Các nước phương Tây “luật hóa” quyền biểu tình thế nào?


(Pháp luật) - Biểu tình là hành động văn minh thể hiện quyền tự do ngôn luận của người dân, được quy định tại Điều 25 Hiếp pháp Việt Nam năm 2013. Trong thảm họa cá chết hàng loạt tại miền Trung vừa qua, nhu cầu được bày tỏ quan điểm và yêu cầu các cơ quan bộ ngành nhanh chóng đưa ra câu trả lời về nguyên nhân thảm họa, đồng thời xử lý “đến nơi đến chốn” những công ty phá hoại môi trường, như Formosa, trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Hãy xem ở các nước phát triển, biểu tình được tiến thành như thế nào? Quyền và trách nhiệm của người dân cũng như cảnh sát được luật pháp quy định ra sao? Người tổ chức cần làm gì để cuộc biểu tình được thuận lợi diễn ra?

Ở Hoa Kỳ

Quyền kháng nghị được quy định trong Tu Chính án Thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ như sau: “Quốc hội sẽ không ban hành luật liên quan đến việc sáng lập tôn giáo, hay ngăn cấm tự do việc này; hoặc hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; hay quyền tụ tập hòa bình và kiến nghị chính phủ về những vấn đề bất bình của người dân”.

Theo đó, người dân có quyền tuần hành, đình công, đưa kiến nghị, thu thập chữ ký và biểu tình ôn hòa ở một số khu vực công cộng, như trên đường phố, vỉa hè và các công viên… Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ và cho phép mọi người được thể hiện quan điểm, tự do ngôn luận về bất kỳ chủ đề nào, miễn là không vi phạm nội dung khiêu dâm, phỉ báng, đặt điều nói xấu làm tổn hại danh dự, uy tín của người khác, hay dùng lời lẽ kích động bạo lực, hận thù và cố tình tạo ra một cuộc đối đầu.


Biểu tình tại thủ đô Washington DC, Mỹ nhằm phản đối Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Đoàn biểu tình vừa tuần hành quanh sứ quán Trung Quốc, vừa hát vang quốc ca Việt Nam, nhưng tất cả hoạt động đều diễn ra trong ôn hòa

Đối với các hoạt động này, chính phủ có quyền quy định những hạn chế về mặt thời gian, địa điểm và cách thức tổ chức, như cấm diễu hành diễn ra giờ cao điểm. Không hạn chế chủ đề của các bài phát biểu, nhưng cách thức thể hiện sẽ được kiểm soát nhằm đảm bảo trật tự công cộng.

Có cần xin giấy phép không? Để đảm bảo tránh tắc nghẽn giao thông và trật tự công cộng, nhiều địa phương quy định các cuộc diễu hành, biểu tình phải xin phép trước, đệ trình lên tòa án trước khi biểu tình diễn ra khoảng 10 ngày, số ngày có thể thay đổi tùy theo từng địa phương. Việc xin phép có thể kèm theo bị thu phí hành chính và việc cấp phép dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể, khách quan và rõ ràng.

Trong thời gian biểu tình hay tuần hành, người dân có quyền tự do thể hiện quan điểm. Nhưng trong các trường hợp cơ quan thực thi pháp luật tiếp cận nhóm biểu tình, người tham gia không được cãi nhau hay có hành động chống đối, gây sự. Cảnh sát có quyền kiểm tra xem những người biểu tình có che giấu vũ khí hay không và có quyền khống chế đưa về đồn nếu gặp phải chống đối.

Ở Anh

Quyền kháng nghị là quyền hợp pháp tại Anh được quy định bởi Công ước Châu Âu về Nhân quyền (ECHR). Tại Điều 10 về Quyền Tự do Ngôn luận và Điều 11 về Quyền Tụ tập Hòa bình cho phép người dân thể hiện ý kiến của mình, công nhận quyền hội họp ôn hòa, tự do phát biểu. Ngoài ra, Đạo luật về Trật tự Công cộng năm 1986 cũng phân biệt rõ diễu hành, tuần hành với hội họp tại chỗ, dựa trên trạng thái động – tĩnh của biểu tình. Việc phân biệt này khá quan trọng, cảnh sát sẽ được cung cấp thêm nhiều quyền hạn để kiểm soát một cuộc tuần hành, diễu hành (động) hơn một hội họp, biểu tình tại chỗ (tĩnh).

Bà con Việt Nam biểu tình trước ĐSQ Trung Hoa tại London, nh em chỉ được đứng phía sau hàng rào, sau đó đi nhậu lòng lợn, kẻ hèn này tham gia màn lòng lợn.


Bà con Việt Nam biểu tình trước ĐSQ Trung Hoa tại London. Mọi người chỉ được đứng phía sau hàng rào phản đối ôn hòa, hết thời gian thì giải tán.

Theo quy định, việc diễu hành phải xin phép cảnh sát địa phương tối thiểu 06 ngày trước khi diễn ra. Đơn xin phép phải ghi rõ thời gian của cuộc diễu hành, các tuyến đường và cung cấp đầy đủ tên thành viên tổ chức. Cảnh sát có quyền hạn chế diễu hành, thay đổi tuyến đường hoặc đưa ra các điều kiện phù hợp. Ngược lại, cuộc biểu tình tại chỗ ít bị kiểm soát hơn và không bắt buộc phải xin phép trước. Tuy nhiên, cảnh sát có quyền dẹp cuộc biểu tình này nếu cho rằng có dấu hiệu gây mất trật tự. Do đó, cần xin giấy phép trước để đảm bảo cuộc biểu tình diễn ra thuận lợi.

Cảnh sát có quyền cấm tất cả các cuộc diễu hành hoặc một số cuộc biểu tình ở một số khu vực nhất định với thời hạn lên đến 03 tháng thông qua lệnh cấm. Việc này thường được áp dụng nếu cảnh sát địa phương có cơ sở cho rằng không thể đảm bảo trật tự công cộng nếu biểu tình, dù là động hay tĩnh, diễn ra.
Ví dụ cụ thể, để một cuộc biểu tình/tuần hành được cấp phép, người tổ chức biểu tình cần làm giấy xin phép trước từ 7-10 ngày và khai báo các thông tin sau:

– Quy mô bao nhiêu người tham gia? Biểu tình vì mục đích gì? Ví dụ, chống Trung Quốc ư? Mời anh nộp 3.000£ lệ phí (con số này thay đổi tùy từng khu vực, một số nơi thậm chí được miễn phí). Biểu tình từ mấy giờ đến mấy giờ? Hết giờ xin mời giải tán.

– Biểu tình tại chỗ hay tuần hành dọc các con phố? Tại chỗ thì đóng phí thấp hơn, cảnh sát quây cho cái rào tạo thành khu vực riêng cho phép người biểu tình thoải mái ý kiến. Nếu tuần hành dọc phố thì đóng phí cáo hơn, sau đó xin thêm giấy phép của ủy ban quận đó và cảnh sát sẽ tiến hành phong tỏa, cấm ô tô đi vào các con phố để người biểu tình tự do nêu quan điểm, không lo va chạm hay gây tắt nghẽn giao thông. Đồng thời yêu cầu mua bảo hiểm để tránh trường hợp quá khích, đốt xe cảnh sát hay đập phá cửa hàng thì công ty bảo hiểm sẽ đứng ra đền. Nếu công ty bảo hiểm từ chối thì đơn xin tuần hành không được thông qua, chỉ có thể biểu tình tại chỗ.


– Ngoài ra, người xin phép cần khai báo có sử dụng loa phóng thanh hay không? Âm thanh bao nhiêu đề xi ben (dB), nếu âm thanh vượt quá lại cần xin giấy phép riêng của Thị trưởng nơi tổ chức biểu tình để đảm bảo âm thanh không quá lớn, gây ảnh hưởng tới người dân.


– Trong một số trường hợp, cảnh sát còn yêu cầu thuê thêm xe cứu thương và bác sĩ trực chiến thời gian biểu tình, để tránh thiệt hại ngoài ý muốn xảy ra về con người.

Theo mạng Internet