Hiện kết quả từ 1 tới 7 của 7

Chủ đề: Mỹ - Trung Quốc & Vấn Đề Tranh Chấp Ở Biển Đông ?

  1. #1
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts

    Mỹ - Trung Quốc & Vấn Đề Tranh Chấp Ở Biển Đông ?

    Những thách thức của Mỹ khi điều tàu tới các đá Trung Quốc cải tạo ở Trường Sa



    Thứ tư, 20/5/2015 | 14:36 GMT+7

    Mỹ có thể gặp nhiều khó khăn khi điều tàu và máy bay quân sự tới khu vực Trung Quốc cải tạo phi pháp ở Trường Sa nhưng đây là hành động cần thiết để Bắc Kinh không xem nhẹ vai trò của Washington trong khu vực.


    Hình ảnh vệ tinh cho thấy nhiều tàu Trung Quốc đang nạo hút cát tại đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: AFP

    Sau nhiều lần cảnh báo Trung Quốc về những nguy cơ của việc cải tạo trên các bãi đá và đảo trong vùng tranh chấp thuộc Biển Đông nhưng chỉ nhận được thái độ phớt lờ, Mỹ cân nhắc một lựa chọn nhiều rủi ro: đưa tàu quân sự đến can dự.

    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm 12/5 đề xuất nhiều lựa chọn, trong đó có điều chiến đấu cơ và tàu quân sự tới khu vực trong phạm vi 12 hải lý quanh những bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa mà Bắc Kinh đang tiến hành cải tạo. Các bãi đá này thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc đánh chiếm.

    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 16/5 trong chuyến công du tới Trung Quốc tiếp tục bày tỏ quan điểm cứng rắn và kiên định về vấn đề Biển Đông. Ông cho biết Mỹ rất lo ngại trước quy mô cũng như tốc độ của hoạt động cải tạo mà Trung Quốc đang ráo riết thực hiện. Ông nhấn mạnh luật pháp quốc tế không cho phép việc "tạo ra" chủ quyền bằng cách xây dựng trên những rạn san hô dưới đáy biển. Theo ông, khu vực không cần "những tiền đồn và các đường băng quân sự".

    Một loạt động thái gần đây cho thấy Mỹ cuối cùng cũng tham gia sâu hơn trong những tranh chấp về chủ quyền đang ngày càng nóng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, giới chuyên gia an ninh nhận định.

    Thách thức cần thiết

    Để điều tàu chiến, máy bay quân sự tới Trường Sa nhằm kìm hãm sự bành trướng của Trung Quốc cũng như đem lại thế cân bằng cho khu vực châu Á, Mỹ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, theo Wall Street Journal.

    Nếu những bước đi này vẫn không thể kìm hãm Bắc Kinh, Washington sẽ phải đối mặt với một quyết định không dễ dàng: thoái lui và chấp nhận mất đi uy tín mà bạn bè và đồng minh trong khu vực dành cho mình, hoặc thậm chí lâm vào thế xung đột trực diện với Trung Quốc.

    "Trung Quốc sẽ không chấm dứt hành động tại những khu vực mà họ đơn phương tuyên bố là lãnh thổ của mình, trong phạm vi chủ quyền của mình", ông M. Taylor Fravel, giáo sư khoa học chính trị tại Học viện Công nghệ Massachusetts, bình luận. Đây chính là vấn đề, để gia tăng sức ép lên Trung Quốc, "Mỹ buộc phải làm nhiều hơn và tham gia sâu rộng hơn".

    Đáp lại bình luận của ông Kerry, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị không thể hiện bất kỳ dấu hiệu thỏa hiệp nào và vẫn giữ giọng điệu cho rằng Bắc Kinh "có quyền xây dựng" những công trình ở Trường Sa.

    Phản ứng của Trung Quốc một lần nữa củng cố quan điểm cho rằng Washington và Bắc Kinh có khả năng sẽ xảy ra giao tranh nếu kế hoạch của Mỹ được thực hiện. Nếu xung đột bùng phát, Mỹ có thể phải đối diện với một làn sóng phản đối rộng khắp ở trong nước, Peter Symonds từ Glolbal Research nhận định.

    Vị thế nhạy cảm của một số đồng minh tại châu Á - Thái Bình Dương cũng là khía cạnh mà Mỹ phải cân nhắc khi triển khai hành động. Những quốc gia này không mong muốn bị buộc phải lựa chọn giữa cường quốc số một và số hai thế giới, theo quan sát viên Andrew Browne.

    Theo Diplomat, thái độ rõ ràng của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông được thể hiện qua đề xuất điều tàu chiến, máy bay tới Trường Sa còn tiềm ẩn nguy cơ kích động Bắc Kinh thực hiện những hành động quyết liệt hơn nhằm củng cố sức mạnh và tầm ảnh hưởng trong khu vực. Mỗi toan tính của Trung Quốc đều có thể tạo ra những thách thức mới đối với Mỹ vì thế Washington cần lường trước mọi hệ quả để xây dựng chiến lược đối phó phù hợp và kịp thời.

    Trong bài phân tích mới nhất về phương pháp tiếp cận Trung Quốc của Mỹ, hai tác giả Robert D. Blackwill và Ashley J. Tellis vạch ra một số động thái mà Bắc Kinh có thể thực hiện trong tương lại khi kế hoạch của Washington trở thành hiện thực. Hai ông cho rằng Trung Quốc sẽ tăng cường hơn nữa chi tiêu cho quân sự, đẩy mạnh chế tạo các loại tàu ngầm thế hệ mới hoặc bắt đầu phát triển vũ khí hạt nhân để ngăn chặn Mỹ. Tình thế này là điểm khởi đầu cho một cuộc chạy đua vũ trang tương tự thời kỳ Chiến tranh Lạnh.


    TQ tuyên bố chủ quyền và đơn phương cấm ngư dân khai thác ngư trường

    Đến nay, việc điều tàu chiến và máy bay tới Trường Sa vẫn chỉ nằm trong danh sách những lựa chọn của Mỹ. Nếu được Lầu Năm Góc thông qua kế hoạch này vẫn cần được tổng thống phê duyệt. Theo Ian Storey, chuyên viên cao cấp tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á, nếu trở thành hiện thực, nguy cơ xung đột bùng phát từ những tính toán sai lầm là rất lớn. Khi đó, thế đối đầu giữa các chiến hạm với hỏa lực mạnh mẽ của Washington và Bắc Kinh sẽ "nhanh chóng dẫn tới xung đột ở quy mô nhỏ rồi leo thang trở thành cuộc khủng hoảng chính trị, quân sự Mỹ-Trung", ông Storey dự đoán.

    Tuy nhiên, Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho rằng mục tiêu của Mỹ là ngăn chặn Bắc Kinh sử dụng những thực thể đang cải tạo để đe dọa các nước khác và cản trở giao thông tại Biển Đông, vùng biển nhộn nhịp bậc nhất thế giới. Bên canh đó, Mỹ cũng muốn cảnh báo Trung Quốc rằng họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để biến lời nói thành hiện thực.


    Tàu USS Fort Worth hôm 11/5 tuần tra ở vùng biển quốc tế gần quần đảo Trường Sa, khi tàu khu trục tên lửa dẫn đường Yancheng (FFG 546) đi gần phía sau. Ảnh: US Pacific Fleet

    Đến nay, phản ứng của Mỹ chủ yếu là ở lời nói. Giới chức nước này liên tục kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng Tuyên bố ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC) được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc. Mỹ cũng tăng cường tập trận quân sự với các đối tác, trong đó có Philippines, và cung cấp công nghệ để cải thiện khả năng theo dấu tàu, máy bay Trung Quốc. Nhật cũng tham gia vào nỗ lực này. Nhưng có vẻ như, những điều đó vẫn không thay đổi được gì.

    Nếu không có những hành động như điều tàu, máy bay đến các đá Trung Quốc cải tạo ở Trường Sa, Bắc Kinh "sẽ không thực sự coi trọng" vai trò của Mỹ, bà Glaser quả quyết.

    Vũ Hoàng
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  2. #2
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Trung Quốc sẽ có 18 tháng “gây hấn” với Mỹ trên Biển Đông


    Thế giớiThứ Sáu, 22/05/2015 - 21:00

    Ernest Bower cố vấn cao cấp về Biển Đông tại Trung tâm chiến lược và nghiên cứu quốc tế (CSIS) ở Washington nói : “Đây là khoảng thời gian họ có thể thử coi lấy được bao nhiêu đất ngoài biển. Tính toán của Trung Quốc là “chơi rắn” với Mỹ trong 18 tháng tới”.


    Trung Quốc nạo vét, xây đảo trái phép ở khu vực Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam

    Trang Oriental Daily, Hong Kong 21/5 đưa tin Trung Quốc đang muốn tạo ra một “phiên bản Maldives” tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Để thúc đẩy du lịch địa phương, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng hàng loạt công trình trên một số đảo và rạn san hô trên nhóm đảo Crescent, ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

    Tân Hoa Xã ngày 22/5 đăng bình luận lên tiếng kêu gọi Mỹ ngừng các hoạt động tuần tra giám sát ở khu vực Biển Đông. Bài bình luận của Tân Hoa Xã lên án tuyên bố của hải quân Mỹ sẽ tiếp tục các chuyến bay tuần tra trong vùng biển quốc tế ở Biển Đông sau khi Trung Quốc hôm 20/5, 8 lần phát tín hiệu cảnh báo xua đuổi một chiếc máy bay tuần tra của Mỹ gần đảo nhân tạo Bắc Kinh xây dựng bất hợp pháp ở gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam)

    Hải quân Mỹ cũng cho công bố các đoạn video và hội thoại với lực lượng quân sự Trung Quốc trong quá trình thực hiện chuyến bay tuần tra ngày 20/5.

    Một số chuyên gia an ninh đã bày tỏ lo ngại về nguy cơ xảy ra đụng độ, đặc biệt là sau khi một quan chức Mỹ cho biết Lầu Năm Góc đang cân nhắc việc điều động máy bay và tàu tuần tra đến Biển Đông để khẳng định quyền tự do hàng hải xung quanh các đảo bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp.

    Tuy nhiên, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Nam Á Daniel Russel khẳng định trong một cuộc họp báo ở Washington rằng, các chuyến bay tuần tra của Mỹ là “hoàn toàn phù hợp” với quy định trong nước và quốc tế, rằng lực lượng hải quân Mỹ sẽ “tiếp tục thực hiện đầy đủ” quyền tự do ở vùng biển và không phận quốc tế./.

    Theo Ngân Giang/VOV.VN/Tân Hoa Xã...
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  3. #3
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Vì sao Indonesia đánh chìm tàu cá Trung Quốc


    Thứ bảy, 23/5/2015 | 21:58 GMT+7

    Lần đầu tiên phá hủy một tàu cá Trung Quốc sau 6 năm bắt giữ, Indonesia dường như muốn gửi thông điệp sẽ không nhân nhượng nếu quá trình bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông gây hại đến quyền lợi của nước này.


    Hai tàu cá Thái Lan bị Indonesia đánh chìm. Ảnh: Bangkok Post

    Indonesia hôm 20/5 đánh chìm một tàu cá lớn của Trung Quốc và 40 tàu nước ngoài khác bị cáo buộc đánh bắt cá trái phép trong vùng biển nước này. Chính quyền khẳng định động thái trên hoàn toàn tuân thủ luật pháp Indonesia đồng thời chỉ nhằm mục đích bảo vệ nguồn tài nguyên biển và quyền lợi của ngư dân.

    Nhưng đây là lần đầu tiên Indonesia thực thi hành động cứng rắn với một tàu cá Trung Quốc kể từ khi Tổng thống Joko Widodo tuyên bố sẽ xử lý mạnh tay với các tàu đánh cá nước ngoài bất hơp pháp hồi tháng 12/2014. Thực tế này khiến giới chuyên gia phải đặt câu hỏi về nguyên nhân sâu xa của vấn đề cũng như phản ứng của Bắc Kinh sẽ là gì.

    Chính sách gây tranh cãi

    Tính hợp pháp của chính sách "đánh chìm tàu" mà Indonesia đang thực hiện tới nay vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Bộ máy cố vấn của Tổng thống Widodo khẳng định Indonesia buộc phải "đánh chìm tàu" để bảo vệ lợi ích của mình và chính sách trên hoàn toàn phù hợp với luật pháp Indonesia cũng như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

    Bộ trưởng điều phối các vấn đề biển Indroyono Soesilo nhấn mạnh cơ sở pháp lý liên quan đến chính sách này nằm ở Điều 69, khoản 4, Luật số 45 năm 2009 về đánh bắt thủy sản của Indonesia. Theo đó, khi cơ quan chức năng nắm bằng chứng sơ bộ, chính phủ có thể đốt cháy hoặc đánh chìm tàu thuyền nước ngoài bị nghi ngờ đánh bắt bất hợp pháp trong khu vực quản lý đánh cá của Indonesia. Tuy nhiên, luật này lại không phân định rõ khu vực trên có phạm vi tới đâu. Điểm thiếu sót này có thể gây ra xung đột về pháp lý với UNCLOS, vốn phân chia biển thành các khu vực và mỗi khu vực được thừa nhận các quyền tương ứng.

    Vấn đề phát sinh khi hoạt động đánh cá bị cáo buộc bất hợp pháp của tàu nước ngoài diễn ra trong những khu vực quyền chủ quyền, ví dụ như vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), của Indonesia. Điều 73 của UNCLOS quy định nhiều biện pháp có thể áp dụng để thực thi pháp luật và quy định của các quốc gia ven biển trong vùng EEZ nhưng trong đó không bao gồm đánh đắm tàu.

    Thêm vào đó, điều gây trở ngại cho Indonesia trong việc thực hiện chính sách chống đánh bắt cá trái phép là họ phải thực thi nghĩa vụ phóng thích người và phương tiện ngay lập tức được quy định tại khoản 2, Điều 73 của UNCLOS.

    Nhưng các nhà phê bình cho rằng vấn đề không phụ thuộc nhiều ở việc chính sách này có hợp pháp hay không mà nằm ở tính hợp lý của nó. Indonesia là một trong những nước dẫn đầu trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), vì vậy việc thực thi chính sách "đánh chìm tàu " có nguy cơ gây rạn nứt trong khu vực. Hành động quyết đoán này khiến các nước ASEAN phải nâng cao cảnh giác hơn trước.

    Nguyên nhân sâu xa

    Quan chức chính phủ nói lý do Indonesia đánh đắm tàu cá Trung Quốc không có gì đặc biệt. Cũng giống như tàu các nước khác, kế hoạch được lên phương án từ trước và hoàn toàn phù hợp với những thủ tục tố tụng.

    Lời giải thích trên chưa thể khiến giới quan sát thỏa mãn. Theo Diplomat, nó không lý giải được sự khác biệt trong cách thức các tàu cá bị đánh chìm cũng như thái độ thận trọng của Indonesia đối với Trung Quốc nếu so sánh với các quốc gia khác. Indonesia đã đánh chìm tàu cá của Malaysia, Papua New Guinea, Philippines, Thái Lan và Việt Nam với thời gian tiến hành thủ tục nhanh hơn và thực hiện liên tục nhiều tháng qua nhưng lại trì hoãn hành động đối với Trung Quốc, dù Jakarta từng tuyên bố không ngại việc phải phá hủy tàu cá Bắc Kinh.

    Ngay cả khi thực sự đánh chìm tàu Trung Quốc thì việc xếp chung nó với hơn 40 tàu khác mà không xếp riêng hay cho vào một nhóm nhỏ hơn cũng cho thấy Indonesia có lẽ đã nhận thức rõ ràng những nguy cơ có thể gặp phải nếu quá mạnh tay và đang tìm cách giảm thiểu rủi ro.

    Đến nay, bình luận công khai duy nhất của Trung Quốc được đưa ra bởi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi. Ông cho hay Bắc Kinh "quan ngại sâu sắc" và yêu cầu Indonesia làm rõ thông tin về việc đánh chìm tàu cá Trung Quốc.

    Mặc dù nguy cơ vụ việc lần này vượt khỏi tầm kiểm soát có tồn tại nhưng kịch bản dễ xảy đến nhất vẫn là Bắc Kinh và Jakarta sẽ giải quyết mọi khúc mắc bằng con đường ngoại giao, theo Diplomat. Giống như cách đây 6 năm, khi Indonesia bắt giữ 8 tàu cá Trung Quốc, dù những cuộc tranh cãi gay gắt nổ ra nhưng cuối cùng hai nước cũng thống nhất được một thỏa thuận làm hài lòng tất cả các bên: 75 ngư dân bị bắt được trả tự do.

    Mặt khác, mối quan hệ hợp tác giữa hai nước hiện bền chặt hơn trước. Từ năm 2005, khi chỉ là đối tác chiến lược, đến năm 2013, khi trở thành đối tác chiến lược toàn diện, giá trị trao đổi thương mại giữa Indonesia và Trung Quốc đã tăng gấp 4 lần, lên mức 66 tỷ USD, đầu tư tăng 2 tỷ USD.

    Tuy nhiên, theo bình luận viên Prashanth Parameswaran, với việc quyết định phá hủy tàu Trung Quốc, Jakarta dường như đang phát đi tín hiệu rằng họ không những sẵn sàng áp dụng chính sách "đánh chìm tàu" mà còn muốn kiên quyết hơn nữa trong việc ngăn chặn hành vi đánh bắt bất hợp pháp ở vùng biển nước này. Bà Susi Pudjiastuti, Bộ trưởng Thủy sản và Hàng hải Indonesia, cho biết Jakarta đã cân nhắc cả việc bắn chìm tàu đánh cá phi pháp "ngay tại chỗ", chỉ cần giấy phép của tòa án thay vì chờ đợi hoàn thiện các thủ tục pháp lý.

    Ngoài ra, thời điểm cũng như tàu Indonesia chọn để phá hủy cũng là chi tiết gợi nhiều nghi vấn. Jakarta Post đưa tin tàu Gui Xie Yu 1266 bị bắt giữ ngày 20/6/2009 khi đang đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia trên Biển Đông. Sự việc Gui Xie Yu 12661 bị bắt cùng 7 tàu khác và 75 ngư dân khi đó đẩy căng thẳng giữa hai nước lên cực điểm.

    Đặt trong bối cảnh chính quyền Indonesia luôn nhạy cảm trước vấn đề chủ quyền cũng như mối lo ngại ngày càng tăng ở Jakarta về yêu sách đường 9 đoạn phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông, giới phân tích nhận định hành động lần này còn mang hàm ý rằng Indonesia sẽ không nhân nhượng nếu quá trình bành trướng của Trung Quốc gây hại đến quyền lợi của nước này.

    Dù là các đối tác chiến lược toàn diện của nhau, nhưng điều này không có nghĩa Jakarta hoàn toàn tin tưởng Bắc Kinh. Việc yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc xâm phạm đến vùng biển quanh quần đảo Natuna của Indonesia vẫn khiến các chính trị gia nước này phải bận tâm.


    Vị trí quần đảo Natuna của Indonesia trên Biển Đông. Đồ họa: Google Maps

    Hồi tháng 3 năm nay, lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức tháng 10/2014, Tổng thống Indonesia Widodo tuyên bố "đường 9 đoạn mà Trung Quốc tuyên bố không có cơ sở trong bất kỳ luật quốc tế nào". Indonesia cũng tỏ rõ mong muốn tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ, nhất là tăng tập trận, ở Biển Đông. Hải quân Indonesian và Mỹ đã tiến hành bay tuần tra chung trên Biển Đông. Nước này cũng có kế hoạch triển khai một số tàu ngầm mới mua của Hàn Quốc và trực thăng vũ trang Apache tới gần các quần đảo mà họ cho rằng dễ bị Trung Quốc xâm phạm.

    Dựa vào những điều trên, không hề có sự ngẫu nhiên trong vụ Indonesia đánh chìm tàu cá của Trung Quốc, Diplomat nhận định.

    Vũ Hoàng (theo Diplomat)
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  4. #4
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Mỹ chỉ trích Trung Quốc đưa vũ khí đến Biển Đông


    Thứ sáu, 29/5/2015 | 16:24 GMT+7

    Các thượng nghị sĩ Mỹ nhấn mạnh việc Trung Quốc đưa vũ khí tới đảo nhân tạo ở Biển Đông là động thái leo thang mới nhất, và khẳng định Bắc Kinh đang tự cô lập mình với cộng đồng quốc tế.

    Thượng nghị sĩ John McCain trong cuộc họp báo tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 29/5. Ảnh: Thoại Hà
    Bước leo thang mới nhất trong tranh chấp Biển Đông là việc "Trung Quốc chuyển vũ khí vào khu vực cải tạo. Đây là một động thái vi phạm luật quốc tế, trong đó có luật biển", Thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, cho biết trong buổi họp báo chiều nay cùng với ba thượng nghị sĩ Mỹ khác tại TP HCM. "Điều đáng thất vọng là Trung Quốc đã nói rằng họ sẽ không đưa thiết bị quân sự lên đảo nhân tạo. Nhưng bây giờ chúng tôi đã biết, không phải vì họ nói với chúng tôi, mà là nhờ khả năng trinh sát của chúng tôi", ông McCain nói.

    Theo Wall Street Journal, hình ảnh do máy bay trinh sát Mỹ chụp đượccách đây khoảng một tháng cho thấy hai khẩu pháo tự hành xuất hiện tại một trong những đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trên Biển Đông. Dù pháo không gây ra mối đe dọa với máy bay hay tàu Mỹ nhưng có thể vươn tới các đảo kế cận.

    Ông McCain bày tỏ mong muốn giúp đỡ Việt Nam, Philippines và các quốc gia khác tăng cường sức mạnh trên biển như một biện pháp để kìm hãm hành động khiêu khích của Trung Quốc. Ông nhắc tới việc Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vũ khí sát thương cho Việt Nam vào năm ngoái. "Chúng tôi có thể dỡ bỏ những lệnh cấm khác", ông nói. Thượng nghị sĩ Dan Sullivian khẳng định không một nước nào trên thế giới ủng hộ hành vi hiện thực hóa yêu sách chủ quyền "đường 9 đoạn" của Bắc Kinh ở Biển Đông. "Những hành động của Trung Quốc đang làm nước này bị cô lập với các quốc gia khác". Ông Sullivian đánh giá Đối thoại Shangri-la tại Singapore sẽ là cơ hội tốt cho phái đoàn Mỹ gặp gỡ các quan chức quốc phòng nước khác, để tranh thủ sự ủng hộ khu vực và quốc tế nhằm đối phó với Trung Quốc.


    Từ trái sang phải, các thượng nghị sĩ Jack Reed, John McCain, Joni Ernst và Dan Sullivan. Ảnh: Thoại Hà

    Ông McCain cho rằng cách tốt nhất để ngăn chặn xung đột với Trung Quốc là bằng tăng cường sức mạnh, phối hợp với nhiều quốc gia, và sử dụng các biện pháp về ngoại giao và kinh tế để "cho Trung Quốc thấy điều họ làm là không thể chấp nhận được đối với vị thế là một trong những siêu cường". Khi được hỏi về khả năng nổ ra cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc, McCain tuyên bố hành vi của Bắc Kinh đang làm gia tăng căng thẳng, tuy nhiên "nguy cơ xung đột quân sự vẫn còn khá xa xôi". Nhưng ông cũng nhấn mạnh Mỹ sẽ không bao giờ chấp nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

    Phương Vũ - Dương Vân


  5. #5
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Đưa vũ khí tới Biển Đông, Trung Quốc tạo nguy cơ xung đột quân sự

    Thứ hai, 1/6/2015 | 05:00 GMT+7

    Loạt hành vi phô diễn sức mạnh mà Bắc Kinh thực hiện gần đây kết hợp với việc nước này đưa vũ khí tới đảo nhân tạo trên Biển Đông gây nguy cơ châm ngòi khủng hoảng quân sự trong tương lai, các chuyên gia quốc tế cảnh báo.


    Hình ảnh do hải quân Mỹ đưa ra hôm 21/5 cho thấy hàng chục máy nạo hút cát Trung Quốc hoạt động trái phép tại đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Reuters

    Hình ảnh do máy bay trinh sát Mỹ chụp được cách đây khoảng một tháng cho thấy hai khẩu pháo tự hành xuất hiện tại một trong những đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông. Dù pháo không gây ra mối đe dọa với máy bay hay tàu Mỹ nhưng chúng có thể vươn tới các đảo kế cận, theo Wall Street Journal. Ông Mira Rapp Hooper, giám đốc Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á, chuyên theo dõi các diễn biến ở Biển Đông, cho hay, giới phân tích trước đó cũng phát hiện các hệ thống pháo trên ít nhất hai trong số những công trình bồi đắp của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. "Đó là một bước leo thang và đáng lo ngại", Thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, trong buổi họp báo diễn ra ngày 29/5 tại TP HCM, nhận xét về động thái di chuyển vũ khí tới đảo tranh chấp trên Biển Đông của Trung Quốc. "Nếu Trung Quốc triển khai khí tài quân sự đến chuỗi đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa thì đó thật sự là một nước đi đầy nguy hiểm", Jonathan Eyal, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu an ninh quốc tế tại Viện các Quân chủng Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI), nhận định.

    Khủng hoảng quân sự


    Mỹ điều chiến hạm Fort Worth tuần tra gần Trường Sa để thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc. Ảnh: US Navy

    Trong cuộc phỏng vấn trên CNN, Giáo sư Michael Pillsbury, cựu giám đốc Viện nghiên cứu Chiến lược Trung Quốc của Lầu Năm Góc, cho rằng loạt hành động phô trương sức mạnh hay những thay đổi trong chính sách quốc phòng mà Bắc Kinh thực hiện kết hợp với việc nước này triển khai vũ khí tới đảo nhân tạo sẽ châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng quân sự trong tương lai.

    Xinhua hôm 28/5 đưa tin, sau nhiều lần đối đầu với tàu chiến và máy bay Mỹ, quân đội Trung Quốc quyết định đưa một số hệ thống vũ khí tới tham gia cuộc diễu binh nhằm biểu dương lực lượng tại đảo Hải Nam. Những khí tài được triển khai gồm chiến đấu cơ J-10, máy bay chiến đấu hạng nặng WZ-10, xe tăng lội nước Type 63A, tên lửa chống tăng cùng các xe thiết giáp chỉ huy. Vì Hải Nam có khả năng sẽ trở thành căn cứ quân sự chính của Trung Quốc nếu xung đột nổ ra trên Biển Đông nên Bắc Kinh muốn chuẩn bị tốt nhất cho người dân trên đảo để sẵn sàng đối phó với mọi tình huống giao tranh, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cho biết thêm. Theo ông Eyal, "những động thái quân sự gần đây đã phơi bày mưu đồ của Trung Quốc muốn áp đặt quyền kiểm soát lên một trong những tuyến đường biển nhạy cảm bậc nhất thế giới. Chúng cũng cho thấy tham vọng lâu dài của nước này: duy trì hiện diện quân sự thường trực" trên Biển Đông. Dù thượng nghị sĩ McCain đã nêu rõ nguy cơ xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc "vẫn còn khá xa xôi" nhưng rõ ràng việc Bắc Kinh phô diễn những vũ khí tối tân tại đảo Hải Nam là một nước cờ chính trị nhằm chứng minh rằng họ đang chuẩn bị cho một kịch bản đối đầu.


    Mỹ và các quốc gia khác trong khu vực sắp vướng vào một tình thế mới với nhiều rủi ro hơn trước, ở đó "Trung Quốc không chỉ đơn thuần khẳng định chủ quyền mà còn ra sức củng cố chúng bằng quân sự", ông Eyal nhấn mạnh. Trung Quốc hôm 26/5 công bố Sách trắng Quốc phòng, tài liệu về chiến lược quân sự và những yêu cầu thay đổi trong tư duy quốc phòng của nước này. Ngoài đề ra yêu cầu quân đội phải thay đổi tư duy "coi trọng lục quân, xem nhẹ hải quân", Sách trắng lần này còn nhấn mạnh những nguy cơ an ninh mà Trung Quốc đang gặp phải, đặc biệt trên vấn đề biển đảo, trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung trên Biển Đông gia tăng.

    Global Times, phụ bản của People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân cơ hội này, khẳng định Bắc Kinh không muốn chiến tranh nhưng nếu mục đích cuối cùng của Washington là buộc họ phải ngừng các hoạt động trên Biển Đông thì Chiến tranh Thế giới thứ ba là "không thể tránh khỏi". Tờ báo này đồng thời thêm rằng mọi hành vi can thiệp từ các quốc gia bên ngoài đều có thể khiến xung đột bùng phát và Trung Quốc "sẵn sàng chấp nhận". Giọng điệu có phần hung hăng cho thấy Bắc Kinh vẫn không hề có ý định từ bỏ việc mở rộng phi pháp các đảo nhân tạo trên Biển Đông. Sự khăng khăng cùng những đánh giá sai lầm của Trung Quốc về tình thế hiện tại là yếu tố nguy cơ khiến "căng thẳng leo thang nhanh chóng và trở thành một cuộc chiến tranh toàn diện", ông Robert Dujarric, giám đốc Viện nghiên cứu châu Á Đương đại thuộc Đại học Temple, bình luận. Washington, tại hội nghị an ninh châu Á cuối tuần qua, khẳng định sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc đảm bảo tự do hàng hải và an ninh trên Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nói hành động của Trung Quốc đang "làm xói mòn an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương" và Mỹ "có mọi quyền hợp pháp để quan tâm và tham gia".

    Theo Jonathan Pollack, chuyên gia nghiên cứu quan hệ Mỹ-Trung tại Viện Brookings, Washington, câu hỏi quan trọng nhất vào lúc này là Trung Quốc sẽ làm gì sau khi chuyển vũ khí tới đảo nhân tạo ở Biển Đông? Tiếp tục quá trình xây dựng hay tận dụng sức mạnh quân sự để đánh bật các nước khác khỏi tranh chấp?

    Vũ Hoàng
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  6. #6
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Trung Quốc ngang ngược tuyên bố không cho tàu Mỹ vào sát Trường Sa


    Bắc Kinh tuyên bố "không cho phép" Mỹ hay các nước khác điều tàu vào phạm vi 12 hải lý quanh các bãi đá Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Trường Sa của Việt Nam.



    Bà Hoa Xuân Doanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh:
    fmprc.gov.cn.

    R
    euters dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ hôm 8/10 nói Washington đang xem xét triển khai tàu chiến vào trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp tại quần đảo Trường Sa. Động thái này có thể diễn ra trong vài ngày tới nhưng đang chờ Tổng thống Barack Obama thông qua. Đô đốc Harry Harris, chỉ huy các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, hôm qua từ chối công bố khả năng thực hiện kế hoạch. Ông nói rõ đây là một lựa chọn đã trình lên Tổng thống Obama và nhấn mạnh Mỹ phải tuần tra tự do hàng hải khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bà Hoa Xuân Doanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong buổi họp báo hôm qua ngang nhiên gọi vùng biển quanh quần đảo Trường Sa là "lãnh hải" và tuyên bố "không cho phép quốc gia khác xâm phạm dưới danh nghĩa tự do hàng hải và bay ngang qua".



    Trung Quốc hồi tháng 5 từng 8 lần yêu cầu phi cơ trinh sát P8-A Poseidon của hải quân Mỹ rời đi khi nó bay qua đá Chữ Thập, nơi Bắc Kinh ồ ạt bồi đắp, cải tạo và xây dựng. Mỹ lúc đó khẳng định chiếc P8-A bay trong không phận quốc tế. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines. Bắc Kinh còn ngang nhiên tiến hành cải tạo đất phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

    Hà Nội khẳng định mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên các đảo đá, bãi ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị. Washington cũng không công nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các đảo nhân tạo, tuyên bố hải quân Mỹ sẽ hoạt động ở mọi nơi luật pháp quốc tế cho phép.

    Như Tâm



  7. #7
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Báo Trung Quốc hô hào sẵn sàng chiến tranh với Mỹ

    Thứ tư, 28/10/2015 | 17:54 GMT+7

    Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho rằng nước này không phải sợ chiến tranh với Mỹ trên Biển Đông, sau khi Washington điều tàu tiếp cận đảo nhân tạo Bắc Kinh bồi đắp trái phép.


    Tàu khu trục tên lửa hạt nhân của Mỹ

    Tờ Global Times, một ấn phẩm của Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã công kích Lầu Năm Góc có "hành vi khiêu khích" và kêu gọi Bắc Kinh "chuẩn bị cho tình huống xấu nhất". Bài bình luận đăng ngày hôm nay nhấn mạnh: "Việc này có thể thuyết phục Nhà Trắng rằng Trung Quốc, dù không mong muốn, không sợ phải tham chiến với Mỹ trong khu vực, và quyết tâm bảo vệ các lợi ích và danh dự quốc gia".

    Nhật báo Quân Giải phóng, tờ báo hàng đầu của quân đội Trung Quốc, đăng trên trang nhất bài bình luận, cáo buộc Mỹ gieo rắc bất ổn tại các quốc gia. "Thực tế rõ ràng cho thấy Mỹ hết lần này đến lần khác sử dụng vũ lực một cách liều lĩnh và khơi mào các cuộc chiến, khuấy động mọi thứ tại những nơi từng ổn định."

    Tờ Nhân dân Nhật báo cũng có bài bình luận, cho rằng việc Mỹ quyết định đưa tàu khu trục tên lửa USS Lassen vào vùng 12 hải lý quanh các bãi ngập nước Subi và Vành Khăn ở Trường Sa là hành động nguy hiểm, giống như "đang đùa với lửa, mà hậu quả rất nghiêm trọng".

    Tàu khu trục tên lửa USS Lassen ngày 27/10 đã tiến vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Trường Sa của Việt Nam. Cuộc tuần tra diễn ra sau khi Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình không thể tìm được tiếng nói chung về vấn đề bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông trong các cuộc đối thoại tại Nhà Trắng hồi tháng 9.

    Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter tuyên bố Mỹ đã lên kế hoạch tiếp tục thực hiện các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải tiếp theo trong khu vực. "Tàu chiến, máy bay chúng tôi sẽ hoạt động tại bất kỳ đâu luật pháp quốc tế cho phép", ông Carter khẳng định trong một buổi điều trần tại Quốc hội Mỹ.

    Trung Quốc phản ứng lại chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải của Mỹ bằng một loạt cáo buộc nhắm vào Washington. "Chúng tôi sẽ có các biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh", Xinhua dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Yang Yujun cho biết.

    Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói sẽ "đáp trả kiên quyết" bất kỳ hành động cố ý khiêu khích nào. Hải quân Trung Quốc cho biết sẽ điều hai tàu khu trục tên lửa Lan Châu và Đài Châu bám sát tàu tuần tra của Mỹ để theo dõi mọi động thái.

    Tàu tuần tra không khiến đảo nhân tạo biến mất

    "Có vẻ như phản ứng của Trung Quốc - ít nhất là ban đầu - là đáp trả một cách kiềm chế. Trung Quốc không hề có lợi gì khi kích động một cuộc khủng hoảng chiến thuật hoặc bất kỳ dạng đối đầu nào với Mỹ", Guardian dẫn lời Ashley Townshend, chuyên gia Biển Đông tại trung tâm nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Sydney, nhận xét.

    Washington hy vọng chiến dịch tuần tra trên sẽ khiến Bắc Kinh nhượng bộ trong chương trình bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo phi pháp. Tuy nhiên, chuyên gia Townshend cảnh báo, việc tàu chiến Mỹ được điều tới Biển Đông có thể gây tác dụng ngược.

    "Tôi cho rằng các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải có thể trở thành cái cớ trong tay những thành phần cứng rắn trong quân đội và chính quyền Trung Quốc. Một khi Mỹ bị coi là đang có hành vi khiêu khích, những người ôn hòa trong chính phủ Trung Quốc sẽ khó ăn khó nói hơn trước những thành phần thuộc phe diều hâu", ông nói.

    Chuyên gia này cho rằng động thái của Mỹ có thể tạm thời củng cố vị thế của Washington. "Nhưng có lúc bạn thắng một trận chiến nhưng lại thua cả một cuộc chiến nếu những chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải này lại khiến Trung Quốc quyết tâm hơn trong việc quân sự hóa các đảo nhân tạo".

    "Những đảo nhân tạo phi pháp đó sẽ không biến mất, trừ khi hiện tượng trái đất ấm lên nhấn chìm chúng", chuyên gia Townshend nhấn mạnh.

    Hoàng Nguyên
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •