Trang 1/4 123 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 33

Chủ đề: Thanh Niên, HS-SV & Những Chia Sẻ Cực Kỳ Hữu Ích

  1. #1
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jun 2012
    Bài gửi
    260
    Thanks
    32
    Thanked 36 Times in 35 Posts

    Thanh Niên, HS-SV & Những Chia Sẻ Cực Kỳ Hữu Ích

    5 lý do khiến chúng ta học nhiều nhưng không hiệu quả?


    1. Thiếu/sai phương pháp
    Các bạn đừng vội nghĩ rằng đây là một vấn đề dễ khắc phục. Tôi đồng ý rằng trong thời đại internet hiện nay, mọi thứ đều có thể có ở bác Google. Bạn muốn học ngoại ngữ hay các kĩ năng mềm ư? Bạn chỉ cần gõ “phương pháp học…” là hàng triệu các kết quả trả về chỉ trong vài giây. Mạng xã hội bùng nổ, các “cao thủ” trong mọi lĩnh vực đều không ngần ngại chia sẻ con đường thành công của mình, đồng thời không quên đưa ra các lời khuyên để dân tình học hỏi.

    Nhưng cấu tạo của mỗi bộ não chúng ta khác nhau, sức tiếp thu của mỗi người một khác nên có nhiều người dù thành công với phương pháp này nhưng người khác lại không. Cũng giống như việc giảm cân vậy. Có rất nhiều phương pháp nhưng tùy thuộc vào cơ địa từng người. Hơn nữa “lắm thầy rầy ma”, giữa một biển mênh mông thông tin như vậy, bạn hãy tỉnh táo để tìm cho mình phương pháp tốt nhất.

    2. Thiếu tập trung
    Đây có lẽ là vấn đề muôn thuở và vô cùng khó khắc phục với các bạn trẻ bây giờ. Các bạn luôn bị “nhiễu sóng” bởi điện thoại, mạng xã hội hay những người xung quanh. Trong lúc học bạn nhắn tin, thỉnh thoảng lại inbox facebook hay dạo qua các trang kenh14, 24h… để xem tình hình các thần tượng yêu dấu của mình như thế nào. Tất yếu là bạn sẽ không thể tập trung vào việc chính và kết quả sẽ không được như ý.


    3. Không có môi trường ứng dụng
    Tôi vốn khá quan tâm về marketing online, vậy nên tôi đã đi học một khóa về SEO. Tuy nhiên khi học về tôi lại không có môi trường để áp dụng những kiến thức đã học được, vậy nên tôi đã quên nó. Vậy đấy, bạn học cái gì cũng quan trọng nhưng nhớ gì trong số ấy còn quan trọng hơn. Giả dụ tôi đi học tiếng anh, tôi chỉ học giao tiếp thôi nhưng tôi lại làm ở một nhà hàng nước ngoài, vậy là tôi sẽ áp dụng những gì đã học được và tiến bộ nhanh hơn hẳn những người phải bỏ ra hàng đống tiền để đi học nhiều khóa.

    4. Không có mục tiêu cụ thể
    Tôi đã từng nghĩ rằng cứ học đi, cứ cố gắng hết mình đi nhưng không cần quan tâm kết quả. Suy nghĩ đó cực kì sai lầm. Khi bạn không có mục tiêu cụ thể, có nghĩa là bạn nhận thức vị trí hiện tại của mình cũng rất chung chung, bạn chỉ biết rằng bạn còn kém mà thôi. Còn nếu bạn đặt ra mục tiêu, bạn sẽ ý thức được mình đang ở đâu, còn phải cố gắng đến đâu nữa, bạn sẽ có động lực để học tập hơn.

    <><><><><><><><><><>

    Nếu bạn cảm thấy mình học nhiều, chăm chỉ mà vẫn không đạt được mục đích của mình, thì cuốn sách "Phương pháp học tập siêu tốc" do Bobbi Deporter và Mike Hernaki viết sẽ là cứu tinh của bạn. Cuốn sách được bình chọn là cuốn sách hay nhất về kĩ năng học tập năm 2010. "Một cuốn sách quý giá xuất hiện đúng lúc và hơn hẳn mọi cuốn sách viết về kỹ năng học tập khác.... dù bạn ở lứa tuổi nào, có nhiều hay ít kinh nghiệm thì đây vẫn là một cuốn sách vô cùng hữu ích".

    Minhnhat sưu tầm.

  2. #2
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    BẠN CHỌN CÁCH SỐNG NHƯ THẾ NÀO?


    Chúng ta có duy nhất một lần được sống, được làm tất cả những việc chúng ta muốn làm. Nhưng, bạn sẽ sống cuộc đời bạn như thế nào? Bạn sẽ dẫn dắt cuộc đời của mình ra sao? Bạn đã từng nghĩ đến nó chưa? Hãy cho tôi biết bạn chọn cách sống như thế nào tôi sẽ nói cho bạn biết bạn đã làm gì cuộc đời của bạn.
    Tôi đã nâng cuộc đời của mình lên tầm cao nhất mà tôi có thể:

    Đó là khi, bạn sống hết mình với những ước mơ, mục tiêu của cuộc đời mình. Là khi bạn dùng hết khả năng của bạn để biến những ước mơ thành hiện thực. Là khi bạn biết từ chối những gì có sẵn để đi tìm cái mới cho riêng mình. Là khi bạn khẳng định được thương hiệu cá nhân, là khi nhắc đến tên bạn người ta trầm trồ ngưỡng mộ. Là khi bạn truyền được nhiệt huyết và niềm hứng khởi cho người khác. Là khi bạn thực sự sống cuộc đời của chính bạn.
    Tôi đã sống cuộc đời của người khác :

    Đó là khi , bạn chấp nhận con đường được vạch sẵn, là khi ra trường bạn được bố mẹ, người thân trãi thảm cho chặng đường làm việc của mình. Là khi bạn sống ở tuổi 20, bạn không biết hòa mình vào đám đông, là khi sinh viên bạn không biết tham gia tích cực vào dự án xã hội, là khi bạn chỉ biết lên trường, về nhà, ăn và ngủ. Là khi bạn từ chối tụ họp bạn bè, là khi bạn không dám viết lên ước mơ và theo đuổi ước mơ đó. Là khi bạn buông tay trước những lời nói của bố mẹ và những người xung quanh, là khi bạn không bảo vệ cho cái đúng, và cho cả ý kiến của mình.


    Sống trọn vẹn với cuộc đời của mình.

    Đó là khi bạn biết bạn muốn gì nhưng không đủ can đảm để thực hiện nó, là khi bạn đã biết cuộc đời bạn đi sai hướng nhưng không dám quay đầu để bắt đầu lại mọi thứ. Là khi bạn chấp nhận thực tại như một điều tất yêu mà không dám đứng lên phá vỡ những hạn chế của nó. Là khi bạn không muốn dùng trí não của mình để suy nghĩ về tất cả những gì bạn đang cảm nhận, vì bạn sợ, bạn sẽ phá vỡ thế an toàn cho cuộc đời bạn. Là khi, bạn đã tích lũy đủ về chất cần thiết nhưng không dám bước qua cái “nút” để biến thành chất mới. Là khi bạn hài lòng với những gì bạn có.
    Tôi đã đánh chìm cuộc đời của chính tôi!


    Đó là khi bạn không biết mình muốn gì, bạn có thể làm được gì và bạn không tìm ra ý nghĩa sống. Là khi bạn chìm đắm trong mớ hỗn độn của những mảnh vỡ yêu thương. Là khi, bạn vấp ngã mà không thể tự mình đứng dậy, và cũng không muốn đứng dậy. Cuộc đời của bạn trở nên vô nghĩa và bạn oán ghét những người đã cho bạn cuộc sống ấy! Vì sao, vì bạn thiếu tình yêu thương của mọi người, vì bạn không đủ bản lĩnh để vượt qua thất bại.

    Mạnh mẽ lên bạn nhé, hãy mạnh mẽ lên để bạn có thể nâng cuộc đời mình lên tầm cao nhất có thể. Tôi cũng sẽ cố gắng sống trọn vẹn nhất với cuộc đời của tôi, thực hiện mọi điều mà tôi ấp ủ, theo đuổi ước mơ của mình. Tôi trân trọng những gì tôi đang có nhưng tôi chưa hài lòng về những điều đó. Bởi vì tôi chỉ một lần được sống với tư cách là TÔI giữa cuộc đời.Hãy sống ở thể chủ động, tránh xa thể thụ động. Nghĩ nhiều đến những gì mà bạn có khả năng làm được hơn là những gì có thể xảy đến cho bạn.

    Hãy sống ở thì hiện tại, can đảm trực diện đối đầu với công việc ngày hôm nay. Không luyến tiếc quá khứ, cũng đừng lo lắng vớ vẩn đến tương lai.

    Hãy sống ở ngôi thứ nhất, nghiêm khắc tự kiểm điểm mình hơn là đi bới móc những sai sót, lỗi lầm của thiên hạ.

    Hãy sống ở số ít, lắng nghe lời phê bình xuất phát từ lương tâm mình hơn là thích thú với những lời tán thưởng của đám đông. Và nếu như phải chọn một động từ thì hãy chọn lấy động từ yêu thương.

    "Hãy sống ở thể chủ động" nhé các bạn ./.

    Nguồn: Facebook
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  3. #3
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    8 lời "mách nước" để học tốt


    Nếu bạn muốn học tốt và không biết nên làm thế nào? Nếu kết quả học của bạn vẫn không làm bạn hài lòng và bạn đang tìm thứ để đổ lỗi? Hãy thử làm theo 8 "lời khuyên" nhỏ sau đây:

    1. Chọn góc học tập yên tĩnh, ngăn nắp
    Góc học tập là phần rất quan trọng để học có hiệu quả. Một chỗ học yên tĩnh giúp bạn tập trung hơn là ngồi học cạnh cái TV đang bật và thỉnh thoảng nó lại có vài chương trình mà bạn yêu thích. Một góc học tập ngăn nắp khiến bạn dễ chịu hơn và chỉ nhìn là đã thấy... muốn ngồi vào bàn ngay rồi.

    2. Tạo thói quen học tập hằng ngày
    "Văn ôn, võ luyện", quả không sai. Tốt nhất là hãy tạo cho mình một "thói quen" học tập. Ðịnh ra lịch học cho bản thân và nghiêm khắc thực hiện. Bạn sẽ thấy mọi việc khác hẳn mọi khi, chớ nên để bài vở dồn đống lại và rồi thức trắng đêm giải quyết chúng, mà thật ra đầu óc cũng không thể tiếp thu một lượng kiền thức lớn dồn trong một lúc. Hoàn thành mức bài vở định ra hằng ngày bạn sẽ có thời gian để ôn tập, thậm chí nhiều thời gian đi chơi hơn vì không phải lo lắng. Cuối cùng bạn lại có được "thói quen" chăm chỉ nữa!

    3. Tham khảo ý kiến của thầy cô, bạn bè
    Không phải chúng ta luôn giải quyết được bài vở bằng vở ghi và sách giáo khoa. Hãy tham khảo ý kiến thầy cô và bạn bè cùng lớp. Bạn có thể tìm được cách giải đúng, ngắn nhất cho bài toán khó; những ý hay cho bài văn phân tích và lớn hơn cả, kiến thức bản thân một lần nữa.

    4. Tập viết ghi nhớ
    Nên tập viết ghi nhớ bởi bạn có thể không nhớ hết những mốc quan trọng để dành thời gian chuẩn bị bài vở cho tốt. Nên ghi lại những ngày có kiểm tra hoặc những ngày bạn sẽ phải nộp bài luận... Làm như thế, bạn luôn nhớ là còn có việc cần làm và không để "ngập lụt mới nhảy" hoặc lâm vào tình trạng không đủ thời gian chuẩn bị kiểm tra.

    5. Thời gian biểu hợp lý
    Hãy tập thời gian biểu theo cách riêng của bạn. Khả năng tiếp thu và trí nhớ bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi sự căng thẳng hay mệt mỏi nên bạn sẽ học không nổi. Ăn, học, nghỉ ngơi cần được sắp xêp chi tiết, đừng nghĩ là "ngày nào chẳng phải ăn với ngủ, xê dịch làm gì". Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, nếu bạn đang thi và quá bận hãy ngủ ít nhất 7 tiếng/ngày. Không nên học liên tục trong nhiều tiếng. Nên nghỉ một lát và đi dạo, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn trước khi tiếp tục ngồi vào bàn.

    6. Tạo cảm hứng khi đển lớp
    Có một số bạn lấy lý do là mình "không thích học" hoặc "không hợp môn này môn kia" để bỏ học dẫn đến chán học và uể oải trong lớp. Có thể mượn vở bạn khác để chép bài? Không nên, bởi chưa chắc khả năng ghi chép và cách ghi chép của người khác đã làm bạn hiểu được. Hơn nữa bạn tiếp thu rất nhiều kiến thức khi nghe giảng chứ!

    7. Sách giáo khoa
    Kiến thức mà bạn học đều được trình bày chi tiết theo các bước từ thấp đến cao trong SGK. Dù giáo viên chỉ yêu cầu học bài trong vở ghi, bạn đừng quên đọc kỹ lại trong sách, trả lời những câu hỏi sau mỗi bài, nếu có.

    8. Ôn bài học theo chủ đề
    - Tự mình lấy ví dụ cho bài học.
    - Lập ra cách học thuộc của bản thân.
    - Viết tổng kết chương hoặc bài dài.
    - Ðánh dấu những đề mục quan trọng trong sách hay vở ghi.
    - Dùng chủ đề bài học làm chủ đề nói chuyện với các bạn trong lớp và cố gắng xem mình nhớ được lượng kiến thức là bao nhiêu.

    Chia sẻ từ trang face của Nick Thiều Long Trọng
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  4. #4
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    6 yêu cầu cho việc học tốt


    1- Vạch kế hoạch: Học tập và làm việc có hệ thống nghiên cứu điều gì nên làm trước, điều gì làm sau. Nếu bạn bỏ ra 1 giờ để vạch kế hoạch bạn sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi thực hiện nó.

    2- Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học: Nếu đó là bài giảng văn, bạn hãy học ngay sau khi nghe giảng bài. Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi, hãy học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, bạn hãy xem lại, chọn lại và tổ chức ghi chép. Trước khi trả bài miệng, bạn dùng thì giờ để học thuộc lòng, xem lại các dữ kiện (nhất là đối với các môn XH), chuẩn bị câu hỏi cho bài cũ. Việc đặt câu hỏi là một kỹ thuật tốt để giúp đào sâu vẫn đề và đưa ra các phần bạn cần nghiên cứu thêm.

    3- Hiểu rõ các ghi chép: Tìm ra các ý tưởng quan trọng mà thầy cô đã nhấn mạnh. Lưu ý các từ "cho nên, vì vậy" và "chủ yếu", "điều quan trọng" mà thầy cô đã tóm tắt.

    4- Học một cách chủ động chứ không thụ động: Không nên đọc đi đọc lại một câu như vẹt. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được.

    + Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng.

    + Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan.

    5- Ghi chú cẩn thận: Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích. Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được vì bạn không còn thời gian để phân tích rồi tổng hợp lại.

    6- Luôn học tại bàn: Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng.

    Theo Facebook Trọng Long Trong
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  5. #5
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Những cản trở trong việc học tập của bạn



    Thông thường không ai muốn chịu sự gò bó phải không các bạn? Vì lẽ đó cái bệnh chung của các bạn học sinh thường là ít muốn chịu khép mình, ít chịu nỗ lực trong việc học. Tôi không muốn nói tất cả. Bởi trong số những người học dưới hình thức cầu may thì cũng có số người biết chăm lo, có tính tự quản và tinh thần hiếu học. Những bạn trẻ đó thật đáng hoan nghênh.

    Chương này tôi viết lên không phải là vô ích. Bởi bên cạnh những học sinh chuyên lo chăm học, thì cũng có những bạn sa đà, cho việc học là một chuyện bình thường như muôn chuyện khác, hàng ngày. Sách cắp sách đến trường cho có mặt. Trưa về, thậm chí còn đi chơi cho lâu dài. Ở lớp, nếu thầy cô gọi trả bài thì đứng như phỗng đá. Rồi nhiều lần thành "chai mặt". Lâu dần trở thành chứng bệnh khó chữa và có khi là vô phương cứu chữa. Người học sinh đó đã mất căn bản tất cả các môn, khiến họ sợ học bài và sợ bị gọi trả bài. Do vậy họ tìm đủ cách để lẩn tránh.

    Ở gia đình cha mẹ thì tưởng con đi học nhưng "môi trường học" của con là sân bóng đá, quán cà phê, thậm chí còn là sòng bài bạc. Cũng có thể gia nhập vào băng nhóm nào đó để làm chuyện phi pháp cũng nên. Có ai biết được những kẻ không biết khép mình trong một khuôn khổ nhất định để rèn luyện thì không đi vào con đường thẳng, con đường quang minh chính đại, tất nhiên họ sẽ có ngã rẽ của con đường quanh co. Nhiều cha mẹ khổ đau phải rơi nước mắt, một khi biết được con mình sa đà vào con đường ăn chơi hư hỏng.

    Tại sao họ lại mắc những chứng tật ấy. Nguyên nhân nào phát sinh ra những vấn đề đó.

    1. Tính lười biếng
    Ðây là căn nguyên phát sinh ra các sai phạm khác. Biếng lười là một căn bệnh. Ðặc tính chung của sự lười biếng là thích ăn không, ngồi rồi, ngại khó, không muốn làm việc gì, ngay cả đến việc bổn phận mình phải làm. Kẻ lười biếng thường thờ ơ, trễ nải, lừng khừng, không tha thiết gì với công việc. Hoặc có làm thì chỉ làm cẩu thả làm lấy có chứ không có ý thức rõ ràng.

    Lười biếng là tính rất tai hại chẳng những cho cuộc đời học sinh của bạn hiện tại, mà cả về sau, nếu mầm móng ấy không sớm dập tắt ngay từ bây giờ. Bởi làm việc là con đừơng dẫn đến thành công. Cũng như chim có cánh để bay, người có tay để làm, có khối óc để suy nghĩ và nhận định. Có hoạt động thì các tài năng của bạn mới được phát huy. Có học tập tốt các nhu cầu học tập của bạn mới được thỏa mãn.


    Nếu ngay bây giờ bạn không học thì lớn lên bạn sẽ ra sao? Tin rằng với cái tính biếng lười của bạn nhất định bạn sẽ thất bại trong cuộc sống. Bạn đã biết "Nhàn cư vi bất thiện". Kẻ lười biếng còn mắc bao nhiêu là tính xấu. Họ rất có thể sống liều, sa vào vòng tội lỗi chỉ vì tìm những phương kế để tiêu khiển, để giết thời giờ.

    Muốn sửa tính lười biếng, bạn phải làm sao?
    Bạn hãy tôn trọng việc làm và cố gắng làm tất cả những việc mà bổn phận của bạn phải thực hiện. Bạn cần bắt đầu suy nghĩ lại xem rằng việc học phải là một nghĩa vụ, một trách nhiệm của tuổi trẻ của bạn không? Rồi bạn soát xét phần nào mà kiến thức đã mất căn bản. Môn nào bạn còn yếu kém để bạn bắt đầu làm lại và phải học thật sự. Học ở thầy cô học ở bạn bè.

    Nếu như bạn mất căn bản nhiều môn quan trọng như Toán - Lý - Hóa, thì bạn trình bày với thầy cô ba mẹ bạn biết. Bạn phải tỏ ra can đảm nhận khuyết điểm và hứa quyết tâm khắc phục. Xin ba mẹ cho mời thầy dạy kèm cặp riêng cho bạn một thời gian. Kèm cặp các phần, các môn bài mà bạn trót lỡ làm mất căn bản. Nếu bạn tự tin và quyết tâm học thì chỉ trong thời gian ngắn bạn sẽ lấy lại thế quân bình trong việc học tập. Rồi dần dà bạn sẽ có đà tiến lên.

    Bạn hãy tin tôi đi. Muốn chữa được "bệnh" lười biếng này phải đòi hỏi nhiều can đảm lắm. Và tôi tin bạn sẽ can đảm và làm được. Thực ra việc học tập cũng thật sự có khó nhọc, nhưng trong sự khó nhọc ấy, bao giờ cũng đem lại cho bạn nguồn an ủi và thành công. Và đến một lúc nào đó bạn sẽ say mê học tập hơn tất cả một khi bạn tìm, thấy điều lý thú trong học tập.

    2. Tính hay khất lần
    Lần lựa và "tiến thoái lưỡng nan" là một hình thức làm nhược ý chí. Tính khất lần cũng là tính xấu không kém tính lười biếng kề trên. Nó làm tiêu hao nghị lực, làm suy nhược tinh thần phấn đấu của bạn. Tính khất lần này rất nguy hại khi đã thành cố tật. Quả thế tính khất lần không có chỉ hiển hiện rõ rệt, "nó" được che giấu khuất lấp nên khó mà chữa trị.

    Tôi nói tính "khất lần" làm ý chí càng suy nhược là vì nay "nó" hẹn việc này, mai "nó" lại hẹn việc khác. Ðể lại đó đã! Ngày mai học vẫn chưa muộn? Thế rồi mọi sự đều trôi qua luôn, ý chí bạn không còn làm chủ bạn được nữa, không còn muốn cố gắng phấn đấu và cứ thế ngày ngày cái tính xấu khác thi nhau mọc lên rồi "dìm" bạn lúc nào không hay. Những cái "ngày mai" ấy sẽ đi qua rồi lại đến, một ngày mai khác và rõ ràng việc học của họ vẫn chưa bao giờ thực hiện được. Số phận của kẻ lần lựa quả là bi đát như số phận của quả bóng rơi xuống vực thắm của hố sâu. Vậy bạn cần phải tiêu diệt ngay tính xấu này. Thực hiện nghiêm túc giờ nào việc đó "thời gian biểu" mà bạn đã lập. Bạn phải áp dụng phương châm này một cách triệt để: "Việc hôm nay, chớ để ngày mai".

    Theo Facebook Thiều Long Trọng
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  6. #6
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Nói đúng và hiệu quả


    Hãy nghĩ về lần cuối cùng bạn đối mặt với những tình huống mà ở đó bạn phải đứng dậy vì bản thân mình, yêu cầu thứ mà bạn cần. Với phụ nữ, việc nói ra yêu cầu, mong muốn thực sự của mình thường khó khăn hơn nam giới. Trong con mắt của xã hội, chúng ta đã quen được nhìn với những đức tính như nhu mì, nhẫn nhịn. Điều này có thể để lại hậu quả lâu dài, từ mối quan hệ nghèo nàn đến việc một sự nghiệp tầm tầm, ít được đề bạt.

    HÃY KIỂM TRA XEM BẠN CÓ MẮC PHẢI NHỮNG THÓI QUEN SAU ĐÂY KHÔNG?

    1. Quá cẩn trọng trong lời yêu cầu
    Chúng ta thường khiến câu hỏi trở nên nhẹ nhàng hơn với những từ như "có lẽ", "ước gì" thay cho "tôi cần", "tôi muốn". Điều này làm cho câu nói của bạn có vẻ dễ nghe hơn nhưng cũng có thể gây "mập mờ" giữa lời đề nghị hay gợi ý, do đó người nghe có thể tiếp nhận nó một cách ít nghiêm túc hơn.

    2. Hỏi thay vì nói rõ
    Hãy cẩn thận khi chuyển lời tuyên bố của mình thành dạng câu hỏi kiểu như "Màu sắc đó thật tuyệt, phải không?" hay câu "cậu có nghĩ chúng ta nên thử một chút với món hàng đó không?". Những kiểu như vậy làm cho ý đồ của bạn trở nên không rõ ràng. Người nghe có thể sẽ hiểu bạn đang hỏi và không chần chừ gì đưa ra câu trả lời đối nghịch những gì bạn mong muốn.

    3. Miễn cưỡng chấp nhận
    Khi gặp một câu trả lời đối nghịch những gì bạn mong muốn, một số người lập tức "bỏ cuộc". Tuy nhiên tự nhận thức của bạn về câu trả lời có thể không chính xác. Nếu bạn gặp một câu trả lời như vậy, điều quan trọng là phải nhắc lại mong muốn của mình và yêu cầu thỏa hiệp. Thực ra, mọi người nói chung hoàn toàn thoải mái với một thỏa hiệp lành mạnh.

    4. Không biết cách điều khiển ngôn ngữ, cử chỉ
    Bạn có thể phát biểu không tồi nguyện vọng của mình nhưng hãy xem liệu ánh mắt, cử chỉ của bạn có nói lên những điều gì khác không.

    Theo thống kế: chỉ khoảng 23% giá trị lời nói của bạn nằm ở thông điệp. Hơn 70% còn lại nằm trong giọng nói, điệu bộ, ánh mắt và chắc chắn người nghe đang quan sát bạn rất kỹ. Những nét biểu hiện trên khuôn mặt, thói quen áy náy, bồn chồn như vặn tay, cắn móng tay sẽ "mách lẻo" rằng điều bạn đang nói không phải là những gì bạn thực sự muốn.

    KHẮC PHỤC BẰNG CÁCH NÀO?

    1. Tự tìm hiểu rõ xem mình muốn gì và tại sao?
    Việc biết rõ nhu cầu và mong muốn của mình, tầm quan trọng của chúng khiến bạn tạo ra kết quả khả quan. Hãy đánh giá cả nhu cầu của người khác và thử suy nghĩ về biện pháp có thể thỏa mãn cả hai bên.

    2. Lường trước những câu trả lời có thể
    Điều này dễ dàng hơn nếu bạn bếit người nghe. Hãy dự tính hàng loạt những câu trả lời bạn có thể nhận được và loại trừ từng cái. Chuẩn bị kỹ lưỡng cho từng trường hợp, bạn sẽ nói thế nào, cử chỉ ra sao. Điều này giúp bạn tránh tình trạng rơi vào tình thế bất ngờ và bị động.


    3. Thư giãn
    Thông thường chúng ta đánh giá quá cao khả năng phủ định. Điều này gây nên sự sợ hãi và khiến việc nói ra những gì mình mong muốn trở nên khó khăn hơn. Thực ra, điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là khi yêu cầu của bạn bị từ chối và khi đó, chúng ta tìm một biện pháp khác, vậy thôi.

    4. Nói lên yêu cầu
    Một khi bạn đã nhắc lại và thư giãn thì còn chần chờ gì nữa mà không tới bên “đối tượng” và nói ra mong muốn của bạn?

    5. Đánh giá
    Khi việc trao đổi của bạn đã hoàn thành, hãy dành một chút thời gian để đánh giá, rút kinh nghiệm cho lần sau. Hãy xem liệu nó có thể tốt hơn không, bạn đã thành công ở điểm nào? Đừng tự hành hạ mình nếu kết quả diễn ra không được như ý muốn. Thay vào đó, hãy tìm những cách khác để thực hiện mong muốn.

    Theo Facebook Trọng Long Trọng
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  7. #7
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Các phương pháp ghi nhớ

    Muốn học bài mau thuộc nhất thiết phải học có phương pháp. Qua các chương trước chúng tôi đã trình bày một số phương pháp để giúp bạn trong việc học bài sao cho mau thuộc. Trong chương này xin hướng dẫn bạn đi sâu vào chi tiết hơn khi thực hiện các phương pháp ấy.

    1. Ghi thành dàn bài:
    Thực tế có nhiều bạn chỉ nghe nói ghi dàn bài, nhưng chưa rõ phương thức ghi cụ thể ra sao.
    - Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần - 2 lần - hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Vì có hiểu sơ bộ bài, bạn mới lập được dàn bài. Bạn chia nội dung toàn bài thành 3 phần chính (Ví dụ là A - B - C). Trong phần A - có nhiều mục nhỏ, bạn có thể sắp xếp các mục nhỏ ấy gọi là "tiêu đề" bằng những chữ số:1, 2, 3...
    - Và tiếp theo các phần B-C cũng thế. Phần nào cũng có những tiêu đề riêng.
    - Nhưng trong mỗi phần đều có những yêu cầu quan trọng của nó. Bạn nên ghi nhận cụ thể các phần quan trọng ấy trong mỗi phần của dàn bài, có thể gạch dưới hoặc viết đậm để dễ nhớ.
    - Ðã có dàn bài chi tiết rồi sẽ là điều kiện giúp bạn dễ dàng việc học bài sau đó.

    2. Nhẩm trong óc:
    Bạn hệ thống bài bằng cách "nhẩm trong óc" nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài.

    - Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn.

    - Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn.

    - Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem.

    * Một bài học gọi là được nắm chắc là khi bạn:
    - Trả lời gãy gọn các câu hỏi đặt ra.
    - Hiểu bài thông suốt từng phần cũng như toàn bài.
    - Nắm vững trọng tâm bài học một cách chuẩn xác. Nếu là môn học như Toán - Lý- Hóa- Sinh thì các quy tắc các công thức, các định lý, định đề... bạn phải thuộc thật nhuần nhuyễn mới được.

    Môn Văn: Cần ghi nhớ các tên và tiểu sử tác giả. Thuộc kỹ các bài thơ, các đoạn văn xuôi, chọn lọc và nhớ bài thơ này của tác giả nào, bài văn kia tác giả là ai. Tránh tình trạng lộn xộn, lẫn tên tác giả này với tác giả khác, hoặc bài văn xuôi mà lại ghi tên tác giả là một nhà thơ v.v...

    Các phần văn xuôi hay thơ, bạn đều phải nắm bố cục chặt chẽ, chủ đề tư tưởng và nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng. Ngoài ra bạn nên trích dẫn những đoạn văn hay, bài thơ hay, ghi vào sổ tay bạn để dễ học thuộc. Thuộc nhiều thơ văn để tạo vốn từ phong phú khi làm bài.

    Môn Sử, Ðịa: Cần nắm rõ đặc thù từng môn để dễ học.

    - Sử: Cần nhớ chính xác các mốc thời gian của sự kiện và luyện cách phân tích tổng hợp để rút ra được những bài học lịch sử một cách chính xác.
    - Ðịa: Nắm rõ đặc điểm địa thế từng bước từng vùng, tên sông, tên núi, nguồn tài nguyên khoáng sản.v.v...

    3. Ghi ra giấy:
    Ngoài cách ghi thành dàn bài chi tiết, bạn có thể ghi riêng ra giấy. Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Từ giấy xếp lại bỏ túi để lâu lâu khi cần nhẩm lại, nếu quên bạn có thể mở ra xem.

    Nhưng phải ghi bằng cách nào?
    Ghi những điểm chính yếu nhất, còn điều quan trọng là bạn phải học thuộc.

    Nói tóm: Khi ghi bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ và một cách hoàn hảo mà không cần mở sách.

    Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời an vô mà ích lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất.

    Một điểm nữa là bạn phải hết sức sử dụng các phương pháp ấy thật hài hòa và kết hợp chặt chẽ để việc học tập của bạn có kết quả mỹ mãn theo ý muốn. Không nhất thiết phải áp dụng tất cả các phương pháp mà tùy khả năng vận dụng cho phù hợp.

    Theo Face Thiều Long Trọng
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  8. #8
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Một số quy tắc soạn thảo văn bản cơ bản

    Soạn thảo văn bản: khó hay dễ? Các bạn có ngạc nhiên lắm không? Tôi dám chắc rằng thậm chí một số bạn trẻ còn nổi cáu nữa. Bây giờ đã là thời đại gì rồi mà còn dạy gõ văn bản nữa? Máy tính từ lâu đã trở thành một công cụ không thể thiếu được trong các văn phòng, công sở với chức năng chính là soạn thảo văn bản.

    Ngày nay chúng ta không thể tìm thấy một văn bản chính thức nào của nhà nước mà không được thực hiện trên máy tính. Công việc soạn thảo văn bản giờ đây đã trở nên quen thuộc với tất cả mọi người. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm vững các nguyên tắc gõ văn bản cơ bản nhất mà chúng tôi sắp trình bày hôm nay. Bản thân tôi đã quan sát và nhận thấy rằng 90% sinh viên tốt nghiệp các trường đại học không nắm vững (thậm chí chưa biết) các qui tắc này!

    Vì vậy các bạn cần bình tĩnh và hãy đọc cẩn thận bài viết này. Đối với các bạn đã biết thì đây là dịp kiểm tra lại các thói quen của mình, còn đối với các bạn chưa biết thì những qui tắc này sẽ thật sự bổ ích. Các qui tắc này rất dễ hiểu, khi biết và nhớ rồi thì bạn sẽ không bao giờ lặp lại các lỗi này nữa khi soạn thảo văn bản. Một điều nữa rất quan trọng muốn nói với các bạn: các qui tắc soạn thảo văn bản này luôn đúng và không phụ thuộc vào phần mềm soạn thảo hay hệ điều hành cụ thể nào.

    Khái niệm ký tự, từ, câu, dòng, đoạn

    Khi làm việc với văn bản, đối tượng chủ yếu ta thường xuyên phải tiếp xúc là các ký tự (Character). Các ký tự phần lớn được gõ vào trực tiếp từ bàn phím. Nhiều ký tự khác ký tự trắng (Space) ghép lại với nhau thành một từ (Word). Tập hợp các từ kết thúc bằng dấu ngắt câu, ví dụ dấu chấm (.) gọi là câu (Sentence). Nhiều câu có liên quan với nhau hoàn chỉnh về ngữ nghĩa nào đó tạo thành một đoạn văn bản (Paragraph).
    Trong các phần mềm soạn thảo, đoạn văn bản được kết thúc bằng cách nhấn phím Enter. Như vậy phím Enter dùng khi cần tạo ra một đoạn văn bản mới. Đoạn là thành phần rất quan trọng của văn bản. Nhiều định dạng sẽ được áp đặt cho đoạn như căn lề, kiểu dáng,… Nếu trong một đoạn văn bản, ta cần ngắt xuống dòng, lúc đó dùng tổ hợp Shift+Enter. Thông thường, giãn cách giữa các đoạn văn bản sẽ lớn hơn giữa các dòng trong một đoạn.

    Đoạn văn bản hiển thị trên màn hình sẽ được chia thành nhiều dòng tùy thuộc vào kích thước trang giấy in, kích thước chữ... Có thể tạm định nghĩa dòng là một tập hợp các ký tự nằm trên cùng một đường cơ sở (Baseline) từ bên trái sang bên phải màn hình soạn thảo. Như vậy các định nghĩa và khái niệm cơ bản ban đầu của soạn thảo và trình bày văn bản là Ký tự, Từ, Câu, Dòng, Đoạn.

    Nguyên tắc tự xuống dòng của từ:
    Trong quá trình soạn thảo văn bản, khi gõ đến cuối dòng, phần mềm sẽ thực hiện động tác tự xuống dòng. Nguyên tắc của việc tự động xuống dòng là không được làm ngắt đôi một từ. Do vậy nếu không đủ chỗ để hiển thị cả từ trên hàng, máy tính sẽ ngắt cả từ đó xuống hàng tiếp theo. Vị trí của từ bị ngắt dòng do vậy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như độ rộng trang giấy in, độ rộng cửa sổ màn hình, kích thước chữ. Do đó, nếu không có lý do để ngắt dòng, ta cứ tiếp tục gõ dù con trỏ đã nằm cuối dòng. Việc quyết định ngắt dòng tại đâu sẽ do máy tính lựa chọn.

    Cách ngắt dòng tự động của phần mềm hoàn toàn khác với việc ta sử dụng các phím tạo ra các ngắt dòng "nhân tạo" như các phím Enter, Shift+Enter hoặc Ctrl+Enter. Nếu ta sử dụng các phím này, máy tính sẽ luôn ngắt dòng tại vị trí đó. Nguyên tắc tự xuống dòng của từ là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của soạn thảo văn bản trên máy tính. Đây là đặc thù chỉ có đối với công việc soạn thảo trên máy tính và không có đối với việc gõ máy chữ hay viết tay. Chính vì điều này mà đã nảy sinh một số qui tắc mới đặc thù cho công việc soạn thảo trên máy tính.
    Một số quy tắc gõ văn bản cơ bản. Bây giờ tôi sẽ cùng các bạn lần lượt xem xét kỹ các "qui tắc" của soạn thảo văn bản trên máy tính. Xin nhắc lại một lần nữa rằng các nguyên tắc này sẽ được áp dụng cho mọi phần mềm soạn thảo và trên mọi hệ điều hành máy tính khác nhau. Các qui tắc này rất dễ hiểu và dễ nhớ.

    1. Khi gõ văn bản không dùng phím Enter để điều khiển xuống dòng.
    Thật vậy trong soạn thảo văn bản trên máy tính hãy để cho phần mềm tự động thực hiện việc xuống dòng. Phím Enter chỉ dùng để kết thúc một đoạn văn bản hoàn chỉnh. Chú ý rằng điều này hoàn toàn ngược lại so với thói quen của máy chữ. Với máy chữ chúng ta luôn phải chủ động trong việc xuống dòng của văn bản.

    2. Giữa các từ chỉ dùng một dấu trắng để phân cách. Không sử dụng dấu trắng đầu dòng cho việc căn chỉnh lề. Một dấu trắng là đủ để phần mềm phân biệt được các từ. Khoảng cách thể hiện giữa các từ cũng do phần mềm tự động tính toán và thể hiện. Nếu ta dùng nhiều hơn một dấu cách giữa các từ phần mềm sẽ không tính toán được chính xác khoảng cách giữa các từ và vì vậy văn bản sẽ được thể hiện rất xấu. Ví dụ:

    Sai: Trong cuộc sống, tất cả chúng ta đều phải trải qua việc tặng quà và nhận quà tặng từ người khác.
    Đúng: Trong cuộc sống, tất cả chúng ta đều phải trải qua việc tặng quà và nhận quà tặng từ người khác.

    3. Các dấu ngắt câu như chấm (.), phẩy (,), hai chấm (, chấm phảy (, chấm than (!), hỏi chấm (?) phải được gõ sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu trắng nếu sau đó vẫn còn nội dung.

    Lý do đơn giản của qui tắc này là nếu như các dấu ngắt câu trên không được gõ sát vào ký tự của từ cuối cùng, phần mềm sẽ hiểu rằng các dấu này thuộc vào một từ khác và do đó có thể bị ngắt xuống dòng tiếp theo so với câu hiện thời và điều này không đúng với ý nghĩa của các dấu này. Ví dụ:

    Sai:
    Hôm nay , trời nóng quá chừng!
    Hôm nay,trời nóng quá chừng!
    Hôm nay ,trời nóng quá chừng!
    Đúng:
    Hôm nay, trời nóng quá chừng!

    4. Các dấu mở ngoặc và mở nháy đều phải được hiểu là ký tự đầu từ, do đó ký tự tiếp theo phải viết sát vào bên phải của các dấu này. Tương tự, các dấu đóng ngoặc và đóng nháy phải hiểu là ký tự cuối từ và được viết sát vào bên phải của ký tự cuối cùng của từ bên trái. Ví dụ:
    Sai:
    Thư điện tử ( Email ) là phương tiện thông tin liên lạc nhanh chóng và hữu ích.
    Thư điện tử (Email ) là phương tiện thông tin liên lạc nhanh chóng và hữu ích.
    Thư điện tử ( Email) là phương tiện thông tin liên lạc nhanh chóng và hữu ích.
    Thư điện tử(Email) là phương tiện thông tin liên lạc nhanh chóng và hữu ích.
    Thư điện tử(Email ) là phương tiện thông tin liên lạc nhanh chóng và hữu ích.
    Đúng:
    Thư điện tử (Email) là phương tiện thông tin liên lạc nhanh chóng và hữu ích.

    Chú ý
    1. Các qui tắc gõ văn bản trên chỉ áp dụng đối với các văn bản hành chính bình thường. Chúng được áp dụng cho hầu hết các loại công việc hàng ngày từ công văn, thư từ, hợp đồng kinh tế, báo chí, văn học. Tuy nhiên có một số lĩnh vực chuyên môn hẹp ví dụ soạn thảo các công thức toán học, lập trình máy tính thì không nhất thiết áp dụng các qui tắc trên.

    2. Các qui tắc vừa nêu trên có thể không bao quát hết các trường hợp cần chú ý khi soạn thảo văn bản trên thực tế. Nếu gặp các trường hợp đặc biệt khác, các bạn hãy vận dụng các suy luận có lý của nguyên tắc tự xuống dòng của máy tính để suy luận cho trường hợp riêng của mình. Tôi nghĩ rằng các bạn sẽ tìm được phương án chính xác nhất.

    Gõ văn bản: dễ mà khó
    Các bạn vừa được thấy một số nguyên tắc gõ văn bản thật đơn giản trên máy tính. Các nguyên tắc này hình như chưa được ghi lại trong bất cứ một quyển sách giáo khoa nào về tiếng Việt hay Máy tính. Công việc soạn thảo văn bản trên máy tính thường được hiểu là một việc đơn giản, ai cũng làm được. Đúng là đơn giản, nhưng để gõ chính xác hoàn toàn không xảy ra các lỗi đã mô tả ở trên lại không phải là dễ. Khi bạn đã có thói quen gõ đúng thì hầu như không bao giờ lặp lại các lỗi này nữa. Nhưng một khi bạn chưa bao giờ biết về chúng thì việc gõ văn bản có lỗi là điều dễ xảy ra.

    Tôi mong rằng bài viết ngắn này sẽ giúp các bạn nhiều trong công việc soạn thảo của mình. Soạn thảo văn bản trên máy tính là công việc học 'gõ chính tả' mà mỗi chúng ta đều phải trải qua từ các lớp tiểu học, bây giờ với máy tính chúng ta cũng bắt buộc phải trải qua các bài học vỡ lòng đó. Bài viết của tôi sẽ không còn ý nghĩa nữa nếu như 90% học sinh và sinh viên của chúng ta đều gõ văn bản trên máy tính chính xác không lỗi.

    Thieugia theo Facebook Thiều Long Trọng
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  9. #9
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    GIÁ TRỊ CỦA THỜI GIAN

    Muốn biết giá trị thật sự của 1 năm, hãy hỏi 1 học sinh thi rớt ĐH.

    Muốn biết giá trị thật sự của 1 tháng, hãy hỏi người mẹ đã sanh con non.

    Muốn biết giá trị thật sự của 1 tuần, hãy hỏi biên tập viên của 1

    Muốn biết giá trị thật sự của 1 giờ, hãy hỏi những người đang yêu chờ đợi để được gặp nhau.

    Muốn biết giá trị thật sự của 1 phút, hãy hỏi người vừa lỡ chuyến tàu.

    Muốn biết giá trị thật sự của 1 giây, hãy hỏi người vừa thoát khỏi 1 tai nạn hiểm nghèo.

    Muốn biết giá trị thật sự của 1/100 giây, hãy hỏi vận động viên điền kinh vừa đoạt huy chương bạc tại Olympics.

    1 giây không nhiều nhưng cũng không ít đâu. 1 giây không làm được gì nhưng có thể làm được tất cả. Ngồi giữa những trưa mùa hè nắng nóng, 1 giây đối với bạn chẳng là gì ! Nhưng ngồi giữa 1 phòng thi đầy áp lực 1 giây còn quý hơn vàng !


    Ở cuộc vui thâu đêm, 1 giây trôi tuột vào quên lãng. Nhưng ở khoảnh khắc chia tay, 1 giây ghi sâu vào kí ức.

    Những con người khoẻ mạnh, 1 giây chỉ thoáng qua. Nhưng đối với những bệnh nhân nan y, 1 giây là sự sống.

    Trên đường đua, 1 giây quyết định kẻ thắng người thua. Bao tháng ngày trui rèn, 1 giây nói lên tất cả.

    1 giây là thời gian, mà thời gian là vòng xoay bất tận, 1 giây của hôm nay không như 1 giây của hôm qua và càng không giống 1 giây của ngày mai. Hãy sống để không bao giờ phải hối tiếc dù chỉ 1 giây ngắn ngủi. Có thể chỉ 1 giây sẽ thay đổi cuộc đời người.

    Vâng, thời gian rất đặc biệt. Nó là một trong những quà tặng của Thượng Đế ban cho con người. Chúng ta chỉ có thể sử dụng chứ không thể tích trữ được. Càng không ai có thể dùng tiền bạc để mua được thời gian. Hoặc là chúng ta sử dụng thời giờ mình được ban cho hoặc là chúng ta đánh mất nó.

    Thời gian là vàng bạc, để thời gian đi tức là tự hủy mình....Và chẳng ai trong chúng ta tồn tại mãi cùng thời gian, vì thế hãytrân trọng nó từng giây phút, sống sao để nó thật ý nghĩa và thực sự có giá trị dù chỉ 1 giây ngắn ngủi...

    Các bạn có thể thắc mắc: "còn giá trị của 1 ngày thì sao?" Hãy tự hỏi chính bản thân bạn. Hôm nay bạn đã làm được những gì?

    Hãy quý trọng giá trị của thời gian! - "Đừng để nước đến chân mới nhảy" .

    Bach_djen sưu tầm

  10. #10
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Thời Thế
    <><><>



    Thời buổi này, chưa cưới thì cũng ở với nhau như vợ chồng, cưới rồi thì nằm chia giường như chưa đưa nhau ra phường đăng ký.

    Vật nuôi thì cũng áo quần mũ mão như người, còn người thì nude không khác gì con vật.

    Con trẻ thì già đời triết lý như ông cụ, trong khi người lớn cả, thì lại suy nghĩ ấu trĩ như trẻ con.

    Gái thì nam tính hùng hổ không khác gì đàn ông, còn zai lại ẻo lả không khác gì phụ nữ.

    Thằng ko có của thì tiêu tiền như rác, tỏ ra ko khác gì đại gia, còn kẻ giàu thật thì giả nghèo giả khổ.

    Bồ thì cứ như chồng, công khai thể hiện tình iu khắp nơi khắp chốn, còn chồng thì cứ như bồ, thậm thụt hoạt động bí mật như tình báo năm xưa.

    Đứa có hình xăm thì y như rằng không chịu được nóng, người dùng iPhone thì quần ko có túi, kẻ đeo đồng hồ thường vỗ đùi, còn thằng bọc răng vàng thì nhếch mép lại là một thói quen.


    Có anh phán trên mạng là bây giờ, trong sổ tiết kiệm ko có đủ 1 tỉ, thì ko được coi là tiết kiệm, chỉ được coi là số dư thôi. Cúi mặt ngẫm lại mình, hoá ra, mình xưa nay trong tài khoản chỉ có tiền lệ phí, có lúc đến lệ phí còn chả đủ.

    Lâu dần, chợt hiểu ra, thời gian của kẻ đeo đồng hồ 500k, với kẻ đeo đồng hồ 10 triệu cũng đều như nhau.

    Uống chai rượu 50k, với chai tiền triệu đến lúc say cũng đều ôm em Huệ cả.

    Ở nhà 30m2, hay nhà 300m2, thì nỗi cô đơn cũng chỉ có cùng tên gọi.

    Rồi một ngày sẽ hiểu ra, hạnh phúc tại tâm, mới chính là thứ mà bao nhiêu của cải vật chất cũng không thể tạo ra được.

    Hút bao thuốc 20k, hay đặc sản của Lahabana, thì rồi cũng đều mắc lao phổi. Ngồi ghế thương gia, hay ghế siêu tiết kiệm mà bay qua Ucraina, thì cũng đều không còn đường mà quay về.

    Hiểu được ra những điều này, biết hài lòng với cuộc sống, thì sẽ yên bình cả thôi. Quan trọng nhất là bạn sống với ai, ai sẽ "dù cho mưa anh xin đưa em đi đến cuối cuộc đời..." mới là điều quý giá nhất.

    Đời vốn nhiều chông gai, hãy luôn biết cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, cho ta thêm ngày mới để yêu thương.

    -Sưu tầm-
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •