Hiện kết quả từ 1 tới 2 của 2

Chủ đề: Giai thoại Một thuở hào hùng của các Tướng lĩnh VN

  1. #1
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts

    Giai thoại Một thuở hào hùng của các Tướng lĩnh VN

    Giai thoại Một thuở hào hùng của các Tướng lĩnh VN

    1. Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn: Không sợ Mỹ, không sợ Trung Quốc, không sợ Liên Xô !

    Tôi từng đọc được mẩu chuyện nói về cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, người Cộng sản trung kiên, nhà lý luận chính trị lỗi lạc và là nhà lãnh đạo theo đường lối cứng rắn của nhân dân ta... Ông là người theo chủ nghĩa cứng rắn, không sợ Mỹ, không sợ Liên Xô và đặc biệt rất cảnh giác với Trung Quốc. Ông đánh giá TQ luôn có âm mưu thâm hiểm thôn tính nước ta nên ông không những không sợ mà còn sẵn sàng đốp chát cùng lãnh tụ Trung Quốc. Tôi nhớ và rất lấy làm thích thú với những lời lẽ đáp trả chan chát, sắt đá của cố TBT trước thái độ ngạo mạn, tư tưởng bành trướng, bá Hán của Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông (tại một buổi tọa đàm do ông làm trưởng đoàn sang thăm TQ) khi ông ta (MTĐ) ỷ thế nước lớn, ỷ thế có công giúp đỡ Việt Nam (trong chiến tranh chống Mỹ) để đe dọa và uy hiếp đoàn cán bộ của ta.


    Di ảnh của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn

    Hôm nay, được đọc bài phỏng vấn của phóng viên Chuyên đề An ninh thế giới với con trai của cố Tổng Bí thư, thấy anh Kiên Trung nhắc lại câu chuyện mà tôi từng được đọc, làm lòng lại dấy lên niềm tự hào dân tộc, tự hào về một cố Tổng Bí thư tài ba lỗi lạc của Đảng, của dân tộc.

    Dưới đây là trích lại đoạn phóng viên chuyên đề ANTG phỏng vấn Thiếu tướng Lê Kiên Trung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an về cuộc đối thoại giữa cố TBT với Chủ tịch TQ trong buổi tọa đàm năm xưa.


    PV - Tôi từng nghe kể TBT Lê Duẩn đã báo cáo với Bác Hồ: "Chúng ta muốn thắng Mỹ thì nhất định không được sợ Mỹ, nhất định không sợ Trung Quốc, nhất định không được sợ Liên Xô…"? Anh có nghĩ ba mình là người cứng rắn, khi ông không bao giờ sợ các nước lớn?

    LKT - Ba tôi không sợ Mỹ, vì ông hiểu Việt Nam có thể thắng Mỹ. Còn chuyện không sợ Trung Quốc là một câu chuyện dài. Ba tôi là người yêu thích lịch sử. Ông đọc đi đọc lại những câu chuyện về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Và vì thế, ông biết, trong những cuộc chiến tranh kéo dài suốt mấy nghìn năm đất nước tồn tại, ngoài hai lần chống Pháp và Mỹ, lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam là lịch sử chống quân xâm lược từ phương Bắc kéo xuống. Và dù trong thời gian ngắn hay dài, thì cuối cùng, chúng ta cũng đều đánh đuổi được giặc ngoại xâm phương Bắc. Dân tộc này trong lịch sử chưa từng sợ phương Bắc, và tôi nghĩ ba tôi thấm nhuần truyền thống ấy. Từ khi còn rất sớm, ba tôi đã nhận ra, dù họ viện trợ cho chúng ta rất nhiều, dù tiếng là hai nước Cộng sản anh em, thì họ vẫn mang những ý đồ không khác gì những triều đại trước đây. Ngay cả trong các cuộc gặp với ba tôi, một lãnh đạo của bạn đã nói: "Các đồng chí, tôi muốn nói cho các đồng chí biết điều này. Các đồng chí không cần làm cách mạng, tôi là chủ tịch của 500 triệu nông dân đang thiếu đất, và tôi sẽ mang một đạo quân tiến xuống khu vực Đông Nam Á". hi nghe câu nói đó ba tôi đã cảm nhận ra ngay ý đồ của họ và dặn lòng mình luôn phải cảnh giác với dã tâm ấy. Ba tôi từng viết về một cuộc đối thoại giữa ông và một lãnh đạo của họ như thế này:

    Mao Trạch Đông: Ở Lào, có bao nhiêu cây số vuông đất?

    Lê Duẩn: Khoảng 200.000 cây số vuông.

    Mao Trạch Đông: Dân số của họ bao nhiêu?

    Lê Duẩn trả lời: Khoảng 3 triệu!

    Mao Trạch Đông: Như vậy là không nhiều! Tôi sẽ đưa dân tôi đến đó, thật mà ! Có bao nhiêu cây số vuông đất ở Thái Lan?

    Lê Duẩn: Khoảng 500.000 cây số vuông.

    Mao Trạch Đông: Có bao nhiêu người?

    Lê Duẩn: Khoảng 40 triệu!

    Mao Trạch Đông: Một tỉnh của nước tôi có 500.000 cây số vuông, nhưng có tới 90 triệu người. Tôi cũng sẽ đưa một số người dân của tôi tới Thái Lan!

    Với Việt Nam, họ không dám nói về việc đưa người tới theo cách này. Tuy nhiên, Mao Trạch Đông nói với Lê Duẩn:

    - Đồng chí, có đúng là người của các đồng chí đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên ?.

    Lê Duẩn:

    - Đúng.

    Mao Trạch Đông:

    - Có phải cũng chính người của đồng chí đã đánh bại quân Thanh?

    Lê Duẩn khẳng định:

    - Đúng !

    Ông ta nói:

    - Và quân Minh nữa, phải không?.

    Lê Duẩn thẳng thắn:

    - Đúng ! Và cả các ông nữa. Nếu các ông tìm cách xâm lược đất nước tôi. Các ông có biết điều đó không?

    ...


    Tôi nhớ, trong tài liệu mà tôi đọc có mô tả rất rõ rằng sau khi nghe Lê Duẩn trả lời, Mao Trạch Đông mặt xám ngoét và vội chuyển sang câu chuyện khác. Còn Lê Duẩn, từ chỗ hội đàm về ông không vui và nói với mọi người trong đoàn rằng nếu cần thiết ta sẽ dạy cho TQ một bài học.

    Lê Duẩn là một lãnh tụ cứng rắn như thế ! Tôi thích ông, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, vị lãnh tụ kính mến của nhân dân Việt Nam.

    Tp.HCM, ngày 31.7.2017
    Thiều Ngọc Sơn

    Nguồn: http://www.thieugiathivantuyentapluc.com/905-2/
    Lần sửa cuối bởi minh_anh; 05-08-2017 lúc 11:15 AM
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  2. #2
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    2. Những giai thoại về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh


    Cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

    2.1. Không bằng… con chó

    Làm việc với anh, ít khi chúng tôi thấy anh nổi nóng. Anh luôn luôn tự kiềm chế, không để sự vui buồn của mình tác động trong quan hệ công tác. Chỉ có một lần, tôi thấy anh không giữ được mình. Kỳ giáp hạt năm ấy, một số địa phương mất mùa, nhân dân thiếu ăn. Nhà nước đưa gạo về giúp, nhưng có nơi cán bộ xử sự không đứng đắn… Tại cuộc Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh X…, anh nói:

    – Đảng viên gì? Cán bộ gì? Dân đói, Nhà nước gửi về mấy tạ gạo, ba ông chi ủy chia nhau trước mỗi người mấy chục cân, thật không bằng… con chó! Xin các đồng chí bỏ qua cho, tôi biết những hiện tượng như vậy không nhiều, nhưng nó diễn ra trong hoàn cảnh không thể nào tha thứ được. Không thể nào để lại trong Đảng ta những con người thoái hóa đến mức ấy ! (Trích Hồi ký Phan Quang).

    2.2. Buồn hung Thanh Tịnh ơi !

    Có một tối Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đi bộ từ nhà riêng mãi trên mạn Cổ Ngư, Quán Thánh (Hà Nội) đến chơi với nhà thơ Thanh Tịnh. Hai người nằm khoèo trên sàn gỗ chuyện trò, tâm sự. Câu chuyện đang vui, bỗng Đại tướng đột ngột nói với nhà thơ:
    – Buồn hung Thanh Tịnh ơi. Chiều nay miềng bị mạ mắng.

    – Mắng răng? – nhà thơ hỏi bạn.

    – Mạ nói: Thanh ơi, mi mần đến Đại tướng mà có mỗi một việc đưa mạ về thăm quê mà không mần được ! – Đại tướng xúc động thuật lại.

    Thì ra, hai người con xứ Huế – một nhà thơ, một đại tướng không lúc nào nguôi nhớ về quê hương đang còn chìm trong khói lửa chiến tranh (Theo Đại tá Ngô Vĩnh Bình – Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với công tác văn học nghệ thuật và đội ngũ nhà văn – chiến sĩ).


    Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    2.3. Cậu cho mình xem giấy phép

    Lần ấy qua Phà Khuất (Ninh Bình) xe người ùn chờ phà. Một anh bộ đội ba lô lặc lè vẻ mặt cau có đứng bên. Anh Thanh bắt chuyện. Anh bộ đội cho biết đang đóng quân thuộc một đơn vị ở Tây Bắc nay về phép thăm quê trong Hà Tĩnh và phàn nàn “tôi muốn quay về đơn vị cho xong”… Anh bộ đội xổ ra một tràng rằng “các anh tính, đơn vị cho 15 ngày phép. Tính cả thời gian đi về. Từ Tây Bắc về đây đã mất một tuần. Về tới nhà hôm trước hôm sau phải đi ngay may ra mới kịp hạn. Đi ngay thì bà con gia đình thắc mắc, ở chơi dăm bữa thì phạm kỷ luật. Vậy thì tôi về làm gì. Biết thế này chẳng xin đi phép nữa”.

    Anh Thanh vỗ vai anh bộ đội nói:

    – Mình công tác ở Tổng cục Chính trị. Cậu cho mình xem giấy phép mình sẽ bày cho cậu cách giải quyết…

    Anh bộ đội ngạc nhiên nhưng cũng đưa giấy phép ra. Anh Thanh rút bút ghi luôn: “Cho nghỉ tại địa phương mươi ngày không tính ngày đi và về”. Rồi ký tên Nguyễn Chí Thanh.
    Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

    Anh bộ đội hết sức bất ngờ và vô cùng cảm kích, rồi cảm ơn Đại tướng rối rít. Lúc lên xe, anh Thanh phàn nàn với anh em cùng đi “Tất nhiên mình sẽ gọi điện cho đơn vị cậu ấy. Cán bộ mình còn máy móc, nhiều chính sách chế độ còn nhiều khiếm khuyết. Chúng ta phải góp phần chấn chỉnh…”. (Theo Xuân Ba – Đại tướng Nguyễn Chí Thanh: Lon nước, mo cơm lội khắp đồng).

    Thiều gia_sưu tầm và giới thiệu.

    Nguồn: http://www.thieugiathivantuyentapluc.com/906-2/
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •