PDA

View Full Version : Nếu Ta ăn Tết với Tây



chutuoc
18-01-2013, 03:59 PM
http://s2.haivl.com/data/photos2/20130118/5519fd836f864ecc927033129a7b2ae9/medium-df166bef6c8245319d8b557b05da540a-650.jpg

bach_djen
18-01-2013, 04:29 PM
Cái thằng nào đưa ra cái đề xuất ngu như con bò thế nhỉ ?
Thằng này chắc ăn phải bả của Tây rồi !
Hình như chúng nó đang phá đất nước, vừa hôm qua có ý kiến loại bỏ "văn" ra ngoài, nay lại đến ý kiến loại bỏ "tết".... không biết còn có ý kiến "điên khùng, ngu dốt" nào nữa không ? Chẳng hạn như chúng đưa ra đề xuất "không cần viết sử, học sử" vì như thế là rườm rà, tốn giấy, mất thời gian; hoặc giả có đứa đề nghị " phá hết đền, chùa, công trình văn hóa...." để lấy đất mở mang nông nghiệp, phát triển kinh tế hoặc vì để chúng tồn tại thì dân không có đất làm nhà....

Than ôi ! Than ôi !!!!!
Loạn hết cả rồi! Loạn đến nơi rồi....

Nhà nước không tỉnh táo là nguy đây....

Mấy thằng này, mai mốt thể nào Tây nó cũng trao cho cái "Bắc Đẩu Bội Tanh" đây !

thieugia
18-01-2013, 08:29 PM
Cái thằng nào đưa ra cái đề xuất ngu như con bò thế nhỉ ?
Thằng này chắc ăn phải bả của Tây rồi !
Hình như chúng nó đang phá đất nước, vừa hôm qua có ý kiến loại bỏ "văn" ra ngoài, nay lại đến ý kiến loại bỏ "tết".... không biết còn có ý kiến "điên khùng, ngu dốt" nào nữa không ? Chẳng hạn như chúng đưa ra đề xuất "không cần viết sử, học sử" vì như thế là rườm rà, tốn giấy, mất thời gian; hoặc giả có đứa đề nghị " phá hết đền, chùa, công trình văn hóa...." để lấy đất mở mang nông nghiệp, phát triển kinh tế hoặc vì để chúng tồn tại thì dân không có đất làm nhà....

Than ôi ! Than ôi !!!!!
Loạn hết cả rồi! Loạn đến nơi rồi....

Nhà nước không tỉnh táo là nguy đây....

Mấy thằng này, mai mốt thể nào Tây nó cũng trao cho cái "Bắc Đẩu Bội Tanh" đây !
khẳng khái lắm ! Nói hay lắm... Thiều gia ủng hộ bạn 2 tay luôn.

chutuoc
18-01-2013, 09:58 PM
cái tết, cái lễ , cái hội.....của mỗi quốc gia là 1 cái nét riêng về văn hóa , về tính cách , tinh thần và cũng là cái tôi của 1 quốc gia ,hằng năm các nước đều thi nhau đưa các văn hóa của mình để UNESCO công nhận là văn hóa thế giới , thế mà các vị tiến sĩ , thạc sĩ lại kêu bỏ tết ta chẳng khác nào hạ thấp sĩ diện quốc gia , hạ thấp giá trị văn hóa dân tộc , xem mình là hạ đẳng......sao mà NGU vậy???? cái thằng chăn trâu ko học hành mà nó còn biết giữ cái đạo, cái văn hóa dân tộc huống hồ là cái thằng mang trong người cái bằng Doctor , mấy ngàn năm Tàu , Pháp, Mỹ , Nhật nó đô hộ , nó đồng hóa mà ta vẫn là ta , mà cớ gì ta là 1 nước độc lập bây giờ lại từ bỏ ta......thôi ko nói nữa mấy nó còn thua Trâu Bò nữa......trâu bò hồi xưa tới giờ ng ta chỉ dùng từ " quanh quanh" họ họ " día día, día họ" để điều khiển nó đi tới đi lui , quẹo trái quẹo phải , đứng lại hay đi tiếp mà nó nhớ tới muôn đời con cháu . Vài năm nữa rồi kêu ko nói Tiếng Việt nữa toàn dân phải nói tiếng Anh , tiếng Mỹ , tiếng Hàn cho nó văn minh

we00037890
18-01-2013, 11:25 PM
đến cả Tây nó còn biết đến cụm từ "Luna New Year" mà các bác "văn minh" lại đi dẹp chính văn hóa dân tộc mình

trantrungdong
19-01-2013, 12:28 AM
bác chutuoc ạ, người đưa ra sáng kiến này là Giáo sư, tiến sĩ cơ đấy...mà lại là ngành nông nghiệp chuyên môn về lúa nước mới chết chứ...không hiểu sao có thể đưa ra ý kiến như vậy?! thầy nói đúng, chỉ có người nông dân Việt Nam là tài giỏi thôi, họ mới là những nhà phát mình ra những cái mới và ứng dụng trong cuộc sống: từ máy cắt cỏ, máy gặt...đến máy bay trực thăng...còn bọn này, mang tiếng là nhà khoa học mà suốt ngày ngồi một chỗ chỉ biết đưa ra "tối kiến" thôi, còn ông này được rất nhiều bằng, giấy khen của quốc tế về lúa nước vậy mà người nông dân Việt Nam mình vẫn phải nhập giống của Trung Quốc...buồn thay!

nha_que
19-01-2013, 09:19 AM
Em học ít, học ngắn lắm chứ không dài như mấy người có điều kiện nọ kia...
Vâng ! Em tuy ngu nhưng em vẫn có cái để em tự hào, em tự hào về quê hương em, về văn hóa đình chùa quê em, đó là nét đẹp, nét truyền thống và em nghĩ "tết" cũng vậy. Tết là văn hóa, tết là cả một chuỗi văn hóa luôn...
Này nhá:
- Tết cả làng cả nước ai cũng vệ sinh trang hoàng nhà cửa, đường làng ngõ xóm sạch bóng sạch bơ, đó không phải là nét đẹp, nét văn hóa, nét văn minh, tinh thần cộng đồng thì đó là cái gì ?
- Tết nhà nào cũng thế, ai cũng thế, ai cũng muốn có một mâm cơm hoành tráng để dâng kính lên ông bà tiên tổ nhằm tỏ lòng thành, lòng hiếu thảo của mình đối với các bậc tiên hiền đã có công gây dựng, bảo hộ cháu con; Nhà nào cũng cúng lạy gia tiên, lại còn lạy cả trời, cả đất, lạy cả Phật, cả chúa.... nhằm cảm nhớ cái ơn tạo hóa đã sinh thành, đã se duyên kết tóc, đã bảo hộ độ trì.... đó chẳng phải là một nét đặc trưng, nét độc đáo vừa thể hiện cái "văn hóa thấp hèn" của mình trước bề trên (chứ không như mấy thằng học cao mà không có văn hóa) lại vừa như muốn dăn đe, nhắc nhở lớp con cháu sống sao cho đẹp đạo đẹp đời. Đấy không phải là văn hóa thì là cục cứt chó gì vậy.
- Tết là cái dịp để con cháu nghỉ nghơi thư giãn, tết là dịp để ông bà, cha mẹ, để gia đình anh em đoàn tụ; tết là dịp nhìn nhận nhau, để giải tỏa khúc mắc... mà nói như cái đám con nít ngu si ở quê tôi là "gạt bỏ quá khứ, hướng tới tương lai". Quê tôi, đến đứa con nít còn biết tết rất quan trọng, không phải "tết" chúng nó được nhiều tiền lì xì mà chúng mong tết để chúng được tỏ lòng hiếu thuận đối với các bậc ông bà, chúng mong tết đến là vì tết các bậc bề trên mới có thời gian rảnh rỗi mà quan tâm đến chúng nhiều hơn, yêu thương chúng nhiều hơn.
- Tết là dịp ....
Đấy, em tuy ngu nhưng cũng còn biết những cái đó chính là văn hóa, và em tự hào về cái văn hóa đó của người dân quê em, không như thằng nào đó có học mà lại ngu hơn "bò", có học mà không phân biệt được thế nào là văn hóa và thế nào là vô "văn hóa" (!?).
Tết của mình mà mình không ăn tết, lại vác cái mặt đi ăn ké thiên hạ bộ không biết nhục sao ? Thằng cha con đĩ mẹ đứa nào nghĩ ra cái trò đó thế ? Các bác cho em biết đứa nào nghĩ ra cái trò này, em kêu mấy bà dưới em lên lấy váy nút vào mồm chúng ngay để chúng không bao giờ phát ngôn bậy bạ nữa. Mà em nghĩ chúng nó thật đéo biết gì, đéo bằng đám cầm thú, nay chúng định bắt dân ta bỏ phong tục cổ truyền để đi theo cái đám ngoại bang thô thiển, cái đám mất dạy hễ cứ mở miệng ra là tiền tiền; cái đám chỉ biết đi cướp của thiên hạ về làm của riêng của mình, sống chỉ biết mình mà Không biết chia xẻ cùng người khác, không cần biết đến ông bà cha mẹ, không biết đến hàng xóm là ai, hễ thấy người nào có gì trái tai gai mắt là kêu cảnh sát bắt lên đồn.... chúng nó như vậy đấy, văn minh đéo gì mà mình phải theo chúng nó ?
Em thấy đứa nào nghĩ ra cái trò này chắc chắn là loại người ăn hại, loại người này còn nguy hiểm hơn cả lão Đinh La Thăng. Lão Thăng tuy nói thế nhưng còn biết tôn trọng lịch sử, tôn trọng văn hóa... chứ không như thằng này !
Tiếc thật !

nha_que
19-01-2013, 09:26 AM
Em ở quê nên cứ thích đốp chát, không nên không phải là em đốp ngay chứ không vòng vo như mấy bác. Lời của em thô thiển, bác nào đọc được thì đọc bằng không thì chớ có coi kẻo lại hại não, tổn tinh hao thần... ;).

taothao
20-01-2013, 01:28 PM
Mấy thằng này, mai mốt thể nào Tây nó cũng trao cho cái "Bắc Đẩu Bội Tanh" đây

Tớ đồng ý với bach_djen: Mít Tơ nào đề xuất ra vấn đề "dở hơi" này xứng đáng được gọi bằng Thằng.

Không xứng đáng được gọi là Đốc Tơ mà xứng đáng với danh hiêu Dóc Tổ hay gọi là Cầy Tơ cũng đươc. Cái ngữ Cầy Tơ Salon đấy không có tí Giềng Mẻ Lá Mơ nên tư duy có vấn đề chăng?

Conan
20-01-2013, 08:35 PM
Đón Tết cổ truyền theo dương lịch

http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/02/news1296666638votongxuan_1.jpg

Giáo sư - Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân là nhà khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng lúa. Ông được tặng nhiều giải thưởng cao quý trên thế giới, được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Ông có nhiều đóng góp cho trong việc nghiên cứu cây lúa ở ĐBSCLcũng như trong sự nghiệp giáo dục tại vùng này. Ông sinh năm 1940 tại Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang, nguyên Hiệu trưởng ĐH An Giang.

GS-TS Võ Tòng Xuân chia sẻ với độc giả quan điểm Tết cổ truyền Việt Nam nên tổ chức theo dương lịch cùng thế giới trong thời đại hội nhập hiện nay.

Ngày 14/02/2005 mục “Chào buổi sáng” của báo Thanh Niên có đăng bài viết của tôi nhan đề Tết “hội nhập,” tại sao không? Ngay sau đó một làn sóng tranh luận rất sôi nổi đã dấy lên trong mục “Ý kiến bạn đọc” của tờ báo.

Chỉ trong vòng vài ngày mà đã có hơn 200 độc giả góp ý, trong số đó nhóm không đồng tình chiếm hơn 50%. Sự tranh luận này tiếp tục kéo dài cho đến năm nay 2012, qua nhiều diễn đàn. Tôi tải về tổng cộng được 396 trang A4 với cỡ chữ 8,5.

Thật sự tôi rất cảm kích sự quan tâm của độc giả về vấn đề này, vì đó là thể hiện sự tiến bộ của dân tộc Việt Nam chúng ta trong thời đại mới.

Vì ý kiến quá nhiều, tôi không thể đọc hết các chi tiết lập luận, nhưng có thể thấy được số ý kiến ủng hộ ngày càng nhiều hơn trước, nhất là khi các ý kiến ấy mới được nêu vào năm nay 2012, bảy năm sau khi bài báo xuất hiện.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/02/danhdu_2.jpg

Tuy nhiên tôi cố gắng đọc kỹ những ý kiến không đồng tình để học hỏi thêm lập luận của các bậc tiền bối.

Một điều tôi khám phá rất quan trọng là những lập luận không đồng tình này đã chỉ căn cứ vào cái tít của những thành viên diễn đàn (hoặc của biên tập viên nhà báo) viết cho kêu như “Có nên bỏ ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam?”, “Tết Tây hay Tết ta?”, “Bỏ hay không bỏ ngày Tết cổ truyền Việt Nam?”, không đúng theo nội dung trình bày của tôi trong bài Chào Buổi Sáng 14/2/2012.

Vì không đọc kỹ lập luận của tôi mà chỉ căn cứ trên những cái tít giựt gân trên đây nên có một số vị độc giả đã viết những câu chê trách quá nặng lời. Sự hiểu lầm này nhằm vào 2 điểm chính:

1. Bỏ ngày Tết cổ truyền. Tôi không hề viết một ý kiến như vậy bất cứ ở đâu. Đọc lại bài trên mục Chào buổi sáng trên báo Thanh Niên năm 2005, tôi viết rất rõ: “Đã đến lúc chúng ta định nghĩa lại "bản sắc dân tộc" của sự ăn Tết theo lịch Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập thế giới.

Dứt khoát chúng ta không nỡ hưởng thụ đến 3 - 4 tuần lễ Tết dương lịch và âm lịch gộp lại trong khi các nước đang dành thời giờ đua làm giàu.

Và dĩ nhiên chúng ta cũng không muốn để lỡ cơ hội đưa đất nước tiến nhanh đến phồn vinh. Nên thống nhất ăn Tết cùng lúc với các đối tác thương trường của chúng ta, chuyển các tập quán ăn Tết âm lịch sang các ngày dương lịch, và giảm dần ngày nghỉ Tết âm lịch quá lê thê.”

Như thế, thí dụ tục lệ lì xì thay vì xảy ra vào ngày mồng 1 âm lịch thì ta đổi lại là mồng 1 dương lịch, v.v… Có độc giả chuyên chơi hoa đã cho biết là có thể điều khiển cho hoa mai và hoa đào nở vào ngày mồng 1 dương lịch.

2. Bỏ lỡ cơ hội kinh tế (làm giàu). Tôi nêu mấy thí dụ cho thấy trong khi ta vui Tết lê thê thì thị trường chứng khoán ở Tokyo, New York, London đang hoạt động; các doanh nghiệp bạn hàng của ta ở ngoại quốc cũng đang hoạt động, chắc chắn ta sẽ bỏ lỡ cơ hội tốt.

Tôi viết: “Ở An Giang, Công ty XNK thủy sản Afiex liên tục nhận fax của khách hàng nước ngoài đặt mua cá filê. Cũng trong mấy ngày Tết ta này tôi vẫn nhận đều đều 30 - 40 bức điện, thư mỗi ngày, trong đó có hai thư phải trả lời ngay để kịp thời hạn.

Một thư về dự án Asia Link (Kết nối Á châu) của Trường Đại học Corvenus ở Budapest, và thư kia của ông Hiệu trưởng Đại học Tufts của Mỹ yêu cầu cho biết ngay tôi có thể tham gia hội nghị quốc tế hiệu trưởng một số trường đại học thảo luận chuyên đề vai trò đại học trong phục vụ xã hội hay không.

Tôi chắc chắn hàng nghìn người chức trách điều hành các ban ngành trung ương và các doanh nghiệp công và tư cũng đã nhận được những điện thư khẩn của các đối tác từ nước ngoài gửi về cần được trả lời ngay trong lúc chúng ta đang "ăn Tết".

Thực vậy, trong khi chúng ta vui Tết bên dưa hành và bánh chưng, bánh tét, bên chén tạc chén thù đến nhức cả đầu thì những đối tác của ta lại đang làm việc bình thường, và các dịp may trong thương trường quốc tế không thể chờ ta ăn Tết xong, mà chúng sẽ lọt vào tay những ai đáp ứng trước.

Nhớ lại khoảng thời gian từ 24/12 đến 3/1 dương lịch, trong khi chúng ta vẫn làm việc bình thường thì ở nước ngoài người ta nghỉ Tết Tây (kể cả Nhật Bản), thị trường chứng khoán Tokyo, New York, Lodon... đóng băng

Lúc ấy cho dù ta muốn giao thương với họ vẫn không ai làm việc hoặc gửi thông tin gì cho ta. Như vậy trong thời hội nhập kinh tế thế giới, nếu Việt Nam tiếp tục ăn Tết theo âm lịch thì đương nhiên chúng ta hưởng hai lần nghỉ Tết, tổng cộng ít nhất 3 tuần lễ nghỉ.

Chúng ta biết trên thương trường quốc tế, chỉ hơn thua nhau vài phút là có thể giật lấy hoặc bỏ rơi cơ hội mang về những lợi ích quan trọng. Nếu vì mải mê ăn Tết mà để lỡ cơ hội thì cơ quan sẽ bị thiệt thòi hoặc bỏ lỡ nhiều cơ hội làm giàu.”

Tôi nghĩ rằng nếu tất cả quí vị độc giả có thời gian đọc kỹ bài viết của tôi thì chắc sẽ đồng tình với những lập luận của tôi, như tôi đã cảm nhận khuynh hướng này trong số đông ý kiến mới nhất trong các diễn đàn.

Trong khi các nước đang thi nhau làm giàu, Việt Nam có tiềm năng bắt kịp họ hoặc hơn họ trong tương lai gần nếu bớt ăn nhậu, vui chơi kéo dài, dành thời gian làm việc vào những ngày thế giới làm, nghỉ theo những ngày thế giới nghỉ.

Dĩ nhiên các tập quán cổ truyền lành mạnh của ta chúng ta vẫn giữ và sẽ cử hành vào ngày dương lịch như thế giới đang làm. Chúng ta nên cương quyết đổi mới, không ăn tết 2-3 thậm chí 4 tuần theo âm lịch nữa mà chỉ nên ăn tết 4 ngày theo dương dương lịch là đủ.

Thay đổi tập quán rất khó, nhưng trong tập quán Tết Việt Nam chúng ta thay đổi không khó vì chúng ta vẫn cử hành các tập quán đó, nhưng trong ngày dương lịch. Có quyết tâm đổi mới “Ăn Tết Ta theo ngày dương lịch,” đất nước Việt Nam sẽ có những điều lợi sau đây:

1- Vừa giữ được các tập quán Tết cổ truyền, vừa ít bỏ lỡ cơ hội nắm bắt đối tác kinh doanh, giao thương với nước ngoài.

2- Ít mất thời giờ của nông dân (đại bộ phận người dân) dành chăm sóc lúa đông-xuân, vụ lúa tiềm năng cao nhất trong năm.

3- Học sinh và sinh viên có thời khóa biểu học tập và thi học kỳ một cách hợp lý, không gượng ép nghỉ theo âm lịch, do đó không phí thời gian học hành.

4- Giám tối thiểu tình trạng dân chúng nhậu nhẹt, bài bạc dưới nhiều hình thức, rất tốn kém tiền của và thời gian học tập, tổn hại sức khỏe và tính mạng trong giao thông.

5- Chấm dứt lãng phí nhiều ngày làm việc mà mình nghỉ, trong khi quốc tế làm việc.

taothao
20-01-2013, 08:43 PM
GS Võ Tòng Xuân: Thật sự tôi rất cảm kích sự quan tâm của độc giả về vấn đề này, vì đó là thể hiện sự tiến bộ của dân tộc Việt Nam chúng ta trong thời đại mới.

Ông GS phán xét sự tiến bộ của Dân Tộc Việt như đúng rồi. Ổng chắc bị hoang tưởng ?

Conan
20-01-2013, 08:49 PM
phản đối, vô cùng phản đối...- 05/01/2013

Tại sao? có bao nhiêu thứ khác cần phải cải cách, cải thiện sao không chịu đưa ý kiến đằng này có 1 nét truyền thống rất riêng mà ai cũng có gắng gìn giữ thì chú Xuân lại kêu phải cải cách. thật sự cháu không thể nghĩ ra bất kỳ 1 lý do nào để cải cách Tết ta thành tết tây hết. vì sao gọi là Tết Tây? chắc chú biết. tại sao gọi là tết ta? chắc chú cũng biết, thế nên đừng cố gắng thay đổi làm gì trong khi rất nhiều đồng bào ở cả trong vào ngoài nước trông ngóng từng phút giây đến với cái Tết cổ truyền.

(Bùi Yêu Nước)
________________________________________

Chúng ta nên nhìn nhận lại bản chất sự việc- 04/01/2013

Tôi nhận thấy hầu hết các bạn đều nhìn nhận sai vấn đề mà GS đưa ra. Vấn đề ở đây ko phải là chúng ta từ bỏ mọi phong tục tập quán của tết cổ truyền hay quên đi ông bà tổ tiên như các bạn nói, mà chỉ là CHUYỂN THỜI GIAN ĐÓN TẾT. Cũng như ý kiến của chính giáo sư và bạn Trần Mạnh Lân đưa ra, chúng ta vẫn sẽ giữ nguyên những phong tục như thờ cúng tổ tiên, thăm hỏi, chúc tết, gói bánh chưng, chơi cây cảnh... vào ngày tết, nhưng sẽ chuyển vào tết dương, khi cả thế giới đang hòa trong niềm vui đó. Những lễ hội truyền thống vẫn duy trì như vốn có. Tôi cũng nghĩ rằng chúng ta nên chính thức đưa vấn đề này lên bàn họp để nhìn nhận sự việc để đưa ra quyết định phù hợp chứ ko dừng lại ở việc xôn cao trên các trang xã hội nữa. Trên thế giới hiện nay chỉ còn 1 vài nước là ăn tết âm lịch, chủ yếu là do ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa. Đã đến lúc chúng ta trả lại những gì thuộc về họ và chỉ giữ lại những gì của riêng mình. Còn tết dương lịch, lịch dương là khoa học thiên văn, chúng ta tuân theo thiên văn học và hòa cùng số đông của nhân loại.

(Nguyen Thanh Hoa)
________________________________________

cuộc xăm lăng của văn hóa ngoại lai- 04/01/2013

trong các bài viết phản hồi, tôi toàn thấy các vị học rộng tài cao ủng hộ bỏ Tết âm lịch,chắc hẳn vì các vị đi "Tây học" nên mới có cao kiến được như vậy.Các nước Trung quốc, Thái lan và các nước Ả rập cũng nên bỏ Tết cổ truyền của họ đi để cho thế giới hiện nay trở thành thế giới phẳng, mọi người sẽ đỡ phải mất tiền du lịch để giao lưu văn hóa , để tìm hiểu phong tục cổ truyền của nhau nữa vì lúc đó nước nào cũng như nhau cả

(nguyễn dũng)
________________________________________

hãy giữ cội nguồn- 04/01/2013

thật hết nói với ông Tòng. Truyền thống văn hóa là gì mà ông hình như quên mất. "Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn", ông ngoại lai quá là mất gốc đó

(Hungthan)
________________________________________

Phản đối, phản đối, phản đối ý kiến của GS TS Võ Tòng Xuân- 04/01/2013

Tại sao ta lại quên đi truyền thống cội nguồn của mình, để chạy theo danh lợi. "Mất đối tác cái gì hả". Nếu là đối tác thì tôn trọng lẫn nhau. Tại sao người Tây không chuyển sang ăn tết Ta mà ta phải chuyển theo tết Tây. Vậy họ không sợ mất đối tác hay sao?. Có lẽ chắc họ không sợ mất. Vì chưa nghe họ chuyển theo ta bao giờ. Vì sao họ không sợ mất, mà ta lại sợ mất. Có lẽ họ không sợ mất vì họ có bản lĩnh của họ, không theo đuôi người khác. Còn ông thì sao ?...........?. Ông nên nhớ người Việt Nam ta rất nhân nghĩa quí trọng công ơn sinh thành và những người có công với đất nước. Họ sẵn sàng chấp nhận nghèo khó còn hơn mất gốc. Nếu chạy theo giàu có và bỏ đi nguồn cội thì người Việt Nam ta không có các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm lừng lẫy từ mấy ngàn năm nay, chắc ông cũng biết!.........
(Đinh Văn Toàn)

minh_anh
20-01-2013, 08:53 PM
Như ở trên giới thiệu thì ông này là Giáo sư, là Anh hùng lao động... chứ không phải "thằng" như mấy ông trong diễn đàn chửi đâu. Và như vậy, thầy này cũng không phải là "hoang tưởng" như taothao nói. Mà có lẽ là thầy làm việc nhiều nên mệt mỏi, cộng với cái tuổi già nên lẩm cẩm đó thôi.

Conan
20-01-2013, 08:54 PM
Hòa nhập hay hòa tan- 04/01/2013

Tôi biết rất rành ông GS này vì tôi hiện đang công tác tại ĐH Nông Lâm và tôi hoàn toàn không đồng ý với ông GS (lúc trước trên báo Thanh Niên tôi cũng đã phản đối rồi) vì ông này học bên Nhật nên rất muốn bắt chước giống Nhật. Nên nhớ rằng Nhật Bản đã bị Mỹ chiếm đóng sau chiến tranh thế giới thứ 2 do đó họ bắt buộc phải theo Mỹ mà bỏ tết cổ truyền tương tự như Hàn Quốc (đó là một cách Mỹ nô lệ văn hóa những nước thuộc địa kiểu mới). Còn việc nghĩ nhiều thì xin lỗi nước chúng ta thuộc hàng nghĩ lễ ít nhất trên thế giới. Chắc ông này chưa từng ra nước ngoài ở thời gian lâu nên chưa biết, tôi đã từng ở những nước phương Tây họ nghĩ từ trước giáng sinh cho tới ngày 3 -4 dương lịch còn lê thê hơn ta rất nhiều, không biết ông GS này có biết không mà dám nói là chỉ 3-4 ngày.Còn việc nhậu nhẹt, cờ bạc đó là tệ nạn nhưng trong ngày lễ hội thì nước nào cũng có và cũng muốn bài trừ. Chắc có lẽ là ông không rành về văn hóa dân tộc nên mới phán bừa ta ăn tết Tàu, tết Việt Nam ý nghĩa, tập tục văn hóa, cách thức tổ chức, lễ hội…đều là độc đáo và khác hoàn toàn với tết Tàu, có chăng ta chỉ dùng chung lịch âm như bao dân tộc Đông Á khác thôi như người tây dùng lịch dương, vậy chẳng lẽ gọi tết Tây là tết Anh, tết Mỹ sao?

Tôi cũng là người làm trong ngành chế biến thủy sản, cũng chưa thấy công ty nào kêu ca về việc mất hợp đồng do ăn tết cả, một công ty lớn thì luôn biết quản lý, sắp xếp lao động và dự trữ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu khách hàng cho nên những gì ông GS nói chỉ là ngụy biện thôi. Ông GS cũng nên biết rằng công nhân làm nhà máy chế biến một ngày làm ít nhất 12 tiếng có khi nhồi ca lên đến 24 tiếng và đối với họ ngày tết là những ngày nghĩ ngơi, những ngày thiêng liêng nhất đặc biệt là với công nhân xa quê, thế mà ông GS cũng không cho họ được hưởng thụ cái quyền đó. Tôi cũng đã có nhiều năm đi học ở phương Tây nhưng đối với tôi cũng như những người Việt xa quê tết luôn luôn có ý nghĩa thiêng liêng, ngày Tết bên đó luôn là ngày đi làm nhưng mọi người luôn dành chút thời gian để lắng đọng, để quây quần, để nhớ ông bà tổ tiên, để nhớ về văn hóa dân tộc. Tại sao Tết lại có sức mạnh khiến cho người Việt dù ở xa quê chục năm, dù đã hòa nhập rất tốt nhưng vẫn không hòa tan, ông GS hiểu chứ?. Câu hỏi của tôi là tại sao không biến tết âm lịch thành một dịp lễ hội để thu hút du khách, trở thành một đặc sản văn hóa thế giới, hay cao hơn nữa là làm sao khiến người Tây phải ăn tết Ta thì mới là dân tộc thành công.
(Bình)
________________________________________

TS NGND gì mà lập luận ngô nghê quá- 04/01/2013

Trước hết xin hoan nghênh TS có những ý tưởng mới, không hổ danh là TS. Dựa trên lập luận của ông chắc đa số dân Việt Nam đều nhận được thư tín, hợp đồng làm ăn từ nước ngoài hay sao, Tết cổ truyền từ xa xưa đã gắn bó máu thịt của người Việt trong cũng như ngoài nước nó gắn liền với văn hóa làng quê từ bao đời nay. Nếu nói như ông cần đến lịch âm để làm gì, thay đổi ăn tết sang lịch dương khác nào làm mất bản sắc riêng của người Việt, rồi còn bao hệ lụy nữa. Những cái lợi của ông đưa ra chẳng qua là ông suy nghĩ quá đơn giản, Trung Quốc là một nước lớn và nền kinh tế của họ đứng thứ 2, 3 thế giới vậy sao họ không đổi sang dương lịch ăn tết, làm giàu đâu phải chỉ mấy ngày tết, thật nực cười cho TS, làm giàu đâu phải thời gian nhiều hay ít mà là làm việc ít giờ nhưng hiệu quả, điều này chắc ông hiểu rõ chứ !!! Theo ông thì bao nhiêu người nông dân đồng tình với ý kiến của ông mà ông lại võ đoán như vậy, ăn tết nhưng bà con đến lịch vẫn gieo mạ, ra giống, và đến ngày vẫn đi cấy đấy thôi. Thời gian nghỉ tết của SV, HS được đẩy lên thành thời gian nghỉ hè nên làm sao mà lãng phí được. Tóm lại tất cả những cái lợi mà ông chỉ ra là chủ quan và phiến diện, ông thật sự là TS và NGND sao ?
(Nguyễn Mai)
________________________________________

Đánh mất bản sắc văn hóa- 03/01/2013

Theo cá nhân tôi tôi không đồng ý với quan điểm này. Chúng ta là quốc gia phương Đông, nông nghiệp là chủ yếu, việc đón tết cổ truyền theo lịch âm là điều đương nhiên, một nét văn hóa rất đẹp và thiêng liêng của người Việt Nam. Mỗi người trong chúng ta đều cảm nhận rõ nét nhất khi mỗi độ tết đến, xuân sang. Chúng ta không thể nhất thống văn hóa, bản sắc theo cách diễn giải của GS được. Bởi vì chúng ta hội nhập, hòa nhập chứ không hòa tan về văn hóa được, đánh mất bản sắc của mình. Nếu như GS nói là gộp tết âm với tết dương, thì ngày giỗ Tổ, ngày giỗ các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa hay chính người trong gia đình thì cũng đổi thành ngày dương à? Sự phát triển của 1 đất nước dựa trên nhiều yếu tố, nhiều góc độ, đâu phải dựa trên việc hòa tan văn hóa, đánh mất bản sắc. Chúng ta cần giữ lại và chọn lọc những giá trị văn hóa cha ông để lại, chứ không phải hòa tan nó ra.
(tạ anh tuấn)
________________________________________

Không thể bỏ.- 03/01/2013

Trước hết tôi thấy ý kiến của GS Xuân như một đề xuất chúng ta ko nên có những lời lẽ quá nặng nề. Tuy nhiên tôi thấy 5 cái lợi GS đưa ra không đủ sức thuyết phục, tôi nghĩ rằng ta phải hiểu Tết nguyên nghĩa là "Tiết" là mùa xuân, mùa khởi đầu 1 năm hơn nữa đây là phong tục đẹp của Người Việt chúng ta. Đó cũng chính là sự hội nhập những tinh hoa văn hóa nước ngoài đâu cần phải hội nhập những cái gì quá xa xoi mà lạc lõng với truyền thống văn hóa ngàn đời của cha ông. Hơn nữa tết âm lịch của Người Việt là rất văn minh vì đây là cách tính con trăng của người xưa, GS rát yêu và gắn bó với Nông Nghiệp chắc GS quá hiểu điều này...Ta nhều nét tương đồng với Trung Quốc nhưng ta có bao giờ chịu khuất phục họ. Những gì tốt đẹp của dân tộc đến ngày hôm nay hãy trân trọng giữ gìn kẻo sửa rồi lại giống sửa Chùa trăm gian tại Hà Nội !
(Phạm Thanh Dương)
________________________________________

Đánh mất bản sắc văn hóa- 03/01/2013

Theo cá nhân tôi tôi không đồng ý với quan điểm này. Chúng ta là quốc gia phương Đông, nông nghiệp là chủ yếu, việc đón tết cổ truyền theo lịch âm là điều đương nhiên, một nét văn hóa rất đẹp và thiêng liêng của người Việt Nam. Mỗi người trong chúng ta đều cảm nhận rõ nét nhất khi mỗi độ tết đến, xuân sang. Chúng ta không thể nhất thống văn hóa, bản sắc theo cách diễn giải của GS được. Bởi vì chúng ta hội nhập, hòa nhập chứ không hòa tan về văn hóa được, đánh mất bản sắc của mình. Nếu như GS nói là gộp tết âm với tết dương, thì ngày giỗ Tổ, ngày giỗ các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa hay chính người trong gia đình thì cũng đổi thành ngày dương à? Sự phát triển của 1 đất nước dựa trên nhiều yếu tố, nhiều góc độ, đâu phải dựa trên việc hòa tan văn hóa, đánh mất bản sắc. Chúng ta cần giữ lại và chọn lọc những giá trị văn hóa cha ông để lại, chứ không phải hòa tan nó ra.
(tạ anh tuấn)

minh_anh
20-01-2013, 09:00 PM
Tại sao? có bao nhiêu thứ khác cần phải cải cách, cải thiện sao không chịu đưa ý kiến đằng này có 1 nét truyền thống rất riêng mà ai cũng có gắng gìn giữ thì chú Xuân lại kêu phải cải cách. thật sự cháu không thể nghĩ ra bất kỳ 1 lý do nào để cải cách Tết ta thành tết tây hết. vì sao gọi là Tết Tây? chắc chú biết. tại sao gọi là tết ta? chắc chú cũng biết, thế nên đừng cố gắng thay đổi làm gì trong khi rất nhiều đồng bào ở cả trong vào ngoài nước trông ngóng từng phút giây đến với cái Tết cổ truyền.

(Bùi Yêu Nước)
Đồng ý với bạn này. Có nhiều cái đáng làm thì không làm; có nhiều cái đáng nói thì không nói, không dám nói... Các vị chỉ giỏi mỵ dân, giỏi vẽ vời thôi.

Conan
20-01-2013, 09:12 PM
Một vài dòng tâm sự!- 03/01/2013

Theo tôi việc giảm ngày nghỉ Tết âm lịch để có cơ hội trong kinh doanh làm giàu cho bản thân và đất nước là chính đáng và đáng khen ngợi. Tuy nhiên, chúng ta không nên vì "Hội nhập" mà "hòa tan" mà bỏ đi cái Tết truyền thống của dân tộc, đã là truyền thống thì nên giữ gìn và phát huy. Nếu chỉ vì mục đích làm giàu cho đất nước mà tất cả các dân tộc khác đều đổi ngày Tết dân tộc mình gộp chung với Tết Tây thì liệu có còn là đặc trưng "nguồn gốc" của dân tộc hay không? Như vậy, tôi ủng hộ việc giảm ngày nghỉ Tết âm lịch để tạo nhiều cơ hội trong kinh doanh nhưng không nên nhập chung ngày nghỉ tết của dân tộc với ngày nghỉ Tết Tây. Thực ra việc này cũng đã được các doanh nghiệp áp dụng và tùy vào tình hình của doanh nghiệp mà có phương án nghỉ Tết âm lịch cho phù hợp. Có cơ quan cho nghỉ ít, có cơ quan cho nghỉ nhiều. Tôi thấy nhiều cơ quan cũng đã linh động việc này bằng cách có nhân viên trực Tết, như vậy họ cũng đã quan tâm đến cái gọi là "Cơ hội kinh doanh và làm giàu" rồi. Thật ra dân ta đâu có bỏ đi cơ hội đó. Thật ra cả năm làm ăn rồi ngày Tết về mới có cơ hội gia đình đoàn tụ, bạn bè gặp gỡ.... về cơ bản đó là truyền thống tốt.

Một số bộ phận dân số lấy ngày nghỉ Tết là cơ hội để tụ tập, cờ bạc, ăn nhậu... chúng ta cần có phương án để chấn chỉnh, thật ra dân tình Việt nam hiện nay có quá nhiều tệ nạn, đặc biệt là cướp giật, trộm cắp, giết người... nhan nhản. Bản thân tôi là người Việt Nam thấy thật bức xúc vô cùng. Vậy chúng ta cần đi từ gốc rễ rồi và khắc phục cũng từ gốc rễ trong từng ý thức con người. Đó là nhiệm vụ khó khăn đặt ra cho cơ quan chức năng. Một vài dòng tâm sự,
(Nguyễn Thị Thu Hà)

Ung ho y kien cua giao su- 03/01/2013

Có lẽ chỉ có ở Việt Nam và một vài nước khác là có đến 2 loại lịch (âm - dương), đặc biệt trong tính tuổi tác, theo tuổi âm thì là thế này còn tuổi dương thì lại thế khác, rồi cộng thêm tuổi mụ, vậy là nếu ai vô tình sinh vào ngày 1/1/2013 chẳng hạn thì nếu tính theo lịch âm và cách tính tuổi mụ của Việt Nam thì người này bị già đi 2 tuổi. Mà việc bị tính tuổi già đi chẳng ai thích, đặc biệt là phụ nữ. Sẽ chẳng sao nếu như chuyển tết truyền thống sang dương lịch, thay vì nghỉ cho tết âm nhiều hơn thì giờ nghỉ cho tết dương sẽ nhiều hơn. Ngoại trừ ngày Trung thu ra thì việc chuyển lịch đối với những ngày lễ khác sẽ chẳng ảnh hưởng gì. Bởi, không phải chuyển sang lịch dương nghĩa là ta bỏ những ngày đó đi, chỉ khác là thay vì tính theo lịch âm thì giờ tính theo lịch dương. Ý nghĩa của những ngày lễ đó vẫn hoàn toàn không bị mất đi, ngày giỗ tổ vẫn là ngày để cả nước tưởng nhớ về cội nguồn. Quan trọng ở đây là ý nghĩa của những hành động, sự kiện đó, chứ không phải là tính theo lịch dương hay âm VD: Để tôn vinh nhà giáo ta chọn là ngày 20-11 và khi đến ngày này chúng ta vẫn kỷ niệm, vẫn đi thăm, tặng hoa,... thầy cô giáo.

Đấy, quan trọng gì việc tính 20-11 theo lịch âm hay lịch dương đâu. Khách quan mà nói dần dần chúng ta cũng đã sử dụng lịch dương trong mọi trường hợp thay vì lịch âm. Tất cả những ngày lễ, kỷ niệm bây giờ chúng ta đều chọn ngày dương đấy chứ (VD: 30-4, 9-8,...). Chẳng nói xa xôi, ngay đến ngày cưới, rõ ràng là xem ngày theo lịch âm, nhưng đến khi kỷ niệm ngày cưới mọi người tất cả đều dùng ngày dương hay sinh nhật cũng vậy, tính tuổi theo lịch âm nhưng sao sinh nhật lại theo lịch dương....?!Cứ theo xu hướng này trong tương lai không xa tôi tin rằng số người ủng hộ theo lịch dương sẽ nhiều hơn theo lịch âm và lẽ tất nhiên tết dương sẽ ngày càng được chú trọng hơn.
(Hoai Thuong)

Không chấp nhận được - 03/01/2013

Các bạn các biết tại sao mấy năm nay chính phủ cho dân nghỉ lễ ngày càng nhiều không . Thứ nhất khích thích du lịch phát triển , đời sống người dân ngày càng được nâng cao thu nhu cầu đi du lịch của họ càng lớn , Thứ hai giúp tiền tệ trong nước lưu thông , các bạn có biết rất nhiều du khách nước ngoài rất thích Tết Nguyên Đán của ta không , bỏ Tết Nguyên Đán ta sẽ mất một nguồn thu lớn từ du lịch . Hãy nhìn những quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực xem , Trung Quốc , Đai Loan , Singapore , họ là những quốc gia , vùng lãnh thổ có kinh tế phát triển nhưng vẫn giữ phong tuc ăn Tế Âm Lịch . Hàn Quốc trước đây cũng từng các "sáng kiến" bỏ Tết Ta ăn Tết Tây nhưng người dân vẫn cứ ăn Tết Ta theo phong tuc và vì thế cuối cùng chính phủ vẫn phải giữ lại như trước (Nếu ở Việt Nam thì mình chắc chắn 200% cũng sẽ như vậy thôi) .
(Rex)

không tham khảo các nước khác trước khi phát biểu - 03/01/2013

không biết ông GS này có tham khảo các ngày lể tết các nước khác không ? ví dụ phương tây họ nghỉ lể dương lịch cũng cả tuần trong khi việt nam chỉ có 1 ngày , Singapore 1 năm không biết bao nhiêu ngày nghỉ vì họ đa sắc tộc có thấy than phiền gì đâu ?

1- Vừa giữ được các tập quán Tết cổ truyền, vừa ít bỏ lỡ cơ hội nắm bắt đối tác kinh doanh, giao thương với nước ngoài. Ăn tết dương lịch mà giữ tết cổ truyền tôi không hiểu , sao GS không gom ngày lể giổ tổ Hùng Vương vào tết dương lịch luôn cho tiện . Công ty anh làm ăn với nước ngoài thì phải sắp xếp lịch làm việc và gởi lịch nghỉ tết cho đối tác biết trừ khi có những việt đột xuất họ mới làm phiền thôi . 2- Ít mất thời giờ của nông dân (đại bộ phận người dân) dành chăm sóc lúa đông-xuân, vụ lúa tiềm năng cao nhất trong năm. Ăn tết thì có liên quan gì việc cha9m sóc lúa , cây nó mọc phát triển chẳng lẽ ngày lể thì nó ngủ đông chắc , làm nông thì phải chịu cực , nhưng những ngày khác thì nhàn . 3- Học sinh và sinh viên có thời khóa biểu học tập và thi học kỳ một cách hợp lý, không gượng ép nghỉ theo âm lịch, do đó không phí thời gian học hành. Tôi chả thấy vấn đề gì , tôi đi học 4 năm đại học cũng bình thường . 4- Giám tối thiểu tình trạng dân chúng nhậu nhẹt, bài bạc dưới nhiều hình thức, rất tốn kém tiền của và thời gian học tập, tổn hại sức khỏe và tính mạng trong giao thông. Cái này thì sao không cấm bán rượi bia luôn đi , ngày bình thường và cuối tuần quán nhậu đầy rẩy người còn ngày tết có mấy ngày thì lại nói >.< 5- Chấm dứt lãng phí nhiều ngày làm việc mà mình nghỉ, trong khi quốc tế làm việc. Kêu gọi quốc tế không nghĩ tết dương lịch , trong khi ta làm việc thì họ lại nghỉ -------------------------------- Nói chung ông GS này không tham khảo các nước có lể tết riêng và xem họ sắp xếp và làm việc như thế nào rồi phát biểu ? .
(bùi quốc bằng)

Phản đối- 03/01/2013

Tôi rất không đồng tình với ý kiến của vị Giáo sư này. Tết âm lịch từ lâu đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta, mà mỗi thế hệ chúng ta đều phải có trách nhiệm gìn giữ. Cho dù mục đích chính của GS chỉ là việc rút bớt thời gian nghỉ Tết âm lịch thôi thì cũng là không hợp lí. Vì một năm dân ta có được nghỉ là bao nhiêu ngày đâu, có nhiều hơn các nước khác đâu. Tư tưởng của vị GS này nặng về kinh tế quá. Có lẽ ở xã hội ngày nay đồng tiền đã làm mờ mắt và thay đổi tất cả rồi chăng?? Còn cứ nói Tết âm lịch là của người Trung Quốc. Cho dù đó thật sự bắt nguồn từ Trung Quốc thì đã sao. Từ hàng ngàn năm nay, người Việt Nam ta đã coi đó là cái Tết cổ truyền của dân tộc. Là văn hóa tốt đẹp của cha ông. Không thể lấy bất cứ lí do gì để có thể "ngụy biên" cho việc này được. Vậy nên theo quan điểm của tôi là kịch liệt phản đối việc này. Thật buồn cho một vị Gs đáng kính mà lại có suy nghĩ như vậy.
(Dương Văn Hiển)

Conan
20-01-2013, 09:21 PM
Tết là mùa xuân, chứa đựng yếu tố tâm linh- 03/01/2013

Các từ “hội nhập”, “bản sắc dân tộc” có ranh giới mong manh. Khi cần giống họ, ta gào lên “hội nhập”, khi không muốn giống họ, ta thì thầm “giữ gìn bản sắc dân tộc”. Thứ nhất, về hội nhập. Người Anh (cả Nhật Bản, Thái Lan…) hội nhập không? Vậy tại sao tay lái xe bên phải và chạy xe bên trái? Người Pháp có hội nhập không khi đo bằng kilomet, kilogam hoàn toàn xa lạ với feet, mile, pound? Điều này cho thấy khái niệm “hội nhập” không phải là giống hệt mà thích nghi. Một người Pháp chạy xe ở nước Pháp bên phải nhưng khi sang nước Anh thì chạy bên trái. Thứ hai, về bản sắc dân tộc. Người Nhật đã “tây hóa” sao vẫn ngồi quỳ, một cách ngồi cực kì mỏi và không khoa học? Người Hồng Công tây cả hơn tây sao vẫn quỳ lạy trước bàn thờ tổ tiên? Mỗi dân tộc có thói quen, tập quán, nhân sinh quan riêng nên không thể giống hệt dân tộc khác được. Thứ ba, về ý kiến ăn Tết theo dương lịch của Ô. Võ Tòng Xuân.

1)- Tết âm lịch còn mang ý nghĩa rất lớn là đón xuân, đây là nhân sinh quan của người Việt. Cảm giác đón Tết dương lịch vào tiết Đại hàn và đón Tết âm lịch vào tiết Lập xuân khác nhau như thế nào chắc mọi người đã rõ. Có nhà vườn nào dám phun thuốc cho hoa đào nở tiết Đại hàn không, ngoài thiên nhiên có không? Âm lịch dùng để tính con nước thủy triều, có bỏ được không? Nếu không bỏ thì ngày 1 tháng giêng âm lịch có “ăn Tết” không? Nếu bỏ âm lịch thì ngày “ông Táo”, giỗ tổ Hùng Vương, trung thu là ngày nào? Chúng ta xóa sạch phong tục, tập quán đồng nghĩa với việc bắn súng lục vào quá khứ. 2)- Vì nguyên nhân lịch sử, âm lịch Việt nam có nguồn gốc Trung Quốc nhưng có sự cải tiến. Tôi biết có một số năm ,chúng ta ăn Tết trễ hơn TQ do cách tính lịch khác nhau. Người TQ phát minh ra giấy, thuốc súng, la bàn,… chúng ta đã và đang sử dụng, vậy dùng âm lịch có nguồn gốc TQ sao lại xem là không hội nhập? 3)- Theo quy định hiện hành, công chức, viên chức nghỉ Tết dương lịch 01 ngày, Tết Âm lịch được nghỉ 4 ngày, tổng cộng 5 ngày, gian nghỉ thực tế nhiều hơn vì liên quan đến thứ 7, Chủ nhật hoặc chuyển đổi ngày làm bù, lấy đâu ra 3-4 tuần lễ như Ô. Xuân nói? Hơn 80 triệu dân Vn, có bao nhiêu người liên quan đến thị trường chứng khoán Tokyo, New York, bao nhiêu công ty nhận đơn đặt hàng gấp trong ngày phải giải quyết ngay hoặc bao nhiêu người có email mời đi hội thảo ở Budapest cần phải đi ngay ngày mai? không cần ai nhắc nhở, các cá nhân, các công ty, các tổ chức có liên quan đến nước ngoài đều bố trí, sắp xếp để giải quyết công việc. 4)- Việc ăn nhậu bê tha, cờ bạc là thói xấu không phải chỉ người VN mà cả thế giới. Hạn chế tệ nạn này bằng biện pháp khác. Việc dời ngày Tết từ âm lịch sang dương lịch không giảm được tệ nạn đó. Vài lời kết: Vấn đề Tết theo dương lịch, âm lịch nêu trên báo sẽ được tranh luận không ngừng. Có những phong tục, tập quán của dân tộc thay đổi theo thời gian nhưng chuyện Tết không đơn thuần là mốc thời gian tính năm mới mà liên quan đến cả tâm linh. Vì vậy, nếu có thay đổi thì chưa phải là bây giờ.
(Chau Lưu An)

Vì sao có lịch âm?- 03/01/2013

Vì sao lại có lịch âm và tác dụng của nó, có phải mọi quy luật đều xoay quanh vòng quay của quả đất hay không, có phải mùa xuân bắt đầu từ ngày 1/1 dương lịch không? Có phải mùa gặt được tính theo dương lịch không? Thứ hai, ngày Tết nếu chỉ có nhậu nhẹt đàn đúm thì nghỉ vào ngày nào có quan trọng gì? Có phải giảm bớt ngày nghỉ thì đất nước sẽ phồn vinh hay không? Phồn vinh là sao và để làm gì? Đổi ngày Tết để nghỉ theo lịch thế giới liệu có giống việc không bắn pháo hoa để lấy tiền làm từ thiện không? Có phải chúng ta đang phát triển nên cần làm nhiều nghỉ ít không? Có phải chúng ta có nhiều ngày nghỉ hơn các nước khác không? Thứ ba, thế nào là chuẩn mực chung của thế giới? Có phải tất cả đều phải thống nhất chuẩn mực ấy không? ( Hãy nhớ thế giới có bao nhiêu hệ đơn vị đo, có phải các nước đều theo hệ SI không?) Nếu theo logic ấy thì có phải chúng ta không nên dạy tiếng Việt nữa mà tất cả mọi người nên nói tiếng Anh không?Theo ý nghĩ của tôi người viết chưa bao giờ có một cái Tết trọn vẹn cả.

Ý nghĩa của Tết cổ truyền không chỉ là nghỉ ngơi mà còn là gia đình, tổ tiên và những nét đẹp văn hóa của xã hội. Xin đừng vì những giá trị số đông mà quên đi gốc rễ của mình. Để rồi khi hòa mình vào với nó mà phải nuối tiếc một nền văn hóa. Hãy nhớ trên thế giới này có hơn 1 tỷ người đón Tết theo âm lịch và có những người không đón Tết âm lịch nhưng lại yêu cái Tết của người Á Đông này. Hãy sống với những nét đẹp văn hóa của mình và cảm nhận chứ đừng phủ nhận nó.
(Long Vũ)

Conan
20-01-2013, 09:39 PM
Thư của bạn Trảo Thanh Phụng, 20 tuổi, sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Luật TP.HCM viết:

Kính thưa Giáo sư! Thật trân trọng khi có những bậc tiền bối như giáo sư còn tâm huyết với đất nước. Đó là một điều đáng ghi nhận. Nhưng có lẽ, Giáo sư đã có cái nhìn quá xa vời, thậm chí không giới hạn về vấn đề này.

Lần đầu tiên khi con đọc bài viết “Đón tết cổ truyền theo dương lịch” của Giáo sư, con đã rất lo sợ. Con không hiểu, thật sự không hiểu tại sao Giáo sư lại có suy nghĩ như vậy? Giáo sư muốn đất nước giàu lên? Giáo sư muốn kinh tế theo kịp thế giới?


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/06/lixi3.jpg

Giáo sư muốn ích nước lợi dân hay Giáo sư muốn cho văn hóa và con người Việt Nam tiến bộ? Con vẫn không hiểu, bởi lẽ toàn bài viết, tất cả chỉ vì Giáo sư thôi! Vì Giáo sư nghĩ như vậy sẽ tốt.

Con đang là một sinh viên và con đang hình dung về một ngày điều Giáo sư nói sẽ thành sự thật, khi ấy chỉ còn có một cái Tết mà thôi. Lâu nay, đối với con Tết thật sự chỉ là ngày Tết cổ truyền. Đó là điều con chờ đợi nhất mỗi năm, chờ đợi đến khát khao cháy bỏng.

Vì chỉ có ngày đó, con mới được nghỉ nhiều, mới có thể về quê đón Tết, đoàn tụ cùng với gia đình. Con không biết Giáo sư có thấu hiểu được nỗi lòng của những kẻ xa quê hương như chúng con không, nhưng Tết với chúng con thực sự là một nỗi niềm khó tả.

Hằng năm, chúng con hy vọng, cố gắng, nỗ lực học tập chỉ mong đến ngày được về quê, được nhìn khung cảnh thanh bình của xóm làng Việt Nam, khung cảnh đậm chất Việt của quê hương trong những ngày cận Tết, được ôm cha mẹ trong vòng tay, được trò chuyện cùng anh chị em, được thăm hỏi bà con họ hàng. Đó thật sự là những ngày ý nghĩa nhất.

Nếu chỉ còn một cái Tết, con sẽ đón Tết theo phong cách người Tây, hay vẫn giữ những phong tục của văn hóa Việt? Theo Giáo sư chúng ta vẫn nên giữ gìn bản sắc văn hóa Việt. Con chợt giật mình tự hỏi: vậy là Tây không ra Tây, ta không ra ta rồi?

Các nước ăn tết theo dương lịch, Giáo sư cứ thử nhìn xem, nó khác lắm. Cái Tết của họ nó cũng nhanh chóng, hối hả trôi qua như chính cuộc sống của họ vậy.

Họ không cần phải cúng lễ tổ tiên, họ cũng chẳng việc gì phải thăm hỏi bà con họ hàng, họ lại càng không mất thời gian vào những việc như: đưa ông Táo, nấu bánh chưng, bánh tét, cúng tết nhà, tết giếng, lì xì thì chắc cũng không cần thiết…

Tết theo dương lịch là cái tết của khoảnh khắc, còn theo con, Tết cổ truyền là cái Tết của sự đoàn viên, cái Tết của sự chậm rãi.

Nếu Giáo sư muốn dịch chuyển ngày ăn Tết cổ truyền theo dương lịch thì thiết nghĩ Giáo sư phải dứt khoát, đón tết đúng nghĩa như các nước đã và đang làm, hãy bỏ hẳn luôn tất cả những phong tục ăn tết cổ truyền của đất nước. Có như thế mới trọn vẹn chứ!

Nhưng Giáo sư vẫn muốn giữ lại nghĩa là Giáo sư biết không thể nào bỏ được. Giáo sư thấy nó vẫn cần, nó vẫn còn ý nghĩa, vậy tại sao chỉ vì một khoảng thời gian, mà Giáo sư chấp nhận dịch chuyển cả một lịch sử, một truyền thống, một văn hóa đẹp của đất nước? Đó phải chăng là một sai lầm?

Tất cả chúng con, những thế hệ tương lai của đất nước rất hiểu những điều Giáo sư muốn nói trong bài viết của mình. Thời đại này, chúng con đã nhận thấy giá trị của học hành và kiến thức, bởi vì chúng con đã cảm nhận được trách nhiệm và gánh nặng.

Con vẫn nhớ như in về những bài học lịch sử, những bài học đã dạy cho con biết được rẳng, những cái tết đã làm nên tình nghĩa, đạo lí, những cái tết đã làm nên mùa xuân, thắng lợi vẻ vang cho đất nước, và cũng có cả những cái tết đầy nước mắt, đau thương, đầy máu của dân tộc.

Tết cổ truyền không còn là một cái tết “vô nghĩa”, “ăn hại” như Giáo sư muốn nói, mà nó đã là một phần của lịch sử. Nước Việt Nam là 1 lịch sử, và chính những trang sử vẻ vang đã làm nên đất nước này.

Bài viết của Giáo sư chỉ là quan điểm Giáo sư thôi, dù nó có tiến bộ, có hay, có đúng con vẫn nghĩ Giáo sư hãy thử một lần đặt mình và vị trí của một ai đó trong xã hội này, như con chẳng hạn, để thấy được rằng, điều mình nói còn có phần phiến diện, chưa thấu đáo.

Giáo sư có nhìn thấy những giọt nước mắt của những người con xa quê chờ đợi ngày hồi hương? Giáo sư có nghe chăng những tiếng than mỏi mệt của những công nhân đang ngày đêm lao lực vì công cuộc mưu sinh, nhưng họ vẫn chờ đợi! Họ chờ đợi điều gì thưa giáo sư? Chỉ là chờ cái Tết cổ truyền đến thật nhanh, thật mau, để họ được sống trọn vẹn trong sự ấm áp và đầy đủ của gia đình.

Chỉ có Tết cổ truyền, thời gian mới dài hơn một chút, thời gian mới chậm hơn một chút, họ sống ý nghĩa hơn một chút… Chỉ thế thôi, nhưng nó đã là niềm khắc khỏi qua biết bao nhiêu thế hệ.

Tết cổ truyền đẹp và ý nghĩa lắm thưa Giáo sư. Khoảng khắc giao thừa của Tết dương lịch qua đi, tết cũng gần như chấm hết.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/06/duxuantetviet_1.jpg

Nhưng với Tết cổ truyền của người Việt, cái Tết có từ trước đó, từ những ngày tảo mộ, từ ngày háo hức đưa ông Táo về trời, và rồi sau cái thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, Tết mới thật sự bắt đầu. “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ mồng ba tết thầy” câu nói ấy đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam, ngày Tết cổ truyền có ý nghĩa không thưa Giáo sư?

Con cho rằng, tất cả những ý kiến của Giáo sư đều nhìn theo hướng có lợi cho kinh tế, cho đất nước. Đó là điều quá tốt, nhưng Giáo sư có chắc chắn, có dám đảm bảo, có dám lấy cuộc đời, học hàm học vị của mình ra để khẳng định, đổi ngày ăn Tết của dân tộc, tất cả sẽ tốt đẹp hơn không?

Nếu có, con nghĩ Giáo sư liều quá! Giáo sư chỉ nêu ra những mặt tiêu cực của ngày Tết cổ truyền, cũng đúng vì suy cho cùng, ý Giáo sư muốn chúng ta quên nó đi, nhưng nếu Giáo sư nêu ra được những ý nghĩa và mặt tích cực của nó, Giáo sư sẽ thấy được rằng nó đáng trân trọng và đáng quý đến mức nào.

Conan
20-01-2013, 09:40 PM
(Tiếp theo...)

Dẫu mai sau đất nước chúng ta có giàu như thế nào, nhưng con người cũng chỉ biết chạy đi kiếm tiền, sống chỉ có công việc và công việc, sống đầy áp lực và căng thẳng, rồi tỷ lệ người dân tự tử sẽ cao như Nhật Bản thôi.

Những lúc ấy, Giáo sư sẽ thấy sự “dài lê thê”, “sự nhàn rỗi” của những ngày tết, chẳng khác nào như một liều thuốc tinh thần kéo con người ta thoát khỏi vũng lầy của cuộc sống.

Đất nước mình còn nghèo. Là một công dân Việt Nam, con cũng buồn, con cũng muốn cống hiến cho đất nước lắm chứ. Nhưng quá trình ấy cần phải có thời gian và nội lực. Điều chúng ta cần chính là nội lực. Nội lực ấy không chỉ từ những ngành kinh tế có sự giao thương với nước ngoài như Giáo sư đã nêu ra.

Con thì nghĩ rằng, nội lực ấy chính là niềm tự hào dân tộc, niềm tự hào vì những bản sắc văn hóa của quê hương, một cái Tết cổ truyền đúng nghĩa, cũng là một niềm tự hào mà không phải đất nước, dân tộc nào cũng có, cũng xây dựng và giữ gìn được như Việt Nam đâu, thưa Giáo sư!

Giáo sư cho rằng chúng ta đang “ôm mãi lịch sử để sống”. Cũng đúng, vì lịch sử ấy quá đẹp, quá hào hùng cơ mà, đáng lắm chứ. Chúng ta không giàu có, hiện đại như Mỹ, Anh, Hàn Quốc…, nhưng cái mà chúng ta có được chính là quá khứ, truyền thống. Chúng ta phải công nhận và giữ gìn nó, điều đó có gì sai sao? Giáo sư nghĩ đó là sự gật gù, cứ mãi sống với quá khứ, truyền thống thì quả là điều đáng tiếc.

Đọc bài viết của Giáo sư, con cảm nhận chỉ có một điều làm Giáo sư “ấm ức”. Đó là tại sao chúng ta lại nghỉ Tết cổ truyền quá nhiều, không cần thiết, ảnh hưởng đến nhiều lợi ích.

Vấn đề không phải ở thời gian. Nếu Giáo sư cho rằng nhiều, thì sao Giáo sư không đề xuất cắt giảm, cớ gì cứ phải gộp với Tết dương. Giáo sư muốn bớt đi một ngày nghỉ của chúng con, vô tình Giáo sư đã làm tăng thêm nỗi buồn của những người mong chờ đến Tết. Nếu có, con nghĩ Giáo sư liều quá! Giáo sư chỉ nêu ra những mặt tiêu cực của ngày Tết cổ truyền, cũng đúng vì suy cho cùng, ý Giáo sư muốn chúng ta quên nó đi, nhưng nếu Giáo sư nêu ra được những ý nghĩa và mặt tích cực của nó, Giáo sư sẽ thấy được rằng nó đáng trân trọng và đáng quý đến mức nào.

Dẫu mai sau đất nước chúng ta có giàu như thế nào, nhưng con người cũng chỉ biết chạy đi kiếm tiền, sống chỉ có công việc và công việc, sống đầy áp lực và căng thẳng, rồi tỷ lệ người dân tự tử sẽ cao như Nhật Bản thôi.

Những lúc ấy, Giáo sư sẽ thấy sự “dài lê thê”, “sự nhàn rỗi” của những ngày tết, chẳng khác nào như một liều thuốc tinh thần kéo con người ta thoát khỏi vũng lầy của cuộc sống.

Đất nước mình còn nghèo. Là một công dân Việt Nam, con cũng buồn, con cũng muốn cống hiến cho đất nước lắm chứ. Nhưng quá trình ấy cần phải có thời gian và nội lực. Điều chúng ta cần chính là nội lực. Nội lực ấy không chỉ từ những ngành kinh tế có sự giao thương với nước ngoài như Giáo sư đã nêu ra.

Con thì nghĩ rằng, nội lực ấy chính là niềm tự hào dân tộc, niềm tự hào vì những bản sắc văn hóa của quê hương, một cái Tết cổ truyền đúng nghĩa, cũng là một niềm tự hào mà không phải đất nước, dân tộc nào cũng có, cũng xây dựng và giữ gìn được như Việt Nam đâu, thưa Giáo sư!

Giáo sư cho rằng chúng ta đang “ôm mãi lịch sử để sống”. Cũng đúng, vì lịch sử ấy quá đẹp, quá hào hùng cơ mà, đáng lắm chứ. Chúng ta không giàu có, hiện đại như Mỹ, Anh, Hàn Quốc…, nhưng cái mà chúng ta có được chính là quá khứ, truyền thống. Chúng ta phải công nhận và giữ gìn nó, điều đó có gì sai sao? Giáo sư nghĩ đó là sự gật gù, cứ mãi sống với quá khứ, truyền thống thì quả là điều đáng tiếc.

Đọc bài viết của Giáo sư, con cảm nhận chỉ có một điều làm Giáo sư “ấm ức”. Đó là tại sao chúng ta lại nghỉ Tết cổ truyền quá nhiều, không cần thiết, ảnh hưởng đến nhiều lợi ích.

Vấn đề không phải ở thời gian. Nếu Giáo sư cho rằng nhiều, thì sao Giáo sư không đề xuất cắt giảm, cớ gì cứ phải gộp với Tết dương. Giáo sư muốn bớt đi một ngày nghỉ của chúng con, vô tình Giáo sư đã làm tăng thêm nỗi buồn của những người mong chờ đến Tết.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/06/5931327245929.jpg

Giáo sư muốn ăn Tết theo dương lịch, là Giáo sư làm cho ngày mẹ xa con, chồng xa vợ, anh xa em... nhanh hơn. Chỉ vì nhiêu đó thời gian mà để cho niềm vui trở nên ngắn ngủi, trong khi một năm dài lê thê, đằng đẵng họ đã vất vả, nỗ lực đến nhường nào. Có đáng không thưa Giáo sư?

Không biết Giáo sư nghĩ gì khi đọc được những điều con viết, có thể đó chỉ là những ý nghĩ bồng bột, non nớt của một đứa con nít, nhưng con vẫn muốn nói. Vì con quý ngày Tết cổ truyền lắm. Con sợ Giáo sư sẽ phá hủy giấc mơ và niềm mong mỏi của con.

Con sợ một ngày con và những bạn bè trẻ của con sẽ lao như điên vào làm việc mà quên mất đường trở về nhà đón tết cùng gia đình. Con sợ, sợ Tết cổ truyền sẽ mất đi, tuổi thơ của con cũng mất đi, những cái Tết với quần áo đẹp, nụ cười trẻ thơ, bánh chưng xanh, bánh kẹo thật nhiều, và không quên những bao lì xì đỏ thắm.

Con không mong mỏi điều gì, giữa con và Giáo sư cách xa nhau nhiều lắm, chúng ta là hai thế hệ khác nhau, học vấn thì có lẽ không biết mấy mươi năm, hay thậm chí cả đời con mới có thể bằng được Giáo sư.

Nhưng con nghĩ rằng, Giáo sư cũng có con, và Giáo sư sẽ không bao giờ bỏ ngoài tai những lời nói của con trẻ. Rồi Giáo sư sẽ đọc được điều này, để Giáo sư thấy rằng, người Việt Nam, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn cần, rất cần những ngày Tết cổ truyền.

Họ có thể từ bỏ số tiền kếch xù từ công việc kinh doanh do nghỉ tết, nhưng họ nhất định không bỏ lỡ những giây phúc được đoàn tụ trong mái ấm gia đình và vòng tay người thân trong những dịp Tết đến, xuân về!

thieugia
20-01-2013, 09:45 PM
Nói chung có rất nhiều vấn đề cần tranh luận và bàn cãi như:
Vì sao đất nước nghèo, vì sao dân ta khổ ?
Vì sao nạn chém giết xảy ra như cơm bữa, vì sao an ninh lại bất ổn ?
Vì sao cán bộ ăn hối lộ, vì sao tham nhũng; Vì sao làm quan thì giàu mà làm dân lại nghèo khổ ?
Và:
Làm sao để đất nước đỡ nghèo ?
Làm thế nào để nhân dân đỡ khổ ?...
Đấy, có những việc như thế thì không bàn, chỉ háu ăn và toàn bàn chuyện "ăn"....
"Tết" là văn hoá, là bản sắc của dân tộc nên tôn trọng, cần phát huy và nên duy trì. Không những phải làm như thế mà còn làm thật tốt hơn thế nữa mới đúng. Và vì có làm như thế thì ta mới là ta.

Cần nhớ:
Ta là cái anh mũi tẹt tóc đen, da vàng. Do vậy, muôn năm ta vẫn là ta. Và để cho con cháu nó biết, nó nhớ ta là ai thì phải luôn nhắc nhở con cháu, thường xuyên họp mặt gặp gỡ, ôn khổ kể nghèo, mà phải kể cho chúng nó nghe ngay cạnh hố bom của Mỹ; kể cho chúng nó nghe ngay cạnh cột mốc Lạng Sơn chứ không phải sang Pari, sang London để mà kể cho chúng nó nghe chuyện Việt Nam Đánh Mỹ; kể cho chúng nghe chuyện dân Việt đành "Tàu".
Đừng có tưởng, cứ sang Thai Lan sửa mũi, nâng ngực; sang Trung Quốc chỉnh răng vá đít rồi về nhà xi xô xì xồ, hao hao ma ma, ăn cơm bằng nĩa, uống nước bằng vòi, tưởng thế là "văn minh", là "Tây Tiến".

Ôi trời ơi ! Việt mà thế thì còn gì là Việt ?!. Thảo nào có người còn đề xuất bỏ môn "văn" không dạy văn, không dạy "nhân cách" làm người ?!.

Conan
20-01-2013, 09:46 PM
GS-TS Võ Tòng Xuân, tác giả quan điểm nên tổ chức tết cổ truyền theo dương lịch tiếp tục bảo vệ quan điểm của mình.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/02/news1296666638votongxuan_1.jpg

Trong không khí đón Tết dương lịch tưng bừng pháo hoa tại Hà Nội và TP.HCM, các phương tiện truyền thông đã thông tin Triều Tiên và Miến Điện lần đầu tiên cử hành đón Tết dương lịch một cách rất hoành tráng, thì sáng ngày 2/1/2013, VTC News đăng tải ý kiến “Tết Hội Nhập” của tôi.

Chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ sau, đã có trên 200 ý kiến phản hồi của độc giả. Tôi rất cảm kích sự quan tâm của quí độc giả gần xa về vấn đề này. Trong số ý kiến phản hồi lần này, ý kiến phản đối vẫn chiếm đa số; ý kiến ủng hộ tuy ít hơn nhưng so trước đây số ủng hộ đã tăng cao hơn.

Vấn đề này có thể đưa đến một sự đổi mới của xã hội Việt Nam khi số người có việc làm tăng cao trong mọi lãnh vực, thời gian rỗi rảnh ngày càng hiếm hơn, tác phong làm việc sẽ bị công nghiệp hóa thì tự bản thân mỗi người sẽ tự sắp xếp thời gian của mình.

Cũng như bộ complet phổ biến hiện nay đã hầu như hoàn toàn thay thế chiếc áo the khăn đống không ai bắt buộc, nhưng bản thân mỗi người tự chọn bộ đồ nghi lễ của mình.

Ở nông thôn của chúng ta hiện nay, số ngày công lao động của nông dân ta chưa đạt được hơn 150 ngày/năm; ở thành thị số người chưa có việc làm, kể cả những người quá 60 tuổi, cũng rất nhiều.

Đối với họ, việc thực hiện những tập quán cổ truyền là phổ biến, bỏ đi thì không biết thì giờ rỗi sẽ làm gì. Ở quê tôi, hầu như tuần lễ nào cũng có vài ba đám giỗ, mọi người tề tựu cúng vái, ăn uống, không sót đám nào.

Nhưng cũng có mấy gia đình con cái ai cũng có công ăn việc làm, đến ngày giỗ không có thì giờ để qui tụ về thực hiện cái tập quán cổ truyền này.

Hầu hết những lý do phản đối là muốn giữ truyền thống Tết vào ngày âm lịch vì chỉ có ngày ấy mới có cái thời tiết và không gian đúng cho Tết, và vì ông bà ta đã ăn Tết như thế từ bao đời nay, kể cả trồng lúa cũng theo âm lịch, không thể thay đổi được.

Nhiều hoạt động ngày nay hiện đại hơn, tiến bộ hơn thời ông bà xa xưa, như trồng lúa chẳng hạn. Ngày nay nông dân chuộng các giống ngắn ngày năng suất cao gấp 3-4 lần giống cổ truyền, trồng 2-3 vụ/năm thay vì chỉ 1 vụ/năm. Một lý do khác là cần có thời gian nghỉ dài lâu để về sum họp với gia đình.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/04/SotaydulichKhongkhidonchaonammoi201304.jpg

Độc giả Thinh (Australia) cho biết “ở nước ngoài người ta nghỉ lễ nhiều hơn Việt Nam và có 4 tuần phép và 10 ngày cá nhân…” thì theo luật lao động của chúng ta người lao động vẫn hưởng được tháng nghỉ thường niên, trừ người ăn lương công nhật.

Các quốc gia đều có ngày lễ riêng của họ thì họ cứ nghỉ ngày ấy chứ đâu nghỉ dài lê thê. Thực ra nghỉ Tết đối với công nhân, viên chức đâu đến 10 ngày, nhưng trong thực tế thì khác.

Nhà báo Bút Bi trong mục “Chuyện thường ngày” của báo Tuổi trẻ ngày 14/02/2005 (trùng hợp với bài “Tết Hội nhập” của tôi trong mục “Chào buổi sang” trên báo Thanh Niên ngày hôm đó) đã viết:

“Chơi có... mươi ngày!

- Chúc mừng năm mới! Chúc mừng! - Chúc mừng. Ngày làm việc đầu tiên

sau tết, khởi động nhanh, mau nóng máy nhé!

- Vội gì, làm cả năm! Vẫn còn “mùng”, lai rai tí chút thưởng xuân, vui tết.

- Hết tết sớm rồi lại tết muộn. Cái thói ăn tết hết mùng quá xưa rồi!

- Đâu phải mình tôi. Ông cứ thử làm một vòng xem khối người vẫn còn đủng đỉnh. Ngày đầu năm, vào cơ quan chúc tết rồi... họp mặt, gầy sòng. Công văn giấy tờ cứ để đó, dân chờ, chờ chán rồi... cũng về ăn tết tiếp thôi...

- Đúng là màn “kịch tết” năm nào cũng vậy! Năm nay, ăn tết đến... mùng 6 mà vẫn chưa ngán sao? Trước tết đã náo nức, nôn nao, tranh thủ chợ tết, sau tết lại đủng đa đủng đỉnh, lai rai “nâng lên hạ xuống”. Coi như mất đứt nửa tháng cho tết, công việc rề rà như thế, làm sao... tăng trưởng cho nổi hở ông?

- Lo chi chuyện tăng trưởng! Tháng giêng là tháng ăn chơi, vậy mà chơi có mươi ngày, ông đã nói!”

Mặt khác, các ý kiến ủng hộ lần này có nhiều lý do rất thuyết phục. Một số ý kiến rất đáng suy gẫm đã đến từ độc giả Trần Bình Minh là “cho nghỉ Tết hẳn 7 ngày theo dương lịch, và đến ngày Tết âm lịch thì chỉ nghỉ 1 ngày” rất phù hợp với quan điểm của GS-TS, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lao động Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương.

Ông đề xuất “nên nghỉ Tết dương lịch với thời gian như nghỉ Tết âm lịch hiện nay (từ 26/12 đến 4/1), và nghỉ Tết âm lịch như nghỉ Tết dương lịch hiện nay (khoảng 2 ngày là đủ). Tất cả các hoạt động chào mừng năm mới, lễ họi truyền thống... vẫn tiếp tục gìn giữ và phát huy.

“Nhật Bản điển hình là quốc gia gìn giữ được bản sắc đất nước mình. Trước kia họ cũng ăn Tết Âm, nhưng họ đã thay đổi chuyển sang ăn Tết Dương lịch lâu rồi. Rất mong các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan chức năng quan tâm ý kiến của chúng tôi.” – Ông Nguyễn Anh Trí viết.

Độc giả quangtrungland thì cho rằng “Bây giờ là thời hiện đại rồi, đất nước cần phải thay đổi và muốn thay đổi được quốc gia mau chóng thì tư duy chúng ta cũng nên có cái nhìn thoáng hơn. Chúng ta không phủ nhận truyền thống nhưng chúng ta không thể cứ ôm mãi lịch sử mà sống. Chúng ta cần phải hành động và thay đổi nhiều hơn nữa.”

Tôi rất cảm kích nhiệt tình của quí độc giả đã tham gia ý kiến làm rõ thêm ý nghĩa của việc ăn Tết theo ngày dương lịch. Chúng tôi nghĩ là khi xã hội tiến lên con người cũng sẽ tiến theo xã hội, những tập quán truyền thống dân tộc sẽ vẫn được giữ mãi nhưng chắc chắn dưới hình thức hiện đại hơn cho phù hợp cuộc sống văn hóa cải tiến.

we00037890
20-01-2013, 09:47 PM
lịch của ông cha ta khi xưa là dựa vào mặt Trăng, lịch của ông tây da trắng thì dựa theo mặt Trời ...
địa lý - khí hậu giữa 2 châu lục cũng khác nhau nên sự chênh lệch về thời gian trong năm là lẽ đương nhiên, những kiến thức phổ thông này "giáo sư trồng lúa" phải hiểu rõ hơn ai hết chứ ???

Conan
20-01-2013, 09:54 PM
"Chúng ta ngồi đón Tết Dương lịch, uống rượu sâm-panh, cùng nhau hô vang 'Happy New Year'… tất cả chỉ là những thứ thêm vào chứ không hề sâu sắc".


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/09/levanlan1_1.JPG

Tôi cũng đã từng có lúc nghĩ tới chuyện trong hai cái Tết là Tết Dương lịch và Tết Âm lịch nên chỉ ăn một Tết. Nhưng sau khi nghĩ đi nghĩ lại nhiều lần thì thấy rằng Tết Dương lịch chẳng qua cũng chỉ như một “món ăn” thêm vào thôi chứ cái Tết cổ truyền đã ăn sâu vào máu thịt mình rồi.

Bây giờ nếu chúng ta chuyển sang ăn Tết Dương lịch thì không thể nào tiễn ông Táo về trời, không thể nào có chuyện ngồi quây quần bên nồi bánh chưng đón Giao thừa.

Tất cả những hình ảnh đó đã gắn liền tiềm thức, trở thành một nét văn hóa cổ truyền của dân tộc rồi. Bây giờ nếu phải bỏ tất cả những điều đó đi thì tôi tiếc lắm.

Những hình ảnh đó đã ăn sâu vào máu thịt của tôi rồi. Cũng chính là những hình ảnh đó đã tạo ra biết bao hạnh phúc, biết bao kỷ niệm và hy vọng.

Bây giờ chúng ta ngồi đón Tết Dương lịch, uống rượu sâm-panh, cùng nhau hô vang “Happy New Year”… tất cả chỉ là những thứ thêm vào, đó là những thứ hời hợt chứ không hề sâu sắc.

Ngày Tết Âm lịch là dịp cả gia đình tụ họp bên nhau, đùm bọc nhau, chia sẻ cho nhau những câu chuyện trong một năm qua trong không khí đầm ấm. Tất cả những hình ảnh đó đã tạo ra những nét rất Việt Nam cố hữu rồi.

Tôi chỉ sống với những kỷ niệm, thói quen đã ngấm vào máu thịt của mình từ lâu. Gia đình tôi là một mẫu mực trong việc ăn Tết Âm lịch. Tôi có rất nhiều con cháu, và cũng chỉ tới dịp Tết Âm lịch chúng mới về với tôi được, và khi đó tôi mới thể hiện sự chăm sóc của mình với chúng được.

Cả năm lụi hụi mỗi người một phương, dịp Tết cổ truyền của dân tộc chính là dịp duy nhất trong năm tất cả các thành viên trong gia đình có thể đoàn tụ.

Ý nghĩa đoàn tụ trong ngày Tết cổ truyền quan trọng lắm.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/10/li-xi-mot-phong-tuc-tot-dep-cua-nguoi-viet-trong-ngay-tet-0.jpg

Trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc có phong tục lì xì rất quan trọng, số tiền tuy không nhiều nhưng lại mang ý nghĩa tượng trưng rất lớn. Việc lì xì đầu năm lấy may thể hiện mọi người muốn được chăm sóc nhau, trao yêu thương cho nhau.

Bản thân tôi cũng vẫn nhận được lì xì mừng tuổi của các con các cháu và tôi cũng mừng tuổi lại các con các cháu của mình. Tuy số tiền không đáng là bao nhiêu nhưng tất cả mọi người đều rất mong đợi giây phút ấy để thể hiện sự quan tâm nhau. Chính vì những giây phút đó mà các thành viên trong gia đình như gắn bó với nhau hơn sau một thời gian dài xa cách.

Khoảnh khắc Giao thừa của Tết cổ truyền trầm lắng lắm, sâu sắc lắm và hội tụ về đây biết bao nhiêu là ý nghĩa. Từ những chuyện có vẻ hơi buồn cười như những điều kiêng kỵ, đến những việc chúng ta cùng tin rằng vào thời khắc đó sẽ có những ông thần, ông thánh, tổ tiên cũng hòa đồng vào cuộc sống của con người ở hiện tại.

Từ lâu nay, người dân nước ta đều mong muốn đào, quất, mai nở vào đúng dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Mong muốn này không chỉ gắn với yếu tố thời tiết mà còn là yếu tố tâm lý, tâm linh đã ăn sâu vào mọi người.

Tôi cũng đã nghe qua ý kiến của GS Võ Tòng Xuân đề xuất nên tổ chức ăn Tết cổ truyền theo dương lịch.

GS Võ Tòng Xuân ở Nam Bộ, chỗ ấy là đất mới được mở mang từ thế kỷ 17 với cư dân miền Bắc, miền Trung vào lập nghiệp. Ở đó sự bảo lưu tính cổ truyền của dân tộc không được đậm đà bằng ở ngoài miền Bắc và miền Trung.

Vùng đất mà GS Võ Tòng Xuân đang sống lại đang xảy ra quá trình giải thể hóa các giá trị truyền thống rất nhanh do ảnh hưởng của phương Tây, từ thời chủ nghĩa thực dân mới đưa vào. Điều đó nó đang phá các giá trị cổ truyền. Trong khi ở miền Bắc và miền Trung, các giá trị cổ truyền được bảo lưu vững.

Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập hóa hiện nay, vùng đất mà GS Võ Tòng Xuân đang sống cũng đang diễn ra quá trình hội nhập rất mạnh.

Đấy là 2 điều kiện chính để GS Võ Tòng Xuân đưa ra ý kiến nên nhập Tết Âm lịch vào Tết Dương lịch.

Tuy nhiên, trên cả nước có những nơi điều kiện lịch sử và xã hội hơi khác khi có sự bảo lưu khá bền vững những giá trị cổ truyền của ngày Tết Âm lịch.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/09/tet-viet.jpg

Ý kiến cá nhân của tôi về vấn đề này xin được thể hiện qua câu chuyện sau đây tôi kể với các bạn.

Đó là vào khoảng những năm 1969-1970, ở Hà Nội khi đó cuộc sống của người dân cũng vô cùng khó khăn khi vừa phải kháng chiến chống Mỹ và cũng đang phải sống trong thời kỳ bao cấp.

Tôi còn nhớ một người dân cũng có nêu ra ý kiến nên gộp Tết Âm lịch vào Tết Dương lịch như ý kiến của GS Võ Tòng Xuân. Thậm chí, tôi nhớ ý kiến này còn được nêu ra chính trên báo Nhân dân.

Theo sự chỉ dẫn trên báo, tôi đến phố Cống Chéo, Hàng Lược tìm hiểu. Người đề xuất ý kiến này là một người sửa chữa xe đạp, nhà của ông này là một căn nhà cổ.

Tôi thấy trước cửa nhà người đàn ông này người ta viết nguệch ngoạc lên đó chữ bằng phấn trắng rất to: “Nhà này mà ăn Tết thì tao giết”.

Đó là phản ứng của những người muốn giữ cái Tết cổ truyền của dân tộc. Ý của họ muốn nói rằng, anh cứ đề xuất bỏ Tết Âm lịch là việc của anh còn chúng tôi vẫn bền bỉ giữ lấy Tết cổ truyền. Nếu mà anh lại ăn theo Tết cổ truyền như của chúng tôi, thì chúng tôi sẽ đến trừng phạt đấy.

Câu chuyện này cũng đã thể hiện quan điểm của tôi. Người Hà Nội nói riêng và người miền Bắc nói chung trong thời kỳ gian khổ khó khăn như thế nhưng người ta vẫn muốn giữ cái Tết cổ truyền của dân tộc.

Đó cũng là một bài học từ quá khứ và truyền thống.

minh_anh
20-01-2013, 10:06 PM
Hoan hô bác Lan

minh_anh
20-01-2013, 10:08 PM
GS-TS Võ Tòng Xuân, tác giả quan điểm nên tổ chức tết cổ truyền theo dương lịch tiếp tục bảo vệ quan điểm của mình.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/02/news1296666638votongxuan_1.jpg

Trong không khí đón Tết dương lịch tưng bừng pháo hoa tại Hà Nội và TP.HCM, các phương tiện truyền thông đã thông tin Triều Tiên và Miến Điện lần đầu tiên cử hành đón Tết dương lịch một cách rất hoành tráng, thì sáng ngày 2/1/2013, VTC News đăng tải ý kiến “Tết Hội Nhập” của tôi.

Chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ sau, đã có trên 200 ý kiến phản hồi của độc giả. Tôi rất cảm kích sự quan tâm của quí độc giả gần xa về vấn đề này. Trong số ý kiến phản hồi lần này, ý kiến phản đối vẫn chiếm đa số; ý kiến ủng hộ tuy ít hơn nhưng so trước đây số ủng hộ đã tăng cao hơn.

Vấn đề này có thể đưa đến một sự đổi mới của xã hội Việt Nam khi số người có việc làm tăng cao trong mọi lãnh vực, thời gian rỗi rảnh ngày càng hiếm hơn, tác phong làm việc sẽ bị công nghiệp hóa thì tự bản thân mỗi người sẽ tự sắp xếp thời gian của mình.

Cũng như bộ complet phổ biến hiện nay đã hầu như hoàn toàn thay thế chiếc áo the khăn đống không ai bắt buộc, nhưng bản thân mỗi người tự chọn bộ đồ nghi lễ của mình.

Ở nông thôn của chúng ta hiện nay, số ngày công lao động của nông dân ta chưa đạt được hơn 150 ngày/năm; ở thành thị số người chưa có việc làm, kể cả những người quá 60 tuổi, cũng rất nhiều.

Đối với họ, việc thực hiện những tập quán cổ truyền là phổ biến, bỏ đi thì không biết thì giờ rỗi sẽ làm gì. Ở quê tôi, hầu như tuần lễ nào cũng có vài ba đám giỗ, mọi người tề tựu cúng vái, ăn uống, không sót đám nào.

Nhưng cũng có mấy gia đình con cái ai cũng có công ăn việc làm, đến ngày giỗ không có thì giờ để qui tụ về thực hiện cái tập quán cổ truyền này.

Hầu hết những lý do phản đối là muốn giữ truyền thống Tết vào ngày âm lịch vì chỉ có ngày ấy mới có cái thời tiết và không gian đúng cho Tết, và vì ông bà ta đã ăn Tết như thế từ bao đời nay, kể cả trồng lúa cũng theo âm lịch, không thể thay đổi được.

Nhiều hoạt động ngày nay hiện đại hơn, tiến bộ hơn thời ông bà xa xưa, như trồng lúa chẳng hạn. Ngày nay nông dân chuộng các giống ngắn ngày năng suất cao gấp 3-4 lần giống cổ truyền, trồng 2-3 vụ/năm thay vì chỉ 1 vụ/năm. Một lý do khác là cần có thời gian nghỉ dài lâu để về sum họp với gia đình.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/04/SotaydulichKhongkhidonchaonammoi201304.jpg

Độc giả Thinh (Australia) cho biết “ở nước ngoài người ta nghỉ lễ nhiều hơn Việt Nam và có 4 tuần phép và 10 ngày cá nhân…” thì theo luật lao động của chúng ta người lao động vẫn hưởng được tháng nghỉ thường niên, trừ người ăn lương công nhật.

Các quốc gia đều có ngày lễ riêng của họ thì họ cứ nghỉ ngày ấy chứ đâu nghỉ dài lê thê. Thực ra nghỉ Tết đối với công nhân, viên chức đâu đến 10 ngày, nhưng trong thực tế thì khác.

Nhà báo Bút Bi trong mục “Chuyện thường ngày” của báo Tuổi trẻ ngày 14/02/2005 (trùng hợp với bài “Tết Hội nhập” của tôi trong mục “Chào buổi sang” trên báo Thanh Niên ngày hôm đó) đã viết:

“Chơi có... mươi ngày!

- Chúc mừng năm mới! Chúc mừng! - Chúc mừng. Ngày làm việc đầu tiên

sau tết, khởi động nhanh, mau nóng máy nhé!

- Vội gì, làm cả năm! Vẫn còn “mùng”, lai rai tí chút thưởng xuân, vui tết.

- Hết tết sớm rồi lại tết muộn. Cái thói ăn tết hết mùng quá xưa rồi!

- Đâu phải mình tôi. Ông cứ thử làm một vòng xem khối người vẫn còn đủng đỉnh. Ngày đầu năm, vào cơ quan chúc tết rồi... họp mặt, gầy sòng. Công văn giấy tờ cứ để đó, dân chờ, chờ chán rồi... cũng về ăn tết tiếp thôi...

- Đúng là màn “kịch tết” năm nào cũng vậy! Năm nay, ăn tết đến... mùng 6 mà vẫn chưa ngán sao? Trước tết đã náo nức, nôn nao, tranh thủ chợ tết, sau tết lại đủng đa đủng đỉnh, lai rai “nâng lên hạ xuống”. Coi như mất đứt nửa tháng cho tết, công việc rề rà như thế, làm sao... tăng trưởng cho nổi hở ông?

- Lo chi chuyện tăng trưởng! Tháng giêng là tháng ăn chơi, vậy mà chơi có mươi ngày, ông đã nói!”

Mặt khác, các ý kiến ủng hộ lần này có nhiều lý do rất thuyết phục. Một số ý kiến rất đáng suy gẫm đã đến từ độc giả Trần Bình Minh là “cho nghỉ Tết hẳn 7 ngày theo dương lịch, và đến ngày Tết âm lịch thì chỉ nghỉ 1 ngày” rất phù hợp với quan điểm của GS-TS, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lao động Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương.

Ông đề xuất “nên nghỉ Tết dương lịch với thời gian như nghỉ Tết âm lịch hiện nay (từ 26/12 đến 4/1), và nghỉ Tết âm lịch như nghỉ Tết dương lịch hiện nay (khoảng 2 ngày là đủ). Tất cả các hoạt động chào mừng năm mới, lễ họi truyền thống... vẫn tiếp tục gìn giữ và phát huy.

“Nhật Bản điển hình là quốc gia gìn giữ được bản sắc đất nước mình. Trước kia họ cũng ăn Tết Âm, nhưng họ đã thay đổi chuyển sang ăn Tết Dương lịch lâu rồi. Rất mong các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan chức năng quan tâm ý kiến của chúng tôi.” – Ông Nguyễn Anh Trí viết.

Độc giả quangtrungland thì cho rằng “Bây giờ là thời hiện đại rồi, đất nước cần phải thay đổi và muốn thay đổi được quốc gia mau chóng thì tư duy chúng ta cũng nên có cái nhìn thoáng hơn. Chúng ta không phủ nhận truyền thống nhưng chúng ta không thể cứ ôm mãi lịch sử mà sống. Chúng ta cần phải hành động và thay đổi nhiều hơn nữa.”

Tôi rất cảm kích nhiệt tình của quí độc giả đã tham gia ý kiến làm rõ thêm ý nghĩa của việc ăn Tết theo ngày dương lịch. Chúng tôi nghĩ là khi xã hội tiến lên con người cũng sẽ tiến theo xã hội, những tập quán truyền thống dân tộc sẽ vẫn được giữ mãi nhưng chắc chắn dưới hình thức hiện đại hơn cho phù hợp cuộc sống văn hóa cải tiến.
Không biết phải nói như thế nào... ;). Nói chung là "ngộ chữ" :).

nha_que
20-01-2013, 10:13 PM
GS-TS Võ Tòng Xuân, tác giả quan điểm nên tổ chức tết cổ truyền theo dương lịch tiếp tục bảo vệ quan điểm của mình.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/02/news1296666638votongxuan_1.jpg

Trong không khí đón Tết dương lịch tưng bừng pháo hoa tại Hà Nội và TP.HCM, các phương tiện truyền thông đã thông tin Triều Tiên và Miến Điện lần đầu tiên cử hành đón Tết dương lịch một cách rất hoành tráng, thì sáng ngày 2/1/2013, VTC News đăng tải ý kiến “Tết Hội Nhập” của tôi.

Chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ sau, đã có trên 200 ý kiến phản hồi của độc giả. Tôi rất cảm kích sự quan tâm của quí độc giả gần xa về vấn đề này. Trong số ý kiến phản hồi lần này, ý kiến phản đối vẫn chiếm đa số; ý kiến ủng hộ tuy ít hơn nhưng so trước đây số ủng hộ đã tăng cao hơn.

Vấn đề này có thể đưa đến một sự đổi mới của xã hội Việt Nam khi số người có việc làm tăng cao trong mọi lãnh vực, thời gian rỗi rảnh ngày càng hiếm hơn, tác phong làm việc sẽ bị công nghiệp hóa thì tự bản thân mỗi người sẽ tự sắp xếp thời gian của mình.

Cũng như bộ complet phổ biến hiện nay đã hầu như hoàn toàn thay thế chiếc áo the khăn đống không ai bắt buộc, nhưng bản thân mỗi người tự chọn bộ đồ nghi lễ của mình.

Ở nông thôn của chúng ta hiện nay, số ngày công lao động của nông dân ta chưa đạt được hơn 150 ngày/năm; ở thành thị số người chưa có việc làm, kể cả những người quá 60 tuổi, cũng rất nhiều.

Đối với họ, việc thực hiện những tập quán cổ truyền là phổ biến, bỏ đi thì không biết thì giờ rỗi sẽ làm gì. Ở quê tôi, hầu như tuần lễ nào cũng có vài ba đám giỗ, mọi người tề tựu cúng vái, ăn uống, không sót đám nào.

Nhưng cũng có mấy gia đình con cái ai cũng có công ăn việc làm, đến ngày giỗ không có thì giờ để qui tụ về thực hiện cái tập quán cổ truyền này.

Hầu hết những lý do phản đối là muốn giữ truyền thống Tết vào ngày âm lịch vì chỉ có ngày ấy mới có cái thời tiết và không gian đúng cho Tết, và vì ông bà ta đã ăn Tết như thế từ bao đời nay, kể cả trồng lúa cũng theo âm lịch, không thể thay đổi được.

Nhiều hoạt động ngày nay hiện đại hơn, tiến bộ hơn thời ông bà xa xưa, như trồng lúa chẳng hạn. Ngày nay nông dân chuộng các giống ngắn ngày năng suất cao gấp 3-4 lần giống cổ truyền, trồng 2-3 vụ/năm thay vì chỉ 1 vụ/năm. Một lý do khác là cần có thời gian nghỉ dài lâu để về sum họp với gia đình.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/04/SotaydulichKhongkhidonchaonammoi201304.jpg

Độc giả Thinh (Australia) cho biết “ở nước ngoài người ta nghỉ lễ nhiều hơn Việt Nam và có 4 tuần phép và 10 ngày cá nhân…” thì theo luật lao động của chúng ta người lao động vẫn hưởng được tháng nghỉ thường niên, trừ người ăn lương công nhật.

Các quốc gia đều có ngày lễ riêng của họ thì họ cứ nghỉ ngày ấy chứ đâu nghỉ dài lê thê. Thực ra nghỉ Tết đối với công nhân, viên chức đâu đến 10 ngày, nhưng trong thực tế thì khác.

Nhà báo Bút Bi trong mục “Chuyện thường ngày” của báo Tuổi trẻ ngày 14/02/2005 (trùng hợp với bài “Tết Hội nhập” của tôi trong mục “Chào buổi sang” trên báo Thanh Niên ngày hôm đó) đã viết:

“Chơi có... mươi ngày!

- Chúc mừng năm mới! Chúc mừng! - Chúc mừng. Ngày làm việc đầu tiên

sau tết, khởi động nhanh, mau nóng máy nhé!

- Vội gì, làm cả năm! Vẫn còn “mùng”, lai rai tí chút thưởng xuân, vui tết.

- Hết tết sớm rồi lại tết muộn. Cái thói ăn tết hết mùng quá xưa rồi!

- Đâu phải mình tôi. Ông cứ thử làm một vòng xem khối người vẫn còn đủng đỉnh. Ngày đầu năm, vào cơ quan chúc tết rồi... họp mặt, gầy sòng. Công văn giấy tờ cứ để đó, dân chờ, chờ chán rồi... cũng về ăn tết tiếp thôi...

- Đúng là màn “kịch tết” năm nào cũng vậy! Năm nay, ăn tết đến... mùng 6 mà vẫn chưa ngán sao? Trước tết đã náo nức, nôn nao, tranh thủ chợ tết, sau tết lại đủng đa đủng đỉnh, lai rai “nâng lên hạ xuống”. Coi như mất đứt nửa tháng cho tết, công việc rề rà như thế, làm sao... tăng trưởng cho nổi hở ông?

- Lo chi chuyện tăng trưởng! Tháng giêng là tháng ăn chơi, vậy mà chơi có mươi ngày, ông đã nói!”

Mặt khác, các ý kiến ủng hộ lần này có nhiều lý do rất thuyết phục. Một số ý kiến rất đáng suy gẫm đã đến từ độc giả Trần Bình Minh là “cho nghỉ Tết hẳn 7 ngày theo dương lịch, và đến ngày Tết âm lịch thì chỉ nghỉ 1 ngày” rất phù hợp với quan điểm của GS-TS, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lao động Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương.

Ông đề xuất “nên nghỉ Tết dương lịch với thời gian như nghỉ Tết âm lịch hiện nay (từ 26/12 đến 4/1), và nghỉ Tết âm lịch như nghỉ Tết dương lịch hiện nay (khoảng 2 ngày là đủ). Tất cả các hoạt động chào mừng năm mới, lễ họi truyền thống... vẫn tiếp tục gìn giữ và phát huy.

“Nhật Bản điển hình là quốc gia gìn giữ được bản sắc đất nước mình. Trước kia họ cũng ăn Tết Âm, nhưng họ đã thay đổi chuyển sang ăn Tết Dương lịch lâu rồi. Rất mong các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan chức năng quan tâm ý kiến của chúng tôi.” – Ông Nguyễn Anh Trí viết.

Độc giả quangtrungland thì cho rằng “Bây giờ là thời hiện đại rồi, đất nước cần phải thay đổi và muốn thay đổi được quốc gia mau chóng thì tư duy chúng ta cũng nên có cái nhìn thoáng hơn. Chúng ta không phủ nhận truyền thống nhưng chúng ta không thể cứ ôm mãi lịch sử mà sống. Chúng ta cần phải hành động và thay đổi nhiều hơn nữa.”

Tôi rất cảm kích nhiệt tình của quí độc giả đã tham gia ý kiến làm rõ thêm ý nghĩa của việc ăn Tết theo ngày dương lịch. Chúng tôi nghĩ là khi xã hội tiến lên con người cũng sẽ tiến theo xã hội, những tập quán truyền thống dân tộc sẽ vẫn được giữ mãi nhưng chắc chắn dưới hình thức hiện đại hơn cho phù hợp cuộc sống văn hóa cải tiến.
Bọn ở quê tôi hay nói "Đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm" trong trường hợp này là hoàn toàn "không đúng"... ha ha ;)

Conan
20-01-2013, 10:19 PM
"Một năm có 365 ngày, chúng ta làm tốt 360 ngày, còn 5 ngày nên để dành cho gia đình, cho tổ tiên, cho những phong tục tập quán truyền thống của dân tộc" - NSƯT Chí Trung phản đối luận điểm ăn tết Ta theo tết Tây của GS Võ Tòng Xuân.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/17/chitrung-41_1.jpg

"Từ ngày ấu thơ, tôi đã nhớ mãi hương vị ngày tết với “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”, với “cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.

Hội nhập là xu thế tất yếu của bất cứ một quốc gia nào, và Việt Nam cũng vậy, chúng ta phải mở cửa để đón những luồng tư tưởng mới, những phương cách làm ăn hiện đại.

Nhưng dù có hội nhập thế nào, có tân tiến đến đâu, cái cốt lõi, theo tôi thì chúng ta vẫn cần phải giữ là phong tục tập quán truyền thống ngàn đời, những nét văn hóa đặc sắc đậm đà bản sắc dân tộc mà cha ông phải mất hàng ngàn năm máu xương gìn giữ.

Trên thế giới chỉ có một Việt Nam, và chỉ có một những nét hồn cốt đặc trưng không trộn lẫn với bất cứ một quốc gia nào ăn sâu bám rễ trong tâm trí mỗi người dân bao đời nay.

Chúng ta xuất phát điểm từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước, dù có công nghiệp hóa đến đâu cũng không thể nhổ hết lúa đi để xây nhà cao tầng, không thể để đô thị hóa xâm lấn hoàn toàn nông thôn, để rồi biết đâu từ một nước xuất khẩu lúa gạo chúng ta sẽ trở thành một nước phải đi nhập khẩu lương thực. Tất cả những cái đó chúng ta đều phải trả giá.

Với cá nhân tôi, tôi ủng hộ việc chúng ta giữ nguyên việc đón Tết như hiện nay, nghỉ Tết dương lịch một ngày và nghỉ Tết âm lịch dài ngày hơn.

GS Võ Tòng Xuân nói rằng việc đón Tết cổ truyền theo dương lịch vừa giữ được tập quán Tết cổ truyền, vừa ít bỏ lỡ cơ hội nắm bắt đối tác kinh doanh, giao thương với nước ngoài. Nhưng tôi nghĩ, một năm có 365 ngày, chúng ta làm tốt 360 ngày, còn 5 ngày chúng ta để dành cho gia đình, cho tổ tiên, cho những phong tục tập quán truyền thống đẹp đẽ bao đời của dân tộc thì sẽ hợp lý.

Cái đáng bàn hơn ở đây là chúng ta đang lãng phí thời gian bởi không sử dụng nó một cách hiệu quả, tính cách căn cốt của chúng ta là căn cốt người nông dân, chưa thay đổi phong cách làm việc hiệu quả như nhiều nước tiên tiến trên thế giới, nếu có thay đổi thì phải thay đổi tư duy làm việc đó, chứ không phải vài ba ngày nghỉ.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/17/IMG0134_3.jpg

Tôi nghĩ rằng phương Tây họ thích tới Việt Nam du lịch, họ tôn trọng những giá trị và bản sắc riêng của chúng ta khi họ được đi giữa miền Bắc lạnh ngắt chúm chím hoa đào, khi đi giữa phương Nam ấm áp rực rỡ và rợp trời sắc hoa, sắc xuân trong ngày Tết đặc trưng như thế, chứ họ không đến Việt Nam để tìm một cái Tết giống hệt của họ.

Điều thứ hai GS nói là ăn Tết theo dương lịch sẽ ít mất thời giờ của nông dân (đại bộ phận người dân) dành chăm sóc lúa đông-xuân, vụ lúa tiềm năng cao nhất trong năm.

Nếu tôi không nhầm, một năm đất nước ta có khoảng 5000 lễ hội, nước ta thuộc diện nước nghèo mà lễ hội nhiều nhất thế giới. Đó mới là cái đáng bàn, chúng ta đang lãng phí quá nhiều thời gian cho lễ hội, chứ không phải cho một vài ngày tết.

Văn hóa là tốt, lễ hội nhảy múa hát ca là tốt, kích cầu là tốt nhưng phải biết giới hạn và tiết chế, đó mới là điều nên bàn.

Lễ hội nằm trong tâm mỗi người chứ không phải sự hoành tráng, không phải hình thức bên ngoài. Tất cả chúng ta xuống đồng cấy lúa nước cũng là lễ hội chứ không phải lên chùa nhảy múa tưng bừng mới là lễ hội.

Còn một vài ngày Tết, hãy để người nông dân nghỉ ngơi sau những ngày mùa mệt nhọc với ruộng đồng, với con trâu, cái cày.

Nếu GS Võ Tòng Xuân nói rằng học sinh và sinh viên có thời khóa biểu học tập và thi học kỳ một cách hợp lý, không gượng ép nghỉ theo âm lịch, do đó không phí thời gian học hành khi chúng ta ăn tết theo dương lịch, thì có lẽ, nhiều người sẽ nghĩ khác.

Nếu có thể, hãy quan tâm tới việc cải cách giáo dục, tôi nghĩ hẳn GS cũng đau xót khi nền giáo dục của chúng ta luôn đi chậm hơn và luôn đi sau thế giới.

Còn một vài ngày nghỉ Tết, hãy để những người sinh viên cả năm miệt mài đèn sách nơi thành phố được háo hức về với gia đình, với làng quê, với những gì thân thuộc, để họ thấy yêu mến hơn nơi mình sinh ra và khi ra đi, sẽ là quyết tâm và hoài bão lớn hơn.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/17/cho_tet_2_2.jpg

GS cũng nói rằng việc ăn Tết theo dương lịch sẽ giảm tình trạng nhậu nhẹt và đánh bạc, nhưng xin thưa, với những người đã hay nhậu nhẹt và đánh bạc thì ngày nào cũng là Tết, công an vẫn bắt được những ổ cờ bạc lớn cho dù đó là ngày nào trong năm.

Còn nếu đã tận dụng ngày nghỉ để nhậu nhẹt, bài bạc, thì Tết dương hay Tết âm cũng vậy cả, cái này chúng ta nên quy về ý thức của mỗi người, GS khoan lo, vì mỗi người làm chủ thể cho riêng mình, không ai có thể làm hộ được.

Việc chuyển sang ăn Tết theo dương lịch cũng không hẳn chấm dứt nhiều ngày nghỉ lãng phí. Đúng là chúng ta nghỉ tết trong khi đó là những ngày các nước phương Tây vẫn làm việc bình thường, nhưng tôi nghĩ rằng, cái nên bàn là làm sao tăng hiệu suất lao động, làm sao kích thích hạt nhân cảm xúc trong mỗi người phát tác, để dù chỉ làm việc 4 ngày, 5 ngày vẫn bằng hiệu suất 7 ngày.

Một vài ngày Tết để cả gia đình quây quần bên nhau sau một năm mỗi người một phương làm ăn nơi chân trời góc bể, để con cái được ở bên cha mẹ, ông bà, để mỗi người được về lại nơi chôn rau cắt rốn, được thấy lại những phong tục tập quán ngàn đời, được sống trong không khí và hồn cốt thiêng liêng của dân tộc, thì một vài ngày nghỉ, liệu có đáng để bàn?

Tôi nghĩ rằng những lý lẽ mà GS Võ Tòng Xuân đưa ra không sai, tôi tôn trọng những ý kiến đó, nhưng có lẽ GS đưa ra là để chúng ta bàn bạc, cùng đưa ra quan điểm của riêng mình. Và với cá nhân tôi thấy nó chưa phù hợp trong thời đại hiện nay, khi mà mọi thứ đều lao vun vút tăng tốc theo xu hướng hiện đại, chỉ còn những giá trị truyền thống là kéo chúng ta lại với gia đình, với tổ tiên.

thieugia
21-01-2013, 04:01 AM
"Một năm có 365 ngày, chúng ta làm tốt 360 ngày, còn 5 ngày nên để dành cho gia đình, cho tổ tiên, cho những phong tục tập quán truyền thống của dân tộc" - NSƯT Chí Trung phản đối luận điểm ăn tết Ta theo tết Tây của GS Võ Tòng Xuân.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/17/chitrung-41_1.jpg

"Từ ngày ấu thơ, tôi đã nhớ mãi hương vị ngày tết với “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”, với “cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.

Hội nhập là xu thế tất yếu của bất cứ một quốc gia nào, và Việt Nam cũng vậy, chúng ta phải mở cửa để đón những luồng tư tưởng mới, những phương cách làm ăn hiện đại.

Nhưng dù có hội nhập thế nào, có tân tiến đến đâu, cái cốt lõi, theo tôi thì chúng ta vẫn cần phải giữ là phong tục tập quán truyền thống ngàn đời, những nét văn hóa đặc sắc đậm đà bản sắc dân tộc mà cha ông phải mất hàng ngàn năm máu xương gìn giữ.

Trên thế giới chỉ có một Việt Nam, và chỉ có một những nét hồn cốt đặc trưng không trộn lẫn với bất cứ một quốc gia nào ăn sâu bám rễ trong tâm trí mỗi người dân bao đời nay.

Chúng ta xuất phát điểm từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước, dù có công nghiệp hóa đến đâu cũng không thể nhổ hết lúa đi để xây nhà cao tầng, không thể để đô thị hóa xâm lấn hoàn toàn nông thôn, để rồi biết đâu từ một nước xuất khẩu lúa gạo chúng ta sẽ trở thành một nước phải đi nhập khẩu lương thực. Tất cả những cái đó chúng ta đều phải trả giá.

Với cá nhân tôi, tôi ủng hộ việc chúng ta giữ nguyên việc đón Tết như hiện nay, nghỉ Tết dương lịch một ngày và nghỉ Tết âm lịch dài ngày hơn.

GS Võ Tòng Xuân nói rằng việc đón Tết cổ truyền theo dương lịch vừa giữ được tập quán Tết cổ truyền, vừa ít bỏ lỡ cơ hội nắm bắt đối tác kinh doanh, giao thương với nước ngoài. Nhưng tôi nghĩ, một năm có 365 ngày, chúng ta làm tốt 360 ngày, còn 5 ngày chúng ta để dành cho gia đình, cho tổ tiên, cho những phong tục tập quán truyền thống đẹp đẽ bao đời của dân tộc thì sẽ hợp lý.

Cái đáng bàn hơn ở đây là chúng ta đang lãng phí thời gian bởi không sử dụng nó một cách hiệu quả, tính cách căn cốt của chúng ta là căn cốt người nông dân, chưa thay đổi phong cách làm việc hiệu quả như nhiều nước tiên tiến trên thế giới, nếu có thay đổi thì phải thay đổi tư duy làm việc đó, chứ không phải vài ba ngày nghỉ.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/17/IMG0134_3.jpg

Tôi nghĩ rằng phương Tây họ thích tới Việt Nam du lịch, họ tôn trọng những giá trị và bản sắc riêng của chúng ta khi họ được đi giữa miền Bắc lạnh ngắt chúm chím hoa đào, khi đi giữa phương Nam ấm áp rực rỡ và rợp trời sắc hoa, sắc xuân trong ngày Tết đặc trưng như thế, chứ họ không đến Việt Nam để tìm một cái Tết giống hệt của họ.

Điều thứ hai GS nói là ăn Tết theo dương lịch sẽ ít mất thời giờ của nông dân (đại bộ phận người dân) dành chăm sóc lúa đông-xuân, vụ lúa tiềm năng cao nhất trong năm.

Nếu tôi không nhầm, một năm đất nước ta có khoảng 5000 lễ hội, nước ta thuộc diện nước nghèo mà lễ hội nhiều nhất thế giới. Đó mới là cái đáng bàn, chúng ta đang lãng phí quá nhiều thời gian cho lễ hội, chứ không phải cho một vài ngày tết.

Văn hóa là tốt, lễ hội nhảy múa hát ca là tốt, kích cầu là tốt nhưng phải biết giới hạn và tiết chế, đó mới là điều nên bàn.

Lễ hội nằm trong tâm mỗi người chứ không phải sự hoành tráng, không phải hình thức bên ngoài. Tất cả chúng ta xuống đồng cấy lúa nước cũng là lễ hội chứ không phải lên chùa nhảy múa tưng bừng mới là lễ hội.

Còn một vài ngày Tết, hãy để người nông dân nghỉ ngơi sau những ngày mùa mệt nhọc với ruộng đồng, với con trâu, cái cày.

Nếu GS Võ Tòng Xuân nói rằng học sinh và sinh viên có thời khóa biểu học tập và thi học kỳ một cách hợp lý, không gượng ép nghỉ theo âm lịch, do đó không phí thời gian học hành khi chúng ta ăn tết theo dương lịch, thì có lẽ, nhiều người sẽ nghĩ khác.

Nếu có thể, hãy quan tâm tới việc cải cách giáo dục, tôi nghĩ hẳn GS cũng đau xót khi nền giáo dục của chúng ta luôn đi chậm hơn và luôn đi sau thế giới.

Còn một vài ngày nghỉ Tết, hãy để những người sinh viên cả năm miệt mài đèn sách nơi thành phố được háo hức về với gia đình, với làng quê, với những gì thân thuộc, để họ thấy yêu mến hơn nơi mình sinh ra và khi ra đi, sẽ là quyết tâm và hoài bão lớn hơn.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/17/cho_tet_2_2.jpg

GS cũng nói rằng việc ăn Tết theo dương lịch sẽ giảm tình trạng nhậu nhẹt và đánh bạc, nhưng xin thưa, với những người đã hay nhậu nhẹt và đánh bạc thì ngày nào cũng là Tết, công an vẫn bắt được những ổ cờ bạc lớn cho dù đó là ngày nào trong năm.

Còn nếu đã tận dụng ngày nghỉ để nhậu nhẹt, bài bạc, thì Tết dương hay Tết âm cũng vậy cả, cái này chúng ta nên quy về ý thức của mỗi người, GS khoan lo, vì mỗi người làm chủ thể cho riêng mình, không ai có thể làm hộ được.

Việc chuyển sang ăn Tết theo dương lịch cũng không hẳn chấm dứt nhiều ngày nghỉ lãng phí. Đúng là chúng ta nghỉ tết trong khi đó là những ngày các nước phương Tây vẫn làm việc bình thường, nhưng tôi nghĩ rằng, cái nên bàn là làm sao tăng hiệu suất lao động, làm sao kích thích hạt nhân cảm xúc trong mỗi người phát tác, để dù chỉ làm việc 4 ngày, 5 ngày vẫn bằng hiệu suất 7 ngày.

Một vài ngày Tết để cả gia đình quây quần bên nhau sau một năm mỗi người một phương làm ăn nơi chân trời góc bể, để con cái được ở bên cha mẹ, ông bà, để mỗi người được về lại nơi chôn rau cắt rốn, được thấy lại những phong tục tập quán ngàn đời, được sống trong không khí và hồn cốt thiêng liêng của dân tộc, thì một vài ngày nghỉ, liệu có đáng để bàn?

Tôi nghĩ rằng những lý lẽ mà GS Võ Tòng Xuân đưa ra không sai, tôi tôn trọng những ý kiến đó, nhưng có lẽ GS đưa ra là để chúng ta bàn bạc, cùng đưa ra quan điểm của riêng mình. Và với cá nhân tôi thấy nó chưa phù hợp trong thời đại hiện nay, khi mà mọi thứ đều lao vun vút tăng tốc theo xu hướng hiện đại, chỉ còn những giá trị truyền thống là kéo chúng ta lại với gia đình, với tổ tiên.

Chỉ là nghệ sĩ nhưng nhận thức rất tinh tế và sâu sắc.

Conan
21-01-2013, 11:14 AM
“Chúng ta đừng dại mà tiêu diệt văn hóa, những nét khác biệt của dân tộc mình. Ở một góc độ nào đó, văn hóa cũng làm ra kinh tế”.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/10/anh4.jpg

PGS-TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận Xã hội (Viện Xã hội học).

PGS,TS Trịnh Hòa Bình khẳng định:"Chúng ta chẳng gán ghép Tết ta theo Dương lịch được đâu. Không thể đưa cái tư duy “hiện đại” đó mà nhồi ép được bởi điều đó còn phụ thuộc vào tính sẵn sàng của cả cộng đồng"

Tất nhiên ý kiến của ông Võ Tòng Xuân cũng có cái hay vì nếu ăn Tết cổ truyền theo Tết Tây, chúng ta sẽ tiết kiệm được nguồn lực, tận dụng được rất nhiều cơ hội trong quan hệ hợp tác đầu tư, kinh doanh rồi thế này thế kia.

Tôi hoàn toàn đồng tình là nên hạn chế việc ăn chơi, nhảy múa quá dài ngày vì nghỉ tới 9 – 10 ngày dịp tết âm lịch thì sẽ nhão hết, chả đâu vào đâu cả, thậm chí còn gây bất tiện cho người dân.

Tuy nhiên, chẳng nên gộp hai cái Tết lại thành một làm gì vì tối thiểu 3 lý do sau:

Thứ nhất, tiết trời của chúng ta, không gian xã hội của Việt Nam khác hoàn toàn với trời Âu. Người ta vẫn nói:

Tháng giêng là tháng ăn chơi,

Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà.

Có thể thấy từ lâu người Việt đã quan niệm tháng giêng là tháng hội hè, ăn chơi. Tôi đồng ý, thích gộp thì gộp, nhưng sau đó người dân người ta lại vẫn xin nghỉ phép để hưởng cái tiết xuân đó thì có gộp cũng vô ích.

Tôi nghĩ đây là hai chuyện hoàn toàn khác nhau và nó gắn liền với văn hóa của dân tộc. Như chúng ta vẫn thường nói, văn hóa gắn liền với sự phát triển. Theo quan điểm của tôi, chuyện nào đi chuyện đấy. Chúng ta đừng có nghĩ quá cực đoan, theo Tây tất cả mọi cái sẽ chẳng ra đâu vào đâu cả.

Thứ hai, tết cổ truyền vốn là nét văn hóa đặc sắc của người Việt. Đặc trưng tính cách con người Việt Nam cũng khác với người phương Tây. Thế nên, bỏ là bỏ thế nào được?!

Dịp tết cổ truyền ở Việt Nam có nhiều phong tục tập quán, phần lớn là mỹ tục, không phải những hủ tục, tục lệ dở ẹc. Mà đã là mỹ tục chúng ta phải bảo lưu, phát triển thậm chí khôi phục. Những cái đó đang hay ho thì có gì phải dập bỏ?

Thứ ba, như tôi đã nói, không phải cái gì học theo Tây cũng tốt.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/10/anh5_1.jpg

Trong số các vị giáo sư, tiến sĩ từng nêu quan điểm ủng hộ ăn Tết cổ truyền theo Tết Tây trên báo điện tử VTC News, có vị cho rằng, trong khi chúng ta vui Tết bên dưa hành và bánh chưng, bánh tét, bên chén tạc chén thù đến nhức cả đầu thì những đối tác của ta lại đang làm việc bình thường, và các dịp may trong thương trường quốc tế không thể chờ ta ăn Tết xong, mà chúng sẽ lọt vào tay những ai đáp ứng trước.

Thậm chí vị đó còn nhấn mạnh: “Trong thời hội nhập kinh tế thế giới, nếu Việt Nam tiếp tục ăn Tết theo âm lịch thì đương nhiên chúng ta hưởng hai lần nghỉ Tết, tổng cộng ít nhất 3 tuần lễ nghỉ.

Chúng ta biết trên thương trường quốc tế, chỉ hơn thua nhau vài phút là có thể giật lấy hoặc bỏ rơi cơ hội mang về những lợi ích quan trọng. Nếu vì mải mê ăn Tết mà để lỡ cơ hội thì cơ quan sẽ bị thiệt thòi hoặc bỏ lỡ nhiều cơ hội làm giàu”.

Đấy là các vị đó nói thế chứ có chắc người ta lao vào làm giàu không? Các doanh nghiệp vẫn tranh thủ đi chúc tết đấy chứ. Các doanh nhân vẫn đắm chìm trong văn hóa Việt đấy chứ, chứ có phải sự thật là như thế đâu?!

Theo tôi, đó chỉ là quan điểm của một vài nhà chính trị, nhà văn hóa đã già, hoặc đã về hưu thôi chứ còn người khác người ta có nghĩ thế đâu.

Chuyện làm giàu hay làm nghèo đất nước, chúng ta phải có tính toán cẩn thận trên tư duy chính trị của các nhà khoa học tự nhiên chứ để mấy nhà văn hóa nói chung chung thế thì sao có thể tin được. Không có gì đảm bảo họ đúng cả!

Chưa kể, ở một góc độ nào đó, văn hóa cũng ra kinh tế chứ đâu phải chỉ có các lĩnh vực như khoa học kĩ thuật mới ra tiền. Chẳng qua chúng ta chưa kéo được thiên hạ vào, chưa làm thế nào để bạn bè trên thế giới tới Việt Nam vào dịp tết cổ truyền để xem chúng ta đón tết như xem một thứ “của lạ” thôi. Phải thú thực là chúng ta chưa biết làm như thế nào để thu được bộn tiền từ nét văn hóa đẹp đó.

Cái quan trọng là rào cản về mặt tâm lý xã hội: Người dân có sẵn sàng hay không? Mà điều này không hề phụ thuộc vào mức độ dân trí của người dân và sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa của nền kinh tế như GS. Đặng Hùng Võ đã nói hay khi chúng ta đạt được một trình độ văn minh nào đó.

Nếu nét văn hóa đó chúng ta vẫn thấy hay, thấy đẹp thì cứ bảo lưu. Nếu chúng ta xác định tới một lúc nào đó chúng ta như thiên hạ chứng tỏ ta thừa nhận thua thiên hạ rất nhiều.

Trên thực tế, văn hóa ở mỗi nước một khác và nó không phụ thuộc vào trình độ văn minh. Mấy cái trò như cờ bạc, rượu chè…có được kích hoạt, đẩy mạnh không phụ thuộc vào dịp ăn chơi nhảy múa như tết âm lịch mà nó ở bản tính mỗi con người.

Tóm lại, theo tôi, chúng ta đừng có dại mà tiêu diệt văn hóa, những nét khác biệt của dân tộc mình.

Conan
21-01-2013, 11:31 AM
AHLĐ, GS-TS Nguyễn Anh Trí tiếp tục bảo vệ quan điểm của GS-TS Võ Tòng Xuân đề xuất ăn Tết cổ truyền theo dương lịch để hội nhập tốt hơn với khẳng định 'đừng sợ mất bản sắc'.


http://skds3.vcmedia.vn/DGLcjEtCi7V4PUO35EGZceYAXCoe9f/Image/2012/07/26bDSC05485_6a164.JPG

Đề xuất của GS-TS Võ Tòng Xuân ăn tết ta theo dương lịch, tiếp tục nhận được nhiều ý kiến trao đổi. Xin giới thiệu bài viết của GS-TS Nguyễn Anh Trí, Anh hùng lao động, Viện trưởng viện Huyết học – Truyền máu TW.

GS-TS Nguyễn Anh Trí viết: Qua theo dõi những ý kiến comment, chúng tôi thấy những ý kiến phản đối tập trung chủ yếu nhất là sợ bị đánh mất bản sắc dân tộc, sợ bị Tây hóa. Dù có thể dưới cách biểu thị từ tốn, bình tĩnh hoặc dưới cách biểu thị bực bội, nóng nảy, tôi nghĩ tất cả ý kiến các quý vị đều có lý và thể hiện tình cảm sâu sắc với dân tộc, với đất nước.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/09/manguqua.jpg

Xin được trân trọng cảm ơn! Như vậy chúng ta cùng chung tình cảm đấy chứ! Tuy nhiên, tôi xin phép được bàn luận thêm như sau:

1. Chúng tôi đề xuất nghỉ dài hơn vào Tết dương lịch (vào dịp từ 26-12 đến 5-1 năm sau), còn nghỉ Tết âm lịch ngắn hơn, (vào dịp từ 30 tháng Chạp đến mùng 1 hoặc 2 tháng Giêng). Cần lưu ý là chúng tôi dùng từ “vào dịp” và có nói là dài ngắn mấy ngày là do Nhà nước quy định cho hợp lý.

Năm nay chúng ta đang được nghỉ làm 2 lần: Tết dương 4 ngày và Tết âm 9 ngày kể cả nghỉ bù. Đề xuất của chúng tôi cũng như vậy, chỉ khác về số ngày nghỉ Tết âm và nghỉ Tết dương là khác với cách nghỉ Tết hiện nay.

2. Chúng tôi cũng đề nghị không bỏ đi, mà phải giữ gìn, phát huy tất cả những gì thuộc về “cổ truyền” của chúng ta, như các ngày giỗ chạp của gia đình, dòng họ, làng xã, ngày Giỗ tổ Hùng Vương…tất cả đều diễn ra bình thường.

Đón giao thừa vào Tết âm, hay Tết dương tùy theo từng gia đình, miễn sao đầm ấm, linh thiêng là được. Tết ông Công, ông Táo xin cứ làm đúng ngày 23 tháng Chạp (lâu nay các mẹ, các chị vẫn làm mà có phải đợi Nhà nước cho nghỉ đâu nào!).

3. Có ý kiến cho rằng, dịp Tết dương lịch chưa có tiết Xuân? Tôi không là chuyên gia về vấn đề này, nhưng tôi thấy “tiết Xuân” là một khái niệm rộng. Nó khác nhau ở từng quốc gia, từng vùng miền, và cả với từng năm nữa.

Lịch thì có ghi một ngày nào đó cố định, nhưng trên thực tế nhìn vào cây cối: Có năm ra hoa chính xác, có năm muộn hơn, có năm sớm hơn. Xin cứ xem cây nhãn, cây vải, cây cau, cây khế… thân thuộc ngay trong vườn nhà mình mà xem.

Người miền Bắc sợ không có cái rét tháng Giêng, sợ nấu thịt đông không được… Xin thưa, năm nào mà ở miền Bắc không lạnh vào từ đêm Noel! Ví dụ năm nay, Tết dương lịch miền Bắc lạnh lắm rồi đấy chứ.

Bây giờ tôi ngồi viết những dòng chữ này, chưa đến Tết âm lịch mà miền Bắc đã lạnh từ 15 đến 5 độ đây này. Còn thịt đông, tôi thấy bây giờ không đợi đến Tết mới có; mà do biết cách nấu và có tủ lạnh thì hầu như lúc nào cũng nấu được đấy thôi!

Mặt nữa, tiết xuân thì chủ yếu là thụ hưởng qua cảm nhận từ sắc trời, cây cối, hoa lá, gương mặt người, hình ảnh của quê hương, đất nước… Tất cả những cái đó đều thực hiện được khi đang làm công việc khác. (Có ai ngồi một chỗ nào đó để ngắm và thụ hưởng “tiết Xuân” suốt vài ngày đâu!).

Còn hoa đào, hoa mai? Ai cũng thấy, không phải năm nào cây cũng nở đúng vào dịp Tết âm lịch! Với lại bằng kỹ thuật bây giờ, những người trồng hoa có thể cho hoa nở vào bất cứ dịp nào mình muốn cơ mà!


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/09/mungtuoicu.jpg

4. Có một ý kiến rất hay, cho rằng cần phân biệt 2 khái niệm “nghỉ Tết” và “ăn Tết”. Đây là 2 khái niệm mà chúng ta cần thấy có thể xảy ra đồng thời, có thể xảy ra không đồng thời.

Trước đây, đất nước còn khó khăn, kinh tế còn hạn hẹp, nên thông thường chỉ ăn Tết khi nghỉ Tết. Còn nay thì nhiều gia đình đã ăn (như) Tết ngay cả những ngày không phải là Tết.

Cụ thể như bánh chưng, bánh tét, mứt gừng… lúc nào mà không có? Như vậy thì vấn đề này không còn là quá lớn nữa rồi! Mặt nữa, có lẽ nên đưa thêm những khái niệm không mới nhưng có lúc chúng ta không chú ý, đó là “thưởng thức Xuân” và“chơi Xuân” nữa.

Những năm qua, với sự phát triển của dân trí, nhân dân ta đã biết thưởng thức Xuân hơn, và nhờ sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước nên chúng ta cũng có nhiều thời gian để chơi Xuân hơn. Chỉ mong sao khi chơi Xuân nhớ bảo vệ sức khỏe đừng lãng phí thời gian.

5. Có ý kiến cho rằng “…tại sao không nghĩ cách để Tết cổ truyền của Việt Nam được quảng bá ra thế giới”. Đây là một ý kiến mới và rất táo bạo! Tôi nghĩ, nếu mình giữ gìn được, nếu chúng ta biết cách phát huy, làm đẹp nó lên bằng những hoạt động có giá trị văn hóa… biết đâu có ngày được UNESCO đồng ý đấy chứ!

Năm qua, chúng ta rất vui vì “tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã được công nhận là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Chúng ta có quyền hy vọng điều tương tự nếu làm tốt việc giữ gìn và phát huy bản sắc của Tết âm lịch Việt Nam ta!

6. Cũng cần nói thêm, tôi hiểu sâu sắc sự bức xúc của một số người khi nêu ra vấn đề này: vì sự thay đổi đó làm thay đổi một số truyền thống, những thói quen, những hành vi của chúng ta. Ít hay nhiều là tùy người, tùy gia đình, tùy dòng họ… Và cũng xin tiết lộ thật là, điều đó cũng có ảnh hưởng ngay cả cho bản thân tôi, vì ngày giỗ hai cụ thân sinh tôi cũng đúng dịp Tết âm lịch!.

Tuy nhiên, nếu bình tĩnh nghĩ lại, đâu là lợi ích đại cục của một quốc gia, của sự phát triển mang lại no ấm, phồn vinh cho đất nước thì tôi tin rằng chúng ta sẽ sẵn sàng vào cuộc, sẵn sàng thay đổi.

Vậy cho phép tôi nói lại, chúng tôi chỉ đề xuất ý kiến điều chỉnh về thời gian để phù hợp với xu thế hiện tại và nhằm để hội nhập cho đất nước phát triển thôi. Và qua phân tích ở trên cho thấy chúng ta có đủ điều kiện để không đánh mất bản sắc dân tộc.

Chúng ta hoàn toàn có niềm tin rằng, khi đất nước trở nên mạnh giàu hơn, với tình cảm sâu nặng về bản sắc dân tộc, như các quý vị bày tỏ, thì bản sắc ngày Xuân Việt Nam chắc chắn sẽ được bảo tồn hơn và sẽ trở nên đẹp hơn bao giờ hết.

GS-TS Nguyễn Anh Trí

taothao
21-01-2013, 01:08 PM
1. Chúng tôi đề xuất nghỉ dài hơn vào Tết dương lịch (vào dịp từ 26-12 đến 5-1 năm sau), còn nghỉ Tết âm lịch ngắn hơn, (vào dịp từ 30 tháng Chạp đến mùng 1 hoặc 2 tháng Giêng). Cần lưu ý là chúng tôi dùng từ “vào dịp” và có nói là dài ngắn mấy ngày là do Nhà nước quy định cho hợp lý.

Năm nay chúng ta đang được nghỉ làm 2 lần: Tết dương 4 ngày và Tết âm 9 ngày kể cả nghỉ bù. Đề xuất của chúng tôi cũng như vậy, chỉ khác về số ngày nghỉ Tết âm và nghỉ Tết dương là khác với cách nghỉ Tết hiện nay.

GS-TS Anh Trí đề cập vấn đề và bao biện thật luẩn quẩn. Nghỉ Tết Ta 2-3 ngày, nghỉ Tết Tây 10-11 ngày (như bác Anh Trí gợi ý): thưa Bác – điều này rõ ràng là "Bức tử" Tết Ta theo Tết Tây! Dù bác có dùng từ vòng vo thế nào đi chăng nữa vẫn là “ngụy biện” để bảo vệ quan điểm của bác.


2. Chúng tôi cũng đề nghị không bỏ đi, mà phải giữ gìn, phát huy tất cả những gì thuộc về “cổ truyền” của chúng ta, như các ngày giỗ chạp của gia đình, dòng họ, làng xã, ngày Giỗ tổ Hùng Vương…tất cả đều diễn ra bình thường.

Đón giao thừa vào Tết âm, hay Tết dương tùy theo từng gia đình, miễn sao đầm ấm, linh thiêng là được. Tết ông Công, ông Táo xin cứ làm đúng ngày 23 tháng Chạp (lâu nay các mẹ, các chị vẫn làm mà có phải đợi Nhà nước cho nghỉ đâu nào!).

Thưa GS-TS Anh Trí, các Cụ nhà ta có câu: danh chính ngôn thuận. Tết Cổ truyền của Dân Tộc vào Tiết Lập Xuân là “Danh chính”, những lễ hội dân tộc mà bác liệt kê ở trên đều dựa vào đó để “ngôn thuận” đấy bác ợ. Bác đòi bỏ Danh Chính thì lấy đâu ra Ngôn Thuận. Trước nói “bỏ” sau nói “giữ gìn”: thưa bác, dựa vào đâu để giữ gìn? Bác chặt Gốc rồi lại bắt phải đơm hoa kết trái. Chắc bác đang “mơ” chăng. Thật đúng là “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

Bác nghĩ một mà không muốn suy xét hai. Bác nói “tùy … miễn sao..”. Thưa bác, Dân tộc ta có cội có nguồn, văn hóa-phong tục-tập quán được gây dựng hàng ngàn năm mà hội tụ… chứ có phải từ trên trời rơi xuống đâu? Có cội có nguồn hẳn hoi mà bác lại “tùy” tiện như vậy được - để đạt được cái mà bác gọi là “miễn sao”. Dân Việt chúng Tôi có gốc có rễ chứ có phải loại du mục, tha phương cầu thực, cầu bơ cầu bất; là một Dân tộc và Quốc gia độc lập với niềm tự hào thiêng liêng từ trong máu thịt từ ngàn đời… Sao GS-TS Anh Trí tùy tiện phán xét như thế.


3. Có ý kiến cho rằng, dịp Tết dương lịch chưa có tiết Xuân? Tôi không là chuyên gia về vấn đề này, nhưng tôi thấy “tiết Xuân” là một khái niệm rộng. Nó khác nhau ở từng quốc gia, từng vùng miền, và cả với từng năm nữa.

Lịch thì có ghi một ngày nào đó cố định, nhưng trên thực tế nhìn vào cây cối: Có năm ra hoa chính xác, có năm muộn hơn, có năm sớm hơn. Xin cứ xem cây nhãn, cây vải, cây cau, cây khế… thân thuộc ngay trong vườn nhà mình mà xem.

Người miền Bắc sợ không có cái rét tháng Giêng, sợ nấu thịt đông không được… Xin thưa, năm nào mà ở miền Bắc không lạnh vào từ đêm Noel! Ví dụ năm nay, Tết dương lịch miền Bắc lạnh lắm rồi đấy chứ.

Bây giờ tôi ngồi viết những dòng chữ này, chưa đến Tết âm lịch mà miền Bắc đã lạnh từ 15 đến 5 độ đây này. Còn thịt đông, tôi thấy bây giờ không đợi đến Tết mới có; mà do biết cách nấu và có tủ lạnh thì hầu như lúc nào cũng nấu được đấy thôi!

Mặt nữa, tiết xuân thì chủ yếu là thụ hưởng qua cảm nhận từ sắc trời, cây cối, hoa lá, gương mặt người, hình ảnh của quê hương, đất nước… Tất cả những cái đó đều thực hiện được khi đang làm công việc khác. (Có ai ngồi một chỗ nào đó để ngắm và thụ hưởng “tiết Xuân” suốt vài ngày đâu!).

Còn hoa đào, hoa mai? Ai cũng thấy, không phải năm nào cây cũng nở đúng vào dịp Tết âm lịch! Với lại bằng kỹ thuật bây giờ, những người trồng hoa có thể cho hoa nở vào bất cứ dịp nào mình muốn cơ mà!

Cách nói trên của bác thêm phần tùy tiện và ngụy biện. Như bác tự thú nhận, bác chẳng hiểu thế nào là Tiết Xuân cả (thực ra trong thuật ngữ Lịch Pháp Phương Đông gọi là Tiết Lập Xuân – NV). Đây là một khái niệm rất rõ ràng và cụ thể chứ không phải là “một khái niệm rộng” như bác bao biện. Chẳng qua bác không hiểu hoặc hiểu một cách mơ hồ về khái niệm đó mà thôi.

Bác cũng thú nhận một thực tại khách quan: “khác nhau ở từng quốc gia, từng vùng miền…”, bác biết phát biểu như vậy, tại sao bác bắt Tết ta phải giống Tết Tây? Người viết ngờ rằng – trong vấn đề này – bác suy nghĩ tùy tiện cũng như cách phát biểu của bác vậy.

Thêm nữa, như bác đã nêu ở trên, bác gói gọn Tết Ta trong những “nấu thịt đông”, hoa đào, hoa mai, nhiệt độ … Thưa GS-TS Anh Trí, Tết Cổ Truyền của Dân Tộc Việt chỉ có thế thôi sao? Chỉ là cái Dạ Dầy, cái Mắt “quan hoa thưởng Nguyêt”, cái Da Thịt cảm nhận cái lạnh… chỉ có thế thôi sao? Vả chăng những điều bác nêu là không đủ nông cạn!


4. Có một ý kiến rất hay, cho rằng cần phân biệt 2 khái niệm “nghỉ Tết” và “ăn Tết”. Đây là 2 khái niệm mà chúng ta cần thấy có thể xảy ra đồng thời, có thể xảy ra không đồng thời.

Trước đây, đất nước còn khó khăn, kinh tế còn hạn hẹp, nên thông thường chỉ ăn Tết khi nghỉ Tết. Còn nay thì nhiều gia đình đã ăn (như) Tết ngay cả những ngày không phải là Tết.

Cụ thể như bánh chưng, bánh tét, mứt gừng… lúc nào mà không có? Như vậy thì vấn đề này không còn là quá lớn nữa rồi! Mặt nữa, có lẽ nên đưa thêm những khái niệm không mới nhưng có lúc chúng ta không chú ý, đó là “thưởng thức Xuân” và“chơi Xuân” nữa.

Những năm qua, với sự phát triển của dân trí, nhân dân ta đã biết thưởng thức Xuân hơn, và nhờ sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước nên chúng ta cũng có nhiều thời gian để chơi Xuân hơn. Chỉ mong sao khi chơi Xuân nhớ bảo vệ sức khỏe đừng lãng phí thời gian.

Quanh đi quẩn lại bác lại nêu ra vấn đề Ăn. Tết Cổ Truyền chỉ có ăn thôi sao? Bác không biết rằng “Ăn NHƯ Tết” khác rất nhiều “Ăn Tết” chứ!

Khi bác nêu vấn đề: “nhân dân ta đã biết thưởng thức Xuân hơn”. Điều này thì bác nói đúng, thưởng thức tiết XUÂN. Trong khi đó, Tết Tây thường rơi vào Tiết Đông Chí bác ợ. Bác bắt Dân Ta “thưởng thức Xuân” trong Tết Tây (tiết Đông Chí) là sao?

Bác kêu là: “chúng ta cũng có nhiều thời gian để chơi Xuân hơn”. Thế sao GS-TS Anh Trí lại đề xuất “cắt bỏ” đi vậy. Bác nhầm lẫn giữa chơi Xuân với chơi Tiết Đông Chí ? Bác nói là “chơi Xuân” mà bác lại “cắt xén” thời gian và ngày nghỉ trong Tết Cổ Truyền – chắc là Dân Ta chỉ có nước du Xuân trong những giấc mơ đẹp nồng nàn của mình mà thôi. Rõ ràng là bác tiền hậu bất nhất, các luận điểm của bác nêu ra lại “mâu thuẫn” lẫn nhau rồi.


5. Có ý kiến cho rằng “…tại sao không nghĩ cách để Tết cổ truyền của Việt Nam được quảng bá ra thế giới”. Đây là một ý kiến mới và rất táo bạo! Tôi nghĩ, nếu mình giữ gìn được, nếu chúng ta biết cách phát huy, làm đẹp nó lên bằng những hoạt động có giá trị văn hóa… biết đâu có ngày được UNESCO đồng ý đấy chứ!

Năm qua, chúng ta rất vui vì “tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã được công nhận là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Chúng ta có quyền hy vọng điều tương tự nếu làm tốt việc giữ gìn và phát huy bản sắc của Tết âm lịch Việt Nam ta!

Đến đây, người viết thấy GS-TS Anh Trí nói lấy được, ngôn ngữ trong Nam gọi là “Ba Rọi”.

Thứ nhất, ý kiến mà GS-TS Anh Trí trích dẫn chẳng có gì mới cả, vả chưng bác mới biết đến ý kiến “quảng bá” đó do bác ngồi Salon Máy lạnh lâu ngày dẫn đến thiếu thông tin cập nhật.

Thứ hai, mấy cái “nếu” của bác đã nêu ra-dưới góc độ quan điểm của bác rõ ràng không khả thi. Có Bột mới gột nên Hồ. Bác “đánh cắp” thời gian nghỉ Tết Ta của bà con rồi bác lại đòi bà con phải giữ gìn, phát huy, làm đẹp… Chính bác là người đầu tiên đề xuất “đập bỏ” rồi lại kêu gào “giữ gìn”. Thêm nữa, Tết Cổ Truyền của Dân Tộc chúng Tôi là văn hóa ngàn đời, là quốc hồn quốc túy, là tâm hồn, tinh thần và máu thịt chứ không phải là loại hàng hóa hay là loại “hám danh” để cần ai đó công nhận – như GS.TS Anh Trí hô hào sự đồng ý của Unesco. Dân Tộc chúng Tôi cứ phải có “ai đó” công nhận thì mới ăn Tết thưởng Xuân được à !?


6. Cũng cần nói thêm, tôi hiểu sâu sắc sự bức xúc của một số người khi nêu ra vấn đề này: vì sự thay đổi đó làm thay đổi một số truyền thống, những thói quen, những hành vi của chúng ta. Ít hay nhiều là tùy người, tùy gia đình, tùy dòng họ… Và cũng xin tiết lộ thật là, điều đó cũng có ảnh hưởng ngay cả cho bản thân tôi, vì ngày giỗ hai cụ thân sinh tôi cũng đúng dịp Tết âm lịch!.

Tuy nhiên, nếu bình tĩnh nghĩ lại, đâu là lợi ích đại cục của một quốc gia, của sự phát triển mang lại no ấm, phồn vinh cho đất nước thì tôi tin rằng chúng ta sẽ sẵn sàng vào cuộc, sẵn sàng thay đổi.

Sâu sắc? Nếu muốn nghĩ đến “lợi ích đại cục cho một quốc gia” thì chúng ta không chỉ cần cái TÂM mà còn cần cả cái TẦM !

Cách đây nhiều năm, ở Hà Nội có câu cửa miệng: “nhiệt tình cộng … thì thành phá hoại.”

thieugia
21-01-2013, 01:32 PM
Thank bác Tào Tháo. Bác là người thời cổ, lại là cừu nhân của dân Việt chúng tôi, những tưởng bác ghét chúng tôi sâu sắc lắm thế mà.... bác không những không ghét mà lại còn rất quan tâm ủng hộ cho chúng tôi nữa. Cảm ơn bài viết của bác rất nhiều, tôi nghĩ mấy ông tiến sĩ bên tôi thể nào cũng "ngộ". Có điều bác biết đấy, ở Việt Nam để mấy ông "tiến sĩ" Ngộ được không phải chuyện đơn giản, mấy ông này "ngộ" lâu lắm :) Bác thông cảm cho !

Conan
22-01-2013, 12:22 PM
Nếu không khắc phục việc lợi dụng ngày tết để hối lộ, ăn uống, tiêu xài phung phí thì dù ăn tết theo lịch nào đi nữa đất nước cũng khó phát triển.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/16/anh3.jpg

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - vừa lên tiếng về đề xuất ăn tết âm lịch theo dương lịch của GS. Võ Tòng Xuân.

Ông viết: Tôi không tán thành quan điểm “hội nhập tết” vì ăn tết dương lịch hay âm lịch thì cũng là ăn tết. Bản thân tết âm lịch không có lỗi!

Lỗi là ở con người. Nếu chúng ta không khắc phục được thói quen rậm rịch cả tháng chuẩn bị đón tết, ăn tết, chúc tết hay lợi dụng ngày tết để hối lộ và nhận hối lộ, rồi ăn uống, tiêu xài phung phí theo kiểu “no dồn đói góp” thì dù có ăn tết theo dương lịch hay lịch nào đi chăng nữa mọi việc vẫn thế cả thôi.

Theo tôi được biết, ở các nước phương Tây, người ta nghỉ suốt từ lễ Noel cho đến sau tết dương lịch vài ngày. Thời gian nghỉ như vậy là tương đối dài, tương đương với nghỉ tết âm lịch ở nước ta theo đúng quy định của Chính phủ.

Được nghỉ nhiều ngày, người ta đi mua sắm, du lịch, tận dụng các dịch vụ. Như thế nghỉ cũng có tác dụng góp phần phát triển kinh tế, chứ đâu phải nghỉ là làm thiệt hại cho kinh tế.

Có ý kiến cho rằng nghỉ tết lệch với các nước sẽ vuột mất cơ hội làm ăn, ký hợp đồng. Thực ra, khi cả nước nghỉ vẫn có những bộ phận phải làm việc, chứ không phải tất cả đều nghỉ.

Ví dụ, các anh chị lao công hay bác sĩ, công an, bộ đội, người kinh doanh,…vẫn phải thay ca nhau làm việc. Như vậy thì lo nghỉ tết vuột mất cơ hội làm ăn là không có cơ sở.

Theo quan điểm của tôi, tết cổ truyền là ngày lễ rất thiêng liêng, gắn với tâm tư, tình cảm của mỗi người cho nên không thể thay đổi một cách dễ dàng và cũng chẳng có lý do gì chính đáng để thay đổi.

Có thể so sánh hơi khập khiễng một chút, nhưng chuyện bỏ tết ta ăn tết tây làm tôi nhớ lại có thời nước ta đã từng phát động sáng tác quốc ca mới thay cho bài “Tiến quân ca”.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/16/anh1_1.jpg

Những ca khúc được sáng tác trong “phong trào” ấy không phải không có bài hay nhưng không một ca khúc nào thay thế được bài hát gắn liền với những ngày toàn dân sôi sục đứng lên giành độc lập và những năm tháng hào hùng làm nên lịch sử.

Quốc ca không phải chỉ là một bài hát hay. Ăn tết cũng không phải chỉ là ăn, là nghỉ, nhà cầm quyền quyết một cái là xong.

Tương tự, tới đây, khó có quy định nào của chính quyền bỏ được phong tục cúng giỗ tổ tiên của người Việt Nam, thay bằng làm sinh nhật cho các cụ.

Hội nhập không có nghĩa là thay tết ta bằng tết tây.

Nhìn quanh các nước, ta sẽ thấy không phải nước nào cũng mừng năm mới vào mồng 1 tháng Giêng dương lịch.

Những gì đã gắn bó sâu sắc với đời sống tâm hồn của toàn dân tộc cần phải được trân trọng.

Cái đáng bỏ là những thói quen xấu “ăn theo” ngày tết.

Conan
22-01-2013, 12:32 PM
Ông Nguyễn Trường Giang - Tổng giám đốc công ty chứng khoán Thiên Việt nêu quan điểm, nghỉ Tết càng dài càng tốt

Tết âm lịch gắn liền với truyền thống, văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên, bỏ qua các yếu tố này, tôi chỉ đề cập tới vấn đề kinh tế. Liệu có nên cắt bỏ Tết âm lịch và thực hiện theo Tết dương lịch hay không?

Đầu tiên, phải khẳng định với nhau một điều, nước ta có nghỉ Tết dài hơn nữa cũng chẳng ảnh hưởng nhiều đến kinh tế. Vì sao lại như vậy? Vì năng suất lao động của người lao động nước ta quá thấp. Về lý thuyết, một ngày, cán bộ công nhân viên làm 8 tiếng nhưng thực chỉ là 2,3 tiếng.

Về mặt lý thuyết nếu dồn giờ làm việc cả tháng, nếu làm cật lực thì một tháng nghỉ 3 tuần cũng chẳng sao. Nhưng cái tệ ở đây chính là khi ta hoàn thành công việc, người khác phải làm cả tháng nên ta vẫn phải chờ người khác nên công việc dàn trải cả tháng. Người khác tốc độ chậm nên ta không thể tăng tốc vọt lên được.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/10/tet-am-lich.jpg

Có thể nói năng suất lao động của người lao động nước ta quá thấp. Nếu tăng tốc lên thì số ngày nghỉ có thể nhiều hơn. Chính vì vậy, chuyện nghỉ Tết chẳng là vấn đề gì. Nếu nghỉ dài, các khoản dịch vụ có thể tăng lên. Tết nhiều, người tiêu dùng tiêu tiền nhiều. Đây là điều tốt cho kinh tế cho kinh tế. Quan điểm của tôi nghỉ Tết càng dài càng tốt.

Nghỉ Tết dài cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến kinh tế vì chế độ quản trị của nhiều doanh nghiệp nước ta, đặc biệt với cơ quan nhà nước còn khá yếu. Ví dụ một lá đơn gửi ra phường, hàng chục ngày mới sau tôi mới nhận được câu trả lời. Nếu kỷ cương tốt, năng suất lao động đẩy lên thì nghỉ Tết dài không có vấn đề gì.

Nói cắt Tết Nguyên đán để kinh tết tốt lên là điều không đúng. Nó chẳng có ý nghĩa gì cả. Chẳng phải vì mấy ngày mà ảnh hưởng đến kinh tế vì các doanh nghiệp đều thu xếp ổn công việc của mình. Ví dụ ngành xây dựng đang thi công; nhà máy kính, không tắt được, không đóng được; nhà máy thép đang hoạt động không thể tắt lò thép được, họ vẫn phải bố trí người làm dù đang trong giai đoạn nghỉ Tết.

Còn nếu nói cắt Tết Nguyên đán để tốt cho kinh tế thì phải chứng minh kể cả cảm quan. Kinh tế là thứ đong đếm được. Cần phải xác định xem nếu nghỉ nhiều ngày thì có mất mát gì không. Nhưng theo tôi, nghỉ Tết chẳng mất cái gì.

Ví dụ trong kế hoạch kinh doanh mà doanh nghiệp đặt ra, giả sử một năm sản lượng như thế, doanh số như vậy. Có nghỉ Tết như thế chứ nghỉ nhiều hơn nữa họ vẫn cố gắng hoàn thành kế hoạch được.

Việt Nam nghỉ Tết chưa phải là nhiều, thế giới nghỉ nhiều hơn nhiều. Người Pháp nghỉ 2 tuần, có nơi nghỉ 3,4 tuần. Cái quan trọng cốt lõi cuối cùng chính là năng suất lao động. Năng suất lao động nhân với giờ làm việc sẽ ra sản lượng.

Năng suất lao động thấp mới cần đẩy ngày làm việc để ra sản lượng yêu cầu. Ngày lao động giảm xuống thì cần năng suất lao động tăng lên. Năng suất lao động là cốt lõi chứ không phải số ngày nghỉ. Năng suất lao động liên quan đến hiệu quả. Ngày nghỉ không liên quan gì đến hiệu quả.

Dư địa của tăng năng suất lao động ở nước ta còn rất dài, rất nhiều nên dư địa tăng ngày nghỉ còn dài dài.

Dễ dàng thấy được vai trò của năng suất lao động và thời gian làm việc bằng ví dụ dưới đây. Không tính tới khấu hao máy móc, một người công nhân làm việc bằng máy cho ra sản lượng 100 trong vòng 1 giờ. Vẫn 100 sản lượng đó, người nông dân làm thủ công sẽ mất tới 100 giờ. Năng suất của người nông dân chỉ bằng 1/100 của chiếc máy.

Rõ ràng với sản lượng không đổi, người lao động sẽ chọn làm việc bằng máy để tăng năng suất lao động, giảm giờ làm.

Tôi phải khẳng định một lần nữa, vấn đề cốt lõi là năng suất lao động.

Conan
22-01-2013, 12:36 PM
"Tình yêu và lòng dũng cảm đối với truyền thống văn hóa dân tộc cũng cần phải đặt đúng chỗ, xin được hoan nghênh cách nhìn mới mẻ của GS Võ Tòng Xuân", nhà báo Nguyễn Lưu khảng khái nói.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/14/m1_1.jpg

Chia sẻ quan điểm "đón tết cố truyền theo dương lịch" của GS Võ Tòng Xuân, nhà báo Nguyễn Lưu viết: Bất chợt nghe lao xao chuyện tết âm tết dương, đại khái nên chăng dân ta ăn theo tết Tây? Quả là một đề tài lý thú trong khung cảnh đất nước ta đang hội nhập tích cực vào một thế giới ngày càng “phẳng”.

Và tất nhiên tôi cũng kịp đọc được một số suy nghĩ thật sự nghiêm túc của nhiều người, đại thể chia ra làm hai xu hướng, nên và chưa nên.

Tôi tôn trọng sự lo lắng của những người thuộc xu hướng chưa nên, cũng phải, có thể các bạn ấy đã dũng cảm bảo vệ truyền thống và lo chúng ta sẽ bị “hòa tan” nếu ăn tết dương lịch thay tết âm lịch như lâu nay. Tuy thế, xin được nêu ý kiến cá nhân về điều này.

Trên thế giới, việc vui tết dương đang ngày càng được toàn cầu hóa liệu có chứa sự khác biệt về văn hóa không? Tất nhiên là có, tuy nhiên sự khác biệt này không thể làm triệt tiêu thứ văn hóa truyền thống của mỗi nước.

Đâu chỉ mỗi Việt Nam mà ai cũng có thể chỉ ra thật nhiều dân tộc có những truyền thống văn hóa độc đáo chẳng kém gì chúng ta, song họ đã tự nguyện vui tết dương mà chẳng cao giọng cho rằng dân tộc mình bị xâm lăng văn hóa, theo một cách hiểu.

Ai cũng biết nói nôm na thì âm lịch là lịch mặt trăng và dương lịch là lịch mặt trời, lịch mặt trăng chứa đựng yếu tố thuần nông và điều ngược lại là dành cho lịch mặt trời, hằng năm không có khái niệm nhuận.

Thế nên sự khác biệt này chừng mực nào đã mang nét dị biệt cho nên thế giới chỉ tồn tại vỏn vẹn mấy quốc gia vẫn giữ tết âm, chỉ điều này cho thấy Việt Nam có thể từng bước thoát ra khỏi thứ ốc đảo khi vui tết kiểu này. Bài học từ Nhật bản chẳng đã cho ta thấy rõ cái lợi nhỡn tiền của thái độ hội nhập đó sao?

Cũng đã từ lâu, cộng đồng tín đồ thiên chúa giáo đã vui tết Giáng sinh và dịp vui ấy đã tiếp nhận sự hòa đồng của cộng đồng người Việt, thế nên tôi chia sẻ suy nghĩ của một số bạn trẻ, theo đó chúng ta chẳng cần quan tâm đến cái gọi là Văn hóa Giáng sinh làm gì.

Đi cùng nhân loại trong ngày vui đón chào năm mới không có nghĩa là phủ nhận những giá trị tích cực của tết âm lịch. Cần hiểu như vậy đế tránh sự lên gân nào đó hoặc giả là sự cố chấp khi đề cập sự thối lui theo nghĩa hẹp của văn hóa cổ truyền nếu chúng ta đến một thay đổi bằng cách tiệm tiến đến thói quen mới là vui tết dương lịch.

Tôi cũng đọc đâu đó những kiến giải đa dạng, tựu trung bày tỏ sự lo lắng nếu quá nhanh chóng dương lịch hóa ngày tết của người Việt mình, kể cả những luận điểm chuẩn xác của các nhà sử học hay chuyên gia kinh tế.

Để bảo vệ một quan điểm, người ta có thể viện dẫn hàng mớ lý luận và các thứ có liên quan, tuy nhiên những điều đó sẽ không thực sự thuyết phục nếu ta đem so sánh lợi ích kinh tế trước và sau khi chuyển tết âm lịch qua dương lịch.

Cái đáng bỏ thì cần bỏ, bởi truyền thống văn hóa hay cái gì đó cũng như con đường mà thôi, Lỗ Tấn bảo trên trái đất làm gì có đường…duy có điều sự chuyển đổi này là chuyện lớn, cần hết sức thận trọng, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và vào cuộc của thật nhiều bên, trong đó có thái độ của quần chúng và của dư luận xã hội.

Quả thực, khi xưa chúng ta vẫn ngâm nga “tháng Giêng là tháng ăn chơi” và xem đó là thói quen ngày Tết dân tộc, thì nay thói quen ấy xem ra đã lỗi thời vì gây lãng phí về thời gian và tiền bạc, không phù hợp với xu thế chung của một xã hội công nghiệp hóa.

Đổi mới cách vui tết sẽ không phải là đánh mất truyền thống. Vì thế, tình yêu và lòng dũng cảm đối với truyền thống văn hóa dân tộc cũng cần phải đặt đúng chỗ. Xin được hoan nghênh cách nhìn mới mẻ của GS Võ Tòng Xuân.

taothao
22-01-2013, 12:40 PM
"Tình yêu và lòng dũng cảm đối với truyền thống văn hóa dân tộc cũng cần phải đặt đúng chỗ, xin được hoan nghênh cách nhìn mới mẻ của GS Võ Tòng Xuân", nhà báo Nguyễn Lưu khảng khái nói.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/14/m1_1.jpg
.....

Đổi mới cách vui tết sẽ không phải là đánh mất truyền thống. Vì thế, tình yêu và lòng dũng cảm đối với truyền thống văn hóa dân tộc cũng cần phải đặt đúng chỗ. Xin được hoan nghênh cách nhìn mới mẻ của GS Võ Tòng Xuân.

Bác Nguyễn Lưu phát biểu chung chung, quan điểm cũng lập lờ theo kiểu phát biểu cho vui... Nói như thế không nói còn hơn.

trai_xu_doai
22-01-2013, 04:10 PM
Em ủng hộ bác Chí Trung "Giấy rách phải giữ lấy lề", các cụ nghĩ mãi mới ra, mới có cái cớ để cho con cháu họp mặt để chia sẻ, để cổ lệ lẫn nhau đấy ạ. Đề nghị các bác chớ làm cho phúc tạp tình hình ra.

Conan
25-01-2013, 12:39 PM
GS-TS Võ Tòng Xuân, tác giả quan điểm đón Tết cổ truyền theo dương lịch để hội nhập trao đổi ý kiến tâm huyết cùng độc giả.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/02/news1296666638votongxuan_1.jpg

Giáo sư Võ Tòng Xuân viết: Với một lượng phản hồi rất lớn sau khi bài viết Tết hội nhập của tôi và sau đó là ý kiến ủng hộ cũng như không ủng hộ được đăng tải, tôi thấy vô cùng cảm kích.

Điều này cho thấy tâm huyết của độc giả trước một quan điểm mới mẻ, liên quan trực tiếp đến tập quán của dân tộc, nhưng cũng có thể tạo ra sự thay đổi rất lớn trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Tôi cũng đã dành nhiều thời gian chọn lọc và đọc nhiều ý kiến trong số lượng phản hồi khổng lồ đó, chủ yếu là những ý chưa đồng tình hoặc phản đối quan điểm của tôi.

Có những bức thư phản hồi làm tôi rất cảm động như thư của cháu sinh viên Trảo Thanh Phụng với quan điểm bảo vệ tuyệt đối những bản sắc của dân Việt Nam từ ngàn xưa. Tôi nhớ có người đọc câu thơ của cụ Tố Hữu: “Bốn ngàn năm ta vẫn là ta” mà gắn vào bài viết của cháu thì quá đúng.

Vì tôi quá bận công việc, không nhiều thì giờ để giải thích lại từng đoạn bài viết của cháu Phụng cũng như của quý độc giả xa gần trân trọng những tập quán của dân ta trong những ngày Tết, nên tôi đề nghị quý độc đọc bài của GS-TS, Thầy thuốc Nhân dân, AHLĐ Nguyễn Anh Trí "Đừng sợ đánh mất bản sắc dân tộc".

Bài viết đã giải thích rất rõ việc chúng ta ăn Tết theo dương lịch sẽ không mất đi các tập quán cổ truyền. Công nhân và học sinh xa nhà không mất thời gian về quê.

Nông dân sản xuất hiệu quả hơn vì hầu hết nông dân đã bỏ lúa cổ truyền trồng theo âm lịch để chuyển sang lúa cao sản ngắn ngày trồng theo dương lịch, năng suất cả năm đạt ít nhất 9-10 tấn thay vì 1-3 tấn với lúa cổ truyền.

Tôi biết qua các ý kiến phản hồi, đại đa số lập luận như cháu, không muốn thực hiện các tập quán cổ truyền của ngày Tết theo dương lịch.

Với những độc giả trẻ không đồng tình, thậm chí phản đối gay gắt quan điểm của tôi, tôi mong các bạn trẻ hãy tiếp tục nghiễn ngẫm, chiêm nghiệm.

Khi đã có đủ sự trải niệm nhất định, các bạn trẻ đọc lại thư phản hồi mình viết để xem mình có thay đổi gì không.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/25/hoa_dao.jpg

Tôi nghĩ chúng ta nên chấm dứt sự tranh luận ở đây, trở lại công việc bận rộn hàng ngày của mình. Quan điểm của chúng ta trong giai đoạn này còn khác biệt, không thể gặp nhau được, chưa thấy được những lợi ích mà người khác hưởng được.

Nước ta dứt khoát không thể nghèo nàn lạc hậu mãi như thế này. Khi mọi người đều có công ăn việc làm, thu nhập cao sẽ tự thấy mình có quá ít thời gian rỗi rảnh.

Lúc đó thì mỗi người chúng ta không sống vì hình thức bằng những lễ hội tập quán cổ truyền, mà sẽ sống vì cái tâm của mình, của tấm lòng chân thành của mình đối với người thân, xã hội và tổ quốc mình.

Conan
25-01-2013, 12:47 PM
Phóng Sự: Các luồng ý kiến về TẾT TA - VIDEO CLIP (http://vtc.vn/457-364280/ban-doc/tet-ta-theo-tay-lich-nhieu-nha-khoa-hoc-cung-len-tieng.htm)

TS Phạm Việt Long - TBT Tạp Chí Văn Hiến Việt Nam phát bểu rất hay.

bach_ho
25-01-2013, 02:20 PM
Có những bức thư phản hồi làm tôi rất cảm động như thư của cháu sinh viên Trảo Thanh Phụng với quan điểm bảo vệ tuyệt đối những bản sắc của dân Việt Nam từ ngàn xưa. Tôi nhớ có người đọc câu thơ của cụ Tố Hữu: “Bốn ngàn năm ta vẫn là ta” mà gắn vào bài viết của cháu thì quá đúng.

Vì tôi quá bận công việc, không nhiều thì giờ để giải thích lại từng đoạn bài viết của cháu Phụng cũng như của quý độc giả xa gần trân trọng những tập quán của dân ta trong những ngày Tết, nên tôi đề nghị quý độc đọc bài của GS-TS, Thầy thuốc Nhân dân, AHLĐ Nguyễn Anh Trí "Đừng sợ đánh mất bản sắc dân tộc".

... không biết ông Võ Tòng Xuân có đọc được bài viết này không nhỉ ???? Tui nghĩ, bài viết dưới đây mà đên tay ông Võ Tòng Xuân chắc ổng cũng vui lắm đây !



http://thaicucthieugia.com/index.php?option=com_content&view=article&id=385:tiu-phm-ng-tim-khi-nghe-b-gdat-cong-b-im-bai-bai-thi-qkim-tra-nhn-thc-cui-nmq-gia-giao-s-vo-tong-xuan-va-ngh-s-ut-chi-trung-&catid=41:chim-tri-ca-nc&Itemid=57

taothao
26-01-2013, 11:45 AM
... không biết ông Võ Tòng Xuân có đọc được bài viết này không nhỉ ???? Tui nghĩ, bài viết dưới đây mà đên tay ông Võ Tòng Xuân chắc ổng cũng vui lắm đây !



http://thaicucthieugia.com/index.php?option=com_content&view=article&id=385:tiu-phm-ng-tim-khi-nghe-b-gdat-cong-b-im-bai-bai-thi-qkim-tra-nhn-thc-cui-nmq-gia-giao-s-vo-tong-xuan-va-ngh-s-ut-chi-trung-&catid=41:chim-tri-ca-nc&Itemid=57


Chắc là "té Ghế" mất thôi.

Conan
26-01-2013, 03:01 PM
TS. Nguyễn Minh Phong - Phó ban tuyên truyền lý luận của báo Nhân Dân vừa chia sẻ quan điểm việc ăn tết ta theo dương lịch của GS. Võ Tòng Xuân.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/18/anh3.jpeg

TS. Nguyễn Minh Phong viết: Cá nhân tôi không ủng hộ chuyện ăn tết ta theo dương lịch vì thứ nhất nó đã thuộc về truyền thống. Thứ hai, nó là cái tâm thức mà người ta không thể chuyển theo kiểu đó được và tôi cũng cho rằng đó là việc không cần thiết.

Ở Việt Nam, khác với các quốc gia khác trên thế giới, tết lại là dịp để làm ăn. Đó là dịp tạo ra rất nhiều cơ hội, đặc biệt là phát triển dịch vụ cũng như phát triển sản xuất cho tiêu dùng.

Cho nên nếu nghĩ chúng ta bỏ qua các cơ hội làm giàu vì mải mê ăn tết Nguyên Đán, tôi cho rằng đó là quan điểm của nhà nông. Với tư cách một chuyên gia kinh tế tổng hợp tôi cho rằng, tết chính là dịp để thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển mạnh hơn.

Bằng chứng cho thấy điều đó chính là mỗi dịp tết đến, xuân về, người dân, các doanh nghiệp đều náo nức mua bán nhiều hơn, sản xuất nhiều hơn để phục vụ thị trường tốt hơn. Mà như thế sẽ thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển hơn nữa.

Văn hóa mỗi một nước, một dân tộc, một địa phương có một nét riêng nên nếu hội nhập theo kiểu tất cả các nước đều đón năm mới cùng một ngày, một giờ, cùng một cách thức là điều không cần thiết. Sự đa dạng văn hóa bao giờ cũng nhận được sự ủng hộ từ Liên Hợp Quốc.

Nếu ai bảo do ăn một cái tết mà nền kinh tế của các nước như Nhật Bản phát triển mạnh hơn rất nhiều là không đúng vì tốc độ phát triển của Nhật Bản có nguyên nhân khác hẳn chứ không phải do cái chuyện ăn tết theo dương lịch. Tư duy kiểu đó là đang cố ép vấn đề vào logic chứ sự thật đâu có phải vậy.

Chưa có nghiên cứu nào cho thấy do Nhật ăn tết cùng với phương Tây mà nền kinh tế của họ phát triển hơn. Nguyên nhân dẫn tới tốc độ phát triển kinh tế thần kì của Nhật cũng đã được Viện kinh tế thế giới nghiên cứu từ cách đây vài chục năm. Gần đây, nền kinh tế của quốc gia này cũng bị sụt giảm nhiều.

Nếu nói nhờ ăn tết theo dương lịch mà kinh tế của nước họ phát triển mạnh mẽ vậy thì tại sao trong 10 năm trở lại đây nền kinh tế của họ lại tụt dốc đến thế?

Tôi xin khẳng định một lần nữa tại Việt Nam, tết Nguyên Đán là dịp để phát triển kinh tế tốt hơn nữa.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/18/anh4.jpeg

Tết cổ truyền ở Việt Nam cũng là dịp tốt để bộc lộ các nét đẹp thuộc bản sắc văn hóa dân tộc cũng như để làm tăng vọt lượng cầu của thị trường. Khi cầu tăng sẽ là cơ hội tốt cho cung phát triển.

Để khai thác tốt thế mạnh này, trước tiên người dân cần ăn tết làm sao cho lành mạnh, tiết kiệm, nhưng vẫn vui và đảm bảo sự đa dạng của văn hóa tùy theo khả năng kinh tế của mỗi gia đình để từ đó tạo ra bản sắc, lượng cầu tốt hơn bình thường.

Thứ hai là các sản phẩm cung cấp cũng phải sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh tình trạng vì cầu nhiều mà làm ẩu, không lành mạnh, gây ảnh hưởng tới sức khỏe cho người khác. Khi người ta không ăn được, phải bỏ đi sẽ rất tốn kém, phung phí.

Một số thú vui không lành mạnh như đốt pháo, uống rượu quá mức… nên bỏ.

Nếu ai bảo nghỉ Tết là giảm thời gian làm giàu cho đất nước là không đúng vì các ca kíp người ta vẫn làm việc vào kì nghỉ tết Nguyên Đán đó thôi. Trên thực tế, tại Việt Nam, người ta lao động nhiều chứ, các nước khác họ làm việc ít thời gian hơn chúng ta nhiều.

Tóm lại, hội nhập thì vẫn cần học hỏi những cái tiến bộ hơn của nước bạn, nhưng riêng chuyện ăn tết ta theo dương lịch thì không nên.

Conan
26-01-2013, 03:05 PM
"Nếu bỏ tết cổ truyền (tết Cả) có nguy cơ sẽ xóa bỏ cả hệ thống lễ tết cổ truyền. Điều đó là không thể, vì nếu để điều đó xảy ra sẽ gây hệ lụy cho nền văn hóa truyền thống, là điều mà tôi tin rằng đại bộ phận cư dân nước ta không hề muốn" - Tiến sĩ Phan Quốc Linh.

Xung quanh ý kiến gộp tết ta vào tết dương lịch của GS Võ Tòng Xuân tiếp tục có những ý kiến trái chiều. Trong đó, có rất nhiều ý kiến không đồng tình với những luận điểm của GS này đưa ra. Từ Bungari, TS Văn hóa học Phan Quốc Linh đưa ra những luận điểm phản bác quan điểm được coi là tiến bộ của GS Tòng Xuân.

Tết cổ truyền, còn gọi là tết Cả, nghĩa là tết lớn nhất, sau nó còn một loạt các tết khác, cùng nằm trong một hệ thống lễ tết cổ truyền của dân tộc Việt-gồm 13 tết tất cả.

"Rút dây sẽ động đến rừng”, một khi tết Cả - tết lớn nhất, còn bị xóa bỏ thì các tết còn lại không thể không bị ảnh hưởng, không loại trừ mức độ ảnh hưởng lớn nhất là sự phá vỡ cả hệ thống lễ tết cổ truyền này.

Nói ngắn gọn là nếu bỏ tết cổ truyền (tết Cả) có nguy cơ sẽ xóa bỏ cả hệ thống lễ tết cổ truyền. Điều đó là không thể,vì nếu để điều đó xẩy ra sẽ gây hệ lụy cho nền văn hóa truyền thống, là điều mà tôi tin rằng đại bộ phận cư dân nước ta không hề muốn và cũng chưa hề có sự chuẩn bị về tâm lý, ý thức, nhận thức và cả cách thức cho sự thay đổi này.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/01/24/KyucTettet-Ha-Noi-1.jpg

Tết cổ truyền, xét về bản chất là tết gia đình, bởi nó được tạo dựng chủ yếu trong không gian văn hóa lễ nghĩa gia đình truyền thống, một yếu tố văn hóa đang được người phương Tây quan tâm, muốn phục dựng lại sau nhiều thế kỷ sao nhãng, lơ là, vậy thì tại sao chúng ta lại phải bỏ tết Ta theo tết Tây?

Ở Châu Âu, lễ giáng sinh là một lễ hội mang yếu tố tín ngưỡng,tâm linh của bộ phận cư dân là tín đồ thiên chúa giáo nhưng lại được toàn bộ cư dân trong xã hội chào đón như một ngày hội văn hóa, mặc nhiên vươn lên tầm quy mô hơn cả tết dương lịch.Vì sao vậy?

Vì tết Tây thực chất là tết của công chức, như là quyền được nghỉ ngơi, vui vẻ -thông qua lễ hội, để đánh dấu một năm làm việc đã qua, chào đón năm mới đến. Ý tôi muốn nói là tết Tây không mang nặng yếu tố văn hóa tinh thần, yếu tố văn hóa tâm linh như ngày lễ giáng sinh hay tết Ta-tết gia đình.

”Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”, tết cổ truyền là dịp để các cá nhân thể hiện và đón nhận tình cảm sâu sắc, ấm cúng trong các mối quan hệ giữa các thế hệ bố mẹ-con cái, dịp để thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo trong quan hệ thầy-trò, cùng với những yếu tố khác, góp phần tạo thành các yếu tố văn hóa cộng đồng đặc sắc, làm phong phú nền văn hóa cổ truyền phương Đông.

Các hình thức nghi lễ Tết nguyên đán, theo Wikipedia, có 7 mục lớn (tổng cộng gần 30 mục chi tiết).

Như vậy, gắn với tết này là cả một hệ thống nghi lễ- phong tục rất phong phú, gắn với mỗi nghi lễ thường có một sự tích (sự tích cây nêu, tục lì xì, tục xông đất, tục xông đất và hái lộc,...kèm theo những nghi lễ của từng phong tục, tập quán cụ thể...). Tất cả những điều này chứng tỏ rằng lễ tết cổ truyền thực chất là một sinh hoạt văn hóa đã ăn sâu vào đời sống văn hóa, đời sống tâm linh của người Việt từ rất lâu đời.

Với cá nhân tôi, và tôi tin rằng, với đại bộ phận người Việt nam chúng ta, tết cổ truyền là ngày lễ hội văn hóa tinh thần, văn hóa tâm linh thiêng liêng góp phần gắn kết quan hệ tình cảm của mỗi cá nhân với tình cảm gia đình, họ hàng, thầy trò, bạn bè, làng xóm...và được khắc ghi trọn đời từ lúc biết cảm nhận thế giới xung quanh, rồi lúc lớn lên, làm gì, đi đâu, kể cả là phiêu bạt nơi chân trời góc biển nào, cho đến khi từ giã kiếp người.

Không nên bỏ tết ta hay chuyển đổi ăn tết ta theo dương lịch.

Hội nhập văn hóa không đồng nghĩa với việc tạo ra những sản phẩm văn hóa có phiên bản giống nhau. Hội nhập văn hóa là quá trình phát triển đa dạng, phong phú của các hiện tượng văn hóa,các giá trị văn hóa của các cá nhân, cộng đồng, dân tộc, quốc gia, khu vực và vùng miền khác nhau trên thế giới.

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc(UNESCO) từ lâu đã đảm nhiệm sứ mệnh này: xem xét, đánh giá và công nhận các di sản văn hóa, các hiện tượng văn hóa khắp nơi trên thế giới nhằm làm phong phú thêm, đa dạng hóa kho tàng văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của nhân loại, tạo điều kiện để các giá trị văn hóa có chỗ đứng, tham gia vào đời sống của thế giới hiện đại. Hội nhập văn hóa, theo đó, đối lập với tính khuôn mẫu, sự đơn điệu...

Theo cách làm nói trên của UNESCO, lẽ ra chúng ta phải bảo tồn và phát triển tết cổ truyền như là một sản phẩm văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt mới phải. Ngược lại,nếu ăn tết ta theo tết dương lịch, thực chất là bỏ tết ta theo tết tây, đồng nghĩa là một ”phiên bản” tết Tây nữa ra đời.

Nhân đây, xin được bàn về ý kiến ăn tết ta theo dương lịch do GS-TS Tòng đề xuất và được dư luận đang rất quan tâm.

Trên cơ sở tán thành ý kiến của GS-TS Tòng Xuân, GS-TS Nguyễn Anh Trí chi tiết hóa một số điểm cơ bản như sau: Rút ngắn tết âm lịch còn lại 1-3 ngày, nghỉ tết dương lịch từ 26/12 đến 5/1 và các nghi lễ tết cổ truyền sẽ được thực hiện trong những ngày tết dương lịch này.

Ăn tết cổ truyền theo dương lịch nếu theo”kịch bản”của các vị GS-TS đáng kính của chúng ta, theo tôi, là không thể vì nó có nhiều bất cập:

Bất cập về thời gian: "Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”, tổng cộng khoảng 16 ngày cho hai tết (tết ta và tết tây của người Việt) trong khi bên tây họ chỉ nghỉ tết dương lịch 1 ngày (mồng 1/1), nếu muốn nghỉ thêm thì nhà nước cho phép làm bù bào thứ bảy (cũng chi được phép thêm 1,2 ngày là cùng). Nếu theo đề xuất này, sự chênh lệch về thời gian nghỉ tết của ta với bên Tây, vẫn quá lớn, tỷ lệ vào khoảng 1/16!

Với tết Tây, thời gian nghỉ ít nhất tối thiểu (minimum) như vậy-chỉ có đúng 01 ngày, cũng cho thấy tết dương lịch là không quá quan trọng đối với dân cư Châu Âu như một số người chúng ta vẫn nghĩ. Thực tế, hàng năm các nước Châu âu nghỉ lễ, tết(không kể ngày nghỉ do thời tiết) nhiều hơn ta.

Như vậy, nếu theo một số người cho rằng nghỉ tết Ta nhiều, làm "lệch pha” với lịch làm việc của đối tác nước ngoài, theo tôi, chỉ đúng cho riêng trường hợp cụ thể là trong so sánh tết ta-tết tây, còn nếu xét trên bình diện tổng thể, nên hiểu ngược lại, là do phía đối tác nghỉ nhiều hơn ta mới là nguyên nhân gây nên sự “lệch pha“ trong làm ăn.

Về một phương diện khác, chuyện ”lệch pha” trong giao dịch, làm ăn với đối tác nước ngoài vẫn là chuyện thường ngày ở huyện”, vì giữa ta và họ thường vẫn có múi giờ khác nhau, cách nhau ít thì vài ba tiếng (gần nửa ngày làm việc) nhiều là 10-12 tiếng (hơn cả ngày làm việc). Trường hợp như vậy, chỉ có thể khắc phục bằng cách tự thích ứng mà thôi, nghĩa là cần bố trí người thường trực hàng ngày và cả trong dịp tết.

Thực tế, theo tôi, đã là đối tác làm ăn của nhau, cũng nên hiểu nhau chứ ai lại đi nhè lúc người ta đón tết để làm việc, cũng như chúng ta đâu có đi làm việc với đối tác khi họ nghỉ lễ tết bao giờ.

Tuy nhiên, thời gian lễ tết cũng do con người mà ra nên có thể điều chỉnh lại cho hợp lý. Có những yếu tố khác,thuộc về khách quan,như không gian văn hóa lễ tết, các thủ tục nghi lễ mà thiếu nó không còn là tết nữa.

Về nghi lễ, yếu tố quan trọng, xương sống của văn hóa nghi lễ-đây chúng ta đang nói đến tết cổ truyền, như chúng tôi lược ghi ở phần trên-wikipedia, cũng phải có thời gian vật chất nhất định, phù hợp, mới có thể tiến hành hành lễ được.

Conan
26-01-2013, 03:06 PM
(tiếp...)

Theo đó, một khi các nghi lễ tết cổ truyền đã được tiến hành trong dịp tết dương lịch (tạm gọi là tết tây của người Việt), có cần thiết ”lặp lại” ở tết ta (tết âm lịch)? Tôi xin khẳng định là không, không thể và cũng không nên, vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, không đủ thời gian: tết ta có hẳn lịch trình, có mấy ngày trước tết và sau 7 ngày tết, trong khi kịch bản của các giáo sư của chúng ta chỉ cho phép 1-3 ngày tết âm mà thôi, tức là quá ít ngày cho nghi lễ tết này.

Thứ hai, tết là ngày lễ trọng đại linh thiêng,một khi các nghi lễ nếu đã được thực hiện (cúng bái, lễ lạt, chúc tụng,thờ cúng...) năm mới rồi (năm dương lịch) há cần phải lặp lại ở tết âm lịch, vì như vậy, xin lỗi phải nói thật, là mất thiêng, nếu không nói là buồn cười, nếu không nói là báng bổ.

Và, lễ tết gắn với nghi lễ,đồng nghĩa là lễ tết sẽ tự nhiên biến mất khi không còn thủ tục, nghi lễ. Như vậy, rõ ràng nếu thực hiện theo kịch bản đón tết ta theo dương lịch như các vị GS-TS này đề xuất, có nghĩa là bỏ tết âm lịch rồi còn gì, khác nhau chỉ là thời gian sớm hay muộn mà thôi.

Kịch bản ’đón tết cổ truyền theo dương lịch”của các tác giả này, theo tôi, cũng không có cơ sở thuyết phục ở phần ”nghi lễ tết cổ truyền được thực hiện trong tết dương lịch”. Vì sao?

Nghi lễ tết cổ truyền từ bao đời nay gắn với một không gian lễ hội cụ thể trong đó có không gian văn hóa sinh thái-là ”phong nền” thời tiết, khí hậu, cảnh sắc thiên nhiên, môi trường sinh thái tại thời điểm diễn ra lễ tết,v.v...

Môi trường sinh thái dịp tết cổ truyền một mặt là môi trường tự nhiên, được cha ông lựa chọn từ ngàn đời nay,đồng thời có vai trò cải tạo của con người (trồng cây, trồng hoa, rau cỏ,...), vì thế tôi gọi là không gian văn hóa sinh thái.

Nói cụ thể hơn một chút: tết âm lịch là thời điểm thiên nhiên thường đi với thời tiết giao mùa, cuối đông sắp sang xuân, tiết trời hay se lạnh, rất phù hợp cho các hoạt động làm ấm người và chế độ ẩm thực phong phú hơn ngày thường.

Đây là lúc công việc cơ bản tạm ổn sau một năm làm việc vất vả, con người thả hồn vào thiên nhiên, cảnh sắc đang chuyển mình, thay đổi như truyền sinh khí, nội lực, niềm vui sống cho con người.

Dịp tết cổ truyền là thời điểm thiên nhiên ban tặng cho người Việt chúng ta những sản vật, phù hợp với các nghi lễ: ngũ quả để bày biện bàn thờ, hoa quả để cúng bái, rau cỏ để cải thiện bữa ăn vốn giàu protit từ các loại thịt được dùng nhiều hơn ngày thường, và nhiều những thứ khác nữa, những thứ mà dịp tết dương lịch không có, hoặc có rất ít,không phù hợp.

Việc ”chuyển dịch” không gian văn hóa sinh thái tết cổ truyền sang dịp tết dương lịch là không thể, khác nào chúng ta muốn chuyển kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long vào Nam hay lên Bắc.

Tết Tây, như tôi có nói ở trên, về cơ bản là tết công chức, phù hợp với các nước công nghiệp phát triển và về phương diện không gian lễ tết không giống chúng ta.

Có thể nói, tết Tây không đặt vấn đề không gian văn hóa sinh thái vì trong quãng thời gian dài từ khoảng tháng 12 đến tháng 2, là khoảng thời gian có thời tiết lạnh nhất trong năm, cây cối trơ trụi, cảnh sắc một màu, họ không có sự lựa chọn nào khác, như chúng ta chọn thời điểm cho tết âm lịch.

Thật tình, cá nhân tôi rất tôn trọng đề xuất ăn tết cổ truyền theo dương lịch của GS-TS Tòng Xuân và những người ủng hộ ông. Nhưng tôi cho rằng ý tưởng này còn nhiều bất cập và không khả thi xét theo nhiều góc độ như tôi đã phân tích trên đây.

Với những hạn chế hiện nay gắn với tết cổ truyền như các hủ tục, thời gian kéo dài, lãng phí sức người sức của,v.v...thì nên hiệu chỉnh.

Tết cổ truyền là một sinh hoạt văn hóa lễ hội toàn dân, đồng nghĩa là thành phần tham gia (toàn dân) có ý nghĩa quan trọng, nói lên mức độ, đẳng cấp và các giá trị có liên quan.

Ý tôi muốn nói là việc xem xét, chuyển đổi theo bất cứ hình thức nào của hình thức đón tết cổ truyền chúng ta nên tính đến số lượng đa số tuyệt đối này, dù cũng không bỏ qua thiểu số khác, chẳng hạn là những người làm ăn, có quan hệ với đối tác nước ngoài.

Thực tế,trong khoảng năm bảy năm trở lại đây, có một bộ phận người Việt chúng ta, chủ yếu là công chức nhà nước và cư dân đô thị, đã tiếp nhận tết tây (tết tây của người Việt), và vẫn đón tết cổ truyền dân tộc bình thường.

Tuy nhiên, xét về số lượng thành viên tham gia lễ hội này là rất ít nếu so với cư dân nước ta tuyệt đại bộ phận vốn là cư dân nông nghiệp, nông thôn.

Vậy, nên chăng chúng ta chỉ nên xem việc đón nhận tết tây của bộ phận cư dân Việt này như một dấu hiệu mở, hướng ngoại, là điều bình thường, tự nhiên trong thời kỳ thế giới hội nhập, mà không coi đây là yếu tố để đi đến quyết định bỏ hay thay đổi tết cổ truyền theo một cách nào đó, làm ảnh hưởng đến nghi lễ văn hóa này.

nha_que
28-01-2013, 08:29 AM
Cháu đề nghị bắn hết mấy bác thích theo tây đi ! Bắn hết đi thế là xong, khỏi phải lắm chuyện, lúc bây giờ ta tha hồ ta ăn tết ta ............. hi hi ;)

taothao
28-01-2013, 09:08 AM
Cháu đề nghị bắn hết mấy bác thích theo tây đi ! Bắn hết đi thế là xong, khỏi phải lắm chuyện, lúc bây giờ ta tha hồ ta ăn tết ta ............. hi hi ;)


Ý kiến của bác nha_que hay đấy, nhưng chỉ nên bắn khi họ cũng ăn Tết thôi, theo kiểu: "Nhà này mà ăn Tết thì tao giết", trong câu truyện của GS Sử Học Lê Văn Lan đó.