PDA

View Full Version : Chết cười với những bài văn bất hủ



thieugia
11-07-2013, 04:36 AM
Đề: Tả con lợn

Nhà em có nuôi một chú lợn. Thân chú to như người... mẹ em, cái đuôi thì dài như cái thước kẻ.

Đề: Tả một người em yêu quý nhất

Bố em là người em yêu quý nhất. Bố em phải làm việc rất vất vả. Mỗi tháng bố em phải nộp cho mẹ em tiền lương để mẹ em nấu cơm cho mà ăn.

Đề: Kể về thành viên trong gia đình

Nhà em có nuôi một ông nội, sáng nào ông cũng ra sân ngáp ba ngáp.



http://static.xaluan.com/images/news/Image/2013/07/10/951dd390da0982.img.jpg
ảnh minh họa

Đề: Tả mẹ em

Chân mẹ em dài như hai quả mướp. Dáng mẹ đi yểu điệu như người say rượu. Mỗi lần mẹ em vo gạo nhịp nhàng như chú công nhân làm đường.

Đề: Tả hoa hồng

Ngày Tết mẹ em cắm một lọ hoa hồng rất đẹp. Buổi sáng hoa hồng nở tỏa ra một hương thơm nồng nặc.

Nguồn: xaluan.com

doancongtu
12-07-2013, 03:40 PM
Cái này đúng là "pó tay".com

minh_anh
13-07-2013, 09:15 AM
Đã vậy, xin góp mấy bài văn của hệ "Tiểu học" mà mình mới sưu tầm cho topic xôm tụ:

1. Tả quang cảnh "sân trường, trước giờ vào lớp"

" Khi tiếng trống trường báo hiệu vào mười lăm phút đầu giờ, trước cổng trường một vài cô giáo đi muộn hối hả chạy vào lớp vì bận cho con bú. Sân trường em thật hỗn loạn. Các bạn chen lấn xô đẩy nhau. Các bạn còn đè lên nhau, dẫm đạp nhau để kịp vào lớp đúng giờ ".

2. Tả gà trống, một học sinh tiểu học viết

"Nhà em có một con gà trống, lông nó màu tía rất đẹp. Mỗi sớm mai thức dậy nó gân cổ gáy thùn thụt báo thức cho mọi người dậy đi làm. Hôm giỗ ông em, con gà trống không gáy nữa vì bị bố em làm thịt".

3. Tả cô giáo

Nhiều cô giáo khi chấm bài cho học sinh cũng không nhịn được cười khi thấy học sinh tả mình: "Cô giáo em duyên dáng lắm. Mái tóc cô dài, khuôn mặt trái xoan. Đặc biệt cô có hàm răng trắng thẳng tắp như bờ ruộng…".

4. Tả bà nội

Với đề bài kiểm tra hãy tả bà nội của em, có học sinh lớp 4 viết: "Bà nội em năm nay đã 70 tuổi nhưng giọng của bà vẫn sang sảng. Sáng nào bà cũng lên phòng bố mẹ và em hỏi to: “Vợ chồng, con cái chúng mày ăn gì để tao còn mua?”.


http://img2.news.zing.vn/2012/10/30/de-bai.jpg
Một bài văn của các em "tiểu học"...

5. Kể về một người thân

"Mẹ em rất thích tiền,tối nào mẹ em cũng mang tiền ra đếm.Hôm nào nhiều tiền là trông mẹ em hồ hởi lắm, mắt mẹ long lanh đẹp làm sao... Em ước sao mẹ em có thể kiếm được nhiều tiền mà không phải vất vả !".

6. Tả cây cầu

Một học sinh tả về cây cầu mới xây: Cây cầu to, dài đến mức em đứng đầu cầu bên này, bố em đứng ở đầu cầu bên kia mà trông bố em chỉ nhỏ như một con chó!

7. Tả con trâu

Tả con trâu của một học sinh thành phố:

Nhà em có nuôi một con trâu. Nó đáng yêu lắm. Hàng ngày, mẹ xích nó ở góc hiên. Trên cổ nó có đeo một cái nơ màu hồng thật xinh xắn. Nó ăn rất ít cơm. Nó có khuôn mặt trái xoan thanh tú.

8. Tả bác công nhân

Tay bác toàn dầu mỡ, trán thì lấm tấm mồ hôi, tai bác như hai cái mộc nhĩ. Thỉnh thoảng bác hay ra bờ rào vườn rau nhà em đi vệ sinh.

...

Và đây là bài văn của một bạn học sinh Trung học phổ thông phân tích 1 trích đoạn trong nhật kí trong tù, 4 câu thơ:

Canh một, canh hai, lại canh ba
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh lại bay quanh

Bọn giặc thật là độc ác dã man, chúng đã hành hạ bác bằng cách đêm khuya rồi còn dựng bác dậy bác uống canh. Đêm rồi còn bắt uống canh, một bát canh, rồi lại hai bát canh, rồi lại ba bát canh, thì làm sao mà bác ngủ được, làm sao mà không "Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành". Và rồi khi bác đã thiu thiu ngủ, bọn chúng vẫn không chịu tha, lại bắt bác uống canh tiếp "canh bốn canh năm", bác Hồ quả cảm của chúng ta không chịu được sự tra tấn khổ sai của bọn đề quốc độc ác đã ngất xỉu "Sao vàng năm cánh lại bay quanh".

minh_anh
13-07-2013, 09:23 AM
Và đây cũng là một sưu tầm thú vị :


Những bài làm văn miêu tả 'bất hủ' của học sinh

Nhà em có một con heo nái mới đẻ được ba con, hai con heo và một con lợn. Rùa thần nói với An Dương Vương: "Giặc đến lấy móng mà bắn, thua lên núi mà đóng"...Đó là những đoạn văn ngộ nghĩnh của lứa tuổi học trò.

Đề: Tả bà nội.

Bà nội em rất già, mỗi khi bà cười thì cả một vùng trở nên u ám.

Đề: Kể lại câu chuyện An Dương Vương xây thành Cổ Loa.

Xưa, vua An Dương Vương xây thành ốc, xây lên lại đổ, xây mãi lại đổ. Vua ngửa mặt mà than: "Xây thành này biết mấy mà xong". Rùa thần chìa cho vua một móng bảo: "Giặc đến lấy móng mà bắn, thua lên núi mà đóng"...


http://tuvantuyensinh.vn/files/dieulinh/AL%20kc_sinh20130107105136.jpg
Ảnh minh họa.

Đề: Tả chú hàng xóm.

Ở gần nhà em có một chú hàng xóm. Chú hơn tuổi bố em. Sáng nào chú cũng cởi trần mặc quần đùi ngồi trên sân thượng bắn thuốc lào. Cứ nghe tiếng chú bắn thuốc lào là em dậy để đi học, vì thế em không bao giờ đi học muộn.

Đề: Tả giờ sinh hoạt cuối tuần.

"Tùng! Tùng! Tùng" ba tiếng trống vừa vang lên báo hiệu vào tiết bốn. Chúng em chạy sầm sập như có con ma lùa thẳng vào lớp, ai nấy đều thở hổn hển và nhìn cô như sắp có chuyện gì xảy ra.

Đề: Tả gia đình em.

Gia đình em có bốn người, bố em, mẹ em, em và một con chó. Ngày nào bố em cũng đóng gạch. Sáng đóng gạch, chiều đóng gạch, tối lại đóng gạch. Em yêu bố em.

Đề: Tả chú bộ đội

Cạnh nhà em có một chú bộ đội. Trước đây chú ấy hay sang nhà em chơi, em quý chú ấy lắm vì chú ấy hay mua quà cho em. Có một lần, sau khi chơi với em xong, chú ý vào trong phòng của mẹ để chơi với mẹ. Sau lần ấy, em không bao giờ gặp chú ấy nữa. Em có hỏi mẹ rằng chú bộ đội ấy đâu rồi. Mẹ rất bực tức trả lời;" Chú ấy không phải là bộ đội, chú ấy là thương binh!!!"

Đề: Tả con lợn.

Nhà em có một con heo nái mới đẻ được ba con, hai con heo và một con lợn.

Đề: Tả ông em.

Em rất thương ông của em, vì mỗi khi em buồn là ông thường rủ em chơi siêu nhân cùng ông.

Đề: Tả mùa hè.

Mùa hè đến, mọi thứ đều nóng lên, người em suốt ngày ra mồ hôi, nhất là lúc em đá bóng với các bạn. Mùa hè đến, trong sân trường em rất nhiều tiếng ve, tiếng kêu của hàng trăm ngàn con ve mà không tài nào xác định nổi là ve đang ở đâu.

Đề: Tả công việc của bác nông dân.

Ngày nào bác nông dân cũng xịt thuốc diệt chim sẻ và thuốc xịt châu chấu cho cây lúa cao 2 mét.

Đề: Tả bạn thân.

Ngồi cạnh em là Khoa và Liên. Liên nói chuyện đều đều từ khi vào lớp đến lúc ra về làm em rất buồn ngủ. Còn Khoa thỉnh thoảng lại rống một tiếng giúp em giật mình tỉnh táo. Khoa và Liên là bạn thân của em, nhờ hai bạn mà em học tập rất tiến bộ.

Shaolaojia
14-07-2013, 09:07 AM
Những bài văn cười ra nước mắt

Cập nhật lúc: 10:51 SA ngày 15/01/2013

Đây là nguyên văn một bài làm của học sinh: "Mỵ và A Phủ là một đôi thanh mai trúc mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặt dù quá xá người cản trở......

Đây là nguyên văn một bài làm của học sinh: "Mỵ và A Phủ là một đôi thanh mai trúc mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặt dù quá xá người cản trở nhưng họ củng lấy được nhau bằng cách dắt nhau đi vô rừng. Gia đình nhà thống lý bá tra là chồng trước của Mỵ đã kéo đế, Mỵ dung cùi chỏ lên, đánh cho bọn nó tang tát hết trơn, mỵ lại giù A phủ vô nhà, miệng của Mỵ rỉ rỉ mấy giọt máu. Nhà Tô Hoài đã đề cao giá trị nhân đạo bằng cách cho cô mỵ đánh bọn cường hào ác bá kia đề dành lấy tự do và tình yêu chung thủy. ( Kính thưa thầy cô, em sắp bị khống rồi, lạy thầy cô chấm nương tay cho em nhờ cậy, để thấy cô tích đứt, em cảm ơn)

Những bài văn như thế này không thiếu. Có em chỉ cọ quẹt đôi ba dòng, viết lại cái đề rồi bỏ luôn phần còn lại. Bài làm văn được 1 hay 1,5 điểm phần lớn đều rơi vào trường hợp này. Các em cứ viết linh tinh, “quên trời quên đất”, được chăng hay chớ, miễn là có Mỵ và A Phủ mà chẳng cần biết mình viết gì.

Giáo viên chấm bài thi mà cứ tức anh ách. Không biết trong số mấy nghìn bài ở đây, có bài nào của học trò trong lớp mình dạy không. Điều mà mình dạy với điều mà học trò học chưa chắc đã giống nhau, bởi thế mới có mấy đoạn văn “đi mây về gió” như thế này:

- “Tây Tiến là một địa danh nổi tiếng ở miền tây, Quang Dũng đi bộ đội vào miền Nam, sau đó ra miền bắc rồi về miền tây nam bộ rồi lại ra miền tây. Quang Dũng kêu gọi các học sinh sinh viên Hà Nội lênh đường đánh giặc và bản thân ông làm tướng công công đồn dũng sĩ giết sách bọn giặc giả mang tàn nhẫn, quét sạch luôn bọn phong kiến ác ôn”.

- “Mỵ đi ngay ra gốc cây ở ngoài rừng, ngồi phịch xuống cái gốc cây mà khóc, A Phủ trông thấy liền gọi Mỵ dậy và tặng cho Mỵ một con dao để Mỵ cắt dây trói”.

- “ Tại sao Mỵ phải lấy A Phủ, A phủ là một thằng nhà giàu độc ác tượng trưng cho bọn thực dân dã mang, chúng nó thực sự đàng áp nhân dân ta dìm nhân dân ta trong bể máu”.

Khi đọc xong đoạn văn này nhiều giám khảo chấm thi cũng lắc đầu ngao ngán vì không thể hiểu nổi là thí sinh đang định diễn đạt điều gì. “Qua một cặp vợ chồng trong đời sống hàng ngày, họ sống giản dị, trôi theo dòng sông đưa đẩy, họ được mọi người mến mộ tác phẩm làm cho nhà thơ không phải quên, không phải văn chương nào cũng có lòng nhân đạo nói lên rất ư là nổi bật, đó sáng tác rất nổi bật”.

Đọc những bài thi, mới nhận ra khả năng bình luận văn chương của các nhà phê bình văn học kém hẳn so với “tài năng” của các em: “Có thể chắc chắn một điều chắc chắn rằng, trong Tây tiến đã phơi bày của mình hết sức trầm trọng làm chúng ta hiểu biết về ông rất là nhiều”.

Còn đây là một kiểu suy diễn... chết người, ai manh nha tham vọng thành nhà thơ, đọc rồi sẽ tuyên bố bỏ nghề làm thơ: “Quân xanh màu lá tức là màu xanh của màu huy vọng mông rằng quân ta tòn thắng”; “ Sông Mã gầm lên là vì tuy các anh đã được dùi xâu dưới lòng đất đến thiên nhiên cảnh vật cũng phải khiếp sợ huống chi là con người nên sông mã mới gằm lên um sùm như thế chứ”; “Chiến trường đi không tiếc đời anh đời anh câu thơ thực là dí dỏm tinh nghịch quá”. Quang Dũng mà sống lại có lẽ cũng phải... bó tay!

Còn tác giả của “Dế Mèn” yêu quí của bạn nhỏ thì không biết sẽ bình luận gì trước những nhà bình luận văn chương tài ba này: “Mỳ và A Sử sống gần gủi thân mặt nhau dần dần nảy sinh tình cảm, hạnh phúc xuất phát từ sự đau khổ xã hội phong kiến lại không chấp nhận mối nhân duyên ấy nên họ càng đau khổ càng mất hạnh phúc”.
Còn giám thị ắt hẳn sẽ kinh hoàng khi đọc thấy cái mở bài này: “Hôm nay, bữa thi đầu tiên, thấy thầy giám thị phát đề văn, thầy đi đi lại lại, y chang mấy người lính tây tiến nên em có cảm hứng phân tích một đoạn bài Tây Tiến”.

Tổ trưởng tổ chấm văn của một trường cấp 3 nói nửa đùa nửa thật: “Các thầy cô đừng có bắt lỗi chính tả làm gì, bắt lỗi chính tả thì không còn thời gian để chấm bài nữa, kệ, miễn học sinh viết được tiếng Việt thì thôi, mình đọc hiểu là được rồi, đừng có viết thành tiếng Tây tiếng Tàu là được. Một mắt nhắm, một mắt mở mà chấm, chấm mà mở hai mắt thì tối ngủ gặp ác mộng đó, tụi nó tưởng tượng khiếp quá mà”.

Những lời van xin khổ sở

- “Cầu xin thày cô chấm dễ dễ cho em, em bị bể tủ rồi, nếu mà em dưới năm điểm môn này thì chắc em rớt quá, thầy cô làm ơn làm phước đi mà”.

- “Chắc là em đành phải xuôi tay theo số phận ang bài quá rồi thầy cô ơi, chuyến này em rớt thiệt rồi. Hỡi ơi, đời em còn khổ hơn đời cô Mỵ nữa”.

Còn nữa...

Shaolaojia sưu tầm
Nguồn: Web của trường đại học Hồng Đức