Hiện kết quả từ 1 tới 5 của 5

Chủ đề: An Nam Sĩ Hoạn, Một Mắt Nhìn Đời !

  1. #1
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    An Nam Sĩ Hoạn, Một Mắt Nhìn Đời !

    Khi 90 triệu người cùng quyết... làm quan!


    Đa số sĩ tử trong các cuộc thi đều mong mình may mắn thi đậu để được làm Quan chứ không phải vì mục đích cao cả hay quốc gia đại sự.

    Học để “cả họ được nhờ”

    Nhìn qua các thống kê, có thể thấy tinh thần hiếu học của dân ta ít nước nào theo kịp. Quả là đáng khâm phục cho một đất nước ngày nào còn khắp nơi “Bình dân học vụ” nhưng chỉ hơn nửa thế kỷ sau đã có tới gần 30 ngàn Tiến Sĩ, khoảng 120 ngàn Thạc Sĩ và mỗi năm ra lò hơn 400 ngàn người tốt nghiệp ĐH-CĐ (năm sau cao hơn năm trước).

    Hiếu học là vậy, nhưng có vẻ cái sự học này chưa phát huy hiệu quả. Bằng chứng là tuy người người đi học, nhà nhà đi học sau đại học nhưng vẫn hiếm thấy bóng dáng các sản phẩm chất lượng cao mang tên “trí tuệ Việt”.

    Do đặc thù lịch sử, Việt Nam từng chịu ảnh hưởng rất lớn của Nho vốn có chủ trương tìm về cái cũ, cái ngày xưa tươi đẹp nên không chú trọng hay khuyến khích mọi người nghĩ ra cái mới hay cải cách, đổi mới. Cũng vì vậy nên giáo đồ của họ đa số chỉ quan tâm đến học thuộc lòng, nhớ lấy những gì quan trọng để khi cần thì mang ra đối đáp, thi thố.

    Dần dần khái niệm "học để làm người" và tìm ra ý nghĩa cuộc sống đã trở thành xa xỉ. Thay vào đó, đa phần quen học vẹt, học để kiếm cơm (theo cách nói của cụ Phan Khôi), và để thoát nghèo bền vững hay biến một người đang là nông dân trở thành trí thức.

    Trong xã hội đó, đa số sĩ tử trong các cuộc thi đều mong mình may mắn thi đậu để được làm Quan chứ không phải vì mục đích cao cả hay quốc gia đại sự. Do khi làm quan, đôi lúc “cả họ được nhờ” nên phần đông mọi người cố gắng học thuộc lấy một “bồ chữ” để theo đuổi mục đích riêng của mình, làm giàu cho gia đình mình, rạng danh dòng họ mình chứ ít ai quan tâm đến cái chung hay phụng sự đất nước.


    Do khi làm quan, đôi lúc “cả họ được nhờ” nên phần đông mọi người cố gắng học thuộc lấy một “bồ chữ”để theo đuổi mục đích riêng của mình, làm giàu cho gia đình mình, rạng danh dòng họ mình.

    Tâm lý đó vẫn còn ảnh hưởng rất lớn đến mục đích học của nhiều người Việt ngày nay. Rất nhiều người coi bằng Tiến Sĩ là cái ngưỡng cao nhất của học tập. Họ sẽ dừng việc học lại một khi có tấm bằng trong tay.

    Văn hóa trọng sĩ khiến cho nhiều người coi việc học là đích đến chứ không phải tiến trình. Ở một số nước, người ta coi việc học là mục tiêu suốt đời nên họ cặm cụi học tập và tận tụy nghiên cứu hàng ngày để lần lượt cho ra đời các phát minh, sáng chế làm lợi cho nhân loại.

    Nghề đi học

    Nước ta cũng có nhiều người đi học suốt đời nhưng phần đa là do học mãi mà chưa lấy được bằng hoặc chưa biết làm gì nên cứ đi học – vì dù sao thì việc học luôn được coi trọng trong một đất nước “hiếu học” như Việt Nam.

    Không thiếu người suốt đời theo đuổi hết khóa này đến khóa khác, bằng này đến bằng khác (do được ưu đãi về học bổng) và tạo nên một hiện tượng “nghề đi học”. Xét về quyền thì họ không sai, nhưng nếu nhìn rộng ra thì những người làm nghề này tuy có bằng cấp và kiến thức tốt nhưng lại không làm lợi cho xã hội vì họ không làm việc theo đúng nghĩa.

    Cũng bởi vì cách tiếp cận trong giáo dục của chúng ta đang có vấn đề, nên hậu quả là “thầy” quá nhiều nhưng không biết hoặc không có cơ hội làm việc theo đúng nghĩa, trong khi đó thợ có tay nghề cao lại thiếu cho dù nhu cầu xã hội rất cao.

    Nếu nhìn nhận theo quan điểm quản trị thì để một xã hội vận hành hiệu quả, không cần quá nhiều nhà quản lý (mà chỉ cần tinh nhuệ) hay nhà khoa học (ít nhưng hiệu quả), mà cần nhiều hơn những người thợ có tay nghề cao trong các nhà máy, xí nghiệp.

    Cùng với những nông dân cần cù nơi đồng ruộng, họ mới chính là những người trực tiếp làm ra sản phẩm, vật chất cho xã hội, góp phần trực tiếp và có ý nghĩa thực tiễn nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Họ cần mẫn, cặm cụi làm việc mà không hề kêu ca về lương thấp và các chế độ phụ cấp nghèo nàn. Với họ, hạnh phúc đơn giản là được làm việc, có thu nhập để nuôi sống bản thân, chăm sóc gia đình và trông đợi một tương lai tươi sáng.

    Một đất nước muốn phát triển thì cơ cấu ngành nghề cần được điều chỉnh phù hợp để lao động với hàm lượng trí tuệ cao cần chiếm ưu thế, nhưng điều kiện cần và đủ của Việt Nam cho vấn đề này vẫn chưa đến.


    Trước mắt, hàng năm chúng ta vẫn phải sống nhờ vào 40 triệu tấn thóc, 6-7 triệu tấn cafe cùng các sản phẩm nông nghiệp khác. Lao động phổ thông vẫn đang là nguồn lực quan trọng để tạo ra hàng hóa xuất khẩu góp phần cân bằng cán cân mậu dịch của đất nước. Và trong số mấy chục nghìn doanh nghiệp nhỏ đa số được sở hữu và quản lý bởi những người chưa bao giờ tốt nghiệp ĐH kia, một lượng lớn lao động đang ngày đêm làm việc để góp phần nuôi sống mấy triệu cử nhân cùng hơn một trăm ngàn thạc sĩ, tiến sĩ trên toàn quốc.

    Đến bao giờ sự hiếu học của dân ta mới phát huy được thế mạnh và đóng góp xứng tầm cho phát triển? Có rất nhiều điều cần bàn đến ở đây liên quan đến “Triết lý giáo dục”, “cơ chế sử dụng nhân tài”, cùng các biện pháp đồng bộ trong nghiên cứu và ứng dụng KHKT của nước nhà?


    Nhưng, đó cũng là khi mỗi người đi học không chỉ để hành nghề, để làm quan hay để thoát nghèo mà còn để biết cách ngồi lại cùng nhau, biết chia sẻ, cảm thông, tôn trọng sự khác biệt thông qua vận dụng lối tư duy phản biện để cùng nhau làm việc vì mục tiêu chung.

    Trần Văn Tuấn

  2. The Following User Says Thank You to thanh_long For This Useful Post:

    taothao (02-02-2015)

  3. #2
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Mar 2014
    Bài gửi
    150
    Thanks
    24
    Thanked 18 Times in 16 Posts
    Từ vụ "bút phê" của Thứ trưởng: Đâu là bút phê có "mùi tham nhũng"?


    (ĐSPL) - "Quyền lực ngầm" của "bút phê" mạnh đến đâu đang là câu hỏi mà dư luận đặt ra sau vụ lùm xùm tại Bộ GTVT, khiến Bộ trưởng Bộ này phải đề nghị cơ quan công an vào cuộc.

    Nhiều ý kiến cho rằng, hiện tượng chạy "bút phê" không có gì là lạ và việc nhiều "bút phê" của lãnh đạo có ý thiên vị một số cá nhân, doanh nghiệp vẫn đang tồn tại trên thực tế. Tuy nhiên khó khăn hiện nay là rất khó để phát hiện đâu là "bút phê" khách quan và đâu là "chỉ đạo ngầm" để ngăn chặn.

    Bút phê: "Quyền lực ngầm" hay thông lệ?

    Hiện tại, câu chuyện xung quanh "bút phê" của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường vẫn chưa thể kết thúc. Mới đây Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã khẳng định việc Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường "bút phê" trong hồ sơ thầu là đúng quy định, không sai. Khi được tham vấn về vấn đề này, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, với những thông tin họ biết thì nội dung "bút phê" của vị Thứ trưởng này chưa nói lên được điều gì, cũng chưa thể khẳng định có tiêu cực hay không. Tuy nhiên, liên quan đến câu chuyện "bút phê", dư luận cũng từng không ít lần xôn xao trước những sự việc tương tự. Đơn cử như sự việc liên quan đến nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại Mai Văn Dâu xảy ra cách đây gần chục năm. Lần đó, theo phản ánh của báo giới, trong nghi án "chạy" quota dệt may đi Mỹ có giá 50.000 USD tại một công ty, vị này đã có "bút phê": "Chuyển vụ Xuất nhập khẩu (XNK) xem xét".

    Mới đây nhất, trong vụ cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Hoàng Văn Nghiên được thuê biệt thự với giá "bèo" hàng chục năm, cũng thấp thoáng bóng dáng của "bút phê". Theo phản ánh, hợp đồng giữa công ty Kinh doanh nhà số 2 (nay là công ty Quản lý & Phát triển nhà Hà Nội) với ông Hoàng Văn Nghiên đã hết hạn từ ngày 20/7/2004. Tuy nhiên, điều khó hiểu là năm 2013 Sở Xây dựng Hà Nội đã "bút phê" đề xuất cho ông Nghiên tiếp tục thuê biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa. Cũng chính vì "quyền lực ngầm" của "bút phê" mà không ít đối tượng từng mạo danh để thực hiện hành vi phạm tội. Cách đây ít lâu, TAND TP.Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Triệu Tài Lâm về hành vi giả mạo chữ ký của một lãnh đạo TP và một số lãnh đạo các bộ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tại phiên tòa, Lâm khai nhận đã mạo danh một lãnh đạo TP.Hà Nội "bút phê" và ký tên vào góc đơn với nội dung: "Đồng ý theo đề nghị của Công ty"...

    Nhiều ý kiến cho rằng hiện tượng chạy "bút phê" không có gì là mới lạ, gần như phổ biến ở tất cả các lĩnh vực. Lý giải với PV báo Đời sống và Pháp luật, GS.TS Đặng Vũ Cảnh Khanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển cho rằng, trên thực tế "bút phê" chỉ có giá trị trong nội bộ cơ quan. Nếu đó là chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan thì nó là mệnh lệnh buộc cấp dưới phải thi hành và là căn cứ để quy trách nhiệm nếu như xảy ra vụ việc. Cách thức chỉ đạo làm việc thông qua "bút phê" đã trở thành thông lệ. Do đó, không thể "quy tội" cho "bút phê" là tiêu cực mà phải căn cứ vào nội dung của "bút phê". Cũng theo vị giáo sư này, hiện tượng chạy "bút phê" là hiện tượng có thật trong đời sống hiện nay. Nguyên nhân, trước hết là do quyền lực của "bút phê", thực chất là quyền lực của lãnh đạo cấp trên. Nó là một thứ mệnh lệnh được thể hiện trên các văn bản, có khi lại là bằng lời nói.

    Chính vì thế mà các doanh nghiệp hay cá nhân nào muốn thuận lợi trong công việc thì luôn mong có trong tay "bút phê". Việc này sinh ra nạn chạy "bút phê". Như việc nhận con ông này, cháu bộ trưởng kia để được thuận lợi trong công việc cũng là một kiểu "bút phê" trong đời sống hiện nay. Sở dĩ có tình trạng này xuất hiện là do thói cửa quyền, cơ chế xin cho tồn tại trong nhiều lĩnh vực và đây là một trong những dấu hiệu không minh bạch trong nhiều hoạt động kinh tế, xã hội trong đó có hoạt động đấu thầu.

    Làm sao loại trừ bút phê có “mùi tham nhũng”?

    Câu chuyện của "bút phê" và quyền năng của nó thì ai cũng biết. Tuy nhiên, để chỉ ra được đâu là "bút phê" chỉ đạo công việc bình thường và đâu là "bút phê" có "mùi tham nhũng" thì rất khó. Đơn cử, trong câu chuyện của Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, nếu chỉ dựa vào nội dung phê trên hồ sơ thầu vào đơn của công ty CP Đầu tư T.H "Yêu cầu Tổng cục Đường bộ - Ban 3 để xử lý" thì chẳng có vấn đề gì.

    Hiện tượng "bút phê" có chỉ đạo nội dung theo kiểu chung chung mà người trong cuộc chưa thể khẳng định được điều gì là bởi lãnh đạo luôn có cách riêng để truyền đạt ý tưởng chỉ đạo. Ngôn ngữ của "bút phê" trở nên kín kẽ và khó đoán theo kiểu “ý tại ngôn ngoại”. Giữa người phê và người nhận mệnh lệnh thường có nhiều cách để hiểu ngầm ý của nhau.
    Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, ông Phan Xuân Xiểm, nguyên Vụ trưởng Vụ Trung ương I, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, "bút phê" là ý kiến của lãnh đạo, phê chuyển cho cấp dưới thực hiện. Do đó, nếu sai lệnh, cá nhân phải chịu trách nhiệm. Bản thân người thực hiện không đúng chỉ đạo thì bị kỷ luật. Nên người phê rất khôn ngoan, họ tỏ ra khách quan. Còn cấp dưới có cách thực hiện làm sao "lách được luật", vừa an toàn cho bản thân lại được lòng cấp trên. Thực tế không thể căn cứ vào "bút phê" để quy tội mà chỉ khi nào xảy ra sai phạm thì lúc đó mới có thể quy trách nhiệm và xử lý.

    "Việc chạy bút phê, rồi vấn nạn "a lô", nhận con ông này, cháu ông kia là mặt tiêu cực trong đời sống hiện nay. Đây là biểu hiện của sự thiếu công bằng trong xã hội và vấn nạn tham nhũng. Tuy nhiên, để chống lại vấn nạn này, việc xử lý cần phải có chứng cứ. Điều bất cập hiện nay là chỉ đến khi xảy ra hậu quả thì mới quy được trách nhiệm. Nhiều việc biết là có dấu hiệu của tham nhũng nhưng nhiều khi tìm không ra. Có nghĩa tiền của của Nhà nước sẽ bị hao hụt, chạy vào túi quan tham rồi tẩu tán đi nơi khác mà không thể lấy lại được toàn bộ tài sản khi vụ việc bị phát hiện", ông Xiểm cho biết.
    Nhiều chuyên gia khi hỏi vấn đề này cũng cho rằng, rất khó để biết ẩn đằng sau sự chỉ đạo "bút phê" của các "quan tham" hiện nay là gì. Bởi, người cố tình làm sai thì luôn có ý che giấu hành vi của mình.

    Bộ trưởng Đinh La Thăng đề nghị Bộ Công an vào cuộc
    Tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ ngày 30/1, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết: Bộ đã tiến hành kiểm tra, xem xét. Theo đó, thì "bút phê" của Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường là đúng quy trình xử lý văn bản của Bộ GTVT. Cụ thể, qua kiểm tra, công văn có "bút phê" của Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường không hề có dòng chữ "thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ" mà chỉ có thông tin chuyển công văn bình thường. Riêng vấn đề Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường có những tin nhắn trao đổi với đối tượng môi giới dự án, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết đây là thông tin không đúng sự thật và cho biết đã đề nghị Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.
    TRINH PHÚC - VŨ PHƯƠNG

  4. #3
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    Tranh cãi về bản dịch mới bài thơ Nam quốc sơn hà


    Thứ ba, 10/11/2015 | 16:35 GMT+7

    Sách Ngữ văn lớp 7, Tập 1 đăng bài thơ Nam quốc sơn hà, sử dụng bản dịch của dịch giả Lê Thước - Nam Trân:

    Sông núi nước Nam vua Nam ở
    Vằng vặc sách trời chia xứ sở
    Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
    Chúng mày nhất định phải tan vỡ.


    Bản dịch thơ này gây ra những ý kiến trái chiều và có sự so sánh với bản dịch quen thuộc của nhà sử học Trần Trọng Kim.


    Bản dịch thơ bài Nam quốc sơn hà của Lê Thước - Nam Trân trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7, Tập 1. Ảnh: H. P.

    Anh Lê Đình Thanh, phụ huynh có con học lớp 7 ở Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ, đã đọc qua bản dịch thơ mới và thấy hơi "ngang tai", không hay bằng bản dịch quen thuộc. "Bản cũ dễ nhớ, đi vào tiềm thức hàng triệu người Việt, bám rễ qua bao thế hệ. Dù mình đã học hàng chục năm nhưng chỉ cần nhắc lại là đọc vanh vách. Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành định phận ở sách trời/ Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm/ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời", anh đọc lại.

    Theo phụ huynh này, đối với văn thơ mỗi người có cách tiếp cận khác nhau. Bản dịch cũ được chấp nhận nhiều hơn thì nên dùng làm bản chính trong sách giáo khoa, những bản còn lại chỉ nên tham khảo để học sinh hiểu biết hơn. "Cứ thay đổi liên tục rồi cuối cùng học sinh có biết Nam quốc sơn hà được coi là tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta hay không? Có biết danh tướng Lý Thường Kiệt là ai không? Có nhớ bài thơ ra đời trong lúc vua tôi nhà Lý chống quân Tống xâm lược hay không?", anh đặt vấn đề.

    Anh Thanh đề xuất, đối với các bộ môn xã hội như lịch sử, văn học, các nhà biên soạn sách giáo khoa khi có cải biên, thay đổi thì nên lấy ý kiến của học sinh, thầy cô giáo và cả phụ huynh là những người trực tiếp dạy, học và đọc. Không nên liên tục thay đổi để tránh gây ra sự xáo trộn không cần thiết.

    Cô Lê Vân, giáo viên dạy lớp 7 ở Cầu Giấy (Hà Nội) có kinh nghiệm dạy văn gần 20 năm cho hay, thực ra bản dịch thơ của Lê Thước - Nam Trân có từ năm 1977, là năm ra đời của cuốn Thơ văn Lý Trần. Song bao thế hệ học trò Việt Nam học văn, học sử đều quen với bản dịch của Trần Trọng Kim và bản này dễ đi vào lòng người. "Nếu được chọn để dạy, tôi sẽ chọn bản cũ. Trước đây khi dạy, các học trò có hứng thú với bản cũ hơn vì dễ đọc. Bản mới nhiều vần trắc, gây trúc trắc, khó đọc, khó nhớ cho người học", cô nói.

    Cô Vân phân tích, học sinh lớp 7 chưa hẳn đã có năng lực cảm nhận bản dịch nào hay hơn, hiểu phiên âm và nhớ được dịch thơ là tốt rồi. Các em được dạy như thế nào thì sẽ nhớ như vậy, khi nghe quen, chấp nhận được bản dịch mới thì lại thấy bản dịch cũ nghe lạ tai. Cũng giống như các thế hệ trước đây, quen với bản dịch cũ bao nhiêu năm, giờ nghe bản dịch mới cứ thấy "ngang phè, chối tai".


    Phần nội dung bài thơ trong sách Ngữ văn 7 nằm ở trang 62, 63. Ảnh: H.P

    Nhiều ý kiến đồng tình bản cũ hay hơn nhưng không nên vội phê phán bản dịch mới được đưa vào sách giáo khoa. Cô Hoàng Thị Huệ (Thanh Hóa), giáo viên giỏi Văn phân tích, về ý nghĩa thì hai bản dịch thơ không có gì khác nhau. Bản dịch cũ khai thác được âm điệu hào hùng nhưng bản dịch mới lại bám sát được phần phiên âm, dịch rất sát nghĩa.

    "Bản dịch mới mất đi âm điệu. Mà trong văn thơ, âm điệu rất quan trọng, là thứ dễ đi vào lòng người, lan tỏa rộng lớn. Học sinh lớp 7 muốn cảm nhận được bài này phải là những em học tốt. Có thể các em chưa hiểu hết được ý nghĩa, song vì âm điệu hào hùng nên vẫn sẽ nhớ. Nên chọn giữ lại bản cũ làm bản chính trong giảng dạy", cô nói.

    Tuy nhiên, cô Huệ cũng đặt ra một góc nhìn mới, đó là thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, nên để người đọc, người học được tiếp cận với nhiều bản dịch, được quyền so sánh, mở rộng vấn đề để có cái nhìn sâu sắc hơn, không thể ép người học, người đọc đi theo một lối truyền thống. "Có thể thống nhất một bản dịch là bản chính, những bản còn lại là tham khảo. Toán còn có nhiều cách giải để cho ra một đáp số thì văn thơ cũng có thể có những cái nhìn mới mẻ", cô nói.

    Anh Tạ Quang Đông, người có kinh nghiệm và uy tín trong cộng đồng biên dịch, phiên dịch, cho rằng không nên vội vã phê phán bản dịch mới được đưa vào sách giáo khoa, bởi thơ chữ Hán khi dịch ra có thể có nhiều cách dịch. Không nên vì chưa biết đến các bản dịch khác mà khăng khăng cho rằng bản dịch duy nhất mình biết trong sách cũ là toàn bích.

    Anh phân tích, dịch thơ khó hơn dịch văn xuôi. Chữ "vằng vặc" vốn chỉ dùng với "trăng" trong các văn bản truyền thống, được Nam Trân dùng một cách ẩn dụ, ngầm so sánh với sự "soi rọi" rõ ràng, rành mạch của chân lý không thể chối cãi - đất Nam của người Nam. Có thể chấp nhận nét nghĩa mới đó của từ "vằng vặc" trong văn cảnh này, vì dịch thơ rất khó, có lúc cần đưa thêm nét nghĩa mới trong một bài cụ thể. Đôi khi, thậm chí nhiều khi, cũng là do nguyên nhân về vần, về số lượng từ, hay chữ, mà không thể sát được 100% ý.

    "Tác giả dịch bài thơ này là dịch giả Nam Trân, một người rất tài năng. Nhiều người học phổ thông sách cũ chỉ biết bản dịch cũ, nay thấy sách mới có bản dịch khác thì sốc, rồi đặt ra những câu hỏi như Nam Trân là ai, Nguyễn Đình Chú có ý gì?. Các bạn đừng vội nghĩ bản dịch kia không giáo dục con cháu mình tinh hoa của bài thơ, cũng đừng kinh sợ là bản dịch không đủ sức làm con cháu mình tự hào dân tộc chống ngoại xâm. Xin đừng nâng quan điểm", anh Đông nói.

    Anh khẳng định, cá nhân thích và đánh giá bản dịch phổ biến cao hơn, nhưng "không nhất thiết phải hoảng sợ" và tốt nhất nên giới thiệu cả bản dịch truyền thống để độc giả, người học có điều kiện so sánh, cảm nhận.

    Bài thơ Nam quốc sơn hà

    Phiên âm

    Nam quốc sơn hà Nam đế cư

    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

    Dịch thơ của Trần Trọng Kim

    Sông núi nước Nam vua Nam ở

    Rành rành định phận ở sách trời

    Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

    Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.


    Dịch thơ của Lê Thước - Nam Trân

    Sông núi nước Nam vua Nam ở

    Vằng vặc sách trời chia xứ sở

    Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

    Chúng mày nhất định phải tan vỡ


    Ngoài bản dịch thơ của Lê Thước - Nam Trân, trang 63 Sách Ngữ văn lớp 7, Tập 1 còn dẫn thêm 2 bản dịch.

    Bản dịch trên nguyên bản bức sơn mài ở Viện Bảo tàng Lịch sử: “Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Sách trời phân định đã rạch ròi/ Cớ sao giặc cướp xâm phạm tới/ Chúng bay thất bại hãy chờ coi”.

    Bản dịch của nhà thơ, dịch giả Ngô Linh Ngọc: “Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự/ Sách trời định phận rõ non sông/ Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?/ Bay hãy chờ coi, chuốc bại vong”.

    Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7, Tập 1 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành. Nhóm tác giả chủ biên gồm Nguyễn Khắc Phi - Nguyễn Đình Chú - Nguyễn Minh Thuyết - Trần Đình Sử.

    Hoàng Phương - Lan Hạ

  5. #4
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Vãi Cả Cái Vần *Ồn ?!

    Chiều qua đi chơi về nghe bên nhà bà Ba hàng xóm có tiếng đập phá, tiếng chửi ông ổng. Lắng tai nghe có tiếng đồ đạc đổ bể tùm lum, kèm theo đó là tiếng chị Ba nói như khi như hờn:
    - Bộ mình má vãi chắc ! Con cũng đang vãi hết cả *ồn ra đây !
    Nghe lạ quá, hỏi chung quanh thì được bà con quanh xóm nói:
    - Ấy là mẹ con bà Năm nghe tin sắp tới, nhà nước sẽ bỏ môn lịch sử trong hệ thống giáo dục nên mới ngứa, mới vãi... ra đấy thôi.
    - Bỏ thì khỏi phải học, đỡ tốn tiền chứ có gì mà phải "vãi" ra như thế...
    - Cũng chẳng biết nữa - mấy người hàng xóm trả lời - mà không riêng gì nhà bà Ba, cả xóm nay ai nghe cũng đều vãi ... ra như thế cả.
    Nghĩ cả xóm tự dưng vãi hết cả cái vần "ồn" ra như vậy là "dịch" rồi, có điều thắc mắc không biết tại sao dịch đã phát mà chưa thấy chính quyền địa phương công bố ... "dịch". Có lẽ lỗi này là do nhà nước gây ra đây mà... không biết có nước nào có vác xin chữa chưa chứ cứ ngứa rồi vãi cả làng, cả tổng như thế này thì hãi lắm

    Tp.HCM, ngày 15.11.2015
    Shaolaojia

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  6. #5
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    270
    Thanks
    32
    Thanked 22 Times in 20 Posts
    Tin về vụ xét xử thiếu niên Nguyễn Mai Trung Tuấn


    (Long An, DL) - Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chưa cho Nguyễn Mai Trung Tuấn vừa công bố 2 bản giám định thương tích có kết quả khác nhau. Một bản chứng nhận của bệnh viện Chợ Rẫy kết luận bị hại bị phỏng hóa chất 10%, còn pháp Y Long An thì kết luận bỏng 35%.

    Ngày mai, 1/2/2015, TAND Long An sẽ xét xử lưu động Nguyễn Mai Trung Tuấn (15 tuổi) vì tội "cố tình gây thương tích". Sẽ có đến 10 luật sư tham gia bào chữa cho Tuấn.



    Kết quả giám định của bệnh viện Chợ Rẫy


    Kết quả của Pháp y Long An (Ảnh: LS Nguyễn Văn Miếng)

    Với kết quả chứng nhận thương tích 35% mà Tuấn gây ra cho công an Nguyễn Văn Thủy, kết quả phiên sơ thẩm, Tuấn đã phải nhận mức án 4 năm 6 tháng tù giam, đồng thời bồi thường cho người bị hại 40,6 triệu đồng.

    Tháng 8/2015, Tuấn bị bắt khi đang chăn vịt tại tỉnh Bình Thuận.

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •