Trang 2/4 ĐầuĐầu 1234 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 38

Chủ đề: Họ Thiều Việt Nam

  1. #11
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    HỌ THIỀU Ở LÀNG "QUAN HẠ" TỈNH HÀ NAM

    Thiều Gia Trang chủ -
    Kính tặng tộc họ Thiều làng Quan Hạ, xã Văn Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.




    Tỉnh Hà Nam có dòng thiều Tộc

    Chuyện kể rằng có nguồn gốc xứ Thanh.
    Tự thời Nam Bắc phân tranh (1)
    Dời qua Quan Hạ (2) đất lành định cư.

    Châu giang (3) một rải hiền từ,
    Nương dâu bãi mía thiên tư đãi người.
    Bốn mùa cây trái xanh tươi
    Quyết hương (4) thơm phức đãi người vãng lai.

    <><><>

    Những là chị cả anh hai,
    Khéo tay đan dệt (5) lại tài giao duyên.
    "Trúc mai"(6) trầu chẳng tính tiền
    "Ba quan" đầy một thuyền duyên đem về.
    Trầu tình trầu nghĩa chớ chê,
    Thuyền duyên dẫu nặng vẫn về bến mai.


    Trai "Quan
    Hạ" xông pha khắp cõi,
    Giết giặc, giựt cờ thực dòng dõi Thiều gia,
    Gái, ngoan, chăm đảm việc nhà,
    Một lòng hiếu kính ông bà tổ tiên.
    ...
    <><><>

    Hà Nam có huyện Lý Nhân,
    Có làng Quan Hạ rặt dân họ Thiều.

    <><><>

    TP. HCM, ngày 05.8.2014
    Thiều Gia Trang chủ:
    Võ sư Thiều Ngọc Sơn.
    ------------------------
    Chú thích:

    (1) Nam Bắc phân tranh được xác định bắt đầu từ khi Trịnh Tráng đem quân tấn công Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 - 1788 (khi Nguyễn Huệ lên ngôi thống nhất đất nước).
    (2). Quan Hạ tức làng Quan Hạ thuộc xã Văn Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà nam, là làng có đại đa số người dân mang họ Thiều, khoảng trên 100 hộ vói gần 400 nhân khẩu.
    (3) Châu giang là phân lưu của con sông Hồng chay ngang qua xã Văn Lý.
    (4) Quyết hương tức gạo Quyết Hương một thứ sản vật nổi tiếng của Hà nam.
    (5) Dân Văn lý không những giỏi nghề trồng dâu nuôi tằm dệt vải mà còn nổi tiếng với nghề đan nông cụ như thúng, mủng, rần sàng.
    (6). Trúc Mai (Trúc mai mời trầu), Ba Quan là những khúc giao duyên, hát đối rất nổi tiếng của người Hà nam.

  2. The Following User Says Thank You to admin For This Useful Post:

    doancongtu (13-10-2014)

  3. #12
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Thiều Gia Thi Văn Tuyển Tập Lục

    Em Phan


    Đếch cần chứng nhận là "SAO",
    Em tôi xinh ! Đứng bờ rào cũng "xinh".
    Nhã Kỳ, Phương Thúy, Ngọc Trinh,
    Thấy em Phan cũng giật mình thất kinh !


    <><><>

    Rằng Phan xinh đẹp hơn mình,
    Phan ngôi số một (1) chúng mình... hai... ba.
    Đẹp từ đồng ruộng đẹp ra,
    Đẹp như hoa gạo tháng ba ngoài đồng.
    Đẹp như vạt lúa trổ đòng,
    Đẹp như kháng chiến thành công năm nào.


    <><><>

    Đếch cần chứng nhận là "SAO",
    Em tôi xinh ! Đứng bờ rào cũng "xinh".
    Nói ra thiên hạ thất kinh
    Giai thanh gái tú chỉ mình THIỀU GIA
    Hick... hik...

    Được đăng bởi Ngọc Sơn Thiều
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  4. The Following User Says Thank You to thieugia For This Useful Post:

    doancongtu (13-10-2014)

  5. #13
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    170
    Thanks
    23
    Thanked 21 Times in 16 Posts
    Đếch cần chứng nhận là "SAO",
    Em tôi xinh ! Đứng bờ rào cũng "xinh".
    Nói ra thiên hạ thất kinh
    Giai thanh gái tú chỉ mình THIỀU GIA
    Hick... hik...

  6. #14
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jun 2012
    Bài gửi
    260
    Thanks
    32
    Thanked 36 Times in 35 Posts
    Giống Y Lời Bà !


    Tác giả: Võ sư Thiều Ngọc Sơn

    Năm mươi tuổi vẫn nhớ nhà nhớ me !
    Mắt vẫn cay xè khi nghe mẹ chợ... về không.
    Thảng thốt giật mình con thức giữa đêm Đông,
    Nhìn sang mẹ thấy mành chăn rất mỏng.


    Cả đời con chuyện Đảng, Đoàn nóng bỏng,
    Mẹ lặng người khi cố nuốt nước mắt vào trong.
    Chuyện cửa chuyện nhà chẳng khác chuyện đêm Đông !
    Chuyện đất nước như không người thay thế.


    Việc cơ quan nhiều người nay vẫn kể
    kể rất hay như chưa hề có... chuyện này!

    <><><>

    Thảng thốt giật mình khi nhìn lại bàn tay,
    Năm mươi tuổi chẳng vết chai, sần xụi,
    Năm mươi tuổi cả một đời trần chụi,
    Chẳng có gì hơn một bà mẹ nắm hờ tay.



    Non non non, nước nước nước… nước non,
    Nước non, non nước, nước nòn nước non.
    Nước non sao thể thành con
    Đời bà đời mẹ, đời non nước nhà.


    Vẫn là cây khế của bà,
    Nghệ vàng muối mặn, vẫn là gừng cay.
    Vẫn là thằng ấy con này
    Vẫn là con mẹ, mẹ mày, mày ơi !

    <><><>

    Nước non ngàn nỗi xa vời,
    Chợt nhận ra giống y lời bà xưa.


    Tp.HCM, ngày 19.10.2014
    Thiều Ngọc Sơn

  7. #15
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jun 2012
    Bài gửi
    260
    Thanks
    32
    Thanked 36 Times in 35 Posts
    THÁNG CHÍN HEO MAY
    <><><><><><><>

    Tháng chín mùa heo may
    Ba mươi năm về trước
    Đường làng nhầy nhụa lụt
    Mẹ chân trước chân sau.


    Nước lụt lút cầu ao
    Con căng sào cả vó,
    Bói cá nghiêng đầu ngó,
    Đồng trắng cò tung bay.

    <><><>

    Ngồi chờ gió heo may
    Cũng đúng độ thu này
    Gió heo may lần lữa,
    Gió heo không về nữa,
    Gió heo may thất hứa.
    Chẳng chịu thổi vào Nam
    Hoặc giả vì quá tham
    Nên heo về chẳng biết.


    Anh nhớ Thu da diết,
    Nhớ từng lọn heo may
    Từng sợi nắng trong ngày,
    Gió heo bay nhè nhẹ.


    Chiều Thu anh nhớ mẹ,
    Con quạ đậu ngọn tre,
    Chim tu hú gọi hè,
    Chuyện bờ tre gốc nứa.
    Mẹ ngồi bên bậu cửa
    Nhìn đốm lửa sương giăng,
    Le lói ánh trăng tàn
    Ao xưa "heo may " lạnh.

    <><><>

    Lại mùa Thu hiu quạnh
    Đông lạnh Hạ chói chang
    Hoa sữa nắng Thu vàng
    Bàng rơi Đông vắng mẹ...

    <>><>

    Gió Heo May nhè nhẹ,
    Ngồi nhớ mẹ Thu nay./.


    Tp.HCM, ngày 19.10.2014 lúc 16h18'
    Say rượu ngồi khóc vì nhớ mẹ !

  8. #16
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Mừng Sinh Nhật Thiều Gia Thiếu Chủ


    Mừng sinh nhật thiếu gia Thiều Cao Quí
    Hai lăm năm xưa tự Văn Lý chào đời,
    Ngày ngài xuất thế hỡi ơi
    Cuối Thu gió Bắc nhất thời nổi lên.


    Phụ Thân Trí Thức* nói "Hên",
    Cát tường long phụng đậu trên nóc nhà.
    Chúc mừng quí tử nhà ta
    Nếu không vương bá sẽ là độ nhân**.


    Tự ngày Thiều Quý xuất thân
    Non sông có vẻ vạn phần tốt tươi ?!
    Đó đây vang mãi tiếng cười,
    Thiều gia bán thuốc độ người... cứu nhân.


    Mừng ngày Thiều Quý xuất thân
    Chẳng vương không tướng, độ nhân cứu người.

    <><><><>

    * Tri Thức là tên gọi của thân phụ Thiều Gao Quý.
    ** Hiện nay Thiều Cao Quý đang công tác tại Cty Dược phẩm Hoàn Kiếm (Hà Nội), anh phụ trách khâu phân phối thuốc cho các đại lý.
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  9. #17
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jun 2012
    Bài gửi
    260
    Thanks
    32
    Thanked 36 Times in 35 Posts
    Đẹp Trai !

    Tặng bác Thiều Kim Tước

    Đẹp trai quá, mệt bác ôi !
    Chỉ ngồi cho gái sờ thôi… chết rồi !
    Trả nhời điện thoại hỡi ôi,
    Nói khan cả tiếng vẫn… ơi ! Nói gì?


    Thiều Kim Tước

    Đẹp mà như thế ích chi,
    Vợ ghen lồng lộn có... "Dì"… đúng không?
    Nhiều khi sứt nghĩa vợ chồng
    Nhiều khi muốn "xấu" chứ không cần gì .

    Đẹp mà như thế ích chi,
    Cả đời gái bám còn gì mà vui.
    Thà rằng xâu xấu tí thui.
    Ví lâu ăn phở mới vui mới mừng.


    Tp. HCM, ngày 12.11.2014
    Thiều Ngọc Sơn

  10. #18
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Khất Sĩ !


    Trĩu lòng nhìn mấy tăng ni
    Bước chân nhè nhẹ, dấu ghi ven đường.
    Người trần bao nỗi vấn vương
    Để cho sư đói, xuống đường xin ăn./.


    Sài Gòn, sáng sớm 04.12.2014
    Shaolaojia

    <><><><>

    Theo Ban Tăng sự - Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hiện bên Giáo hội Phật giáo thống nhất hạn chế tối đa việc nhà Sư khất thực và không đi khất thực với thời gian vô hạn định như trước nhằm thanh lọc "giả sư" lợi dụng danh nghĩa Giáo hội để trục lợi. Đó là những kẻ mặc y giả không thọ giới, không ở chùa, ở nhà thế tục, tự cạo đầu, tự mặc áo pháp đi "ăn xin" (lưu ý: Không phải khất thực mà là đi ăn xin) ở khắp các tỉnh thành. Và theo như Shaolaojia được biết thì:


    Các Khất sĩ khi thực thi Giáo vụ của mình phải tuân thủ một số quy định nghiêm ngặt sau:

    1. Đi chân đất, không chống gậy, che dù
    2. Không nhận tiền của bá tánh
    3. Trong ngày chỉ khất thực từ 8h – 9h sáng.
    4. Quý Sư đi khất thực chỉ khất thực độ chừng ba nhà thì quay lại tịnh xá và thọ thực đúng vào giờ ngọ (12 giờ).

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  11. #19
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Một Mình !!!


    Khóc thương cùng anh trai

    Một mình thức giữa đêm Đông
    Mắt đờ đẫn ngó cô phòng lạnh hoang !
    Đêm đêm thảng thốt bàng hoàng,
    Ngọn đèn leo lét những hoang mang buồn.


    Đêm đêm dòng lệ lặng tuôn,
    Lệ như băng giá, lệ buồn, xót đau,
    Đêm đêm hoang lạnh vì đâu?
    Ngọn đèn cô quạnh càng sầu niềm riêng?

    Chuỗi ngày hạnh phúc linh thiêng,
    Tan trong tiềm thức, hóa niềm thương đau.
    Em giờ phiêu bạt nơi đâu ?
    Hoàng tuyền(1), cô quạnh, lệ sầu bước chân ?


    Vọng Hương(2) em ngó mấy lần?
    Dọc đường “bỉ ngạn”(3) chẳng cần ngắm qua.
    Ai đưa em quá Huyết Hà (4)
    Uống canh bà Mạnh (5) về nhà với anh.


    Em đừng ngó đá Tam Sanh(6) !
    Kẻo không uổng phí công anh đợi chờ.
    Đêm Đông những ngẩn cùng ngơ,
    Khóc thương cô quạnh, vẩn vơ một mình.

    Tp.HCM, ngày 04.12.2014
    Thiều Ngọc Sơn

    <><><><><><>
    Ghi chú:
    1. Hoàng tuyền, con đường mà sau khi chết con người phải đi qua để đến âm tào địa phủ.
    2. Vọng hương tức “vọng hương đài”, là nơi để các vong hồn nhìn lại người thân, quê hương bản quán lần cuối cùng.
    3. Bỉ ngạn, loại hoa đỏ rực mọc hai bên hoàng tuyền.
    4. Huyết hà hay còn gọi là sông “vong xuyên” là dòng sông máu vô cùng tanh tưởi, dưới sông toàn âm hồn ma quỷ không được đi đầu thai. Trên sông có cầu gọi là cầu Nại Hà.
    5. Canh bà Mạnh hay còn gọi Mạnh bà, là loại canh mà trước khi lên dương giới linh hồn nào cũng phải uống qua một bát canh gọi là Mạnh bà thang.
    6. Tam sanh tức Tam sinh thạch, linh hồn người chết sau khi nhìn vào đá sẽ quên hết ba kiếp sinh của mình.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  12. #20
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Giới Thiệu Về Quê Shaolaojia


    Quảng trường Lam Sơn tại trung tâm Tp.Thanh Hóa

    Quê Shaolaojia xưa được kêu là Y Xá xã, nay thuộc xã Đông Văn, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

    Theo tổng điều tra dân số năm 1999, toàn xã có 4.902 người. Ấy là cách nay 15 năm, nay chắc bớt nhiều, phần bỏ nhà đi làm ăn nơi khác, phần chết vì bị đá đè cũng nhiều ; Diện tích toàn xã có 6,57 km² .

    Vị trí địa lý:

    Xã Đông Văn xưa là rốn lũ của huyện. Là một xã thuộc vùng sâu, xa, nằm ở phía Nam huyện Đông Sơn.

    Phía đông giáp xã Đông Hưng và xã Đông Quang;
    Phía nam giáp xã Đông Quang và xã Đông Phú;
    Phía tây giáp xã Đồng Tiến (huyện Triệu Sơn) và xã Đông Yên;
    Phía bắc giáp xã Đông Thịnh.

    Thời nhà Nguyễn, xã Đông Văn thuộc tổng Quang Chiếu, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Hóa, gồm các làng: Mườn, Hón, Miếu Thôn (thuộc xã Trường Hựu), Y Xá, Văn Đoài, Thiều Sơn (thuộc xã Xích Lạc).

    Năm 1977, các xã hữu ngạn sông Chu thuộc huyện Thiệu Hóa sáp nhập với huyện Đông Sơn thành huyện Đông Thiệu (huyện), xã Đông Văn thuộc huyện Đông Thiệu. Năm 1982 huyện Đông Thiệu đổi lại là huyện Đông Sơn, xã Đông Văn lại thuộc huyện Đông Sơn.

    Xã Đông Văn ngày nay gồm các làng: Văn Thịnh, Văn Bắc, Văn Trung, Văn Nam, Văn Đoài, Văn Thắng, Văn Châu.


    Hòn "vọng phu" tại An Hoạch Sơn (núi Nhồi) huyện Đông Sơn Thanh Hóa

    Di tích lịch sử, văn hóa:

    - Đền thờ Hoàng giáp Thiều Quy Linh (ở xóm Quang)
    - Đền thờ, bia kí quan Bố Hạ (là người xóm Viêt).
    - Xã Đông Văn xưa cũng có chùa (ở trên xóm Bắc), có đình (mỗi làng có một đình) nhưng.... do ảnh hưởng của cuộc Cách Mạng Văn Hóa (1953 - 1956) làng tổng trong toàn xã quyết định phá chùa đốt đình. Hậu quả: Hiện nay, nhiều Hoàng thành của các làng, Hoàng xã, Thổ Công, Thổ Địa... chẳng có chỗ trú chân, dân không có nơi thờ cúng,... bây giờ mỗi lần các vị ấy về đều đứng xo ro hoặc ngồi chồm hỗm ở đầu đường, xó chợ... Nhiều bữa đi chơi về, nhìn tình trạng của các vị ấy Shao cũng cảm thấy áy náy lắm, thương các vị ấy lắm !?

    Hu hu..........

    Dưng ấy là ngày xưa. Giờ khác rồi. Giờ tuy các vị Hoàng thành, Thổ Công, Thổ Địa thì vẫn thế, tức vẫn ngồi chồm hổm, đứng xo ro nhưng làng tổng văn minh rồi, đường nhựa láng cóng, nước sạch vào từng nhà. đĩ điếm thì chưa nhưng nghiện ngập thì đã có rồi .


    Quê Tôi Xã Đông Văn !


    Kính tặng: người dân xã Đông Văn, quê hương tôi

    Quê tôi tên xã Đông Văn
    Ngày xưa cỏ lác cỏ năn đầy đồng
    Từ nhà tôi tới Rừng Thông
    Chẵn năm cây số, cách đồng Đà Ninh.

    Phía Nam có xã Đông Vinh
    Đông Quang, Đông Phú hộ mình trước nay.
    Đông Yên, Đồng Tiến phía Tây
    Bắc phương Đông Thịnh xưa nay nghĩa tình.


    Gái quê tôi rất là xinh
    Hai ba con đứng một mình… vẫn xinh (?!).
    Người quê tôi rất văn minh
    Đếch như ai đó chê mình chân quê ?

    Quê tôi chẳng có bờ đê
    Con thuyền cô lẻ đi về bên sông.
    Quê tôi hương lúa thơm nồng
    Mênh mông bát ngát cánh đồng cò bay.

    Quê tôi từ trước đến nay
    Thần làng, Thổ Địa đứng ngay đầu đường.
    Nhiều khi nghĩ thấy mà thương
    Hỏi sao các vị đứng đường thế kia ?


    Thành hoàng mồm miệng tía lia:
    Đình thì dỡ bỏ, đất chia hết rồi,
    Chỗ đâu bảo chúng ông ngồi ?
    Đến ngay chỗ... đ... ư... ứng, bảo rồi... có đâu ?!.

    Phá đình, chùa, miểu đã lâu
    "Trục sư đuổi khách" cỡ đầu năm ba (1)
    Lỗi này do Đảng đề ra...
    Mới hăm ba tuổi, biết... xa - gần gì (?!)
    Hẵng còn bồng bột sợ chi (!)
    "Di sơn đảo hải", chả gì không chơi.

    Hoàng Thành - Thổ Địa ngài ơi !
    Chuyện ngài vừa nhắc là thời xa xưa.
    Cái thời đêm nắng ngày mưa,
    Sáng ra còn đúng, giữa trưa sai lè (!).

    Mừng vì Đảng biết lắng nghe (2),
    Lỗi lầm sửa đổi chẳng hề, dối gian.
    Quân dân với Đảng gian nan,
    Mưi (3) mùa lá rụng... cơ hàn, còn đâu.

    Giờ đây làng xã sang giàu,
    Ngồi đâu cũng thấy nhà lầu xe hơi.
    Đừng buồn Hoàng - Thổ... thần ơi !
    Nhân dân nhất định kiếm nơi phụng thờ.

    Người quê tôi trước đến giờ
    Trung kiên ái quốc - tôn thờ hiền nhân.
    Một lòng vị Đảng quên thân
    Dựng xây non nước vạn phần tốt tươi./.

    Tp.HCM, ngày 28.12.2014 (chỉnh sửa lần cuối ngày 11/3/2015)
    Võ sư: Thiều Ngọc Sơn


    <><><>
    (1). Tức cuộc cách mạng cải cách ruộng đất và văn hóa được Đảng ta phát động vào đầu năm 1953. Vào thời điểm bấy giờ, cuộc CM này được coi là chương trình nhằm xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt các thành phần bị xem là "bóc lột", "phản quốc"(theo Pháp, chống lại đất nước), "phản động" (chống lại chính quyền) như địa chủ, Việt gian, cường hào, các đảng đối lập... Cũng vì có phong trào xóa bỏ văn hóa "Phong Kiến" này mà ở quê tôi, bao nhiêu đình chùa, miếu mạo đều bị phá bỏ. Bởi vậy mới nói Thành Hoàng, Thổ Địa không có chỗ để ngồi

    (2). Ngày 18 tháng 8 năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào và cán bộ nhìn nhận sai lầm và cho biết trung ương Đảng và chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm các sai lầm. Tháng 9 năm 1956, tại Hội nghị Trung ương 10 của Đảng Lao Đông VN đã nhận định đây là một chủ trương sai lầm, đồng thời Đảng đã nghiêm khắc phê bình và tiến hành sửa sai.

    (3). Mưi - Phương ngữ người Thanh Hóa. Mưi tức mười (10), nói vài mươi đồng tức vài chục đồng; mưi mùa lá rụng được hiểu là vài chục mùa lá rụng, vài chục năm.

    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •