Tử tế là gì ?


Tử tế là gì ? Đấy là câu hỏi mà vữa lúc trưa có đứa hỏi mình.

Tử tế theo mình có nghĩa là đàng hoàng, minh bạch. Đàng hoàng từ cái nhỏ đến cái to.

Chữ "tử" (仔) trong tiếng Hán có nghĩa là bé, nhỏ (chữ tử trong trường hợp này 仔 khác với chữ tử 子 này nha các bạn. Chữ tử này nghĩa là con, con trai, hạt giống. Và nó cũng khác chữ tử 紫 này, chữ này nghĩa là màu tía, màu tim tím). Chữ "tế" (细)có nghĩa là rất bé nhỏ, mong manh. Nguyên cụm chữ được dùng để nói lên cái ý phải cẩn thận, hết sức cẩn thận, phải tỉ mẩn khi thực hiện một công việc gì đó... kẻo hỏng. Về sau, được dùng rộng rãi với hàm ý cẩn thận, tỉ mỉ, chỉn chu, chính nhân quân tử, ngay thẳng đàng hoàng, cảm thông chia sẻ, rau cháo có nhau... Tử tế đại loại là vậy.

Ngoài những hành vi được mọi người hết mực suy tôn như trên, "tử tế" còn dành cho 1 số hành vi (dù ít dù nhiều) sau, Ví dụ:

1. Hành vi kiên quyết truy bắt, kiên quyết đem ra hỏa thiêu hoặc "nhập kho", đục tên gỡ bảng, xóa bỏ mọi quyền lợi của mấy thằng tham quan, mấy đứa bố náo ăn cắp của công, bòn rút quốc khố. Những thằng trước kia ăn no, ăn phè phỡn nay phủi tay, phủi trách nhiệm kiểu "Em nghỉ hưu, sự việc xảy ra lâu rồi không nhớ" hoặc giả vờ rửa tay gác kiếm, vờ vĩnh đi tu, tuyên bố làm người "tử tế" v.v.
Tử tế nghĩa là phải bắt, nhốt, đốt... hết mấy thằng không... "tử tế". Việc bắt, nhốt, đốt, cho chúng đi hỏa thiêu, nhập kho v.v. chính là hành vi... tử tế. Tử tế với nhân dân, với tổ quốc và tử tế với... chính mình.


2. Do lú lẫn hoặc do quá háu ăn, háu đớp, bị vật chất làm mờ mắt, mờ lý trí v.v. dẫn đến việc nhận hối lộ, ăn bẩn, ăn cắp tài vật của nhân dân, của đất nước... Nay vì thấy cụ "Tổng" Trọng đang nhóm lò bát quái chuẩn bị hỏa thiêu mấy thằng vô lại, quan tham... mà chợt "chạnh" lòng kinh, tự nguyện đem trả tài sản trả lại cho dân, cho nước, trả lại những thứ mà mình đã "trót", đã "lỡ" cầm nhầm, lỡ nhận, lỡ ăn, lỡ nuốt... Hành vi đó (nhận thức ra và trả lại) dù muộn nhưng cũng có thể được coi là tử tế dù là "tử tế" trừ (chứ không phải cộng).


3. Dù biết chắc sẽ không bị "thiêu" trong lò bát quái của cụ "Tổng" nhưng vẫn tự nguyện khai báo, liệt kê những thứ đã nuốt, đã đớp, đã xơi trong quá trình cầm quyền (mặc dù không có khả năng trả lại do ăn hết hoặc giả nay do già yếu không có khả năng lao động để đền bù), hành vi đấy cũng được cho là... tử tế.
4. Liệt kê tên tuổi các cẩu quan, đồng bọn cùng ăn bẩn, ăn dzơ, ăn tạp trong các phi vụ... nhằm giúp cho cơ quan nhà nước mau chóng thu hồi tài sản, đòi lại công bằng, hạn chế tổn hại quyền, lợi ích của nhân dân. Hành vi đấy không chỉ được xem là tử tế mà nó còn là lương tâm, trách nhiệm, việc cần làm...
Tử và tế tuy có 2 chữ nhưng nếu diễn ra thì nhiều lắm nên tạm thời hiểu như vậy.

Tp.HCM, ngày 19.12.2017
Shaolaojia.