PDA

View Full Version : Người Làng Võ & Những Chuyện "Hổng Giống Ai" !?



thieugia
12-05-2013, 08:18 AM
1. Nhai bóng đèn_nuốt rắn lục :p

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/ngi%20a%20tin.jpg
27.12.2012 | 23:54


Tôi hỏi anh nhai như thế có khi nào bị mảnh vụn cứa vào miệng không? Rồi khi trôi xuống dạ dày, liệu những hạt thủy tinh sắc nhọn, cứng chắc kia có đục thủng bao tử của anh? Cường trả lời tỉnh bơ: "Không hề hấn gì, chịu khó nhai cho nát nhừ sau đó thì nuốt vào là xong. Vào đến bụng rồi thì cái gì cũng tiêu hết, thế nhưng mọi người đừng học theo tôi vì chỉ có cái bụng tôi chịu nổi thứ này thôi chứ vào bao tử người khác sẽ phải đi bệnh viện đấy".
Nuốt rắn lục, đùa giỡn với rắn hổ mang cho đến ăn một lúc 20 bóng đèn neon đã trở thành điều quá đỗi bình thường với võ sư Quốc Cường (ngụ Q.7, TP. HCM).
Ý chí, bản lĩnh, thiên khiếu, may mắn hay những bí ẩn của cơ thể khiến một người trần mắt thịt như anh trở thành dị nhân đặc biệt trong hơn 80 triệu dân Việt Nam. Anh đã làm nên những điều kì diệu ngoài sức tưởng tượng của một con người bình thường.

"Dị nhân" nhai bóng đèn và nuốt rắn sống

Sinh ra ở miền đất võ Bình Định, ngay từ nhỏ, Quốc Cường đã say mê học võ và mày mò tìm hiểu những thế võ lạ, khác người. Tuổi thơ của anh trôi đi với cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn đủ điều. Gia đình neo đơn, túng quẫn khiến anh không được theo học đến nơi đến chốn. Thuở ấy, trường làng thường xuyên tổ chức các đợt đấu võ thi tài giữa các bậc võ thuật có thứ hạng, Quốc Cường thường hay thập thò phía sau sàn diễn, cậu được chứng kiến những thế võ tấn công, phòng thủ rất lạ của bậc đàn anh. Ngoài giờ phụ giúp gia đình, Cường lén tìm đến các lớp học võ đạo xin thầy theo học. Vì còn quá nhỏ, nên anh nhận được cái lắc đầu của tất cả các thầy.


http://xmedia.nguoiduatin.vn/public/data/images/huebt/2012/thang1/tuan3/nhanvat/nguoiduatin-81.JPG
Ở tuổi xế chiều Võ Sư Quốc Cường vẫn cô đơn đi và về

Nỗi thèm khát, mong mỏi được luyện võ không vì thế mà tắt lịm. Cường kiên trì, mỗi ngày đều tới tiếp diện thầy, quét dọn sân trường, lau chùi bàn ghế để ghé mắt xem thầy dạy. Cảm động trước nhiệt huyết của cậu trò nghèo, các thầy cho phép anh học võ. Cường được học về nội công, khí công và võ cổ truyền.

13 tuổi, anh phải lao ra đời kiếm kế sinh nhai. Anh phiêu bạt kì hồ khắp nơi có khi sang cả Phnôm Pênh (Campuchia) theo đoàn mãi võ. Anh trải qua rất nhiều những ngón nghề có tên và không tên để duy trì sự sống và nuôi dưỡng ước mơ cháy bỏng trên sàn võ. Từ những năm 80 đầu năm 90 của thế kỉ trước, Cường bắt đầu nghiệp mãi võ mưu sinh. Anh đi biểu diễn ở những tụ điểm quán bar, sân khấu, tạp kỹ các tỉnh phía Nam. Lúc đó, khả năng của anh đã nuốt được rắn lục, cho rắn hổ mang cắn vào tay, dùng tay chẻ sầu riêng, một ngón tay đục thủng dừa khô và nhai bóng đèn...

Quốc Cường kể, anh có thói quen ăn bóng đèn từ năm 30 tuổi. Lúc đầu, anh chỉ ăn để khám phá điều kì diệu ở một vật thể lạ. Mỗi ngày ăn hai bóng, ăn 25 năm thì số lượng bóng đèn lên đến mười mấy ngàn cái. Một điều tưởng chừng không thể đối với người bình thường nhưng với anh bây giờ đã trở thành thói quen mỗi ngày. Anh bảo, ngày nào không được nhai bóng đèn thì thèm lắm và đã nghiện rồi. Một bóng đèn neon còn nguyên vẹn, anh dùng tay bóp nát ra sau đó dốc tất cả vào miệng nhai côp cốp như người ta ăn ngô rang.

Tôi hỏi anh nhai như thế có khi nào bị mảnh vụn cứa vào miệng không? Rồi khi trôi xuống dạ dày, liệu những hạt thủy tinh sắc nhọn, cứng chắc kia có đục thủng bao tử của anh? Cường trả lời tỉnh bơ: "Không hề hấn gì, chịu khó nhai cho nát nhừ sau đó thì nuốt vào là xong. Vào đến bụng rồi thì cái gì cũng tiêu hết, thế nhưng mọi người đừng học theo tôi vì chỉ có cái bụng tôi chịu nổi thứ này thôi chứ vào bao tử người khác sẽ phải đi bệnh viện đấy".

Đó là chuyện nhai bóng đèn, còn chuyện anh nuốt rắn lục sống càng khó tin hơn, thậm chí có người còn ngất xỉu ngay tại chỗ khi chứng kiến màn biểu diễn có một không hai này. Hai con rắn lục đang ngoe nguẩy bỗng chốc bị anh tóm cổ đưa đầu vào miệng rồi từ từ trôi xuống dạ dày. Anh chép miệng một cái, uống một ngụm nước rồi há miệng ra cho mọi người xem. Sau lần nuốt rắn đầu tiên ở Hà Nội, anh bị khán giả giữ lại không cho về để họ theo dõi xem anh có nuốt chúng thật hay không. Một ngày, hai ngày anh không có biểu hiện gì, họ cho anh về với những cái ôm hôn nồng hậu và cảm phục hết lời.

Người ta nói anh là "quái dị" chứ chẳng phải người vì qua những chuyện anh làm nó ngoài sức tưởng tượng của một người bằng xương bằng thịt. Ngoài những pha biểu diễn đùa với tính mạng, anh còn có khả năng đục thủng quả dừa khô chỉ bằng một ngón tay, dùng đầu đập nát trái sầu riêng, dùng giáo nhọn đâm vào yết hầu đẩy xe ô tô tải có trọng lượng 5 tấn... Những điều kì lạ anh làm đồng nghĩa với sự nguy hiểm anh đã trải qua.

Phía sau tràng pháo tay là máu và nuớc mắt

Gặp anh lần đầu, không ít người có cảm giác anh là người dữ dằn với bộ tóc để dài ngang vai, hơi quăn, trán quấn một chiếc khăn màu da trăn, khuôn mặt đen cháy nắng, chai sần. Thế nhưng, khi tiếp xúc với anh mới hiểu anh là một con người rất hiền, vui vẻ và cởi mở. Qua hơn 40 năm làm xiếc cho thiên hạ, vui buồn, tủi hổ, thành công và thất bại đối với anh nó vô cùng lắm. Anh đánh đổi chuyện nghề bằng chính tính mạng của mình và đã vài lần “thần chết” đến gõ cửa nhà anh.


http://petrotimes.vn/stores/news_dataimages/petrotimes/032011/30/10/quai-to20120820193711.jpg
Những hình ảnh này trên báo chí đã không còn xa lạ gì với khán giả

Năm 1992, Quốc Cường thoát xác thử tài với nghiệp diễn viên điện ảnh. Trong cảnh quay của bộ phim "Vết thù năm tháng", anh đóng vai một đại ca, đối thủ của Trần Quang. Trần Quang thì đứng hiên ngang giữa nhóm đàn em của mình còn Quốc Cường nuốt con trăn để thể hiện sự cao cơ hơn. Đến đoạn cuối, con trăn ngộp quá đã cắn luôn vào vòm họng của anh. Máu phun xối xả không cách gì cầm lại được.

Anh được đưa tới bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu nhưng bác sĩ lắc đầu. Anh đã tắc thở, người thân khóc ròng mấy ngày thương tiếc anh, các bác sĩ ở bệnh viện có ý muốn để anh lại mấy ngày để làm phẫu thuật cổ của anh phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Khi ê kíp thực hiện ca mổ vừa xong thì anh cử động trở lại. Mọi người mừng vui chưa hết còn anh nghĩ đến chuyện tự tử vì mình không thể nói được. "Cường cảm thấy cuộc đời mình coi như chấm hết, tương lai tối tăm mịt mù vì miệng cứ ú ớ thế này thì không còn làm được gì nữa", anh kể lại.

Được một vài hôm, đang trong lúc tuyệt vọng thì anh lại nói được (do vết thương ở yết hầu chưa lành nên ảnh hưởng đến giọng - PV). Kiểm tra lại con trăn anh nuốt thì hóa ra là con Nưa có nọc cực độc. Ngày ra viện, anh thề với mọi người và với chính bản thân mình là không bao giờ nuốt trăn nữa nhưng sẽ chuyển sang nuốt rắn.

Với thân hình vạm vỡ, anh được mời đóng các vai phản diện trong những bộ phim hành động của Việt Nam và nước ngoài. Một lần đóng với diễn viên Lý Hùng cảnh trên máy bay, anh là không tặc đang khống chế tiếp viên hàng không. Do chưa chuẩn bị nên anh bị người hùng cứu Mỹ nhân tung một cú đá trời giáng, anh ngất xỉu tại chỗ. Một lần đi Bình Dương thực hiện pha dùng đầu đập gạch, người chủ muốn thử tài của anh đã chọn ra những viên gạch "sịn" nhất. Anh vận công đập mà toát cả mồ hôi, tóa cả máu mà gạch không vỡ. Anh phải dùng đến thiết đầu công mới giải quyết được chuyện tò mò của người dân.

Không thể nhớ đã bao nhiêu lần anh bị phun máu vì khán giả cứ lỡ tay thử bất ngờ vào người anh khi anh chưa kịp chuẩn bị. Sự nghiệp điện ảnh tưởng ít sóng gió ấy rồi cũng qua để lại trong anh những vết sẹo và tai nạn để đời. Nhìn khắp chân tay, mình mẩy của anh là những vết sẹo to có, nhỏ có, cũ và mới cứ chồng lớp lên nhau.

Nổi tiếng trong và ngoài nước với những pha biểu diễn lạ lùng nhất, thế nhưng cuộc sống đời tư của võ sư Quốc Cường thật lắm nỗi truân chuyên. Cách đây 4 năm, người vợ suốt 20 năm gắn bó đã rời bỏ anh vì một căn bệnh hiểm nghèo. Anh chôn vùi nỗi đau vào những màn khí công siêu đẳng. Anh tâm sự với tôi rằng, anh cố gắng tìm kiếm cho riêng mình một bờ vai, một hậu phương khi về già mà sao khó quá. Ba năm có đến 12 người phụ nữ đến với anh nhưng rồi họ đều lặng lẽ ra đi không chút vương vấn. Anh đã khóc trong mỗi lần chia tay như thế mặc dù tình nghĩa chẳng tày gang.

Hoa Nguyên

** Tiêu đề do Thiều Gia đặt.

thieugia
12-05-2013, 08:30 AM
Tâm sự của võ sư Quốc Cường:


Có lần diễn ở Bình Dương, một chủ lò gạch thử nghề anh bằng cách: Đưa toàn gạch loại "xịn" để anh công phá. Bình thường chỉ cần một chỏ đánh xuống là xong, nhưng lần đó anh đánh ê ẩm đến "tận tim gan" mà gạch vẫn không bể, phải vận dụng cả "Thiết đầu công" mới giải quyết xong đống gạch. Lần khác, tiết mục quấn kẽm vào người, trong lúc vận công anh đã bị một khán giả lên "thử dây kẽm" rồi lợi dụng lúc anh sơ hở đã "thử" luôn yết hầu. Quốc Cường phải cố chịu trận vận khí đề công cho đến khi dây kẽm đứt, khán giả vỗ tay... thì đã tê tái như người chết đi sống lại. Nhưng người khách ấy rồi cũng chỉ biết nói: "Tôi muốn thử nghề anh thôi mà!". Ngay cả chuyện đâm thương vào cuống họng, anh cũng không thể nhớ hết là đã bao lần anh bị phun máu, vì khán giả cứ... lỡ tay muốn thử nghề anh. Toàn thân Quốc Cường giờ đây đầy vết sẹo, hậu quả của những tháng ngày biểu diễn để thỏa mãn khát vọng vươn lên...

Shaolaojia theo báo Bình Định ngày 19/2/ 2006, 10:32'(GMT+7)

fangzi
12-05-2013, 04:54 PM
2. Dùng răng lột vỏ dừa răng không gãy nhưng gãy vì bị banh đá vào mặt

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_baodatviet.bmp
16:50 24/11/2012

Thân hình vạm vỡ, nước da màu đồng với những cơ bắp rắn như lim, nhưng dáng vẻ dữ dằn ấy biến mất khi anh nở nụ cười hiền khô trên môi. Anh là võ sư Nguyễn Kim Tuấn, người có những màn biểu diễn võ thuật, đặc biệt là “tuyệt chiêu” lột dừa bằng răng làm người xem thót tim và thán phục. Nhưng, cái danh nổi như cồn ấy lại song hành cùng cái nghèo và sự cô đơn.

Hàm răng cứng nhất Việt Nam

Hỏi thăm mãi tôi mới tìm được đến căn phòng trọ nhỏ của anh nằm sâu trong một con hẻm trên đường Trần Xuân Soạn, Q7, TPHCM. Dù là lần đầu gặp mặt, và chưa kịp hỏi tôi tên gì, từ đâu đến, Kim Tuấn đã vui vẻ: “Vào nhà đi, để tớ kêu café uống, hay mình ra ngoài đầu hẻm ngồi luôn?”. Thái độ thân mật, vồn vã của Kim Tuấn khiến tôi thấy gần gũi như đã thân từ lâu lắm.

Nguyễn Kim Tuấn sinh năm 1963, trong một gia đình có đến 10 anh chị em ở vùng quê Hòa Long, Lai Vung, Đồng Tháp. Tuổi thơ của cậu bé Kim Tuấn gắn liền với những bóng dừa nghiêng mình soi bóng dưới mặt nước. Anh kể: “Hồi nhỏ, tôi nghịch ngợm, phá phách dữ lắm. Suốt ngày bị người ta đến nhà mắng vốn cha mẹ. Một trong những trò tôi và đám bạn thích làm nhất là đến vườn nhà người ta hái trộm dừa. Rất nhiều lần bị người ta phát hiện, họ đứng dưới gốc đợi tôi xuống để xách tai về giao cho cha đánh đòn. Tôi ở trên ngọn cây nhìn xuống thấy họ, sợ quá nhảy ùm xuống sông, nhưng trước khi nhảy, tôi không quên ôm theo một trái. Năm 6 tuổi, tôi được cha đưa đến vùng Thất Sơn, An Giang gửi cho thầy Ba Lưới học võ. Suốt 10 năm sau đó, tôi đã được thọ giáo các môn phái Thất Sơn võ đạo, Thần quyền, Thần võ đạo…Trong những năm học võ, các sư phụ đều nói tôi rất có “căn” về nội công nên hướng cho tôi tập mạnh môn này”.


http://image.chaobuoisang.net/cs/2012/11/24/vo-su-miet-vuon-va-tuyet-chieu-lanh-song-lung-0.jpg
Võ sư Kim Tuấn chuẩn bị màn trình diễn bổ cau bằng 2 ngón tay.

Năm 17 tuổi, chàng trai trẻ Nguyễn Kim Tuấn hạ sơn. Thời đó, võ đài phát triển rất mạnh ở vùng sông nước. Hằng đêm, võ đài được dựng ở những bãi đất trống cho môn sinh của các lò võ thượng đài. Tuấn lân la đến các võ đài xin thi đấu. Nhưng, lúc đó anh chỉ là kẻ vô danh, không có lò võ nào bảo trợ nên anh không thể thi đấu. Sau nhiều lần kiên nhẫn chứng minh khả năng, cuối cùng Tuấn cũng được một võ sư rất nổi tiếng thời ấy là Mười Huỳnh nhận làm môn sinh và bảo chứng cho anh thượng đài. Nhiều năm sau đó, trên võ đài, chàng võ sĩ trẻ gần như không có đối thủ. Không chỉ thế, anh còn sang thi đấu và thắng cả những võ sĩ người Thái, Campuchia…


http://image.chaobuoisang.net/cs/2012/11/24/vo-su-miet-vuon-va-tuyet-chieu-lanh-song-lung-1.jpg
Dùng răng bóc vỏ dừa.

Không chỉ thi đấu thắng thua bằng tay chân với các võ sĩ khác, mỗi lần thượng đài, Tuấn còn biểu diễn nội công, khí công và "tuyệt chiêu" lột dừa bằng răng, bằng hai ngón chân cái. Anh có thể cầm trái dừa, từ trên cầu nhảy xuống sông, sau một hơi lặn ngoi lên, trái dừa trong tay anh đã lột xong vỏ... Tiếng tăm của Tuấn nổi đến mức hồi ấy, những đoàn Sơn Đông mãi võ mỗi khi về Đồng Tháp biểu diễn, đều tìm gặp để thông báo cho anh biết và tỏ lòng tôn trọng bậc anh tài.

Năm 1999, khi những võ đài không được phép mở tự do nữa, Kim Tuấn giải nghệ và lưu lạc lên Sài Gòn. Ở đây, võ công của anh lại có dịp phát huy và tên tuổi anh tiếp tục tỏa sáng.

Tỏa sáng và cô đơn

Nói về “tuyệt chiêu” lột dừa bằng răng, Kim Tuấn bảo: “Tính tôi khi đã quyết làm gì rồi thì phải làm cho bằng được. Chính vì thế mà những ngày tập “gặm” vỏ dừa khô, hai hàm răng ê ẩm đến mức chỉ nghĩ đến chuyện nhai… cơm thôi đã thấy sợ. Nhưng tôi vẫn không nản. Đến năm 1990, tôi thành công với màn lột dừa bằng răng”. Anh cười phô hàm răng trắng đều tăm tắp nhưng lại thiếu mất 1 cái, bảo: Năm 1997, tôi làm trọng tài đá banh ở quê, lúc sơ ý bị ngay một trái vào mặt và tiêu mất 1 cái. Mà lạ thật, răng mình cắn vỏ dừa khô không sao, vậy mà trái banh cao su lại “ăn” nó dễ dàng. “Mất răng vậy anh lột dừa có khó hơn không?”, tôi hỏi. “Trái lại, phần thiếu ấy lại khiến chiếc răng bên cạnh dễ dàng “móc” vỏ dừa hơn”, anh cười đáp.

Thành tích lột dừa hiện nay của Kim Tuấn là: Nếu chỉ dùng răng để lột (không dùng tay) anh hoàn thành một trái trong vòng 2 phút. Còn nếu có tay giữ anh lột xong 3 trái trong 58 giây. Dùng 2 ngón chân cái để lột một trái dừa mất hơn 4 phút. Nếu lột bằng tay không dùng răng khoảng 58 giây/2 trái.


http://image.chaobuoisang.net/cs/2012/11/24/vo-su-miet-vuon-va-tuyet-chieu-lanh-song-lung-2.jpg
Dùng tay đóng đinh.

Trong căn phòng nhỏ, Kim Tuấn lần lượt biểu diễn cho một khán giả duy nhất là tôi những màn kungfu tuyệt đỉnh: Đóng đinh xuống mặt bàn gỗ cứng bằng tay, đầu. Bàn tay cứng như thép của Kim Tuấn khiến những cây đinh cứ “ngoan ngoãn” lún dần xuống mặt bàn. Mặc dù biết chắc anh sẽ làm được mà sao tôi vẫn hồi hộp, nín thở dõi theo từng cử chỉ, biến động trên gương mặt anh.

“Muốn làm được như vậy, mình phải vận nội công để dồn khí, lực của toàn thân vào một điểm duy nhất trên bàn tay. Lúc đó, bàn tay cũng cứng y như cây búa. Vậy mới đóng được cây đinh xuống và tay không bị đau”, anh nói. Sau màn đóng đinh là chiêu bổ cau bằng tay. Trái cau được Tuấn kẹp chặt giữa 2 ngón tay, đặt trái dừa dưới đất làm nền, anh lại tập trung dồn lực, vài giây sau 2 ngón tay kẹp trái cau chặt xuống. Trong tích tắc, trái cau được bổ làm đôi gọn gàng.

Điều đáng nể ở Kim Tuấn là những màn như: nằm bàn chông đặt gạch trên ngực, lấy búa đập vỡ chồng gạch, cho xe tải cán qua người, công phá trái dừa bằng đầu…anh đều biểu diễn “sống”, nghĩa là không cần sự trợ giúp của âm thanh, ánh sáng và không cần bảo hiểm.

Nhưng, một trong những tuyệt kỹ của Kim Tuấn mà rất ít người trong giới võ thuật làm được, đó là chiêu dùng cây giáo sắt nhọn đâm vào cổ trong khi anh đang nói chuyện. “Thường thì người biểu diễn dùng cây giáo chỉ có phần mũi làm bằng thép thật, còn phần thân được làm bằng cây mây sơn giống cây sắt. Khi tỳ mũi giáo vào cổ, đè xuống, do cán làm bằng cây mây, rất dẻo nên uốn cong lại. Nhìn cảnh này, người xem sẽ rất ấn tượng, còn người biểu diễn cũng làm dễ dàng hơn. Còn tôi thì không sử dụng cây mây mà từ đầu nhọn đến cuối cán đều bằng thép. Cứng hơn cây mây rất nhiều nên muốn cho nó cong lại như cây mây khó hơn, yêu cầu nội lực cao hơn”.

fangzi
12-05-2013, 05:08 PM
"Buồn buồn lấy dao đâm cổ chơi"
Cuộc sống gia đình bất hạnh, võ sư Kim Tuấn không ít lần buồn rầu dưới ánh đèn đêm. Anh cười buồn nói: "Có những tối buồn chán, tôi chẳng biết làm gì nên nghịch dao. Tôi lấy dao Thái Lan, lấy đũa đâm vào cổ hoài mà chẳng biết để làm gì. Vì tôi luyện tập công phu nên những lần như thế chẳng hề hấn gì. Chứ người bình thường thì chớ dại dột bắt chước".
Hoàng Minh /Baomoi.com

Trên là lời tâm sự của Võ sư Kim Tuấn (!?)
Hổng biết chuyện này thiệt hư ra sao nhưng nghe thôi cũng đủ khiếp :p

tranhason1705
12-05-2013, 10:11 PM
http://www.dungcunhabep.com/images/stories/goc-bep-dep/6-9.jpg

Dao Thái Lan chứ đừng có đùa ,em tin là ông võ sư này nổ ,do mải nổ vói tay phóng viên quá nên phanh lại không kịp thôi.....

http://dantri21.vcmedia.vn/x6yccccccccccccgLlrJ/Image/2012/05/mhno_b6282.jpg

backieuphong
25-05-2013, 10:26 AM
"Buồn buồn lấy dao đâm cổ chơi"
Cuộc sống gia đình bất hạnh, võ sư Kim Tuấn không ít lần buồn rầu dưới ánh đèn đêm. Anh cười buồn nói: "Có những tối buồn chán, tôi chẳng biết làm gì nên nghịch dao. Tôi lấy dao Thái Lan, lấy đũa đâm vào cổ hoài mà chẳng biết để làm gì. Vì tôi luyện tập công phu nên những lần như thế chẳng hề hấn gì. Chứ người bình thường thì chớ dại dột bắt chước".

Vì sao cuộc sống của vị võ sư này đầy bất hạnh ? Vì sao thầy võ danh tiếng như thế lại phải sống trong cô độc nghèo hèn ???!!!

Bachkieuphong thiển nghĩ không cần nói mọi người cũng đã hiểu. Bất hạnh chẳng qua là do mình chứ nào phải do người. Người xưa nói: Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Chỉ nội nghe vị võ sư "nổ" mấy câu trên kia cũng đủ thấy thầy chả biết tí gì về khoa kỹ (khoa học, kỹ thuật), chỉ bạo miệng làm bừa, nói năng hàm hồ không có cơ sở.

Thiển nghĩ có "Nổ" cũng vừa vừa phai phải, "nổ" sao cho vui, "nổ" sao cho thiên hạ người ta còn phục... chứ nổ kiểu: buồn lấy dao Thái Lan thọc vào cổ cũng chẳng làm sao (?!)... như trên thì ngay đứa lên ba nó cũng chẳng tin, đ éo phục chứ nói chi đến người khác.

Và hỏi sao vợ con nó không chán, ghét; gia tộc, họ hàng, người thân người ta không khinh. Chẳng ai nghe cái ông thầy khoác lác như thế; chẳng đứa nào ngu đi theo làm cái thằng đệ tử của kẻ "võ biền"....

Đó chính là lý do vì sao thầy "giỏi thế" mà không có đứa đệ tử đi theo, không có thằng học trò nào theo học ! Vì sao thầy nghèo hèn và vì sao lại phải sống trong cô đơn ?.

Hy vọng từ nay thầy Kim Tuấn đừng dùng dao đâm thử vào cổ nếu lại cảm thấy buồn. Trong trường hợp thầy thực sự cảm thấy buồn và thực sự muốn lấy dao đâm vào cổ thì xin thầy cứ kêu đứa trẻ hàng xóm nó đâm cho.

thanh_long
21-07-2013, 05:20 PM
Vãi với các thày !!!

bach_ho
06-10-2013, 05:08 AM
Người đàn ông bị chôn 40 ngày bỗng… đội mồ sống dậy

Tin Mới
Thứ 7, 05/10/2013 15:50:57- Chuyên mụcTin tức|Muôn màu cuộc sống|

Ông Colonei Townshend có thể tự đưa cơ thể vào trạng thái “chết” bất kỳ khi nào ông muốn. Tim ông dừng đập, không có dấu hiệu của việc thở và toàn thân lạnh cứng như đã chết. Các nét trên mặt co lại và không còn màu sắc của sự sống, ánh mắt nhìn xa xôi và lạnh giá.

Colonel có thể duy trì trạng thái này trong nhiều giờ, thậm chí nhều ngày và sau đó dần hồi tỉnh trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người lẫn các chuyên gia.

Bị chôn sống 40 ngày không chết

Năm 1880, ông Haridas, một giáo sĩ Hồi giáo người Ấn Độ, tự nguyện chôn sống tới 40 ngày mà vẫn sống sót. Theo đó, vào năm 1837, đích thân nhà vua Ranjeet Singh đã yêu cầu chứng minh khả năng trở về từ cõi chết sau một thời gian nằm dưới đất.
Trước sự chứng kiến của nhà vua và các quan lại trong triều, Haridas rơi vào trạng thái hôn mê chỉ trong một thời gian ngắn. Theo những ghi chép thời đó, người đàn ông này đã dồn toàn bộ hơi thở vào não và làm nóng não lên, từ đó phổi không còn hoạt động được nữa và tim cũng ngừng đập.
Sau đó, mọi lỗ hở trên cơ thể mà không khí có thể lọt vào được bịt kín bằng sáp ong, ngoại trừ miệng. Nhưng ngay sau đó lưỡi của người đàn ông này đã tự co lại và bịt kín cổ họng.
Cuối cùng, thân hình hoàn toàn không còn ý thức của nhà tu khổ hạnh này được lột hết quần áo và cho vào trong một chiếc túi vải có gắn niêm phong của hoàng tử Runjeet Sing.
Chiếc túi vải được đặt vào trong hộp gỗ, khóa và gắn xi cẩn thận, sau đó chôn xuống dưới hầm mộ, đất được phủ lên trên nóc hầm để trồng lúa mạch, còn quân lính của hoàng tử được cắt cử canh gác ngày đêm khu mộ này.
Tướng Osborn, một nhân chứng lúc bấy giờ, kể lại: “Khi mọi dấu hiệu của sự sống đã tắt, người ta trói tay của Haridas và khóa lại, tiếp đến họ quấn một tấm vải lanh có dấu triện của nhà vua lên người ông ấy. Sau đó thi thể được đặt vào trong một chiếc rương lớn, đưa ra ngoài thành phố và chôn trong ngôi vườn của một giáo sĩ.
Người ta xây tường quanh địa điểm chôn sau khi đã rắc lúa mạch xung quanh và cử lính canh gác suốt ngày đêm” .Người đàn ông bị chôn 40 ngày bỗng… đội mồ sống dậy


http://media.tinmoi.vn/2013/10/05/giaosy_1.jpg
Một giáo sỹ có khả năng nhịn thở nhiều ngày

Sau 40 ngày, ngôi mộ được đào lên. Mặc dù đã có rất nhiều biện pháp canh chừng, nhưng trong thời gian 40 ngày chôn giữ đó hoàng tử đã hai lần cho đào mộ lên để kiểm tra và cả hai lần vị thầy tu đều được nhìn thấy ở đúng trạng thái như lúc họ chôn ông ta.
Sir Claude Wade, một nhân chứng thứ 2 cho biết: “Chiếc vải lanh quấn trên người Haridas mốc meo như thể nó đã nằm dưới đất lâu lắm rồi. Chân tay ông ấy nhăn nhúm và cứng đờ, đầu nghiêng sang một bên vai y hệt một xác chết. Tôi yêu cầu thầy thuốc bắt đầu làm công việc kiểm tra của mình, ông ta cho biết không phát hiện thấy nhịp đập của tim hay mạch ở tay và chân, duy nhất khu vực não là có hơi ấm.
Người hầu bắt đầu tắm cho Haridas bằng nước nóng, sau đó cho một chút bơ sữa trâu vào miệng ông ấy. Ông Haridas đã hồi tỉnh khá nhanh và ngay lập tức nhận ra những người đứng xem và bắt chuyện với họ.
Ông nói rằng trong trạng thái hôn mê sâu ông đã có những giấc mơ rất đẹp và lấy làm tiếc vì đã bị đánh thức dậy. Nỗi sợ duy nhất của ông ta lúc bị chôn dưới đất là bị côn trùng tấn công, mặc dù chiếc hộp đựng ông ta đã được quân lính treo lên trần của hầm mộ.
Một vài phút sau đồng tử của Haridas giãn ra, Haridas ngồi dậy và nhận ra nhà vua đang ngồi cạnh mình. Ông vừa mỉm cười vừa nói: “Giờ nhà vua đã tận mắt nhìn thấy, vậy ngài đã tin tôi chưa?”.
Vua Runjeet Sing không nói nửa lời mà chỉ cười khâm phục. Để tỏ rõ sự thán phục của mình, nhà vua đã tặng Haridas rất nhiều quà trong đó có một chuỗi ngọc trai, vòng vàng, gấm vóc - những bổng lộc này thường chỉ dành cho các quan lại được đặc biệt trọng vọng.

Chết theo... ý muốn

Một trường hợp nổi tiếng về khả năng tự dừng sự sống của chính mình trong một thời gian tạm thời được ghi nhận là ông Colonel Townshend vào thế kỷ 19.
Ông Colonel có thể tự đưa cơ thể vào trạng thái “chết” bất kỳ khi nào ông muốn. Tim ông dừng đập, không có dấu hiệu của việc thở và toàn thân lạnh cứng như đã chết. Các nét trên mặt co lại và không còn màu sắc của sự sống, ánh mắt nhìn xa xôi và lạnh giá.
Colonel có thể duy trì trạng thái này trong nhiều giờ và sau đó dần hồi tỉnh. Theo Cheyne - bác sĩ riêng của ông, Colonei Townshend có thể chết hoặc tắt thở bất cứ khi nào ông muốn và bằng một cách nào đó ông có thể hồi sinh trở lại.
Ông đã chứng minh khả năng này của mình dưới sự quan sát của ba nhà nghiên cứu y học: Một người đặt tay lên tim của Colonel, một người khác nắm cổ tay ông và người thứ ba đặt một chiếc gương trước môi ông.
Họ nhận thấy mọi dấu hiệu về thở và nhịp đập dần dần dừng lại và điều này chứng tỏ thực tế là Colonel đã chết. Khi định rời phòng ra ngoài thì đột nhiên họ nhận thấy một vài dấu hiệu của sự sống đang xuất hiện trở lại và sau đó Colonel dần hồi tỉnh.

Bí mật là luyện ngồi thiền lâu trong lòng đất?

Như vậy liệu có tồn tại khả năng con người có thể bị chôn sống dưới đất trong một thời gian dài ở tình trạng giống như ngủ đông ở động vật và sau đó lại hồi sinh trở lại?
Việc kiểm soát được trạng thái chết lâm sàng là một trong những khả năng khó tin nhất ở con người, mặc dù có nhiều trường hợp mọi dấu hiệu lâm sàng cho thấy người đó đã chết và được đem đi chôn, nhưng rồi sau đó mới phát hiện ra là người đó đã bị chôn sống.
Từ lâu người ta tin rằng các giáo sĩ Hồi giáo, pháp sư và những người luyện yoga có thể kiểm soát cơ thể mà chỉ cần dùng tâm lực.
Theo các ghi chép năm 1925, Tahra Bey, một người đàn ông Ai Cập có khả năng tăng nhịp đập của tim lên 140 nhịp/phút và giảm xuống còn 40 nhịp/phút, đôi khi có thể làm cho tim ngừng đập hoàn toàn.
Năm 1974, một nhà ảo thuật đến từ Togo được chôn trong một quan tài, sau đó người ta xây mộ kiên cố bên trên. Khi người xem bắt đầu sợ hãi và yêu cầu các nhà chức trách mở quan tài, nhà ảo thuật vẫn bình an vô sự. Người này cho biết bí mật của mình là luyện ngồi thiền lâu trong lòng đất.
Hadrias tiết lộ ông đã tiến hành thanh lọc hệ thống tiêu hóa và chỉ uống một chút ít sữa mỗi ngày trước khi thực hiện màn biểu diễn. Vào ngày được chôn, ông nuốt một miếng vải lanh sau đó rút ra ngay lập tức để “lau sạch” bụng.
Nhờ những bí quyết trên và khả năng ngồi thiền sâu đã giúp Hadrias sống sót sau 40 ngày.
Một lần khác, Hadrias được chôn trong thời gian 4 tháng, nhưng lần này người ta cạo râu của ông trước khi chôn. Đến khi đào lên, cằm vị tu sĩ vẫn nhẵn thín như ngày ông được chôn, điều này chứng tỏ khả năng ngừng sống của con người là có thể.

Thôi miên phải chăng là giấc ngủ?

Một biểu hiện khác của khả năng này ở con người được biết đến là khả năng “tự thôi miên” , tức là trạng thái tạm ngừng sống của con người có thể đạt được theo mong muốn. Những trường hợp tự thôi miên dạng này xuất hiện chủ yếu ở Ấn Độ, Tây Phi và Ai Cập.
Từ “thôi miên” có gốc tiếng Hy Lạp là Hypnos có nghĩa là giấc ngủ. Nhưng thực chất thôi miên không phải trạng thái giống như giấc ngủ.
Những người được thôi miên hoàn toàn có khả năng tự giác trong quá trình thí nghiệm. Những người ngủ thì không thể biết những gì xảy ra quanh họ. Luận điểm cho rằng thôi miên giống như giấc ngủ là không có cơ sở.
Điện não đồ của người được thôi miên khác điện não đồ của người đang thức. Người được thôi miên cũng có những phản xạ giống như ở trạng thái thức tỉnh. Tuy nhận biết của họ về thực tế những hạn chế bởi vì họ chỉ tập trung vào một lĩnh vực nào đó, mà không bị phân tán bởi hoàn cảnh xung quanh.
Theo giáo sư Walter Bongartz thì một đối tượng để thôi miên phải có khả năng ngồi đồng trước sự có mặt của người khác. Đây là khả năng bẩm sinh chứ không phải nhờ luyện tập mà có. Ông cho rằng thôi miên có thể so sánh với trạng thái như duỗi sâu hoặc trạng thái người ta đạt được khi “thiền”.
Như vậy, khả năng tạm ngừng sống có thể đạt tới mức tối đa khi mọi chức năng sống của cơ thể hoàn toàn dừng và mọi dấu hiệu thể hiện con người rơi vào tình trạng chết lâm sàng. Nhưngsau một khoảng thời gian không hề định trước, có thể là một vài giờ hoặc một vài ngày cơ thể con người lại hồi sinh.
Đến nay, nền khoa học tiên tiến của thế kỷ 21 đã cho ra đời loại dịch vụ điện thoại dùng cho người chết để phòng những trường hợp người sống bị chôn... nhầm có cái để kêu cứu. Tuy nhiên, khả năng tự biến mình thành xác chết, rồi lại tự hồi sinh thì vẫn còn là điều khiến các nhà nghiên cứu bị thu hút và phải bỏ nhiều công sức để làm sáng tỏ.

Theo bocau.net