Trang 1/2 12 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 11

Chủ đề: Những Mẩu Chuyện Đáng Để Bạn Quan Tâm & Suy Ngẫm

  1. #1
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jun 2012
    Bài gửi
    260
    Thanks
    32
    Thanked 36 Times in 35 Posts

    Những Mẩu Chuyện Đáng Để Bạn Quan Tâm & Suy Ngẫm

    Triết lý sống đáng khâm phục của hậu duệ vua Tự Đức

    Ông là con trai thứ tư của công chúa Tân Phong (con gái vua Dục Đức, em gái vua Thành Thái). Trải qua nhiều biến cố, vị hoàng thân này phải sống cảnh bần hàn, khổ cực tại một làng nhỏ hẻo lánh thuộc tỉnh Đồng Nai. Dù vậy, ông vẫn luôn vui vẻ, yêu đời và luôn muốn làm một điều gì đó tốt đẹp cho xã hội.

    Sống lương thiện qua thăng trầm, dâu bể

    Hậu duệ vua Dục Đức nói trên là ông Nguyễn Ngọc Đương (tên khác là Mười Đương, SN 1925), trú tại xã Thanh Bình (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai). Chúng tôi đến nhà ông khi trời đã chập choạng tối. Gian nhà rộng chừng 20m2, nằm sâu trong con hẻm nhỏ, lổn nhổn đất đá gồ ghề. Lúc này, ông Đương trên chiếc xe đạp cũ cọc cạch cũng vừa về tới nhà. Dù bao năm qua sống ở phương Nam nhưng chất giọng đặc trưng xứ Huế của ông vẫn chưa bị mất đi. “Năm 1907, mẹ tôi được gả cho con trai thứ tư của thống đốc Bắc Kỳ là Nguyễn Hữu Độ. Bà sanh được 5 người con, tôi là con thứ 4. Sau ngày vương triều suy vong, anh em tôi lưu lạc mỗi người mỗi ngả”, ông Mười Đương kể. Năm 17 tuổi, ông Đương tình nguyện tham gia kháng chiến chống Pháp với vai trò công nhân tại công xưởng sản xuất vũ khí trong hang núi ở tỉnh Nghệ Tĩnh. Đến năm 1969, ông bị thương nên rời quân ngũ trở về quê bắt đầu xây dựng cuộc sống mới.


    Ngày cắt cỏ chăn bò, đêm về cụ ông ở tuổi “cổ lai hy” vẫn cất tiếng sáo vui vẻ bên người bạn đời.

    Tại quê nhà, chàng lính trẻ vừa xuất ngũ đã kết duyên với người con gái xứ Huế tên Nguyễn Thị Bé có nét đẹp đằm thắm, đoan trang. Sau ngày đất nước thống nhất, vì đông con lại gặp hoạn nạn, cuộc sống hai vợ chồng vô cùng khó khăn. Trong lúc đang chuẩn bị làm thủ tục hưởng chế độ thương binh thì nhà ông Đương bất ngờ bị lửa thiêu cháy. Bao nhiêu giấy tờ bỗng hóa tàn tro. Lâm vào cảnh túng quẫn, năm 1978, gia đình nhỏ dắt díu nhau vào vùng kinh tế mới Đồng Nai. Những ngày đầu cuộc sống khổ cực trăm bề, vợ chồng ông mượn đất cất nhà gần một nông trường cao su ở tạm nhưng phải làm thuê kiếm sống vì không có đất canh tác.

    Công việc mà hai ông bà gắn bó lâu nhất là gánh nước thuê. “Đầu mối” của họ là tiểu thương ở khu chợ gần nhà hay chủ đồn điền cao su cần nước tưới cây. “Xa quê hương, vợ chồng tôi buồn dữ lắm mà khôn biết mần răng. Đến mảnh đất này rồi, cũng phải ráng làm để bốn đứa con có cái ăn cái mặc. Mỗi gánh nước ở thời điểm đó cũng chỉ được 3-5 hào, sau này mới được 5 đến mười ngàn. Cứ mỗi phi nước phải 6 - 7 gánh mới đầy. Cực lắm nhưng vợ chồng dù phải ăn củ khoai củ sắn cũng không nề hà gì, miễn sao có tiền để nuôi con”, ông Đương nhớ lại.

    Đồ nghề của ông bà chỉ vỏn vẹn là đôi quang gánh và hai chiếc thùng được cắt ra từ những chiếc can cũ. Cứ khoảng 4h sáng, hai vợ chồng đã thức dậy gánh nước. Ông bảo, nhiều lúc trời tối không yên tâm ông phải để bà về chăm các con. Một mình một bóng ông lạch cạch giữa đường với đôi quang gánh như dính liền trên vai. Cho đến tới quá nửa đêm cả gia đình mới được quây quần trong túp lều tồi tàn, ẩm thấp. Bà Nguyễn Thị Bé cho biết thêm: “Ngày đó, hễ ai kêu là vợ chồng tôi lại quẩy gánh lên vai. Chúng tôi có đưa giá cho mỗi gánh nước nhưng thực tế họ đưa bao nhiêu cũng được. Bữa mô gánh được cho mấy người chủ bán hàng ngoài chợ, có khi họ còn cho thêm hộp sữa, bịch bánh về làm quà cho con”.

    Dù cần cù lao động nhưng nghèo đói cực khổ vẫn bám nhẵng lấy gia đình ông Đương không rời. Tuy nhiên, như điều mà vị hoàng thân tâm niệm: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, vợ chồng ông chưa bao giờ lấy đắt tiền công thuê gánh nước, cũng chưa bao giờ xin người khác… bố thí. “Nhà mình nghèo cũng là cái số, nhưng tôi luôn dạy con phải cử xử đúng khuôn phép con nhà có lễ giáo, lịch sự và văn hóa. Trong thâm tâm, tôi luôn tự hào về các bậc tiền nhân của mình và tự nhủ với lòng phải sống sao cho xứng đáng với họ”, ông Đương cho biết. Chính vì quan niệm sống như vậy nên dù chịu cực khổ trăm bề nhưng ông Đương chưa bao giờ kêu ca với ai. Ông cũng ít khi nhắc về thân thế hoàng tộc của mình. Đến khi ngoài 70 tuổi, không còn đủ sức khỏe, ông mới thôi đi gánh nước thuê. Sau khi giã biệt đôi thùng gánh nước, hai ông bà cũng chẳng chịu ngồi không. Để nêu gương cho con cháu, hàng ngày ông đạp xe hơn 2km cắt cỏ về phụ con chăn nuôi bò. Còn vợ ông đi phụ việc cho quán ăn để kiếm thêm thu nhập.

    Vợ nguyện cùng chồng làm việc nghĩa

    Trong căn nhà tình nghĩa đơn sơ do chính quyền địa phương xây tặng, chúng tôi đặc biệt chú ý đến hai lá đơn tự nguyện hiến xác mang tên vợ chồng ông Đương được treo ở vị trí trang trọng. Theo ông, đó chính là những thứ quý giá nhất của mình. Nụ cười niềm nở, ông Đương chia sẻ: “Đối với y học, thân thể con người dành cho việc nghiên cứu vô cùng quý giá. Người ta thường nói chết là hết, nhưng tôi muốn làm một việc gì đó có ý nghĩa ngay cả khi không còn sống nữa. Lúc ấy là đầu năm 2011, sau nhiều đêm suy nghĩ, tôi hạ quyết tâm nói với vợ ý định hiến xác cho y học và bất ngờ, vợ tôi cũng có mong muốn như vậy. Theo đó sau khi chúng tôi qua đời, thi thể sẽ được chuyển về Trường Đại học y dược TP.HCM. Tôi mong rằng việc làm nhỏ bé của tôi sẽ góp phần vào việc phát triển nền y học nước nhà”.


    Đơn tự nguyện hiến thi hài của ông Đương và bà Bé.

    Ban đầu, ý định của đôi vợ chồng già đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ con cái. Chị Nguyễn Thị Ngọc Toàn, con gái đầu của ông Đương tâm sự: “Lần đầu nghe cha mẹ nói sẽ hiến xác tôi bàng hoàng lắm. Ở đây, tôi chưa nghe ai làm việc này bao giờ, bốn chị em tôi hết lời khuyên can. Nhưng khi nghe cha mẹ giãy bày việc hiến xác có ý nghĩa và giúp ích cho ngành y học nước nhà, chúng cũng dần hiểu ra và ủng hộ”.

    Sau khi nhờ cán bộ địa phương liên hệ đến Trường Đại học y dược TP.HCM, ông bà đã được đồng ý làm thủ tục. Giây phút cầm trên tay giấy chứng nhận tham gia hiến xác, đôi bạn già phấn khởi không kìm nén nỗi cảm xúc đã ôm nhau khóc giữa sự chứng kiến cảm động của mọi người. Giải thích về quyết định cùng chồng hiến xác, bà Bé nghẹn ngào: “Tui lấy ông làm chồng vì thương chứ đâu nghĩ tới chuyện con cháu vua chúa gì. Vợ chồng tui cực khổ cả đời rồi, giờ chỉ mong sao trời thương cho con cháu mạnh khỏe. Về già ông đi đâu tôi theo đó, tui đồng tình với ý nguyện hiến xác của chồng”. Thấy bà cầm vạt áo lau nước mắt, ông Đương cười ấm áp, rồi lấy cây sáo tiêu thổi bản nhạc quen thuộc ông vẫn thường cho bà nghe mấy chục năm nay như lời an ủi người bạn đời.

    THEO GIA ĐÌNH & XÃ HỘI

  2. #2
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Tự tử để lại thư cho công an: 'Tôi mong mấy ông điều tra lại'

    PNO - Ngày 6/10, phóng viên có mặt tại nhà ông Phạm Hồng Thái (51 tuổi, thôn Tân Phong, xã Quế Lộc, Nông Sơn, Quảng Nam), người đã tử tự vì cho rằng mình bị oan, bị công an đánh, ép nhận tội. Căn nhà xập xệ, nghèo nàn của gia đình ông Thái bao trùm không khí tang thương.

    Anh Phạm Hồng Phong (36 tuổi) em ruột của ông Thái, đưa lọ thuốc sâu mà ông Thái đã uống và hai bức thư tuyệt mệnh của anh mình cho phóng viên xem và không giấu được bức xúc, xót xa cho anh mình. Bên cạnh, ông Phạm Tấn Huề (77 tuổi) cha đẻ của ông Thái chỉ biết đấm ngực, kêu oan thay con mình.


    Anh Phạm Hồng Phong (giữa) và ông Phạm Tấn Huề kể lại sự việc

    Anh Phong cho biết: Sáng 4/10, ông Thái uống thuốc sâu tự tử tại nhà, sau đó được đưa đi cấp cứu. Đến 20g55, ông Thái qua đời tại BV Đa khoa Đà Nẵng. Trước đó, ông Cao Phước Vinh, người cùng thôn và là bạn thân của ông Thái từ nhỏ, mất số tiền 9,2 triệu đồng. Ông Vinh tố cáo ông Thái lấy số tiền trên.

    Ngày 2/10, ông Thái được 2 công an huyện và 1 công an xã mời ra trụ sở công an xã Quế Lộc để làm việc. Đến khoảng 20g, ông Thái được thả về, có công an theo sau. Về đến nhà, ông Thái hoảng loạn, bỏ chạy vì sợ công an bắt, không dám ngủ trong nhà. Sáng 3/10, ông Thái cắt tay định tự tử, lấy máu viết lên tường dòng chữ: “Về điều tra lại” để kêu oan, nhưng được người nhà phát hiện nên không chết. Sáng sớm ngày 4/10 trong cơn uất ức, ông Thái đã uống thuốc sâu tự tử.


    Anh Phạm Hồng Phong chỉ tay vào bức tường nơi ông Thái viết dòng chữ: “Về điều tra lại” bằng máu mình

    Chỉ tay vào bức tường có dòng chữ viết bằng máu của anh trai mình, anh Phong nghẹn ngào: "Anh tôi bị đánh nên mới nhận, chứ anh không lấy trộm tiền của ai. Anh nói với gia đình chỉ có chết mới minh oan, mới gột rửa được. Tưởng anh nói vậy thôi, ai ngờ anh làm thật". Ông Phạm Tấn Huề cho biết: "Hôm qua có người đến hỏi gia đình có khiếu kiện gì không, nếu khiếu kiện phải mổ tử thi. Gia đình chúng tôi không kiện vì việc đã lỡ rồi, không muốn làm to chuyện, chỉ muốn con được yên nghỉ". Hai bức thư tuyệt mệnh của ông Thái để lại, đầy ấm ức. Một lá thư ông Thái gửi cho ông Vinh là người bị mất tiền, một cho CA huyện Nông Sơn, Công an xã Quế Lộc để kêu oan.

    Bức thư gửi ông Vinh, ông Thái viết: “Tao chết rồi không phải vì tao lấy tiền của mi đâu. Tao buồn là bạn bè mấy chục năm tan như mây khói… Mấy ông đánh tao quá, tao phải nhận bừa, mi nhớ kỹ mi có để ở đâu không có ai đến nhà mi gánh nước thấy tiền lấy luôn để tao ra đi thanh thản…”.


    Bức thư ông Thái gửi lại cho ông Vinh - người mất tiền, và thư ông Thái gửi CA huyện kêu oan

    Còn bức thư gửi CA huyện Nông Sơn, ông Thái viết ngắn gọn: “Tôi mong mấy ông điều tra lại cho kỹ giùm tôi, tôi bị oan tôi chỉ biết lấy cái chết làm trong sạch cho tôi mà thôi. Khi mấy ông nhận lá đơn này là tôi đã ra đi rồi”.

    Ngày 6/10, ông Đỗ Hồng Thành, Trưởng công an xã Quế Lộc cho biết: không có chuyện ông Thái bị đánh, ép nhận tội. Lúc hai cán bộ công an huyện làm việc ông có chứng kiến. Ông Thái tự nhận mình lấy túi tiền của ông Vinh. Liên quan đến 2 lá thư tuyệt mệnh tố cáo bị oan, bị đánh, ông Thành cho rằng hai lá đơn đó không đáng tin cậy.

    Chiều ngày 6/10, phóng viên đến trụ sở Công an huyện Nông Sơn liên hệ tìm hiểu sự việc. Tuy nhiên, trực ban cho biết: lãnh đạo cơ quan đang bận đi học và đi họp, không còn ai ở cơ quan để trả lời báo chí.

    THANH MINH
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  3. #3
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Khi công dân làm đơn xin… đánh nhau


    08/10/2014, 09:30 (GMT+7)

    Tờ “Đơn xin đánh lộn” của anh xe ôm Hồ Văn Vệ, công dân xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, gửi Công an xã, được một tờ báo mạng đưa nguyên văn, ngay lập tức gây xôn xao dư luận.
    Khi công dân làm đơn xin… đánh nhau


    Anh xe ôm Hồ Văn Vệ

    Trong đơn, anh Vệ trình bày rằng ngày 5/3/2014, anh bám theo chiếc xe Camry BKS 61L-3376 lưu thông đến cửa khẩu Mỹ Quý Tây, vì tưởng đó là xe du lịch. Khi chiếc xe dừng, anh đến hỏi mấy người trên xe rằng có ai đi xe ôm qua cửa khẩu không? Lập tức, anh bị ba người là Trần Văn Hai, Bùi Văn An, Võ Văn Nguyên từ xe lao xuống, đánh bầm dập, phải vào bệnh viện cấp cứu.

    Tại bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM), anh được chẩn đoán là bị thương ở đầu, tụ máu vùng chẩm, chảy máu tai trái, tụ dịch xoang hàm trái. Bệnh viện đã chuyển anh sang Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi Chức năng để điều trị, tổng chi phí điều trị hết 24 triệu đồng. Nhà nghèo, phải vay mượn tứ tung, đến nay anh vẫn chưa trả được.

    Ngay sau khi bị đánh, anh Vệ đã có đơn tố cáo ba người đã hành hung anh, gửi Công an xã. Và Công an xã Mỹ Quý Tây đã chuyển đơn lên Công an huyện Đức Huệ. Nhưng đã 7 tháng trôi qua, không thấy Công an huyện giải quyết. Quá bức xúc, anh Vệ đã viết tờ “Đơn xin đánh lộn” nói trên, đề nghị Công an huyện cho phép anh được “tự xử lý” ba người đó.

    Tờ đơn đó phản ánh điều gì?

    Lẽ ra ngay sau khi nhận được báo cáo và hồ sơ do Công an xã chuyển đến, Công an huyện Đức Huệ phải tiến hành xác minh, đồng thời phải đưa anh Vệ đi giám định thương tích. Và nếu thấy hành vi hành hung anh Vệ của Trần Văn Hai, Bùi Văn An, Võ Văn Nguyên đủ yếu tố cấu thành tội “Cố ý gây thương tích…” theo quy định tại điều 104 BLHS, thì phải khởi tố vụ án, khởi tố bị can, buộc 3 người trên phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của họ, và phải bồi thường tổn thất về tinh thần, vật chất cho anh. Nhưng vì sao suốt 7 tháng qua, Công an huyện vẫn không làm gì?

    Phải chăng Trần Văn Hai, Bùi Văn An, Võ Văn Nguyên là hai “ông lớn” ở Đức Huệ, nên Công an huyện đã không dám đụng đến họ?

    Hay họ là đại gia, nên “nén bạc” của họ đã “đâm toạc” tờ đơn tố cáo của anh xe ôm nghèo?

    Hiện tượng công dân tự xử lý cẩu tặc, cát tặc, hiện tượng chủ nợ bắt giam con nợ để đòi tiền, hoặc hiện tượng công dân tự giải quyết các mâu thuẫn khác… bằng bạo lực, đang diễn ra ngày càng nhiều, trở thành nỗi nhức nhối của xã hội. Thế nhưng để lý giải những hiện tượng đó, các cơ quan bảo vệ pháp luật đều chỉ cho rằng những người đó thiếu hiểu về pháp luật, nên từ nạn nhân, họ đã trở thành tội phạm… mà không một lần nhìn lại chính mình.

    Các cơ quan đó đã quên hẳn một điều rằng hiện tại, những trường hợp như anh xe ôm Hồ Văn Vệ không hiếm. Và chính sự thờ ơ, vô cảm của họ trước nỗi bức xúc của người dân khi bị xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, khi bị lừa đảo, chiếm đoạt những tài sản phải gom góp cả đời bằng mồ hôi nước mắt mới có… đã khiến người dân mất hoàn toàn niềm tin vào những người thực thi pháp luật. Chính sự không trông chờ gì được vào các cơ quan pháp luật đó, đã đẩy người dân đến bước đường cùng, buộc họ phải có những hành vi vi phạm pháp luật.

    “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Lá đơn của anh xe ôm nghèo chính là lời cảnh báo. Rằng xã hội sẽ loạn, nếu pháp luật không còn là mái nhà chung để người dân lương thiện nương náu nữa.

    VŨ HỮU SỰ
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  4. #4
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    Lái xe ôm gửi đơn xin đánh lộn: Công an xử lý thế nào?


    08/10/2014 07:45

    Cán bộ điều tra cho biết chưa có hướng xử lý vụ xe ôm Hồ Văn Vệ ở Long An bị đánh và yêu cầu không được thông tin vụ việc vì đang quá trình điều tra.

    Trao đổi với phóng viên sáng 7/10, trung tá Phạm Văn Đặng, Trưởng công an xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ (Long An) cho biết hồ sơ liên quan đến anh Hồ Văn Vệ (ngụ xã Mỹ Quý Tây) bị đánh đã được chuyển đến công an huyện thụ lý theo thẩm quyền.

    Xe ôm 31 tuổi này là người gửi công an xã Đơn xin đánh lộn với nội dung "xin đánh lại mấy người kia bởi vì đợi hoài pháp luật không giải quyết".

    Theo đơn, khoảng 22h ngày 5/3, anh Vệ bám theo chiếc xe Camry lưu thông gần khu vực cửa khẩu Mỹ Quý Tây. Tưởng là khách du lịch, anh chạy theo hỏi có ai đi xe ôm qua cửa khẩu không thì bị ông Trần Văn Hai (khoảng 40 tuôi) và anh vợ Hai là ông Bùi Văn An lao xuống đánh tới tấp.
    Lái xe ôm gửi đơn xin đánh lộn: Công an xử lý thế nào?


    Đơn xin đánh lộn của anh Vệ.

    Tại bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), nạn nhân được chẩn đoán chấn thương đầu, tụ máu vùng chẩm, chảy máu tai trái, tụ dịch xoang hàm trái. Anh Vệ sau đó được chuyển sang bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng điều trị với tổng chi phí gần 24 triệu đồng.

    Bị nhóm người trên ôtô đánh trọng thương, anh Vệ yêu cầu cơ quan điều tra vào cuộc nhưng chờ mãi không thấy hồi âm nên người chạy xe ôm này gửi đơn xin công an cho "đánh lộn".

    "Hai tháng trước cán bộ điều tra tên Tài ở công an huyện cùng tôi lên TP.HCM giám định thương tích nhưng không hiểu sao kết quả là 0%. Anh Tài hỏi tôi có muốn giám định lại không, tôi nói bị đánh 5 tháng vết thương lành hết rồi thì giám định lại cũng vậy", anh Vệ trình bày và cho biết một bên tai thường xuyên bị ù và hay nhức đầu, chóng mặt.

    Đối với tiền vay nóng để chữa trị, hàng ngày anh Vệ chạy xe ôm được hơn 100.000 đồng, trích ra một phần đóng lãi, còn vốn chưa trả được đồng nào. "Nhà vệ nghèo, nuôi cha mẹ già và con nhỏ. Sau khi bị đánh đã bị công an xã giữ xe vô cớ gần 2 tháng khiến nó mất thu nhập", một đồng nghiệp cho biết.

    Từ số điện thoại anh Vệ cung cấp, phóng viên liên hệ ông Trần Hữu Tài, đội phó Đội điều tra tội phạm về trật tự xã hội công an huyện Đức Huệ. Ông Tài xác nhận anh Vệ bị người khác cố ý gây thương tích là có và ông trực tiếp thụ lý, giải quyết vụ án.

    "Kết quả giám định đã được anh Vệ xem nhưng vụ việc chưa có hướng xử lý vì chưa chắc tôi chấp nhận kết này. Luật quy định cố ý gây thương tích bằng hung khí nguy hiểm thì phải xử thế nào, tôi chờ báo cáo thủ trưởng cơ quan điều tra để thủ trưởng bàn với liên ngành rồi tính", ông Tài nói và yêu cầu phóng viên không được thông tin vụ việc vì cơ quan điều tra chưa xử lý dứt điểm, đang tiếp tục mời nhân chứng để làm rõ.

    Một trong những nhân chứng trực tiếp thấy xe ôm Hồ Văn Vệ bị đánh là anh Phạm Hồng Hà (37 tuổi, ngụ xã Mỹ Quý Tây). Anh này làm ruộng, hôm nào không ra đồng thì chạy xe ôm ở khu vực cửa khẩu.

    Anh Hà cho biết sau khi sự việc xảy ra, anh được công an xã Mỹ Quý Tây ghi lời khai. Lúc Vệ bị đánh, anh Hà và đồng nghiệp Nguyễn Minh Tấn vừa đến hiện trường. Anh Tấn thấy Vệ gặp nguy hiểm liền nhảy xuống can ngăn nhưng bị ông An cầm cây đánh vào mang tai.

    "Lúc Vệ bỏ chạy thì bị cha dượng của ông Hai là Lê Văn Nguyên (Mười Nguyên) trong nhà chạy ra, tay cầm đèn soi vào mặt, một tay cầm thanh sắt đánh vào đầu nạn nhân", anh Hà kể.

    Chiều 7/10, ông Hai cho biết nguyên nhân đánh Vệ do anh này cản đầu xe. "Tôi kêu nó tránh, nó không tránh mà còn thách thức, chặn đầu xe người ta thì bị đánh là phải, chứ bồi thường gì". Còn ông An nói: "Tôi chụp được khúc cây rồi đánh nó".

    Trò chuyện cùng phóng viên, ông Mười Nguyên kể khi nghe bên ngoài xảy ra đánh nhau, ông đang xem tivi. Khi bước ra, ông cầm theo thanh sắt to bằng ngón chân cái, dài 1,5 m để "thủ thân" chứ không nhằm đánh anh Vệ.

    "Tôi ra đường là cầm gậy vì xóm này đánh nhau thường xuyên. Với thanh sắt to mà đánh vào đầu thì thằng Vệ chết rồi chứ không phải trầy vậy đâu. Còn An đánh Tấn là đánh nhầm vì trời tối không ai thấy ai", ông Nguyên phân bua.

    Theo VTC NEWS

  5. #5
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    Nói chung hiện chính quyền như c ăc.

  6. #6
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Mar 2014
    Bài gửi
    150
    Thanks
    24
    Thanked 18 Times in 16 Posts
    Bé gái chết đói ở Hà Tĩnh: Rơi nước mắt gia cảnh nghèo túng


    Cập nhật lúc: 14:41 30/09/2014

    (Xã hội) - Câu chuyện về bé gái Phạm Thị Nhung (10 tuổi) ở Hà Tĩnh chết đói và chết đuối trên đường đi học về phản ảnh phận đời bất hạnh của người ở lại.

    Khi tìm vớt được thi thể Nhung, ai cũng rơi nước mắt khi bộ quần áo ướt sũng trên người em cũ rách. Vài người về nhà tìm quần áo thay cho Nhung nhưng chẳng có bộ nào còn lành nguyên. Ba đứa em của cô bé cũng đang đói lả.

    Xóm giềng đến giúp làm đám tang cho em thấy gia đình không còn gạo nấu cơm cúng, bát đũa cũng không đủ bộ sáu cái. Thầy, cô giáo và người dân đã mua bộ quần áo mới và đồ để quàn cho Nhung.

    [
    Gia đình anh Vân với đàn con nheo nhóc.

    Dù không có thu nhập, cuộc sống khó khăn nhưng điều lạ lùng là gia đình anh Vân (bố cháu Nhung) vẫn bị đưa ra khỏi diện nghèo để làm đẹp bảng thành tích của địa phương. Điều đó khiến cuộc sống vốn nghèo khó của gia đình này càng trở nên khó khăn hơn khi họ chẳng còn nhận được bất kì một sự hỗ trợ nào từ chính quyền địa phương nhiều năm qua.

    “Gia đình ra khỏi danh sách hộ nghèo từ năm 2008 đến giờ. Không được hỗ trợ gì cả. Ruộng chỉ có 1 sào ăn cả năm”, chị Quý, mẹ của cháu Nhung cho biết.

    Trong căn nhà nhỏ liêu xiêu của anh Vân chỉ có chiếc xe đạp là thứ có giá trị nhất cũng là kỷ vật gắn bó cuối cùng của Nhung.

    Bữa cơm nấu vội, người mẹ của 3 đứa trẻ vét những hạt gạo cuối cùng. Bữa ăn chỉ với rau và nước mắm nhưng ba đứa trẻ ăn uống rất ngon miệng. Có lẽ, đủ cơm ăn mỗi bữa đã là niềm vui đối với chúng. Ba đứa em của Nhung sẽ tiếp tục lớn lên trong đói khát giống như người chị của chúng.


    Bữa cơm chỉ có rau và nước mắm nhưng 3 đứa trẻ đều ăn ngon lành.

    “Cháu đi học hầu như đói là thường xuyên. Các cô còn đưa đi cấp cứu. Các cô cũng quyên góp với nhau. Một buổi sáng mỗi cô là một ngàn đồng, bữa mua cho cháu hộp sữa. Bữa mua cho cháu cái bánh mỳ”, chị Nguyễn Thị Huyên (xóm 7, xã Đức Bồng, Vũ Quang, Hà Tĩnh) nghẹn ngào nói.

    Được biết gia đình anh Vân được chính quyền địa phương hỗ trợ khoảng 8 triệu đồng để xây dựng căn nhà bằng gạch hiện tại. Và “nhờ” có căn nhà này, gia đình anh chị đã được đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo.

    Nguồn thu chủ yếu của gia đình anh Vân là vài ba chục bạc làm thuê mỗi ngày của anh trong khi vợ đau ốm luôn.

  7. #7
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Mar 2014
    Bài gửi
    150
    Thanks
    24
    Thanked 18 Times in 16 Posts
    Gia cảnh cháu bé chết đói ở Hà Tĩnh qua lời kể của PV VTC14

    05/10/2014 05:00 02 Tin gốc

    Thông tin bé Nguyễn Thị Nhung bị cái đói cộng với bệnh tim khiến em ngã xuống sông tử vong đã làm xôn xao xóm nghèo Đức Bồng, huyện Vũ Quang. Là người đầu tiên đến đưa tin, PV Hồng Nhung đã có những chia sẻ từ đáy lòng về hoàn cảnh của gia đình bé Nhung.

    Phóng sự khiến hàng nghìn người xúc động

    Ngày 25/9, thông tin bé Nguyễn Thị Nhung (10 tuổi, học lớp 3 Trường Tiểu học Đức Bồng, xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) bị cái đói cộng với bệnh tim đã khiến em ngã xuống sông tử vong làm xôn xao xóm nghèo xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang.


    Hình ảnh thương tâm trong phóng sự của VTC14

    Sau khi sự việc xảy ra, PV Hồng Nhung cùng ekip của VTC14 đã vượt hơn 500km về xã Đức Bồng để đưa tin về vụ việc. Theo thông tin từ phóng sự được phát sóng trên VTC14, ngoài 2 chiếc giường, một đã bỏ ra ngoài sân để lấy chỗ đặt bàn thờ cho Nhung, thì trong nhà không còn gì giá trị. Thứ có giá trị nhất có lẽ là chiếc xe đạp đã đi cùng em Nhung xuống dòng suối hôm xảy ra vụ việc thương tâm.

    Clip phóng sự về gia đình em Nhung phát sóng trên VTC14

    Chị Loan - ở Xóm 5 xã Đức Bồng - Vũ Quang, hàng xóm của gia đình anh Vân chia sẻ: “Năm 2010, vợ chồng anh Vân được cấp gần 8 triệu đồng và vay 8 triệu đồng để xóa nhà tranh tre dột nát. Vợ ốm, con thơ, cả 6 miệng ăn đều trông chờ vào vài chục bạc mà anh Vân đi làm thuê mỗi ngày, nhưng vẫn được đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo của xã. Cả gia đình có 1 sào ruộng được mẹ vợ cho, vì anh Vân là người nơi khác đến, được coi là ‘dân ngụ cư’ nên không được cấp thêm đất”.

    Những sự thật qua tìm hiểu của PV Hồng Nhung

    Là phóng viên đầu tiên đến đưa tin về gia đình bé Nhung, PV Hồng Nhung, hiện đang công tác tại Kênh VTC14 – Đài truyền hình KTS VTC đã có những chia sẻ trên trang cá nhân về hoàn cảnh của gia đình em.


    Cặp bếp không có gì giá trị của gia đình bé Nhung

    Chị Hồng Nhung kể lại, khi nhóm PV dừng lại cách khá xa nhà bé Nhung, hỏi ra mới biết những người hàng xóm ai cũng biết nhà Nhung rất nghèo và ở đây, hiếm có gia đình nào nghèo đến thế. Bố mẹ em cũng không có được trí tuệ như người bình thường, thậm chí mẹ em Nhung còn không phân biệt được tiền với giấy.

    “Chuyện em bé đáng thương ấy đói lả là điều có thật. Nó không chỉ diễn ra một lần, hãy hỏi những thầy cô, những nhân viên trạm y tế xã và hàng xóm của em xem! Và tôi chắc, em bị đói nhiều lần... Vì nhà em có gì để ăn đâu!”, chị Hồng Nhung chia sẻ.

    Theo PV Hồng Nhung, nếu chỉ đến nhà em Nhung khi gia đình em đã được vài triệu đồng tiền quyên góp, thấy bát cơm trắng mà nghĩ rằng nghèo thì có nghèo nhưng đói thì không, thì quả là không nên. Bởi trước đó, 5 con người ấy đã phải lần ăn từng bữa.

    “Ê kíp của kênh VTC14 đã đi một quãng đường xa xôi về Đức Bồng không phải để bi kịch hóa một số phận. Bởi cuộc đời của họ, sự thật đã hơn một bi kịch rồi!”, PV Hồng Nhung viết trên trang cá nhân.

    Ngoài ra, khi PV Hồng Nhung tiếp xúc với ông chủ tịch xã Đức Bồng, hỏi về chế độ đối với hộ nghèo và cận nghèo, ông phải loay hoay rút chiếc điện thoại iPhone ra và gọi hỏi khắp nơi cho chắc chắn. Bởi vậy, liệu ông chủ tịch xã Đức Bồng có thể thực sự biết được hoàn cảnh đáng thương của nhà em Nhung, hay cũng chỉ là “nghe kể lại”?

    Nói về những chia sẻ của anh Vân – bố em Nhung như một tờ báo địa phương đưa tin, PV Hồng Nhung khẳng định chị đã ngồi với anh Vân hàng giờ đồng hồ. “Người đàn ông có ánh mắt và trí tuệ ngây dại ấy, không thể nói được những điều đó rạch ròi như viết ra ấy”.

    “Vậy mà... Không hiểu vì lý do gì, người ta vẫn cố tình vô cảm. Không thừa nhận cái nghèo, hay cố tình không dám thừa nhận cái nghèo, sợ nó ảnh hưởng đến ai, đến cái gì. Không dám nhìn thẳng vào sự thật là họ khổ, họ nghèo, nghèo khổ đến tận cùng. Thì bao giờ làm cho họ hết nghèo được...”

    “Những người cần nhìn thẳng thì lại không dám nhìn thẳng vào sự thật, thì làm sao thay đổi được? Bởi gia đình em Nhung đâu phải gia đình duy nhất trên đất nước nhọc nhằn này, khổ đến vậy?!”

    "Bi kịch của họ, nhưng là bất hạnh của những người không dám chấp nhận sự thật. Giá mà sự thực là gia đình anh Vân không bần cùng đến thế, tôi ước giá mà những đứa trẻ ấy chưa từng bị đói!" – PV Hồng Nhung chia sẻ.

    An Nguyên

    Lời Tòa soạn: Những ngày gần đây, hàng loạt tờ báo có đưa tin, sáng 25/09, bé Nhung (học lớp 3 trường Tiểu học Đức Bồng, Vũ Quang, Hà Tĩnh) nhịn ăn sáng tới trường. Trên đường về nhà, khi qua cầu bằng xe đạp vì đói quá nên em đã ngã xuống sông và bị chết đuối.

    Những bài viết, phóng sự, clip về hoàn cảnh gia đình bé Nhung khiến dư luận cảm động, xót xa trong suốt thời gian qua.

    Song trước sự việc đó, báo điện tử Hà Tĩnh đã phủ nhận chuyện cháu bé chết đuối do đói. Theo tờ báo này, một số bài viết khi đưa tin và kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng đã “phản ánh thiếu khách quan, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận...”
    .

  8. #8
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    "Mây mưa nơi công công": Hành vi tình dục biến thái và dị thường



    21:12 PM, 15-04-2015

    (ĐSPL) - Sex ở nơi công cộng có thể coi là hành vi quan hệ tình dục biến thái, do đó cần phải hình sự hóa để xử lý nghiêm hành vi này.

    Cơn “đại dịch” đang ăn mòn giá trị đạo đức

    Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt cặp đôi đã khiến cư dân mạng choáng váng vì những hành vi tình dục nơi công cộng. Bàn về vấn nạn này, thạc sỹ Nguyễn Khắc Hiếu (giảng viên đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng, do tâm sinh lý của giới trẻ chưa ổn định, không làm chủ được bản thân nên dẫn đến những việc làm tai hại. Nhiều bạn trẻ rất háo hức với chuyện “khám phá”, trong khi điều kiện địa điểm thì lại hạn chế, nhà nghỉ thì tốn kém, di chuyển mất thời gian. Khi đó, một góc vắng người có thể là bãi đáp cho những “chuyến đi vội vã”. Đó có thể là nhà vệ sinh của trường, góc khuất của công viên, thậm chí là bụi cây, bụi cỏ.



    Đi tù vì... “mây mưa” nơi công cộng

    Tháng 3/2013, Phillipa Botting và Gareth Healey (23 tuổi) đã phải hầu tòa vì quan hệ tình dục ngay ở tiền sảnh ngân hàng nổi tiếng Lloyds TSB. Chiểu theo luật, Botting sẽ phải nộp phạt tới 2.000 bảng Anh và hoàn tất 220 giờ lao động công ích. Trong khi đó, Healey sẽ phải trả 150 bảng và 180 giờ lao động.

    Tháng 7/2013, cặp vợ chồng Saint Ramirez (23 tuổi) và Miaya Smith (31 tuổi) đã phải đón tuần trăng mật trong tù vì trót “yêu” tại công viên ngay sau đám cưới. Cảnh sát khu vực tới để giải quyết. Với tội danh cư xử mất lịch sự nơi công cộng, đôi vợ chồng này phải chịu 30 ngày hối lỗi trong nhà tù.

    HƯƠNG VŨ (Dịch)
    “Ngoài ra còn do sự ảnh hưởng của phim ảnh có nội dung không lành mạnh hoặc giới trẻ tiếp xúc quá sớm với những tiểu thuyết ngôn tình dẫn đến nhận thức lệch lạc, có những hành động không phù hợp với lứa tuổi cũng như văn hoá, thuần phong mỹ tục. Nếu không ngăn chặn thì đây thực sự là cơn “đại dịch” đang ăn mòn những giá trị đạo đức xã hội”, giảng viên Nguyễn Khắc Hiếu nhấn mạnh.


    Giảng viên Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu.
    Khi vụ việc một cặp đôi vô tư thực hiện những hành động nhạy cảm ngay trên vỉa hè phố Lương Ngọc Quyến (Hà Nội) chưa hết tai tiếng thì mới đây, thông tin về một cặp đôi “làm chuyện ấy” ngay tại quán café đã khiến dân mạng xôn xao bàn tán. Ban đầu, cặp đôi này ngồi nói chuyện, sau đó nằm ra đắp áo ôm nhau. Một lúc sau, đột nhiên cô gái nằm tụt xuống dưới, áp đầu vào “vùng nhạy cảm” của chàng trai. Cặp đôi này đã “oral sex” (quan hệ tình dục bằng miệng) ngay tại quán café, trước sự chứng kiến của gần 20 người có mặt lúc đó.


    Cũng tại Hà Nội, tối 9/4 vừa qua, trên các diễn đàn và mạng xã hội lại xuất hiện clip ghi lại cảnh một cặp đôi khác “mây mưa” trên ban công một quán café ở phố Đặng Văn Ngữ. Trong clip, cặp đôi này ngồi trên ban công và nhấp nhổm “làm chuyện ấy”, trong khi một nhóm thanh niên đứng từ xa vừa quay clip vừa “thuyết minh” rất hào hứng. Thậm chí, một thanh niên trong nhóm này còn hô rất to: “Khi nào nó quay ra, tất cả anh em vỗ tay nhé!”.

    Luật chưa cấm

    Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật về tính pháp lý, luật sư Nguyễn Hoàng Tiến (Chủ tịch hội đồng Khen thưởng – Kỷ luật, đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho hay, chính ông cũng từng có đề xuất phải hình sự hóa hành vi quan hệ tình dục nơi công cộng, vì đây là một hành vi biến thái. “Tuy nhiên, việc luật hóa được hành vi này rất khó áp dụng ở nước ta. Như tội dâm ô tập thể (trên hai, ba đôi cùng quan hệ tình dục) trước đây bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng về sau cũng bị bỏ đi vì cho rằng không phù hợp”, LS.Tiến nói.

    Cũng theo LS.Tiến, sở dĩ việc luật hóa những hành vi nói trên không được áp dụng do nhiều ý kiến cho rằng, việc quan hệ tình cảm là riêng tư nên pháp luật không thể can thiệp quá sâu. “Việc quan hệ tình cảm của con người rất thiêng liêng, thầm kín và riêng tư. Do vậy, những hành vi quá đà nơi công cộng cần phải xử lý nghiêm. Theo tôi, cần bổ sung những luật cấm và hình thức xử phạt cụ thể. Ví dụ, nên có luật cấm thể hiện tình cảm yêu đương thái quá tại trường học, công viên hay nhiều nơi công cộng khác”, LS.Tiến nói. Một cán bộ thanh tra của ngành Văn hóa cũng thẳng thắn cho biết: Hiện tại chưa có một quy định cụ thể về hành vi này, nên rất khó để xử lý vi phạm cũng như áp dụng các hình thức xử phạt hành chính.


    Trước đây, hành vi vi phạm nếp sống văn minh nơi công cộng được quy định tại NĐ 73 của Chính phủ với mức phạt 60 - 100 ngàn đồng. Hiện tại hành vi nói trên đã bị loại ra ngoài sự điều chỉnh của pháp luật.

    Như vậy, theo quy định hiện hành, vấn đề làm tình nơi công cộng không còn được cụ thể hóa trong luật.

    Cùng bàn về vấn đề này, PGS.TS Xã hội học Trịnh Hòa Bình (Giám đốc trung tâm Dư luận xã hội - viện Xã hội học) chia sẻ: “Hành vi thiếu kiềm chế của các bạn trẻ nơi công cộng thể hiện sự thiếu tôn trọng cộng đồng. Văn hóa phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng từ lâu đã mặc định tư tưởng: Những biểu hiện nhạy cảm thuộc về tình cảm cá nhân là sự riêng tư, kín đáo, không nên phơi bày lộ liễu ra bên ngoài. Thế nhưng, xuất phát từ chính sự vị kỷ cá nhân, không biết tới văn minh dân tộc, đồng thời bị ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây nên giới trẻ có những biểu hiện làm đảo lộn trật tự xã hội. Họ đã đánh mất khái niệm làm chủ bản thân”.

    Xu hướng đang lan rộng trong giới trẻ

    Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho hay: “Ở phương Tây, dù có suy nghĩ thoáng hơn trong vấn đề tình dục nhưng việc sex trong công viên, trên đường phố hay nơi công cộng đều bị nghiêm cấm và bị xã hội lên án; thậm chí có thể bị phạt hành chính nặng hoặc đối diện với tòa án. Quan điểm của những nước này là không thể lấy tự do cá nhân để biện minh cho hành vi ảnh hưởng xấu tới cộng đồng và trật tự xã hội, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người khác.


    Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa.

    Lối thể hiện tình cảm táo bạo ở nơi công cộng, chốn đông người đang có xu hướng lan rộng trong giới trẻ. Đó là những hành vi lệch chuẩn trong đạo đức và ứng xử. Một bộ phận giới trẻ đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây, tự coi mình là những người đi trước thời đại. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không phù hợp với văn hóa của người Việt Nam. Hành động như vậy, các bạn trẻ không tôn trọng những người xung quanh và họ khiến người khác coi thường chính bản thân mình. Sex ở nơi công cộng có thể coi là hành vi quan hệ tình dục dị thường”.

    CAO TUÂN

  9. #9
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Lao động từ Algeria 'ăn đói, mặc rách' về nước


    Thứ ba, 17/11/2015 | 19:45 GMT+7

    Bước xuống sân bay, nhiều công nhân còn mặc nguyên áo rách, người "giàu nhất" chỉ còn 95.000 đồng.

    Chiều 17/11, 13 người thuộc số lao động trong vụ việc bị chủ Trung Quốc hành hung ở Algeria về tới sân bay Nội Bài (Hà Nội). Gương mặt mệt mỏi sau chặng bay dài, các công nhân vẫn lộ vẻ vui mừng. Ra khỏi khu làm thủ tục, trong vòng tay của người thân, nhiều lao đồngthốt lên: "Sống rồi".

    Anh Nguyễn Hữu Cẩn (44 tuổi), quê Thạch Thất, Hà Nội) chia sẻ "Tôi mừng lắm. Mừng vì không phải tiền to túi đầy về quê mà mừng về an toàn trở về sau nhiều ngày sống trong lo sợ". Anh Cẩn nằm trong số 38 lao động ở thành phố Khenchela được về nước đầu tiên. Xuống sân bay, anh vẫn còn mặc nguyên chiếc áo xanh công nhân bị đinh móc rách một đường dài ở thân áo. Chiếc áo là đồ hộ lao động do Công ty SIMCO Sông Đà phát cách đây 5 tháng khi ra nước ngoài.


    Nhóm công nhân rời Algeria vào chiều 15/11, quá cảnh ở Dubai, qua Bangkok (Thái Lan) rồi mới về sân bay Nội Bài. Theo phản ánh của anh Cẩn và các công nhân, họ tự làm các thủ tục lên máy bay và không còn tiền trong người khi về nước. Người của công ty SIMCO Sông Đà đã về trên chuyến bay trước đó.

    "Chúng tôi xuống sân bay Bangkok vào chiều tối 16/11, do bị lỡ chuyến nên vạ vật gần một ngày đêm. Nằm chán lại ngồi, ngồi chán lại nằm cho đến 12h trưa nay, lên máy bay mới ăn tạm chút gì đó. Phận làm thuê sao mà khổ nhục thế", anh Cẩn ngao ngán nói và cho hay "sợ đi xuất khẩu lao động lắm rồi, lần này về ở nhà nghỉ ngơi một thời gian rồi kiếm công việc gần nhà để làm".

    Sang Algeria từ tháng 7, anh Cẩn làm thợ mộc, công việc khá vất vả và bị chủ lao động chèn ép. Để đi xuất khẩu, gia đình anh phải vay 47 triệu đồng làm chi phí. Mang theo giấc mộng đổi đời, khi về trong người anh chỉ có 95.000 đồng do những bạn đồng hương còn ở lại, cho để uống nước dọc đường. Nói rồi, anh chìa số tiền trên ra đếm như sợ người chứng kiến không tin.

    Đôi mắt thâm quầng, ông Nguyễn Ngọc Trì (45 tuổi) ôm lấy đứa cháu hơn 2 tuổi hít hà vì nhớ. Ở bên cạnh, anh con rể đi đón bố vợ cũng nửa mừng nửa tủi khi thấy ông bình an về nước. Trước khi đi Algeria, ông Trì từng hai lần đi xuất khẩu lao động ở Libi và Dubai nhưng không tích lũy được gì.

    Đi gần nửa năm, ông gửi về cho gia đình được 4,5 triệu đồng. Bế tắc trước số nợ hàng chục triệu đồng vay mượn nhưng ông tạm gạt đi, không muốn nghĩ đến. "Dù no dù đói nhưng về được là mừng rồi. Chấp nhận thôi. Còn nhìn thấy con cháu là hạnh phúc rồi", ông chia sẻ.

    Vui mừng khi về tới Việt Nam, nhưng các công nhân cũng lo lắng cho người ở lại. Theo lịch, 39 lao động còn lại sẽ được chia làm hai nhóm, về nước vào ngày 18 và 20/11."Anh em bên đó đang rất lo lắng, sợ không được về đúng hạn", lao động Nguyễn Khắc Đức (48 tuổi) cho hay.

    Hiện 13 lao động trên được Công ty SIMCO Sông Đà hỗ trợ mỗi người triệu đồng để về quê và nhận giấy hẹn đầu tháng 12 đến thanh lý hợp đồng.


    Nhóm công nhân đầu tiên ở Algeria về nước vào chiều 17/11. Ảnh: Phương Hòa.

    13 công nhân trên nằm trong số lao động Việt Nam do Công ty cổ phần SIMCO Sông Đà đưa sang làm việc tại Algeria theo hợp đồng với Công ty TNHH xây dựng công trình Đông Nhất Giang Tô. Theo hợp đồng, công nhân được trả lương theo công nhật nhưng nhà thầu tự ý đổi sang lương khoán, công nhân không đồng ý, phản đối nên bị hành hung vào ngày 16/9.

    Sau khi vụ việc xảy ra, Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria đã làm việc với hai bên để tìm hiểu rõ sự việc. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Ngoại giao và các đơn vị liên quan làm việc với cơ quan chức năng ở Algeria, yêu cầu giải quyết vụ việc, đảm bảo quyền lợi của người lao động.

    Sau hơn một tháng làm việc, hai bên thống nhất giải quyết cho 52 lao động về nước (50 công nhân, một đốc công, một phiên dịch). Còn lại 5 lao động có nguyện vọng tiếp tục làm việc được ký phụ lục hợp đồng với định mức khoán mới.


    Phương Hòa
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  10. #10
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    170
    Thanks
    23
    Thanked 21 Times in 16 Posts
    Cuộc đời khó tin của công tử Lời - nổi danh Nam Kỳ lục tỉnh


    Công tử Lời - Châu Văn Sanh - gốc người Hoa. Cha là Châu Xuyên quê Phúc Kiến (Trung quốc), định cư nhiều đời ở Gò Công. Sau đó gia đình chuyển về Măng Thít (Vĩnh Long).

    Vốn là một phú hộ, ông Châu Xuyên rất giàu có nhưng không may sau khi có với ông 3 người con vợ ông qua đời. Trong một chuyến đi buôn ở Mỹ Tho ông gặp bà Đào Thị Bòi là một góa phụ 2 con. Hai người kết duyên ăn ở với nhau hạ sinh được một cậu con trai vào năm ông bước vào ngưỡng tuổi 60.

    Người con chung này là Châu Văn Sanh. Ông từng nói với bà, hai dòng con có đủ trai và gái. Nay có thêm một con chung thì quả là lời (lãi) lắm rồi. Thế là từ đó, Châu Văn Sanh có thêm cái tên Lời, công tử Lời hay cậu Bảy Lời.

    Chuyện kể rất nhiều về cách làm ăn của ông Châu Xuyên. Là người có duyên buôn bán từ thuở nhỏ, ông Xuyên ngay từ lúc thiếu thời đã từng bán đậu phộng rang, lục lạc, các loại thú như gà, mèo, chó làm bằng đất sét tô màu xanh đỏ gắn trên que tre.

    Lời lãi từ bán buôn ông tích cóp dần lâu ngày có được số vốn lớn. Cứ thế mà phát triển. Vận may đến với ông, bán cái gì cũng được, cũng hết. Cuộc sống cứ thế khá dần lên ông cùng mẹ mua đất xây một căn nhà ngay trong nhà lồng chợ Cái Nhum. Có nhà ông mở một tiệm thuốc bán các loại thuốc thông thường phục vụ bà con.

    Nhiều cụ già ở chợ Cái Nhum kể lại, nhiều người bán ế, nhiều ghe thương hồ không bán được hàng, ai nấy đều đến gặp ông nhờ ông giúp đỡ. Ông mua lại tất cả các mặt hàng đó rồi chất ngay trong nhà mình để bán. Ông bán rất nhanh hết và lãi rất khá. Có lần, một ghe đến chợ Cái Nhum bán đá mài. Bán mấy ngày mà chẳng được bao nhiêu. Chủ ghe chán nản định bỏ đi nơi khác. Trước khi đi, họ đến gặp ông nhờ ông mua giúp. Ông đồng ý lấy hết ghe. Hàng chất đầy nhà nhưng cũng chỉ mấy ngày sau người mua đến nườm nượp và mua sạch ngay sau đó.

    Vốn liếng càng ngày càng tăng. Ông Xuyên mua thêm ruộng cho tá điền thuê. Mỗi năm, lúa ông thu được lên đến hàng chục ngàn giạ.

    Cậu Bảy Lời chào đời đúng vào giai đoạn cực thịnh của cha. Cậu sinh năm 1911 tại làng Chánh Hội quận Cái Nhum nay là thị trấn Cái Nhum huyện Măng Thít (Vĩnh Long).

    Theo lời kể của bà Huỳnh Quan Thư nay đã ngoài 70 tuổi - người cháu gọi cậu Bảy Lời bằng dượng - thuở thiếu thời của công tử Lời được cha thương yêu chiều chuộng. Mới 16 tuổi ông đã được sắm cho xe hơi chạy khắp Vĩnh Long. Mỗi tuần ông ngồi xe hơi lên tận Tây Ninh, Biên Hòa, Bình Dương để đi săn. Sẵn xe, công tử Lời ngao du khắp nơi. Cả vùng đất Nam kỳ Lục tỉnh không nơi nào không có dấu chân của ông.


    Chân dung công tử Lời Châu Văn Sanh

    Không như những thanh niên con nhà giàu khác ném tiền vào những cuộc vui, công tử Lời dùng những đồng tiền có được từ gia đình để giúp đỡ, cưu mang những mảnh đời có hoàn cảnh khó khăn bi đát.

    Yêu nước,thương dân

    Được cho ăn học đàng hoàng, được cung phụng đầy đủ về vật chất, ngay từ nhỏ công tử Lời đã sớm bộc lộ tính cương trực, yêu công bằng lẽ phải. Công tử lời kết giao với bạn bè khắp nơi không phân biệt sang hèn, luôn rộng mở tấm lòng để chia ngọt xẻ bùi với người cùng khổ.

    Nhận thấy việc đóng thuế thân mà chính quyền Pháp thuộc áp đặt với người Việt là điều phi lý, ông đã nhiều lần bày tỏ thái độ bực bội và căm tức. Ông đã từng lấy tiền của gia đình đích thân đi đóng thuế cho những người dân bị Pháp bắt vì thiếu thuế.

    Nhiều lần cha ông sai đi thu lúa ruộng ông đều về báo lại: "Năm nay mất mùa, tía giảm bớt cho bà con nghe".

    Tá điền đối với ông như người thân - một điều hiếm có ở thời điểm ấy. Ông sống gần gũi với họ, ăn cùng mâm có khi ngủ cùng chiếu. Ông hiểu nỗi cơ cực của họ và cũng chính vì điều này đã làm cho công tử Lời luôn cắn đắng, ray rứt ...

    Những dịp lễ, tết tá điền thường hay cống nạp cho chủ ruộng những món quà như gà vịt lúa nếp. Nhiều người thiếu ăn cũng phải chạy vạy cho có để chủ còn cho tiếp tục làm ruộng có lúa mà ăn. Sau khi cha chết, công tử Lời lên thay. Lệ cống nạp này đã được bãi bỏ. Cậu Bảy Lời từ chối tất cả các phẩm vật của bà con mang tới đồng thời còn cho người ra chợ mua hàng chục cây vải về phát không cho vợ con tá điền.

    Năm 1929 -1930, lúc chưa tròn 20 tuổi, cậu Bảy Lời tham gia các hoạt động yêu nước. Ngày 5/6/2930 trong cuộc biểu tình có qui mô trên 2000 người thuộc 3 huyện Châu Thành, Tam Bình và Vũng Liêm tham gia trên liên tỉnh lộ 7 (nay là quốc lộ 53), công tử Lời là người cầm cờ đi đầu. Cuộc biểu tình lan đến tỉnh lỵ Vĩnh Long, khi ngang qua Văn thánh miếu bị Pháp ngăn chặn. Tỉnh trưởng Vĩnh Long Ele Pommez ra lịnh đàn áp. Súng nổ. 8 người chết tại chỗ. 60 người bị đánh và bắt đi trong đó có Châu Văn Sanh tức cậu Bảy Lời.

    Ông bị bắt, đánh đập tra tấn tù tội nhiều lần nhưng lần nào cũng được gia đình dùng tiền ... chạy án để được tha.

    Được biết, năm 1928 trước khi chết ông Châu Xuyên có giao lại cho con dâu là bà Võ Thị Phối, vợ cậu Bảy Lời một va-ly tiền trong đó chứa toàn giấy bạc bộ lư (loại 100đ tiền có mệnh giá cao nhất thời bấy giờ). Cũng chính nhờ va-ly tiền này đã cứu được cậu Bảy Lời nhiều lần thoát vòng lao lý.

    Trong quyển sách viết về công tử Lời, bà Huỳnh Quan Thư có cho biết thêm cậu Bảy Lời là người giao du rất rộng. Tại nhà ông từng chứa nhiều nhà hoạt động như TBT Nguyễn Văn Linh. Không những thường xuyên liên lạc với những người cộng sản, công tử Lời qua lại rộng rãi với nhiều trí thức yêu nước khác như Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh.

    Căn nhà của công tử Lời là nơi dừng chân của các cán bộ thuộc xứ ủy Nam kỳ trước khi tỏa đến nơi khác. Năm 1937, một nhà sách có tên Đời Mới được mở ra tại Cần Thơ bày bán các loại sách có tư tưởng tiến bộ. Cậu Bảy Lời là chủ nhân nhà sách đó. Được 2 năm, năm 1939 Pháp khủng bố đóng của nhà sách và bắt cậu Bảy Châu Văn Sanh. Lần này chúng đày cậu ra Côn Đảo.

    Đây là lần bị bắt thứ 5 và cũng là lần cuối cùng. Theo bản án, câu Bảy Lời Châu Văn Sanh được trả tự do vào ngày 3/7/1943 nhưng trước đó một tuần, cậu mắc bệnh kiết ly không được chạy chữa đã qua đời trong ngục tù. Hiện mộ liệt sĩ Châu Văn Sanh vẫn còn tại nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo.

    Các công tử con nhà giàu ở Nam kỳ lục tỉnh vào những năm đầu thế kỷ 20 thường có thành tích ăn chơi quậy phá. Với công tử Lời - một trường hợp hi hữu - con nhà giàu nhưng lại yêu nước thương dân ghi danh lịch sử!

    Trần Chánh Nghĩa

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •