Hiện kết quả từ 1 tới 4 của 4

Chủ đề: Thế Giới & Những Điều Huyền Bí

  1. #1
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts

    Thế Giới & Những Điều Huyền Bí

    Di tích bí ẩn bên dưới Stonehenge


    Các nhà khoa học đã khám ra những bằng chứng mới cho thấy bãi đá cổ Stonehenge không phải là di tích cổ xưa duy nhất trên cánh đồng tại Wiltshire, nước Anh.


    Nhờ có công nghệ bản đồ số vượt trội, các nhà nghiên cứu thuộc dự án Những phần bị vùi lấp của Stonehenge do trường Đại học Birmingham của Anh, Học viện Ludwig Boltzmann của Áo và một số viện khác tổ chức, đã phát hiện ra hàng loạt các di tích khác bị chôn vùi dưới lòng đất.

    Phát hiện hàng loạt di tích xung quanh Stonehenge


    Phát hiện hàng loạt di tích xung quanh Stonehenge. Ảnh minh họa

    Các nhà nghiên cứu cho biết những khám phá mới này bao gồm 17 đền thờ, khu chôn cất, lăng mộ, và một loạt các hố lớn, được sắp xếp theo chiêm tinh học. Phần lớn các di chỉ mới được tìm thấy thậm chí còn lâu đời hơn công trình đá Stonehenge được xây dựng khoảng 3100 năm trước công nguyên phía bên trên. Trong đó có thể kể đến công trình bằng gỗ bên dưới một trong những ụ đất, công trình này dài 33m và có niên đại khoảng 6000 năm tuổi, được cho là nơi để chôn cất người chết và thực hiện các nghi lễ trước khi chôn. Các nhà nghiên cứu này cũng nghiên cứu kĩ càng phía bên trong của Cursus, một công trình tiền sử gần phía bắc của Stonehenge, xây dựng vào khoảng 3500 năm trước công nguyên, dài 3 km và rộng 100m và có thể xem như là hàng rào chắn cho Stonehenge.

    Công trình cự thạch Stonehenge được xây dựng khoảng 3100 năm trước công nguyên


    Vòng tròn đá Stonehenge được xây dựng khoảng 3100 năm trước công nguyên. Ảnh minh họa

    Những di chỉ này đã làm thay đổi những hiểu biết vốn có về Stonehenge. Các nhà khoa học đã từng nhìn nhận công trình tượng đài cự thạch này là như một di tích nằm riêng rẽ, nhưng thực chất di tích này nằm trong một tổ hợp các công trình trải dài được xây dựng từ xa xưa. Giáo sư Vincent Gaffney cho biết khám phá mới đây cũng vẫn chỉ là chút đỉnh của núi băng trôi khảo cổ khổng lồ mà thôi. Ông cho biết thêm rằng đội ngũ những nhà nghiên cứu này có thể sẽ mất khoảng 1 năm để để xử lý các dữ liệu mà họ thu thập được sau khi nghiên cứu thực địa, đồng thời họ phải chờ xem cơ quan chính phủ English Heritage sẽ cho phép khai quật di tích nào.

    Những nghiên cứu sâu hơn sẽ giúp xác định được niên đại của những đền thờ, khu chôn cất, lăng mộ và những hố lớn này, đồng thời tìm hiểu được cách thức xây dựng của công trình tiền sử Stonehenge đầy bí ẩn.

    Theo vietq.vn
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  2. #2
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    Lạnh gáy câu chuyện về bàn cầu cơ


    Nhan_voky


    Phương tiện của quỷ dữ, một trò chơi gia đình vô hại hay một ý niệm khó tin với những cái đầu không tỉnh táo? Những câu chuyện xoay quanh bàn cầu cơ luôn là chủ đề tạo nên nhiều tranh cãi và tò mò.
    Bàn cầu cơ - cầu nối giữa thế giới thực và tâm linh

    Tháng 2/1981, những tờ giấy quảng cáo có ghi: “Bàn cầu cơ, chiếc bảng biết nói diệu kì” được dán ở cửa hàng đồ chơi Pittsburgh. Nó nói về một thiết bị đặc biệt có thể trả lời mọi câu hỏi về “quá khứ, hiện tại và tương lai với sự chính xác đến khó tin” và được đảm bảo là “thú vị không ngừng và phù hợp với tất cả mọi người”, là “sự kết nối giữa thực tại và tâm linh, giữa cái thực và vô thực”.

    Một mẩu quảng cáo khác về nó thậm chí được báo New York khẳng định món “rất thú vị và bí ẩn” với giá chỉ 1,5 đô.

    Bàn cầu cơ (Ouija board) là một bản gỗ có in các chữ cái và hai đáp án “yes” (có) và “no” (không), bên dưới là cái chữ số từ 0 đến 9, dưới cùng là dòng chữ “goodbye” (tạm biệt). Kèm theo đó là “planchette” có hình dạng giọt nước với một cái lỗ tròn nhỏ trên thân để di chuyển trên chiếc bảng.


    Khi dùng bàn cầu cơ, nhóm người ngồi xung quanh chiếc bảng, đặt ngón tay lên planchette (tạm gọi là mũi tên chỉ đường), đặt câu hỏi, và sau đó nhìn theo mũi tên tự đi đến từng chữ cái, cho đến khi câu trả lời hoàn chỉnh. Đôi khi planchette di chuyển tới đáp án đúng của câu hỏi, dù những người đặt tay lên đó khẳng định rằng họ không hề dùng tay để di chuyển miếng gỗ.

    Điểm khác biệt duy nhất so với ngày nay là nguyên liệu dùng để làm bàn cầu cơ, ngày nay thường là bảng làm bằng bìa cứng, chứ không phải bằng gỗ, kèm theo mũi tên làm bằng nhựa.

    Dù phổ biến từ thế kỉ 19 nhưng cho đến nay bàn cầu cơ vẫn luôn “thú vị và bí ẩn”; nó thậm chí được “chứng minh” là có hoạt động ở văn phòng Patent trước khi được đem ra sản xuất đại trà. Đến ngày nay, các nhà tâm lí học vẫn tin rằng nó có thể kết nối giữa thế giới thực và tâm linh.

    Sự phát triển của bàn cầu cơ

    Câu chuyện thật sự về bàn cầu cơ cũng bí ẩn y như bí ẩn làm thế nào mà nó hoạt động. Người nghiên cứu về bàn cầu cơ Robert Munch đã nghiên cứu tất cả các câu chuyện về nó từ năm 1992, ông nói rằng không ai biết gì về nguồn gốc của nó, khiến ông thật sự khó hiểu: “Làm sao một thứ vừa khiến người ta sợ lại vừa kì diệu như thế trong lịch sử nước Mỹ lại không ai biết nó ở đâu ra?”.

    Bàn cầu cơ thực tế gắn liền với nước Mỹ thế kỉ 19 khi mà người ta bị ám ảnh về thuyết duy linh, rằng người sống có thể trò chuyện với người chết. Thuyết duy linh xuất hiện ở châu Âu, rồi tấn công mạnh mẽ vào nước Mỹ năm 1848 với sự xuất hiện của chị em nhà Fox ở phía Bắc New York. Họ nói rằng mình nhận được lời nhắn từ những linh hồn qua những tiếng gõ trên tường khi hỏi chuyện. Nhờ những câu chuyện của hai chị em đó và nhiều câu chuyện về linh hồn khác trên báo, thuyết duy linh đã có sự ủng hộ của hàng triệu người nửa cuối thế kỉ 19.


    Thuyết duy linh được người Mỹ ủng hộ rất nhiều vì nó phù hợp với đức tin của tín đồ Thiên chúa giáo, nghĩa là họ có thể tổ chức một buổi gọi hồn đêm thứ bảy mà không cần lo đến chuyện đi nhà thờ vào ngày hôm sau. Những sự kiện như thế được ủng hộ rộng rãi, thậm chí được coi là hoạt động lành mạnh. Người ta gọi hồn bằng những bảng hoặc là cùng để tay lên chiếc bàn nhỏ rồi chờ đợi nó bị rung lắc – những người tham gia đều khẳng định chẳng có gì xảy ra hết. Động thái này cũng đem lại phần nào sự an ủi trong thời điểm đó do độ tuổi trung bình thời đó chỉ thấp hơn 50: phụ nữ chết khi sinh, trẻ em chết vì bệnh dịch, còn đàn ông thì chết vì chiến trận. Thậm chí cả Marry Todd Lincoln, vợ của tổng thống Lincoln cũng tổ chức lễ gọi hồn tại Nhà Trắng khi đứa con trai 11 tuổi của họ qua đời vì bệnh năm 1862.

    Trong thời gian Nội chiến, thuyết duy linh được ủng hộ nhiệt tình vì có nhiều người suy sụp vì muốn liên hệ với những người thân yêu ra chiến trận mà không thấy trở về. Nhưng mở cánh cửa địa ngục hay không thì chẳng phải ý kiến của ai khi họ bắt đầu mở công ty Kennard Novelty để sản xuất bàn cầu cơ. Thực tế thì họ đang cố mở ví tiền của người Mỹ. Với sự phát triển mạnh mẽ của thuyết duy linh, theo nhà nghiên cứu duy linh Brandon Hodge thì nó khiến không ít người thất vọng vì mất khá lâu để người ta nhận được một tin nhắn có ý nghĩa từ những linh hồn.

    Bí ẩn nguồn gốc bàn cầu cơ

    Năm 1886, Thời báo Liên Minh đã thông tin rằng Charles Kennard ở Baltimore, Maryland đã làm ra bàn cầu cơ. Năm 1890, ông cũng bốn nhà đầu tư khác – gồm Elijah Bond, một luật sư địa phương và Col. Washington Bowie, kiểm sát viên – để thành lập công ty Kennard Novelty để sản xuất và bán những chiếc bảng biết nói này. Chẳng ai trong số họ là nhà duy linh học nhưng tất cả đều là những nhà kinh doanh tài giỏi và nắm bắt được thời cơ. Tuy nhiên, họ vẫn chưa làm được bàn cầu cơ vì thiếu một cái tên cho nó. Ngược lại với những gì người ta tin thì Ouija (bàn cầu cơ – Ouija board) không phải sự kết hợp của một từ tiếng Pháp “oui” nghĩa là yes và từ tiếng Đức “ja”. Theo Murch, dựa theo nghiên cứu của ông thì là chị dâu của Bond, Helen Peters đã nghĩ ra cái tên đặc biệt này. Khi cùng ngồi quanh bàn nghĩ đến cái tên cho tấm bảng, cái tên “Ouija” chợt nảy ra và họ hỏi tấm bảng ý nghĩa thì được trả lời đó là “chúc may mắn”. Kỳ quái và đáng sợ nhưng theo Peters thì lúc đó cô đang đeo một chiếc mề đay có ảnh một người phụ nữ, còn ở trên là dòng chữ “ouija”.

    Theo câu chuyện của những người nghĩ ra tấm bảng này, thì người phụ nữ đó có thể là nhà văn nổi tiếng và nhà hoạt động vì quyền phụ nữ Ouida, người mà Peters kính trọng và Ouija chỉ là đọc nhầm mà thành thôi. Không một ai có thể đưa ra lời giải thích về cách trò chơi này hoạt động...Chỉ biết rằng đó là một công cụ h"ái ra tiền". Hơn 120 năm kể từ khi ra đời, bàn cầu cơ vẫn là một câu hỏi không lời đáp...Xung quanh nó là những câu chuyện kể truyền miệng, những tiêu đề trên trang nhất các báo, những bộ phim kinh dị như "The Exorcist"...

    Còn nữa...

  3. #3
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    2. Sáng tỏ bí ẩn bàn cầu cơ

    Bàn cầu cơ (Ouija board) lâu nay vẫn được giới trẻ dùng để giải trí, được những người tin vào thế lực huyền bí sử dụng để giao tiếp với thế giới tâm linh. Giờ đây, nó có thể giúp làm sáng tỏ những bí mật của suy nghĩ vô thức.

    Bàn cầu cơ là một bản gỗ có in các chữ cái trong bảng alphabet và hai đáp án “yes” (có) và “no” (không). Khi chơi, một nhóm chơi đặt tay họ lên một miếng gỗ nhỏ hình trái tim (gọi là planchette) và đọc to các câu hỏi. Đôi khi planchette di chuyển tới đáp án đúng của câu hỏi, dù những người đặt tay lên đó khẳng định rằng họ không hề dùng tay để di chuyển miếng gỗ.

    Một số người tin rằng đáp án cho câu trả lời xuất phát từ thế giới tâm linh, dù rằng nguyên nhân thực sự là do hiệu ứng vô thức (ideomotor effect) khiến cơ tay của người chơi chuyển động trong khi họ không biết.

    Đó là lý do bàn cầu cơ thu hút sự chú ý của các nhà tâm lý học ở ĐH British Columbia (Canada) tiến hành thử nghiệm. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy ý nghĩ vô thức đóng vai trò nào đó trong các hoạt động mà người tham gia không chủ ý tạo nên.


    Bàn cầu cơ thường được sản xuất và bán bởi hãng Parker Brothers.

    Nếu bạn lái xe trên một con đường quen thuộc mà bạn vẫn đi hàng ngày, thì nhiều khi đã đến nơi rồi bạn mới nhận ra rằng bạn không hề chủ ý điều khiển xe. Đây được gọi là “thây ma nội tại”, Hélène Gauchou ở Hội khoa học nghiên cứu tiềm thức (Anh), nói.

    Nhóm nghiên cứu của Gauchou sử dụng bàn cầu cơ để kiểm tra vai trò của vô thức trong điều khiển hành động. Để đơn giản hóa vấn đề, nhóm nghiên cứu mỗi lần chỉ để một tình nguyện viên đặt tay lên planchette. Hiệu ứng vô thức được tối đa hóa nếu người chơi tin rằng họ không dùng tay để gây ra chuyển động - đó là lý do tại sao bàn cầu cơ rất thành công khi được cả nhóm cùng chơi. Sau đó, tình nguyện viên thông báo họ sẽ chơi cùng với người nữa. Đối tượng được bịt mắt nên không biết rằng người chơi cùng không hề đặt tay lên planchette khi cuộc chơi bắt đầu.

    Cách thử này đã có tác dụng. Một vài tình nguyện viên nghi ngờ người chơi của mình đã tác động - mà không biết rằng họ là người chơi duy nhất.

    Nhóm nghiên cứu của Goucher hỏi các tình nguyện viên các câu hỏi “có” “không” bằng cách sử dụng bàn cầu cơ. Sau đó, họ lại hỏi các tình nguyện viên những câu hỏi giống hệt, nhưng các tình nguyện viên trả lời bằng cách gõ lên máy tính. Các tình nguyện viên cũng được hỏi xem họ có biết chắc chắn câu trả lời hay chỉ phỏng đoán.

    Khi dùng máy tính, nếu người chơi không biết câu trả lời, thì đáp án của họ đúng một nửa. Khi dùng bàn cầu cơ, số đáp án chính xác của họ là 65% - cho thấy rằng trong tiềm thức của họ đã có ý niệm về đáp án đúng, và bàn cầu cơ đã giúp họ thể hiện linh cảm đó.

    Nhan_voky Sưu tầm trên Internet

  4. #4
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts
    Lý giải khoa học cho tấm bảng "gọi hồn"

    Một trong những bí ẩn lớn nhất của thế giới là liệu có những linh hồn tồn tại song song với cuộc sống con người không?
    Có thể có hoặc cũng có thể không - nhưng một điều chắc chắn rằng đã từ rất lâu nay, loài người không ngừng đi tìm những bằng chứng để khẳng định niềm tin đó là sự thật. Kết quả là có không ít những phương pháp ra đời nhằm giao tiếp với những linh hồn ấy…

    Cầu cơ - tấm bảng "gọi hồn" cổ xưa

    Các linh hồn tồn tại thường gắn liền với niềm tin trong các tôn giáo, tín ngưỡng cổ xưa khi mà khoa học thường thức của loài người chưa thực sự phát triển. Trong suốt một khoảng thời gian dài, phần lớn chúng ta đều tin rằng tồn tại linh hồn, những hồn ma xung quanh chúng ta. Bàn cầu cơ là một trong những dụng cụ ra đời sớm nhất được sử dụng để nói chuyện với các hồn ma.


    Bàn cầu cơ, tên tiếng Anh là “The Ouija board”, từ “Ouija” được cho là có nguồn gốc từ từ “có” trong hai ngôn ngữ Pháp “oui” và Đức “ja”. Cấu tạo nó gồm một tấm bảng gỗ lớn, trên có bảng chữ cái, các chữ số và hai từ “yes” và “no”, cùng với đó là một tấm gỗ hình trái tim nhỏ (gọi là cơ). Cơ có lỗ nhỏ, để người sử dụng đặt ngón tay vào trong đó.

    Có hai cách phổ biến sử dụng cầu cơ, với những người coi nó như một món đồ chơi thông thường, khi chơi, một nhóm chơi đặt tay họ lên cơ và đọc to câu hỏi. Đáp án chỉ là có hoặc không.


    Sau khi đọc xong, cơ sẽ di chuyển về phía một trong hai đáp án ấy một cách vô thức. Nhiều người kể lại, họ khẳng định rằng không hiểu sao mà cơ lại di chuyển được trong khi họ không hề điều khiển chúng.


    Những người tham gia chiêu hồn lại sử dụng cầu cơ theo cách khác: đặt 1 ngón tay lên cơ, sau đó thông qua một số nghi thức thần bí, họ đánh vần các chữ cái mà cơ vô thức chỉ đến tạo thành câu và các cụm từ có ý nghĩa. Người ta cho rằng, hành động như thế là do các linh hồn điều khiển, giao tiếp và gửi thông điệp tới chúng ta.

    Khi khoa học chưa vào cuộc…

    Ban đầu, cầu cơ xuất hiện cuối thế kỉ 19 với danh nghĩa chỉ là một trò chơi mới lạ, thu hút giới trẻ và không có gì huyền bí. Tên tuổi của nó gắn liền thương gia Elijah Bond, người kinh doanh mặt hàng này. Tuy nhiên đến khi nhà ngoại cảm Pearl Curran dùng nó để tiên đoán trong Thế chiến Thứ nhất, cầu cơ mới thực sự phổ biến. Cầu cơ được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực tâm linh. Rất nhiều người tạo thành một làn sóng sử dụng nó để giao tiếp với người thân quá cố, những hồn ma xung quanh, thậm chí để kiểm tra xem liệu linh hồn có tồn tại thực sự hay không, trong đó có nhiều người vô cùng nổi tiếng như nhà văn Anh Chesterton, nhà thơ James Merrill, cựu thủ tướng Ý Romano Prodi hay Bill Wilson, người đồng sáng lập Alcoholics Anonymous…


    Cầu cơ hứng chịu vô cùng nhiều chỉ trích từ truyền thông và giáo hội phương Tây. Họ cảnh báo rằng, sử dụng nó liên quan tới ma quỷ và không nên dùng. Điều đó vô tình dựng nên một bức màn bí ẩn mơ hồ bao phủ xung quanh vật này.

    … khi khoa học vào cuộc…

    Nhóm các nhà khoa học thuộc ĐH British Columbia là những người thành công khi lý giải bí mật này. Thí nghiệm được họ tiến hành đã chứng minh thực ra tất cả là do hiệu ứng vô thức của con người (ideomotor effect).


    Các tình nguyện viên tham gia sẽ bị bịt mắt và sử dụng cầu cơ. Họ bị làm cho tin rằng, mình đang chơi cùng với người khác, điều này giúp tối đa hóa hiệu ứng vô thức có thể xảy ra. Sau đó, họ bị hỏi và trả lời câu hỏi nhờ cầu cơ một cách hết sức bình thường, tự nhiên. Sử dụng bàn cầu cơ xong, họ sẽ bị hỏi lại những câu hỏi ấy nhưng phải trả lời bằng cách gõ đáp án lên máy tính. Kết quả cho thấy, nếu người chơi không biết câu trả lời, đáp án của họ trên máy tính chỉ đúng một nửa. Tuy nhiên, khi sử dụng cầu cơ, tỉ lệ đúng lên tới 65%. Điều ấy chứng minh, trong tiềm thức con người đã có ý niệm về đáp án đúng và bàn cầu cơ đã giúp họ thể hiện linh cảm đó.


    Giới khoa học đã công nhận giả thuyết ấy và câu chuyện bí ẩn về cầu cơ được khép lại nhưng có vẻ như câu hỏi về chuyện có hay không những linh hồn vẫn còn là điều bí ẩn...

    Thanh_long sưu tầm

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •