Hiện kết quả từ 1 tới 2 của 2

Chủ đề: Giải Thích Ý Nghĩa Câu Chúc Thọ, Mừng Tuổi, Các Hoành Phi, Đối Liễn Ngày Xuân

  1. #1
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts

    Giải Thích Ý Nghĩa Câu Chúc Thọ, Mừng Tuổi, Các Hoành Phi, Đối Liễn Ngày Xuân

    Giải thích câu chúc thọ, câu mừng tuổi, các câu hoành phi đối liễn thường được dùng trong ngày tết cổ truyền VN.


    Võ sư Thiều Ngọc Sơn

    TGTVTTL – Trong cuộc sống thường ngày, nhất là vào những dịp ngày tết, dịp mừng thọ người già, ngày mừng sinh nhật các bậc trưởng bối, ngày khánh thành nhà thờ họ, hay ngay trong nhà thờ dòng tộc, đình chùa miếu mạo v.v. chúng ta vẫn thường thấy các câu hoành phi, đối liễn tỉ như “Ngũ Phúc Lâm Môn”, “Cát Tinh Cao Chiếu”, "Vạn cổ lưu phương". "Phúc mãn đường", “Phúc Đảo – Phúc Đáo”…, luôn được treo, trưng ở nơi có vị trí đắc địa, trang trọng nhất.


    Vẫn biết, các hoành phi, đối liễn nói riêng và Hán tự nói chung có một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần cũng như sự ảnh hưởng to lớn của chúng đối với đời sống tâm linh, đời sống thường nhật của người Việt.

    Thật vậy, người ta sẵn sàng nín nhịn khi thấy bạn căng băng rôn và hô to khẩu hiệu “Đả đảo chính quyền của…”.


    Một cậu bé đang viết khẩu hiểu đả đảo đế quốc Mỹ và chính quyền Ngụy Nam VN


    Khẩu hiệu kêu gọi đánh đổ Chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ của người dân Trung Quốc

    Nhưng họ (chính quyền) sẵn sàng nâng mức báo động từ xanh lên vàng nếu bạn căng băng rôn và hô vang các câu “Đánh đổ chính quyền A…B...C.” hay "lật đổ chính quyền... B... C... Lết" nào đấy.

    Bạn hãy coi chừng bị "nhập kho" dù rằng mấy câu trên đều có ý nghĩa và giá trị như nhau (!).

    Tương tự như thế, trong đời sống thường nhật, người Việt vì lý do gì đó mà phải chia ly, cách biệt thậm chí là chỉ tạm đi đâu đó vài ba bữa… Trước lúc chia tay (phân thủ) họ rất thích nghe bạn nói câu “Bảo trọng – 保 种” hay “Cẩn thận – 谨 慎”… hơn là nói câu “coi chừng” hay câu “giữ gìn nhá !”… vì theo người Việt, đó là những câu nói mang tính guở, sui xẻo… mặc dù, chúng có giá trị dặn dò, nhắc nhở… như nhau (!). Người Việt thích những câu nói có tí Hán tự (!?) Vì theo họ, nghe có vẻ sang trọng, tôn quý hơn. He he... ngẫm cũng lạ.

    Vẫn biết là… “biết thế”, nhưng phần do sự biến thiên của lịch sử, xã hội, phần vì cái sự bang giao, hữu hảo giữa Việt Trung chẳng được mấy tốt lành nên mấy chục thập kỷ qua, tiếng Hán đã không được coi trọng một cách đúng đắn trong nền giáo dục của An Nam Việt Quốc (hậu quả của việc này là đạo đức hiện đã xuống cấp, suy đồi một cách trầm trọng, khủng khiếp).

    Còn nhớ mấy mươi năm trước, đám người Pháp, người Mỹ, người Anh, người Nhật chẳng là chó gì trong con mắt người Việt. Cụ Nguyễn Đình Chiểu đã chẳng có câu “Thà đui mà giữ đạo nhà, còn hơn sáng mắt ông cha không thờ” hay như vì ghét mà cụ chửi “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”, chữ "gian" ở đây được hiểu là mấy người làm việc, cộng tác với đám người TÂY.

    Mấy chục năm trước, đám người “Tây” (chỉ cái đám Pháp, Anh, Mỹ) bấy giờ dưới mắt người An Nam như đám người lập dị, hợm hĩnh v.v. , con gái Việt lấy Tây bị dân chúng coi khinh như lũ đĩ hám tiền (cái này theo mình nghĩ ông bà nhận định không có sai, kể cả đến thời điểm hiện tại), bởi thế mới gọi "họ" là những bà “đầm”, con... “me Tây”, "me Mỹ"...

    Có người cho rằng: “Hễ anh em đánh nhau, thể nào đám hàng xóm cũng nhảy vào kiếm lợi” ?!

    Mấy chục năm qua, do có nhiều quan điểm bất đồng vì thế, tình cảm keo sơn gắn bó, tình hữu nghị lâu bền giữa hai quốc gia dân tộc Việt - Trung đã có lúc trực diện đâm chém, sứt mẻ khó hàn. Đây chính là nguyên do, là cơ hội vô cùng thuận tiện để đám người “Dị Tộc” nhảy vào trục lợi… Và như hiện nay, chúng ta có thể thấy tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật… đã nhảy vào thay thế, và làm nhạt nhòa đi bao giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp có tự bao đời trong đời sống thường nhật cũng như trong đời sống tâm linh người Việt.

    Ngày nay, dẫu trong các nhà thờ dòng tộc, đình đền miếu mạo, trong các ngày lễ tết, chúc thọ v.v. người ta vẫn dùng các bức hoành phi, đối liễn bằng Hán tự để tỏ lòng thành, sự hiếu kính với tổ tông, với ông bà cha mẹ... Thế nhưng, hiện có rất ít người hiểu rõ ngữ nghĩa của việc làm hiếu kính của mình. Họ tặng hoành phi, đối liễn nhưng thực sự là không hiểu lắm, rất hồ đồ, thạm chí là không hề biết giá trị đích thực cũng như ý nghĩa của bức hoành phi, đối liễn mà mình dâng tặng.


    Nhằm giúp mọi người có sự hiểu biết một cách tường tận ý nghĩa, mục đích, giá trị tốt đẹp mang tính nhân văn của các bức hoành phi, đối liễn. Dưới đây, TGTVTTL xin được giải thích rõ một số câu chúc, đối liễn, hoành phi nhằm giúp mọi người tăng thêm tí hiểu biết về các tập tục, lễ nghi khi xưa, vừa mang tính giải khuây trong ba ngày tết.
    <><><>

    Hôm qua có người đưa cho TGTVTTL 1câu đối liên có nội dung như vầy:

    Tứ thời xuân tại thủ ,
    Ngũ phúc thọ qui tiên.


    Tứ thời xuân tại thủ, Ngũ phúc thọ vi tiên.

    Và yêu cầu:

    - Dịch dùm luôn đi chú !

    Vâng ! TGTVTTL xin nói ngay. Hai câu đối đáp trên thực ra là câu đối liên có nguồn gốc từ tiếng Hán, nguyên văn:

    Thiên thượng tứ thời Xuân vi thủ,
    天 上 四 时 春 为 首,
    Nhân gian bách thiện hiếu vi tiên.
    人 间 百 善 孝 为 先 .

    Dịch nghĩa:

    Trời có bốn mùa thì mùa Xuân là đứng đầu (đẹp nhất, tốt nhất, cả về nghĩa đen lẫn bóng).

    Nhân gian có hàng trăm nghệ, trăm sự tài giỏi nhưng chẳng có sự gì được quí trọng như sự hiếu kính tổ tiên.

    Chính từ hai câu đối liên này, khi sang đến ta nó đã được Việt hóa thành 2 câu như đã nói ở trên. Như vậy, câu đối liên trên kia thực ra là câu nói “tắt”, vì nếu nói đầy đủ (câu này đảm bảo mọi người nghe nhiều) nó phải là:

    Tuế (niên) hữu tứ thời Xuân vi thủ
    岁 有 四 时 春 为 首
    Nhân sinh ngũ phúc thọ qui tiên
    人 生 五 福 寿 为 先

    Và xin được giảng giải như thế này:

    (1) Tuế hữu tứ thời Xuân vi thủ ?

    Một năm (năm còn được gọi là tuế岁 = niên, năm) có bốn mùa gồm Xuân Hạ Thu Đông thì mùa Xuân được xếp đứng hàng đầu (Xuân tại thủ, 首, thủ = đầu, thủ lĩnh).

    Mùa xuân là mùa của cỏ cây hoa lá ra chổi nẩy lộc; Đối với con người, mùa xuân là mùa của dự định, toan tính, trù hoạch cho một năm. Sự thắng bại cũng nằm ở chỗ mùa Xuân này, vì nếu sự trù tính sai lệch, chắc chắn khi Thu về, Đông đến ban sẽ chẳng có gì để gặt hái... . Bởi vậy người Hoa Thanh Quế nói riêng và người An Nam nói chung mới nói mùa Xuân là số 1là vì thế.

    (2) Ngũ phúc thọ qui tiên?

    Ngũ phúc là 5 phúc lớn, gồm: Thọ (sống lâu), Phú (giàu sang), Khang ninh (khỏe mạnh và bình an), Du hiếu đức (đức tốt lâu dài) và Khảo chung mệnh (tức sống hết tuổi trời, chết già chứ không chết vì bệnh tật). Đấy chính là quan niệm "Ngũ phúc theo thiên "Hồng Phạm" trong Kinh Thư chứ không phải là Phú, Quý,Thọ, Khang, Ninh theo như quan niệm của người Việt.


    画栋倚云瞻大壮, 华堂映日焕中孚

    Ta cần hiểu đại khái giàu mà chết yểu là không được, không ai thích hay mong muốn; sang mà đoản mệnh cũng chẳng ai vui ?! Bởi vậy ta hay nghe nhiều người than câu : “Nhà em vô phúc mới chết sớm, Nhà cháu phước bạc nên anh em mới chết non, chết yểu bác ợ ! v.v.”. Phàm đã là người, ai cũng chỉ cầu được sống, sống lâu, thậm chí là sống trong đau khổ bệnh tật cũng cứ sống chứ dứt khoát chúng ta rất ít khi nghe có ai đó … thích chết bao giờ. TGTVTTL thường nghe rất nhiều người trong cơ quan kể chuyện ông bà họ, khi về già thường tỏ ra lẩm cẩm, hễ đau mà người nhà chưa kịp đưa đi viện là y như rằng các cụ giận dỗi, chửi bới nói “Chúng nó để cho tôi chết đi đây mà !”. Thế mới biết sự sống quí giá đến chùng nào. Và đến đây, chúng ta đã hiểu vì sao các cụ nói chung quy chữ thọ là đứng “đầu” (Thọ qui tiên). Cũng xin được nói thêm, thay vì nói “Thọ qui tiên”, có người lại nói “Thọ vi tiên”, hai cách nói này đều có giá trị như nhau.

    Tp.HCM, mùng 4 tết Ất Mùi (2015)
    Võ sư Thiều Ngọc Sơn
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  2. #2
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Tìm Hiểu Câu Chúc "Ngũ Phúc Lâm Môn"


    Thường ngày nhất là vào những dịp ngày tết, dịp khai trương cửa hàng cửa hiệu, nhà hàng khách sạn, công ty hay các điểm kinh doanh buôn bán v.v. chúng ta vẫn thường nghe người ta chúc hoặc tặng cái biển hiệu trên đấy ghi hàng chữ "Ngũ phúc lâm môn". Vậy, Ngũ phúc là gì ? Nó bao gồm những phúc nào và có qì đặc biệt, có gì quý mà người ta lại để dành đến dịp long trọng mới... chúc nhau ?

    Dưới đây, TGTVTTL xin được giải thích để tất cả chúng ta hiểu thêm một cách tường tận về ý nghĩa của câu chúc, vừa giúp mọi người tăng thêm tí hiểu biết về các tập tục, lễ nghi khi xưa, vừa mang tinh giải khuây trong ba ngày tết.


    Ngũ Phúc Lâm Môn

    1. Ý nghĩa từng chữ trong Ngũ Phúc Lâm Môn

    Ý nghĩa từng chữ
    - Chữ Ngũ (五) là năm (5)
    - Chữ Phúc(福) là biểu hiện cho may mắn, sung sướng và thường dùng chung với cụm từ Hạnh phúc.
    - Chữ Lâm (临) có nghĩa là đến ví như ta hay nghe câu "Hoàng Thượng giá lâm" (Hoàng Thượng đến rồi).
    - Môm (门) là cửa, tức cửa nhà, cửa hiệu, cửa tiệm buôn...

    Ý nghĩa của cả câu "Ngũ phúc lâm môn" tức là 5 phúc đến nhà.

    2. Năm "phúc" là những phú nào?

    Quan niệm của người Việt:

    Theo quan niệm của người Việt, Ngũ phúc chính là: Thọ (sống lâu), Phú (giàu về tiền bạc, vật chất), Quý (đài các, sang trọng), Khang (kiện khang thân thể tức khỏe mạnh), Ninh (sông yên ổn, an lành). Đấy là theo cách giải thích của đại đa số các sách Tự điển Hán Việt và đây chỉ là cách hiểu và giải thích theo kiểu người Việt.

    Theo quan niệm của người Tàu:

    Người Tàu (TQ) quan niệm về Ngũ phúc xuất phát từ Kinh Thư, dựa vào thiên "Hồng Phạm", trong đó giải thích Ngũ phúc gồm:

    Thọ (sống lâu), Phú (sự giàu sang), Khang ninh (khỏe mạnh và sống bình an), Du hiếu đức (có nhiều đức tính tốt đẹp lâu bền), Khảo chung mệnh (sống hết tuổi trời cho, tức chết già chứ không chết non, chết yểu hoặc chết vì bệnh tật). "Ngũ phúc" trong quan niệmcủa người Tàu đối với "Lục cực" 六极 tức là 6 điều hưng dữ, không tốt lành là: Hung đoản chiết (chết non, chết vì tai nạn, chết yểu), Tật (chết vì đau yếu bệnh tật), Ưu (có chuyện lo phiền), Bần (nghèo hèn), Ố (ác tức làm điều không thiện, ác, thất đức), Nhược (yếu đuối).

    Nguyên văn:

    五 福 临 门 中 的 五 福 源 至《书 经 · 洪 范》:“一 曰 寿 、二 曰 富 、三 曰 康 宁、四 曰 攸 好 德、五 曰 考 终 命。”五 福 相 对 于 六 极,即 “凶 短 折、疾、忧、贫、恶、弱”。

    Hán Việt:

    Ngũ phúc lâm môn đích ngũ phúc nguồn chí "Thư kinh, Hồng phạm: Nhất viết Thọ, nhị viết Phú, tam viết Khang ninh, tứ viêt Du hiếu đức, ngũ viết Khảo chung mệnh. Ngũ phúc tương đói vu Lục cực, tức Hung đoản chiết, Tật, Ưu, Bần, Ố, Nhược.


    Bộ ấm chén Vạn Thọ Vô Cương

    Như vậy đến đây chúng ta đã hiểu ý nghĩa của câu chúc "Ngũ Phúc Lâm Môn" và TGTVTTL cũng mong rằng trong năm Ất Mùi (2015) này, "Ngũ phúc" sẽ đến với tất cả mọi người, mọi nhà.

    Trân trọng
    TGTVTTL

    <><><>
    Lưu ý:
    - Có sách gọi chữ Nhược là Nịch và giải thích là yếu đuối, chìm đắm, say mê... Theo TGTVTTL thì chữ Nhược đã bao gồm yếu đuối và, vì quá yếu đuối tức không đủ lý trí nên mới sa ngã, đắm chìm, mê muội...
    - Cách giải thích của người TQ về Ngũ phúc lâm môn chính xác hơn cách giải thích của người Việt.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •