Trang 2/2 ĐầuĐầu 12
Hiện kết quả từ 11 tới 15 của 15

Chủ đề: Tin Quân Sự

  1. #11
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Một sĩ quan nhà giàn DK1 hy sinh


    Thứ tư, 8/10/2014 | 22:12 GMT+7

    Thượng tá Nguyễn Thế Dĩnh, Chính trị viên Tiểu đoàn DK1, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân, cho biết thượng úy Dương Văn Bắc (40 tuổi, quê huyện Tân Kỳ, Nghệ An) đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.

    Thượng tá Dĩnh cho biết, lúc 15h45, ngày 7/10, khi thượng úy Bắc đi kiểm tra hệ thống phòng thủ đã gặp sóng to, gió lớn nên bị rơi xuống biển. Đến 16h cùng ngày, đồng đội đã cứu được thượng úy Bắc nhưng tình trạng sức khỏe anh rất yếu. "Mọi người cố gắng hết sức để cứu chữa nhưng đến 16h30, tim thượng úy Bắc đã ngừng đập. Mọi người vẫn không ngừng hy vọng, cứu chữa đến 19h45", thượng tá Dĩnh cho hay.


    Cán bộ chiến sĩ trên nhà giàn DK1 luôn đối mặt với nhiều nguy hiểm khi làm nhiệm vụ bảo vệ thềm lục địa phía Nam của tổ quốc.

    Theo thượng tá Dĩnh, thượng úy Bắc đã công tác tại nhà giàn DK1 hơn 18 năm, là người giỏi chuyên môn, nhiều năm liền là chiến sĩ thi đua; đạo đức tốt, tính tình hòa nhã. Dự kiến, tháng 11 tới, thượng úy Bắc sẽ về đất liền công tác.

    Hoàn cảnh gia đình thượng úy Bắc rất khó khăn, bố mẹ hai bên ở xa, đều già yếu, đau bệnh. Vợ anh làm văn thư tại một trường học, hai con nhỏ (8 tuổi và 2 tuổi) hiện sống ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

    Hiện thi thể thượng úy Bắc đang được đưa từ nhà giàn về đất liền, dự kiến sáng 9/10 sẽ cập cảng và làm lễ truy điệu. Thượng úy Bắc sẽ được an táng tại nghĩa trang Long Hương (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).


    Theo Người Lao Động





  2. #12
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Mỹ diễn tập kịch bản chiến tranh với Trung Quốc


    Thứ năm, 16/10/2014 | 11:16 GMT+7

    Trên boong tàu sân bay hạt nhân USS George Washignton, 11 chiếc máy bay chiến đấu xếp hàng chờ cất cánh. Chiếc thứ nhất được móc trên máy phóng. Âm thanh lên cao trào khi động cơ của nó gầm lên. Sau đó, trong đám mây hơi nước màu trắng, chiếc máy bay nặng 15 tấn bị bắn khỏi boong, bật về phía cuối tàu như một món đồ chơi. Vài giây sau, các nhân viên trên boong, trong áo choàng nhiều màu, bình thản đưa chiếc tiếp theo vào hàng.

    Phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes, tác giả phóng sự về việc Trung Quốc xây đảo ở Trường Sa, hạ cánh xuống con tàu sân bay hạt nhân, khi các tàu phối thuộc nó cùng một hạm đội tàu sân bay USS Carl Vinson, và 200 phi cơ chiến đấu, luyện tập gần Guam. Anh kể lại trải nghiệm hiếm hoi và phân tích nguyên nhân Mỹ chuẩn bị trước nguy cơ một cuộc chiến ở tây Thái Bình Dương với Trung Quốc. "Không nhiều người được mời lên tàu sân bay hạt nhân Mỹ. Và sau khi viết ra điều này, có thể trong tương lai gần, tôi sẽ không được mời thêm lần nữa. Nước Mỹ thích nói về việc hợp tác cùng Trung Quốc, nhưng rõ ràng hải quân nước này cũng đang luyện tập cho một cuộc xung đột tiềm ẩn ở Thái Bình Dương.

    Thật không thể không kinh ngạc khi tận mắt chứng kiến hải quân Mỹ ở cự ly gần thế này. Không có hải quân nước nào khác trên thế giới có kiểu đồ chơi này, hay dễ dàng khoe khoang chúng theo cách đầy mê hoặc đến thế. Nhưng khi đứng trên boong, quay phóng sự về cách "Mỹ đang luyện tập cho một cuộc chiến tranh với Trung Quốc", tôi có thể thấy người đón tiếp tôi ở văn phòng đối ngoại của hải quân cau mày. Bạn thường quen nghe câu này: Hải quân Mỹ "không luyện tập cho cuộc chiến tranh với bất cứ nước nào cụ thể". Nhưng hải quân Mỹ cũng không tề tựu hai hạm đội tàu sân bay và 200 máy bay ngoài khơi đảo Guam chỉ để cho vui. Ở đây, họ luyện tập cho điều Lầu Năm Góc gọi là "Hải-Không tác chiến". Khái niệm này lần đầu được đưa ra năm 2009, và nó được xây dựng cụ thể nhằm đối phó mối đe dọa đang gia tăng từ Trung Quốc.


    Các thành viên trên tàu sân bay thực hành kịch bản "chống tiếp cận, chống xâm nhập". Ảnh: BBC

    Vài phút sau khi xem chiến đấu cơ cất cánh, tôi đang đứng trên đài chỉ huy trên tàu cùng Chuẩn đô đốc Mark Montgomery, tư lệnh nhóm tác chiến tàu sân bay George Washington. Các lực lượng, dưới sự chỉ huy của ông, đang luyện tập cho khả năng phải đối diện với kịch bản "chống tiếp cận, chống xâm nhập". Ông Montgomery cho biết nói đến năng lực của hải quân Mỹ là nói đến khả năng hoạt động không giới hạn tại những vùng biển mà nước này chọn. "Bởi một số nước đang có nhiều vũ khí chống tiếp cận ngày càng tinh vi, chúng tôi phải xây dựng chiến thuật, kỹ thuật và quy trình để tiếp tục hoạt động mà không bị giới hạn".

    Chuẩn đô đốc Montgomery không thảo luận về chi tiết của cuộc tập trận. Nhưng các con tàu và máy bay của ông đối mặt với một mạng lưới những mối đe dọa ngày càng phức tạp, từ dưới nước, trên không, trên bộ, không gian mạng và từ vũ trụ. "Nhìn chung, một số nước có khả năng di dời vệ tinh hoặc hạn chế thông tin liên lạc vệ tinh", ông nói. "Vì vậy, chúng tôi phải thực hành làm việc trong một môi trường không liên lạc được".

    Hải quân Trung Quốc vẫn chưa sánh được với hải quân Mỹ, và sẽ không thể sánh đươc trong một thời gian dài nữa. Nhưng thay vào đó, Trung Quốc đã triển khai các vũ khí khác có khả năng buộc những con tàu sân bay Mỹ tránh xa bờ biển nước này. Trong số đó có các tàu ngầm mới chạy êm hơn, những tên lửa chống hạm siêu thanh tầm xa và, có thể thứ đáng lo ngại nhất, là các tên lửa đạn đạo tầm trung rất chính xác, được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay". Đúng lúc đó, chuông báo động vang lên. Một giọng nói phát đi từ hệ thống loa chung. "Đây là cuộc tập trận, đây là cuộc tập trận! Khói đen! Khói đen!".

    Tàu George Washington đang bị tấn công giả định. Một phần của tàu được báo đang bốc cháy. Các đội chạy đến để hạn chế thiệt hại. Trong vòng 10 năm qua, Trung Quốc có khẩu hiệu chính trị quan trọng nhất, và thường được lặp đi lặp lại là "sự trỗi dậy hòa bình". Nó được nêu ra nhằm đảm bảo với các láng giềng rằng sự sự lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc không phải là một mối đe dọa. Tuy nhiên, kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền hồi năm ngoái, một sự thay đổi rõ rệt diễn ra. Trung Quốc đang khẳng định tuyên bố chủ quyền ở rất xa so với đường bờ biển của nước này. Các tàu Trung Quốc hung hăng tuần tra chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, từ lâu đã do Nhật Bản kiểm soát. Bắc Kinh cũng đang chi tiền tỷ để xây những hòn đảo mới ở Biển Đông.

    Hồi tháng 8, một chiến đấu cơ Trung Quốc đối đầu với một máy bay trinh sát Mỹ ở không phận quốc tế trên Biển Đông, liên tục bay sát nó, có lúc cách nhau chỉ 6 m, hải quân Mỹ cho biết. Theo Chuẩn Đô đốc Montgomery, tất cả những điều này càng khiến cho vai trò của hải quân Mỹ trong khu vực trở nên thiết yếu hơn. "Hải quân Mỹ là một trong những bên đóng góp lớn nhất cho an ninh và ổn định của khu vực châu Á - Thái Bình Dương", ông nói. "Chúng tôi đã làm vậy trong gần 70 năm". "Tôi nghĩ hải quân Mỹ đóng vai trò tốt khi giữ ổn định mọi thứ, đảm bảo các đối tác và ngăn ngừa kẻ thù có hành động không minh bạch hoặc bất hợp pháp".

    Các lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn sẽ bất bình. Mục tiêu lâu dài của Bắc Kinh là thống trị vùng biển gần các bờ biển nước này. Nếu hải quân Mỹ cố gắng ngăn chặn điều đó, chẳng phải có thể khiến xung đột dễ xảy ra hơn hay không? Nhưng từ Tokyo, Manila tới Hà Nội, có những chính phủ đang rất vui khi thấy hạm đội tàu sân bay lớn của Mỹ đang đi qua những vùng biển này.

    Trọng Giáp (lược dịch)
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  3. #13
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Sự kiện

    Đột nhập hang tàu ngầm bí mật của Trung Quốc ở đảo Hải Nam


    (Dân trí) - Nằm dưới Biển Đông ngoài khơi hảo Hải Nam, một đường ngầm dưới biển dẫn các tàu ngầm vào một hang ngầm, trong một cảnh tượng làm gợi nhớ một bộ phim gián điệp James Bond.


    Một tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đi qua vịnh Yalong tại Tam Á.

    Từ vị trí đó, tàu ngầm có thể ra và vào Biển Đông mà không lọt vào những con mắt “săm soi” của các máy bay do thám hải quân Mỹ, vốn trong nửa thế kỷ qua đã tiếp cận tự do vùng biển này, các nhà quan sát quân sự trích dẫn các bức ảnh vệ tinh khu vực cho hay.

    Hạm đội các tàu ngầm diesel và hạt nhân cho thấy các tham vọng của Trung Quốc nhằm đảm bảo các tuyến đường biển có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Nhưng nó cũng khiêu khích các quốc gia láng giềng, vốn bất bình vì cách thức tiếp cận hung hăng của Trung Quốc đối với các tranh chấp lãnh thổ.

    Trong bối cảnh các quốc gia châu Á từ Ấn Độ đến Úc chi hàng chục tỷ USD để nâng cấp các hạm đội tàu ngầm, cùng với việc các máy bay do thám hiện diện trên bầu trời, nguy cơ va chạm vốn trước đó có thể chỉ giới hạn giữa lực lượng bảo vệ bờ biển và các tàu cá thì giờ đây có thể bùng phát thành cuộc xung đột quân sự.

    "Các quốc gia thường nói rằng: chúng tôi cần sẵn sàng một lực lượng đáng tin cậy vốn có gây hoang mang đối với tướng lĩnh Trung Quốc", Bill Hayton, tác giả cuốn sách "Biển Đông: Cuộc đấu tranh quyền lực tại châu Á", nhận định. "Họ rõ ràng đang nghĩ như vậy, vì nếu không tại sao họ lại mua các tàu ngầm và tên lửa chống hạm?".

    Chi tiêu quốc phòng tại châu Á và châu Đại Dương đã tăng 3,6% lên 407 tỷ USD trong năm 2013, theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), trở thành khu vực duy nhất có chi tiêu quốc phòng gia tăng đều đặt hàng năm kể từ khi SIPRI bắt đầu thu thập số liệu vào năm 1988. Trung Quốc dẫn đầu với tỷ lệ gia tăng 7,4%, trong khi tỷ lệ tăng các quốc gia Đông Nam Á là 5%.

    Việc phát triển căn cứ tàu ngầm tại Hải Nam là trọng tâm chiến lược tàu ngầm của Trung Quốc, theo ông Felix Chang, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu chính sách đối ngoại tại Philadelphia. Đảo này là nơi đặt một căn cứ tàu ngầm kể từ Thế chiến II ở khu vực đông nam của thành phố Tam Á, hiện là một địa điểm du lịch hạng sang.

    Khi căn cứ Tam Á ngày càng trở nên đông đúc, hải quân Trung Quốc đã bắt đầu phát triển các căn cứ mới dành cho tàu ngầm. Một địa điểm ở phía tây nam có thể dành cho các tàu ngầm thông thường và 2 địa điểm ở phía tây của vịnh Yalong: một căn cứ tàu nổi với 2 bến tàu dài có khả năng đón tàu sân bay, và một căn cứ có thể được thiết kế cho các tàu ngầm hạt nhân với một đường nối duy nhất, điều mà ông Felix Chang nói là chứng tỏ mức độ an ninh cao.

    Nhô ra khỏi bờ, 4 bến tàu có thể được nhìn thấy rõ, đủ rộng để chứa 8 tàu ngầm. Ở phía nam của 4 bến tàu này là đường hầm ngầm, rộng khoảng 16 m, dẫn tới một hang nằm phía dưới một ngọn đồi, ông Chang cho biết.

    "Tôi không cho rằng đường hầm phục vụ tàu ngầm tại Vịnh Yalong rộng rãi như trong phim James Bond. Có thể nó tương đối chật chội. Việc đào đất đá và xây dựng các công trình hỗ trợ rất đắt đỏ trong thế giới thực", ông Chang nhận định.

    Hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc

    Hải quân Trung Quốc có 56 tàu ngầm tấn công, 51 chiếc trong số đó là tàu ngầm diesel điện và 5 chiếc là tàu ngầm hạt nhân, theo một báo cáo của Bộ quốc phòng Mỹ gửi quốc hội được công bố hồi tháng 4.


    Một lối vào đường hầm dẫn tới các hang lớn có thể giấu nhiều tàu ngầm.

    Trung Quốc cũng có 3 tàu ngầm hạt nhân có thể phóng các tên lửa đạn đạo và có thể bổ sung thêm 5 chiếc khác, theo báo cáo của Lầu Năm Góc. Báo cáo cho biết, các tàu ngầm này năm nay sẽ mang tên lửa đạn đạo JL-2, có tầm xa ước tính lên tới 7.400 km và sẽ mang đến cho hải quân Trung Quốc khả năng răn đe hạt nhân trên biển đáng tin cậy đầu tiên.

    Tầm xa đó có thể cho phép tên lửa vươn tới bang Hawaii của Mỹ nếu được phóng từ Tây Thái Bình Dương, và tới California nếu được phóng từ giữa Thái Bình Dương, theo ông Dean Cheng, một nhà nghiên cứu về các vấn đề an ninh và chính trị Trung Quốc tại Quỹ Heritage (Washington).
    Các tàu ngầm, được trang bị ngư lôi và tên lửa hành chống hạm, sẽ giúp Chủ tịch Tập Cận Bình trong bối cảnh ông tìm cách hiện thực hóa một mục tiêu khác: sẵn sàng cho quân đội chiến đấu và giành chiến thắng trong "các cuộc chiến khu vực" trong thời đại thông tin.

    Dưới kịch bản đó, Trung Quốc có thể tung các tàu ngầm, không quân và sức mạnh tên lửa từ tàu chiến và tàu ngầm, được kiểm soát bởi một hệ thống chỉ huy hiện đại vốn tích hợp mọi thứ từ máy tính tới thông tin tình báo.

    Nhu cầu tìm hiểu Trung Quốc đang chuẩn bị ra sao đã giúp lý giải cho các chuyến bay do thám của Mỹ gần bờ biển Trung Quốc, một trong số đó đã dẫn tới vụ đối đầu hôm 19/8 mà Lầu Năm Góc miêu tả là "không an toàn và thiếu chuyên nghiệp", sau khi một máy bay chiến đấu Trung Quốc bay cách máy bay trinh sát P-8 Poseidon của Mỹ chỉ 6 mét gần đảo Hải Nam.

    "Sự tiến bộ của Trung Quốc trong các khả năng tàu ngầm là rất đáng kể", Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, phát biểu trước Thượng viện Mỹ hồi tháng 3. Ông Locklear sau đó nói với nghị sĩ Kelly Ayotte rằng thật không may là các khoản cắt giảm ngân sách của phòng của Mỹ đã khiến hạm đội tàu ngầm của nước này giảm từ 55 chiếc xuống 42 chiếc vào năm 2029.

    "Tàu ngầm có thể là vũ khí quan trọng nhất, ngoài bom hạt nhân, vì chúng có khả năng tàng hình, ít tiếng ồn và có khả năng xuất hiện ở khắp mọi nơi. Trong trường hợp nổ ra một cuộc xung đột hải quân, chúng nhiều khả năng sẽ gây đổ máu đầu tiên cho đối phương", chuyên gia Dean Cheng nhận định.

    Các nước tăng cường sắm tàu ngầm

    Chương trình hiện đại hóa quốc phòng của Trung Quốc đã được phản ánh trong sự hiện diện của các tàu ngầm mang tên lửa ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền 90% diện tích và có các tranh chấp lãnh thổ với hàng loạt quốc gia.

    Căng thẳng đã bùng phát hồi tháng 5 khi Trung Quốc triển khai phi pháp một giàn khoan dầu trong vùng biển của Việt Nam. Sau đó, Bắc Kinh lại hoàn thiện một đường băng được nâng cấp tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép.

    Dự án đảo nhân tạo của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa là một hành động khiêu khích khác đối với các quốc gia vốn có tuyên bố chủ quyền trong khu vực.
    Các chuyến đi của tàu ngầm Trung Quốc qua eo biển Malacca và vào Ấn Độ Dương cũng đang gây lo ngại tại Ấn Độ. Hồi tháng 8, hải quân Ấn Độ đã trình làng tàu chiến chống ngầm tự chế đầu tiên và Thủ tướng Narendra Modi đã cam kết sẽ tăng cường sự phòng thủ để "không kẻ nào dám coi thường Ấn Độ".

    Những lo ngại trên bắt nguồn từ việc một tàu ngầm lớp Song Type 039 của Trung Quốc cập cảng tại thủ đô Colombia của Sri Lanka hồi tháng 9, chỉ ít ngày trước chuyến của Chủ tịch Tập Cận Bình tới New Delhi. Ấn Độ Dương là nơi có các tuyến vận tải biển vốn chuyên chở 80% dầu mỏ vận chuyển đường biển, hầu hết tới Trung Quốc và Nhật Bản.

    "Nếu bạn bị phụ thuộc về thương mại trên biển và không thoải với việc phải phụ thuộc vào khả năng của một cường quốc khác để cho phép bạn tiếp cận các vùng biển, bạn sẽ muốn phát triển các khả năng của riêng mình nhằm tự bảo vệ các vùng biển", tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc viết trong bài xã luận hôm 20/10.

    Khi Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng, hải quân của nước trong khu vực cũng phải đối phó. Ấn Độ đang tăng cường hạm đội 15 tàu ngầm và sẽ dành 13 tỷ USD để chế tạo các tàu ngầm ở trong nước. Ấn Độ cũng đã được bàn giao máy bay tuần tra hàng hải P-8I thứ 5 của Boeing hồi tháng trước.

    Việt Nam đã nhận 2 tàu ngầm lớp kilo từ Nga và dự kiến sẽ nhận chiếc thứ 3 vào năm 2016.

    Indonesia có kế hoạch vận hành 12 tàu ngầm và sẽ mua 2 chiếc từ Công ty đóng tàu Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering (DSME) của Hàn Quốc.

    Úc đang tìm cách thay thế 6 tàu ngầm diesel điện lớp Collins kỹ cũ. Nước này có thể sẽ chi khoảng 17,6 tỷ USD cho 12 tàu ngầm mới.

    Singapore, vốn có 6 tàu ngầm, đã đặt hàng thêm 2 chiếc khác từ hãng ThyssenKrupp Marine System GmBH của Đức.
    Đài Loan có 4 tàu ngầm nhưng 2 trong số đó đã lỗi thời và chỉ được sử dụng cho huấn luyện. Đài Loan có kế hoạch chế tạo các tàu ngầm của riêng mình và sẽ cần sự trợ giúp của Mỹ và các nước khác.

    An Bình
    Theo Bloomberg


  4. #14
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts
    Trực thăng Quân đội rơi: Nhiều chiến sĩ ngất xỉu


    Thứ năm, 26/3/2015 | 15:45 GMT+7

    Phần đuôi chiếc MI-8 chúi xuống đất, cánh quạt vẫn quay rồi nhiều mảnh vỡ văng tung tóe. Một số chiến sĩ bò ra khỏi trực thăng, ngất xỉu, có người bị kẹt bên trong, phải nhờ hỗ trợ.


    Trực thăng nằm phơi bụng, gãy đuôi. Ảnh: Trương Châu

    Sân bay quân sự, nơi trực thăng MI-8 gặp nạn sáng 26/3, nằm ở xã Ngũ Phụng, huyện Phú Qúy (tỉnh Bình Thuận) dài khoảng 400 m, ngang hơn 100 m, thường xuyên có máy bay của các đoàn công tác hạ cánh. Với những hộ dân ở cách sân bay một con đường, họ đã quá quen với tiếng động cơ trực thăng. "Bình thường máy báy hạ cánh, bụi trên mái những nhà xung quanh bay mịt mù", chị Hai, 38 tuổi, cho biết.

    Nhà chị Hai cách sân bay khoảng 200 m. Sáng nay, chồng con đi vắng, chị đang lui cui trong bếp thì nghe tiếng ầm ù rất khác thường của trực thăng. "Tôi chạy ra ngoài xem thì thấy chiếc máy bay lao xuống rồi khói bụi tung mịt mù. Cánh và bánh của nó văng xa vài trăm mét. Mảnh vỡ găm vào bể kính, mảng tường phía trước, bể tủ nhà dân", chị này nói.

    Tiếp đó, khói đen tỏa lên mịt mù. Mọi người xung quanh sợ trực thăng bốc cháy nên đóng cửa nhà chạy hết ra mé biển. Chị Hai định dắt xe máy chạy nhưng quýnh quáng chân không thể bước. Mãi khi khói đã tan, chị Hai cùng hàng trăm người dân kéo đến đứng ở phía đường giáp với sân bay nhìn vào thì thấy chiếc máy bay trụi hết, bụng ngửa lên trời, xăng dầu chảy lênh láng.

    "3-4 người bò ra, một anh bị kẹp chân phải nhờ người hỗ trợ, có người ngất xỉu được dìu vào trong", anh Long - hàng xóm của chị Hai - kể lại khi leo lên mái nhà nhìn vào nơi máy bay rơi.


    Cửa nhà dân bị mảnh máy bay làm vỡ. Ảnh: Hải Hà

    Một nhân chứng khác ở thôn Thương Châu, xã Ngũ Phụng cho biết đã nhìn thấy máy bay trực thăng bay giật lùi trước khi rơi xuống. Phần đuôi chiếc MI-8 chúi xuống trước trong khi động cơ cánh quạt vẫn quay, rồi nhiều mảnh vỡ mới văng tung tóe. "Tôi thấy mảnh vỡ bay vèo vào một nhà dân khiến kính vỡ vụn, nhiều vật dụng trong nhà cũng hư hỏng", người phụ nữ này kể. Ít phút sau xe cứu thương và cứu hỏa tới, cảnh sát liên tục phun bọt chữa cháy làm lạnh máy bay, phòng ngừa cháy nổ. Trong khi lực lượng công an, quân đội phong tỏa hiện trường và tiến hành thu gom các mảnh vỡ trực thăng.

    Anh Sĩ, nhà cách hiện trường khoảng 500 m cho hay, đoạn đường nơi chiếc máy bay rơi đang thi công nên ít người qua lại nên khi máy bay rơi không làm ai bên dưới bị thương. "Bình thường khi máy bay hạ cánh có nhiều người chạy ra xem, nhất là trẻ nhỏ. May mắn hôm nay trời nắng, không có người", anh này cho biết.

    Theo lãnh đạo huyện Phú Qúy, trực thăng gặp nạn là của đoàn công tác không quân đi từ sân bay quân sự Thành Sơn (Ninh Thuận) tới sân bay quân sự ở xã Ngũ Phụng. Lúc 9h30, khi hạ cánh cách mặt đất khoảng 10 m, máy bay bị mất kiểm soát và rơi xuống sân bay. Trên trực thăng có 8 người, 3 chiến sĩ bị thương được đưa vào Bệnh viện Quân dân y Phú Qúy.

    Bác sỹ Bùi Đình Lĩnh - Bệnh viện Quân dân y Phú Qúy - cho hay, 3 chiến sĩ bị thương là Trần Văn Thông, Nguyễn Xuân Toàn, Đồng Văn Vụ. Trong đó, anh Thông bị nặng nhất ở phần cổ, đã được điều trị và hiện có thể ăn uống, không nguy hiểm tính mạng. Hai nạn nhân còn lại chỉ bị xây sát phần mềm. Khoảng 12h30 trưa nay có thêm 2 chiến sĩ vào viện nhưng chỉ để khám tổng quát, không nguy hiểm.

    Có 4 nhà dân bị ảnh hưởng do phần cánh máy bay văng trúng. Trong đó có nhà ông Nguyễn Hải bị vỡ kính, lan can trần nhà bị hư hỏng nặng. Một phần mảnh vỡ nhỏ của cánh rơi trên đường Hoàng Hoa Thám phía nam của sân bay, cách khu vực bị nạn hơn 200 m. Phần mảnh vỡ khác rơi tại khu vực quán Góc Phố, đường Võ Văn Kiệt, cách hiện trường hơn 500 m. Bí thư Huyện ủy Trần Tới đã chỉ đạo lực lượng công an huyện, quân sự khảo sát, giúp đỡ nhân dân khắc phục, sửa chữa.

    Mil Mi-8 (NATO định danh Hip) là loại máy bay trực thăng vận tải - chiến đấu 2 động cơ được đưa vào phục vụ trong Không quân Liên Xô từ năm 1967. Mi-8 được sử dụng ở hơn 50 quốc gia trong đó có Việt Nam, với con số ước tính khoảng 80 chiếc còn hoạt động. Hiện nay, Không quân Việt Nam đang từng bước thay thế Mi-8 bằng phiên bản Mi-17 hiện đại hơn.

    Nhóm phóng viên

  5. #15
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Hỏa lực tên lửa hành trình diệt IS của Nga


    Thứ bảy, 10/10/2015 | 13:00 GMT+7

    Với tầm bắn lên tới 2.500 km, tên lửa Kalibr là một trong những loại vũ khí tầm xa chính xác nhất, uy lực nhất trong kho vũ khí Nga.

    Tàu chiến Nga bắn thử tên lửa hành trình Calibr trên biển Caspian. Ảnh: Plymouth

    Ngày 7/10, 4 tàu chiến của hải quân Nga trên biển Caspian đã bắn 26 quả tên lửa hành trình Kalibr vào lãnh thổ Syria từ khoảng cách 1.500 km, tiêu diệt nhiều mục tiêu của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS)
    . Giới chuyên gia quân sự nhận định cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình này của Nga là một động thái phô trương vũ khí, cho thấy tiềm lực của tên lửa Nga. Tên lửa hành trình Kalibr 3M-14T (được NATO định danh là SS-N-30A) là vũ khí tấn công mặt đất dẫn đường chính xác được sử dụng trên các tàu chiến mặt nước của hải quân Nga. Tên lửa hành trình này dài 8,9 mét, có đầu đạn nặng 450 kg, có thể bay với tốc độ cận âm Mach 0,8 (980 km/h) và đạt tầm bắn 1.500-2.500 km.

    Tên lửa hành trình Kalibr sử dụng các hệ thống dẫn đường bằng định vị vệ tinh Glonass, dẫn đường quán tính và radar chủ động ARGS-14E, giúp nó bay sát mặt đất ở độ cao 50 mét, tự điều chỉnh đường đi dựa theo địa hình để tránh sự phát hiện của radar đối phương và có thể đánh trúng mục tiêu với độ sai lệch dưới ba mét. Chuyên gia Jeffrey Lewis của trang quân sự Arms Control Wonk cho biết tên lửa Kalibr của Nga có lịch sử phát triển khá phức tạp và thú vị. Nó được coi là một thế hệ tên lửa mới dựa trên tên lửa hành trình tầm xa phóng từ biển Granat của Nga, vốn được phát triển từ thời Liên Xô để đối phó với tên lửa Tomahawk của Mỹ.

    Từ loại tên lửa Granat có tầm bắn 3.000 km, Cục Thiết kế Novator của Nga đã phát triển cả một dòng tên lửa hành trình rất đa dạng, gồm các loại 3M-14E, 3M-54E và 3M-54E-1, được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới với các tên gọi Klub-S (dành cho tàu ngầm), Klub-N (dành cho tàu nổi), và Klub-M (tên lửa chống tàu phòng thủ ven biển). Ngoài ra, Novator còn phát triển hệ thống Klub-A dành cho máy bay. Các tên lửa này hầu hết đều có tầm bắn dưới 300 km.

    Phiên bản xuất khẩu 3M-14E của tên lửa hành trình Calibr. Ảnh:
    Military
    Phiên bản nội địa của các dòng tên lửa này có tầm bắn từ 1.500 km đến 2.600 km, lớn hơn phiên bản xuất khẩu rất nhiều. Các tên lửa này có thể bay theo quỹ đạo dẫn đường rất phức tạp và có thể chuyển hướng tới 15 lần trong hành trình bay. Chẳng hạn như nếu mục tiêu nằm ở phía sau một quả núi hay hòn đảo, tên lửa Kalibr có thể bay vòng quanh các địa hình này để lao tới mục tiêu.

    Vũ khí tầm xa uy lực của Nga

    Từ khi được đưa vào biên chế trong quân đội Nga từ năm ngoái, tên lửa hành trình Kalibr 3M-14T đã khiến nhiều chuyên gia phân tích quốc phòng phương Tây lo ngại, bởi nó được coi là một trong những loại vũ khí tầm xa chính xác nhất, uy lực nhất trong kho vũ khí Nga.

    Theo Freebeacon, các quan chức Lầu Năm Góc cho rằng tên lửa hành trình Kalibr của Nga có thể được gắn cả đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân, và có thể vươn tới hầu hết các mục tiêu trên khắp châu Âu nếu được bắn đi từ tàu chiến trên Biển Đen.Loại tên lửa hành trình chính xác này gây lo ngại đến mức hồi tháng 8, sau khi được tin Nga bắn thử tên lửa Kalibr, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã tuyên bố với báo giới ở Lầu Năm Góc rằng Nga "là một mối đe dọa rất lớn".

    "Tôi có thể khẳng định rằng, Nga đang gây ra mối đe dọa hiện hữu cho nước Mỹ bằng quy mô kho vũ khí hạt nhân mà họ đang có", ông Carter nhấn mạnh. Với việc Nga lần đầu tiên triển khai tên lửa Kalibr tiêu diệt các mục tiêu IS ở Syria, nỗi lo ngại của các quan chức quốc phòng phương Tây càng lớn. Một quan chức quân sự Mỹ giấu tên tiết lộ: "Loại tên lửa này cho phép Nga khống chế gần như toàn bộ châu Âu từ các tàu chiến trên Biển Đen. Họ có thể đe dọa đến toàn bộ châu lục này, giống như việc họ từng triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung SS-20 ở gần châu Âu trước đây". Nga đã rút số tên lửa SS-20 này về sau khi ký hiệp ước Tên lửa Hạt nhân Tầm trung INF với Mỹ vào năm 1987.


    Tên lửa hành trình Nga có thể bay vòng tránh radar của đối phương để tấn công mục tiêu. Đồ họa: RussianDefense


    Ông Mark Schneider, cựu chuyên gia chiến lược hạt nhân Lầu Năm Góc, đánh giá Kalibr là loại tên lửa thông thường và hạt nhân cận âm rất chính xác và uy lực. Với hai biến thể trang bị trên tàu mặt nước và tàu ngầm, Kalibr có thể được triển khai rất phổ biến, đặc biệt là trên tàu ngầm lớp Yasen 885 mới, cùng các loại tàu ngầm và tuần dương hạm cũ và mới của Nga. Việc Nga sử dụng các tàu tên lửa cỡ nhỏ trên biển Caspian để phóng Kalibr vào mục tiêu IS ở Syria cho thấy loại tên lửa hành trình này có thể được bố trí dễ dàng như thế nào trên các loại tàu chiến, kể cả những chiếc nhỏ và ít bị chú ý nhất.

    Theo ông Schneider, điều khiến Mỹ và phương Tây đặc biệt lo ngại hiện nay là họ không có trong tay loại vũ khí nào tương xứng về sức mạnh so với tên lửa Kalibr trang bị đầu đạn hạt nhân của Nga. "Trong bản báo cáo hạt nhân năm 2010, Nhà Trắng cho biết đã loại bỏ phiên bản mang theo đầu đạn hạt nhân của tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ tàu ngầm", ông này cho biết. "Kalibr sẽ là loại vũ khí chính nhằm răn đe NATO. Các quyết định loại bỏ tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tương đương của Mỹ trong suốt 25 năm qua đã khiến Nga gần như độc quyền về các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật", Schneider nhấn mạnh.


    Trí Dũng


Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •