PDA

View Full Version : Dị nhân...!?.



thanh_long
14-03-2013, 09:13 PM
"Dị nhân" chuyên vớt xác cứu người


14/03/2013 | 08:17
(Dân Việt) Đưa tin:
Gã bảo, đời gã gắn liền với nghiệp… vớt xác. Âu đó cũng là duyên trời định. Gặp rồi không lẽ lẳng lặng bỏ đi? Thế là gã ôm, xốc, vác lên vai đưa vào đồi cát an táng, xây mộ hẳn hoi. Để tiếp cận những thi thể thối rữa, nồng nặc mùi tử khí, gã bôi mắm lên mũi, nhúng đầy luôn cả khẩu trang. Thế là dân làng gắn cho gã biệt danh: Tây “mắm”. Tên đầy đủ của gã là Lê Hữu Tây, ngụ tại thôn Hải Bình, thị trấn Thuận An, Thừa Thiên - Huế.

Khi tôi tìm được đến nhà Tây "mắm" thì cô con gái bảo gã đang chăn dê ngoài lùm dương dọc bờ biển. Khác với tưởng tượng của tôi về một người đàn ông to lớn, lầm lì, thậm chí là bặm trợn, hợp với nghề vớt xác, Tây "mắm" nhỏ thó, da đen xạm vị mặn mòi của dân miền biển, đôi mắt sắc, lanh lẹ. Khuôn mặt gã đăm chiêu có vẻ như nghiêm khắc, nhưng khi nói chuyện thì khẩu khí dõng dạc mà chân tình, dễ gần.

https://lh6.googleusercontent.com/-NwD6g0chfto/UUHallblLjI/AAAAAAAAAh8/mgtj_UAnvrU/s450/vot-xac_chet.jpg
Gã Tây “mắm” chỉ về nơi phát hiện nhiều xác chết.

Cái nghiệp trời định

Gã bảo gã không nhớ nổi số xác chết trôi vào bờ đã gặp, áng chừng 50 hay 60 mạng người gì đó. Năm nay gã 53 tuổi, nhưng đụng phải xác chết đầu tiên vào năm 24 tuổi. Lần ấy, mải nhậu với đám bạn, gã sực nhớ là quên đưa chiếc ghe đánh cá vào bờ. Ra đến biển thì hoảng hồn khi thấy ba xác người dạt vào, đồng phục vẫn còn trên người nhưng thi thể thì trương phình, thối rữa. Gã hô hoán đám bạn nhậu ra phụ giúp nhưng ai nấy khi ngửi thấy mùi tử khí thì nôn ọe, tháo chạy, bỏ gã loay hoay với ba thi thể ấy. Không đành bỏ đi, gã tay cuốc, tay đào, khâm liệm, hương khói, chôn cất. Lúc phát hiện là 12 giờ khuya, đến 6 giờ sáng hôm sau gã mới hoàn thành công việc.
Năm nào bờ biển làng gã cũng có xác chết trôi dạt. Năm 2011, một anh bác sĩ công tác tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đi du lịch tắm biển tại Lăng Cô, bị sóng đánh chìm, dạt vào Thuận An. Không ai khác, cũng là gã đưa vào bờ. Sau đó, thông qua báo chí, người nhà từ Hà Nội vào đem ra án táng.

Đúng 3 ngày sau, một đoàn người ở Hải Phòng, giới thiệu là làm việc ở bộ hay trung ương gì đó, vào tìm gã. Ba người chết ấy - một người là con, hai người kia là cháu của họ - đi tàu viễn dương gặp sự cố không may bỏ mạng. Họ năn nỉ nhờ gã đào lên, nhận diện rồi đưa vào nghĩa trang an táng cho tươm tất, đàng hoàng. Xong xuôi đâu đấy, họ bồi dưỡng cho gã một số tiền lớn (số tiền mà gã cho rằng nếu tính giá trị hiện nay đủ xây một ngôi nhà khang trang) nhưng gã nhất quyết không nhận. Dù họ năn nỉ kiểu nào, gã vẫn không lấy.

Gã bảo: “Mình làm phúc làm phước, nhận tiền hóa ra mình làm ăn trên xác chết người ta à? Sau đó, họ cũng để lại địa chỉ và cho xe đón ra Hải Phòng chơi ngót 1 tháng đấy. Bữa nay vẫn còn liên lạc qua điện thoại. Họ bảo, hễ ra Bắc là nhất định phải điện để họ còn biết mà đưa rước, thăm chơi”. Và gã cho rằng, cái nghiệp vớt xác gắn với đời gã từ đấy.

Rồi năm sau, có anh thanh niên người huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế nổi lập lờ ở chân cầu Thuận An. Người dân báo cho gã. Gã lao đến, nhảy ùm xuống nước kéo lên. Người thân đến nhận mặt, mếu máo rằng vì bị bệnh xơ gan cổ trướng, người thanh niên này có ý nghĩ tiêu cực nên tự tử. Nghe đến bệnh tật, ai cũng hoảng, tránh xa vì sợ lây nhiễm. Thế là lại chỉ mình gã mượn xe bò, chở về tận nhà tắm rửa, mặc áo quần rồi bỏ vào quan tài giúp thân nhân người chết.

Có lần, gặp vụ hai thanh niên bị chết, da dẻ bong tróc, thịt lở từng mảng khiến gã ớn đến tận cổ. Chẳng có đồ bảo hộ, gã xé ngay cái áo đang mặc trên người quấn mấy vòng ngang mũi nhưng xem ra chẳng át nổi cái mùi tởm lợm ấy. Nghĩ ngợi một lúc, gã chạy phăng phăng về nhà, vớ ngay hũ mắm, bôi lên mũi, mặt, nhúng đầy khẩu trang để “làm việc”. Biệt danh Tây “mắm” ra đời.

Lấy tiền nhà chôn thiên hạ

Gã sống cạnh biển nên chuyện cứu người sắp chết cũng không phải là hiếm. Tháng 6/2010, bốn sinh viên người Quảng Trị rủ nhau tắm biển. Chẳng hiểu thế nào, một anh chới với ngộp nước, ba người xông ra cứu bị sóng cuốn theo. Đang chăn dê, nghe tiếng ú ớ kêu cứu, một mình gã hì hục mãi mới kéo được cả bốn lên bờ. Người dân đứng xem bảo nên đưa ngay vào bệnh viện.

Gã quát: “Điên, chở đi là sốc nước, có mà chết không kịp ngáp”. Là dân biển, gã thừa biết nên làm gì. Được hô hấp nhân tạo và làm các thủ thuật để nước trong người trào ra, bốn thanh niên hồi tỉnh. Rồi cũng là gã đưa họ về nhà thay áo quần, rồi sai vợ nấu cháo cho họ ăn.

Lòng nghĩa hiệp của gã chưa dừng ở đó. Gặp xác chết vô thừa nhận hoặc không có thông tin về người thân, gã về nhà vét sạch tiền mua quan tài, đồ khâm liệm cho người xấu số. Nghề phụ hồ, gánh cát thuê chỉ đủ nuôi vợ, nuôi con, gã không có sức khỏe nên cũng bỏ nghề đi biển từ lâu. Thế là gã đành đi nhờ dân làng quyên góp, người ít kẻ nhiều để lo hậu sự cho người chết. Nhưng rắc rối cũng từ đó mà ra, kẻ ác mồm ác miệng bảo gã làm thế là kiếm tiền của dân, kiếm tiền trên xác chết. Bực mình, gã không thèm đi xin hàng xóm nữa, chạy thẳng lên chính quyền xã xin hỗ trợ để mua quan tài, hương hoa, áo vải cho người xấu số.

“Thế họ hỗ trợ được bao nhiêu?”, tôi hỏi. Gã đáp: “Cứ gặp xác chết, thông báo cho chính quyền khám nghiệm tử thi, xong xuôi đâu đấy họ hỗ trợ 3 triệu đồng”. Tôi tiếp lời: “Có đủ dư để bác hút thuốc, uống rượu chứ?”. “Chừng đó thì thiếu chứ dư thế nào được? Nhà phải bù thêm tiền đấy”, gã đáp thẳng thừng.


https://lh4.googleusercontent.com/-aBBz6tt_n1M/UUHalpGnv0I/AAAAAAAAAh4/-WdGpHa8BkE/s450/vot-xac_dan-viet.jpg
Một trong những ngôi mộ do tự tay gã chôn cất.

Tiếng tăm gã ngày càng được nhiều người biết đến. Thế là dù gặp người bị tai nạn giao thông, người ta cũng tìm gã nhờ hốt. Những người chết cô quạnh không ai biết, đến khi bốc mùi, vẫn là gã nhận làm. Nhà nghèo thì gã làm phúc không nhận tiền, nhà giàu biếu năm bảy chục ngàn thì gã nhận về dồn lại, rồi dùng số tiền ấy mua xi măng về xây những ngôi mộ mà gã đã chôn cất.

Gã lo mộ bị cát bay, cát nhảy thì tội. Mộ đề vô danh, ngày tháng năm vớt được và phía dưới đề “Lê Hữu Tây phụng lập”. Gã bảo, mộ không dưới 10 cái, ngày tháng chết khác nhau. Cái nào đến ngày giỗ là gã mua hương hoa, cúng kỵ mâm cơm, rượu thịt đàng hoàng. Theo lời gã, nếu chọn một ngày chung, đỡ chi phí thật nhưng vong linh sẽ không nhận được vì sai ngày. Gã cũng buồn day dứt là đến giờ, chưa có ngôi mộ nào được thân nhân đến nhận.

Chia tay tôi, gã bảo để lại cho gã cái “cạc-vi-dít”, lỡ có xác người dạt vào bờ, nhờ báo chí thông tin để thân nhân đến nhận, để họ được gần nhà, gần ông cha, tổ tông, chứ nằm ở biển thì cô quạnh và buồn lắm. Rời thôn Hải Bình trong cơn sóng vỗ bờ, hình bóng gã Tây “mắm” dung dị mà nghĩa hiệp lạ thường như đi theo tôi cả quãng đường dài còn lại.

Theo Dòng Đời


Thanh_long sưu tầm.

thanh_long
14-03-2013, 09:30 PM
Dị Nhân _ Không Chìm !


Thứ 2, 24/12/2012 10:21:44- Chuyên mụcTin tức|Sự kiện hàng ngày |

Nếu không tận mắt chứng kiến Khánh bồng bềnh, nhẹ như cục bông, nằm trên mặt nước hàng giờ hát ca, nói chuyện thoải mái, thảnh thơi thật khó mà tin được khả năng đến lạ lùng của cậu bé 14 tuổi này.

Khánh cho biết, thực ra cậu có thể tự nổi từ lúc mới vào lớp 1 và bản thân cũng không biết mình có khả năng này.

Tình cờ thấy mình không chịu... chìm

Chúng tôi tìm về Long An, vùng quê hiền hòa với những người dân chân chất mộc mạc và cánh đồng lúa đang thì con gái để tìm hiểu về thần tài nhí có khả năng tự nổi hàng giờ trên mặt nước. Đó là em Nguyễn Duy Khánh,14 tuổi, đang học lớp 8 ở xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc.

Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi men theo con đường làng ngoằn ngoèo, tới xã Đông Thạnh. Một cụ bà tóc bạc phơ đang lúi húi cắt cỏ bên đường, thấy khách lạ hỏi thăm cụ niềm nở dẫn chúng tôi tới tận nhà Duy Khánh. Nói về cậu bé "người cá", cụ bà không giấu được vẻ tự hào: "Từ hồi cha sanh mẹ đẻ đến giờ, đã sống 80 năm cuộc đời nhưng đây là lần đầu tiên già thấy có chuyện lạ đời vậy. Thằng nhỏ cứ nằm ngửa trên nước, nói chuyện với người trên bờ sông bình thường. Hồi đầu nghe mấy bà trong xóm kể tui cứ tưởng đùa. Ai ngờ tận mắt tui chứng kiến mới tin rằng đó là chuyện có thật. Thằng Khánh đúng là thần tài của làng tui đó".


https://lh5.googleusercontent.com/-awcT2ZBFKCQ/UUHeCLIvFVI/AAAAAAAAAiU/URbylHNTVMY/s450/D%E1%BB%8B+nh%C3%A2n_tu-noi.jpg
Duy Khánh tự nổi cho người dân xem.

Chuyện Khánh tự nổi trên nước đã làm cho người dân trong xã hết sức ngạc nhiên. Chị Nguyễn Thị Luyến, mẹ của em Khánh cho hay: "Mới cách đây hai tháng, tui nghe mấy tụi nhỏ trong xóm chạy về kêu: "Cô ơi, Thằng Khánh nó nổi được trên nước rồi, cô ra xem đi, đang ở ngoài sông với tụi bạn". Tui nghe vậy, nhưng vẫn không tin, chắc nghĩ chúng nó bày trò để tôi không cho thằng Khánh đi tắm sông.

Cho tới nhiều ngày sau, người dân chạy xúm ra sông coi và bàn tán thằng con mình có tài lẻ. Nhưng tui nghĩ, ba mẹ làm ruộng cực khổ làm sao con có tài được. Hay là do thằng bé nhà mình người mập ú, không biết bơi chúng nên bọn trẻ chọc chơi cho vui rồi kêu mọi người xem cái thằng không biết bơi. Nghĩ vậy nhưng thấy mọi người ồn ào, tui cũng bỏ dở công việc nhà ra xem thế nào. Tới bờ sông, tui thấy người dân tụ tập đông nghẹt, như đi xem xiếc vậy.

Tui ngỡ ngàng thấy con mình nằm ngửa trên mặt nước, miệng lại liên tục nói chuyện, khi thì hát hò. Thấy hay hay, tui và ông xã đứng xem con hoài mà không chán. Nghĩ lại, lâu nay mình xem thường tụi nhỏ quá, chúng nó kêu ra xem lâu lắm rồi mà mình cứ tưởng đùa".

Chúng tôi trò chuyện với chị Luyến được một lúc thì "người cá" đi đá banh về. Trông Khánh rắn rỏi, khỏe mạnh và vẫn giữ nguyên nét hồn nhiên của một cậu bé miền Tây, Khánh kể say sưa: "Thực ra em có thể tự nổi từ lúc 7 tuổi, nhưng lúc đó em cứ nghĩ rằng bạn bè mình ai cũng làm được, tưởng chuyện bình thường như bơi lội nên không nói cho ai biết.

Hồi tháng 10 vừa rồi, em đi chơi với mấy đứa bạn trong xóm, bọn em đá banh xong đứa nào cũng nóng nực bèn nhảy xuống sông tắm. Thấy mệt, em nằm ngửa trên nước nghỉ ngơi chút xíu, bỗng nhiên mấy bạn thấy lạ nên đứng xem. Rồi em nói chuyện hát hò cho bạn nghe. Tụi nó khoái em làm vậy lắm. Em quay qua hỏi: "Ủa tụi bay không làm được à, làm thử coi đi, dễ mà". Chúng nó tập làm hoài không được. Cuối cùng chúng bảo em dạy cho cách nổi, em cũng chỉ dẫn tận tình nhưng không bạn nào làm được. Thấy vậy, mấy bạn cho em là thần tài, rồi kêu người trong xã đến xem, bấy giờ em mới biết là chuyện nổi trên nước là không dễ làm".

Để minh chứng cho lời nói của mình, Khánh bảo tôi đi cùng, rồi cậu cởi áo, nhảy tùm xuống con sông trước nhà. Khách rơi xuống nước và theo quán tính cũng chìm xuống một lúc rồi mới từ từ nổi lên. Trong tâm thế thật thoải mái, Khánh dang rộng hai tay hai chân, miệng say sưa hát hò. Trong lúc Khánh đang biểu diễn, mấy người dân gần đó thấy lạ cũng xúm vào trầm trồ, chỉ trỏ.

Ông Năm đứng gần tôi thốt lên thú vị: "Tui nghe người ta đồn mấy tháng nay mà bây giờ mới được thấy tận mắt. Đúng là thần tài của Long An thiệt luôn". Lúc này, vẫn bồng bềnh trên mặt nước, Khánh không quên nói chuyện với tôi: "Hôm nay trời gió quá, bình thường khi nước lặng em có thể nổi cả buổi trên nước. Nằm trên nước thích lắm, người nhẹ nhàng, cảm giác lâng lâng như đang được ai đó nâng lên ấy chị ạ".

Nghi bị căn bệnh lạ?

Sau khi chuyện tự nổi của Khánh trở thành tâm điểm của những lời bàn tán và ngày càng lan rộng, người nhà em cảm thấy lo lắng vì cho rằng em có dấu hiệu không tốt về sức khỏe. Chị Luyến cho biết: "Gia đình tui cũng lo cho thằng con lắm. Đang bối rối chưa biết làm thế nào thì bà nội Khánh chạy tới nhất định bảo hai vợ chồng phải dắt thằng cháu đi khám.

Bà bảo: "Vợ chồng tụi bây lo làm ăn không lo chăm chút tới con cái. Thằng Khánh nhất định có vấn đề về sức khỏe nên mới vậy, tao nghi nó bị bệnh lạ gì nên mới làm được như thế. Từ nhỏ đến giờ, ở cái xã này, thậm chí cả vùng lân cận, có ai nổi trên nước như nó đâu. Chắc tại cơ thể nó mập quá mới có bệnh gì kỳ lạ thế. Phải đưa nó đi bệnh viện khám tổng quát sức khỏe ngay, để lâu sẽ nguy hiểm".

Nghe bà nội khẳng định như vậy, vợ chồng tui lo lắng, vội đưa cháu đi khám. Ở bệnh viện đợi con mà vợ chồng tui hồi hộp muốn chết. Đến khi nghe các bác sĩ khẳng định cháu không có bệnh tật gì, cơ thể khỏe mạnh tui mới thở phào. Năm nay cháu 14 tuổi, cao 1m52, nặng 52 kg thì đúng là không đến mức mập quá như sự lo lắng của bà nội”.

Khánh là con trai đầu trong ba anh em nên mọi công việc trong gia đình cậu đều sẵn sàng gánh vác cùng cha mẹ. Những lúc rảnh rỗi, Khánh còn kiêm luôn vai trò làm thầy dạy cho em gái những bài tập ở nhà. Ở trường, Khánh cũng là cậu học trò khá nổi bật vì thành tích học tập. Nam, bạn học cùng lớp với Khánh cho biết: "Suốt 8 năm liền, Khánh là học sinh giỏi của trường, bạn ấy sống chan hòa vui vẻ với các bạn, hay giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp nên bạn nào cũng quý mến. Ngày bạn ấy biết nổi trên nước, cô giáo biết nên hỏi lớp: "Hôm nay lớp mình có người nổi tiếng, có ai biết không?”. Thế rồi cả lớp ai cũng đồng thanh, nói: “Đó là bạn Khánh ạ".

Cô giáo và các bạn ai cũng chúc mừng cho bạn ấy có thêm tài lẻ. Đặc biệt bạn ấy không tham tiền như nhiều người khác, có hôm tụi em đi học về, có một ông trong xã đứng lại bên đường nói với Khánh: "Nghe đồn thằng này biết tự nổi trên nước, hôm nay nhảy xuống đây nổi cho mọi người xem nếu đúng như người ta nói, bác cho 200 ngàn đồng?”. Thế rồi Khánh e dè giải thích cho bác này biết: “Hôm nào chủ nhật con nghỉ học, nếu bác rảnh thì cứ đến nhà xin phép ba mẹ, con sẵn sàng làm cho bác xem, con không dám nhận tiền của bác””.

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân khiến cho cơ thể người tự nổi trên nước được. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, trên thế giới đã có những trường hợp tự nổi trên nước. Đó là một cô gái người Úc, những ngày đầu tập bơi trên các bể bơi, cô đã làm mọi người phải sửng sốt vì khả năng không thể chìm của mình. Khi lớn lên cô vẫn có khả năng đó, có vài lần cô đã vượt qua quãng đường thủy dài 40km.

Một giáo sư người Úc cho rằng, một số người có khả năng đặc biệt này là do cơ bắp của họ có tỷ trọng nhẹ hơn người bình thường. Cấu tạo xương của những người này có nhiều khoang xốp hơn, khoang phổi cũng có nhiều phế nang. Đây chỉ là giả thuyết mà giáo sư này đưa ra vì thực tế chưa có ai dâng hiến bộ xương của mình để làm công trình nghiên cứu khoa học. Do đó có thể nói rằng, hiện tượng tự nổi trên nước của Nguyễn Duy Khánh vẫn còn là một điều bí ẩn, gây nhiều tranh cãi mà khoa học cần phải nghiên cứu.
Theo Người Đưa Tin
Thanh_long sưu tầm

thanh_long
14-03-2013, 09:40 PM
Dị nhân 69 tuổi thể hiện siêu năng lực



Thứ Ba, 26/01/2010, 02:36 PM (GMT+7)
Bà Văn Thị Lẻo, 69 tuổi (còn có biệt danh là Chín Nổi), ở ấp Tân Hiệp B, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, có thể tự nổi thân mình trên mặt nước từ sáng tới chiều mà không bị chìm.

Mặc dù sắp bước sang tuổi 70 nhưng bà Lẻo vẫn có thể thả mình trên mặt nước từ sáng cho tới chiều. Khi được đề nghị "trình diễn" khả năng tự nổi của bà, bà Lẻo đã vui vẻ nằm ngửa trên mặt nước rồi nhắm mắt... ngủ, ngồi trên mặt nước gội đầu, hái rau muống, bắt ốc... Bà còn lấy cục đá nặng 3 kg đeo vào người nhưng vẫn không chìm.

Chị Trương Thị Phượng, hàng xóm của bà Chín, cho biết, bà đã tận dụng khả năng tự nhiên này để tập bơi miễn phí cho trẻ trong xóm.

https://lh6.googleusercontent.com/-HrmuhIRr-80/UUHe-0O74OI/AAAAAAAAAiw/t-Om_rCRvEY/s587/di-nhan-t%E1%BB%B1+n%E1%BB%95i.jpg
Bà Lẻo biểu diễn tư thế nằm nổi trên mặt nước.


Ông Lê Văn Khen, 78 tuổi, chồng bà Lẻo cho biết, phát hiện mỗi khi bà xuống sông tắm, dù không cử động tay chân gì nhưng vẫn cứ nổi phình trên mặt nước ngay từ hồi ông bà mới cưới. "Đặc biệt, vợ tôi không bao giờ lặn xuống khỏi mặt nước được, giống như trong mình bả có cái phao nổi vậy”, ông Khen nói.

Thấy lạ, ông Khen đưa vợ mình đến bệnh viện khám thì được các bác sĩ cho biết là cơ thể bà Lẻo phát triển bình thường như những người khác. Bà Lẻo có 9 người con (một trai, 8 gái), nhưng không có ai có khả năng tự nổi trên mặt nước như mẹ.

Dù đã biết khả năng của bà Lẻo, nhưng những người hàng xóm vẫn không hết ngạc nhiên mỗi khi chứng kiến bà "biểu diễn".

Tâm sự với PV, bà Lẻo kể, từ ngày đầu tiên tập bơi đầu tiên trên sông cha mẹ bà phát hiện thân thể con gái mình giống như cái phao nổi. Vừa xuống sông, cô bé 8 tuổi là bà Lẻo khi đó tự dùng tay, chân đạp nước bơi dễ dàng như người đã biết bơi từ lâu. Với khả năng đặc biệt này, những lúc đi hái rau muống, bắt cá ốc trên sông rạch, trong khi người bình thường phải ngồi trên xuồng để thao tác thì bà Lẻo chỉ việc tự nhiên thả mình ngồi nổi phình trên mặt nước để làm việc.


https://lh5.googleusercontent.com/-SKM3irV6bAs/UUHe-6w1ZjI/AAAAAAAAAi0/_rHXRLic2Ao/s480/di-nhan-b%C3%A0+l%E1%BA%BBo.jpg
Bà Lẻo biểu diễn tư thế ngồi nổi trên mặt nước.

Cũng nhờ khả năng đó mà bà từng cứu ông Khen thoát khỏi tay tử thần. Cách đây 10 năm, ông và bà chở cây đi cưa ở Long Xuyên. Khi qua đoạn sông Hậu, xuồng bị sóng đánh chìm giữa sông. Trong lúc ông Khen đang chới với, hụt hơi vì sông rộng, nước chảy xiết thì bà Lẻo đã trở thành “chiếc phao” cho ông đeo bám để bơi vào bờ. “Từ trẻ tới già tôi chưa biết đau ốm là gì. Về già, cơ thể càng nhẹ hơn, dễ nổi trên mặt nước hơn so với thời con gái”, bà Lẻo cho biết.


Thanh_long sưu tầm

nhan_voky
06-11-2013, 04:01 PM
Mấy người này mà gặp hoặc theo học mấy võ phái như Thất Sơn Thần Quyền, Thiên Môn Đạo, Nan huyền Đạo... hay gặp được mấy thầy nổi tiếng chỉ giáo thêm tì đảm bảo danh nổi như ***ồn.

thieugia
17-11-2013, 05:02 AM
Diện kiến “dị nhân” gần 40 năm không tắm giữa đại ngàn xứ Nghệ

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_bao_phapluatvathoidai.png
22:12 PM, 16-11-2013

(ĐS&PL) - Giữa vùng miền Núi phía tây xứ Nghệ, có một người đàn ông gần 40 năm không hề tắm rửa, không đi tiểu tiện, không mặc quần áo và thích trùm chăn 4 mùa. Mặc dù, đôi chân bị liệt, không hề rời khỏi chiếc giường nhưng tất cả những công việc như đan lát, làm lưỡi câu, sửa đồ dân dụng,…ông đều làm được một cách xuất sắc. Không lí giải được những hiện tượng lạ này, người dân nơi đây cho rằng, ông chính là con “ma rừng” của bản Piêng Đồn.

Trong chuyến công tác xứ Nghệ mới đây, chúng tôi đã có cơ hội được diện kiến người đàn ông kỳ lạ này. Ông là Lô Văn Yên, 51 tuổi ở bản Piêng Đồn, xã Tam Đình, huyện Tương Dương (Nghệ An)

“Ma rừng” của bản


http://media.doisongphapluat.com/2013/11/16/di_nhan_3.JPG.jpg
Chân dung “dị nhân” Lô Văn Yên.

Lô Văn Yên sinh ra bình thường như bao đứa trẻ khác. Gia đình nghèo, nhà đông anh em nên cuộc sống rất khó khăn. Mỗi năm, Yên chỉ được một bộ quần áo để mặc. Tuy vậy, đến năm 7 tuổi, Yên bỗng sinh chứng ghét mặc quần áo, kể cả khi có quần áo mới mua. Một hôm, nhà có khách, thấy Yên không mặc quần áo, bố mẹ lấy làm xấu hổ, vội “khoác” cho con bộ quần áo. Nhưng vừa mặc quần áo xong, Yên chạy thẳng vào gian thờ của tổ tiên và ở lỳ trong ấy mấy ngày liền không chịu ăn uống gì. Gọi như thế nào Yên cũng không chịu ra.

Sau đó, cậu bé bất ngờ trút bỏ quần áo và chỉ lấy chiếc chăn màu đỏ quấn quanh người. Từ đó cho tới bây giờ, Lô Văn Yên chỉ độc mỗi chiếc chăn ấy mà không hề mặc quần áo. Cũng từ đấy, Yên không bước chân ra khỏi nhà, chỉ quanh quẩn trong góc, đến bữa bố mẹ phải mang cơm cho cậu bé ăn riêng. Chẳng mấy chốc, từ một cậu bé mạnh khỏe, Yên đã trở nên ốm yếu xanh xao, gầy còm. Người ta cho rằng, Yên đã bị ma nhập vào người nhưng bố mẹ cậu không tin. Đưa con đi chữa trị khắp nơi nhưng cũng không có kết quả.

Chuyện kể rằng, hồi nhỏ, ông Yên vốn rất nghịch ngợm, thông minh, nhưng không hiểu sao lại cứ thích để tóc dài như con gái. Với sở thích quái dị đó, ông không cho ai cắt, cũng không cho ai đụng vào tóc của mình. Thậm chí, nhiều đêm, ông Yên đã phải thức suốt đêm để cho tóc mọc nhanh hơn. Sau khi bị bố mẹ cắt bỏ mái tóc yêu thích đó, Yên khóc rồi trùm chăn lên đầu không cho ai thấy. Khoảng 2-3 tháng sau, mỗi khi lấy tay xoa lên đầu Yên lại khóc ré lên. Bố mẹ giỗ như thế nào cũng không chịu nín. Và kể từ đó Yên trở nên lầm lì và ít nói hơn,

Một thời gian sau, khi bỏ chăn và đi ra ngoài, vì cái đầu trọc lốc nên đi đâu Yên cũng bị dân bản cười nhạo nên từ đó ít đi ra ngoài mà cứ nằm lỳ trên giường rồi bị tật luôn. Hai chân Yên teo lại và trở thành người tàn tật từ đó, gia đình cũng không có tiền để đưa Yên đi thăm khám được. Bố mẹ Yên cứ nghĩ ông bị “ma” nhập nên chỉ mời thầy mo khắp các bản đến để cúng “đuổi ma” nhưng cũng không hiệu quả.

Thậm chí, một thời gian dài, người dân còn thêu dệt câu chuyện kỳ bí về con “ma rừng” Lô Văn Yên, rằng hàng đêm cứ có một bóng ma không mặc đồ áo quấn chăn trên đầu lao vút vào bóng đêm. Vì vậy, cứ khi mặt trời tắt người dân nơi đây không dám ra khỏi nhà. Trước đây, các cặp trai gái ở đây, hay gặp một cái bong đen vụt qua đường rồi biến mất. Dáng hình của con ma đó, y hệt như ông Yên trùm cái chăn. Người ta khẳng định rằng ông Yên chính là con “ma rừng” của bản Piêng Đồn.

“Dị nhân” chốn đại ngàn

Sau khi bố mẹ mất, ông Yên ở với vợ chồng em út là Lô Văn Khôn. Mặc dù nằm một chỗ nhưng ông Yên kiếm được thu nhập rất lớn từ tài lẻ của mình. Ông Lô Khăm Thiện, Trưởng bản Piêng Đồn cho biết: “Đã gần 40 năm ông Lô Văn Yên nằm một chỗ, không hề đi ra ngoài, không hề được đi học nhưng cũng không khi nào phải đi viện hay đau ốm vặt ngoài việc bị teo đôi chân. Kỳ lạ là dù nằm một chỗ nhưng người đàn ông này lại có lắm tài lẻ. Đầu tiên là dù chưa một lần đến trường, chưa một lần được học chữ nhưng ông lại tính toán rất giỏi. Không biết mặt chữ, mặt số nhưng lại cộng trừ nhân chia rất thuần thục. Ngoài việc biết tính toán, Yên còn rất khéo tay, đan lát, đặc biệt là đan chài, lưới, đan rổ rá”.


http://media.doisongphapluat.com/2013/11/16/di_nhan.JPG.jpg
“Dị nhân” đang thoăn thoắt đan lưới.

Từ sau ngày ông Yên mắc bệnh không đi đâu, không ra khỏi nhà mà chỉ nằm nguyên một chỗ trên chiếc giường riêng của mình thì cả người nhà và người làng, bạn bè chưa một lần thấy Yên tắm gội. Điều lạ là dù không tắm gội nhưng cũng không hôi hám. Người nhà cũng theo dõi nhưng suốt mấy ngày liền, Yên vẫn nằm bất định, không rời nửa bước, ông vẫn ăn uống bình thường như bao người.

“Gia đình đành làm cho nó cái phòng ở riêng phía trong nhà để tiện sinh hoạt. Nhưng kỳ lạ, mấy chục năm nay nó cứ quấn chăn kín đầu và quanh người chứ không chịu mặc quần áo”, ông Lô Văn Dũng – anh trai ông Yên cho biết.

Suốt ngày ông cứ nằm lì trên chiếc giường của mình. Sợ ông ở nhà buồn nên người nhà mua cái đài cassette mở cho ông nghe. Bản tin thời sự, bản tin dự báo thời tiết, ông là người nắm rõ nhất làng và ông nhớ rất lâu. Điều kỳ diệu hơn là ông còn có thể sửa chữa đồ điện dân dụng, quấn cuộn dây cho turbin bị cháy, đài cassette bị hỏng... Công việc này cả bản không ai biết và ông cũng chưa bao giờ được học cả. Với tài lẻ này, ông Yên trở thành “trung tâm sữa chữa điện máy” cho cả bản Piêng Đồn.

Không chỉ vậy, ông Lô Văn Yên còn biết đan lưới, vá lưới của bà con dùng để đánh cá trên sông Lam. Ông cho biết: “Mỗi cái chài ông đan khoảng 15 – 20 ngày, học đan chài khoảng 1 tiếng từ người dưới xuôi lên nên tự làm được”.

Cũng nhờ vậy mà ông Yên trở thành người vá, sửa, đan chài lưới của cả bản. Các loại câu vướng, câu móc ông đều làm được dù cả ngày nằm trên giường. Mỗi bộ chài ông đan được mọi người trả công khoảng 300.000 đồng/cái. Ông bảo, chỉ làm giúp bà con trong bản thôi, người ngoài thì không làm. Phải làm cho kịp giúp bà con mới có đồ để bắt cá, gùi măng, gùi bắp về để kiếm cái ăn hằng ngày. Người dân trong bản này, ai cũng nghèo đói cả.

Mặc dù, ông Yên không ra khỏi nhà nhưng mọi thông tin thời sự ông đều nắm được hết. Ông có một trí nhớ rất tốt. Vì vậy, mọi người trong bản thường gọi ông Yên là ông “truyền thông”. Ông Yên giờ được hưởng chế độ trợ cấp cho người tàn tật mỗi tháng, ngoài ra ông còn kiếm thêm tiền bằng việc đan lưới, chài, thúng, rổ rá nên cuộc sống gia đình cũng bớt phần khó khăn so với trước đây.

Một điều kì lạ ở đây, mặc dù không học qua một lớp đào tạo, không ai chỉ dạy nhưng ông Yên có thể mày mò sửa chữa được tất cả các đồ dân dụng. Và dân bản cho rằng, “ma” mới có thể làm được những điều kì diệu như vậy. Một con người bình thường thì phải đi giải, đi tiểu nhưng ông thì không.

Thấy mọi người đồn đại về anh trai mình, nhiều lần vợ chồng anh Khôn đã lén theo dõi. Nhưng ông Yên cũng không có biểu hiện gì bất thường . Những câu chuyện về “ma rừng” mang màu sắc mê tín dị đoan mà bà con nơi đây thêu dệt rõ ràng là không có thật, nhưng người đàn ông quái dị với những khả năng kỳ lạ thì lại đang tồn tại giữa đời thực. Đâu là nguyên nhân biến một cậu bé khỏe mạnh thành một “dị nhân” như ông Lô Văn Yên thì vẫn đang là một ẩn số.

Ông Lô Vĩnh Tinh – chủ tịch UBND xã Tam Đình cho biết, “Sau khi bố mẹ mất, vợ chồng anh Khôn đã nhiều lần đi vay mượn tiền để cho ông đi khám nhưng ông nhất quyết từ chối và khóc nức nở. Ông cho rằng, mình chẳng có bệnh tật gì mà đi khám cả. Mình cũng có thể ăn, có thể làm việc và không ốm đau là ổn rồi. UBND xã đã nhiều lần hỗ trợ cho chiếc xe lăn để tiện hơn trong sinh hoạt nhưng ông nhất quyết từ chối”.

Hà Hằng - Kim Thoa