Hiện kết quả từ 1 tới 9 của 9

Chủ đề: Góc Dành Riêng Chỉ Để Tôn Vinh & Ca Ngợi Những Ông Quan Thanh Liêm

  1. #1
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts

    Góc Dành Riêng Chỉ Để Tôn Vinh & Ca Ngợi Những Ông Quan Thanh Liêm


    Võ thuật Thiều gia - Đây sẽ là một topic mà Websiter võ thuật Thiều gia dành riêng chỉ để tôn vinh, ca ngợi những ông quan "thanh liêm". Trong topic này, không có đất dành cho lũ quan tham ô lại trú chân. Vậy xin được thông báo đến toàn thể quí bạn và mong mọi người không nên lấy việc này làm bất ngờ.
    1. Tôi – Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy Hội An...

    Nguyễn Sự - tự nhận mình là người... thiếu văn hoá và nói to nhất Thành phố Hội An (Quảng Nam), nơi ông đã gắn bó 30 năm và góp công lớn để di sản văn hoá thế giới này giữ được nét vừa xưa cũ, vừa hiện đại. Rất nhiều giai thoại, nhiều người ngưỡng mộ. (Và cũng có lẽ không ít kẻ ghen ghét).Nhưng không ai khinh Nguyễn Sự. Nhiều người đã vượt hàng trăm cây số đến để “coi” Nguyễn Sự - một “đặc sản” của Hội An - từng được phong Anh hùng lao đồng thời kỳ đổi mới và mới đây nhất là giải thưởng Phan Châu Trinh. Nguyễn Sự trải lòng với khampha.vnTôi nổi tiếng vì đưa ra những chủ trương đặc biệt ở Hội An. Chuyện này tôi phải nói dài một chút. Khi tôi bắt đầu làm Chủ tịch thành phố Hội An, Hội An còn bề bộn, nhếch nhác lắm, phải nghĩ xem cái gì làm trước, cái gì làm sau.


    Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự

    “Nếu nhiều người yêu cũng phải xem lại mình... và đôi khi vì dân, người làm quản lý cũng phải chuẩn bị dũng khí để nghe dân chửi”, Bí thư Thành ủy Hội An, ông Nguyễn Sự bộc bạch với khampha.vn.

    “Lấy phấn vạch đôi vỉa hè...”

    Đầu tiên là lập trật tự vỉa hè. Nhưng làm sao dân nghèo vẫn không bị mất chỗ kiếm ăn, điều đó cũng khó. Tôi suy nghĩ mãi không ra, một lần tình cờ ngồi với một cán bộ phường ở đường Nguyễn Huệ. Tôi bàn với anh ấy vào vận động dân, chia đôi cái vỉa hè ra. Những nhà mặt tiền buôn bán thì đừng có nhô cái tủ ra vỉa hè nữa, nhiêu đó thôi, xe cộ đưa hết vào trong, còn chỗ để đi bộ và để cho những người buôn thúng bán bưng trong các kiệt, các hẻm ra. Hỏi người dân, làm vậy có được không? Họ bảo được. Tôi nói, bà con đồng ý rồi nhé, bèn lấy viên phấn, kẻ đôi dọc cái vỉa hè. Chỗ này là đường xuống chợ, đông người. Một tuần liền tôi để ý, không ai lấn ra quá vạch phấn, cũng không ai chùi xoá đi.

    Thế nhưng, không phải nơi nào cũng như đường Lê Lợi, có nơi dân người ta chửi, chửi quyết liệt. Vợ tôi ra chợ cũng nghe tiếng chì tiếng bấc, về nhà nói, anh làm cái gì cũng để cho dân người ta sống với. Lúc đó tôi cũng suy nghĩ lắm, nhưng vẫn thấy mình đâu có tiệt đường sống của dân, mà chính là làm để cho dân sống đấy chứ. Tôi vẫn quyết tâm làm, không bữa nào về nhà trước 12 giờ đêm, suốt hơn 1 năm trời. Rồi cũng làm được. Thành phố trật tự hẳn, và dân thì họ thấy mình là tươi cười chứ không chửi nữa.

    Thứ hai, việc cấm xe ô tô vào phố cổ, khi đặt vấn đề ra cũng bị phản ứng lắm. Nhưng tôi nói cho dân biết, tại sao phải cấm. Tại vì nhà cổ xuống cấp, phố cổ thì lâu lắm rồi, xe ô tô chạy vào nó rung động, gây ồn, làm nhà cửa bà con nhanh hỏng hơn. Cấm xong ô tô rồi, đến lượt cấm nốt xe máy. Lúc đầu là ban đêm, rồi sau là ban ngày, nửa ngày rồi cả ngày…




    "Nhiều lúc cũng phải chuẩn bị một thứ dũng khí, dũng khí để nghe dân chửi".

    Massage? - “Ừ thì chưa quản được nên tôi cấm!”

    Tôi cấm cả massage. Thực ra mà nói thì massage bản thân nó không xấu. Nhưng vì nó biến tướng, có lúc dữ dội, nên tôi cấm. Khi đó cũng có người nói tôi quản lý không được thì cấm. Cứ cho là thế đi. Đời đâu phải cái gì cũng quản lý được hết. Bản thân tôi đôi khi tôi còn không quản lý được nữa, phải không? Khi nào quản lý được tôi cho mở, tôi nói dứt khoát. Còn có người nói không có massage khách bỏ đi, hoặc người thất nghiệp. Lúc đó tôi kiên quyết lắm, bảo, thống kê cho tôi, nếu trong 100 khách có 20 người bỏ đi vì không có massage, thì tôi xem lại. Còn ai thất nghiệp đưa danh sách lên, tôi giải quyết công việc.

    Nữ cắt tóc nam? - “Tôi cấm vì có chuyện không đàng hoàng”.

    Ở Hội An, tôi cấm nữ cắt tóc nam. Chuyện này cũng rất buồn cười. Nữ cắt tóc nam cũng không xấu, nhưng tôi điều tra ra có sự không đàng hoàng, nên mới có chuyện là có ông mỗi ngày đi cạo mặt cắt tóc ba lần. Tôi vẫn nói đùa là đứng bên trái ngoáy tai bên phải, làm sao mà không sinh sự được… Tôi ghét cái kiểu không đàng hoàng ấy, có người bảo tôi cấm vậy là vi phạm nhân quyền, nhưng việc đàn ông giả đò đi cắt tóc để lợi dụng thân xác phụ nữ ấy mới là vi phạm nhân quyền. Tôi lo tệ nạn xã hội phát sinh, thực tế thì nó đã xảy ra rồi. Chứ không phải vì mình không ưa là cấm mà ưa là cho. Massage không xấu, nữ cắt tóc nam không xấu, nhưng sự biến tướng của nó làm ô nhiễm môi trường xã hội, môi trường văn hoá của Hội An, có thể ở nơi khác thì được chứ ở Hội An là không thích hợp. Nói chung nhiều lúc cũng phải chuẩn bị một thứ dũng khí, dũng khí để nghe dân chửi!

    Nếu nhiều người ghét thì phải xem lại mình, nhưng nếu nhiều người yêu cũng phải xem lại mình. Yêu hay ghét với tôi không quan trọng. Điều tôi quan trọng nhất, là sống đừng để người ta khinh. Và tôi tin rằng chưa làm gì để người ta khinh cả!

    (Còn nữa).

  2. #2
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    Mai Thúc Lân và bài học lễ phép với dân


    31/10/2014 03:30

    Ông sinh ra ở Quảng Nam, bắt đầu dấn thân phục vụ nhân dân từ chân ruộng vùng Kinh Bắc đến cương vị Phó chủ tịch Quốc hội, cuộc đời ông trải qua biết bao buồn vui sóng gió. Nhưng dù ở cương vị nào, ông vẫn là một cán bộ mẫu mực vì dân vì nước, cuộc đời ông trong veo.


    Ông Mai Thúc Lân sinh ngày 6.1.1935 - 29.10.2014

    Tôi biết nhiều về ông, nhưng khi viết những dòng này trong tâm tưởng tôi chỉ thấp thoáng bóng dáng một người đàn ông thấp bé xách chiếc cặp bước vào một căn hộ tập thể ở Phương Mai vào mỗi buổi chiều. Đó là nhà của ông, một Phó chủ tịch Quốc hội, một căn hộ bình thường như bao căn hộ bình thường khác của người dân Hà Nội. Hồi đó tôi ở căn hộ ngay tầng trên căn hộ của ông, nên tôi biết rõ. Sau khi về hưu ông mới chuyển về ở một nơi khác, chứ hồi đương chức ông vẫn ở đó.

    Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 5 giờ 5 phút sáng 29.10, tại Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, sau một thời gian lâm bệnh; hưởng thọ 79 tuổi.

    Ông Mai Thúc Lân sinh ngày 6.1.1935, quê quán xã Điện Phước, H.Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa 7, khóa 8; từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như Phó chủ tịch tỉnh Hà Bắc (Bắc Ninh - Bắc Giang); Phó bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Hà Bắc; Ủy viên Thường vụ Quốc hội - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế ngân sách của Quốc hội khóa 9; Bí thư tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam (sau khi Quảng Nam - Đà Nẵng chia tách tỉnh).

    Trước khi nghỉ hưu, ông giữ cương vị Phó chủ tịch Quốc hội khóa 10 (1997 - 2002). Gần đây nhất, năm 2007, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.

    Dự kiến, lễ tang nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân sẽ được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; lễ viếng diễn ra từ 7 giờ đến 11 giờ ngày 4.11.2014.

    Thanh Mai
    Trong những ngày nghỉ, lâu lâu tôi lại xuống nhà ông chơi, nói bao đồng chuyện này chuyện khác. Nhà văn Nguyễn Chí Trung, nguyên trợ lý Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, có lần nhắc tôi khi xuống nhà ông Mai Thúc Lân nhớ mang một ít nho biếu cho ông ấy, nghĩ lại thấy tức cười. Tôi chỉ xuống nhà ông ăn trái cây của vợ ông mua về thôi chứ không bao giờ mang nho hay bất cứ thứ gì đến, ông Mai Thúc Lân chẳng bao giờ nhận quà cáp của ai, dù là một gói trái cây, nghe lời xúi dại của ông Nguyễn Chí Trung chắc tôi đã bị mắng.

    Thỉnh thoảng tòa soạn cần bài liên quan đến Quốc hội, tôi lại xuống gặp ông phỏng vấn. Gần 15 năm trước, Báo Thanh Niên đăng trên trang nhất bài tôi phỏng vấn ông, với tựa đề Hãy thay các “đơn xin” bằng “giấy yêu cầu”. Ông bảo, lâu nay trong quan hệ giữa công dân với các cơ quan công quyền, cần việc gì bao giờ dân cũng phải làm “đơn xin...”, đó là điều không thể chấp nhận được. Người làm chính quyền là công bộc của dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn không ngần ngại nói chính quyền là đầy tớ của dân, chữ đầy tớ đúng nghĩa đen của nó nên Cụ Hồ không để trong ngoặc kép. Chủ mà làm việc gì cũng phải xin đầy tớ thì thật là vô lý. Đó còn là sự vô lễ đối với dân. Bởi vậy ông đề nghị thay tất cả các thứ “đơn xin” bằng “giấy yêu cầu” trong quan hệ giữa người dân với các cơ quan công quyền. Ông biết thay đổi một mẫu giấy tờ chưa thể làm thay đổi được một cung cách đã ăn sâu thâm căn cố đế trong cả một hệ thống, nhưng ít ra điều đó cũng có tác dụng nhắc nhở, rằng người làm chính quyền phải nhớ mình là công bộc nên phải lễ phép với dân.

    Bài báo được bạn đọc hoan nghênh, nhưng tất nhiên chẳng có bao nhiêu tác dụng, trừ một thay đổi trong luật Doanh nghiệp, thay “Giấy phép kinh doanh” bằng “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Sự thay đổi này ít có người để ý, nhưng dù sao nó cũng mở đầu cho sự lễ phép đối với dân trong một văn bản pháp luật.

    Ông Mai Thúc Lân một đời đau đáu với những oan khuất của người dân. Căn hộ tập thể ông ở trong một chung cư không rào không cổng nên hằng ngày những người dân bị oan vẫn đón ông trên lối đi. Dù rất phiền toái, sáng đi làm gặp họ, chiều về cũng gặp họ, nhưng ông vẫn không né tránh, ông từ tốn nói chuyện với họ khi có thời gian, hướng dẫn họ đến những nơi cần đến và giúp họ những gì ông có thể giúp được.

    Tôi không kể những chuyện quan trọng ông đã làm, đã ứng xử, đã đối phó khi là chủ tịch, bí thư tỉnh ủy từ Hà Bắc tới Quảng Nam - Đà Nẵng cũng như khi làm Phó chủ tịch Quốc hội vì tôi không chứng kiến. Các đồng chí và những người cộng sự với ông có lẽ sẽ nói cho lớp người đi sau học hỏi.

    Tôi chỉ có thể nói ông là một trong những hòn đá tảng chống tham nhũng, ngăn tệ bè phái và nỗ lực không ngừng nghỉ để góp phần làm cho chế độ, một chế độ mà ông suốt đời phụng sự, thực sự là chế độ phục vụ nhân dân.

    Ẩn chứa tư cách kẻ sĩ

    Anh Mai Thúc Lân có lẽ là một trong những người lãnh đạo mà tôi kính trọng toàn diện. Trong công việc, anh là người lãnh đạo có trí tuệ, năng lực, sâu sắc, quyết liệt và quyết đoán. Trong đối xử với đồng chí, anh chân thành, có tình; bản thân luôn thẳng thắn nhưng cũng biết sử dụng, nhận ra mặt mạnh của anh em.

    Thời kỳ Quảng Nam - Đà Nẵng tái lập năm 1997, giữa bộn bề công việc và khó khăn của buổi ban đầu, kể cả tư tưởng và băn khoăn của cán bộ từ Đà Nẵng vào công tác... nhưng anh Lân đã quy tụ, tập hợp được, ổn định rất nhanh vấn đề dân tình và quan tình. Con người anh ngó cứng nhắc vậy nhưng thực ra rất mềm, có tính hài hước và nghệ sĩ. Nói về nhân cách Mai Thúc Lân, đó là con người tuyệt vời, trước hết là sự liêm chính, trong sáng, rất ghét cái xấu nhưng chí tình chí nghĩa. Phẩm hạnh của anh, kể cả giai đoạn còn công tác ở Quảng Nam, ra trung ương hay khi nghỉ hưu, đều khiến người khác phải ngước nhìn.

    Bản thân tôi học được từ anh rất nhiều điều, về sự kiên quyết, năng lực tư duy, tầm trí tuệ, nhân cách sống. Anh say mê với công việc, sẵn sàng xả thân nhận vai trò lãnh đạo tỉnh Quảng Nam giai đoạn chia tách khi tuổi đã ngoài 60. Anh Mai Thúc Lân có cá tính rất Quảng Nam, luôn gai góc khi đặt vấn đề với cấp dưới hoặc đề xuất với cấp trên. Trong anh ẩn chứa tư cách của kẻ sĩ, thanh cao và tự trọng.

    Nguyễn Sự (Bí thư Thành ủy TP.Hội An)
    Theo Hoàng Hải Vân báo Thanh Niên

  3. #3
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    CSGT già bật khóc, bắt tay người đi đường trong ca trực cuối


    Thượng tá Lê Đức Đoàn (sinh năm 1959, là chiến sĩ Đội CSGT số 1, Công an TP Hà Nội)

    Trong buổi chiều tối nay, nhiều tài xế sau khi đọc tin tức trên báo, đi qua chốt giao thông cầu Chương Dương đã cố gắng đi chậm lại để được bắt tay người CSGT già trong ca làm việc cuối cùng.

    Chiều 31/10, cũng giống như mọi ngày, thượng tá Lê Đức Đoàn (sinh năm 1959, là chiến sĩ Đội CSGT số 1, Công an TP Hà Nội) lại chỉnh tề chuẩn bị cảnh phục để đứng chốt phân luồng giao thông ở phía đầu cầu Chương Dương. Tuy nhiên, hôm nay là ca trực cuối của ông khiến nhiều đồng nghiệp, người dân không khỏi lưu luyến, tiếc nuối người CSGT hiền hậu, thân thương. Với thượng tá Đoàn, gần 40 năm gắn bó trong ngành công an đã có bao kỷ niệm, và ông thực sự tiếc nuối khi phải chia tay mọi người trong nước mắt. Hay tin thượng tá Đoàn nghỉ hưu rất nhiều người dân, bạn bè gọi điện hỏi thăm.

    Ngồi trò chuyện với chúng tôi ở cửa trực ban để chuẩn bị cho ca trực cuối cùng trong sự nghiệp công an, thượng tá Đoàn kể về những tháng ngày điều tiết, phân luồng giao thông của mình. Vốn quê gốc ở huyện Ý Yên, Nam Định, lớn lên thượng tá Đoàn theo học tại Liên Xô cũ (Nga) rồi sau đó về nước vào ngành công an của TP Hà Nội từ năm 1977. Suốt gần 40 năm với nghề, thượng tá Đoàn cũng gắn bó với cầu Chương Dương gần 20 năm cùng bao kỷ niệm đáng nhớ. Với người dân Thủ đô, người tham gia giao thông qua cầu Chương Dương mỗi ngày, có lẽ không ai còn xa lạ với hình ảnh người CSGT thân thiện này.

    Đôi mắt hiền từ, cử chỉ ân cần và luôn vẫy tay chào khiến nhiều người đi đường bớt mệt mỏi và cảm nhận được đức tính gần gũi của ông. Ngày làm việc cuối cùng, trong lòng thượng tá Đoàn có nhiều cảm xúc khó tả và đan xen bao nỗi niềm khi sắp phải chia tay đồng nghiệp, người tham gia giao thông.


    Thượng tá Đoàn ôm chia tay đồng nghiệp.

    Suốt gần 20 năm qua, thượng tá Đoàn luôn gắn bó với cầu Chương Dương thực hiện nhiệm vụ phân làn, điều tiết giao thông. “Với tôi, cầu Chương Dương gắn với bao nhiêu kỷ niệm, là nơi gần 20 năm qua ngày nào tôi cũng đứng chốt phân làn để người dân có thể đi lại bình thường”, thượng tá Đoàn xúc động kể lại. Thượng tá Đoàn cho hay: “Trong suốt nhiều năm gắn bó, tôi đã từng cứu sống trên dưới 40 trường hợp có ý định tự tử. Đến giờ phút này, những hình ảnh , khuôn mặt của họ vẫn hằn sâu trong trái tim tôi. Tôi nhớ nhất là kỷ niệm cứu sống một cô gái (quê Nam Định) có ý định tự tử trên cầu Chương Dương cách đây 3 năm. Hôm đó, vào buổi chiều, tôi đang trực trên cầu thì nghe tiếng người đi đường kêu thất thanh có người muốn tự tử và đã trèo qua lan can cầu. Nghe đến đây, sợ cô gái phát hiện ra tôi là công an sẽ hoảng loạn nên tôi vội vẫy một chiếc xe buýt rồi bảo họ chạy theo phần làn đường cho xe máy. Khi cách cô gái đứng tầm gần 5 mét tôi liền lao xuống túm vào tay cô gái, ghì chặt rồi kéo vội vào trong. Sau một hồi thuyết phục, cô gái mới cho biết, do chán nản cuộc sống vợ chồng nên mới định tự tử. Bây giờ vợ chồng cô ấy đã có 2 con lớn, mỗi lần đi qua là lại vẫy tay chào tôi, có lần về quê đi qua đây còn cho tôi vài củ khoai mang từ quê lên khiến tôi vô cùng cảm động”.

    Đúng 18h, khi trời bắt đầu tối, đèn đường đã sáng lên cũng là lúc thượng tá Lê Đức Đoàn phải chào tạm biệt, chia tay người đi đường. Không ít tài xế taxi, xe buýt, ô tô biết được hôm nay là ngày cuối cùng ông làm nhiệm vụ nên vẫy tay chào rất bịn rịn. Nhiều người lưu luyến, xúc động vì sắp tới không còn được thấy hình ảnh vị CSGT già dầm mưa dãi nắng phân làn nhưng vẫn luôn niềm nở ấy nữa. Nhiều người dân, bạn bè hay tin liên tục gọi điện hỏi thăm và nhắn tin cho ông. “Chào em, chào em nhé! Ngày mai anh không còn đứng làm nhiệm vụ ở đây nữa. Anh chúc các em đi đường bình an, hạnh phúc…”, thượng tá Đoàn xúc động bắt tay, ôm chặt người đi đường.





    … và ông bật khóc.

    Sau khi bàn giao ca làm việc cuối cùng của mình, đứng bịn rịn một hồi lâu, ông dặn dò các chiến sĩ trẻ rồi vội lau vội những giọt nước mắt tiếc nuối khi phải chia tay các chiến sĩ, người dân. Thượng tá Đoàn tâm sự: “Suốt bao năm mưa nắng ngoài đường điều tiết giao thông khiến tôi cảm thấy tự hào. Mỗi ngày hướng dẫn cho người đi đường với tôi là niềm vui, niềm hạnh phúc. Mai kia nghỉ hưu rồi tôi sẽ rất nhớ nghề”. Hơn 18h, ông bàn giao ca trực rồi dặn dò đồng nghiệp trẻ.


    Về dự định sau này, thượng tá Đoàn chia sẻ: “Tôi thực sự may mắn khi vợ con luôn ủng hộ công việc mình làm. Mai nghỉ hưu rồi chưa biết sẽ thế nào nhưng tôi sẽ cố gắng sống tốt và dành thời gian chăm sóc gia đình, con cháu,”. Thượng tá Đoàn cũng cho biết thêm, vợ ông cũng sắp nghỉ hưu. Sắp tới, ông bà sẽ dành nhiều thời gian bên các con, nhất là đứa cháu nội mới 2 tuổi. Vợ chồng Thượng tá có 2 người con, con trai cũng làm trong ngành công an, còn cô con gái đang học năm thứ 4 ĐH Ngoại thương Hà Nội.

    Luôn gọi Thượng tá Đoàn với cách gọi thân mật là “thầy”, thiếu úy Phạm Gia Hợp xúc động cho biết: “Tôi về đây công tác rồi làm cùng thầy được gần nửa năm. Với tôi, thầy luôn là người cha, người chú tâm huyết với nghề. Là người luôn sẵn sàng xung phong trong những nhiệm vụ khó khăn. Giờ thầy nghỉ hưu rồi, tôi cảm thấy có chút hụt hẫng và có cái gì đó thiêng liêng khó nói nên lời”. Thượng tá Lê Đức Đoàn là công dân ưu tú của Thủ đô năm 2012, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen năm 2013, được Chủ Tịch nước tặng huy chương chiến công năm 2014. Ông được người dân Thủ đô biết đến bởi nhiều hành động cứu giúp mọi người và nhiều hành động đẹp, thân thiện.

    Theo afamily
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  4. #4
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Người dân Đà Nẵng cầu an cho ông Nguyễn Bá Thanh


    Thứ tư, 31/12/2014 | 18:42 GMT+7

    Nhiều người dân Đà Nẵng đã đến Tịnh thất Bửu Sơn, thành tâm dự lễ cầu an cho ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính trung ương, sớm qua cơn bạo bệnh.

    Chiều 31/12, nhiều người dân Đà Nẵng từ già đến trẻ đã tìm về Tịnh thất Bửu Sơn nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Đà Sơn (quận Liên Chiểu), để tham dự lễ cầu an cho ông Nguyễn Bá Thanh. Không quá đông đúc nhưng mọi người đều trang nghiêm, thành kính.


    Người dân và phật tử đến dự lễ cầu an cho ông Nguyễn Bá Thanh. Ảnh: Nguyễn Đông.

    Theo Thượng tọa Thích Quảng Tâm, khi biết tin ông Nguyễn Bá Thanh lâm bệnh, nhiều người dân lo lắng và mong có lễ cầu an cho vị nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhưng chưa có dịp phù hợp. Hôm nay buổi lễ mới được tiến hành kết hợp với lễ cầu siêu cho thân phụ của Thượng tọa Tâm là liệt sĩ.Thượng tọa Thích Quảng Tâm (chùa Pháp Lâm) chủ trì buổi lễ, đọc sớ cầu an nêu rõ: "Cầu cho ông Nguyễn Bá Thanh, sinh năm Quý Tỵ, 62 tuổi, pháp danh Chúc Phước, hiện lâm trọng bệnh, đang chữa trị tại Hoa Kỳ được thân tâm an lạc, tật bệnh tiêu trừ".

    "Lễ cầu an cho ông Nguyễn Bá Thanh xuất phát từ tâm của những người đến đây chứ không có ai rủ rê hay kêu gọi. Nói đến ông Thanh thì người dân Đà Nẵng ai cũng cảm mến vì những việc ông ấy đã làm để thành phố được như bây giờ", vị Thượng tọa nói.


    Thượng tọa Tâm nhận xét ông Nguyễn Bá Thanh là người lãnh đạo tốt, biết lo cho đời sống dân nghèo nên rất được lòng dân. "Tôi đã đi nhiều nơi và thấy nhiều người ở nơi khác cũng ngưỡng mộ Đà Nẵng. Mà nhắc đến Đà Nẵng là nhắc đến ông Nguyễn Bá Thanh", Thượng tọa Tâm nói thêm.

    Ông Nguyễn Bá Thanh sang Mỹ điều trị bệnh từ ngày 16/8. Ông Thanh bị bệnh suy tủy. Sau lần điều trị thuốc đợt 3, do liều mạnh nên ông Thanh mệt, hiện sức khỏe đã khá hơn, tuy nhiên thời gian ông về Việt Nam chưa được xác định.

    Nguyễn Đông
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  5. #5
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Ông Nguyễn Bá Thanh về Đà Nẵng: Chưa có thông tin chính thức


    Ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương

    Tin tức mới nhất trên báo điện tử VTC, trong ngày hôm nay (3/1), tại sân bay Đà Nẵng mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường, không hề có hiện tượng người dân tập trung chờ đón ông Nguyễn Bá Thanh như vài hôm trước khi rộ lên thông tin ông Nguyễn Bá Thanh được đưa về nước.

    Tại nhà ông Nguyễn Bá Thanh vẫn yên ắng, cổng vẫn mở và hoạt động trong nhà vẫn diễn ra bình thường. "Hôm trước, khi rộ thông tin ông Thanh về, nhiều người đã đến đây chờ đón. Nhưng chờ lâu, không thấy nên mọi người đã ra về. Nhiều người cũng lo lắng cho ông ấy lắm. Có cả các vị hưu trí, cao niên đến chờ", một người dân sống gần nhà ông Nguyễn Bá Thanh cho biết.


    Đến cuối ngày 3/1, vẫn chưa có thông tin chính thức về thời gian ông Nguyễn Bá Thanh về Đà Nẵng. Trước đó, như tin tức trên báo Đời sống và Pháp luật đã đưa, kể từ ngày 1/1 đã xuất hiện nhiều tin đồn về việc ông Nguyễn Bá Thanh về nước sau thời gian chữa bệnh tại Mỹ. Theo đó ông Thanh sẽ trở về Đà Nẵng trên một chuyến bay riêng được gia đình thuê. Tuy nhiên, trước thông tin này, ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng Ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương đã chia sẻ với báo Người Lao Động rằng mình đã sang Mỹ thăm ông Nguyễn Bá Thanh cách đây một tuần. Đồng thời ông Triệu khẳng định việc ông Thanh về nước ở vào thời điểm này chỉ là tin đồn.

    Những tin tức liên quan tới ông Nguyễn Bá Thanh, đặc biệt là tình hình sức khỏe của ông rất được dư luận quan tâm. Được biết, ông Nguyễn Bá Thanh điều trị tại Mỹ từ ngày 16/8/2014 với chẩn đoán bị bệnh suy tủy và đã trải qua 3 đợt điều trị thuốc.

    Thiều gia theo bào ĐS&PL
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  6. #6
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Ông Bá Thanh sẽ về nước hôm nay


    Thứ sáu, 9/1/2015 | 11:15 GMT+7

    Ban Bảo vệ sức khỏe trung ương đã chuẩn bị bay vào Đà Nẵng chiều tối nay khi ông Nguyễn Bá Thanh về. Tuy vậy, thành phố Đà Nẵng chưa nhận được lịch trình chuyên cơ và thời tiết vẫn là yếu tố ảnh hưởng lớn.

    Trao đổi với VnExpress, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ trung ương cho biết, Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh sẽ từ Mỹ về nước vào hôm nay 9/1 theo kế hoạch, nếu thời tiết thuận lợi. Giáo sư Phạm Gia Khải và các thành viên khác của Ban Sức khỏe đã chuẩn bị sẵn sàng để hội chẩn và điều trị cho ông Thanh. "Ngay khi Đà Nẵng thông báo ông Thanh về nước, chúng tôi sẽ bay vào", giáo sư Khải nói. Sở Y tế Đà Nẵng cũng thông báo đã chuẩn bị nhân lực và phương tiện, sẵn sàng đưa ông Thanh từ sân bay về thẳng bệnh viện. Trước đó, vợ ông Nguyễn Bá Thanh đã về Đà Nẵng, nhưng gia đình và chính quyền thành phố chưa trao đổi thông tin về việc đón ông Thanh.

    Ông Huỳnh Đức Thơ, Phó chủ tịch Đà Nẵng khuyến cáo người dân không nên tụ tập quá đông đúc vì sẽ cản trở việc đưa ông Thanh về bệnh viện. "Thể trạng của anh ấy cần yên tĩnh nghỉ ngơi hơn là tiếp xúc với đông người", ông Thơ đề nghị. Theo ông Thơ, đến 11h sáng nay, Đà Nẵng chưa nhận được lịch trình chuyên cơ của ông Thanh. Chuyến bay còn phụ thuộc vào thời gian chuyển tiếp lâu hay nhanh ở sân bay trung gian.

    Vấn đề an ninh được ông Phạm Phú Mỹ, Phó giám đốc cảng hàng không, kiêm giám đốc an ninh sân bay Đà Nẵng, cho biết: "Trường hợp quá nhiều người, sân bay sẽ tăng cường nhân viên để nhắc nhở, chấn chỉnh người dân giữ trật tự. Tôi tin người dân có ý thức tốt, giữ gìn trật tự khi đón ông Thanh".


    Ông Nguyễn Bá Thanh trong lần tặng quà người già ở Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông.

    Ông Nguyễn Bá Thanh được chẩn đoán mắc chứng rối loạn sinh tuỷ từ tháng 5/2014, được đưa đi Singgapore và Mỹ chữa trị. Căn bệnh này nhiều người mắc phải và chưa có thuốc chữa. Ghép tủy là phương pháp hỗ trợ điều trị hóa chất liều cao, mang lại hy vọng đẩy lui được bệnh. Theo giáo sư Khải, phác đồ điều trị của bác sĩ Mỹ áp dụng cho ông Thanh cũng giống trong nước. Tủy có mầm bệnh bị tiêu diệt để tủy mới tự phát triển lại. Theo yêu cầu của gia đình, ông Thanh sẽ về Đà Nẵng điều trị tăng cường sức khỏe, tiến tới ghép tủy. Đã có người tình nguyện hiến tủy cho ông Thanh.

    Ông Nguyễn Bá Thanh (62 tuổi, quê Đà Nẵng) từng giữ chức Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng trước khi ra Hà Nội lãnh đạo Ban Nội chính từ tháng 12/2012. Nhiều việc làm của ông đã được người dân Đà Nẵng và cả nước ghi nhận, ủng hộ và tin tưởng sẽ đóng góp tích cực cho công cuộc phòng chống tham nhũng.

    Nam Phương - Nguyễn Đông
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  7. The Following User Says Thank You to thieugia For This Useful Post:

    taothao (10-01-2015)

  8. #7
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Bí thư Hội An Nguyễn Sự “ treo ấn từ quan”: Tôi nghỉ để người trẻ có cơ hội khẳng định mình


    Chủ Nhật, 07/06/2015 - 21:16


    Dân trí “Tôi nghỉ làm cũng là việc bình thường thôi. Tôi nghỉ để những người trẻ có cơ hội khẳng định mình. Tôi có làm thêm vài năm nữa thì cũng không giải quyết được việc gì”. Đó là tâm sự của ông Nguyễn Sự - Bí thư TP Hội An (Quảng Nam) trao đổi với PV Dân trí ngày 7/6 về thông tin ông sẽ nghỉ hưu trước 2 năm.


    Ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy Hội An

    Ông Sự cho biết, thứ 7 tuần đến, Đảng bộ TP Hội An sẽ tiến hành bầu cử nhiệm kỳ mới và ông đã có đơn xin nghỉ sau kỳ đại hội này. “Năm 2013, tôi đã xin nghỉ nhưng tổ chức không đồng ý, lần này tôi quyết tâm xin nghỉ vì cảm thấy mình đã già, có làm thêm vài năm nữa thì cũng không giải quyết được việc gì”, ông Sự khẳng định.

    Nhiều người cho rằng, sở dĩ Hội An được như ngày hôm này là do công sức của ông? Ông Sự cho rằng, nếu nói ông “gây dựng” lại đô thị cổ Hội An như ngày hôm nay là do công sức của một mình ông là đúng nhưng chưa đủ, vì còn có tập thể lãnh đạo TP Hội An và cấp trên, chứ một mình ông thì không thể gánh vác hết mọi việc.


    Năm 2009, sau khi Cù Lao Chàm được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, ông mời nhiều phóng viên báo chí ra tham quan. Trong ảnh: Ông Nguyễn Sự (đứng) trò chuyện với phóng viên, nhà báo ở Cù Lao Chàm.

    Ông Sự cũng cho rằng, việc ông xin tổ chức nghỉ hưu trước 2 năm là việc bình thường. “Vì mình cảm thấy không còn đủ sức và minh mẫn để gánh vác, nhiều người trẻ bây giờ giỏi hơn tôi nhiều nên tôi nghỉ hưu trước cũng là tạo điều kiện cho họ phát huy năng lực của mình. Mình làm lâu năm nhiều khi theo một lối mòn nên nhiều cái mới mình không thể dung nạp và tiếp thu nên dễ lạc hậu”, ông Sự tâm sự.

    Về việc ông xin từ chức trước kỳ đại hội sắp đến, nhiều người dân Hội An khi được hỏi đều tỏ ra tiếc nuối nhưng cho rằng là sự lựa chọn của ông. Nếu ông muốn nghỉ ngơi sau nhiều năm cống hiến để Hội An có được như ngày hôm nay mà “ép” ông tiếp tục làm việc nhiều khi là điều không hay. Một người dân Hội An cho biết, ông lựa chọn nghỉ hưu trong lúc ông ở “đỉnh cao sự nghiệp” đó là điều tốt, để tên tuổi của ông còn được người dân Hội An mến yêu.

    Theo “lý lịch trích ngang”, ông Nguyễn Sự sinh năm 1957. Ông làm Chủ tịch thị xã Hội An từ năm 1994. Tổng cộng ông có 21 năm nắm giữ chức danh chủ chốt của Hội An từ Chỉ tịch thị xã đến Bí thư hiện nay. Một vài dấu ấn mà ông Nguyễn Sự để lại đối với Hội An như tổ chức “Phố cổ không tiếng động cơ xe máy”, chủ trương không dùng túi ni-lon ở Cù Lao Chàm, vận động cán bộ đi làm bằng xe đạp...

    Năm 2005, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động vì có nhiều đóng góp, giữ gìn và phát triển đo thị cổ Hội An. Với sự góp sức của ông, năm 1999, thị xã Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

    Công Bính
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  9. The Following User Says Thank You to thieugia For This Useful Post:

    ngochai (10-06-2015)

  10. #8
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts
    Dương Trung Quốc
    Bí thư Hội An “treo ấn từ quan”: “Việc bình thường của người có lòng tự trọng”

    Dân trí Bên hành lang Quốc hội ngày 8/6, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng, quyết định “treo ấn từ quan” của Bí thư Thành ủy Hội An khiến nhiều cán bộ hiểu đúng nghĩa họ là đầy tớ của nhân dân. Quyết định đó là bình thường của người có lòng tự trọng.

    Tự cho mình đã già và làm thêm vài năm nữa cũng không giúp ích được gì, mới đây ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy Hội An - đã quyết định “treo ấn từ quan”. Ông đánh giá thế nào với quyết định khiến nhiều người bất ngờ của Bí thư Thành ủy Hội An?


    Tôi biết anh Nguyễn Sự là một trong những lãnh đạo địa phương rất có uy tín trong dân. Cá nhân tôi đánh giá rất cao, tôn trọng việc làm của anh Nguyễn Sự. Việc làm đó gợi lên cho nhiều cán bộ hiểu đúng nghĩa là đầy tớ của nhân dân. Tôi nghĩ rằng trước khi đưa ra quyết định, anh Nguyễn Sự đã tính toán kỹ từ việc công đến việc tư.

    Anh Nguyễn Sự có giải thích việc làm của mình là muốn mở ra con đường cho những người trẻ đi lên. Bản thân anh Sự cũng tự nhận đã ở quá lâu trên cương vị lãnh đạo. Tôi cho đấy là một suy nghĩ bình thường của những người có lòng tự trọng, vì từ chức vốn bình thường nhưng ở mình hiện nay lại không bình thường. Trong sử sách ngày xưa các cụ “treo ấn từ quan” nhiều lắm. Có cụ thì bất mãn, có cụ thì giữ chữ hiếu với cha mẹ, có cụ lại chọn cách sống khác. Theo tôi việc làm của anh Nguyễn Sự tuy là cá biệt nhưng đáng được trân trọng.



    Ông Nguyễn Sự đạp xe đi làm

    Một người tâm huyết với công việc, được nhân dân yêu mến, quyết định “treo ấn từ quan” khiến cho nhiều người cảm thấy tiếc cho công tác cán bộ? Vì anh Sự không thể ngồi đó mãi nên quyết định như vậy tạo điều kiện để nhân tài khác phát triển. Trước khi đưa ra quyết định, tôi nghĩ anh Sự đã nghĩ đến người kế cận rồi. Còn anh Sự sau này có thể cống hiến trong lĩnh vực khác, đóng góp cho địa phương trên cương vị một công dân. Ông Sự ví làm quan như một gánh nặng nhưng nhiều người lại cho đó là một cơ hội để hưởng bổng lộc hơn là nghĩ đến vai trò của một công bộc của dân.

    Ông đánh giá thế nào về suy nghĩ của ông Sự và trường hợp như vậy có phải là cá biệt hay không?

    Trong thời đại hiện nay, cách nghĩ của anh Nguyễn Sự là cá biệt. Nhưng cá biệt ấy tạo ra cho mọi người cùng suy nghĩ. Tôi đánh giá cao hành động đó và cảm thấy nó rất bình thường. Hạ gánh cho người khác gánh với việc trút gánh nặng cho người khác là hai việc làm hoàn toàn khác nhau. Tôi nghĩ ông Sự đã suy nghĩ rất chín chắn chứ không đơn thuần là trút gánh nặng để nhẹ thân mình. Ông ấy trao lại công việc cho một thế hệ khác để đi xa hơn, đi dài hơn. Ông ấy sẽ trở thành người hữu ích trên lĩnh vực khác, đâu chỉ có con đường làm quan chức.

    Một người được dân yêu mến đột ngột “treo ấn từ quan”, trong khi nhiều quan chức không "thấm" đươc văn hóa từ chức? Đó cũng là câu hỏi của nhân dân. Còn việc làm của anh Sự là hiện tượng được xã hội quan tâm.

    Trong xã hội xưa đánh giá rất nhiều đến tính liêm sỉ. Điều đó được coi là phẩm hạnh đầu tiên của người làm quan chức. Liêm sỉ là tự biết mình, tự thấy xấu hổ nếu mình không làm được việc. Cái liêm sỉ ấy bây giờ cũng rất quan trọng, cán bộ, công chức phải biết lượng sức mình, tự đánh giá bản thâm mình.

    Như ông nói người xưa coi liêm sỉ là phẩm hạnh đầu tiên của người làm quan chức, vậy bây giờ thì sao, liệu có phải đưa hẳn cơ chế từ chức vào trong quy định luật pháp hay không?

    Tiêu chí cho việc này chính là sự giám sát của người dân. Phải có những kênh tổng hợp sự giám sát của người dân để xử lý. Ở nước khác, nếu lãnh đạo không hoàn thành nhiệm vụ thì họ sẽ cách chức. Ở ta hiện nay cơ chế quá nhiều, làm vô hiệu hóa đánh giá của người dân.

    Xin cảm ơn ông!

    Quang Phong (ghi)

  11. #9
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts
    Ông Nguyễn Sự và triết lý “tàu lá chuối”

    (Dân trí) - Xin chúc mừng ông Nguyễn Sự vì ông đã không “giương cao ngọn cờ lá chuối, bám trụ kiên cường” mà dũng cảm hi sinh để “nhường chỗ cho những chồi non mới”.

    Cái “sự” ông Sự (Bí thư Hội An Nguyễn Sự) “treo ấn từ quan” đang trở thành “sự kiện” những ngày qua. Một sự kiện không đến mức “lở đất, long trời” nhưng cũng làm dư luận “nổi sóng ầm ầm”. Người ta bàn tán nó không chỉ ở Hội An, ở Quảng Nam mà hầu như khắp nước. Hiếm có cơ quan thông tấn báo chí nào không nhắc đến sự kiện này. Có người dân còn bật khóc….

    Chuyện một ông cán bộ đã 36 tuổi Đảng, 58 tuổi đời (ông Sự sinh năm 1957), 21 năm nắm giữ cương vị chủ chốt một địa phương giờ về hưu là chuyện bình thường, rất bình thường, sao lại trở thành một sự kiện?

    Lý do có lẽ là bởi cái mà người xưa gọi là “treo ấn từ quan" thời nay quá hiếm. Những người “từ quan” bây giờ (nếu có) thường ở thế "không thể" hoặc bị "buộc phải" nếu như không muốn nhận hình thức kỉ luật cao hơn nữa.

    Đằng này ông Nguyễn Sự đang ở “đỉnh cao quyền lực” một miền đất, được nhân dân tin yêu, nổi tiếng bởi sự trong sạch, thanh liêm, có năng lực và đang được cấp trên tín nhiệm lại “treo ấn” nên nó mới là ”sự kiện”. Cái qui luật xưa nay, những điều bình thường ở một thời điểm không bình thường dễ trở thành bất thường là vậy.

    Ở cái thời mà đã có không ít người dùng mọi “mưu kế” gian dối như sửa khai sinh, chữa lý lịch để mong “cải lão hoàn đồng”, kiên quyết “bám trụ kiên cường”, “thà chết còn hơn… rời ghế” bỗng dưng lại có một ông muốn từ quan khi còn yên vị là chuyện chẳng bình thường vậy.

    Trả lời câu hỏi “về nghỉ hưu rồi, ông sẽ tiếp tục làm cố vấn cho Hội An?” của báo chí, ông Sự nói: “Tôi nói với anh em là khi tôi đã làm hết mình thì anh em cho tôi nghỉ hết mình, không xin, không hỏi ý kiến gì nữa. Quá khứ tôi chịu trách nhiệm nhưng tương lai các anh phải tự quyết định”.

    Đây là cũng là quan niệm “bất thường” bởi không ít người khi đương chức, đương quyền không làm hoặc không dám làm, khi nghỉ hưu, nói như nhân vật Tể tướng Lưu Gù trong một bộ phim của Trung Quốc là “lúc đã ngồi bệt xuống đất” thì lớn tiếng chê bai, dạy bảo và cả đòi quyền lực…!

    Thế nhưng cái thuyết phục người viết bài này nhất ở ông Nguyễn Sự là lý do về hưu rất… đơn giản. Tâm sự với phóng viên báo Tuổi trẻ, ông Sự nói rằng lý do là bởi ông đã ngồi ở “vị trí lãnh đạo tròn 21 năm từ chủ tịch qua bí thư là quá lâu. Nó dần trở thành lối mòn, ngại đổi mới, ngại đột phá. Cứ “đường xưa lối cũ em về” như vậy mãi làm cho thành phố không bứt phá được, chưa kể là sẽ cản trở sự đi lên của anh em. Mình ngồi đó, anh em sẽ không lên được. Mình làm lâu sẽ trở thành lão làng, hạn chế tư duy của anh em. Ngồi trước mặt mình, anh em cũng khó nói lên được những điều mới”. Tự nhận mình ở lại sẽ là “lối mòn”, là “hạn chế tư duy”, “trở thành lão làng”, “cản trợ sự đi lên”, “làm cho thành phố không bứt phá”… không phải người từng có chức quyền nào có được. Bởi khi có chức quyền, mọi lời nói, việc làm của mình thường được coi như chân lý “tuyệt đối đúng” nên dễ “ngộ nhận tài năng”.

    Thế nhưng có một đoạn mà còn “hợp” với mình hơn nữa, đó là khi “triết lý” về tư duy “lá chuối”, ông Sự nói: “Tôi không muốn làm kẻ tư duy lá chuối. Cây nào đến mùa cũng thay lá non, duy nhất chỉ có cây chuối là tàu lá nó chết còn bám trên cây, người ta phải cắt đi”.


    Nguyễn Sự đi xe đạp đi làm

    Nói “hợp” bời cách đây mấy năm (21/2/2013), cũng trên BLOG Dân trí, trong bài "Hội chứng… lá chuối!”, mình đã viết: “Tôi chợt nghĩ về những chiếc lá. Những chiếc lá không chỉ biết "lá lành đùm lá rách", không chỉ biết già "rụng về cội" mà mỗi mùa đông, lá còn biết tự lìa cành để mùa xuân, nhường chỗ cho những chồi non mới. Hình như chỉ mỗi cây chuối là suốt đời không rụng lá. Loại lá thiếu tự trọng từ lúc mọc đến khi thối nẫu cũng không chịu rời bỏ thân cây. Và cũng vì thế, khi chuối đã ra buồng là không còn chiếc lá non nào được sinh ra nữa”.

    Xin chúc mừng ông Nguyễn Sự vì ông đã không “giương cao ngọn cờ lá chuối, bám trụ kiên cường” mà dũng cảm hi sinh để “nhường chỗ cho những chồi non mới”.

    Bùi Hoàng Tám

  12. The Following User Says Thank You to thanh_long For This Useful Post:

    ngochai (10-06-2015)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •