Hiện kết quả từ 1 tới 3 của 3

Chủ đề: Thiều Gia - Khí Công Thái Cực Trân Châu Vũ...

  1. #1
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts

    Thiều Gia - Khí Công Thái Cực Trân Châu Vũ...

    KHÍ CÔNG
    THÁI CỰC TRÂN CHÂU VŨ



    Thiều Gia - Xưa kia, do những hạn chế của chế độ phong kiến. việc tập luyện Khí công phần lớn chỉ được giới hạn trong một bộ phận nhỏ thuộc các thành phần thượng lưu quí tộc, giới quan lại, trong các tôn giáo mà ít được phổ cập tới quảng đại quần chúng nhân dân. Đôi khi, vì lý do mục đích nào đó, người ta còn thần thánh hóa khiến cho các phương pháp tập luyện mang tính dưỡng sinh trở nên kỳ bí ảo diệu và sặc mùi mê tín. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng bởi tư tưởng lạc hậu, cổ hủ của xã hội Phong kiến nên xung quanh chúng bị bao bọc bởi rất nhiều điều ràng buộc như: Tam bất truyền (không truyền cho con gái, con rể và không truyền cho người không lấy vợ); Ngũ bất truyền (không trân trọng không truyền, không kiên trì không truyền, khoe khoang khoác lác không truyền… ) hay lại có những tôn chỉ cực kỳ cổ hủ và mang tính cực đoan như Nhất sư nhất đệ (mỗi ông thầy chỉ truyền bí kiếp cho một đệ tử), Duy ngã độc tôn… càng làm cho bộ môn Khí công ngày càng trở nên bí hiểm, xa cách nhất là đối với các tầng lớp nhân dân lao động nghèo nàn.


    Khí công tuy là một loại hình vận động thể dục nhưng trong lĩnh vực Y học, Khí công còn được chỉ định dùng để chữa trị bệnh tật. Không những thế, Khí công được coi là phương pháp tập luyện tốt nhất, đơn giản nhất, hiệu quả nhất và điều đặc biệt là ít tốn kém nhất (trên tất cả mọi phương diện, nhất là phương diện kinh tế) trong việc bảo dưỡng, việc phục hồi và quá trình tự chữa bệnh.


    Hiện nay, do chính sách mở cửa của nhà nước, đặc biệt là sự quan tâm của các cấp chính quyền trong việc vận động, khuyến khích người dân tham gia tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện thân thể. Cùng với các bộ môn khác, Khí công có điều kiện phát triển và nảy nở như “nấm mọc sau mưa” với đầy đủ các loại hình, cách thức tập luyện. do được tự do phát triển mà không có sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ từ các cơ quan có thẩm quyền nên đôi khi Khí công cũng rơi vào tình trạng “thật giả lẫn lộn”. mặt khác, do những lời đồn đại cùng với sự thổi phồng quá đáng của một số người kiểu như : Khí công có thể “hô phong hoán vũ”, năn mưa đuổi bão hay phóng chưởng thôi miên trị bệnh ; sự hù dọa như luyện không khéo thì “Tẩu hỏa nhập ma” khiến cho những người yêu mến và hâm mộ bộ môn Khí công cũng lúng túng không biết hư thực thế nào. Không biết lựa chọn loại hình nào để luyện tập cho phù hợp, loại hình nào có thể đạt được kêt quả có khả quan…

    Nhằm giúp các bạn ở xa, không có điều kiện tiếp xúc với bộ môn Khí công; những người vì hoàn cảnh kinh tế hoặc eo hẹp về thời gian; những người bệnh tật muốn dùng đến liệu pháp khí công để chữa bệnh và nâng cao sức khỏe. Nay giới thiệu cùng các bạn hai bài tập Khí công đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả trong việc chữa trị các chứng bệnh về xương khớp như Viêm đa khớp, Thấp khớp, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, viêm gai cột sống, các chứng huyết áp, thần kinh tọa, các chứng bệnh tê liệt chân tay… Đây là bài tập mà chúng tôi thường xuyên áp dụng trong lớp và qua kiểm chứng thấy rất hiệu quả. Người tập, đặc biệt là những người có thể tạng suy yếu , bệnh tật có thể cảm nhận thấy tình trạng bệnh tật có những bước chuyển biến rõ rệt sau một thời gian ngắn tham gia luyện tập.

    Thiều Gia Khí Công Trân Châu Vũ


    Võ sư Thiều Ngọc Sơn

    1. Nguồn gốc - xuất xứ

    Có thể khẳng định Trân châu vũ là một trong phương pháp luyện “chân khí” hay nói cách khác đây chính là bài tập theo lối “hành công” tức vừa đi vừa luyện, một trong những phương pháp luyện Khí công với mong muốn đạt tới mục đích “Kiện thân tráng cốt”, “Cải lão hoàn đồng”, “Trường sinh bất lão”, trong thuật tu tiên của phái Đạo gia do Lão Tử tức Thái Thượng lão quân khởi xướng.

    Về nguồn gốc, có thuyết cho rằng Trân châu vũ khởi nguyên được bắt đầu từ việc “vo dược luyện đơn” của các môn đồ Đạo gia về sau mới được truyền ra ngoài. Lại có thuyết cho rằng bài Trân châu vũ được bắt nguồn từ việc luyện môn “thiết sa chưởng” một trong 72 nghệ (Thất thập nhị huyền công) của võ phái Thiếu lâm v.v. Thực hư việc ấy như thế nào, cho đến nay cũng không ai có thể kiểm chứng.


    Bài Trân châu vũ (còn được gọi với cái tên Thái cực trân châu vũ) dưới đây, nguyên là một bài tập dưỡng sinh còn rất sơ sài của bà con người Hoa vùng Sài Gòn – Chợ Lớn được võ sư Thiều Ngọc Sơn phát hiện vào khoảng năm 2001. Tháng 12 năm 2009, dựa trên triết lý âm dương, ngũ hành, võ sư Thiều Ngọc Sơn đã hệ thống, tu chỉnh, biên soạn lại thành một bài tập rất tiện lợi cho việc luyện “chân khí” nhằm đa dạng hóa, phong phú hóa các phương pháp tập luyện, đáp ứng nhu cầu rèn luyện của quảng đại quần chúng.

    Trân châu vũ sau khi được võ sư Thiều Ngọc Sơn tu chỉnh, biên soạn dựa trên nền tảng âm dương, ngũ hành, võ thuật cơ bản công pháp cùng triết lý vô vi của Đạo gia, phép dưỡng sinh của nhà Phật, của Nho gia… Toàn bài gồm 24 thức (tăng 06 thức so với bài nguyên thủy) được kết cấu chặt chẽ, liên quán từ đầu cho đến lúc kết thúc, động tác tư thức thập phần hoa mỹ, vũ điệu nhịp nhàng kết hợp cùng hơi thở trên nguyên tắc “thượng hạ tương tùy, nội ngoại tương hợp”; thủ pháp biến hóa, ảo diệu đa dạng; trạm trang chắc chắn; thân pháp khinh linh, tinh thần an dật, tự tại phong lưu… Rất thích hợp cho việc luyện khí trị bệnh, đặc biệt là các bệnh về khớp, suy nhược thần kinh, thần kinh tọa; huyết áp, tim mạch; viêm gai, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng… , phù hợp cho mọi người, mọi lứa tuổi.

    2. Tác dụng của thái cực Trân châu vũ trong chữa bệnh

    Thái cực Trân châu vũ cùng với các vận động khác như: Bát đoạn cẩm, Ngũ cầm hý, Thái cực quyền và các loại hành công, định công, trạm trang chuyên về luyện khí như Thiền, Yoga, Thổ nạp, Mã Sơn khí công, Thăng giáng điều tức, Chân khí vận hành pháp, Yêm Thành đạo dẫn thuật… đều được gọi là “Khí công” và cùng giống nhau ở chỗ đều mang lại hiệu quả cao trong việc phòng, chữa bệnh và nâng cao thể lực. Y học thừa nhận việc thường xuyên luyện tập các bộ môn khí công nêu trên có tác dụng vô cùng to lớn trong việc điều thân (điều chỉnh cơ thể), điều tức (điều chỉnh hơi thở, hô hấp) và điều tâm (điều chỉnh trạng thái, tinh thần, tâm sinh lý). Chính vì thế, Yoga, Thiền, và các loại hình vận động khí công được Y học hiện đại xem là pháp môn tu tập huwuxc hiệu nhằm điều động, kích phát, khơi gợi những tiềm năng tàng ẩn trong cơ thể con người vào mục đích tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật, nâng cao khả năng thích nghi với các điều kiện ngoại cảnh, tăng cường sức phục hồi ở những vùng bị bệnh thông qua Tâm điều (Điều thân, Điều tức, Điều tâm) và từ đó đạt đến tam lực tức sức đề kháng, sức thích nghi và sức phục hồi.


    Tài liệu soạn Khí công Trân châu vũ

    Khi luyện thái cực Trân châu vũ, sự hô hấp trở nên sâu hơn, dài hơn, lượng khí “hậu thiên” đưa vào phổi để biến thành “dưỡng khí” cũng tăng lên. Do lượng khí hấp thụ vào cơ thể tăng lên đã tạo áp lực làm ảnh hưởng tới sự chuyển động của huyết dịch, góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra một cách nhanh chóng và thuận tiện. Thở sâu và dài làm tăng biên độ vận động của cơ hoành khiến cho quá trình cọ sát, co bóp của ruột và dạ dày diễn ra liên tục và tăng nhanh làm sản sinh các men tiêu hóa nhiều hơn, khiến cho cơ thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ lượng thức ăn khi ta đưa vào. Quá trình kích thích tiêu hóa còn giúp chữa được các chứng viêm loét, các chứng bệnh về đường ruột. Thông qua sự co bóp, còn giúp tăng cường sự tuần hoàn máu ở tâm phế, điều này rất có ích cho việc chữa trị các chứng nhồi máu cơ tim, co thắt động mạch vành, sơ cứng động mạch…


    Lớp khí công sáng của võ thuật Thiều gia

    Khi luyện, phần lớn ý nghĩ tập trung chuyên chú vào chiêu thức “thân tuy động, tâm quý tĩnh” do vậy mà khứ trừ được tạp niệm làm cho đại não được nghỉ ngơi, cùng với việc “khí trầm đan điền” tạo áp lực làm cho máu huyết lưu thông lên não được nhiều nhất. Thời gian luyện càng kéo dài thì sự hưng phấn và sự ức chế hệ thống thần kinh sẽ đạt tới sự cân bằng. Vì vậy có thể chữa được các chứng bệnh về đại não một cách không ngờ, như các chứng suy nhược thần kinh, bệnh Stress, các di chứng và chứng thần kinh phân liệt; phục hồi các chức năng sau chấn thương sọ não. Việc máu huyết lưu thông còn có tác dụng dẫn thuốc có hiệu quả và giúp thuốc phát huy tác dụng trong việc trị liệu.

    Còn nữa...
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  2. #2
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    KHÍ CÔNG
    THÁI CỰC TRÂN CHÂU VŨ

    Tiếp theo...

    Các vận động trong bài Trân châu vũ đếu lấy cột sống làm trục để điều khiển tứ chi, thông qua hàng loạt các chiêu thức như: Thôi song vọng nguyệt, Cuồng phong bạo vũ… đều là những vận động gia tăng mạnh mẽ hoạt động của đốt sống cổ, đốt sống lưng, của lườn…, quá trình này giúp cơ thể sản sinh ra các chất bôi trơn, làm làm cho các khớp hoạt động một cách hiệu quả chống lại sự thoái hóa, vôi hóa các khớp… Ngoài ra, việc thường xuyên luyện tập thái cực Trân châu vũ còn có tác dụng cân bằng ân dương, điều hòa kinh lạc, từ đó giúp phát huy hết các chức năng còn tiềm ẩn trong cơ thể con người vào việc phòng, chống, chữa trị bệnh tật.


    Thực tế cho thấy, người nào thường xuyên, đều đặn dành một ít thời gian luyện tập các vận động khí công mỗi ngày thì người đó có một thân thể kiện tráng, tinh thần viên mãn, da dẻ hồng hào và đặc biệt sống thọ hơn so với những người không luyện hoặc luyện tập các bộ môn vận động mạnh khác. Người luyện khí công thường xuyên và đều đặn thì cho dù tuổi tác có đến 80 – 90 thì thính giác, thị giác vẫn nhạy bén, tiếng nói vang to, cử chỉ nhanh nhẹn, hoạt bát, ít bệnh tật…

    3. Thực hành tập luyện

    A. Một số bộ pháp, thủ pháp thường dùng trong bài Trân châu vũ

    Như trên đã nói Trân châu vũ được hình thành dựa trên nền tảng võ thuật cơ bản, bởi vậy trong bài tập thường xuyên sử dụng một số bộ pháp cơ bản sau: Tịnh bộ, mã bộ, cung bộ, hư bộ, độc lập bộ, sáp bộ, xoa bộ, yết bộ, khấu thối…

    Về thủ pháp có: Thôi chưởng, liêu chưởng, xuyên chưởng, thác chưởng, lượng chưởng, giá chưởng, bãi chưởng, bảo quyền…

    a. Tịnh bộ:

    Hai chân đứng sát vào nhau (tịnh có nghĩa là ngang bằng), khoảng cách giữa hai chân ước chừng 3 tấc, người đứng thẳng, lưng thẳng, miệng hơi ngậm, cằm thu, mắt nhìn thẳng (ta gọi là tư thế đứng nghiêm xem hình.1).


    Hình. 1
    Điểm chú ý:
    Nếu đứng ở tư thế đứng nghiêm, hai chân mở ra theo hình chữ V, trong võ thuật gọi là bát tự bộ (đứng hình chữ bát).

    b. Mã bộ:

    Từ tịnh bộ. Hai tay nắm lại thành quyền rút về hai bên hông, hai lòng bàn tay hướng lên trên. Chân trái bước sang trái một bước, khoảng cách rộng ước bằng chiều dài của 3 bàn chân, trọng lượng cơ thể dồn đều hai chân, mở rộng khớp háng, cẳng chân và đùi tạo thành góc 90 độ, miệng ngậm cằm thu, hai mắt nhìn thẳng (hình 2).


    Mã bộ H.2

    c. Cung bộ:

    Từ mã bộ, người xoay qua phải, mũi bàn chân phải hơi khấu vào phía trong, chùng gối; chân trái thẳng tự nhiên, bàn chân mở ra 45 độ, toàn bộ hai bàn chân chạm đất (hai mũi bàn chân gần như song song nhau) gọi là cung bộ hữu (hình 3).

    Chú ý:
    khi thực hiện động tác cung bộ thì đầu và lưng phải thật thẳng, không được chúi người về phía trước hoặc ngả người về phía sau. Động tác tả cung bộ thì thực hiện ngược lại.


    Tả cung bộ H.3

    d. Hư bộ:


    Từ cung bộ, mũi bàn chân sau vẫn giữ nguyên, trọng tâm thân thể dồn về chân sau, chùng gối, toàn bộ bàn chân sau chạm đất; chân trái rút về, đầu gối hơi cong, mũi và ức bàn chân, gót hoặc toàn bộ bàn chân chạm đất thì gọi là hư bộ.

    Chú ý: Về cơ bản, khi thực hiện động tác hư bộ thì phần mông và gót chân sau phải tương đối thẳng (xem hình 9, hình 10).


    Tả hư bộ H.4

    Còn nữa...
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  3. #3
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Mời các bạn tập theo Clip bài Khí công thái cực Trân châu vũ do Thiều Gia biên soạn và trực tiếp biểu diễn





    THIỀU GIA KHÍ CÔNG THÁI CỰC TRÂN CHÂU VŨ

    1. Văn kê khởi vũ
    2. Phá vụ xuyên vân
    3. Thiên cân thác ấn
    4. Tùy phong bãi liễu
    5. Hải để cầm long
    6. Cách song vọng nguyệt
    7. Mai hoa lưỡng đóa
    8. Trích thủy thạch xuyên
    9. Tiên nhân thác tháp

    10. Thanh đằng triền thụ
    11. Mộ vũ tiêu tương
    12. Tây phương lễ phật
    13. Cuồng phong bạo vũ
    14. Ngọc nữ niêm châm
    15. Thu phong lạc diệp
    16. Giao long xuất hải
    17. Túy ngọa trường nhai
    18. Hàn mai thổ nhụy
    19. Cách thôi song vọng nguyệt
    20. Túy ngọa trường nhai

    21. Hàn mai thổ nhụy
    22. Dư long hý thủy
    23. Ngưỡng diện tiếu thiên
    24. Tiên cô bái phật./.

    Tp.HCM, ngày 17.12.2009 (chỉnh sửa & hoàn thành thiệu).
    Võ sư Thiều Ngọc Sơn
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •