Tìm Hiểu Thuật Ngữ "Phản Động" & Sự Thật Về Các Tổ Chức Phản Động Người Việt

I. Thay lời muốn nói

Góc nhìn của sự thật - Lẽ thường, một sự việc diễn ra, nhìn ở các góc khác nhau, mỗi người khác nhau sẽ cho ra các lý giải không giống nhau về sự việc đó. Khi đặt miếng pho mát lên đĩa, người đói nhìn, người no nhìn, người đang buồn nhìn, đang vui nhìn, người béo phì nhìn, trẻ em nhìn, người già nhìn… nhìn từ trên cao, nhìn ngang, nhìn dọc… tất cả cùng nhìn, nhưng mỗi người sẽ có một suy nghĩ, một cảm nhận không đồng nhất về miếng pho mát đó. Tuy nhiên, dù ai nhìn và nhìn từ góc độ nào thì miếng pho mát không thể là con ngỗng quay hay chai beer Heniger. Pho mát trên đĩa chỉ là pho mát trên đĩa.

Câu chuyện về góc nhìn miếng pho mát tương tự như câu chuyện về một vài nhóm ở quốc nội (NO-U, hội anh em dân chủ…) và hải ngoại (RFA, RFI, Việt Tân, Đảng nhân dân hành động, Cứu trợ người vượt biển…) cũng như lác đác vài nhân vật nghị sĩ, dân biểu một số nước phương Tây (Sanchez, Royer…) nhìn về Việt Nam.

Với một dã tâm ấp ủ là chống phá nền hòa bình, ổn định của Việt Nam, rõ ràng rằng góc nhìn của họ là góc khuất, góc tối, góc đen. Tràn lan trên tất cả các công cụ quảng bá, lăng sê của họ, tuyệt nhiên không hề có một góc nhìn tích cực, phản ánh trung thực, sống động tình hình chính trị, xã hội Việt Nam. Mọi sự việc, hiện tượng hàng ngày diễn ra liên quan đến Việt Nam đều được họ thẩm thấu qua một lăng kính bóp méo, xuyên tạc và xuất bản những ấn phẩm vu cáo, đánh lận trắng trợn.Nhóm quốc nội thì ra sức mượn cớ “yêu nước”, “chống tham nhũng”… nhằm xuyên tạc, gây rối an ninh trật tự, chống phá môi trường thanh tịnh ổn định. Nhóm hải ngoại thì chộp ngay lấy hoạt động dàn dựng của nhóm quốc nội để lăng sê, vu cáo Việt Nam.

Mấy tên dân biểu, nghị sĩ nước ngoài thì vào ùa ngồi phán như thánh về dân chủ, nhân quyền tại một đất nước mà họ còn chưa từng đặt chân đến một cách đàng hoàng. Rõ ràng rằng, từ một góc nhìn khuất, được chi phối mạnh mẽ bởi động cơ thiếu tính xây dựng và khách quan thì không thể lý giải, phân tích trung thực về bất kỳ sự việc nào, chứ chưa nói đến các vấn đề “quốc kế dân sinh”.

Sự thật thì không thể mua được bằng ngàn tỉ điều dối trá. Có chăng, ngàn tỉ điều dối trá ấy chỉ lừa bịp, che mắt được một vài người thiếu hiểu biết, hoặc nhận thức vốn đã khiếm khuyết. Sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường chính trị ổn định, đời sống người dân được nâng cao từng ngày, uy tín chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định. Đó là sự thật không thể phủ nhận. Mọi góc nhìn đều phải đưa về giá trị thực tế trung thực, khách quan.

Theo facebook "Người con cộng sản"

<><><><><><><>


II. Phản Động

1. Giải thích từ ngữ

Phản động, tiếng Trung: Trung văn giản thể: 反动; phồn thể: 反動; bính âm: Fǎndòng, Hán-Việt: phản động, tiếng Anh: Reactionary, nghĩa đen là chống lại với sự thay đổi do tác động của nội lực hay ngoại lực khách quan; nghĩa thông dụng là có tư tưởng, lời nói hoặc hành động chống lại cách mạng, chống lại trào lưu, nhằm giữ lại một xã hội đã lạc hậu hoặc không còn hợp với thời đại.

Từ "phản động" được dùng lần đầu tiên sau Cách mạng Pháp. Nhiều người ủng hộ chế độ quân chủ bị xem là phản động tức đi ngược "trào lưu tiến hóa" (tiếng Pháp: réactionnaire mô tả sự chống đối về chính trị nhằm phục hồi một xã hội đã lỗi thời). Sau này nhiều người theo chủ nghĩa xã hội xem những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản là "phản động" vì họ cho nhân loại tiến lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu của lịch sử. Trong khi đó những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản xem mình là "bảo tồn" (hay "bảo thủ") chứ không tự gọi họ là "phản động". Họ lại coi những người ủng hộ trào lưu khôi phục các giá trị xưa cũ (như tập tục phong kiến,...) là "phản động".

2. Quan điểm trên thế giới

Theo từ điển Oxford English Dictionary, phản động (Reactionary) dùng để chỉ một quan điểm chính trị chuyên chống đối, săn lùng và đàn áp cải cách trong quản lý nhà nước.

Trong thế kỷ 20, phản động được gắn với những người chống đối Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản, như Bạch Vệ trong Nội chiến Nga chống lại quân Bolsheviks sau cách mạng Tháng 10. Trong thuật ngữ của Chủ nghĩa Marx, phản động là một tính từ chỉ những người mà bề ngoài tư tưởng dường như là theo chủ nghĩa xã hội nhưng bản chất lại chứa các thành tố của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa dân tộc hay phát xít, hoặc các đặc điểm của tầng lớp thống trị. Phản động cũng là chỉ những người ủng hộ chế độ độc tài, chống chủ nghĩa xã hội....

3. Quan niệm tại Việt Nam

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, phản động biểu hiện ở những việc làm chống lại các phong trào cách mạng, dân chủ và giải phóng dân tộc; hăm doạ, săn lùng và đàn áp các tổ chức và cá nhân hoạt động chính trị, đàn áp nhân dân lao động; tệ phân biệt chủng tộc, nhen nhóm và khích lệ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa chống cộng.

Ở VN, thuật ngữ "Phản Động" dùng để chỉ cá nhân, tổ chức ở trong hoặc ngoài nước có hoạt động thù địch, chống lại nhà nước pháp quyền VN.

III. TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG NGƯỜI VIỆT

Bài 1. Tìm Hiểu Tổ chức phản động Việt Tân

Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng (tiếng Anh: Vietnam Reform Revolutionary Party, VRRP) - thường gọi tắt là Việt Tân hay Đảng Việt Tân - là một đảng chính trị không được chính phủ Việt Nam công nhận, được thành lập bởi người Việt hải ngoại và đăt trụ sở điều hành tại San Jose, California. Đảng này tuyên bố chủ trương chấm dứt độc tài và canh tân đất nước ở Việt Nam.Theo giới truyền thông chính thức tại Việt Nam, thì đây là một tổ chức hoạt động khủng bố, phá hoại chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam .

Các chủ tịch đảng Việt Tân
•Hoàng Cơ Minh 1982-1987

• Nguyễn Kim 2001-2006

• Đỗ Hoàng Điềm 2006-nay

• Tổng bí thư của Việt Tân từ 2006 - nay là Lý Thái Hùng (theo wikipedia tiếng Việt).


Huy hiệu của Đảng Việt Tân.

Sau khi cuộc chiến chống Mỹ của Việt Nam kết thúc, một số phần tử ngụy quân và ngụy quyền chạy theo sang Mỹ. Một bộ phận trong số này chẳng những không ăn năn hối cải, không cải tà quy chính, mà còn ngày càng lầm đường lạc lối, dấn thân vào tội ác, do thù hận, do ngu dốt không thức thời, vì lợi ích cá nhân, vì những đồng đô la nhơ nhuốc, chúng đã điên cuồng chống phá Việt Nam. Chúng lập rất nhiều tổ chức, đảng phái, hội đoàn, “cộng đồng” khác nhau để chống lại đất nước. Một trong những tổ chức khủng bố ấn tượng nhất, gây nhiều tội ác nhất, chính là tổ chức khủng bố Việt Tân.
Tổ chức khủng bố “Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng”, gọi ngắn gọn là “Việt Tân”, với lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng, là một tổ chức khủng bố xuyên quốc gia do cựu phó đề đốc ngụy Sài Gòn Hoàng Cơ Minh thành lập và huấn luyện, dưới sự tài trợ của chính phủ Hoa Kỳ trong thời Chiến tranh lạnh và trong thời gian Việt-Mỹ chưa bang giao.


Hoàng Cơ Minh họp bàn đồng bọn trước ngày xâm nhập Việt Nam.

Sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ, Việt Tân vẫn được chính phủ Mỹ, chủ yếu những thành phần chính trị gia phản động, diều hâu, vẫn còn mang tư tưởng thực dân đế quốc, chống Việt Nam, chống XHCN, hoặc những chính trị gia cơ hội (muốn tranh thủ Việt Tân để lợi dụng chúng vận động kiếm phiếu trong cộng đồng người Việt hải ngoại) trong chính phủ Mỹ tài trợ qua nhiều quỹ khác nhau. Tổ chức khủng bố này hoạt động với chiêu bài “quang phục Việt Nam”, “phục quốc”, “đem lại tự do, dân chủ, nhân quyền, phú cường cho Việt Nam”. Chúng không dám thừa nhận bản chất khủng bố của mình, mà thường tự xưng, tự phong mình là những “nhà hoạt động nhân quyền”, “nhà dân chủ”, “người bất đồng chính kiến”, “người có quan điểm khác biệt”, “chiến sĩ tự do” (freedom fighter) v.v.

Những hoạt động của Việt Tân

Trong những năm 1980, dưới tên gọi “Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam” hoặc còn được gọi là “Mặt trận Hoàng Cơ Minh”, tổ chức khủng bố Việt Tân đã nhiều lần đem các loại súng đạn, chất nổ, lựu đạn, mìn, tiền giả, ma túy vào Việt Nam để phá hoại xã hội, khủng bố người dân và khủng bố chính quyền.

Còn nữa...