PDA

View Full Version : Lê Đình Nghĩa và ngạn ngữ: “không Thầy đố mày làm nên”



Conan
08-04-2013, 09:54 PM
Khách quan mà nhận định, Câu chuyện Phản Đồ Tam Thanh dường như vẫn chưa có hồi kết khi mà cách đây mấy ngày, Tam Thanh gửi mail phản hồi tới Thiều Gia (đã được công bố trên facebook). Hành vi Phản Phúc và những phát ngôn “ấn tượng” nhưng cũng không kém phần xấc xược của Tam Thanh mọi người đã rõ, do vậy trong topic này, Conan chỉ bàn về ví dụ thực tiễn của câu ngạn ngữ nổi tiếng: không Thầy đố mày làm nên.

Bên cạnh đó, phần luận nguyên nghĩa của câu ngạn ngữ này mọi người chắc ai cũng hiểu và cũng có thể tham khảo thêm Google, Conan không đi sâu vào khía cạnh này. Hiện tại chỉ đi thẳng vào tình huống Phản Phúc của Tam Thanh, qua đó chúng ta thấy nổi bật lên ý nghĩa của câu ngạn ngữ.

Bài học nhãn tiền: so so sánh sánh

Xưa kia, khi vẫn còn là đệ tử của Thiều Gia, võ sinh Tam Thanh luôn được mọi người yêu quý, các huynh đệ đồng môn quý mến, các huynh đệ trong làng võ tôn trọng, các đồng nghiệp trong cùng công ty trân trọng và kính nể.

Ngày nay, khi bị trục xuất khỏi sư môn, cựu võ sinh Nghĩa dường như đã mất rất nhiều (tất cả?!), mọi người khinh thị, huynh đệ đồng môn xa lánh, các huynh đệ trong làng võ khinh khi, đồng nghiệp trong cùng công ty coi thường.

Lịch sử: bài học đắt giá !

Các kịch bản suy diễn theo “cốt chuyện” nêu trên có thể xảy ra như sau-theo dòng thời gian (đương nhiên chỉ là suy diễn giả tưởng thôi nhé).

Kịch Bản 1:

Các Thầy Cô đã dạy Tam Thanh thời còn niên thiếu - cấp 1, cấp 2, cấp 3: các Thầy Cô chỉ có khả năng cỡ trường Làng thôi, đúng ra các Thầy Cô phải giỏi hơn tôi mong đợi mới phải, nếu không tôi đã là học sinh giỏi cấp Toàn Quốc ấy chứ hoặc biết đâu tôi cũng có cơ hội phát triển và nổi tiếng cỡ Ngô Bảo Châu.

Kịch bản 2:

Các Giảng Viên – Giáo Sư, Tiến Sỹ dạy dỗ Tam Thanh thời còn là Sinh Viên Bách Khoa: mấy lão già, mấy cụ khốt vừa già, vừa bảo thủ lại vừa lạc hậu, dạy giỗ tôi toàn những thứ cũ rích, chẳng đâu vào đâu. Các vị giảng chỗ nào “tối nghĩa”, dạy theo kiểu áp đặt, rập khuôn như vậy thì ra cái thể thống đếch gì, tôi biết cả đấy, chẳng qua không nói ra thôi. Nếu các vị giỏi giang, tôi với tư cách là học trò, trong tương lai biết đâu sẽ có những nghiên cứu và ứng dụng để đời mang tầm cỡ Nobel ấy chứ.

Kịch bản 3:

Các vị Sếp – trưởng phòng, giám đốc công ty quản lý của Tam Thanh khi đã đi làm: mấy người này chỉ giỏi nói phét, năng lực kém quá, chuyên môn cũng chẳng ra gì. Tôi cũng biết cả đấy, tôi đánh giá các vị khắt khe lắm đấy, chẳng qua tôi không nói ra mà thôi. Tôi mà làm quản lý công ty hoặc làm chủ công ty này thì công ty sẽ phát triển nhanh như vũ bão chứ không phải lẹt đẹt như thế này đâu nhé. Tài năng của các vị còn kém lắm, chưa đủ khả năng làm Sếp của tôi đâu.

Tương lai: đầy bất trắc ?

Cụ Nguyễn Du có câu:


“Có Tài mà cậy chi Tài,
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”

Điều này cho thấy, chữ Tâm mới là điều quan trọng. Tài đâu chưa thấy, chỉ thấy Thất Tâm. Nếu những giả định mà các kịch bản nêu trên phần nào đúng, thì buồn thay. Với nhãn quan như vậy, làm sao Người Người có thể dung nạp. Có lẽ, thua cuộc từ trong não rồi.

nosay
09-04-2013, 06:25 AM
Lê Đình Nghĩa quên mất câu "Một chữ cũng là thầy - Nửa chữ cũng là thầy rồi" ...

minh_anh
09-04-2013, 08:27 AM
Đây là vụ "hình án" kinh điển trong người làng võ...
Xưa nay chưa thấy có đứa học trò nào mất dạy như thằng học trò xứ Thanh này... Nay với những nguồn thông tin phong phú, đa dạng đã góp phần làm cho mọi người hiểu một cách tường tận về kẻ vong ân bội nghĩa, kẻ phản thầy lừa bạn họ Lê tên Nghĩa này. Mình nghĩ với thông tin phong phú đa dạng như vậy, thằng này chỉ có nước lên cầu Công Lý rồi đâm cổ xuống kinh Nhiêu Lộc chứ đất Sài Gòn đâu có chỗ đứng cho loại người này.