Hiện kết quả từ 1 tới 4 của 4

Chủ đề: Giải thích vì sao nhà chùa phải tụng kinh và gõ mõ!!

  1. #1
    Junior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2012
    Bài gửi
    14
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Red face Giải thích vì sao nhà chùa phải tụng kinh và gõ mõ!!

    Mình vô tình dạo diễn đàn thấy bài viết này nên tiện thể giải thích cho thầy thiều rõ hơn. Theo chung quy mọi người nói nếu tụng kinh và gõ mõ chỉ để khoe giọng mình hay thì đó là sai vì gõ mõ và tụng kinh có cái lý do của Phật giáo.

    Nếu nói về tụng kinh và gõ mõ trước tiên phải hiểu chữ đạo và chữ Phật. Nếu nói ra chữ đạo và chữ Phật khác nhau thì chỉ đúng 1 nữa nhưng lại giống nhau về cái duyên của đạo và Phật. Khác nhau vì tu hành.
    - Đạo tu hành theo kiểu an lạc hướng về tương lai họ cũng bỏ Tham-Sân-Si như Phật giáo và nếu họ một khi mất tư tưởng dễ bị đọa lém mý chú ơi nhưng họ lại biết hưởng thụ 3 thứ mà ai cũng mún đó là: Y-Thực-Trụ. Ý nghĩa lát mình kể
    - Phật thì tu hành theo "hạnh đầu đà khổ hạnh" thời xưa Phật giáo tu hành như vậy vì đã ngộ ra những hưởng thụ của đời người nên họ đã vì 3 thứ: Y-Thực_Trụ. Y có nghĩa là y phục đẹp, thực là đồ ăn ngon, trụ là chổ ở đẹp. Họ vì tu hành mà rời 3 thứ đó vì đó chính nỗi khổ của đời người nên Phật luôn có câu:" chuyện khổ lớn nhất đó là chuyện vinh hoa của người".
    - Tham chính là lòng tham không phải tham bên ngoài như trôm cắp v.v...mà còn phát sinh trong tâm của người.
    - Sân là phát sinh lớn nhất của con người vì đó là cái tức giận mà sinh ra nhiều tội lỗi đó cũng như người mà ta biết trong Phim Tây Du Ký là Tề thiên(khỉ mông đỏ ) rất dễ bị đọa có thể là vong lang thang.
    - Si là thứ đáng sợ nhất mà ai ai cũng có từ nhỏ đến lớn không ai có thì chắc không phải người(kiếp trước chắc là nhà chùa tu hành hơn 50 năm có thể là vài kiếp sắp thành Chánh Quả cũng không chừng). Nếu rơi vào con đường Si này sẽ chấp mê bất ngộ sẽ không bao giờ biết mình chết thế nào và sẽ mãi mãi không đầu thai cũng có thể đọa vào đường súc sanh,địa ngục,ngã quỷ và vạn kiếp có thể không vào được đường Nhơn huống chi là ATuLa.
    - Đạo và Phật vốn phát sinh từ lòng từ bi.
    - Theo giáo lý của Phật thì được chia ra làm 3 tạng:Kinh,Luật,Luận.
    - Theo kinh của Phật giáo thì có nghĩa là những lời đức Phật truyền dạy khi còn tại thế và được chúng đệ tử phát nguyện giải rõ nghĩa nhiệm mầu của kinh rồi ghi chép được gọi là Luận. Luật là được Phật đưa ra các luật để răng đe chúng đệ tử (Đại chúng Bộ cũng không riêng gì Thượng Tọa Bộ) không rơi vào con đường tà mà và tu tập các điều thiện mà hành trì có thể "hạnh đầu đà khổ hạnh"
    - Còn gõ mõ và tiếng chuông không phải vì mang ý nghĩa để gõ nhịp. Trong Phật giáo luôn tin rằng thế gian còn những oan hồn vất vưỡng đâu đó tại thế gian vì không vào được chùa nên tiếng gõ mõ ví như là kêu gọi họ vào mà không bị chư Thiên,Thần,Phật ngăn cản mà vào nghe tụng kinh được vãng hóa mà siêu độ(không chừng nghe xong mà đạt thành viên mãn vào cõi cực lạc sống cuộc sống của thần tiên 1 nơi chỉ có kim cương,xà cừ, mã não,vàng, bạc v.v...tất cả quý báo hình thành 1 thế giới khác những tiếng hát du dương của tiên nữ phát ra khiến tất cả vui vẻ hạnh phúc). Tiếng chuông để họ cảnh tỉnh những lời họ tụng và chuyển sang mục khác của Kinh.
    - Chuỗi hạt cũng giống như pháp bảo của đạo Phật vậy. Giống như cây kiếm mà giết nhiều người mà còn máu trên kiếm thì gọi là huyết kiếm nếu chủ nhân là vô đối. Còn chuỗi hạt mà họ bấm thật chất họ mong những câu họ niệm đưa vào trong từng hạt dần thành hạt có Phật tính rồi đưa cho người bệnh dùng sẽ mau khỏe bệnh chống được bệnh tật.
    - Còn họ niệm lớn không phải khoe giọng là vì nếu Kinh mà đọc chậm rãi dể hiểu Kinh rõ ràng thì những người có tâm tà ma, ngu muội thì đều thành Phật hết rồi nếu vậy thì Kinh chẳng phải là Kinh. Kinh cũng tùy người có duyên mà đọc. Đọc nhanh thì chỉ người có duyên đọc 1 lần là nhớ 8/10 và giác ngộ ra Kinh viết và đem ngộ đó dạy cho người giác đó cũng gọi là giác tha chỉ bằng 1 lần đọc nhanh thì cái nghiệp của họ sắp đạt thành giác hạnh viên mãn hoàn toàn đốt ráo coi như tụ thành Chánh quả. Giống như thử thách nghiệp của họ còn nhiều hay ích. Chứ mọi người thử đọc sách 1 lần mà đọc thật nhanh không vấp và hiểu được nội dung thử xem. Vì họ đọc nhanh nên mọi người thấy họ đọc lớn thôi.

  2. #2
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Vì sao người nhà phật lại phải tụng kinh và gõ mõ?
    Đối với nhiều người, câu hỏi trên có thể thừa. Chuyện theo Phật thì phải tụng kinh là cái lẽ đương nhiên, nhưng:
    - Vì sao khi tụng kinh người ta lại cứ gào to lên thế? Ý của shaolaojia là sao không tụng nhỏ thôi để khỏi ảnh hưởng đến người khác?
    - Có thể nào tụng kinh mà không cần phải gõ mõ được không?
    - Tại sao trong khi đương tụng kinh và đương gõ mõ, đôi khi người ta lại bồi thêm mấy tiếng chuông. Việc thúc vào chuông để nhằm mục đích gì?
    Có thể là ngớ ngẩn nhưng các bạn chớ cho là thật. Chuyện nghiêm túc đấy, các bạn thử giải thích giùm xem.
    Trân trọng./.
    Thiện Tâm thân mến ! cảm ơn con đã có lời giải thích cho mọi người hiểu nhưng hình như con chỉ mới giải thích được 1/3 câu hỏi, tức mới giải thích được vì sao lại "gõ mõ" chứ chưa giải thích được vì sao lại phải "tụng kinh", có thể nào tụng nho nhỏ được không ? Tiếng chuông có ý nghĩa gì và vì sao lại cứ phải thúc vào chuông, có thể nào khi tụng kinh chẳng cần phải gõ mõ thúc chuông được chăng?... và ngoài ra ý của thầy còn một vấn đề khác, thử giải thích theo ý khác được không , chẳng hạn giải thích theo nghĩa của chữ "tịnh" chẳng hạn.
    Thầy.

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  3. #3
    Junior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2012
    Bài gửi
    14
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Thưa thầy Thiều!
    - Vì do tâm của ta hay thường điên đảo hay suy nghĩ đến những chiện lung tung như con ngựa vậy! Lý do mà còn ngựa không bao giờ đứng yên là vì tâm của nó không vững vàng nghĩ chuyện này mà lãng qua chuyện khác. Cũng giống như chúng ta càng nghĩ thì tâm ta sẽ càng nghĩ nhiều việc khác nữa như thế tâm ta sẽ sinh ra tà niệm(ác ma). Tà có nghĩa là những tư tưởng tâm tối, làm hại mình và hại người. Vì thế niệm Phật cũng vậy vì họ vẫn chưa trừ được tâm niệm của họ cũng giống như ta học bài. Ta học mà nói nhẫm nhỏ và trong đầu rất khó nhớ(chưa dứt được nghiệp) ta sẽ hay nghĩ đến nhiều chuyện khác như đi chơi, đi làm v.v...nên người tụng kinh thường đọc lớn để nhập tâm vào kinh mà tâm không lay động là vì vậy và cũng giúp chúng sanh nghe kinh.
    - Lúc tụng kinh tâm ta đặt vào kinh-sáu căn ta: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý không còn nổi lên tà niệm vì thế sẽ nhớ được những điều hay,điều lành.
    - Còn chữ "tịnh" người ta thường có ý nghĩa là im lặng,ngồi thiền vì thế tư tưởng tà niệm sẽ không còn. Thật chất chỉ đúng 1 nữa vì nếu ta im lặng và ngồi thiền thì ai ngồi cũng được. Tịnh thật sự chính là tâm ta có dao động hay không, ví dụ như ta ngồi thiền và tụng kinh(trong đầu) giữa chợ dù người ta có nói gì về mình thì mình không nghe,không biết,không tức giận,tâm không nghĩ những thứ đó mới thật sự là tịnh. Đạo môn cũng giống Phật môn.
    - Khi xưa(khoảng 25?? năm trước không nhớ rõ Phật lịch,về phương diện bản thể thì có từ vô thỉ vô trung nên xin lỗi thầy Thiều nha @@) Thái tử Tất Đạt Đa tu hành dưới cội bồ đề sắp thành Chánh Quả thì với tịnh của 6 căn cùng với tụng kinh đã không bị yêu ma hãm hại rơi vào lục đạo luân hồi rồi đạt thành chánh quả với "hạnh đầu đà khổ hạnh".
    - Tiếng chuông có ý nghĩa với Phật giáo(Đại Chúng Bộ) không riêng gì Đạo môn tiếng chuông luôn luôn là của phần hồn, của siêu thoát, của an nhiên tự tại khác hẳn với những gì trần tục.
    - Còn ý nghĩa của Thượng Tọa Bộ nữa là tiếng chuông khắp thế gian này dù là tà ma còn mê muội khi nghe tiếng chuông đều lập tức căn thanh tịnh chứng viên mãn, chúng sanh đạt thành chánh đẳng chánh giác(giác ngộ) nên không thể không có tiếng chuông. Gõ mõ còn 1 ý nữa là giúp cho chúng đệ tử khi trì chú sẽ nhịp nhàng và thanh tịnh như thế kinh sẽ có thể hiện cái tốt trong kinh. Đó là những gì con biết thưa Thầy Thiều! Vì tại trong chùa nhiều việc quá nên con bỏ nhiều buổi thuyết giảng đạo tràng.
    Lần sửa cuối bởi nh0ks2e; 18-07-2012 lúc 12:29 PM

  4. #4
    Junior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2012
    Bài gửi
    14
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Phật luôn có câu dành cho tịnh là:
    - "Tịnh không, không tịnh. Tất cả chỉ là vô thường, nếu vô thường là khó thì không còn là tịnh."
    -> Lặng là tịnh, tịnh là lặng. tất cả chỉ là hư, nếu hư ấy là khó thì không còn là tịnh. Ý nghĩa chung là ta phải làm chủ tâm ta thì mới tịnh.

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •