Hiện kết quả từ 1 tới 5 của 5

Chủ đề: DƯƠNG Thức THÁI CỰC QUYỀN YẾU LĨNH

  1. #1
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb DƯƠNG Thức THÁI CỰC QUYỀN YẾU LĨNH

    Lời bạt:

    Hiện nay, Thái Cực Quyền nói chung và Dương thức Thái Cực Quyền nói riêng được truyền thụ rộng rãi trên thế giới và Việt Nam là quốc gia có mức độ phổ biến Thái Cực Quyền Dương thức rẩt cao. Tuy nhiên, để luyện tập tốt Thái Cực Quyền không thực sự đơn giản và dễ dàng như mọi người vẫn thường nhìn nhận.

    Qua tìm hiểu, sưu tầm, phân tích và nghiên cứu, ngochai xin mạo muội chia sẻ với bạn đọc - những người yêu thích võ thuật nói chung và Thái Cực Quyền nói riêng, những thông tin liên quan tới Dương thức Thái Cực Quyền. Trong phần viết này, ngochai nhấn mạnh vào chủ đề "Dương Thức Thái Cực Quyền Yếu Lĩnh".

    Nội dung bài viết được thâm cứu từ các tài liệu sau:

    1. "Dương Thức Thái Cực Quyền" - Phó Chung Văn diễn thuật, Chu Nguyên Long chấp bút, Cố Lưu Hinh thẩm định. Nhân Dân Thể Dục Xuất Bản Xã, 1997.

    2. "Vương Tông Nhạc Thái Cực Quyền nghiên cứu", Đường Hào biên khảo. Hương Cảng, 1975.

    Bài viết này được ngochai sưu tầm, chắt lọc và viết riêng cho Thiều Gia Võ Phái. Những thông tin trong bài viết nếu được bạn đọc trích dẫn, xin vui lòng nêu rõ nguồn thaicucthieugia.com.

    ----------------------------------------


    GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC DƯƠNG THỨC THÁI CỰC QUYỀN

    Dương thức Thái Cực Quyền là một lưu phái của Thái Cực Quyền. Thái Cực Quyền Dương gia được truyền từ Dương Lộ Thiền (1799-1872) đến con là Dương Kiện Hầu (1839-1917), đến cháu là Dương Trừng Phủ (1838-1936), các vị này dựa trên cơ sở Trần thức Lão giá Thái Cực Quyền mà cải tiến và xây dựng lên Dương thức Thái Cực Quyền.



    Dương Trừng Phủ


    Quyền giá của Dương thức Thái Cực Quyền mở rộng mà gọn gàng, cấu trúc chặt chẽ, thân pháp trung chính, động tác hòa thuận, nhẹ nhàng linh hoạt mà trầm tĩnh lắng đọng. Phép luyện tự buông lỏng dẫn vào mềm mại, cương nhu tương tế, hình thành một phong cách đặc sắc riêng.

    Quyền giá được chia ra cao-vừa-thấp, người mới học có thể căn cứ vào sự khác nhau của tuổi tác, giới tính, tình trạng thể lực và mục đích khác nhau mà lựa chọn quyền giá cao hay thấp để điều chỉnh lượng vận động cho thích hợp. Ngày nay, Dương thức Thái Cực Quyền đã được truyền bá rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Trịnh Man Thanh, đệ tử của Dương Trừng Phủ là người đầu tiên du nhập Thái Cực Quyền qua phương Tây.
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 03-10-2012 lúc 01:09 PM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  2. #2
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb DƯƠNG Thức THÁI CỰC QUYỀN YẾU LĨNH

    Võ thuật Trung Quốc có rất nhiều hệ phái, đều có triết lý và kỹ thuật của riêng mình. Từ xưa cổ nhân đã dùng hết tinh lực của đời người mà cũng không thể khám phá hết đạo lý huyền diệu của võ thuật. Khắp mọi nơi đều như vậy, người học tốn một ngày luyện công thì được một ngày hiệu quả, ngày tháng tích lũy nước chảy thành sông.

    Thái Cực Quyền là một môn võ thuật cương ở trong nhu, là nghệ thuật “miên lý tàng châm”, trong đó có hàm chứa một triết lý về phương diện kỹ thuật, sinh lý và lực học. Cho nên, muốn nghiên cứu đạo lý này phải trải qua một trình tự nhất định và một thời gian tương đối dài, mặc dù có Thầy giỏi hay bạn tốt hướng dẫn, điều tối trọng yếu không thể thiếu là mỗi ngày bản thân phải tự rèn luyện. Nếu không, chỉ là bàn luận suốt ngày mơ tưởng suốt năm, đến khi giao thủ chỉ là một cái hang trống rỗng chưa một ngày công phu, thì cũng vẫn là người chưa biết gì. Cổ nhân nói: “suy nghĩ hoài vô ích, không bằng học vậy”. Nếu có thể sớm tối không gián đoạn, nóng lạnh không thay đổi, hễ trí nghĩ tới là tập luyện liền, thì không kể già trẻ gái trai đều có thể thành công như một.

    Gần đây, người nghiên cứu Thái Cực Quyền ngày càng tăng, từ Nam chí Bắc, thật là điều đáng mừng cho tiền đồ của võ thuật. Số người chuyên tâm khổ luyện, thành tâm hướng học, tương lai không thể lường được. Đương nhiên, không ít người thường phạm vào hai khuyết điểm sau:

    Một là năng khiếu có sẵn, tuổi trẻ sức mạnh, lãnh hội mau chóng, được chút thành tựu thì cho là đủ, vội vàng chểnh mảng luyện tập cho nên không thể thành tựu được.

    Hai là loại người muốn học mau thành, chưa đầy một năm mà Quyền, Kiếm, Đao, Thương đều học hết. Về hình thức cũng múa may đủ thứ, nhưng thực tế chưa vào được “tam muội”, nếu trải qua khảo sát thì phương hướng động tác trên dưới trong ngoài đều chưa đúng cách. Nếu muốn sửa chữa thì chiêu thức nào cũng phải sửa. Sáng sửa thì chiều quên. Cho nên thường nghe người ta nói: tập quyền thì dễ, sửa quyền thì khó. Lời nói này là chỉ tất cả đều do muốn mau thành mà ra, “giục tốc bất đạt” là vậy. Nếu như lớp này lấy sai truyền sai là tự mình sai làm cho người sai theo, thì thật là đáng lo cho tiền đồ võ thuật.

    Tập luyện Thái Cực Quyền trước tiên phải tập luyện Quyền Giá. Nói quyền giá là chiếu theo quyền Phổ, các thức thầy truyền dạy, người học phải tận tâm tịnh khí ghi nhớ mà bắt chước theo, gọi là luyện Giá Tử. Lúc này người học cần chú ý trong-ngoài trên-dưới. Trong là nói “dụng ý bất dụng lực”, dùng ý mà không dùng sức. Ngoài là động tác nhẹ nhàng, linh hoạt, tiết tiết quán xuyến từ chân lên đùi lên eo, “trầm kiên trụy trẩu”… Trên là “hư linh đỉnh kình”, Dưới là “khí trầm đan điền”. Thời điểm mới học, sáng tối tập luyện nhiều lần, mỗi chiêu mỗi thức phải tìm hiểu cẩn thận để tập luyện cho đúng. Tập luyện thuần thục mới thực hiện đến thức sau, tuần tự cho đến hết bài. Nếu người học sửa sai từng chút thì sau này không ra ngoài yếu lĩnh.

    Lúc luyện tập, các khớp xương toàn thân phải buông lỏng tự nhiên. Thứ nhất, miệng không được nín hơi. Thứ hai, tứ chi eo đùi không được cương kình. Hai câu này người học nội gia quyền ai cũng biết, nhưng mới cử động xoay người hay đá chân lắc eo thì đã thở hổn hển, thân người lung lay, đó là bệnh do nín hơi và dùng cường kình.

    1. Lúc tập luyện thì phần đầu không được nghiêng qua nghiêng lại hay cúi xuống ngửa lên, gọi là “đỉnh đầu huyền”, ý như có vật gì trên đỉnh đầu. Nhưng không được gồng cứng, đó là ý nghĩa của chữ “huyền” (treo). Ánh mắt mặc dù hướng thẳng tới trước nhưng cũng có lúc theo thân pháp mà chuyển dời, tuy nhìn vào khoảng trống nhưng cũng là một biến hóa quan trọng của động tác, để bù vào chỗ không đủ của thân pháp và thủ pháp. Còn miệng thì giống như mở mà không mở, giống như ngậm mà không phải ngậm. Thở ra hít vào theo tự nhiên. Nếu miệng tiết ra nước bọt thì nuốt vào, chớ nhổ ra.

    2. Thân thể trung chính không nghiêng, xương sống và xương cùng không lệch. Nhưng lúc khai hợp biến hóa phải hoạt động buông vai xoay eo, hàm hung bạt bối. Người mới học cần chú ý, để lâu ngày khó sửa, dù dày công tập luyện cũng khó mà đạt được ích dụng.

    3. Hai khớp xương tay cần buông lỏng, vai nên buông thõng, chỏ cong xuống, chưởng hơi duỗi ra, ngón tay hơi cong. Lấy ý mà vận hành cánh tay, để khí thông suốt đến ngón tay. Ngày tháng tích lũy thf nội kình sẽ thông linh, cái huyền diệu tự nhiên sinh ra.

    4. Hai chân phải phân hư thực, bước lên hạ xuống như mèo đi. Trọng lượng thân thể dời qua trái thì chân trái là thực mà chân phải là hư và ngược lại cũng vậy. Nói hư không phải hoàn toàn không, mà là thế chưa đứt đoạn còn giữ ý biến hóa trong cái duỗi ra. Nói là thực, không phải là dùng lực quá nhiều hay gồng cứng. Cho nên chân lấy một co duỗi làm chuẩn, nếu quá điều này thì gọi là quá kình, thân sẽ ngả tới trước làm mất tư thế trung chính.

    5. Bàn chân chia ra làm hai loại “dịch thoái” (trong quyền phổ gọi là tả hữu phân cước) và “đặng cước”. Lúc dịch thoái thì chú ý mũi bàn chân, khi đặng cước (đăng cước) thì chú ý toàn bàn chân. Ý đến thì khí đến, khí đến thì kình đến. Nhưng các khớp chân đều phải buông lỏng bình ổn đá ra. Lúc này rất dễ dùng cường kình, thân sẽ nghiêng ngả không ổn định, như vậy phát cước cũng không có lực.

    (Bài giảng của Võ Sư Dương Trừng Phủ, Trương Hồng Quỳ ghi)
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 29-07-2012 lúc 12:32 PM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  3. #3
    CafeBMT
    Guest
    Quote Nguyên văn bởi ngochai Xem bài viết
    Gần đây, người nghiên cứu Thái Cực Quyền ngày càng tăng, từ Nam chí Bắc, thật là điều đáng mừng cho tiền đồ của võ thuật. Số người chuyên tâm khổ luyện, thành tâm hướng học, tương lai không thể lường được. Đương nhiên, không ít người thường phạm vào hai khuyết điểm sau:

    Một là năng khiếu có sẵn, tuổi trẻ sức mạnh, lãnh hội mau chóng, được chút thành tựu thì cho là đủ, vội vàng chểnh mảng luyện tập cho nên không thể thành tựu được.

    Hai là loại người muốn học mau thành, chưa đầy một năm mà Quyền, Kiếm, Đao, Thương đều học hết. Về hình thức cũng múa may đủ thứ, nhưng thực tế chưa vào được “tam muội”, nếu trải qua khảo sát thì phương hướng động tác trên dưới trong ngoài đều chưa đúng cách. Nếu muốn sửa chữa thì chiêu thức nào cũng phải sửa. Sáng sửa thì chiều quên. Cho nên thường nghe người ta nói: tập quyền thì dễ, sửa quyền thì khó. Lời nói này là chỉ tất cả đều do muốn mau thành mà ra, “giục tốc bất đạt” là vậy. Nếu như lớp này lấy sai truyền sai là tự mình sai làm cho người sai theo, thì thật là đáng lo cho tiền đồ võ thuật.
    Cái này càng đọc càng thấm, tự xấu hổ về bản thân để thêm phần cố gắng mà đi vào con đường chánh đạo.

  4. #4
    bach_djen
    Guest
    Đã có gì là đâu mà CafeBMT bội phục đến thế? Tui đọc hoài chả hiểu.

  5. #5
    CafeBMT
    Guest
    Quote Nguyên văn bởi bach_djen Xem bài viết
    Đã có gì là đâu mà CafeBMT bội phục đến thế? Tui đọc hoài chả hiểu.
    Cùng một vấn đề nhưng mỗi người có cách nhìn khác nhau, có cái đơn giản nhưng nhìn cho kỹ cũng có cái hữu dụng trong đó. Người ta học cái gì đó thường hay trông mong những cái mới cái hay, đôi khi học chưa xong cái này nhưng lòng lại mong ngóng cái khác. Ở trên là hai cái mà ít ai để ý, đó làm những cái sai gặp phải khi tập luyện đó mà. Người xưa có câu " hãy coi cái vinh như cái nhục", cái gì càng thuận lợi càng hiểm nguy, người tập mà không gặp lỗi lại có nhiều cái nguy hiểm chứ không nên vội mừng đắc ý. Lại cũng có câu: " Cái đạo có thể dùng lời mà nói được chẳng phải là cái đạo vĩnh viễn", tùy vào nhận thức, cảm nhận của mỗi con người mà có cách hiểu khác nhau về một vấn đề, về một câu nói. ^^!!!. Hai khuyết điểm trên là điều có thể áp dụng cho võ học, cuộc sống, học hành...vv..v. chẳng cứ phải là chiêu thức ảo diệu hay võ học bí truyền mới là cái để bội phục.

Tags for this Thread

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •