Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Những Ngộ Nhận Trong TCQ

  1. #1
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts

    Những Ngộ Nhận Trong TCQ

    11 điều ngộ nhận trong luyện tập Thái cực quyền


    Truyền thống Thái cực quyền thuật của Trung quốc là bộ phận trọng yếu trong văn hóa võ thuật truyền thống của Trung quốc, Thái cực quyền nổi tiếng thiên hạ về thuật đánh nhau cao siêu phồn tạp, ảo diệu vô cùng và nội hàm triết học thâm ảo, trong lịch sử không thiếu cao nhân, nhưng hiện tại nhiều người có nhiều ngộ nhận trong nhận thức đối với Thái cực quyền. Để người yêu thích Thái cực quyền có nhận thức đúng đắn, tôi mạo muội đem 11 điều ngộ nhận trình bày dưới đây:

    1) Ngộ nhận thứ 1: coi “Thái cực thao” lưu hành rộng rãi thành Thái cực quyền, làm cho nhiều người ngộ nhận về Thái cực quyền. Bạn thấy nhiều người già luyện “Thái cực thao” ở công viên, họ có thể thực chiến? Từ đó suy ra: Thái cực quyền không thể thực chiến. Kỳ thực, trước tiên cần phân biệt Thái cực quyền và Thái cực thao. Thái cực quyền chân chính tồn tại nơi thiểu số truyền nhân của các lưu phái. Do Thái cực quyền có thuật cao siêu, lý luận tương đối thâm ảo, nên rất ít truyền nhân đạt được chân truyền.

    2) Ngộ nhận thứ 2: rất nhiều người coi Thái cực quyền chỉ là bàn giá tử và thôi thủ, họ tưởng thông qua luyện bàn giá tử, thôi thủ đạt được mục đích trở thành cao thủ Thái cực quyền. Có người dùng tinh lực cả đời nhất tâm chuyên chú vào đạo này, kết quả luyện đến lão là hao tốn tinh lực vô ích. Không biết rằng Thái cực quyền truyền thống có rất nhiều phương pháp huấn luyện!

    3) Ngộ nhận thứ 3: rất nhiều người chỉ có thể triêm trứ đả, do giảng đả pháp “triêm”, “niêm”, “liên”, “tùy”, chỉ trong trạng thái “Triêm” mới có thể phát huy uy lực của Thái cực quyền, vì thế một số người gọi “Thái cực quyền ” là “Lại quyền”, ý là “Sái lại bì” (quyền đùa giỡn hoắc chơi xỏ ngoài da), không phải là chân công phu. Kỳ thực không phải vậy, trong thực chiến biến hóa vạn thiên, há có thể cùng đối thủ niêm dính? Họ không biết Thái cực quyền truyền thống giảng đả pháp “Y bất triêm y, thủ bất đáp thủ, nhĩ đả ngã, ngã đả nhĩ, nhất chiêu kiến thâu doanh” (Tạm dịch: áo không chạm áo, tay không chạm tay, người đánh ta, ta đánh người, một chiêu là biết thắng thua). Năng triêm trứ đả, cố nhiên là tốt, có thể phát huy thế mạnh của Thái cực quyền, khi không thể triêm tại sao cần triêm? Chẳng lẽ thế mạnh của Thái cực quyền chỉ có triêm, niêm, liên, tùy sao?

    4) Ngộ nhận thứ 4: hiểu sai “Tích nhu thành cương”, lý luận tích nhu thành cương bản thân không sai, vấn đề là lý giải bất đồng. Có người cả đời nhu, mà không thấy “cương” là gì, luyện vài chục năm Thái cực quyền nhu nhuyễn, mà không tích xuất được cương kình, vì sao vậy? Kỳ thực quan trọng là lý giải “nhu”, vậy thì “nhu” là thế nào? Kỳ thực nhu tịnh không thể giản đơn lý giải thành “nhuyễn”, Trương Thiệu Đường tiên sinh nói “Nhuyễn là lỏng lẻo, không phải là nhu, đè một cái thì méo, không linh động quay về”. Chân chính nhu giàu tính đàn hồi, mà nhuyễn thì ngạnh…


    5) Ngộ nhận thứ 5: hiểu sai “tùng”; một số người luyện tập Thái cực quyền cho rằng “Luyện Thái cực quyền chính là không sử kình, bất dụng lực”, nhất mực cầu “tùng”, truy cầu “đại tùng đại nhu”, nhưng không biết tùng là để làm gì, kết quả luyện cả đời, luyện thành một loại “Hi tùng Thái cực quyền” (tạm dịch: Thái cực quyền cẩu thả) , căn bản không dùng được trong thực chiến, thật đáng tiếc! Kỳ thực luyện tập Thái cực quyền phóng tùng là chính xác, phóng tùng để khí huyết lưu thông, khí huyết lưu thông thì có thể đạt tới hiệu quả “Lực tự trầm trọng”. Người tập Thái cực quyền có công phu, thì cánh tay không dụng lực mà vô cùng trầm trọng, chính là đạo lý này, nguyên lý của Thái cực quyền là có cơ sở triết học, hữu “tùng” thì tất nhiên hữu “khẩn”, hữu”nhu” thì tất nhiên hữu “cương”, cái gọi là “Cô âm bất sinh, độc dương bất trường”. Có người đọc một quyển Thái cực quyền, coi như hiểu được đạo lý của Thái cực quyền, còn vẫn không đạt tới “tùng”, đã bắt đi truy cầu “không” . Kết quả là luyện tập lâu dài, ngoài động tác thuần thục, thì công phu “Không không như dã” .

    6) Ngộ nhận thứ 6: liên quan tới phương thức hô hấp. Có người luyện tập Thái cực quyền thủy chung duy trì tự nhiên hô hấp coi là được rồi, kỳ thực là sai lầm lớn! Không biết rằng công phu Thái cực quyền là phân tầng thứ. Người sơ luyện dùng tự nhiên hô hấp là hợp lý, nhưng công phu tới trình độ nhất định, nếu vẫn kiên trì tự nhiên hô hấp thì sai, luyện tập Thái cực quyền như học sinh đọc sách, làm sao có thể cùng dùng một giáo án? Sơ luyện dùng tự nhiên hô hấp, sau một thời gian lâu dài luyện tập, công phu tiến bộ, phế hoạt lượng tăng gia, thì cần cùng động tác phối hợp súc phát, khai hợp – súc thì hấp khí, phát thì hô khí, tiểu phúc khởi phục là nghịch thức, tức hấp khí thời thu súc, hô khí thời cổ khởi – do đó nói là “Nghịch phúc thức hô hấp”, tùy theo công phu tăng tiến cùng sự tiền bộ trong tu luyện nội công, lâu ngày đạt đến “Hô hấp thông linh”, đồng thời đan điền nội sản sinh “Đan cầu” – “Đan cầu” tùy theo ý niệm và động tác mà chuyển động, có người gọi là “Đan điền nội chuyển” .


    7) Ngộ nhận thứ 7: có người nói Thái cực quyền là vận động hình tròn, kỳ thực không hẳn, Thái cực quyền không đơn giản như vậy, động tác của Thái cực quyền bao hàm nhiều động tác chuyển chiết lớn nhỏ, bên trong hàm chứa nhiều kỹ thuật tế nhị. Con người có nhiều quan tiết, trong động tác của Thái cực quyền, mọi quan tiết bộ vị của thân thể đều cần căn cứ nhu cầu mà chuyển quyển. Đại quyển bao trùm tiểu quyển, phối hợp cao độ, gọi là “Loạn hoàn pháp”, không hiểu điều điều đó, thì trong thực chiến không thể nhu hóa lực của đối phương, đem Thái cực quyền luyện thành “Thái cực thao”, dù khổ luyện một đời cũng là uổng phí. Nắm chắc loạn hoàn pháp thì có thể hóa giải lực của đối phương trong vô hình.


    8) Ngộ nhận thứ 8: trong tác phẩm kinh điển 《 Thái cực quyền luận 》 , Vương Tông Nhạc tiên sư đề cập tới sự nguy hại của “Song trọng chi bệnh”. Có người giải thích sai, thậm chí đem trọng giải thích thành trùng, mà không biết “song trọng” và “thiên trầm” là quan hệ đối ứng. Lại có đương kim Thái cực quyền danh gia, trong văn chương giải thích đạo lý rõ ràng, lưu loát, trường thiên đại luận, thế nhưng xem biểu diễn Thái cực quyền quyền giá từ đầu đến cuối vẫn là song trọng giá tử! Kỳ thực, bệnh song trọng rất đơn giản, các bộ phận thân thể con người có kết cấu đối xứng, luyện tập Thái cực quyền âm dương bất phân chính là song trọng, phân ra âm dương tất nhiên là một bên thiên trầm, một bên thiên khinh, do đó nói rằng thiên khinh không phải bệnh. “Song trọng tắc trệ, thiên trầm tắc linh”, người mà luyện tập một số năm vẫn không thể vận hóa do đâu? Do bệnh song trọng chưa ngộ! Có thể thấy tránh bệnh song trọng là tối quan trọng trong luyện tập Thái cực quyền. Tránh bệnh song trọng không thể chỉ ở ngoài miệng và trong văn tự, cần thể hiện trong Thái cực quyền quyền giá.

    9) Ngộ nhận thứ 9: nội gia quyền nhấn mạnh dĩ tĩnh chế động, hậu phát chế nhân. Thái cực quyền là nội gia quyền, diễn luyện và thực chiến đều tao nhã, luyện Thái cực quyền như hành vân lưu thủy, thần nhàn khí định, lại chú trọng khí thế. Đó là sai lầm lớn! Nội gia quyền mạnh ở dĩ tĩnh chế động, hậu phát chế nhân không sai, nhưng cũng có thể tiên phát chế nhân, dĩ động chế tĩnh, nên có văn giá hành vân lưu thủy, cũng có vũ giá như long trời lở đất, động tĩnh tương kiêm, khoái mạn tương gian, cương nhu tương tể. Vũ giá Thái cực quyền rất chú trọng khí thế, nhất lộ nhãn thần, kháp dục nhiếp hồn phách địch, đoạt thần loạn chí. Trước đây thường nói cao thủ tỉ vũ, song phương mục quang đối nhau, chiếu diện, thắng phụ đã định, chính là vậy. Bạn xem ở công viên đa số chỉ cầu kiện thân mà ngày ngày luyện Thái cực thao mềm mại, muốn có khí thế, có thể không?

    10) Ngộ nhận thứ 10: trong sách của danh gia nào đó, ông này, ông kia theo Dương Lộ Thiền tiên sinh học quyền, các học trò đạt được một phần của tiên sinh, ông này thiện nhu hóa, ông kia thiện cương phát. Kỳ thực, như vậy là vô ý hạ thấp ông này và ông kia. Thái cực quyền là quyền pháp cương nhu tương tể, các ông đều là Thái cực quyền đại sư, chẳng nhẽ chỉ được một phần? Luyện Thái cực quyền chỉ thiện nhu hóa, khác gì người thường chỉ dùng một chân đi bộ, thật nực cười.

    11) Ngộ nhận thứ 11: thường nghe nói “Thái cực thập niên bất xuất môn”, câu này đại sai! Thái cực quyền kỹ thuật phức tạp, nhưng tuyệt phi thập niên bất xuất môn. Nếu có minh sư giáo hối, huấn luyện có hệ thống, bảo đảm thời gian luyện công, tự mình có ngộ tính, thì “Tam niên tiểu thành, ngũ niên đại thành” . Nên nói “Thái cực thập niên bất xuất môn” thực là ngộ nhận! Giả như có một số người theo “danh sư” khổ luyện mười năm, không đạt chân công phu, thế thì “Thái cực thập niên bất xuất môn” thành cái cớ tốt nhất. Câu này hại không ít người! Làm cho bao người ngộ nhận.

    Nguồn: Theo Diễn đàn Thái Cực Nội gia Quyền
    独步傲游忘世俗
    Độc bộ ngao du vong thế tục
    看遍人间百事奸
    Khán biến nhân gian bách sự gian

  2. The Following User Says Thank You to backieuphong For This Useful Post:

    ngochai (13-12-2014)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •