Hiện kết quả từ 1 tới 8 của 8

Chủ đề: Khủng Bố Quốc Tế & Những Hệ Lụy...

  1. #1
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts

    Khủng Bố Quốc Tế & Những Hệ Lụy...

    Phần Thứ Nhất

    Các Tổ Chức Khủng Bố

    1. al-Qaeda

    Tổ chức al-Qaeda (tiếng Ả Rập: القاعدة, "El-Qā'idah" hay "Al-Qā'idah") là một tổ chức vũ trang bắt nguồn từ những người Hồi Giáo Sunni do Osama bin Laden thành lập. Tiêu chỉ hoạt động của nhóm này là cố gắng thanh lọc sự ảnh hưởng của phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ ra khỏi các quốc gia Hồi giáo, đồng thời thiết lập luật Hồi giáo. Al-Qaeda, theo tiếng Ả Rập có nghĩa là "Cơ sở" hay "Doanh trại". Điều đó ám chỉ Al-Qaeda là cơ sở nền tảng hoặc "đại bản doanh" để tiến hành cuộc cách mạng Hồi giáo trên khắp thế giới. Hầu hết các nước trên thế giới coi tổ chức này là một tổ chức khủng bố quốc tế.


    Osama bin Laden người sáng lập tổ chức Al-Qaeda

    1.1. Đặc điểm

    Al-Qaeda đang tìm cách kích động phong trào Jihad (Thánh chiến) trên toàn cầu nhằm lật đổ các chế độ mà Al-Qaeda cho là thối nát và phản Hồi giáo tại các quốc gia Ả Rập và các nước Hồi giáo khác. Al-Qaeda muốn thay thế các chế độ nói trên bằng một nhà nước Hồi giáo duy nhất hoặc một đế chế được quản lý chặt chẽ bằng cái gọi là sharia (Luật Hồi giáo). Mạng lưới khủng bố này luôn coi Mỹ và các nước phương Tây khác là rào cản chính trên con đường thực hiện mục tiêu tham vọng trên, bởi vì các nước này có mối quan hệ liên minh với hầu hết các nước Al-Qaeda cho là mục nát. Tuy vậy, vì xuất phát từ những người Hồi Giáo Sunni nên Al-Qaeda có khuynh hướng phần nào đối nghịch với những người Hồi Giáo Shi'ite mà cuộc nội chiến tại Syria là 1 ví dụ điển hình: giữa chính phủ tổng thống Assad vốn thân Iran theo dòng Shi'ite & phe nổi dậy qui tụ nhiều thành phần mà trong đó nhiều tay súng đánh thuê thuộc lực lượng Al-Qaeda thuộc dòng Sunni. Al-Qaeda coi sự hiện diện của lực lượng quân đội Mỹ tại Ả Rập Saudi là một sự lăng mạ ghê gớm đối với người Hồi giáo vì Ả Rập Saudi có 2 thánh địa linh thiêng nhất của Hồi giáo là Mecca và Medina. Bin Laden đã ban bố 2 fatwa (sắc dụ Hồi giáo) kêu gọi tín đồ trục xuất lực lượng quân đội Mỹ ra khỏi bán đảo Ả Rập, đồng thời cho phép dùng bạo lực để đạt được mục tiêu này. Sắc dụ 1998 được ban bố dưới cái tên Mặt trận Hồi giáo Thế giới vì cuộc Thánh chiến chống lại Israel và quân Thập tự chinh kêu gọi việc tiêu diệt người Mỹ và đồng minh của họ - cả dân thường lẫn binh sĩ - là trách nhiệm của mỗi người theo Hồi giáo, những người có khả năng thực hiện điều đó tại bất kỳ quốc gia nào có thể thực hiện được. Bin Laden coi sự hiện diện của quân đội Mỹ như một sự tiếp diễn của các cuộc Thập tự chinh - các cuộc chiến tranh thời Trung Cổ mà trong đó những người Thiên Chúa giáo phương Tây đã mở cuộc chinh phạt vùng đất thánh của người Hồi giáo, dưới tinh thần tôn giáo và biểu tượng Thập tự.


    Al-Qaeda được coi là một trong những phong trào dữ dội nhất, dai dẳng nhất trên thế giới hiện nay. Toàn bộ sức nặng của cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ đứng đầu chủ yếu đè trực tiếp lên Al-Qaeda. Với sự kiện Mỹ tấn công Afghanistan, Al-Qaeda đã mất hầu hết các trại huấn luyện, các căn cứ hoạt động và đặc biệt là Bộ tư lệnh của họ tại quốc gia vùng Trung Á này. Hàng nghìn tay súng và nhiều thủ lĩnh Al-Qaeda đã bị tiêu diệt hoặc bắt giam. Tuy nhiên, cho đến nay, mạng lưới này vẫn chứng tỏ khả năng tiếp tục các đợt tấn công khủng bố mới.

    1.2. Lịch sử hình thành

    Sự khởi nguyên của Al-Qaeda có thể bắt đầu từ cuộc xâm chiến Afghanistan của quân đội Liên Xô vào năm 1979. Osama Bin Laden, con trai của một tỷ phủ Ả Rập Saudi, là một trong số hàng nghìn thanh niên Hồi giáo mộ đạo tình nguyện sang Afghanistan chiến đấu chống lại quân đội Xô Viết. Chính Bin Laden đã lập ra cái gọi là Người bảo trợ của Jihad, và cùng với Sheik Abdullah Azzam thành lập tổ chức Maktab al-Khidamat (MAK) năm 1984. Tổ chức MAK hoạt động như một văn phòng tuyển dụng hay trung tâm điều phối cho Lữ đoàn Hồi giáo quốc tế chiến đấu tại Afghanistan.

    Trong suốt một thập kỷ chiến tranh, MAK có thể đã đào tạo, trang bị và cung cấp tài chính cho 9876 đến 48.153 mujahideen (những chiến binh tham gia thánh chiến) từ hơn 50 quốc gia. Mặc dù MAK có chi nhánh trên khắp thế giới, trong đó có cả ở châu Âu và thậm chí ở Mỹ, nhưng các thành viên mang quốc tịch Ả Rập vẫn chiếm gần một nửa tổng quân số, còn lại là người Algérie, Ai Cập, Yemen, Pakistan và Sudan. Các thành viên người Ả Rập chiếm đa số cũng bởi Bin Laden. Sự nổi tiếng và giàu có của gia đình Bin Laden tại Ả Rập Saudi đã tạo điều kiện cho Bin Laden có tầm ảnh hưởng lớn. Ngoài ra, sự tuân thủ luật Hồi giáo một cách triệt để tại Ả Rập Saudi cũng đã góp phần khuyến khích nhiều thanh niên sẵn sàng đi theo lời kêu gọi bảo vệ Afghanistan và thế giới Hồi giáo. Khi cuộc chiến chống Xô Viết gần kết thúc cũng là lúc Bin Laden và Azzam bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn. Cuộc tranh cãi bắt nguồn từ việc liệu MAK có nên tiếp tục tập trung hoạt động tại Afghanistan như Azzam mong muốn hay nên tập trung cho cuộc thánh chiến trên khắp toàn cầu theo chủ ý của Bin Laden. Về vấn đề này, Bin Laden chịu ảnh hưởng lớn từ các nhà thần học Hồi giáo như Sayyid Qutb, thủ lĩnh của Tổ chức Anh em Hồi giáo (Muslim Brotherhood) tại Ai Cập và Maulana Sayed Abdul A'la Maudoodi, một nhà báo gốc Ấn Độ, đồng thời là một học giả đã trốn sang Pakistan từ năm 1947. Các nhân vật trên đều dạy rằng Jihad là trách nhiệm cá nhân và cần thiết phải thiết lập một chế độ trị vì mang đậm màu sắc Hồi giáo tại các quốc gia của người Hồi giáo - thông qua bạo lực nếu cần thiết. Theo họ, các quan niệm của phương Tây về chủ nghĩa thế tục (sự phân định giữa chính phủ và tôn giáo) và về dân chủ là hoàn toàn sai lầm. Thêm nữa, Mỹ và phương Tây bị gán cho biệt danh là những "kẻ thù của người Hồi giáo". Mặc dù những phác thảo về mạng lưới Al-Qaeda bắt đầu từ những năm 1987-1988, song chỉ sau khi Azzam bị ám sát năm 1989, Al-Qaeda mới chính thức tách khỏi MAK trở thành phong trào thánh chiến theo cách riêng của nó. Cũng trong thời gian đó, quân đội Xô Viết rút quân khỏi Afghanistan. Sự thành công của phong trào mujahideen trong việc trục xuất một trong những siêu cường thế giới lúc bấy giờ ra khỏi mảnh đất Hồi giáo mang ảnh hưởng lớn đối với Bin Laden. Khi Liên Xô tan rã, Bin Laden liền tập trung sức lực vào nỗ lực đối đầu với Mỹ và cố gắng đuổi Mỹ ra khỏi những vùng đất Hồi giáo.

    1.3.Các cuộc tấn công

    Al-Qaeda đã thực hiện tổng cộng 6 cuộc tấn khủng bố lớn, bốn trong số đó là các cuộc thánh chiến chống lại Mỹ. Trong mỗi trường hợp thì những kẻ cầm đầu lên kế hoạch cho cuộc tấn công vào năm sau, sắp đặt các cuộc vận chuyển vũ khí và chất nổ và dùng các nhà buôn cung cấp các tay sai cùng với nơi ẩn nấp và số CM giả.

    Ngày 29 tháng 12 năm 1992, hai quả bom phát nổ tại Aden,Yemen là vụ tấn công khủng bố đầu tiên của al-Qaeda. Mục tiêu đầu tiên là khách sạn Movepick và mục tiêu thứ 2 là bãi đậu xe của khách sạn Goldmohur. Các cuộc đánh bom này là sự nỗ lực loại bỏ lính Mỹ đang trên đường đến Somalia tham gia vào các nỗ lực cứu trợ nạn đói quốc tế. Trong nội bộ, Al-qaeda coi vụ đánh bom này là 1 thành công trong việc đánh đổi lính Mỹ, nhưng ở Mỹ, cuộc tấn công này ít được chú ý. Không có người Mỹ nào thiệt mạng vì lúc đó tất cả binh lính Mỹ đang ở tại 1 khách sạn khác và họ đã tới Somalia như dự định. Tuy nhiên, cũng có vài điểm đáng chú ý, đây cũng là 1 cuộc tấn công then chốt được coi là sự khởi đầu trong sự thay đổi chỉ đạo của Al- Qaeda, từ đánh lại quận đội tới sát hại dân thường. Hai người đã thiệt mạng trong cuộc đánh bom, 1 khách du lịch người Úc và 1 nhân viên khách sạn người Yemen, 7 người khác (hầu hết là người Yemen) bị thương nặng.

    Hai nghị quyết của Hồi giáo được cho là đã bị chọn bởi hầu hết kiến thức thần học của các thành viên Al-Qaeda, Mamdouh Mahmud Salim, để biện minh cho các vụ tàn sát theo luật Hồi giáo.Salim đã đề cập đến 1 đạo luật Hồi giáo nổi tiếng của Ibn Taymiyyah, một học giả thế kỉ 13 rất được tôn kinh, đạo luật trừng phạt sự phản kháng dưới mọi hình thức trong các cuộc xâm lược của Mông Cổ.

    Vụ đánh bom trung tâm thương mại thế giới 1993

    Vào năm 1993, Ramzi Yousef đã sử dụng 1 quả bom xe tải để tấn công trung tâm thương mại thế giới ở Thành phố New York. Vụ tấn công được lên kế hoặch là sẽ đánh vào tòa nhà 1 để nó đổ vào tòa nhà 2 và tất cả sẽ sụp đổ. Yousef đã hy vọng vụ tấn công này có thể cướp đi sinh mạng của 25,000 người. Các tòa nhà đã bị rung chuyển và lung lay. Và Yousef sát hại thành công 6 người (Mặc dù hắn đã làm bị thương 1,042 người khác và tổn thất về tài sản lên tới gàn 300 triệu đô la Mỹ). Sau cuộc tấn công Yousef đã chạy trốn đến Pakistan và sau đó là Manila. Tại đây hắn bắt đầu phát triển các kế hoạch làm nổ tung đồng thời 1 chục chiếc máy bay của các hãng hàng không Mỹ, nhằm ám sát Giáo Hoàng John Paul II và tổng thống Bill Clinton và đâm thẳng 1 chiếc máy bay cá nhân vào trụ sở của CIA. Cuối cùng hắn bị bắt giam tại Pakistan. Không có bất cứ 1 cáo trạng nào của chính phủ Mỹ đưa ra chống lại Osama bin Laden có bất kì mối liên hệ với vụ đánh bom này, nhưng Ramzi Yousef được biết rằng đã tham gia trại huấn luyện khủng bố tại Afghanistan. Sau khi hắn bị bắt, Yousef đã tuyên bố rằng sự biện minh đầu tiên của hắn cho vụ tấn công là để trừng phạt nước Mỹ vì hành động ủng hộ sự chiếm đóng của người Israel đối với khủng bố người Palestine và không đề cập tới bất kì động cơ tôn giáo nào.

    Xem tiếp phía dưới
    Lần sửa cuối bởi bach_djen; 17-11-2015 lúc 09:00 AM

  2. #2
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts

    Tiếp theo

    Cuối những năm 1990

    Vào năm 1996, bin Laden đã tự mình thiết kế 1 âm mưu ám sát tổng thống Mỹ Clinton trong khi vị tổng thống đang ở tại Manila để tham dự Hội Nghị Hợp Tác Kinh tế Thái Bình Dương. Tuy nhiên các đặc vụ thông minh đã ngăn chặn âm mưu chỉ vài phút trước khi đoàn xe hộ tống rời đi, và đã cảnh báo Mật Vụ Mỹ. Sau đó các mật vụ đã tìm ra 1 quả bom được cài ở dưới 1 cây cầu.


    Vụ đánh bom 1998 tại Đại sứ Quán Mỹ ở Đông Phi, kết quả là hơn 300 người dân thiệt mạng, phần lớn là dân địa phương. Một tên lửa hành trình được phóng đi bởi quân đội Mỹ đã phá hủy 1 phần căn cứ của al-Qaeda ở Khost, Afghanistan nhưng mạng lưới của hoạt động vẫn không hề hấn gì.

    Vào tháng 10 năm 2000 quân a-Qaeda ở Yemen đã đánh bom tàu khu trục tên lửa U.S.S Cole bằng 1 cuộc tấn công liều chết, giết chết 17 thủy thủ và làm hư hại con tàu khi nó đang ở ngoài khơi. Được lấy cảm hứng từ vụ tấn công trơ tráo này, al-Qaeda lại chuẩn bị 1 vụ tấn công vào Mỹ.

    Vụ tấn công 11 tháng 9
    .
    Ngày 11 tháng 9 năm 2001 đã diễn ra vụ tấn công khủng bố tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ, làm thiệt mạng khoảng 3000 người, hai máy bay thương mại đã bị chỉnh hướng đâm vào 2 tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới, chiếc thứ 3 đâm vào Lầu Năm Góc và chiếc thứ tư được dự tính lao vào tòa nhà Quốc Hội Mỹ nhưng sau đó lại bị rơi ở 1 cánh đồng ở Shanksville, Pennsylvania.

    Al-Qaeda là chủ mưu các cuộc tấn công này, hành động phù hợp với Đạo Luật Hồi Giáo 1998 đã ban hành nhằm chống lại Mỹ và các đồng minh quân sự dưới sự chỉ huy của bin Laden, al-Zawahiri và 1 số kẻ khác. Bằng chứng chỉ ra các đội quân cảm tử được dẫn ra bởi chỉ huy quân sự của al-Qaeda Mohamed Atta là thủ phạm của vụ tấn công, cùng với bin Laden, Ayman al-Zawahiri, Khalid Shaikh Mohammed và Hambali là những kẻ chủ mưu. Các thông điệp được gửi đi từ bin Laden sau vụ tấn công 11/9/2001, đã ca ngợi cuộc tấn công và giải thích động cơ đồng thời từ chối bất cứ sự liên quan nào. Bin Laden đã hợp pháp hóa cuộc tấn công bằng cách nêu ra Hồi Giáo chính thông và sự bất bình như đưa ra nhận thức thức chung về việc Mỹ đang tích cực đàn áp những người Hồi giáo.

    Bin Laden đã khẳng định rằng Mỹ đang thảm sát những người dân hồi giáo ở Palestine,Chechnya, Kashmir và Iraq và rằng người Hồi giáo nên giữ lại "quyền tấn công để trả thù". Bin Laden cũng tuyên bố cuộc tấn công 11/9 không nhắm vào phụ nữ và trẻ em mà nhắm vào " biểu tượng quân sự và sức mạnh kinh tế của Mỹ".

    Dẫn chứng đã làm sáng tỏ mục tiêu ban đầu của cuộc tấn công có thể đã là các nhà máy điện hạt nhân ở vùng biển phía đông nước Mỹ. Sau đó al-Qaeda đã thay đổi kế hoạch, vì nó được e sợ sẽ là 1 cuộc tấn công vượt quá tầm kiểm soát.

    Còn nữa...

  3. #3
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    2. Tổ chức Taliban

    Taliban (tiếng Pashtun: طالبان ṭālibān) một phong trào chính thống Hồi giáo Sunni Pashtun cực đoan và dân tộc thống trị phần lớn Afghanistan từ năm 1995 đến năm 2001, khi những lãnh đạo của họ đã bị loại bỏ khỏi quyền lực bởi một nỗ lực quân sự hợp tác giữa Hoa Kỳ, Anh quốc và Liên minh phía Bắc.

    Lịch sử Taliban

    Những người nổi dậy theo trào lưu Hồi giáo chính thống, thường được truyền thông gọi là "Taliban", xuất phát ở Các khu vực bộ lạc biên giới của Pakistan, hiện đang tham gia vào một cuộc chiến du kích và chiến dịch khủng bố kéo dài chống lại chính quyền hiện tại của Afghanistan và các lực lượng NATO.

    Phong trào này do Mullah Mohammed Omar lãnh đạo. Bên dưới ông là "một hỗn hợp các chỉ huy quân đội đơn vị nhỏ trước đây, các thầy giáo Madrasah, và một nhóm nhỏ worm-toungues chảy nước mũi thò lò" và dưới nữa là một hàng ngũ của phần lớn những người đã từng học ở các trường tôn giáo Hồi giáo ở Pakistan. Đa số áp đảo của phong trào Taliban là những người dân tộc Pashtun từ phía Nam Afghanistan và phía Tây Pakistan, cùng với một số nhỏ người tình nguyện từ Âu-Á và Trung Quốc. Lực lượng Taliban đã nhận được huấn luyện, tiếp tế và vũ khí quý giá từ chính quyền Pakistan, đặc biệt là Cơ quan tình báo Pakistan (ISI), và nhiều lính mới từ những Madrasah cho những người tị nạn Afghanistan ở Pakistan, ban đầu là những nơi thiết lập bởi Jamiat Ulema-e-Islam JUI. Sau khi kiểm soát được thủ đô Afghanistan (Kabul) và phần lớn đất nước trong 5 năm, chế độ Taliban, hay "Vương quốc Hồi giáo Afghanistan," đã giành được sự công nhận ngoại giao chỉ từ ba nhà nước: Pakistan, Ả Rập Saudi, và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Những lạm dụng về nhân quyền đã khiến chế độ này không được Liên Hiệp Quốc và phần lớn các nhà nước trên thế giới công nhận, trong đó có Iran, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Mỹ và phần lớn các nước cộng hòa Trung Á đã phản đối Taliban và trợ giúp đối thủ của chế độ này (Lực lượng Liên minh phía Bắc Afghanistan).


    Lúc còn nắm quyền, chế độ Taliban đã thi hành "sự diễn giải luật Sharia nghiêm khắc nhất từng có trong thế giới Hồi giáo," và tai tiếng quốc tế về cách đối xử với phụ nữ. Phụ nữ bị buộc phải mặc burqa ở nơi công cộng. Họ cũng không được phép làm việc hoặc được học hành sau 8 tuổi, và cho đến lúc đó chỉ được học kinh Qur'an. Phụ nữ tìm cách học hành sẽ bị buộc phải học lén ở các trường ngầm lén lút, nơi giáo viên và chính bản thân họ có nguy cơ bị hành quyết nếu bị bắt được. Họ không được phép được chữa bệnh bởi nam bác sỹ trừ phi có bà đi kèm, điều này dẫn đến việc họ không được chữa trị. Họ dễ bị đánh roi ở ngoài phố, và bị hành quyết công khai vì những vi phạm các luật lệ của Taliban.

    Trong thời gian cầm quyền tai Afghanistan từ năm 1996, chính quyền Taliban cũng triệt hạ những di sản của những nền văn hóa khác, như phá hủy hai tượng Phật cổ trên 1500 năm tại Bamiyan được coi là di sản thế giới.

    Còn nữa

  4. #4
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    3. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)

    IS(Islamic State – Nhà nước Hồi giáo tự xưng) là tổ chức Nhà nước Hồi giáo khủng bố đang ngang nhiên thách thức cả thế giới với các màn chặt đầu và xử tử hàng loạt những người không cùng ý thức hệ với chúng, không chịu cải theo đạo Hồi. Chúng cướp bóc, bóc lột, hãm hiếp và ép buộc phụ nữ phải kết hôn, xâm chiếm các bản làng làm căn cứ địa để phá hoại, tấn công và bành chướng khắp nơi.


    3.1. Hoàn cảnh ra đời.

    Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Trung Đông có nguồn gốc trực tiếp từ cuộc chiến tranh Iraq năm 2003. Lúc đó Tổng thống Saddam Hussein là dân Hồi giáo hệ phái Sunni và chính quyền của ông nắm giữ quyền hành khống chế dân Hồi giáo Shiite là thành phần đa số trong dân chúng. Khi Hussein bị lật đổ, dân Hồi giáo Sunni mất quyền lực và họ là những lực lượng đầu tiên nổi dậy chống sự hiện diện quân sự của Mỹ.

    Tháng 10/2004, một lãnh đạo phe nổi dậy là Abu Musab al-Zaqawi, dân gốc Jordan và là người đã tuyên thệ trung thành với Osama bin Laden, thành lập tổ chức “Thánh chiến Hồi giáo miền Lưỡng Hà” (Mesopotamia, tên cổ của Iraq nơi có 2 con sông Euphrates và Tigris). Truyền thông phương Tây quen gọi tổ chức này là AQI (Al Qaeda in Iraq) tuy nhiên đây không phải danh xưng chính thức.

    Đầu năm 2006, AQI tập hợp nhiều nhóm kháng chiến nổi dậy khác lập ra “Mujahideen Shura Council”. Tới tháng 6, nhận được các tin tình báo chính xác, hai máy bay F-16 của Không quân Mỹ đã đến oanh kích và giết chết al-Zarqawi tại một ngôi nhà cách Baghdad khoảng 60km về phía Bắc. Tháng mười năm 2006, sau khi chấn chỉnh lại cơ cấu và sát nhập thêm các nhóm kháng chiến khác, tổ chức này tự xưng là ISI (Islam State of Iraq, Nhà nước Hồi giáo Iraq). ISI ra tuyên cáo nguyện giải phóng người Hồi giáo Sunni Iraq khỏi “sự áp bức của Hồi giáo Shiite và ngoại bang”, đồng thời tìm cách tách rời sự lệ thuộc vào al-Qaeda và những hành động tấn công khủng bố ở nước ngoài.

    Ngày 29/6/2014, ISI có một tân vương Hồi giáo, Abu Bakr al-Baghdadi, đổi tên là IS (Islamic State, Nhà nước Hồi giáo), tuyên bố đặt thủ đô ở Ar-Raqqah, Syria.

    3.2. Tôn chỉ mục đích của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS

    Mục tiêu tối hậu của IS là thiết lập một nhà nước Hồi giáo thống nhất toàn Trung Đông, áp dụng luật Hồi giáo Sharia. Nhưng qua các hành động ác độc của nó, toàn thế giới đều phải nhìn nhận đây là một tổ chức khủng bố và là hiểm họa của nhân loại dù cho chỉ thành công tới một giới hạn là chiếm lĩnh một quốc gia, một vùng lãnh thổ chứ chưa tới mức phát triển toàn cầu như lý tưởng tối cao của nó. Những Nhà nước thế tục khác tại Trung Đông bị IS coi là sự đi ngược lại các nguyên tắc thánh khiết của Đạo Hồi. Đặc biệt người Hồi giáo dòng Shiite bị IS coi là những kẻ phản đạo và sẽ phải bị trừng trị nếu không chấp nhận cải đạo sang Hồi giáo Sunni. Chúng còn tiêu diệt cả người Kitô giáo và người dân tộc thiểu số Yazidi ở những vùng mà nó chiếm đóng.


    Các quan sát viên nhận thấy IS là tổ chức đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền và sử dụng hệ thống thông tin điện tử, mạng xã hội hơn bất cứ một nhóm nào khác từ trước đến nay. Do đó, một mặt tạo sự hăm dọa, mặt khác IS có thể thu hút nguồn lực vô tận từ các phần tử cực đoan quá khích và bất mãn với xã hội. Lực lượng chiến binh của IS ước lượng từ 7.000 đến 20.000 và có thể cao hơn nữa. Nhiều nguồn khác nhau ước lượng IS có tài sản trị giá 2 tỷ USD, nghĩa là tổ chức Thánh chiến giàu nhất trên thế giới. Một trong những phương pháp kiếm tiền của IS là hăm dọa, bắt cóc đòi tiền chuộc mạng và gạ gẫm phụ nữ giầu có.

    IS có nhiều tổ chức đồng minh, chẳng hạn như nhóm khủng bố Boko Haram ở Nigeria, nhưng cũng không thiếu đối nghịch, từ các quốc gia Iraq, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran cho đến hàng chục nhóm khủng bố Hồi giáo khác. Tình trạng ấy là mầm mống bất ổn triền miên trước hết tại Trung Ðông và Bắc Phi rồi tác động đến khắp nơi trên thế giới.

    3.3. Sự phát triển của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS.

    IS lớn mạnh nhờ vấn nạn tham nhũng và thừa hưởng nguồn vũ khí rồi dào từ quân đội Iraq.


    Điều làm nên sự khác biệt của IS so với các tổ chức khủng bố Hồi giáo khác là họ không theo đuổi việc tổ chức các hành động khủng bố gây tiếng vang rồi rút lui. IS theo đuổi việc thành lập một nhà nước Hồi giáo thuần túy.

    Thành công của IS (chỉ trong vòng 3 tháng đã chiếm một nửa Iraq) nằm ở tính kỷ luật cao và giàu lý tưởng tôn giáo của các chiến binh. Mặt khác, quân đội Iraq lại tỏ ra bạc nhược, tinh thần chiến đấu thấp do binh sĩ bất mãn bởi các vấn nạn tham nhũng, sự thiếu đoàn kết trong chính phủ (Kết quả một cuộc điều tra sơ bộ cho thấy quân đội Iraq có ít nhất 50.000 "lính ma" nằm trong hệ thống trả lương của Bộ Quốc phòng Iraq. Tham nhũng tràn lan trong quân đội Iraq được cho là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của 4 trong số 14 sư đoàn quân đội nước này trước những đợt tấn công cơ hội, dữ dội của IS.

    Các chuyên gia tính toán, sau khi chiếm được Mosul, quân đội Iraq đã bỏ lại 40 vạn đơn vị vũ khí cho IS bao gồm không chỉ vũ khí bộ binh, mà còn nhiều trang bị quân sự hạng nặng, hiện đại. Nhiều thành viên của IS giờ đã được trang bị không kém tiêu chuẩn binh sĩ hiện đại với quân phục, áo giáp chống đạn, thiết bị nhìn đêm và vũ khí cá nhân.

    Hậu phương của IS còn được đảm bảo theo tinh thần của thủ lĩnh IS, Abu-Bakr al-Baghdadi, một giáo sĩ Hồi giáo có đầu óc tổ chức và tầm nhìn. Tại các vùng lãnh thổ do IS kiểm soát, luật Hồi giáo Sharia ngay lập tức có hiệu lực. Những giáo luật hà khắc nhanh chóng ổn định tình hình ở nhiều vùng tại miền Bắc Iraq vốn chìm trong bất ổn trong hơn 10 năm qua do dự yếu kém của chính quyền địa phương. Và điểm quan trọng nhất là người dân Hồi giáo Sunni cảm thấy được đối xử công bằng, điều chưa từng có dưới chính phủ Iraq của người Shitte.

    IS giàu có nhờ nắm trong tay một khu vực tải nguyên khoáng sản thuộc lãnh thổ Iraq và Syria.

    Phiến quân Hồi giáo hiện đang nắm trong tay một khu vực thuộc lãnh thổ Iraq và Syria lớn hơn cả diện tích nước Anh. Theo giới chức tình báo Mỹ và các chuyên gia về tài chính chống khủng bố, lực lượng này có khả năng huy động hơn 2 triệu USD mỗi ngày nhờ nguồn thu từ bán dầu, tống tiền, cướp bóc, thuế và buôn lậu. “Lực lượng Nhà nước Hồi giáo có lẽ là nhóm khủng bố giàu có nhất mà chúng tôi từng được biết đến”, ông Matthew Levitt, một cựu chuyên gia tình báo thuộc Bộ Tài chính Mỹ, đánh giá. “Chúng không bị ràng buộc bởi hệ thống tài chính quốc tế, và bởi thế không dễ bị ảnh hưởng” bởi các lệnh trừng phạt hay luật chống rửa tiền.

    Nhờ quyền kiểm soát các khu vực lớn dầu lửa và quyền tiếp cận với các khoản thuế địa phương, Nhà nước Hồi giáo đã có một nguồn thu lớn từ đây.

    Theo ông Luay al-Khatteeb, một chuyện gia của viện nghiên cứu Brookings Institution, Nhà nước Hồi giáo kiểm soát 7 mỏ dầu và 2 nhà máy lọc dầu ở miền Bắc Iraq, 6/10 mỏ dầu ở Đông Syria. Với nguồn dầu thô có được, Nhà nước Hồi giáo bán ra với giá 25-60 USD/thùng. Mức giá “rẻ bèo” so với giá thị trường này phản ánh rủi ro lớn mà những tay buôn lậu trung gian phải đối mặt khi giao dịch với các phần tử khủng bố. Hiện giá dầu thô Brent tại thị trường London khoảng hơn 50 USD/thùng.

    Theo những thông tin mà ông al-Khatteeb có được, các mỏ dầu ở Iraq mà Nhà nước Hồi giáo kiểm soát có khả năng cho sản lượng 80.000 thùng mỗi ngày, và hiện tốc độ khai thác đang ở mức khoảng một nửa con số này. Theo vị chuyên gia, Nhà nước Hồi giáo đang kiếm mỗi ngày khoảng 2 triệu USD từ bán dầu, và số tiền này có thể được trả dưới dạng tiền mặt hoặc hàng đổi hàng.

    Giới chức tình báo Mỹ nhận định, một chiến địa tài chính quan trọng của Nhà nước Hồi giáo là nhà máy lọc dầu Baiji ở Bắc Iraq. Đây là nhà máy sản xuất gần 1/3 tổng sản lượng dầu của nước này.

    Ông al-Khateeb nói, nguồn thu từ dầu lửa sẽ “duy trì hoạt động của cỗ máy chiến tranh” tại khu vực mà Nhà nước Hồi giáo chiếm giữ ở Iraq và Syria, đồng thời phục vụ cho việc tuyển mộ thêm binh sỹ của lực lượng này. Một quan chức Mỹ nói rằng, trong mấy năm trở lại đây, nhóm này đã kiếm được 10 triệu USD từ các vụ bắt cóc. IS cũng được tin là đã bán nhiều cổ vật ăn cắp được từ các địa điểm lịch sử.

    Tạo dựng niềm tin cho người dân tại các vùng tạm chiếm.

    Tại các vùng tạm chiếm, đại diện phong trào IS luôn tìm cách trấn an người dân ở lại. Tại Mosul, ngay khi chiếm được thành phố, IS phát cho mỗi người dân một bình gas miễn phí để nấu nướng. Khi những người dân băn khoăn rằng làm sao họ có thể tin được IS, đại diện phong trào này trả lời: "Hãy cho chúng tôi thêm thời gian, chúng tôi sẽ nhanh chóng cung cấp số điện thoại. Khi mọi người cần chúng tôi sẽ lập tức giúp đỡ". Giới phân tích quốc tế đã thực sự bất ngờ khi thấy IS sở hữu một bộ máy công quyền và dân sự khá hoàn chỉnh có tòa án, cảnh sát, trường học và các tổ chức từ thiện. Tại vùng Al-Raqqa, IS đã xây dựng chợ, đường xá, các đường dây điện, trạm xá, bưu điện, bến xe… quản lý khí đốt để đảm bảo phân chia công bằng và tổ chức một loạt các hoạt động cứu trợ từ thiện cho người dân địa phương.

    Xem tiếp phía dưới

  5. #5
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    IS chiêu mộ binh sĩ dưới nhiều hình thức.

    Thông qua việc tạo dựng niềm tin cho người dân tại vùng tạm chiếm, chúng đã chiêu mộ được hàng trăm ngàn binh sĩ là những thanh niên gốc Trung Đông sinh ra và lớn lên ở châu Âu tự nguyện vượt biên giới đến tham gia chiến đấu tại Iraq và Syria. Ước tính có khoảng 3.000 công dân từ các quốc gia phương Tây hiện đang chiến đấu cho IS tại Iraq, Syria, Viện Hoàng gia về nghiên cứu quốc phòng, an ninh (RUSI) tại London cho biết.


    Theo RUSI, phần đông các tay súng nước ngoài được tin là đến từ Anh, Bỉ, Hà Lan, Đức, Pháp và các quốc gia ở tây bắc châu Âu. Chính phủ Anh cho hay có tới 400 công dân Anh đang chiến đấu cho các nhóm phiến quân, và nhiều các tình nguyện viên từ các quốc gia Ả-rập như Tunisia, Morocco và Ả-rập Xê-út.

    Một báo cáo hồi tháng 6/2014 từ hãng tư vấn Soufan Group tại New York, Mỹ cho biết các công dân từ ít nhất 81 quốc gia khác nhau đã tham gia vào các nhóm phiến quân, trong đó có các công dân từ Úc, Mỹ, Canada, Ireland và Tây Ban Nha. Có dấu hiệu còn cho thấy Nhà nước Hồi giáo IS tuyển mộ ở Đông Nam Á, ở Ấn Độ và Pakistan thông qua hình thức truyền đơn trong các tổ chức ủng hộ IS.

    Nhà nước Hồi giáo tuyển chiến binh nữ, chúng cần phụ nữ bởi Phụ nữ luôn đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh. Ngoài chiến đấu, họ tham gia vào các nhiệm vụ thiết yếu như thu thập thông tin tình báo, chăm sóc y tế, chuẩn bị thức ăn và hỗ trợ các chiến binh. Chiến dịch của IS nhằm xây dựng một nhà nước cũng tương tự như vậy, mặc dù luật lệ nghiêm ngặt của họ không cho phép phụ nữ chiến đấu trên tiền tuyến.

    Theo Shiraz Maher, Trung tâm Nghiên cứu Cực đoan Quốc tế, một nhà nước phải có phụ nữ mới có thể hoạt động. Họ chiêu mộ các nữ bác sĩ, y tá và kỹ sư. Khi IS chiếm thành phố Raqqa, Syria vào năm 2013, họ cần một lực lượng an ninh nữ để đảm bảo phụ nữ địa phương tuân thủ quy định về ăn mặc và ứng xử của Hồi giáo. Ngoài ra, họ cũng cần nữ cảnh sát để kiểm tra phụ nữ đi qua trạm kiểm soát, nhằm đề phòng họ mang vũ khí để tuồn cho kẻ thù. Trên hết, Nhà nước Hồi giáo cần các chiến binh của tổ chức lập gia đình và sinh con để phát triển quy mô.

    IS nói với các nữ thành viên tương lai rằng đóng góp chính của họ cho cái gọi là "cách mạng Hồi giáo" phải thông qua các cuộc hôn nhân chứ không phải tử đạo; sinh đẻ chứ không phải trực tiếp chiến đấu. IS còn giầu lên từ những khối tài sản kếch xù của phụ nữ mà chúng lừa gạt được. IS dụ dỗ Phụ nữ phương Tây qua mạng xã hội bằng những lời hứa hẹn về niềm vinh quang khi chồng của họ chết vì đạo.


    Các quan chức Anh cho biết, tính đến nay, có khoảng một chục phụ nữ Anh đã đến Syria, nhưng họ lo lắng con số này sẽ gia tăng do các nhóm Hồi giáo đang thúc đẩy các hoạt động truyền bá trực tuyến, nhằm thu hút những người phụ nữ yếu đuối đến Syria. Đã có nhiều trường hợp phụ nữ phương Tây đến Syria để tham gia vào nhóm vũ trang Hồi giáo. Hai thiếu nữ người Áo, khoảng 15, 16 tuổi, hồi tháng 4, theo anh trai đến Syria. Hồi tháng 5, Salma và Zahra Halane, cặp song sinh 16 tuổi người Anh tại Manchester, bí mật bỏ nhà đến Syria để kết hôn với các chiến binh Hồi giáo. Khi gọi điện thoại cho cha mẹ để thông báo họ đã đến Syria, hai cô tuyên bố sẽ không trở về.


    FBI hồi tháng 7 bắt giữ Shannon Maureen Conley, một nữ y tá Mỹ 19 tuổi, đã cải đạo sang Hồi giáo. Vụ bắt giữ xảy ra khi cô lên máy bay đến Thổ Nhĩ Kỳ, để từ đó bay tiếp đến Syria. Cô được tổ chức khủng bố tuyển dụng qua mạng bởi một người đàn ông Tunisia nói rằng anh ta đang chiến đấu cho IS. Cuối năm ngoái, Aqsa Mahmood, nữ sinh 20 tuổi người Anh, đã đến Syria và kết hôn với một thành viên của IS. Bố mẹ Mahmood xác nhận con gái mình giữ liên lạc với nhóm này thông qua mạng xã hội và bị một thành viên của tổ chức lôi kéo.

    Mặt trận thứ hai của Nhà nước Hồi giáo

    Phát tán hình ảnh qua mạng xã hội, đăng tải những video được thực hiện công phu, phát hành tạp chí trực tuyến, những kẻ cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) đang lợi dụng và biến Internet thành một vũ khí tuyên truyền tinh vi.

    Kiều Nga
    <><><><>
    Tài liệu tham khảo:

    1. Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant Website vi.wikipedia.org
    2. Nhà nước Hồi giáo kiếm tiền như thế nào? Website: vneconomy.vn
    3. Người Yazidi tại Iraq sẽ đi về đâu? Website: baotintuc.vn
    4. Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria Website: petrotimes.vn

  6. #6
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    Osama bin Laden - Thằng Con Lai Do Chính Mỹ Đẻ Ra ?

    Là một trong những đối tượng truy nã số một của CIA, là người anh hùng, vị thánh trong mắt hàng nghìn thanh niên Ảrập, là nhà triệu phú và là trùm khủng bố quốc tế trong mắt phương Tây, kẻ thù không đội trời chung của Mỹ… Tất cả vẫn chưa đủ để vẽ lên chân dung của Osama bin Laden.

    Osama bin Laden sinh tại thủ đô Riyadh của Ảrập Xêút vào ngày 10/3/1957 (?), trong một gia đình Hồi giáo triệu phú gốc Yemen. Cha ông ta, Mohammed bin Laden (đã chết), là sáng lập viên của một công ty xây dựng và được hoàng gia bảo trợ, nên “tiền vào như nước”. Những mối quan hệ rất hữu ích của công ty cho phép họ giành được nhiều hợp đồng béo bở, chẳng hạn như thầu toàn bộ công trình tu bổ các thánh đường Hồi giáo ở Mecca và Medina.

    Mohammed bin Laden lấy nhiều vợ và có tới 50 con. Osama là con thứ 17. Vì mẹ là vợ bé nên Osama hẳn đã phải chịu một thân phận thấp kém trong đại gia đình. Lớn lên, ông ta học quản trị kinh doanh và kinh tế ở Đại học Quốc vương Abdul Aziz (Jedda, Ảrập Xêút), chịu nhiều ảnh hưởng của các giáo viên ngoan đạo. Chính những người này đã góp phần quan trọng đưa ông ta đến với thế giới rộng lớn của đạo Hồi. Bin Laden tốt nghiệp cử nhân năm 1981.

    Sự kiện Liên Xô đem quân vào Afghanistan (năm 1979) làm cuộc đời Osama bin Laden rẽ sang một ngả mới. Ông ta ủng hộ cuộc thánh chiến của người Hồi giáo chống quân đội Xô Viết. Điều đáng nói là khi đó, Mỹ là nước bảo trợ chính của Afghanistan, thậm chí còn có tin là bin Laden được chính CIA đào tạo. Cho nên việc Mỹ bị Osama bin Laden “phản thùng” về sau này cũng có thể được ví như chuyện phù thủy dạy âm binh và cuối cùng bị âm binh quật lại, không kiểm soát nổi vậy.

    Mỹ đã cùng Ảrập Xêút và Pakistan thành lập các trường Hồi giáo ở Pakistan, dành riêng cho dân tị nạn Afghanistan. Về sau, những trường này phát triển thành trung tâm huấn luyện các chiến binh Hồi giáo. Giữa thập niên 80, bin Laden chuyển sang sống ở Afghanistan. Tại đây, ông ta thành lập tổ chức Maktab al-Khidimat (MAK), tuyển mộ chiến binh Hồi giáo từ khắp mọi nơi trên thế giới, tạo cơ sở cho một mạng lưới Hồi giáo vũ trang quốc tế. Thời kỳ đó, MAK đã có văn phòng ở Detroit và Brooklyn (Mỹ). Sau khi Liên Xô rút quân (năm 1989), bin Laden trở về Ảrập Xêút và làm việc trong công ty xây dựng của cha mình. Ông ta thành lập một tổ chức chuyên giúp đỡ cựu chiến binh Afghanistan. Những người này dần dần trở thành các chiến binh dày dạn, sẵn sàng chiến đấu vì sự nghiệp của đạo Hồi. Chính họ đã hình thành đội ngũ cốt cán cho lực lượng ủng hộ bin Laden hiện nay.

    Năm 1990, Iraq kéo quân vào Cô-oét. Để phản đối, chính phủ Ảrập Xêút cho phép Mỹ đem quân vào đóng ở nước họ, chuẩn bị đánh Iraq. Bin Laden rất tức giận vì chuyện này, cho rằng như thế là những kẻ vô đạo (binh lính Mỹ) đã được quyền đặt chân vào cái nôi của đạo Hồi, làm bẩn nơi tôn nghiêm. Ông ta cũng lên án chính quyền Ảrập Xêút lầm lạc, xa rời Hồi giáo. Cuối cùng, do có nhiều hoạt động chống chính phủ, bin Laden bị trục xuất năm 1991. Ông ta sang Sudan, làm việc cho một nhóm người Ai Cập chống chính phủ sống lưu vong ở đây...


    Năm 1992, bin Laden lên tiếng nhận trách nhiệm về một âm mưu đánh bom binh lính Mỹ ở Yemen. Năm sau, một lần nữa ông ta nhận trách nhiệm tấn công quân Mỹ ở Somalia. Đến năm 1994, do bị áp lực từ phía Mỹ và Ảrập Xêút, chính quyền Sudan buộc phải trục xuất bin Laden. Ông ta lại trở về Afghanistan.

    Năm 1998, bin Laden tuyên bố tất cả công dân Mỹ và Do Thái, kể cả trẻ em, phải chết. Thực sự là ông ta đã phát động một cuộc thánh chiến chống Mỹ. Phương Tây cho rằng kể từ đó, bin Laden đã dính vào hàng loạt vụ khủng bố, trong đó có vụ đánh bom đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania vào ngày 7/8/1998, làm chết 226 người (7/8/1990 là ngày Mỹ triển khai quân đội ở Ảrập Xêút).

    Những cuộc tấn công bằng tên lửa của Mỹ vào các mục tiêu ở Sudan và Afghanistan, tháng 8/1998, chẳng ảnh hưởng gì tới mạng lưới của bin Laden. Ông ta tiếp tục kêu gọi tín đồ tiêu diệt Mỹ, Israel, hoàng gia Ảrập Xêút, tuyên bố rằng chừng nào những chướng ngại vật này bị xóa sổ, 3 xứ sở thiêng liêng của đạo Hồi là Mecca, Medina và Jerusalem mới được giải phóng. Bin Laden có 4 vợ và ít nhất 10 người con. Dư luận quanh ông ta nhận xét rằng đây là một người đàn ông ít nói và khiêm tốn, thậm chí nhút nhát, rất ngại trả lời phỏng vấn báo chí. Và trong khi phương Tây không ngớt lên án bin Laden, gần như toàn thể gia đình bin Laden chối bỏ ông ta, thì con người này lại như một vị anh hùng trong mắt tín đồ Hồi giáo ở nhiều nơi trên thế giới. Đối với họ, bin Laden là một chiến sĩ can đảm, đã cống hiến cả cuộc đời và sự nghiệp cho Hồi giáo. Bin Laden lại có tài thuyết phục, nên không lấy gì làm lạ khi ông ta có rất nhiều người hâm mộ và sẵn sàng tử chiến để bảo vệ chủ. Tổ chức của ông ta giờ đây là Al Qaeda (nghĩa là “cơ sở”) có chừng 3.000 người theo. Bin Laden tài trợ cho Al Qaeda bằng số tài sản khổng lồ, ước tính trị giá 250 triệu USD của mình. Dường như ông ta chính là đại diện cho một “trào lưu” mới trong lịch sử khủng bố - trào lưu tư nhân hóa: Trước khi có bin Laden, các tổ chức khủng bố lớn thường có liên hệ này khác với chính phủ, nhưng từ khi có ông ta thì bằng tiền riêng và những tín đồ riêng, rất trung thành của mình, bin Laden có khả năng tự mình tổ chức những cuộc tấn công khủng bố cực lớn. Ông ta cũng không loại trừ khả năng dùng vũ khí hóa học hoặc nguyên tử để hành động, nói rằng bảo vệ đạo Hồi là nhiệm vụ thiêng liêng.

    Liệu Taliban có giao bin Laden cho Mỹ?

    Washington dứt khoát cho rằng Osama bin Laden đứng sau vụ khủng bố nước Mỹ sáng 11/9, và thông báo họ đã nhận được những thông điệp mà các tín đồ của ông trao đổi với nhau, bàn về vụ tấn công. Bin Laden thì thẳng thừng bác bỏ mọi sự liên quan, nhưng như thường lệ, với chủ trương bài phương Tây, ông ta cho biết mình “ủng hộ nhiệt liệt hành động dũng cảm” đó.

    Phái Taliban yêu cầu Mỹ phải đưa ra bằng chứng cụ thể và đầy đủ thì mới có thể ra lệnh bắt Osama bin Laden. Họ cũng nói rằng giữ bin Laden lại Afghanistan là vấn đề danh dự, cho dù LHQ cấm vận để buộc họ phải giao nộp ông ta. Theo tin mới nhất về bin Laden và chính quyền Taliban, hiện nay đội ngũ vệ sĩ người Ảrập của ông ta đã được thay bằng cảnh sát Afghanistan, còn bản thân ông ta thì chuyển đến một địa điểm bí mật nào đó.

    Phe Taliban cho Mỹ chọn 1 trong 3 khả năng. Một là, nếu chính phủ Mỹ đưa ra bằng chứng xác thực, cho thấy bin Laden tham gia vào hoạt động khủng bố, thì ông ta sẽ bị dẫn độ cho Washington. Hai là, nếu không có bằng chứng nào được công bố, Taliban sẽ xét xử bin Laden ở tòa án riêng, theo luật Hồi. Nếu căn cứ vào luật Hồi mà ông ta bị kết tội, thì tòa án sẽ trừng phạt bin Laden. Ba là, tập trung tất cả các học giả Hồi giáo trên toàn thế giới để giải quyết vụ việc. Washington bác bỏ cả 3 khả năng này. Có thể cả hai bên - Mỹ và Taliban - sẽ chẳng nhất trí được về điểm nào. Với Mỹ, Osama bin Laden là tên trùm khủng bố. Với Afghanistan, ông ta là người thân cận của lãnh tụ tối cao Mullah Omar và không chỉ vậy, còn là rể yêu của Omar. Nói cách khác, nếu Washington muốn bắt bin Laden “dù sống hay chết”, họ sẽ phải tự mình làm việc đó, chứ Taliban không đời nào dẫn độ người anh hùng của họ. Cho dù phương Tây có nói gì về Osama bin Laden, thì trong mắt nhiều tín đồ Hồi giáo, ông ta mãi mãi là một huyền thoại.

    Đoan Trang (theo Inter Press Service)

  7. #7
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    IS là con đẻ của Mỹ?



    Mỹ nuôi dưỡng và thao túng IS hòng thực hiện các mưu đồ chính trị song đã mất kiểm soát.

    Báo chí Trung Đông thời gian qua có nhiều bài viết phân tích cho thấy lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng chính là sản phẩm do Mỹ tạo ra. Điều này bắt nguồn từ các chính sách của Mỹ trong lịch sử, đặc biệt là việc sử dụng lực lượng Hồi giáo cực đoan chống lại Liên Xô trong cuộc chiến Afghanistan.

    Trang mạng “Tin Trung Đông” cho rằng, kể từ đầu những năm 1950, khi Trưởng trung tâm CIA ở Munich (Đức) nhận thức được hiệu quả sử dụng các phần tử Hồi giáo Sunni cực đoan từ Liên Xô trong cuộc chiến Ostministerium của Gerhard von Mende, tình báo Mỹ đã tìm cách sử dụng triệt để sự cuồng tín của lực lượng Hồi giáo cực đoan cho mưu đồ của mình.


    Các tay súng Mujahideen Sunni tại Afghanistan năm 1984.

    Việc CIA sản sinh ra cái gọi là Mujahideen Sunni (các chiến binh thánh chiến tự do) ở Afghanistan sau năm 1979 với sự hỗ trợ quan trọng của một nhân vật từ Saudi Arabia có tên gọi Osama bin Laden nhằm chiến đấu chống lại lực lượng Liên Xô ở Afghanistan hóa ra lại là sự khởi đầu cho một quá trình thao túng bí mật, lâu dài. Các chiến binh Hồi giáo có khi chỉ gồm toàn lính đánh thuê, đôi khi là những phần tử Salafi hay Wahhabi Sunni mộ đạo. Các phần tử thánh chiến này đã giúp Mỹ thanh toán kẻ thủ của mình.

    Theo bình luận của trang Tin Trung Đông, ISIS, ISIL hay IS, cho dù mang danh xưng nào thì quyền lực thực sự của nhóm tội phạm mạo danh chiến binh thánh chiến tôn giáo này xuất phát từ chính “các nhân vật tối thượng” (ám chỉ Mỹ, phương Tây và đồng minh).

    Trong một bài viết mới đây, trang tin này cho biết một trong những thủ lĩnh hàng đầu của IS là Abu Bakr al-Baghdadi có mối liên hệ với CIA và người Mỹ. Al-Baghdadi sinh ra tại Samarra, Iraq, từng bị Mỹ giam giữ tại Trại Bucca, một nhà tù gần Umm Qasr, Iraq.

    Theo công bố của Lầu Năm Góc, “Ibrahim Awad Ibrahim Al Badry, hay còn có tên gọi khác là Abu Bakr al-Baghdadi đã bị quân đội Mỹ, Iraq giam giữ như một tù binh dân sự trong khoảng thời gian từ tháng 2-12/2004. Hội đồng liên quân và Ban đặc xá đã đề nghị thả vô điều kiện tù nhân này.

    Đại tá Kenneth King, cựu lãnh đạo Trại Bucca, cho biết Al-Baghdadi đã rời khỏi nơi giam giữ này vào năm 2009. Ngay sau khi được thả, Al-Baghdadi bắt đầu thăng tiến trong hàng ngũ các chiến binh thánh chiến khi thực hiện các kế hoạch của Mỹ để lật đổ Bashar al-Assad. Một số nguồn tin cho biết Baghdadi đã được cơ quan tình báo Mossad (Israel) huấn luyện quân sự đặc biệt cùng với các khóa học về thần học và nghệ thuật diễn thuyết.

    Tờ Tin Trung Đông cho biết đã xuất hiện một số bức ảnh cho thấy Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain đã gặp gỡ Al-Baghdadi ở Syria. Điều này gợi nhớ đến bức ảnh Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Zbigniew Brzezinski gặp gỡ với các chiến binh Al-Qaeda ở Afghanistan.


    Abu Bakr al-Baghdadi

    Lãnh đạo IS Sheikh Abu Umar al-Shishani cũng có dấu ấn Mỹ trong tiểu sử của mình. Tên thật của nhân vật này là Tarkhan Batirashvili, sinh năm 1986 trong một gia đình thiểu số Gruzia-Kist. Bố là người Gruzia Gvari Batirashvili, theo đạo Chính thống giáo Gruzia và mẹ là người Melkhi, theo Hồi giáo.

    Ngôi làng nơi Abu Umar al-Shishani sinh sống nằm ở Pankisi Gorge, Gruzia, một tuyến đường trung chuyển trọng yếu cho các phiến quân tham gia cuộc chiến tranh Chesnia lần thứ hai. Batirashvili bí mật giúp đỡ các chiến binh Chesnia thâm nhập vào Nga và đôi khi tham gia một số nhiệm vụ chống lại quân đội Nga.

    Batirashvili đã trải qua một khóa huấn luyện quân sự của Mỹ trong hàng ngũ quân đội Gruzia với vai trò của một trinh sát đặc nhiệm. Batirashvili mang quân hàm Trung sỹ và trong suốt cuộc chiến tranh Nga-Gruzia, nhân vật này có nhiệm vụ do thám, trinh sát lực lượng xe tăng của Nga và sau đó cung cấp thông tin, tọa độ cho các đơn vị pháo binh của Gruzia.


    Bức ảnh cho thấy Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain đã gặp Al-Baghdadi ở Syria?

    Trang Tin Trung Đông dẫn “một nguồn tin đáng tin cậy", giấu tên, thân cận với tỷ phú người Lebanon gốc Saudi Arabia và là cựu Thủ tướng Lebanon, Saad Harri, tiết lộ nhân vật điều phối quan trọng trong các hành động quân sự của IS là Đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ Francis Riccardione. Nguồn tin này nói: “Theo những gì tôi biết, không có động thái nào khác được thực hiện nếu không có Đại sứ Francis Riccardione”.
    Steven Kelley, một cựu nhà thầu tư nhân cho CIA, trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình PressTV của Iran ngày 28/8, cũng khẳng định: “IS hoàn toàn là một kẻ thù bịa đặt. Nguồn ngân sách cho tổ chức này hoàn toàn từ Mỹ cùng đồng minh. Việc để cho người dân nghĩ rằng đó là kẻ thù cần phải tiêu diệt, tấn công ở Syria, Iraq là một trò hề bởi vì rõ ràng đây là điều do chúng tôi tạo ra, chúng tôi kiểm soát và hiện tại nó trở nên bất lợi cho chúng tôi khi tấn công tổ chức này như một kẻ thù hợp pháp”.

    Nỗ lực mới nhất của CIA chính là việc tung lên mạng những đoạn băng ghi hình trên YouTube, gieo rắc sự kinh hoàng và nỗi lo sợ rằng những phần tử khủng bố IS sẽ sớm có mặt tại Mỹ, Anh, Đức và cả Nga.

    Trang Tin Trung Đông dẫn phân tích của giới truyền thông Anh cho rằng đoạn video quay cảnh chiến binh IS đeo mặt nạ, mặc đồ đen, đứng trên ngọn đồi chặt đầu nhà báo Mỹ James Foley là màn kịch hoàn toàn giả mạo. Phân tích về đoạn băng video một cách chi tiết cho thấy con dao đã cắt cổ họng nhà báo Foley nhưng không một giọt máu nào chảy ra, thậm chí Foley cũng không thực hiện bất kỳ nỗ lực gắng sức, tuyệt vọng nào để tự giải thoát mình.

    Tương tự, đoạn video về cảnh hành quyết nhà báo Steven Sotloff, cũng có một đao phủ đeo mặt nạ màu đen che kín mặt, được truyền thông Anh gán cho tên mật danh là John Thánh chiến bởi nghi ngờ tác giả những đoạn video này chính là John Brenan, Giám đốc CIA và Susan Rice, Cố vấn An ninh quốc gia cùng các chính trị gia bảo thủ của Mỹ.

    Tổng hợp theo Internet

  8. #8
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    Phần II
    Hệ Lụy



    Tại sao lại luôn là nước Pháp?


    13:14:49 14/11/2015

    Tại sao lại là nước Pháp?

    Câu trả lời hết sức đơn giản, vì Pháp là một trong những thành phố có cộng đồng Hồi giáo lớn nhất Châu Âu, bên cạnh đó là số lượng vũ khí đổ vào đều đặn từ các nước khu vực Đông Âu, trong đó phần lớn là AK-47, dễ mua, dễ bán, mặc dù vũ khí ở Pháp là một điều cấm kỵ.

    Trong trường hợp không mua được súng giữa Paris, những tay khủng bố sẵn sàng đến vùng Balkans, nơi có những kho súng không giấy phép với mức giá rẻ đáng kinh ngạc.


    Trong vụ tấn công vừa xảy ra, nhân chứng cho biết một tay súng đã gào lên rằng "Điều này dành cho Syria". Nhưng nguồn gốc của những tay súng này vẫn đang trong vòng điều tra, và chưa có chứng cớ gì để nói rằng IS dính líu đến vụ khủng bố tàn bạo này.

    Vấn đề là ở bên trong, chứ không phải bên ngoài.

    Thật vậy, cộng đồng Hồi giáo ở Pháp bị cô lập và phân biệt đối xử đến mức tàn tệ, có rất ít người theo đạo Hồi có thể thăng tiến hay giàu có ở quốc gia này.

    Mohamed Merah, tay súng trong vụ Toulouse năm 2012 lớn lên ở một khu ổ chuột xập xệ ngoại ô Paris, gã phạm tội từ khi còn là một đứa trẻ, đi tù khi chỉ vừa bước qua tuổi vị thành niên. Những năm tháng tù đày đã nuôi dưỡng Mohamed thành một "chiến binh Jihad" với niềm tin sắt đá.

    Cherif Kourachi và Amedy Coulibaly, 2 thủ phạm trong vụ thảm sát tại tòa soạn Charlie Hebdo hồi đầu năm 2015, cũng lớn lên với số phận không khác Mohamed là bao: Lớn lên trong khu ổ chuột, đi tù, được thả tự do với tâm thế của một kẻ khủng bố.

    Bên trong các trại giam Pháp, người Hồi giáo chiếm tới 70% số lượng tù nhân, cách đó không xa là Anh Quốc, con số này chỉ dừng ở mức 14%. Và trên toàn thế giới, lượng tù nhân theo đạo Hồi chỉ chiếm 5%.


    Nhóm tù nhân Hồi giáo trong một nhà tù Pháp.

    Ngay sau khi sự kiện đẫm máu Charlie Hebdo xảy ra, nước Pháp đã chấn chỉnh lại an ninh, tăng mức báo động, và quan trọng nhất, họ đã để ý đến những số phận đằng sau song sắt, nhưng sự cực đoan trong các nhà tù nơi này luôn ở mức cao nhất, vì họ, những thanh niên Hồi giáo trẻ tuổi không còn gì để mất.


    Hàng loạt các chương trình giáo dục, bồi dưỡng tinh thần để hạn chế cực đoan trong tư tưởng cộng đồng Hồi giáo đã được chính phủ Pháp phê duyệt. Nhưng chính ông Rachida Dati, cựu bộ trưởng tư pháp, cũng đã thừa nhận rằng nước Pháp không đủ sức để chống lại những niềm tin bất diệt đằng sau những bức tường trại giam.

    Đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa biết rõ ai đứng sau và tại sao Pháp lại bị tấn công nhiều đến vậy trong 3 năm qua, nhưng điều đáng buồn, là những vụ khủng bố đẫm máu có thể xảy đến bất cứ lúc nào, làm phai mờ đi sự hào nhoáng của kinh đô ánh sáng một thời.

    Nguồn: Telegraph

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •