5 lý do khiến chúng ta học nhiều nhưng không hiệu quả?


1. Thiếu/sai phương pháp
Các bạn đừng vội nghĩ rằng đây là một vấn đề dễ khắc phục. Tôi đồng ý rằng trong thời đại internet hiện nay, mọi thứ đều có thể có ở bác Google. Bạn muốn học ngoại ngữ hay các kĩ năng mềm ư? Bạn chỉ cần gõ “phương pháp học…” là hàng triệu các kết quả trả về chỉ trong vài giây. Mạng xã hội bùng nổ, các “cao thủ” trong mọi lĩnh vực đều không ngần ngại chia sẻ con đường thành công của mình, đồng thời không quên đưa ra các lời khuyên để dân tình học hỏi.

Nhưng cấu tạo của mỗi bộ não chúng ta khác nhau, sức tiếp thu của mỗi người một khác nên có nhiều người dù thành công với phương pháp này nhưng người khác lại không. Cũng giống như việc giảm cân vậy. Có rất nhiều phương pháp nhưng tùy thuộc vào cơ địa từng người. Hơn nữa “lắm thầy rầy ma”, giữa một biển mênh mông thông tin như vậy, bạn hãy tỉnh táo để tìm cho mình phương pháp tốt nhất.

2. Thiếu tập trung
Đây có lẽ là vấn đề muôn thuở và vô cùng khó khắc phục với các bạn trẻ bây giờ. Các bạn luôn bị “nhiễu sóng” bởi điện thoại, mạng xã hội hay những người xung quanh. Trong lúc học bạn nhắn tin, thỉnh thoảng lại inbox facebook hay dạo qua các trang kenh14, 24h… để xem tình hình các thần tượng yêu dấu của mình như thế nào. Tất yếu là bạn sẽ không thể tập trung vào việc chính và kết quả sẽ không được như ý.


3. Không có môi trường ứng dụng
Tôi vốn khá quan tâm về marketing online, vậy nên tôi đã đi học một khóa về SEO. Tuy nhiên khi học về tôi lại không có môi trường để áp dụng những kiến thức đã học được, vậy nên tôi đã quên nó. Vậy đấy, bạn học cái gì cũng quan trọng nhưng nhớ gì trong số ấy còn quan trọng hơn. Giả dụ tôi đi học tiếng anh, tôi chỉ học giao tiếp thôi nhưng tôi lại làm ở một nhà hàng nước ngoài, vậy là tôi sẽ áp dụng những gì đã học được và tiến bộ nhanh hơn hẳn những người phải bỏ ra hàng đống tiền để đi học nhiều khóa.

4. Không có mục tiêu cụ thể
Tôi đã từng nghĩ rằng cứ học đi, cứ cố gắng hết mình đi nhưng không cần quan tâm kết quả. Suy nghĩ đó cực kì sai lầm. Khi bạn không có mục tiêu cụ thể, có nghĩa là bạn nhận thức vị trí hiện tại của mình cũng rất chung chung, bạn chỉ biết rằng bạn còn kém mà thôi. Còn nếu bạn đặt ra mục tiêu, bạn sẽ ý thức được mình đang ở đâu, còn phải cố gắng đến đâu nữa, bạn sẽ có động lực để học tập hơn.

<><><><><><><><><><>

Nếu bạn cảm thấy mình học nhiều, chăm chỉ mà vẫn không đạt được mục đích của mình, thì cuốn sách "Phương pháp học tập siêu tốc" do Bobbi Deporter và Mike Hernaki viết sẽ là cứu tinh của bạn. Cuốn sách được bình chọn là cuốn sách hay nhất về kĩ năng học tập năm 2010. "Một cuốn sách quý giá xuất hiện đúng lúc và hơn hẳn mọi cuốn sách viết về kỹ năng học tập khác.... dù bạn ở lứa tuổi nào, có nhiều hay ít kinh nghiệm thì đây vẫn là một cuốn sách vô cùng hữu ích".

Minhnhat sưu tầm.