PDA

View Full Version : TÂM LÝ HỌC trong hoạt động Huấn Luyện Thể Thao



ngochai
19-08-2013, 07:34 PM
Lời bạt:

Trong hoạt động Huấn Luyện Thể Dục Thể Thao nói chung và Huấn Luyện Võ Thuật nói riêng, Tâm Lý Học ứng dụng trong hoạt động Huấn Luyện có vai trò rất quan trọng - là kiến thức nền tảng và cơ sở trọng yếu cho các Huấn Luyện Viên trong các hoạt động huấn luyện của mình. Đây cũng là khía cạnh ít được đề cập và đôi khi chưa được chú trọng đúng mức trong quá trình bồi dưỡng và đào tạo HLV.

Nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn Tâm Lý Học ứng dụng trong hoạt động Huấn Luyện Thể Thao, ngochai xin gửi đến bạn đọc những nội dung cơ bản về chủ để này.

Lưu ý: những nội dung trong chủ đề này được ngochai sưu tầm, tổng hợp và biên soạn riêng cho Thiều Gia, mọi trích dẫn về nội dung topic xin nêu rõ nguồn www.thaicucthieugia.com

Trân trọng.

ngochai

ngochai
19-08-2013, 07:38 PM
.
.


KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ

Hoạt động là một tổng hợp những hành động của con người nhằm để thỏa mãn mọi nhu cầu và lợi ích của mình.

Các loại hình hoạt động của con người cũng đa dạng như chính các nhu cầu và lợi ích của nó. Những nét nổi bật tiêu biểu của các hoạt động của con người là tính xã hội, tính mục đích, tính kế hoạch và tính kéo dài (hệ thống).


http://www.futuresobright.com/images/app-content-images/1360846619_iching.jpg

Tính xã hội của hoạt động con người.

Cho dù các loại hình hoạt động nào mà ta xem xét đi nữa, thì căn cứ vào nội dung và cách tiến hành, chúng đều là sản phẩm của sự phát triển lịch sử - xã hội của con người. Khi tiến hành một hình thức hoạt động cụ thể, con người thực hiện những hành động đã được toàn xã hội phát minh và hoàn thiện trong quá trình phát triển lịch sử của mình, trong các điều kiện lao động xã hội. Điều đó có quan hệ trực tiếp đến cả các hoạt động thể thao khác. Thí dụ, khi tập kiểu bơi trườn, người vận động viên thực hiện một số cử động mà mới nhìn qua tưởng như chỉ do cấu trúc thể chất của vận động viên đó quyết định. Tất cả các mánh khóe chiến thuật, kiểu bơi đó… không phải là sự sáng tạo riêng của một vận động viên, chúng đã phát triển lâu dài, trải qua nhiều thế kỷ, nhiều người đã đóng góp nỗ lực vào đấy. Vì vậy con gnười chỉ có thể nắm vững một loại hình hoạt động nào đấy trong quá trình giảng dạy.

Tính mục đích.

Hoạt động của con người khác với bản năng của loài vật là có ý thức. Trong lúc hoạt động con người luôn luôn căn cứ vào những mục đích đã được đặt ra có ý thức, con người đạt được những mục đích đó nhờ có các phương tiện và phương pháp hoạt động được tổ chức một cách có ý thức. Bất cứ hoạt động nào cũng bao gồm từ những cử động riêng lẻ được ghép lại thành một thể thống nhất theo mục đích mà hoạt động của con người hướng tới và những cử động đó nhằm để đạt được những kết quả tương ứng với mục đích nói trên.

Tính kế hoạch.

Hoạt động không đơn giản là một tổng số của những cử động hay động tác. Trong bất kỳ một loại hình vận động nào, các cử động tạo thành nó cũng là một hệ thống nhất định có liên quan đến nhau, được sắp xếp theo một trật tự nhất định, được xây dựng theo một kế hoạch rõ ràng. Thí dụ, người công nhân trong nhà máy, trước khi bắt tay vào làm việc thỉ phải chuẩn bị máy móc, dụng cụ, vật liệu và tất cả những gì cần thiết cho quá trình làm việc, một công việc được tiến hành theo kế hoạch nhất định; nếu người công nhân không nắm vững được kết hoạch đó thì hoạt động lao động của người đó sẽ không hoàn chỉnh. Việc học tập hay cả trò chơi nữa cũng mang tính chất kế hoạch: một vận động viên bóng đá cố gắng cùng với đội của mình để thắng cuộc thì phải tuân theo một kế hoạch chiến thuật nhất định của trận đấu.

Tính hệ thống.

Khi nói về hoạt động của một con người nào đó là ta luôn chú ý đến tính chất hệ thống, hàng ngày, kéo dài của hoạt động đó. Đó chính là đặc điểm của hoạt động lao động. Các động tác riêng lẻ và ngay cả các hành vi vẫn còn chưa tạo nên hoạt động. Thí dụ, các động tác riêng lẻ khác nhau của giáo viên hay vận động viên – tất cả còn chưa phải là hoạt động. Chỉ có tổng hợp tất cả các động tác tuân theo một nhiệm vụ nhất định, được tiến hành trong thời gian dài của quá trình giảng dạy, tập luyện mới có thể gọi là hoạt động. Không phải một cú sút bóng nào đó của vận động viên bóng đá, mà là việc tham gia vào cuộc đấu nói chung mới là hoạt động của vận động viên đó.

Con người thực hiện những nhiệm vụ đề ra cho mình chỉ trong quá trình hoạt động vận động. Do đó người ta phân biệt các mục đích xa, gần và trung gian trong hoạt động của con người.

ngochai
20-08-2013, 06:22 PM
.
.
.

KỸ NĂNG VÀ KỸ XẢO TRONG VẬN ĐỘNG

Bất kỳ một hoạt động nào cũng bao gồm những động tác riêng lẻ, còn mỗi động tác lại bao gồm những thao tác riêng lẻ. Nếu con người không tiếp thu được những thao tác tiêu biểu cho một loại hình vận động cụ thể thì sẽ không thể thực hiện tốt hoạt động đó. Người ta phân biệt hai giai đoạn tiếp thu vận động là kỹ năng và kỹ xảo.

Kỹ năng là động tác mà cơ sở của nó là sự vận dụng thực tế các kiến thức đã tiếp thu được để đạt kết quả trong một hình thức hoạt động cụ thể.

Khi vận dụng vào thể thao thì đó là sự thực hiện có kết quả một bài tập thể chất nào đó (một VĐV biết chạy, nhảy, bơi… nếu ở trạng thái thực hiện được những động tác tương ứng, vượt được một độ cao nhất định hay một khoảng cách nhất định, giữ mình nổi trong nước…)


http://www.aiki-viet.com.vn/ly-thuyet/Binh%20bi21.jpg

Trong kỹ năng, các thao tác riêng lẻ có thể là chưa hoàn toàn hoàn thiện: chúng thường còn kéo dài quá, trong tiến trình thực hiện động tác còn mắc những sai lệch nào đó, còn cần được bổ sung, sửa chữa, có thể còn có cử động thừa, đòi hỏi nỗ lực quá mức, gây nên mệt mỏi không cần thiết… Vì vậy, người ta phân biệt kỹ năng lớn hơn hay kỹ năng bé hơn. Thí dụ, một học sinh biết giải bài toàn theo một quy tắc nhất định, nhưng làm việc đó chậm, tiêu phí cho hoạt động đó nhiều năng lượng quá mức; nhưng cuối cùng vẫn giải được bài toán đó, mặc dù trong quá trình giải còn mắc những sai sót nào đó, mà tự mình nhận thấy để sửa chữa.

Kỹ xảo là động tác mà nhờ lặp lại nên đã đạt đến mức hoàn thiện để có thể thực hiện đúng, nhanh và tiết kiệm (dễ dàng) với kết quả số lượng và chất lượng cao.

Chính những nét đó làm cho kỹ xảo khác kỹ năng. Nếu con người không có các kỹ xảo về một hoạt động nào đó thì hoạt động ở người đó sẽ được tiến hành chậm chạp, khó khăn, có sai sót. Nếu con người nắm được những kỹ xảo hoàn thiện thì sẽ trở thành người thợ giỏi trong lĩnh vực chuyên môn hóa của mình.

Theo quan điểm tâm lý học, kỹ xảo là một động tác phức tạp mà nét chủ yếu của nó là cách thức thực hiện các thao tác vận động không phải một cách máy móc, mà là ở mức hoàn thiện. Trong hoạt động lao động, sư phạm, thể thao, sáng tác, một động tác chưa hoàn thiệnvà dường như chưa được thực hiện một cách tự động hóa thì chưa thể gọi là kỹ xảo.

Đối lập với kỹ xảo là kỹ năng vận động – đó mới chỉ là hình thức tiếp thu ban đầu và phần lớn là chưa hoàn thiện đối với một động tác cụ thể. Nét tiêu biểu đối với kỹ năng vận động là động tác phải được thực hiện như đòi hỏi, mục đích phải đạt được như đã đặt ra, mặc dù, thí dụ, một hcọ sinh phải làm điều đó một cách khó khăn, chập chạp, thiếu sự phối hợp vận động chính xác, còn gặp sai sót, nhưng sửa được sai sót đó. Ở giai đoạn kỹ năng ban đầu, học sinh đó còn chưa nắm được cấu trúc chặt chẽ với kỹ thuật đúng đắn của động tác (là điều bắt buộc phải có đối với kỹ xảo vận động); người học sinh đó có thể thực hiện được động tác này với các cách thức khác nhau. Chỉ có dần dần, trong quá trình tập luyện lâu dài, ngưới đó mới học được cách thực hiện động tác đó đúng kỹ thuật và biến kỹ năng của mình thành kỹ xảo.