Trang 2/2 ĐầuĐầu 12
Hiện kết quả từ 11 tới 16 của 16

Chủ đề: ĐẠI HỌC - 大 學 - Tứ Thư Khổng Nho

  1. #11
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb ĐẠI HỌC - 大 學 - Tứ Thư Khổng Nho

    CHƯƠNG THỨ IX

    Tề Gia Trị Quốc


    Tiết thứ 1

    Sở vị trị quốc tất tiên tề kỳ gia giả. Kỳ gia bất khả giáo, nhi năng giáo nhân giả, vô chi. Cố quân tử bất xuất gia nhi thành giáo ư quốc.

    Dịch nghĩa:

    Nói rằng trị lí quốc gia tất trước tiên phải sửa sang gia đình mình cho ngay ngắn tốt đẹp, ấy là bởi vì người nhà mình không giáo dục nổi mà lại có thể giáo dục được người khác, đó là điều không thể có. Bởi thế người quân tử không ra khỏi nhà mà có thể hoàn thành được việc giáo hóa cả nước.

    Tiết thứ 2

    Hiếu giả, sở dĩ sự quân dã; đễ giả, sở dĩ sự trưởng dã; từ giả, sở dĩ sử chúng dã.

    Dịch nghĩa:

    Đạo hiếu (đối với cha) cũng chính là để thờ vua, đạo đễ (đối với anh), cũng chính là để thờ bậc trưởng thượng, đạo từ (đối với con) cũng chính là để sai khiến chúng dân vậy.

    Tiết thứ 3

    Khang cáo viết: như bảo xích tử, tâm thành cầu chi, tuy bất trúng, bất viễn hỹ. Vị hữu học dưỡng tử, nhi hậu giá giả dã.

    Dịch nghĩa:

    Thiên Khang cáo nói: "(yêu thương chăm lo cho dân chúng) giống như chăm sóc đứa con sơ sinh (con đỏ)”. Miễn là thành tâm theo đuổi điều đó, thì dẫu không hoàn toàn đúng như vậy, thì cũng chẳng cách xa bao nhiêu. (Cũng giống như) chưa từng có người con gái nào học cách nuôi con trước rồi sau mới đi lấy chồng vậy.

    Tiết thứ 4

    Nhất gia nhân, nhất quốc hưng nhân; nhất gia nhượng; nhất quốc hưng nhượng; nhất nhân tham lệ, nhất quốc tác loạn, kỳ cơ như thử, thử vị nhất ngôn phấn sự, nhất nhận định quốc.

    Dịch nghĩa:

    Cả nhà (của bậc quốc trưởng) làm điều nhân, thì cả nước sẽ dấy lên phong khí nhân ái. Cả nhà (của bậc quốc trưởng) đều lễ nhượng, thì cả nước sẽ dấy lên phong khí lễ nhượng. Còn nếu một người (quốc trưởng) tham lam tàn bạo, thì cả nước sẽ làm loạn.

    Cái sự lí chính là như vậy. Đó gọi là chỉ một lời nói có thể làm hỏng cả đại sự, chỉ một người có thể an định được quốc gia.


    Tiết thứ 5

    Nghiêu, Thuấn suất thiên hạ dĩ nhân, nhi dân tòng chi; Kiệt, Trụ suất thiên hạ dĩ bạo, nhi dân tòng chi; kỳ sở lệnh phản kỳ sở hiếu nhi dân bất tòng; thị cố quân tử hữu chư kỷ nhi hậu cầu chư nhân, vô chư kỷ nhi hậu phi chư nhân, sở tàng hồ thân bất thứ nhi năng dụ chư nhân giả, vị chi hữu dã. Cố trị quốc tại tề kỳ gia.

    Dịch nghĩa:

    Nghiêu, Thuấn lấy nhân ái mà dẫn dắt thiên hạ, nên dân chúng đi theo hai ông. Kiệt, Trụ dùng bạo lực mà cai trị thiên hạ, dân chúng (lúc đầu) cũng đi theo họ. Nhưng mệnh lệnh ban ra ngược lại điều mong muốn của họ nên dân chúng không theo nữa.
    Bởi thế người quân tử phải có (đức tốt) ở mình, rồi sau mới đòi hỏi ở người khác; phải không có (khuyết điểm) ở mình rồi sau mới phê phán được người khác. Cứ giữ ở nơi mình mà không suy ra cho người khác, như vậy mà khuyên bảo cho người khác hiểu được, thì đó là điều không thể có. Bởi thế cho nên trị quốc phải bắt đầu từ tề gia.



    Tiết thứ 6

    Thi vân: “Đào chi yêu yêu, kỳ diệp trăn trăn; chi tử vu qui, nghi kỳ gia nhân”. Nghi kỳ gia nhân nhi hậu khả dĩ giáo quốc nhân.

    Thi vân: “nghi huynh nghi đệ”. Nghi huynh nghi đệ nhi hậu khả dĩ giáo quốc nhân.

    Thi vân: "kỳ nghi bất thắc, chính thị tứ quốc"; kỳ vi phụ tử huynh đệ túc pháp nhi hậu dân pháp chi dã. Thử vị trị quốc tại tề kỳ gia.

    Dịch nghĩa:

    Kinh Thi nói: "Cây đào tơ mơn mởn, lá nó mọc xum xuê, nàng ấy về nhà chồng, ắt hoà thuận đề huề”.

    Hoà thuận đề huề với mọi người trong nhà, rồi sau mới có thể giáo hoá người trong nước.

    (Thi - Chu Nam. Đào yêu, chương 3 câu 1-4). Kinh Thi nói: "Hoà thuận với anh, hoà thuận với em". Anh em hoà thuận, rồi sau mới có thể giáo hoá người trong nước. (Thi, Tiểu nhã. Lục tiêu, chương 3, câu 5)

    Kinh Thi nói; "Người ấy uy nghi đúng đắn không sai trái, thì có thể sửa trị đúng đắn các nước khắp bốn phương. Bậc quốc trưởng chỉ có làm cho hành vi của cha con anh em trong nhà mình đủ trở thành mẫu mực, thì sau đó dân chúng sẽ noi theo. Như vậy gọi là trị quốc trước hết ở tề kì gia (sửa sang trong nhà mình cho chỉnh tề tốt đẹp). (Thi. Tào phong. Thi cưu, chương 3, câu 5-6).



    ngochai
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  2. #12
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb ĐẠI HỌC - 大 學 - Tứ Thư Khổng Nho

    CHƯƠNG THỨ X

    Trị Quốc Bình Thiên Hạ



    Tiết thứ 1

    Sở vị bình thiên hạ tại trị kỳ quốc giả Thượng lão lão nhi dân hưng hiếu; thượng trưởng trưởng nhi dân hưng đễ; thượng tuất cô nhi dân bất bội; thị dĩ quân tử hữu hiệt củ chí đạo dã.

    Dịch nghĩa:

    Nói rằng bình trị thiên hạ, trước tiên ở trị lí quốc gia. Là bởi vì nếu nhà vua tôn kính người già, thì dân chúng sẽ dấy lên phong khí hiếu kính; nếu nhà vua trọng người huynh trưởng, thì dân chúng sẽ dấy lên phong khí đễ nhượng; nếu nhà vua thương xót kẻ cô độc thì dân chúng sẽ không rời bỏ. Vì thế người quân tử có cái “đạo hiệt cử” vậy. (Về “đạo hiệt cử” xin xem tiếp tiết 2)

    Tiết thứ 2

    Sở ố ư thượng, vô dĩ sử hạ; sở ố ư hạ, vô dĩ sự thượng; sở ố ư tiền, vô dĩ tiên hậu; sở ố ư hậu, vô dĩ tòng tiền; sở ố ư hữu, vô dĩ giao ư tả; sở ố ư tả, vô dĩ giao ư hữu; thử chi vị hiệt củ chi đạo.

    Dịch nghĩa:

    Điều gì mình chán ghét ở người trên [của mình], thì chớ đem điều đó mà sai khiến người dưới; điều gì mình chán ghét ở người dưới [của mình] thì chớ đem điều đó mà thờ người trên; điều gì mình chán ghét ở người trước mình, thì chớ đem điều đó mà đối xử với người sau mình; điều gì mình chán ghét ở người sau mình thì chớ đem điều đó mà đối xử với người trước mình; điều gì mình chán ghét ở người bên hữu mình, thì chớ đem điều đó mà giao vãng với người bên tả mình; điều gì mình chán ghét ở người bên tả mình, thì chớ đem điều đó mà giao vãng với người bên hữu mình. Như thế gọi là “đạo hiệt cử”.

    Chú giải:

    Hiệt củ chi đạo là tư tưởng đạo đức và nghĩa là ràng buộc ước thúc, giữ lấy. Củ là đồ dùng để dựng hình vuông, nghĩa bóng là phép tắc, chuẩn mực. Hiệt củ, tức là giữ gìn và tuân theo các chuẩn mực đạo đức.

    Trịnh Huyền thời Đông Hán chú: "Hiệt do kết dã, khiết dã Củ, pháp dã. Quân tử hữu khiết pháp chi đạo, vị thường chấp nhi hành chi, động tắc bất thất chi”. (Hiệt có nghĩa như kết, như khiết, nghĩa là giữ lấy, nắm lấy. Củ là phép tắc. Quân tử có đạo nắm giữ lấy phép tắc, nghĩa là thường xuyên nắm lấy mà thực hiện, và khi hành động thì không trái với phép tắc ấy).

    Điều ấy cũng có nghĩa là: người quân ta cần giữ sao cho lời nói việc làm của mình hợp với chuẩn mực phép tắc.

    Chu Hi thời Nam Tống giải thích có khác: “Hiệt, đạc dã, củ sở dĩ vi phương dã". Cho rằng hiệt củ là suy từ mình ra để đo người khác, vật khác, khiến cho giữa trên với dưới, mình với người, muôn việc đều phù hợp với chuẩn mực phép tắc. Tư tưởng này của Nho gia, tìm đến cội nguồn, chính là từ đạo lí của Khổng Tử "Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân" (Luận ngữ. Nhan Uyên) và "Kỉ dục lập nhi lập nhân, kỉ dục đạt nhi đạt nhân, năng cận thủ thí, khả vị nhân chi phương dã dĩ" (Luận ngữ. Ung dã).
    “Hiệt củ chi đạo" cũng chính là đòi hỏi người ta trong xử thế tiếp vật phải dùng phương pháp “năng cận thủ thí” để “dĩ kỷ đạc nhân” (suy ta ra người).

    Tiết thứ 3

    Thi văn: “Lạc chỉ quân tử, dân chi phụ mẫu”; dân chi sở hiếu, hiếu chi; dân chi sở ố, ố chi, thử chi vị dân chi phụ mẫu.

    Dịch nghĩa:

    Kinh Thi nói: “Vui thay người quân tử, là cha mẹ của dân”. Điều gì dân thích, thì mình thích, điều gì dân ghét, thì mình ghét. Như vậy thì gọi là cha mẹ dân. (Thi. Tiểu nhã. Nam Sơn hữu đài, chương 2, câu 3-4).


    ngochai
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 12-09-2012 lúc 11:11 AM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  3. #13
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb ĐẠI HỌC - 大 學 - Tứ Thư Khổng Nho

    CHƯƠNG THỨ X

    Trị Quốc Bình Thiên Hạ


    Tiết thứ 4

    Thi vân: Tiệt bỉ Nam sơn, duy thạch nham nham; hách hách sư doãn, dân cụ nhĩ chiêm; hữu quốc giả, bất khả dĩ bất thận, tịch tắc vi thiên-hạ lục hỹ.

    Dịch nghĩa:

    Kinh Thi nói: "Núi Nam cao vòi vọi kia, chỉ có đá trập trùng. Quan Thái sư họ Doãn hiển hách. Dân chúng đều trông ngóng vào ngài". Người cai trị quốc gia không thể không thận trọng, một khi xa rời chính đạo tất sẽ bị thiên hạ trừng phạt. (Thi Tiểu nhã. Tiệt Nam sơn, chương 1, câu 1-4).

    Tiết thứ 5

    Thi vân: “Ân chi vị táng sư, khắc phối Thượng đế, nghi giám vu Ân, tuấn mệnh bất dị"; đạo đắc chúng tắc đắc quốc, thất chúng tắc thất quốc.

    Dịch nghĩa:

    Kinh Thi nói: "Khi nhà Ân chưa mất dân chúng, thì đạo đức phù hợp với Thượng đế. Nên soi vào [tấm gương diệt vong của] nhà Ân, [để biết rằng giữ được] mệnh Trời là không dễ”. Đạo trị nước: được dân chúng thì được nước, mất dân chúng thì mất nước. (Thi Đại nhã. Văn Vương, chương 6, câu 5-8).

    Tiết thứ 6

    Thị cố quân tử tiên thận hồ đức; hữu đức thử hữu nhân; hữu nhân thử hữu thổ, hữu thổ thử hữu tài; hữu tài thử hữu dụng.

    Dịch nghĩa:

    Vì thế người quân tử trước hết cẩn thận về đức, có đức tất thì mới có được nhân dân, có nhân dân mới có được đất đai; có đất đai mới có được của cải; có của cải mới có thể sử dụng.

    ngochai
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 12-09-2012 lúc 11:11 AM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  4. #14
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb ĐẠI HỌC - 大 學 - Tứ Thư Khổng Nho

    CHƯƠNG THỨ X

    Trị Quốc Bình Thiên Hạ

    Tiết thứ 7

    Đức giả bản dã, tài giả mạt dã; ngoại bản, nội mạt, tranh dân thi đoạt.

    Dịch nghĩa:

    Đức là cái gốc, của là cái ngọn. Để cái gốc ra ngoài (coi thường cái đức) để cái ngọn vào trong (coi trọng của cải) thì sẽ phải tranh dân đoạt lợi.

    Tiết thứ 8

    Thị cố tài tụ tắc dân tán, tài tán tắc dân tụ; thị cố ngôn bội nhi xuất giả diệc bội nhi nhập; hoá bội nhi nhập giả diệc bội nhi xuất.

    Dịch nghĩa:

    Vì thế ((chỉ chăm lo) tích tụ của cải, thì dân chúng sẽ li tán, của cải phân tán (ra cho dân) thì dân chúng sẽ tụ họp. Vì thế nói ra với dân chúng những lời trái lẽ, thì sẽ thu về những sự trái nghịch, thu về những của cải bằng thủ đoạn bội nghịch, thì cũng sẽ bị người ta dùng thủ đoạn bội nghịch mà tước đoạt đi (của vào trái lẽ thì cũng ra một cách trái lẽ).

    Tiết thứ 9

    Khang Cáo viết: duy mệnh bất vu thường Đạo thiện tắc đắc chi, bất thiện tắc thất chi hỹ.

    Dịch nghĩa:

    Thiên Khang cáo nói: "Mệnh trời chẳng phải mãi mãi bất biến". Đạo Trời là: người thiện thì được mệnh Trời, người bất thiện thì mất mệnh Trời vậy.



    ngochai
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 12-09-2012 lúc 11:11 AM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  5. #15
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb ĐẠI HỌC - 大 學 - Tứ Thư Khổng Nho

    CHƯƠNG THỨ X

    Trị Quốc Bình Thiên Hạ



    Tiết thứ 10

    Sở thư viết: Sở quốc vô dĩ vi bảo, duy thiện dĩ vi bảo. Cữu Phạm viết: vong nhân vô dĩ vi bảo, nhân thân dĩ vi bảo.

    Dịch nghĩa:

    Sở thư nói: "Nước Sở chẳng có cái gì đáng gọi là của quý, chỉ có đức thiện đáng coi là của quý”. Cữu Phạm cũng nói: "Người lưu vong không có cái gì đáng gọi là của quý, chỉ có phẩm đức nhân ái hiếu kính đáng coi là của quý mà thôi".

    Chú giải:

    1. Sở thư, tức là sách Quốc ngữ nước Sở.

    2. Cữu Phạm, Cữu vốn nghĩa là cậu, em mẹ. Về sau cũng dùng để gọi anh em của vợ. Thiên tử gọi chư hầu khác họ bằng “cữu”. Vua chư hầu cũng gọi quan đại phu khác họ bằng “cữu”. Nước Tấn có đại phu Cữu Phạm, là cậu của Tấn Văn Công Trùng Nhĩ, chính tên là Hồ Yển.

    3. Nhân thân nghĩa là lấy lòng nhân thờ cha mẹ.

    Tiết thứ 11

    Tần-thệ viết: Nhược hữu nhất cá thần, đoán đoán hề vô tha kỹ, kỳ tâm hưu hưu yên, kỳ như hữu dung yên, nhân chi hữu kỹ, nhược kỷ hữu chí, nhân chí ngạn thánh, kỳ tâm hiếu chi, bất sỉ nhược tự kỳ khẩu xuất, thực năng dung chi, dĩ năng bảo ngã tử tôn lê dân, thượng diệc hữu lợi tai!

    Dịch nghĩa:

    Thiên Tần thệ nói: Nếu như có được một đại thần thật thà thành khẩn, chẳng hề có tài năng gì khác, chỉ có tấm lòng khoan hòa, như có một lượng chứa lớn, thì tài năng của người khác, khác nào như đại thần ấy có tài năng; đức tốt của người khác đại thần ấy thật lòng ưa thích, chẳng những là tự miệng nói ra, mà thực sự có thể dung nạp, nên có thể che chở cho con cháu và trăm họ của ta, mà còn có lợi cho cả đất nước!

    Nhân chi hữu kỹ, mạo tật dĩ ố chi: nhân chi ngạn thánh nhi vi chi, tỷ bất thông, thực bất năng dung, dĩ bất năng bảo ngã tử tôn lê dân, diệc viết đãi tai.

    Dịch nghĩa:

    (Còn nếu) người khác có tài, đem lòng ghen ghét đố kị, người khác có đức tốt, thì chèn ép không để cho tiếp cận với nhà vua. Người như vậy thì không thể dung nạp ai, bởi thế người ấy chẳng thể chở che cho con cháu trăm họ của ta, mà còn nguy hại cho cả đất nước.

    Chú giải:

    1. Tần thệ. Tên một thiên trong sách Thượng Thư. Lời tựa Thượng Thư nói: "Tần Mục Công phạt Trịnh, Tấn Tương Công soái sư bại chư Hào, hoàn quy tác Tần thệ" (Tần Mục Công đánh Trịnh, Tấn Tương Công đem quân đánh bại Tần ở đất Hào, trở về làm ra bài Tần thệ). Đây là một thiên tư liệu Tần từ khá sớm còn lưu truyền lại.


    Duy nhân nhân phóng lưu chi, bình chư tứ di, bất dữ đồng trung quốc; thử vị duy nhân nhân vi năng ái nhân, năng ố nhân.

    Dịch nghĩa:

    Người nhân phải đem hạng người đố kị ấy mà đày đi xa, đuổi chúng đến tứ di, không cho chúng được cùng ở đất Trung Nguyên. Đó chính là "chỉ có người nhân mới có thể biết yêu người, mới có thể biết ghét người".

    Chú giải:

    1. "Duy nhân nhân vi năng ái nhân năng ố nhân" là nhắc lại lời Khổng Tử. "Duy nhân giả năng hiếu nhân, năng ố nhân" (Luận ngữ, Tử Hãn).

    Tiết thứ 12

    Kiến hiền nhi bất năng cử, cử nhi bất năng tiên, mạn giã. Kiến bất thiện nhi bất năng thoái; thoái nhi bất năng viễn, quá dã. Hiếu nhân chi sở ố, ố nhân chi sở hiếu, thị vị phất nhân chi tính, tai tất đãi phù thân.

    Dịch nghĩa:

    Thấy người hiền mà không chịu tiến cử, tiến cử mà không chịu đưa tên trước lên trên mình, như thế là khinh mạn. Thấy người xấu mà không chịu triệt thoái, triệt thoái mà không chịu xa lánh, như thế là sai trái. Ưa thích điều mà mọi người ghét, ghét bỏ điều mà mọi người ưa thích, như thế gọi là làm trái ngược với bản tính con người, tai nạn chắc chắn sẽ giáng vào thân.



    ngochai
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 12-09-2012 lúc 11:11 AM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  6. #16
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb ĐẠI HỌC - 大 學 - Tứ Thư Khổng Nho

    CHƯƠNG THỨ X

    Trị Quốc Bình Thiên Hạ

    Tiết thứ 13

    Thị cố quân tử hữu đại đạo, tất trung tín dĩ đắc chi kiêu thái dĩ thất chi. Sinh tài hữu đại đạo: sinh chi giả chúng, thực chi giả quả, vi chi giả tật, dụng chi giả thư, tắc tài hằng túc hỹ.

    Dịch nghĩa:

    Vì thế người quân tử có đạo lớn, ắt phải có được bằng lòng trung tín, và sẽ mất đạo ấy bởi lòng kiêu ngạo và thói xa hoa. Tích tụ được của cải có một đạo lí lớn: người làm ra của cải thì đông, người hưởng thụ của em thì ít, làm ra của cải thì chóng mà tiêu dùng của cải thì chậm. Như vậy thì của cải luôn luôn dồi dào sung túc.

    Chú giải:

    1. Kiêu thái. Kiêu ngạo và xa xỉ.


    Tiết thứ 14

    Nhân giả dĩ tài phát thân, bất nhân giả dĩ thân phát tài. Vị hữu thượng hiếu nhân nhi hạ bất hiếu nghĩa giả dã: vị hữu hiếu nghĩa kỳ sự bất chung giả dã: vị hữu phủ khố, tài phi kỳ tài giả dã.

    Dịch nghĩa:

    Người nhân thì dùng của để phát huy thân mình; kẻ bất nhân thì đem thân mình để phát triển của cải. Chưa từng có bao giờ vua ưa thích điều nhân mà dân chúng lại không yêu điều nghĩa; cũng chưa từng có bao giờ dân chúng yêu điều nghĩa mà công việc lại không thành. Cũng chưa từng có bao giờ của cải ở trong kho lẫm lại không phải là của cải của người nhân.

    Tiết thứ 15

    Mạnh Hiến Tử viết: súc mã thặng bất sát ư kê đồn, phạt băng chi gia bất súc ngưu dương; bách thặng chi gia bất súc tụ liễm chi thần; dữ kỳ hữu tụ liễm chi thần, ninh hữu đạo thần; thử vị quốc bất dĩ lợi vi lợi, dĩ nghĩa vi lợi dã.

    Dịch nghĩa:

    Mạnh Hiến Tử nói: "Trong nhà có xe có ngựa thì không xét đến (món lợi nhỏ của) việc nuôi gà nuôi lợn, trong nhà đủ sức chứa nước đá (ướp dùng lễ vật) thì không nên nuôi trâu nuôi dê. Hễ đã là quan khanh có đến trăm cỗ xe, thì không nuôi những gia thần quen thói vơ vét. Thà nuôi kẻ gia thần hay ăn trộm của mình còn hơn là nuôi kẻ gia thần thạo việc vơ vét cho mình. Đó gọi là quốc gia không nên lấy lợi làm lợi mà nên lấy nghĩa làm lợi vậy.

    Chú giải

    1. Mạnh Hiến Tử, là một đại phu hiền đức của nước Lỗ.

    2. Tụ liễm nghĩa là bóc lột của dân chúng mà thu gom vào cho quan.


    Tiết thứ 16

    Trưởng quốc gia nhi vụ tài dụng giả, tất tự tiểu nhân hỹ; bỉ vi thiện chi. Tiểu nhân chi sử vi quốc gia, tai hại tịnh chí, tuy hữu thiện giả, diệc vô như chi hà hỹ. Thử vị quốc bất dĩ nghĩa vi lợi, dĩ lợi vi lợi dã.

    Dịch nghĩa:

    Đứng đầu một quốc gia mà chỉ một mực vơ vét của cải ắt là do mưu kế của kẻ tiểu nhân. Nếu nhà vua tán thưởng kẻ tiểu nhân ấy, dùng kẻ tiểu nhân ấy mà cai trị quốc gia, thì thiên tai nhân hoạ ắt sẽ cùng ùa đến. Lúc đó dẫu có người thiện đức cũng chẳng còn làm sao được nữa. Đó gọi là quốc gia không biết lấy nghĩa làm lợi mà chỉ biết lấy lợi làm lợi vậy.


    ngochai
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

Tags for this Thread

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •