Trang 14/17 ĐầuĐầu ... 41213141516 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 131 tới 140 của 164

Chủ đề: Thiều Tộc Thi Ca "Tinh Tuyển"...

  1. #131
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Tháng Tư... Hạ Về !


    Chẳng còn thấy khí se se lạnh
    Giọt sương rơi lóng lánh hôm nao
    Bầu trời ngày tút nút cao
    Đêm sao sáng rứng đến nao nao lòng.

    Trăng rọi chiếu sóng sông lấp lánh
    Đồng chiều nghiêng cho cánh cò bay
    Mắt em trong vắt anh say
    Tháng tư hoa gạo đong đầy nhớ thương.

    Bằng lăng nhuộm nên trường tím biếc
    Nhánh phượng hồng trên chiếc giỏ xe
    Tiếng chim tu hú kêu hè
    "Chia xa" hai tiếng mới nghe nát lòng.


    Mây từng mảng thinh không lãng bảng
    Giữa giờ chơi thốt thảng mắt ai
    Dưng dưng trong lúc thảo bài
    Run run khi đọc "ngày mai"... lệ nhòe.

    Chẳng còn thấy khí se se lạnh
    Giọt sương rơi lóng lánh hôm nao
    Bầu trời ngày tút nút cao
    Đêm sao sáng rứng đến... nao nao lòng.

    Tp.Thanh Hóa, ngày 15.4.2017
    Quêchoa_Thanh hóa

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  2. #132
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    BỎ ĐI, ĐÀN NHÁ ! CÙNG CA HÁT HÈ !!!


    Đời vốn dĩ chả chi, tôn quý
    Sống hiền lương "giỏi" chỉ, trăm năm
    Trong khi ở "ác" chín lăm
    Tiền nhiều chín tám cũng nằm... xuôi tay. Hờ... hờ...

    Đời nào biết sống nay, mai chết
    Tối ba mươi nói tết, chắc chưa ?
    Có đâu trời mãi cứ mưa
    Có đâu chuyện mãi cứ trưa... không chiều.

    Chả có đếch mĩ miều được mãi
    Số tại thiên nào cãi được đâu
    Thế nên nghèo cũng chớ sầu
    Cứ vui vẻ sống đếch cầu... khấn chi ?.

    Cứ hỷ xả từ bi bác ái
    Sống phóng tâm chớ trái mệnh dzời
    Giàu rồi cũng bữa... nghèo thôi (luân hồi mà)
    Khó khăn mãi cũng có hồi... lên hương.


    Vua Thành Thái

    Số phận khiến tha phương cầu thực
    Cũng nên "mừng" buồn bực ích chi
    Mấy thằng quen thói... khinh khi
    Chết xong cũng hết... "Có đi không về".

    Giàu có cỡ vua Lê chúa Trịnh
    Cháu con nay chả "thịnh" mà hèn
    Ra đời cũng sống bon chen
    Cũng lòn cũng cúi cũng ghen... chả giàu ?!

    Vua Thành Thái chứ đâu... xa lắc
    Cháu con nay không cắc... bạc tiêu
    Con ông Hoàng tử Vĩnh Giu
    Nay làm tài xế có điều... xe ôm (!).


    Hoàng tôn Nguyễn Bảo Tài

    Hội đồng Trạch có hôm... đốt bạc
    Luộc trứng ăn khiến các... khách kinh
    Biết đâu dòng họ Trần Trinh
    Chạy xe ôm những mưu sinh... có ngày !.

    Đời vốn dĩ sống nay mai chết
    Tối ba mươi nói tết !... Chắc ha ?
    Sao không ai dám chắc cà
    BỎ ĐI, ĐÀN NHÁ ! CÙNG CA HÁT HÈ !!!

    TP.HCM, ngày 18.4.2017
    Shaolaojia_Người Họ Thiều
    ___________________
    * Hoàng tôn Nguyễn Phước Bảo Tài (sinh năm 1964-Giáp Thìn, tuổi rồng mà chả phải rồng (!)) con út của hoàng tử Vĩnh Giu (con trai thứ của vua Thanh Thái) thân tuy là con cháu hoàng tộc nhưng hiện phải mưu sinh bằng nghề chạy xe ôm ở Sài Gòn kiếm tiền nuôi vợ và đứa con gái tật nguyền. Ông nghèo, bi đát đến độ muốn về Huế một lần để biết Hoàng cung (ông sinh ra và lớn lên ở Cần Thơ), thắp hương cho vua ông Thành Thái và cho cha mà cả đời không thể nào thực hiện được. Phải đến tháng 3/2016, nhờ có Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tài trợ vé máy bay, tiền ở khách sạn 5 ngày và tặng thêm 2 triệu cho gia đình... thì ước mơ ấy mới trở thành hiện thực. Hiện vợ chồng Hoaangf tôn Nguyễn Phước Bảo Tài đang sống tại khu nhà trọ trên đường Hoàng Hưng (P. An Lạc, Bình Tân, TP.HCM).


    Trần Trinh Đức, con trai của Công tử Bạc Liêu chạy xe ôm ở Sài Gòn.

    ** Tức Hội đồng Trần Trinh Trạch, vốn là người giàu có nức tiếng ở Bạc Liêu, ông chính là cha đẻ ra Trần Trinh Huy (Ba Huy) chàng Công tử Bạc Liêu khét tiếng ăn chơi trong lịch sử nước Việt. Dòng họ Trần Trinh giàu nhất xứ Bạc Liêu, từng dùng tiền luộc trứng (chính xác việc này là Công tử Bạc Liêu làm chứ không phải ông Hội đồng. Nói ông Hội đồng đốt tiền luộc trứng là ngoa ngôn - TG) nhưng đến đời thứ 3, cháu nội ông Hội đồng là Trần Trinh Đức (con trai của Công tử Bạc Liêu) thì gia cảnh ngày một mạt. Ông Đức phải tứ xứ bôn đào, phải tha hương cầu thực, chạy xe ôm trên Sài Gòn kiếm miếng ăn (coi hình phía dưới). Rất may, do nhu cầu phát triển du lịch nên ông Đức hiện được UBND tỉnh Bạc Liêu đón về và làm chân giới thiệu, hướng dẫn khách du lịch tại chính căn nhà của cha, ông mình. So với Hoàng tôn Nguyễn Phước Bảo Tài, hậu duệ của Công tử Bạc Lưu có vẻ tốt hơn ?!.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  3. #133
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    KỂ CHUYỆN MƠ "PHƯỢT" DƯỚI HOÀNG TUYỀN !


    Hôm trước ngủ mớ sao đi "phượt"
    Dưới Hoàng tuyền sợ tướt mồ hôi
    Khóc kêu... cho phép luân hồi
    May sao nghe tiếng: Dậy thôi..., sáng rồi !

    Vừa nhập mộng đang ngồi hóng mát
    Thấy hai người vừa hát vừa đàn
    Người đen mặt ngó rất gian
    Trong khi người trắng giọng khàn rất ghê.

    Hỏi "Nhị vị người quê đâu tá ?
    Tiểu nhân quê rau má xứ Thanh"
    Hai người nghe hỏi lanh chanh
    Nói quê gần đấy tính danh VÔ THƯỜNG.

    Rồi họ kể quê hương Thanh Hóa
    Nhòm thế thôi xinh quá trời xinh
    Quốc gia xứ ấy địa linh
    Non xanh nước biếc hữu tình lắm ku !

    Địa danh có sông Chu sông Mã
    Cầu Hàm Rồng rồi cả... Tây Đô
    Núi Nưa bà Triệu đánh Ngô
    Dân ca nổi tiếng hò dzô... ta... hầy.

    Xong lại nói "ta đây đi phượt
    Các hạ đi một lượt cho vui !"
    Còn đang tính kế thoái lui
    Thất kinh khi thấy đã chui đường hầm.

    Không chủ động nên tâm sầu muộn
    Túi không tiền có muốn "phượt" đâu ?
    Hoảng hồn gặp lão mặt trâu
    Quay đầu Hắc - Bạch chạy đâu mất rồi.


    Ngó trước mặt ôi thôi khủng khiếp
    "Quỷ môn quan"... hết kiếp thực rồi
    Khóc gào nói "Đếch phải tôi
    Các ngươi bắt lộn mẹ rồi... thả ra !".

    Chợt có lão Diêm La Đại Đế
    Quát "Ngậm mồm ! Im để tao tra"
    Thưa: Vâng ! Con lạy gia gia
    Xin người cứu xét điều tra tỏ tường !

    Diêm vương bảo "Quê hương đâu tá ?"
    Quýnh quáng thưa "Y Xá thưa ông !" *
    Vặn thêm "Phải vợ tên Hồng ?"
    Nói câu "Thưa phải... răng ông biết hè !".

    Diêm La quát: Dze ! Dze**... biến... biến !
    Quỷ mặt trâu nhất phiến mặt xanh
    Giống y như thể luống hành
    Gặp cơn bạo vũ tanh bành xác xơ.

    Thấy sự lạ giả lơ bắt chuyện
    Diêm la: "Đông không tiện nói đâu
    Tổ cha mấy đứa mặt trâu
    Trông hiền vậy chứ ngu lâu biết gì !?

    Chúng đâu biết quê mi Thanh Hóa
    Tuổi mi nào đà quá một trăm
    Vậy mà vác mặt đến thăm
    Bắt mi xuống địa phủ nằm... láo hây !".

    "Gia ! Minh chứng con đây nào biết
    Nãy hỏi thăm chúng tiết lộ đâu ?
    Nhất là thằng quỷ mặt trâu
    Quát con: Tao đập vỡ đầu... tin ko ?".


    Nói: Số chết đừng hòng có cãi
    Mới nghe qua con vãi cả hồn
    Âm ty pháp luật thượng tôn
    Nên con đâu dám làm ỒN gì đâu.

    Diêm La bảo "Mày đầu xanh ngắt
    Thấy phụ nhân máy mắt chết gì !
    Biết không, sau Quỷ Môn ni
    Hoàng tuyền đại lộ có đi không về !".

    "Hoa bỉ ngạn đẹp mê hồn phách
    Vọng hương đài ma khách dừng chân
    Một lần bái vọng hương thân
    Uống canh bà Mạnh dương trần lãng quên".

    "Đúng... đúng... đúng... mày lên rồi hả ?"
    Bẩu "Có đâu nghe tả vậy thôi..."
    Diêm La chợt bảo: Mời ngồi !
    Bỗng nghe mụ vợ: Dậy thôi, dậy nào !

    ...

    Hôm trước ngủ mơ sao đi "phượt"
    Dưới Hoàng tuyền sợ tướt mồ hôi
    Khóc kêu... cho phép luân hồi
    May sao nghe tiếng: Dậy thôi..., sáng rồi !

    Tp.HCM, ngày 11.5.2017
    Shaolaojia_Thiều Sơn​
    _______________
    * Y Xá, tên làng xưa. Nay là thôn Văn Bắc xã Đông Văn, quê hương của Shaolaojia.
    ** Tiếng miền Nam kêu "dze" tức là lui, lùi. Ý quát quỷ mặt trâu cút đấy... Hic híc.

    Nguồn: Bài viết đã được đăng trên trang thơ của dòng họ Thiều VN, địa chỉ truy cập:

    http://www.thieugiathivantuyentapluc.com/874-2/

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  4. #134
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Hóng Về Đào Sơn !


    Dù phiêu bạt, mưu sinh đất khách
    Lòng cháu con, Nhuận Thạch hướng về
    Tha phương bao nỗi bộn bề
    Đêm mơ thốt thảng nhớ quê núi Đào(1).

    Mảnh đất ấy với bao huyền thoại
    Sinh anh hùng trấn cõi Lạng Giang(2)
    Khiến Chu gia(3) chẳng dám màng
    Chiêm Thành sợ tiếng chẳng sang nhạ phiền.


    Nơi phát tích tổ tiên Thiều Tộc
    Vùng sản sinh công bộc đống lương(4)
    Hết lòng phù hộ quê hương
    Sinh vi lương Tướng - Tử tương vi Thần(5).

    Công cao ấy muôn dân vẫn nhớ
    Đức trọng kia chép ở sử xanh
    Đào Sơn miền đất hiền lành
    Dẫu xa con cháu đâu đành lãng quên.


    Đêm vẫn nhắc nhớ tên Triệu Xá
    Làng Triệu Tiền rồi cả Kẻ Bôn
    Phù Lưu, Y Xá, Điện Bàn
    Cẩm Khê, Hà Tĩnh(6)... vạn ngàn yêu thương.

    Dẫu xa cách quê hương đất tổ
    Dù khó khăn gian khổ thể nào
    Cháu con đêm vẫn chiêm bao
    Vẫn thương, nhớ, hóng núi Đào... cố hương.

    Tp.HCM, ngày 20.5.2017
    Người Họ Thiều.
    ____________
    (1). Núi Đào còn gọi là Đào Sơn, núi Chiểu, xưa thuộc đất Thọ Sơn, Tổng Thanh Khê, phủ Thiệu Hóa (nay là làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa).
    (2). Anh hùng trấn cõi Lạng Giang chính là Đức ông Thiều Thốn, người về sau được nhà Trần sắc phong "Thượng Đẳng Phúc Thần Đại Vương" lại sai dân các nơi lập đền thờ, hương khói quanh năm. Theo Đại Việt sử ký: "Bấy giờ, phía Bắc đang có nạn nội chiến, Chu Nguyên Chương (Minh Thái Tổ sau này) đang đánh nhau với Trần Hữu Lượng, triều đình nhà Trần rất lo sợ. Thiều Thốn (1326 - 1380) bấy giờ đương giữ chức Kim Ngô Vệ tướng quân, thân lại là Phò mã Đô úy nên được Thượng Hoàng Trần Nghệ Tông tin cẩn, ủy thác trọng trách Phòng ngự xứ Lạng Giang. Sử ký viết: "Thiều Thốn giỏi an dân, khéo vỗ về, phủ dụ quân sĩ nên ai cũng yêu kính. Ông tận trung báo nước, hết lòng vì công việc, có công rất lớn trong việc giúp vua giữ yên bờ cõi, giúp nhân dân an cơ lập nghiệp. Trong giữ vững cơ nghiệp nhà Trần, ngoài trấn áp, tránh sự nhòm ngó của ngoại bang...".
    (3). Chu gia tức Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương.
    (4). Ý nói một người có tài năng, làm trụ cột cho nước nhà. hay một họ nào đó có nhiều con cháu giúp nước lợi dân thì cũng xem là trụ cột, Cũng còn có nghĩa người đó, họ đó là tiêu biểu cho bá tánh nhân dân noi theo. Từ Đống lương "棟梁" : Rường cột, rường cột của nước nhà, còn gọi là "đống lương xã tắc" (棟梁社稷) được hiểu là những người trọng yếu, rường cột của quốc gia. Đống 棟 và lương 梁 là 2 từ đều dùng để chỉ cây đòn dông (một số vùng kêu cây đòn đông), tức là cây xà ngang trên nóc nhà. Khi xưa, khi làm nhà mới người ta phải chọn ngày lành, trai gội sạch sẽ và làm lễ cáo tế trời đất, tổ tiên. Lễ này còn gọi là lễ Thượng lương (上梁), lễ gác đòn dông hay lễ cất nóc, đây là lễ được coi là cực trọng, đến nay dù xã hội hiện đại nhưng lễ Thượng lương vẫn duy trì.
    (5). Dòng họ Thiều nguyên xuất xứ từ núi Đào Sơn (Nay là đất Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn), tính từ đức Thủy tổ Thiều Kim Tinh đến nay đã trải gần 700 năm lịch sử. 700 năm hòa mình cùng dân tộc, dòng họ Thiều đã sản sinh nhiều bậc hiền tài như Đức ông Thiều Thốn; Lê triều Đệ Nhị giáp tiến sĩ Lại Bộ Thị Lang kiêm Lễ Bộ Tham tri, Thượng thư Thiều Quy Linh (xuất sinh ở làng Y Xá, xã Đông Văn), người được nhà Nguyễn sau này tôn kính sắc phong là “Lại Bộ Thượng Thư Tiết Nghĩa Tôn Thần”, gia phong “Quảng Ý Dực Bảo Trung Ương Thượng Đẳng Thần”; Lê Triều Tham Chính - Thám Hoa Thiều Sĩ Lâm (xuất sinh ở Kẻ Bôn, xã Đông Thanh) ông thi đỗ Thám Hoa (khoa Canh Tuất, 1670). Làm quan giữ chức Tham Chính, hàm Nhất phẩm nổi tiếng đức cao vọng trọng trong triều; Thượng Kỳ Tả Cơ Đội trưởng Thiều Văn Thái là võ quan dưới triều nhà Lê (khoảng niên hiệu Cảnh Hưng 1740-1780); Võ Huân Tướng Công – Lực Sĩ Hiệu Úy Thiều Văn Hoành (Y Xá sinh nhân). Đức ông Thiều Văn Hoành trúng truyển Cử Nhân võ vào niên hiệu Cảnh Hưng (景興) năm thứ 40 đời vua Lê Hiển Tông (1780), Ngài được triều đình tin phục và giao giữ nhiều trọng trách như chức Kỵ Úy tướng quân, Vệ Quân Sự Vụ (hàm Tòng Tam phẩm, đây là một chức võ quan quan trọng trông coi về việc quân cơ trong triều),… Cuối đời được vua sắc phong “Võ Huân Tướng Công Thần Võ”, “Vệ Quân Sự Vụ Tham Đốc Hoành Thọ Hầu” v.v. Là dòng họ có nhiều đóng góp to lớn đối với quê hương đất nước.
    (6). Địa danh, tên 1 số địa phương nơi có các chi họ lớn, tập trung đông đúc tộc người họ Thiều.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  5. #135
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    THA HƯƠNG - CHIỀU NHỚ MẸ !



    Chiều nhìn cuối, chân trời tím ngắt
    Lòng chạnh buồn, khóe mắt chợt cay
    Giở tay lẩm bẩm giờ này
    Mẹ quê hẵng bận loay xoay chống "chèo".

    Tám tư tuổi, cái nghèo còn bám
    Không phải, sao... nấu cám, băm bèo
    Vẫn còn quanh quẩn gà, heo
    Góp gom từng cắc "đuổi" nghèo đó sao ?


    Tám tư chửa, ngày nao ngơi nghỉ
    Giấc chẳng sâu, vận "bỉ" còn đeo
    Quẩn quanh hết chó đến mèo
    Mảnh vườn khiến mẹ tôi queo quắt gầy...

    Ai người giống, Mẹ này... Mẹ nhỉ ?
    Bảy đứa con, vẫn bỉ vẫn bần
    Mở mồm toàn nói nghĩa nhân
    Lớn lên bỏ Mẹ...trơ thân một mình !

    Mở mồm nói, sống tình sống nghĩa
    Mở mồm răn, con trẻ chớ hư
    Nào là hai chữ "công - tư"
    Đối nhân lấy chữ "tín - từ" làm căn ?!


    Nay để Mẹ, khó khăn vất vả
    Bảy bận sinh, già cả... vô "thân"
    Sáng ra tẩn ngẩn, tần ngần
    Hóng nơi đầu ngõ mấy lần lệ rơi...

    Chiều nhìn cuối, chân trời tím ngắt
    Lòng chạnh buồn, khóe mắt chợt cay
    Giở tay lẩm bẩm giờ này
    Mẹ quê hẵng bận loay xoay... chống nghèo !.

    Tp.HCM, ngày 15.6.2017
    Shaolaojia_Thiều Ngọc Sơn
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  6. #136
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    CHIỀU NHÌN CUỐI CHÂN TRỜI NHỚ MẸ (2) !


    Chiều nhìn cuối chân trời tím ngắt
    Ngó tà dương dần tắt buồn thiu
    Cố hương giờ chắc cũng chiều
    Cũng tàn tia nắng gió hiu hiu buồn.

    Chắc giờ mẹ mắt luôn trông ngóng
    Mỏi mòn mong hình bóng quen thân
    Hay lùa gà ở cuối sân
    Chửi yêu "vện" bảo đơn thân... giống bà !

    Khóc thương mẹ thân già côi cút
    Một đời người chẳng chút thảnh thơi
    Gốc Thung một sáng rụng rơi
    Bỏ cây Huyên cỗi chơi vơi một mình.


    Con nhớ mãi bóng hình của mẹ
    Buổi tiễn con dặn khẽ chớ lo
    Sông không chỗ lội có đò
    Con đi việc nước cố cho vẹn toàn.

    Lời của mẹ vẫn còn văng vẳng
    Mấy chục năm vẫn chẳng phôi pha
    Có chăng nay mẹ thân già
    Vẫn còn vất vả lỗi là tại con.


    Con vẫn biết mẹ mòn mỏi đợi
    Cả cuộc đời vời vợi nhớ nhung
    Dẫu chưa một lúc thung dung
    Mẹ tôi chưa một lúc chùng niền tin.

    Chiều nhìn cuối chân trời nhớ mẹ !!!

    Tp.HCM, ngày 30.6.2017
    Thiều Ngọc Sơn
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  7. #137
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Trò Chuyện Cùng Ma Nhân Cô Hồn Tiết


    Tiết tháng bảy, Người - Ma trò chuyện
    Giọng thầm thì, giống "nguyện"... không to
    Đầu tiên quanh chuyện đói no
    Sau quay qua chuyện lo bò trắng răng.

    Tỉ ti chuyện, như thằng Trump láo
    Tổng thống gì, hổ báo thấy ghê
    Cho Trump chỉ cỡ Huyện Đề
    Hơn răng đồng chí Ích (X) Xê (C) nước mình.

    Bàn đến chuyện thiên kinh động địa
    Ma cũng buông Đm (đù mịa) như ai
    Lệ tuôn khi thấy "chân" dài
    Bán dâm bị bắt tương lai mịt mùng.

    Ma mà cũng ngồi rung đùi bảo
    Mừng nước mình bắt lão Trịnh Thanh
    Ghé tai bảo: Trịnh, trẻ dzanh
    Bắt thằng sau nó tên... anh... Ích (X) kìa !

    ...

    Hỏi Địa phủ, có chia giai cấp ?
    Đường lối sao, bất cập, hay thông ?
    Chủ trương chính sách rõ không ?
    Hay là "ấm ớ" bất công giống trần.

    Dưới Địa phủ, có phân quý - tiện ?
    Có chui lòn, có chuyện chạy "quan" ?
    Tiệc tùng đình đám liên hoan ?
    Lễ mừng thăng chức, tân quan như nào ?


    Còn chưa chết, hỏi sao lắm thế ?
    Trả lời Ma trước để làm quen
    Bởi trên dương giới thân quèn
    Có gì hướng dẫn làm quen dần dần.

    Dưới Địa phủ, có cần phải học ?
    Có không Ma, chuyên thọc bánh xe ?
    Có không, kết cánh chia phe
    Muốn xây biệt phủ, nói nghe... làm nào ?

    Ma nghe gắt, ôi chao phức tạp
    Âm cung nguyên chỉ nạp "vong nhân"
    Thực thi đoàn kết "ma" dân
    Không đa nguyên Đảng, không phân biệt nòi.

    Không có chuyện, loi choi chạy chức
    Đứa nào vầy, lấy cức* trét mồm
    Đứa nào dương giới lôm côm
    Xi trét đầy mồm, hoặc bẻ gãy ku.

    Không có chuyện, "Ngàn thu vĩnh biệt"
    Chẳng đứa nào, bất diệt, quên đi !
    Học thì có đấy, không thi
    Ai làm nấy hưởng, cực kỳ phân minh.

    Ma nào chết, vì binh lửa đạn
    Hoặc do thằng, khốn nạn chơi khăm
    Âm ty tổ chức đến thăm
    Cô hồn tháng bảy, hàng năm... tặng quà.


    Thăng quan chức, chỉ hoa bỉ ngạn
    Không "lên" lầu vì hạn độ cao
    Âm ty không cửa tào lao
    Giống dương giới thích, làm sao thì làm !

    Dương giới bọn, "quan" tham lỡ chết
    Xuống âm ty, lột hết không tha
    Không cho "hưởng" cháo lá đa
    Không cho chế độ thuộc "Ma nhà nghèo" !

    Không có chuyện, "ngáo" trèo cột điện
    Cũng không lo "diễn biến hòa bình"
    Cũng không Ma Đảng quang vinh
    Quốc gia chỉ dzặt âm binh... âm tào...

    Nghe khoái bảo: Hôm nao... xuống thử
    Ma tuyên thề: Một chữ không điêu
    Âm cung trông vậy mĩ miều
    Đếch như dương giới lắm chiêu nhiều trò !?

    Ma dẫu chẳng, có hò sông Mã
    Hò sông La, sông Cả sông Hương
    Cũng không ca cổ cải lương
    Âm cung Địa phủ muôn phương.... thái bình !.

    Tp.HCM, đem 26.8.2017
    Thiều Ngọc Sơn.
    ----------------------
    * Cức, tức cứt. Do Ma nói tiếng người không sõi nên đôi lúc, phát âm nhiều chỗ còn chệch choạc.

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  8. #138
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    NHỚ NGƯỜI XƯA !!!


    Tiết tháng bảy, mưa dầm sụt sịt
    Suốt ngày mưa, mưa miết khôn ngưng
    Mưa ri răng trách người đừng
    Ngồi rơi giọt lệ ngồi ngừng... tương tư !

    Tương tư mấy, chuyện từ đời não
    Chuyện đời nao, chuyện "hão"... rồi buồn
    Rồi ngồi cứ vậy lệ tuôn
    Khóc ông bà chán khóc luôn... người đời !

    Thương xót nhớ, người thời xưa cũ
    Người khi tôi, chưa đủ lớn khôn
    Nhắc thôi đã thấy ruột cồn
    Biết nay ai mất ai còn... mấy ai !

    Tôi nhớ cố, Vinh Đai(1) trước ngõ
    Mặc váy đụp, người nhỏ chẳng to
    Sau nhà cố Huấn(2) cố Hòa(3)
    Nhớ bà Vinh Thắng(4) chửi to... nhất làng.

    Bà chửi lúc, giọng vang như sấm
    Lúc trong thanh, ức ấm nỉ non
    Con gà mất bé cỏn con
    Chửi "Ăn có được ngon ròn không bay !?".

    Cố Kiểm Lức(5), thường hay buôn mắm
    Lúc bán rau, mặt cắm đường làng
    Suốt ngày quang gánh lang thang
    Tấm lưng cong quẹo giọng vang tút trời.


    Cố Bích Đợt(6), người thời gầy đét
    Ông cố Bông(7), chỉ mét ba, tư
    Cao to chỉ cụ Phương Trư(8)
    Họp làng mà đứng cao dư một đầu.

    Đất chẳng tốt, có đâu chim tới
    Bởi cố Gạo, cùng với cố Nầy(9)
    Hai anh em tút mạn Tây(10)
    Rủ nhau cùng xuống làng này an cư.

    Cố Nầy vốn, hiền từ phúc hậu
    Buôn lông gà - con đậu Bách Khoa
    Nhớ ông Lụa Trạch(11) cố Hòa(12)
    Nhớ bà cố Thứ (13) nhớ O Thám Thường(14).


    Còn nhớ cả, cố Bường(15) đóng khố
    Lấy bùn ao, trát đố làm nhà
    Cố Thêu(16) ngay cống sông ra
    Làng ai trật khớp giật là khỏi ngay.

    Ông cố Bá(17), cả ngày thơ thẩn
    Chẳng làm gì, mà vẫn thanh tao
    Suốt ngày ra chán lại vào
    Tịnh chưa thấy chú ngày nao ra đồng.

    O Thám Hỡi(18), gầy tong gầy tếch
    Mặc quần thời, ống "lệch"... vì xăn
    Đời O ngập ngụa khó khăn
    Lại thêm bệnh suyễn ngủ, ăn, chả màng...


    Lúc còn nhỏ, thang thang khắp xóm
    Vu Lan nay, thấp thỏm gọi tên
    "Người xưa" ! Còn đấy chưa quên
    Lòng thành xin chứng ! Mời lên... thì thầm !

    Tiết tháng bảy, mưa dầm sụt sịt
    Suốt ngày mưa, mưa miết khôn ngưng
    Mưa ri răng trách người đừng
    Ngồi rơi giọt lệ ngồi ngừng... tương tư !

    Tp.HCM, đêm 21.8.2017 (30.6. Đinh Dậu)
    Người Họ Thiều.
    _____________
    Chứ thích:
    (1). tức bà cố nội của Thánh Tâm.
    (2). tức bà nội của bác Thuấn Tạu.
    (3). tức bà cố Hà, mẹ của bà Chinh Hà đẻ chú Chương ở làng Văn Bắc bây giờ.
    (4). bà Vinh Thắng sau này chuyển ra Tp. ở không còn ở làng.
    (5). bà đẻ ra bà Hùng Mai, bà Kiểm.
    (6). cố Đợt nhà ngay trước ngõ
    (7). cố Bông là ông của ông Chung lấy bà Quang Giàu (nhà hiện trước mặt nhà ông Tâm Sang, ông Chung nay cũng chết rồi). Ông cố Bông đây không phải là cụ cố đẻ ra ông Khoa Bông (bố của ông Khoa, ông Ngọc). Cố Bông ngày xưa ở trong cái nhà kho chứa thuốc trừ sâu (ngay sau nhà ông Thanh Ong), cái kho đó xưa nó nằm ngay nhà chị Phỏng bây giờ.
    (8). ông Phương Trư là anh em bên lối nhà ông Ngọc Thao, ông Cúc Thái. Bà Quang Giàu lấy ông Phương (vợ lẻ), sinh ra chị Phương, ông Thiện còn ông Chung, thím Quang (Dân) là con riêng của bà Giàu.
    (9). ông Nầy (bố đẻ ra thầy giáo Nầy), ông Gạo (ông nội của thằng ku có nick Quân Còi).
    (10). tức xã Đông Hòa, nằm phía Tây xã Đông Văn.
    (11). cha nick Nghiêu Hải.
    (12). ông Nội nick Hạnh Trần.
    (13). tức bà Nội của Thiều Lợi, Thiều Thắng...
    (14). bà O của Shaolaojia người thôn Văn Nam.
    (15). tức ông Hà Bường, cha của ông Hòa Hà (trước nhà ở ngay sau nhà Shaolaojia, sau chuyển ra bãi Lăng, xóm trại).
    (16). tức ông Nội của Thiều Quanh Thành.
    (17). cha của nick Thiều Văn Bảy.
    (18). bà nội của Bác sĩ Trần Đình Dũng.

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  9. #139
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jun 2012
    Bài gửi
    260
    Thanks
    32
    Thanked 36 Times in 35 Posts
    HỌ THIỀU HƠN SÁU TRĂM NĂM…



    Họ Thiều hơn sáu trăm năm
    Lúc nào cũng đẹp tựa rằm ánh trăng
    Với “người” ! Ta trẻ như măng
    Bởi chưng sức sống bảo răng… tràn đầy.

    Thiều gia con cháu xum vầy
    Lạ quen, không biết gặp quây quần mừng
    Nghĩa tình chẳng khác nhánh gừng
    Ngàn năm chả đổi thơm lừng… cay cay.

    Người Thiều từ xửa xưa nay
    Khó khăn gian khổ chẳng thay đổi lòng
    Gái hiền mà chẳng cãi chồng
    Chả tâm ganh ghét tranh công với đời.

    Trai Thiều tâm tính tuyệt vời
    Chẳng cờ bài bạc rượu thời… tí thôi !
    Uống cho “thắm” kiểu trầu – vôi
    Vài ly cốt nuốt cho trôi… “sự” đời.

    Trai Thiều thoạt tưởng… lả lơi !
    Nhưng “chuyên” công việc sự người… ít quan
    Xinh giai lại chẳng lăng loàn
    Có chăng “bị” gạ chứ… toàn vô can.

    Người Thiều chẳng có tính gian
    Xưa nay chưa thấy ai “bàn” việc ni ?
    Báo đài tin tức thiếu gì
    Tuyệt không một chữ “gian phi”(1) họ Thiều.


    Người Thiều lành tính ít điêu
    Có sao bảo thế chẳng chiều bớt thêm
    Trong nhà ngoài ngõ ấm êm
    Không thằng ngáo đá “hương”(乡= hương thôn) đêm… giấc nồng.

    Họ Thiều không bán núi sông
    “Quốc gia hữu sự” hết lòng phò nguy
    Gương xưa Thiều Thốn(2) đây chi ?
    Quy Linh(3) tuẫn tiết chết vì nước non.

    Họ Thiều lòng dạ sắt son
    Thiều Hoành(4) Thiều Thái (5) sử còn tạc ghi
    Lê Triều Tham Chính(6)… nữa chi
    Gương xưa hộ quốc chưa khi nào mờ.


    Toàn cảnh đền thờ Trần triều “Kim ngô vệ – Thượng trụ quốc” Thiều Thốn Tướng quân.

    Đào Sơn phát tích lăng cơ(7)
    Đất làm nên những áng thơ lặng thầm
    Họ Thiều hơn sáu trăm năm
    Lúc nào cũng tựa ánh rằm… lung linh !

    Tp. HCM, ngày 02/9/2017
    Người Họ Thiều
    ———————
    (1). Gian phi: kẻ dối trá, phường trộm cắp, chuyên làm những việc trái với luân thường đạo lý, trái pháp luật.

    Đối với họ Thiều, xưa nay con cháu đều kiệm ước, tuân thủ giáo huấn của các bậc phụ huynh, tiền bối. Bởi vậy, dù cuộc sống còn vạn ngàn gian khó nhưng con cháu nhà họ Thiều xưa nay, từ Bắc chí Nam tịnh không thấy (ghi nhận từ báo đài, các hãng truyền hình và thậm chí là phản ánh của các báo phản động, báo lá cải) một trường hợp nào làm điều trái với luân thường đạo lý, trái pháp luật.

    (2). Thiều Thốn (1326 – 1380): Làm quan đời nhà Trần, được các vua nhà Trần coi như bậc đống lương của triều đình và được bao phong “Phụ quốc Thượng tướng công” , “Kim Ngô vệ Phò mã Đô úy”, “Lạng Giang Phòng ngự sứ”. Khi mất được sắc phong “Thượng đẳng phúc thần Đại vương” lệnh cho nhân dân lập đền thờ tự.

    (3). Quy Linh tức Mạ Tặc Thượng Đẳng Thần – Thượng Thư Bộ Lại Thiều Quy Linh (1479-1527).

    Đức ông Thiều Quy Linh tên húy là Lãng, tự là Trực Lương (cháu đời thứ 6 của đức Thiều Thốn, người làng Y Xá, nay là xã Đông Văn, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) thi đỗ Đệ Nhị giáp tiến sĩ (hiện còn trong bia Tiến sĩ ở văn miếu Quốc Tử Giám), làm quan đến chức Lại Bộ Thị Lang kiêm Lễ Bộ Tham tri, Thượng thư Thọ Xuyên Hầu.

    Vào triều vua Lê Chiêu Tông đức Thiều Quy Linh được sung chức Bồi Tòng tả thị lang tháp tùng đoàn sứ thần sang sứ bên Trung Quốc. Khi đoàn sứ thần về đến cầu Long nhĩ, sông Nhị Hà (sông Hồng bây giờ) nghe tin Mạc Đăng Dung bắt và giết chết vua Lê Chiêu Tông (năm 1526), phế truất Cung Hoàng tự lên ngôi lập ra nhà Mạc. Đức ông khóc lóc tiếc thương cho cơ nghiệp nhà Hậu Lê đồng thời chửi bới ngụy Mạc hết lời sau đó nhảy xuống sông Nhị Hà tuẫn tiết. Niên hiệu Thành Thái năm thứ 2 (1890), nhà Nguyễn vì tôn kính gương tuẫn tiết của bậc trung thần bèn sắc phong đức Thiều Quy Linh là “Lại Bộ Thượng Thư Tiết Nghĩa Tôn Thần”, gia phong “Quảng Ý Dực Bảo Trung Ương Thượng Đẳng Thần” lệnh cho dân lập đền thờ quanh năm cúng tế nhằm xiển dương gương sáng của các bậc trung thần hết lòng vì xã tắc (nhà thờ trước ở xóm Quang thuộc Y Xá xã.

    Sau Cách mạng văn hóa, đền thờ của đức Thiều Quy Linh đã bị đám “ngu” quan ra lệnh đập bỏ, hiện chỉ còn sót lại một số dấu phế tích.


    (4). Thiều Hoành tức Võ Huân Tướng Công – Lực Sĩ Hiệu Úy Thiều Văn Hoành

    Đức Thế Tôn Thiều Văn Hoành tên chữ là Phúc ( 福) hiệu là Thuần Nhã được sinh ra trên mảnh đất hiền hòa, thấm đậm tình giao hảo, đoàn kết gắn bó giữa hai họ Thiều và họ Trần (đến nay, trong làng chủ yếu vẫn hai họ Thiều – Trần, đi đâu cũng là anh em, không bên cha tất bên mẹ), lại có truyền thống gia đình danh gia vọng tộc, nhiều đời làm quan lớn trong triều. Bản thân thân phụ Thiều Văn Thái đương chức võ quan tại triều do vậy, Thế tôn Thiều Văn Hoành ngay từ nhỏ đã lộ rõ chí khí của bậc trượng phu, tư chất thông minh dĩnh ngộ hơn người. Ngoài việc học hành, cậu bé Hoành thường ngày đêm trau dồi võ nghệ, tụ tập trai tráng, hào kiệt các nơi luận bàn binh pháp. Với võ nghệ cao cường cùng sức khỏe “muôn người nạn địch”, mười tám tuổi chàng trai làng Y Xá Thiều Văn Hoành đã trúng truyển Cử Nhân võ vào niên hiệu Cảnh Hưng (景興) năm thứ 40 đời vua Lê Hiển Tông (1780) và được vua sắc phong “Kiệt Trung Tướng Quân Lực Sĩ Hiệu Úy”. Bụng làu thông kinh sử, văn có thể an thiên hạ võ địch muôn người, lại một lòng trung quân ái quốc, biết bắt trước tiền nhân suốt sĩ đồ sống thanh liêm chính trực, thương xót lê dân nên đức Thế Tôn luôn được các bạn bè đồng liêu, muôn quân một lòng mến phục. Ngài được triều đình tin phục và giao giữ nhiều trọng trách như chức Kỵ Úy tướng quân, Vệ Quân Sự Vụ (hàm Tòng Tam phẩm, đây là một chức võ quan quan trọng trông coi về việc quân cơ trong triều),… Cuối đời được vua sắc phong “Võ Huân Tướng Công Thần Võ”, “Vệ Quân Sự Vụ Tham Đốc Hoành Thọ Hầu” (Cần chú ý Tước Hầu侯chỉ đứng sau Tước Vương 王, Tước Công 公… là đến Tước Hầu 侯 , đây là tước quan cực lớn mà các triều đình phong kiến xưa thường chỉ dành để phong cho những người có công lao hay danh vọng lớn. Ví dụ: Ôn Như hầu Nguyễn Gia Thiều).

    Đặc biệt, vào triều nhà Nguyễn, vua Khải Định 啟定 (1916-1925) còn sắc phong cho đức Thế Tôn là “Rực Bảo trung Ương Linh Phù Tôn Thần” đồng thời cải tên húy của Thế Tôn là Hoành Uẩn (?) Lại gia tặng “Đoan Túc Tôn Thần”. Đền thờ đức Thế Tôn Hoành Thọ Hầu (tục gọi là Quan lớn hầu), xưa ở trong làng Y Xá, gần chùa Báo Ân… Thật đáng tiếc và đau lòng, sau “Cách mạng”, tất cả “tôn thần” đều được những người “Văn Minh” phá bỏ sạch.


    Tượng Phò mã Đô úy Tướng công Thiều Thốn và công chúa Trần Ngọc Hải

    (5). Thiều Thái hay Thiều Văn Thai. Tên thật Thiều kim Bá, tên chữ là Văn Thái, đạo hiệu gọi là Hiền Đạt Tiên Sinh (chỉ biết giỗ ngày 10/10 AL). Đức Thế tôn sinh ra và lớn lên tại Y Xá xã (thôn Văn Bắc, xã Đông Văn, là dòng dõi của đức Thế tổ Thiều Quy Linh), làm võ quan dưới triều nhà Lê (khoảng niên hiệu Cảnh Hưng 1740-1780) chức Thượng Kỳ Tả Cơ Đội trưởng Thiều Văn Thái (? – 10/10 AL).

    (6). Lê Triều Tham Chính – Thám Hoa Thiều Sĩ Lâm

    Đức Thiều Sĩ Lâm và chi họ Thiều ở Cổ Bôn (còn gọi là Kẻ Bôn, địa danh của vùng đất xưa, nay thuộc xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) vốn là con cháu họ Thiều từ dòng Nhuận Thạch (xã Đông Tiến) ra Kẻ Bôn lập nghiệp. Tương truyền khi còn nhỏ, ngài rất hiếu học và đặc biệt thông minh, có trí nhớ hơn người. Ngài thích chơi ở gần những nhà có thuê thầy về dạy học và tuy chơi ngoài sân nhưng tai mắt lại để ở trong nhà, chỉ nghe thầy giảng bài qua là thuộc, thời bấy giờ cả vùng ai cũng cho là bậc kỳ tài, thần đồng vậy.

    Niên hiệu Cảnh Trị đời vua Lê Huyền Tông, ngài đi thi đỗ Thám Hoa (khoa Canh Tuất, 1670). Làm quan giữ chức Tham Chính, hàm Nhất phẩm (hiểu như kiểu ban trợ lý, giúp việc cho vua chúa xưa, chuyên can gián, chỉnh đốn chính sự, có ngạch hàm ngang Thứ bộ trưởng bây giờ), ngài sống cần kiệm, ước thúc, thanh liêm, chính trực… nổi tiếng đức cao vọng trọng trong triều. Hiện ở Cổ Bôn vẫn có đền thờ ghi nhớ công lao của ngài.

    (7). Phát tích lăng cơ (基 )tức nơi phát tích của dòng họ, đất có long mạch tốt, cát trạch.

  10. #140
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    CÓ AI VỀ THĂM THANH HÓA CHIỀU NAY


    Có ai về, thăm Thanh Hóa chiều nay
    Cho tôi gửi, mấy lời này về với
    Nói Thanh Hóa, mọi người luôn nhớ tới
    Mảnh đất nghèo, mà vời vợi nhớ mong.


    Có ai về, Thanh Hóa chiều nay không ?
    Có còn thấy, những cánh đồng lúa tốt
    Vạt ngô xanh, lũy tre làng trổ đọt
    Còn thấy chăng, lệ vài giọt... Mẹ tôi !


    Có còn chăng, vài giọt lệ Mẹ ơi !
    Hay cũng bị, cuốn đi rồi hôm lũ
    Chiều Lang Chánh, Đồn Biên phòng về đủ
    Anh Chủng anh Cường giờ đang ngủ... nơi nao.

    Sông Cầu Chày, mực nước có còn cao
    Trong Nông Cống, nước chỗ nào chưa rút
    Phường Đông Thọ, chỗ cô Tâm (1) còn lụt
    Còn đi bè, coi nước "tụt"(2)... nữa không ?

    Có còn chăng, đầy ăm ắp con sông
    Nước uy hiếp, cầu Hàm Rồng trong lũ
    Em đói rét, oán hờn con sông cũ
    Cha lặng người, đời lam lũ... ai hay !


    Có ai về, thăm Thanh Hóa chiều nay
    Cho tôi gửi, mấy lời này về nhé
    Nếu gặp Mẹ, cứ đọc lên khe khẽ
    Thương Quê nhiều, mạnh mẽ nhé... Quê ơi !

    Tp.HCM, ngày 19.10.2017
    Người Họ Thiều.
    ---------------------

    Chú thích:

    (1). Cô Tâm tức bà Nguyễn Thị Tâm, Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch UBND phường Đông Thọ (Tp.Thanh Hoá), người đã cùng bà Trịnh Thanh Thuỷ, Phó Chủ tịch phường đứng trên bè cho cán bộ Phường kéo đi thị sát tình hình lũ lụt trong sáng ngày 11/10/2017. Hình ảnh bà Chủ tịch mặc váy đứng trên bè cho cán bộ Phường kéo đi "kinh lý" khiến dư luận nổi sóng trong thời gian vừa qua.


    (2). Tụt, tiếng địa phương, tức xuống như tụt quần xuống. "Coi nước tụt" tức là đi coi, xem xét tình hình nước xuống chưa và xuống đến đâu...


    Nguồn: http://www.thieugiathivantuyentapluc...ai-ve-tham…/

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •