Trang 4/4 ĐầuĐầu ... 234
Hiện kết quả từ 31 tới 38 của 38

Chủ đề: Họ Thiều Việt Nam

  1. #31
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Tạm Biệt Nhé - Đào Sơn Ơi !


    Tạm biệt nhé quê hương tiên tổ !
    Hẹn sang năm đến giỗ lại về !
    Tạm biệt nhé miền quê sông Mã !
    Tạm biệt núi Đào cao cả uy linh !


    Con nhớ mãi quê mình Triệu Xá
    Một miền quê êm ả xinh xinh
    Không đâu giống nhà mình như thế
    Người với người sống để yêu nhau.


    Con nhớ mãi dẫu ở đâu vẫn nhớ !
    Họ Thiều ta gốc ở Đông Sơn
    Cùng dòng máu đỏ như son
    Khắp nơi trong nước cùng con một nhà.


    Chẳng đâu giống họ Thiều ta như thế
    Gặp một lần rồi không thể nào quên
    Ai ai trông mặt cũng hiền
    Gái trai đều vậy hữu duyên vô cùng.


    Yêu lắm lắm quê mình Hoa Thanh Quế
    Dòng tộc Thiều quê Thanh Hóa xuất ra
    Chúng ta tất thảy một nhà
    Chung tay xây dựng Thiều gia mạnh giàu.


    Tạm biệt nhé hẹn hội sau con trở lại !
    Con xa rồi sẽ nhớ mãi Nhuận Thạch ơi !
    Phù Lưu – Y Xá các nơi
    Cảm ân đón tiếp gửi lời tri ân.


    Tạm biệt, con đi nhé !

    Tp.HCM, ngày 21.9.2015
    Thiều Ngọc Sơn
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  2. #32
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Tài liệu lưu hành nội bộ, đọc xong vui lòng đưa cho con cháu cùng đọc - Không tán phát ra ngoài

    Anh Em Nhà Họ Thiều


    Vừa đến cổng làngnghe kêu í… ới !
    Mấy người ra “Mời mấy chú vô nhà !”
    Người kêu “Khách của Thiều gia !
    Mời vào ngơi nghỉ rồi ta chuyện trò”.

    Nói sao biết là người cùng một họ
    Chỉ cười tươi rồi hỏi: Có mệt không ?
    Họ ta chỉ có một dòng
    Cùng chung một cuội tại Đông Sơn này.

    Khách cứ nghỉ tại đây cho lại sức
    Nhà dẫu nghèo nhưng hết mực cung nghinh
    Nhà quê coi trọng chữ tình
    Tiền tài danh vọng coi khinh… chẳng màng.


    Tiếng rổn rảng giọng trầm vang thân thiết
    Nói:Nhìn qua tôi biết khách họ Thiều
    Dáng đi phong thái phiêu dao
    An nhiên tự tại họ nào thế đâu (?!)

    Từ lông tóc đến da nâu mắt biếc
    Từ cái nhìn cái liếc cũng giống nhau
    Từ chân cho đến đỉnh đầu
    Mồ hôi cũng vậy, giống nhau hoàn toàn (!).


    Lòng khấp khởi và hân hoan vui sướng
    Thấy người quê chẳng vướng tí bụi trần.
    Người dưng tiếp giống người thân
    Nghèo giàu không tính “thượng tân” đãi người.


    Ngày giỗ họ tiếng cười vui khắp chốn
    Tiếng trống chiêng làm lòng xốn dạ xang
    Đào Sơn từng giọt nắng vàng
    Lung linh nhảy múa reo vang hát mừng.


    Người Thiều tộc gặp dưng dưng nước mắt
    Mừng “đoàn viên” tay nắm chặt bàn tay
    “Chia xa” dặn nhớ ngày này
    Cháu con nhớ nhé ! Về đây viếng người./.

    Viết tại Tp. HCM, ngày 01.10.2015
    Thiều Ngọc Sơn

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  3. #33
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Thanh Hóa Vào Thu


    1.
    Thanh Hóa vào Thu nắng rực vàng
    Họ Thiều mở hội tiếng trống vang
    Thiên hạ rủ nhau về Đông Tiến
    Nhuận Thạch hân hoan mở hội làng.


    2.
    Đông Tiến vào Thu nắng rực vàng
    Đào Sơn lĩnh thượng chiêng trống vang
    Thiều Thốn lăng cha cờ phấp phới
    Sử sách lưu danh tấm lòng vàng./.


    Thanh Hóa, ngày 19.9.2015
    Quechoa_Thanhhoa
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  4. #34
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    ÔNG THIỀU THI NẰM VIỆN


    Ông Thi nằm viện trung ương
    Gầy như con mắm nghĩ thương ông nhiều
    Cháu xa nên nhắn mấy điều
    Thuốc thang ông uống đủ liều khỏe ngay !

    Lãn Ông xưa cũng thế này
    Cũng đau lăn lóc và gầy giống ông
    Nhớ câu “Thống tắc bất Thông”
    Ai người chả thế nên ông an lòng !


    Lo chăng ? Cái lạnh mùa đông
    Bệnh làm gì nổi được ông mà làm
    Nghỉ ngơi ông nhé chớ tham
    Cũng đừng đa cảm bệnh làm khổ ông !.

    Trâu bò gà qué ruộng đồng
    Các con các cháu thay ông ổn rồi.
    Bà còn bắc rượu mấy nồi
    Bà mong ông khỏe để ngồi tiếp ông.

    Cả làng cả tổng đều trông
    Mong ông về uống vài đồng… rượu suông !
    Thị thành nhìn thấy phát cuồng
    Rượu quê ta uống, thèm thuồng mặc ai.


    Ông nhớ nghỉ chỉ vài ngày tất khỏe
    Xuất viện rồi da dẻ sẽ lại tươi
    Rượu vô lại khỏe hẳn người
    Có khi còn khỏe hơn mười… ngày xưa ./.

    Tp.HCM, ngày 21.12.2015
    Shaolaojia

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  5. The Following User Says Thank You to Shaolaojia For This Useful Post:

    nha_que (22-12-2015)

  6. #35
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2012
    Bài gửi
    202
    Thanks
    71
    Thanked 13 Times in 12 Posts
    Mong ông nhanh khỏe ạ !

  7. #36
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Người Họ Thiều !


    Người Thiều tộc ở đâu trên đất
    Nước Việt ta hoặc bất cứ đâu
    Đều chung nguồn gốc Triều Châu
    Quảng Đông thuộc đất nước Tàu - Trung Hoa.

    Nhận tỵ loạn mới qua Thanh Hóa
    Nhìn Đào sơn thế quá hữu tình
    Bấy giờ Tổ... húy Kim Tinh
    Khởi tâu Trần đế cho mình định cư...

    Dòng Thiều tộc nguyên như thế cả
    Khắp muôn nơi đều chả khác gì
    Hà Nam, Vĩnh Phúc... cành chi
    Nghệ An, Hà Tĩnh... chung quy cùng nòi.


    Trai dong dỏng dáng coi kiêu dũng
    Da trắng thơm già cũng... xì tin
    Gái xinh xinh cực lại hiền
    Yêu điều nhân nghĩa bạc tiền coi khinh.

    Người Thiều tộc họ mình... trên đất
    Nước Việt Nam thảy tất như nhau
    Hoặc sinh ở bất cứ đâu
    Quê cha chính xác viết câu... Núi Đào*.

    Tp.Thanh Hóa, ngày 05.5.2017
    Quêchoa Thanhhóa
    ________________
    * Núi Đào tức Đào Sơn, là ngọn núi nằm trên cánh đồng làng Nhuận Thạch (xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Đây là qần thể di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia, nơi thờ tự đức ông Thiều Kim Tinh (thủy tổ dòng tộc họ Thiều VN), các vị tiền bối và đền thờ “Thượng đẳng phúc thần Đại vương" thờ Trần triều Phụ quốc Thượng tướng, Kim ngô vệ phò mã Đô úy Tướng công Thiều Thốn.
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  8. #37
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jun 2012
    Bài gửi
    260
    Thanks
    32
    Thanked 36 Times in 35 Posts
    HỌ THIỀU HƠN SÁU TRĂM NĂM…



    Họ Thiều hơn sáu trăm năm
    Lúc nào cũng đẹp tựa rằm ánh trăng
    Với “người” ! Ta trẻ như măng
    Bởi chưng sức sống bảo răng… tràn đầy.

    Thiều gia con cháu xum vầy
    Lạ quen, không biết gặp quây quần mừng
    Nghĩa tình chẳng khác nhánh gừng
    Ngàn năm chả đổi thơm lừng… cay cay.

    Người Thiều từ xửa xưa nay
    Khó khăn gian khổ chẳng thay đổi lòng
    Gái hiền mà chẳng cãi chồng
    Chả tâm ganh ghét tranh công với đời.

    Trai Thiều tâm tính tuyệt vời
    Chẳng cờ bài bạc rượu thời… tí thôi !
    Uống cho “thắm” kiểu trầu – vôi
    Vài ly cốt nuốt cho trôi… “sự” đời.

    Trai Thiều thoạt tưởng… lả lơi !
    Nhưng “chuyên” công việc sự người… ít quan
    Xinh giai lại chẳng lăng loàn
    Có chăng “bị” gạ chứ… toàn vô can.

    Người Thiều chẳng có tính gian
    Xưa nay chưa thấy ai “bàn” việc ni ?
    Báo đài tin tức thiếu gì
    Tuyệt không một chữ “gian phi”(1) họ Thiều.


    Người Thiều lành tính ít điêu
    Có sao bảo thế chẳng chiều bớt thêm
    Trong nhà ngoài ngõ ấm êm
    Không thằng ngáo đá “hương”(乡= hương thôn) đêm… giấc nồng.

    Họ Thiều không bán núi sông
    “Quốc gia hữu sự” hết lòng phò nguy
    Gương xưa Thiều Thốn(2) đây chi ?
    Quy Linh(3) tuẫn tiết chết vì nước non.

    Họ Thiều lòng dạ sắt son
    Thiều Hoành(4) Thiều Thái (5) sử còn tạc ghi
    Lê Triều Tham Chính(6)… nữa chi
    Gương xưa hộ quốc chưa khi nào mờ.


    Toàn cảnh đền thờ Trần triều “Kim ngô vệ – Thượng trụ quốc” Thiều Thốn Tướng quân.

    Đào Sơn phát tích lăng cơ(7)
    Đất làm nên những áng thơ lặng thầm
    Họ Thiều hơn sáu trăm năm
    Lúc nào cũng tựa ánh rằm… lung linh !

    Tp. HCM, ngày 02/9/2017
    Người Họ Thiều
    ———————
    (1). Gian phi: kẻ dối trá, phường trộm cắp, chuyên làm những việc trái với luân thường đạo lý, trái pháp luật.

    Đối với họ Thiều, xưa nay con cháu đều kiệm ước, tuân thủ giáo huấn của các bậc phụ huynh, tiền bối. Bởi vậy, dù cuộc sống còn vạn ngàn gian khó nhưng con cháu nhà họ Thiều xưa nay, từ Bắc chí Nam tịnh không thấy (ghi nhận từ báo đài, các hãng truyền hình và thậm chí là phản ánh của các báo phản động, báo lá cải) một trường hợp nào làm điều trái với luân thường đạo lý, trái pháp luật.

    (2). Thiều Thốn (1326 – 1380): Làm quan đời nhà Trần, được các vua nhà Trần coi như bậc đống lương của triều đình và được bao phong “Phụ quốc Thượng tướng công” , “Kim Ngô vệ Phò mã Đô úy”, “Lạng Giang Phòng ngự sứ”. Khi mất được sắc phong “Thượng đẳng phúc thần Đại vương” lệnh cho nhân dân lập đền thờ tự.

    (3). Quy Linh tức Mạ Tặc Thượng Đẳng Thần – Thượng Thư Bộ Lại Thiều Quy Linh (1479-1527).

    Đức ông Thiều Quy Linh tên húy là Lãng, tự là Trực Lương (cháu đời thứ 6 của đức Thiều Thốn, người làng Y Xá, nay là xã Đông Văn, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) thi đỗ Đệ Nhị giáp tiến sĩ (hiện còn trong bia Tiến sĩ ở văn miếu Quốc Tử Giám), làm quan đến chức Lại Bộ Thị Lang kiêm Lễ Bộ Tham tri, Thượng thư Thọ Xuyên Hầu.

    Vào triều vua Lê Chiêu Tông đức Thiều Quy Linh được sung chức Bồi Tòng tả thị lang tháp tùng đoàn sứ thần sang sứ bên Trung Quốc. Khi đoàn sứ thần về đến cầu Long nhĩ, sông Nhị Hà (sông Hồng bây giờ) nghe tin Mạc Đăng Dung bắt và giết chết vua Lê Chiêu Tông (năm 1526), phế truất Cung Hoàng tự lên ngôi lập ra nhà Mạc. Đức ông khóc lóc tiếc thương cho cơ nghiệp nhà Hậu Lê đồng thời chửi bới ngụy Mạc hết lời sau đó nhảy xuống sông Nhị Hà tuẫn tiết. Niên hiệu Thành Thái năm thứ 2 (1890), nhà Nguyễn vì tôn kính gương tuẫn tiết của bậc trung thần bèn sắc phong đức Thiều Quy Linh là “Lại Bộ Thượng Thư Tiết Nghĩa Tôn Thần”, gia phong “Quảng Ý Dực Bảo Trung Ương Thượng Đẳng Thần” lệnh cho dân lập đền thờ quanh năm cúng tế nhằm xiển dương gương sáng của các bậc trung thần hết lòng vì xã tắc (nhà thờ trước ở xóm Quang thuộc Y Xá xã.

    Sau Cách mạng văn hóa, đền thờ của đức Thiều Quy Linh đã bị đám “ngu” quan ra lệnh đập bỏ, hiện chỉ còn sót lại một số dấu phế tích.


    (4). Thiều Hoành tức Võ Huân Tướng Công – Lực Sĩ Hiệu Úy Thiều Văn Hoành

    Đức Thế Tôn Thiều Văn Hoành tên chữ là Phúc ( 福) hiệu là Thuần Nhã được sinh ra trên mảnh đất hiền hòa, thấm đậm tình giao hảo, đoàn kết gắn bó giữa hai họ Thiều và họ Trần (đến nay, trong làng chủ yếu vẫn hai họ Thiều – Trần, đi đâu cũng là anh em, không bên cha tất bên mẹ), lại có truyền thống gia đình danh gia vọng tộc, nhiều đời làm quan lớn trong triều. Bản thân thân phụ Thiều Văn Thái đương chức võ quan tại triều do vậy, Thế tôn Thiều Văn Hoành ngay từ nhỏ đã lộ rõ chí khí của bậc trượng phu, tư chất thông minh dĩnh ngộ hơn người. Ngoài việc học hành, cậu bé Hoành thường ngày đêm trau dồi võ nghệ, tụ tập trai tráng, hào kiệt các nơi luận bàn binh pháp. Với võ nghệ cao cường cùng sức khỏe “muôn người nạn địch”, mười tám tuổi chàng trai làng Y Xá Thiều Văn Hoành đã trúng truyển Cử Nhân võ vào niên hiệu Cảnh Hưng (景興) năm thứ 40 đời vua Lê Hiển Tông (1780) và được vua sắc phong “Kiệt Trung Tướng Quân Lực Sĩ Hiệu Úy”. Bụng làu thông kinh sử, văn có thể an thiên hạ võ địch muôn người, lại một lòng trung quân ái quốc, biết bắt trước tiền nhân suốt sĩ đồ sống thanh liêm chính trực, thương xót lê dân nên đức Thế Tôn luôn được các bạn bè đồng liêu, muôn quân một lòng mến phục. Ngài được triều đình tin phục và giao giữ nhiều trọng trách như chức Kỵ Úy tướng quân, Vệ Quân Sự Vụ (hàm Tòng Tam phẩm, đây là một chức võ quan quan trọng trông coi về việc quân cơ trong triều),… Cuối đời được vua sắc phong “Võ Huân Tướng Công Thần Võ”, “Vệ Quân Sự Vụ Tham Đốc Hoành Thọ Hầu” (Cần chú ý Tước Hầu侯chỉ đứng sau Tước Vương 王, Tước Công 公… là đến Tước Hầu 侯 , đây là tước quan cực lớn mà các triều đình phong kiến xưa thường chỉ dành để phong cho những người có công lao hay danh vọng lớn. Ví dụ: Ôn Như hầu Nguyễn Gia Thiều).

    Đặc biệt, vào triều nhà Nguyễn, vua Khải Định 啟定 (1916-1925) còn sắc phong cho đức Thế Tôn là “Rực Bảo trung Ương Linh Phù Tôn Thần” đồng thời cải tên húy của Thế Tôn là Hoành Uẩn (?) Lại gia tặng “Đoan Túc Tôn Thần”. Đền thờ đức Thế Tôn Hoành Thọ Hầu (tục gọi là Quan lớn hầu), xưa ở trong làng Y Xá, gần chùa Báo Ân… Thật đáng tiếc và đau lòng, sau “Cách mạng”, tất cả “tôn thần” đều được những người “Văn Minh” phá bỏ sạch.


    Tượng Phò mã Đô úy Tướng công Thiều Thốn và công chúa Trần Ngọc Hải

    (5). Thiều Thái hay Thiều Văn Thai. Tên thật Thiều kim Bá, tên chữ là Văn Thái, đạo hiệu gọi là Hiền Đạt Tiên Sinh (chỉ biết giỗ ngày 10/10 AL). Đức Thế tôn sinh ra và lớn lên tại Y Xá xã (thôn Văn Bắc, xã Đông Văn, là dòng dõi của đức Thế tổ Thiều Quy Linh), làm võ quan dưới triều nhà Lê (khoảng niên hiệu Cảnh Hưng 1740-1780) chức Thượng Kỳ Tả Cơ Đội trưởng Thiều Văn Thái (? – 10/10 AL).

    (6). Lê Triều Tham Chính – Thám Hoa Thiều Sĩ Lâm

    Đức Thiều Sĩ Lâm và chi họ Thiều ở Cổ Bôn (còn gọi là Kẻ Bôn, địa danh của vùng đất xưa, nay thuộc xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) vốn là con cháu họ Thiều từ dòng Nhuận Thạch (xã Đông Tiến) ra Kẻ Bôn lập nghiệp. Tương truyền khi còn nhỏ, ngài rất hiếu học và đặc biệt thông minh, có trí nhớ hơn người. Ngài thích chơi ở gần những nhà có thuê thầy về dạy học và tuy chơi ngoài sân nhưng tai mắt lại để ở trong nhà, chỉ nghe thầy giảng bài qua là thuộc, thời bấy giờ cả vùng ai cũng cho là bậc kỳ tài, thần đồng vậy.

    Niên hiệu Cảnh Trị đời vua Lê Huyền Tông, ngài đi thi đỗ Thám Hoa (khoa Canh Tuất, 1670). Làm quan giữ chức Tham Chính, hàm Nhất phẩm (hiểu như kiểu ban trợ lý, giúp việc cho vua chúa xưa, chuyên can gián, chỉnh đốn chính sự, có ngạch hàm ngang Thứ bộ trưởng bây giờ), ngài sống cần kiệm, ước thúc, thanh liêm, chính trực… nổi tiếng đức cao vọng trọng trong triều. Hiện ở Cổ Bôn vẫn có đền thờ ghi nhớ công lao của ngài.

    (7). Phát tích lăng cơ (基 )tức nơi phát tích của dòng họ, đất có long mạch tốt, cát trạch.

  9. #38
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jun 2012
    Bài gửi
    260
    Thanks
    32
    Thanked 36 Times in 35 Posts
    Quảng Nam Lữ Du Ký Sự (4)

    Đại Lộc



    Về thăm đất thăm người Đại Lộc
    Thăm bà con gia tộc họ Thiều
    Nén nhang dâng tổ kính yêu
    Thỏa lòng nguyện ước nắng chiều nhẹ soi.

    Trưởng bối kể rạch ròi nguồn cuội
    Rằng họ ta "trăm suối ngàn sông"
    Giống y "Chúng thủy triều Đông"*
    Cháu con thảy tất, tổ tông... núi Đào**.


    Tự Thanh Hóa chuyển vào Gò Nổi
    Trấn Chiêm Thành trưởng bối khai đao***
    Sánh vai cùng cánh họ Đào
    Huỳnh, Dương, Võ, Nguyễn, Phan, Tào... xiển uy.

    "Man di" đến... lạy quỳ dâng đất
    "Xiêm La" nghe... hầu chật môn quan
    Chấp thư: tiệp báo khải hoàn
    Mãn triều quan - chúng hân hoan chúc mừng.


    Nghe chuyện kể rưng rưng nhớ tổ
    Nhớ người xưa gian khổ khẩn hoang
    Giang Sơn gấm vóc huy hoàng
    Tạc ghi tổ đức vinh quang ngàn đời.

    Đại Lộc, chiều 17.6.2018
    Thiều Ngọc Sơn.
    ---------------------
    *. Chúng thủy triều Đông, thành ngữ tức tất cả các dòng sông đều chảy về Biển Đông, tương đương câu "Trăm sông đổ biển".
    **. Núi Đào, tức núi Đào Sơn, thuộc thôn Nhuận Thạch, nơi phát tích của dòng họ Thiều.
    ***. Tương truyền, vào đời nhà Hồ, từ Thanh Hóa có 2 anh em người họ Thiều làm quan tên Thiều Mạnh Phủ và Thiều Đại Lang được triều đình cử đi kinh lý đất Phương Nam. Khi vào Gò Nổi, thấy non nước hữu tình, nhận biết đây chính đất địa linh bèn dừng chân đồn binh, dạy dân lễ nghĩa, khai khẩn đất hoang... Về sau, cùng với trưởng bối các họ như Nguyễn, Huỳnh, Võ, Phạm, nhị vị trưởng bối dòng tộc Thiều được nhân dân Quảng Nam tôn xưng là Tiền Hiền, lập đền thờ cúng, hương khói muôn đời.

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •