?


    Học thuyết Monroe là một chính sách của Hoa kỳ được trình bày vào ngày 2, tháng 12 năm 1823 bởi tổng thống Mỹ James Monroe trước quốc hội. Theo đó những nỗ lực trong tương lai của các nước Âu châu để lập thuộc địa hay can thiệp vào nội bộ của các nước ở Bắc hay Nam Mỹ sẽ bị xem là những hành động xâm lược, và như vậy đòi hỏi sự can thiệp của nước Hoa kỳ. Học thuyết này cũng chú giải là Hoa kỳ không những sẽ không can thiệp vào những thuộc địa hiện thời của các nước Âu châu mà cũng sẽ không xía vào nội bộ các nước Âu châu. Học thuyết này được đưa ra vào lúc hầu hết các thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tại châu Mỹ Latin đã giành được độc lập ngoại trừ Cuba và Puerto Rico. Hoa kỳ, với sự đồng ý của Vương quốc Anh, muốn bảo đảm là sẽ không có cường quốc Âu châu nào can thiệp vào các vấn đề Mỹ châu. Dự định và tác động của học thuyết này kéo dài hơn 100 năm với vài sự thay đổi nhỏ. Mục đích nguyên thủy của nó là để cho các quốc gia châu Mỹ Latin mới dành đuợc độc lập không bị can thiệp bởi các nước Âu châu, tránh tình trạng Mỹ châu trở thành chiến trường của các cường quốc Âu châu. (Nguồn: Wikipedia)
    Hành động “quấy nhiễu” máy bay trinh sát P-8 Mỹ tại Biển Đông trong thời gian gần đây của một chiến đấu cơ Trung Quốc không những phô diễn sức mạnh quân sự ngày một tăng của Bắc Kinh mà còn nhắm tới 2 nguyên tắc bất khả xâm phạm nhất của trật tự toàn cầu: tự do hàng hải và hàng không.
    Theo Lầu Năm Góc, chiến đấu cơ Trung Quốc đã cuộn tròn quanh P-8, bay sạt qua mũi P-8 một góc 90 độ và để lộ vũ khí đồng thời bay cách đầu cánh máy bay Mỹ chỉ hơn 6m. Điều này cực kỳ nguy hiểm.

    Sự việc tương tự cũng từng xảy ra vào năm 2001. Khi ấy, trong “Sự cố EP-3”, một chiếc EP-3 của hải quân Mỹ đã bị một chiến đấu cơ của Trung Quốc, xuất phát từ đảo Hải Nam cách đó khoảng 70 dặm tấn công và bị rơi từ độ cao hơn 4.000 m trước khi phi công, trung úy Shane Osborn quay đưa nó quay đầu.
    Sau khi hạ cánh khẩn cấp trên đảo Hải Nam, máy bay đã bị tước toàn bộ dữ liệu nhạy cảm, 24 thành viên phi hành đoàn bị bắt giữ và chỉ được thả ra sau khi Nhà Trắng đưa ra lời xin lỗi nhục nhã. Tại sao đảo Hải Nam lại là “mẫu số” chung của cả 2 sự kiện này? Tại đây có căn cứ hải quân Yulin đang hoạt động bí mật và có các tàu ngâm tên lửa đạn đạo lớp Jin, có khả năng cung cấp vũ khí hạt nhân đe dọa đến lãnh thổ Mỹ. Chính vì thế mà quân đội Mỹ luôn muốn giám sát chặt chẽ đảo Hải Nam.


    Hình ảnh Trung Quốc đang mưu đồ xây dựng “Học thuyết Monroe” tại châu Á? số 1

    Về phần mình, Trung Quốc không muốn bị Mỹ do thám. Trên thực tế, cả 2 vụ EP-3 và P-8 chỉ là 2 trong chuỗi sự việc liên quan đến vấn đề tự do hàng hải và hàng không. Rất nhiều sự việc khác đã xảy ra như vụ quấy rối tàu viễn thám USNS Impeccable vòa năm 2009, việc Trung Quốc đơn phương thành lập Vùng nhận dạng phòng không ADIZ vào năm 2013 tại khu vực quần đảo Senkaku của Nhật Bản trên Biển Hoa Đông, vụ va chạm với tàu tuần dương USS Cowpens tên lửa dẫn đường cũng trong năm 2013 cùng nhiều vụ việc khác tương tự như vụ P-8 gần đây.

    Sự việc này không đơn giản là 2 cường quốc quân sự chạy đua trong cuộc chiến pháp lý, Trung Quốc đang chiến đấu để xác định lại tự do hàng hải và hàng không. Câu chuyện lớn hơn bắt đầu vào năm 1986 khi Công ước Biển của Liên hợp quốc được thông qua. Công ước này đã thiết lập “vùng đặc quyền kinh tế” (EEZ) trải rộng 200 dặm từ bờ biển của một nước và cho phép các nước được đánh bắt cũng như khai thác tài nguyên trong vùng EEZ của mình. Kể từ khi Hiệp ước này được thông qua, Trung Quốc có một vị trí mới. Bắc Kinh bị hạn chế cả về tự do hàng hải lẫn hàng không trong vùng EEZ của mình. Bất kỳ máy bay quân hay tàu thuyền quân sự nào muốn đi qua vùng EEZ của quốc gia nào cũng đều phải được sự cho phép của nước sở tại và đây chính là cơ sở pháp lý để biện minh cho sự sách nhiễu của máy bay cũng như tàu thuyền quân sự nước ngoài tại khu vực.

    Rõ ràng, hiệp ước này không có lợi cho Trung Quốc. Tuy nhiên, định nghĩa mới của Trung Quốc về tự do hàng hải và hàng không nếu được chấp nhận tại Biển Đông và biển Hoa Đông thì nguyên tắc xét lại này sẽ tương đương với một “Học thuyết Monroe” của Trung Quốc tại Châu Á. Nó sẽ cung cấp cho Trung Quốc quyền kiểm soát 2 trong số những tuyến đường biển quan trọng và hấp dẫn nhất trong giao lưu tại khu vực này – nơi hơn 60% hoạt động tăng trưởng kinh tế được dự đoán sẽ xảy ra.Với những lợi ích trên, Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục tạo ra thách thức để đạt được tự do hàng hải và hàng không theo ý mình. Vậy Mỹ sẽ phản ứng lại như thế nào. D ưới đây là 5 bước đầu tiên mà Nhà Trắng sẽ làm nếu Trung Quốc tiếp tục theo đuổi ý đồ trên:

    Thứ nhất, Nhà Trắng sẽ phải nừng tin rằng sự hội nhập kinh tế cuối cùng sẽ biến Trung Quốc trở thành một nền dân chủ yêu chuộng hòa bình và bắt đầu đối xử với Bắc Kinh như một mối họa.

    Thứ hai, Lầu Năm Góc nên trang bị cho tất cả máy bay quân sự Mỹ trong khu vực máy quay camera để ghi lại những hành vi hung hăng của Trung Quốc để Bắc Kinh không thể chối cãi.

    Thứ ba, các công ty của Mỹ nên trở về nước nếu không vì lòng yêu nước thì cũng vì các nhà máy của họ tại Trung Quốc sẽ làm tăng nguy cơ xung đột quân sự giữa 2 nước.

    Thứ tư, các phương tiện truyền thông nên đưa tin về những vụ việc như P-8 một cách rộng rãi hơn.

    Cuối cùng, người tiêu dùng phải nhận ra rằng bất cứ khi nào họ mua đồ “made in China” là họ đã giúp Trung Quốc tích lũy tài chính để phục vụ cho quân đội – đội quân đe dọa đến lợi ích an ninh và kinh tế của Mỹ.

    Bảo Linh/Người đưa tin (Theo tin tức nationalinterest)
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  10. #39
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jun 2012
    Bài gửi
    260
    Thanks
    32
    Thanked 36 Times in 35 Posts
    Trung Quốc đang làm gì ở Trường Sa



    Thứ tư, 10/9/2014 | 17:33 GMT+7

    Trên chiếc thuyền cá lênh đênh giữa đại dương, trước sóng dữ và mưa xối xả, một phóng viên ra quần đảo Trường Sa và phát hiện ra rằng những nơi trước kia chỉ là đá ngầm nay đã bị Trung Quốc biến thành đảo.


    Hoạt động cải tạo đất phi pháp của Trung Quốc trên bãi Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa. Ảnh do quân đội Philippines chụp được mùa hè năm nay. Ảnh: Inquirer

    Rupert Anthony Wingfield-Hayes là phóng viên kỳ cựu của BBC làm việc ở Tokyo. Anh vừa thực hiện chuyến đi trên tàu cá của ngư dân Philippines đến Trường Sa với mục tiêu xác minh cáo buộc gần đây của quốc tế cho rằng Trung Quốc đang đào đắp, cải tạo thực địa ở các bãi đá ngầm trên Biển Đông.

    Sau đây là một phần của đoạn băng ghi lại những điều anh thấy trong hành trình.

    "Chân trời có thứ gì đó trông như là đất liền, theo lẽ thường thì đó không thể là một hòn đảo.

    "Thiết bị định vị toàn cầu cài đặt phần mềm mới nhất của tôi cho thấy phía trước kia chỉ là một bãi đá ngầm. Nhưng hãy nhìn xem, đó chắc chắn không thể là bãi đá ngầm được. Đó là một hòn đảo thật sự. Chỉ vài tháng trước thôi, hòn đảo đó không hề hiện diện ở đây.

    "Khi thuyền tiến lên để tiếp cận gần hơn hòn đảo nhỏ thì thời tiết bắt đầu xấu đi. Mưa rơi nặng hạt, hòn đảo dần biến mất khỏi tầm mắt dưới làn mưa trắng xóa.

    "Chiếc thuyền lại hướng về phía nam theo lộ trình ban đầu. Mưa đã ngừng hẳn. Sau khoảng 4 tiếng, chúng tôi gặp một thuyền cá của Việt Nam, đồng thời ngay trước mắt, một hòn đảo khác lại xuất hiện, nó còn to hơn cả cái tôi thấy lúc trước.

    "Khu vực phía sau tôi được gọi là bãi Johnson South Reef", anh nói tiếp, dùng tên tiếng Anh cho bãi đá Gạc Ma thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị Trung Quốc đánh chiếm trái phép năm 1988.


    Công trường xây dựng của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma. Ảnh: BBC

    "Chỉ vài tháng trước nó là một bãi đá ngầm mà Trung Quốc tự tuyên bố nắm quyền kiểm soát. Hiện tại mọi người có thể thấy, nó đã biến đổi thành một công trường xây dựng khổng lồ. Và đây chính là thứ mà chính phủ Philippines nghĩ Trung Quốc đang tạo dựng: một đường băng trên Biển Đông", Hayes nói.

    "Hàng triệu tấn đá và cát được nạo vét lên từ đáy biển rồi bơm vào khu vực đá ngầm này để tạo nên vùng đất mới.

    "Thậm chí thuyền trưởng người Philippines cũng cảm thấy sốc với những gì được nhìn thấy. 'Trước kia, chúng tôi thường xuyên tới đây', thuyền trưởng nói. 'Vậy mà bây giờ nó lại đang được xây dựng, tôi nghĩ chẳng bao lâu nữa chúng tôi sẽ không thể đặt chân đến nơi này'.

    "Thuyền tới gần hơn, phía Trung Quốc lập tức bắn pháo sáng lên không trung, đưa ra lời cảnh báo "Hãy rời đi".

    "Trung Quốc muốn biến vùng biển này thành cái ao của họ".

    Những gì phóng viên Rupert Anthony Wingfield-Hayes đưa ra trong video là bằng chứng rõ ràng về điều mà thế giới nghi ngờ, sau khi Philippines công bố loạt ảnh hoạt động đào đắp và xây dựng các công trình trên 5 bãi đá ở quần đảo Trường Sa mùa hè năm nay. Đây là nơi đang tồn tại các tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa nhiều nước ASEAN với Trung Quốc.

    Năm 2002, Trung Quốc và ASEAN đã ký Tuyên bố chung về Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), trong đó quy định không bên nào được phép thay đổi hiện trạng, không làm phức tạp hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định trong khu vực.

    Được hỏi về phóng sự này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh hôm qua ngang nhiên nói rằng các hoạt động của họ trên những đảo và bãi ngầm ở Trường Sa là "hợp pháp". Khi phóng viên hỏi dồn về mục tiêu của việc xây dựng các công trình, bà Hoa nói việc này để "cải thiện điều kiện sống của các cư dân trên đó", và nhất quyết từ chối nói về mục đích thực sự của việc đào đắp đất và xây cất công trình.

    "Xét từ câu trả lời của bà Hoa, liệu có phải Trung Quốc sẽ có người sống và làm việc trên các đảo đó", bình luận viên Shannon Tiezzi của tạp chí Diplomat đặt câu hỏi. "Những người sẽ đến sinh sống ở đó là thường dân hay quân sự, điều đó hiện nay chưa ai biết được".

    Vũ Hoàng

  11. #40
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết về Biển Đông và Hoa Đông


    Thứ sáu, 21/11/2014 | 09:47 GMT+7

    Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ hôm qua phê duyệt một nghị quyết lên án mọi hành động đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trên Biển Đông và Hoa Đông, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho hai khu vực này.


    Một tàu tuần duyên của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: Reuters

    Nghị quyết H.Res-714, do Eni Faleomavaega, Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ bảo trợ, được Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ hôm qua phê chuẩn, tái khẳng định sự ủng hộ của Washington đối với những nỗ lực nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình, dựa trên cơ sở các nguyên tắc được pháp luật quốc tế thừa nhận, đối với các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và Hoa Đông.

    Nghị quyết nhấn mạnh chính phủ Mỹ hết lòng hỗ trợ tự do hàng hải và việc sử dụng các vùng biển, vùng trời ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo luật pháp quốc tế. Nghị quyết lên án mọi hành động cưỡng chế, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực nhằm cản trở quyền tự do tại các vùng biển và không phận quốc tế.


    Tàu Liêu Ninh của TQ

    Bản nghị quyết cũng kêu gọi Trung Quốc kiềm chế thực thi Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông và không có những hành động khiêu khích tương tự tại các vùng biển khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

    Nghị quyết kêu gọi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đồng minh, đối tác của Mỹ và các bên tranh chấp cùng nỗ lực tìm các giải pháp công bằng và hòa bình cho tranh chấp, thông qua việc thiết lập một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

    Ủy ban hôm qua cũng phê duyệt một loạt nghị quyết khác liên quan đến các vấn đề như: dịch bệnh Ebola, căng thẳng Nga - phương Tây...

    Theo Channel News Asia, Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung (USCC) cùng ngày cũng đưa ra bản báo cáo cho rằng những chính sách của Bắc Kinh đang làm gia tăng căng thẳng kinh tế song phương.

    USCC nhận định quan hệ an ninh giữa hai cường quốc cũng trở nên xấu đi trong bối cảnh tình hình trên Biển Đông có nhiều bất ổn, các tranh chấp chủ quyền gia tăng, và khả năng đối đầu quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc có nguy cơ leo thang, trở thành một "cuộc khủng hoảng chính trị lớn".

    Vũ Hoàng

  12. The Following User Says Thank You to bach_djen For This Useful Post:

    ngochai (22-11-2014)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •