PDA

View Full Version : Tìm Hiểu Một số Môn Võ Trên Thế Giới...



minh_anh
24-09-2013, 09:27 PM
1. SUMO & SAMURAI

SuMo môn võ của các vị thần linh.

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/sumo0.jpg

Nhắc đến nền võ thuật Nhật Bản, nhiều người nghĩ đến ngay môn Karatedo, Judo hoặc Aikido, nhưng chắc chắn có một môn võ truyền thống mà không ai có thể bỏ qua, đó là Sumo. Sumo là môn thể thao được tổ chức vào loại xưa nhất thế giới, cách đây chừng trên 1.500 năm. Tài liệu cổ nhất của Nhật Bản gọi là Kojiky, một tác phẩm nói về sự liệt oanh của các cuộc chiến Sumo bằng thơ được viết từ năm 719.
Với người Nhật Bản Sumo không chỉ là một môn thể thao thuần túy mà nó còn là một tôn giáo riêng, khởi đầu như một phần của nghi thức Thần đạo. Võ đài Sumo không chỉ là sân thi đấu thông thường mà còn là một nơi linh thiêng, đượm màu sắc tôn giáo. Từ thuở sơ khai, Sumo được biểu diễn như một hình thức tế lễ trong nông nghiệp với ước mong một mùa màng tươi tốt của nông dân Nhật Bản, đồng thời để dự đoán mùa vụ và ý trời. Vào thế kỷ thứ 9, môn này được dùng trong nghi lễ cung đình.

Sumo gắn liền hơn với những nghi lễ tôn giáo của Nhật Bản khi những Sumotori (võ sĩ Sumo) vốn là những người có nhiệm vụ hành quyết và đe dọa quân địch đầu hàng. Võ đài sumo phải được tẩy uế trước cuộc đấu bằng cách tung muối. Những võ sĩ Sumo vỗ tay thật lớn để kêu gọi sự chứng kiến của các vị thần linh, mong có được sức mạnh như những vị thần trong huyền thoại.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/kokugisan.jpg
KOKUGISAN, sân đấu Sumo chính thức của nước Nhật.

Trận đấu Sumo đầu tiên được tiến hành năm 642. Năm 858, Nhật hoàng Seiwa đã chiến thắng trong những trận đấu Sumo năm đó và ông đã góp công lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của môn võ độc đáo Sumo. Cho đến thế kỷ thứ 12, sumo trở thành môn võ với nhiều kỹ thuật được ứng dụng trong chiến đấu và sau đó trở thành môn Võ diễn trong các lễ hội tại các ngôi đền vào thời kỳ Edo (1603-1868), việc tổ chức thi đấu Sumo và phân biệt đẳng cấp trong những Sumotori đã được hoàn thiện. Nhưng đến cuối thời Minh Trị (1868-1912) Sumo lần đầu tiên được gọi là môn thể thao dân tộc của Nhật Bản và được duy trì cho đến ngày nay.


http://i110.photobucket.com/albums/n120/hinhanhvothuat/sumobanners.jpg
Náo nức trước các giải Sumo lớn nhất, quy tụ nhiều cao thủ Sumo nhất nước Nhật.

Nghi lễ thi đấu Sumo phải tiến hành đúng quy cách. Nghi lễ nhập đài gồm nhiều giai đoạn: đầu tiên là nghi lễ dậm chân và khởi động - đây là một bài tập luyện mang tính truyền thống rất quan trọng. Trong mỗi buổi luyện tập, các võ sĩ Sumo phải tập đi tập lại động tác này tới hàng ngàn lần, cho đến khi đạt đến độ tinh xảo và hoàn mỹ. Sau đó là nghi lễ tẩy uế Shinto ném muối truyền thống. Hai đấu thủ tiến về góc đài, bốc một nắm muối ném vào sàn đấu, rồi cả hai cúi người xuống và nhìn nhau trừng trừng. Ý nghĩa của động tác này giống như những động tác thiền định của các kiếm sĩ Nhật Bản thời xưa để tập trung tư tưởng. Mỗi đấu thủ thực hiện nghi lễ này theo một phong cách riêng và họ tỏ rõ được uy lực của mình ngay từ cái nhìn đầu tiên. 4 phút sau khi nghi lễ Shinto kết thúc, hai đấu thủ bắt đầu dùng hết sức bình sinh lao vào nhau - cú húc đầu tiên có tên gọi Tachi-ai. Trận đấu thực sự bắt đầu.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/lenghi.jpg
Nghi lễ trọng thể không thể thiếu trong các cuộc tranh tài Sumo.

Luật giao đấu Sumo rất đơn giản không rườm rà như những nghi thức và thủ tục của nó, gồm có 2 cách để lấy điểm và chiến thắng đối phương:

1. Vật ngã đối phương, cho đối phương té hoặc thân thể chạm đất, bất cứ bộ phận nào của thân thể ngoại trừ 2 bàn chân đứng.

2. Xô hoặc hắt đối phương trợt hoặc bước qua vòng đấu được tròn, chắn bằng các sợi giây thừng bằng cổ tay, với đường kính sàn đấu 4.55 thước xoay tròn trên sàn đấu. Các đấu thủ có thể dùng tất cả các đòn vật ngoại trừ nắm đầu, nắm tóc, đá, nhéo, các nắm đấm ngoài trừ tát tay. Ngoài ra các Võ sĩ Sumo trên sàn đấu bất cứ lúc nào cũng có thể bị loại nếu vi phạm các luật lệ nhất định có từ ngàn xưa trong môn Sumo cổ truyền như là nổi nóng, chưởi tục, rớt đai, bị làm nhục hay hạ nhục đấu thủ khác.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/u%20bt%20ra%20ngoi.jpg


Các Võ sĩ Sumo xuất thân từ các lò đều có những kỹ thuật đặc trưng của lò mình hoặc các đòn thế bí truyền được tập luyện rất công phu, hiện nay khắp nước Nhật có khoảng 50 lò võ Sumo và khoảng 10 lò nhỏ hơn khắp nơi trên thế giới, hầu hết các lò danh tiếng (Quy tụ nhiều đấu thủ đạt hạng cao, lâu năm, thầy giỏi) tập trung quanh khu nổi tiếng có đấu trường Sumo lớn nhật tại Nhật là Kukugikan. Các lò đào tạo thường do một cựu Sumo vô địch danh tiếng nhất đứng đầu và coi sóc tất cả võ sinh khác, một ngày của họ thường bắt đầu từ lúc 5 giờ sáng, tập nhiều bài thể lực, luyện các nghi thức Sumo cho thật hoàn hảo, các đòn thế cổ truyền và hiện đại với các đồng môn thay phiên liên tiếp cho đến 11 giờ trưa và trở lại tập từ 3 giờ chiều cho đến 9 giờ khuya. Ăn trưa lúc 11.30 với 1 bàn tiệc khổng lồ, tính ra trung bình 1 Võ sĩ Sumo phải ngốn gần 9 ký thức ăn trong 2 buổi ăn trưa và tối, phải đi ngủ liền sau đó để có thể giữ được vòng bụng với vòng cân ký lý tưởng. Riêng các Võ sinh mới nhập môn trong 1,2 năm đầu thường phải giữ các nhiệm vụ vô cùng khó nhọc trong việc tạp dịch và hãnh diện phục vụ các đàn anh của mình cho đúng với truyền thống Sumo mà không người võ sĩ nào không từng vinh nhục đi qua.

Những Đấu sĩ Sumo càng có trọng lượng lớn càng được tôn trọng. Cân nặng của một Sumo trung bình hiện nay bắt đầu từ con số 130kg, cao khoảng 180cm. Họ tăng trọng lượng bằng chế độ ăn đặc biệt với những đồ ăn nhiều chất béo gọi là "Chanko nabe" kết hợp với những bài tập "Haragei". Những Sumotori muốn trở thành Sumo thành danh phải gia nhập ngay từ tuổi 15 và theo chế độ tập luyện khắc nghiệt. Hàng năm sẽ có sáu giải đấu Sumo (Basho) kéo dài 15 ngày nhằm phân biệt đẳng cấp của các Sumotori. Tại Tokyo (Tháng 1,5,9), Osake (Tháng 3), Nagoya (Tháng 7) và tại Fukouka (tháng 11). Trong thời gian các giải được tổ chức các đấu sĩ ngoài thời gian đầu tư cho tập luyện họ phải tuyệt đối tĩnh tâm bằng cách ngồi trầm mặc trước bàn thờ Shinto và loại bỏ những tạp niệm.


http://i110.photobucket.com/albums/n120/hinhanhvothuat/SumoMaster.jpg
Các cao thủ trình diện các thần linh, theo nghi lễ của Thần đạo.

Theo qui định bắt buộc của Hiệp hội Sumo Nhật Bản, tất cả võ sĩ sumo, bất kể thời tiết nóng hay lạnh, khi tập luyện cũng như trong thi đấu đều chỉ được đóng khố. Một dạo gần đây nhiều người đã đề nghị cần có sự thay đổi trong trang phục thi đấu của các võ sĩ nhằm giúp các võ sĩ đỡ bị e ngại khi bước lên võ đài. Tuy nhiên, những ý kiến này đã bị giới chuyên môn cực lực phản đối, bởi họ cho rằng việc đóng khố ngoài yếu tố duy trì tính truyền thống của môn võ này, còn giúp các võ sĩ vốn rất to lớn về mặt thể hình sẽ dễ bề xoay chuyển trong các tư thế khi đối mặt với đối phương. Khi tôi bước vào võ đường, tất cả các võ sĩ đều lịch sự quay đầu cúi chào theo phong cách truyền thống, rồi quay lại luyện tập ngay. Sàn tập chỉ rộng khoảng 20m2 nhưng có gần 20 võ sĩ mồ hôi nhễ nhại đang đứng xoay trần ra xuống tấn, chạy đà..., giữa sàn đấu từng cặp một bước ra luyện thế và tiến hành các thế vật như trong các trận đấu thật.

Trái ngược với những suy nghĩ ban đầu đối với các chàng hộ pháp to lớn này phải là những người ăn to nói lớn, nhưng không, các võ sĩ gần như im lặng trong khi tập luyện, tất cả đều ra dấu hoặc lên tiếng rất khẽ mỗi khi bạn tập đưa ra những động tác không phù hợp, chỉ có âm thanh "huỵch huỵch" là đều đặn mỗi khi những cơ thể nặng hàng trăm ký đập xuống nền đất nện.

Thứ bậc của Sumotori được phân theo 9 thứ hạng. Những thứ hạng cao nhất của Sumo gồm Komusubi, Sekiwake, Ozeki và trên cùng là Yokozuna - Nhà Đại vô địch, muốn đạt đến đẳng cấp này, đấu thủ Sumo phải có một thành tích thật ổn định - mỗi vòng đấu phải thắng ít nhất 12 trong số 15 trận, ở các trận cao cấp thường không tính sức nặng hay chiều cao mà hoàn toàn theo khả năng. Cũng như các Samurai thời trước, võ sĩ Sumo là người biết tôn trọng triệt để quy tắc, luật lệ và nhất là giữ gìn tinh thần khắc kỷ, tự chế, thắng không kiêu, bại không nản. Nơi đấu trường không bao giờ kẻ thắng bộc lộ sự kiêu căng, tự mãn hay kẻ thua tỏ ra mất bình tĩnh, bất mãn. Trọng tài, giám khảo có một vị trí gần như tuyệt đối. Nếu quyết định của họ sai thì không một ai kể cả cổ động viên, thốt ra lời phản đối. Sau mỗi trận đấu, hai võ sỹ đều cúi thật thấp đầu chào nhau và lặng rời khỏi võ đài. Hầu như mỗi cử chỉ, động tác của võ sĩ Sumo đều được tính toán cẩn thận, tất cả nhằm duy trì tinh thần truyền thống của Nhật Bản.

Còn tiếp...

minh_anh
24-09-2013, 09:34 PM
SU MO NHẬT BẢN

Tiếp theo

Có hơn 70 đòn vật kỹ thuật trong môn Sumo, mà hầu hết người ta có thể tìm thấy trong các đòn thế của Ju-Jitsu, Judo. Nhưng 1 đấu thủ muốn thắng đối phương mình một cách vẻ vang anh ta phải luyện những tuyệt chiêu riêng cho mình trong nhiều năm tháng. Các cuôc đấu Sumo thường chỉ đấu trong vòng vài chục giây, ít có cuộc đấu nào kéo dài lên tới 1,2 phút.

Tiêu chuẩn để tuyển chọn vào các lò võ sumo là thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 - 23, trong đó chiều cao tối thiểu là 173cm và nặng ít nhất 75kg, đặc biệt trình độ học vấn tối thiểu phải hoàn tất bậc trung học, xuất thân gia đình nề niếp, được giới thiệu của 1 vài người quen biết trong giới Sumo Nhật. Sau khi được thu nhận, tất cả các võ sĩ đều được lò võ đài thọ miễn tiền ăn, ở.v.v.. Nguồn kinh phí này chủ yếu được các doanh nghiệp lớn của Nhật tài trợ thông qua Hiệp hội Sumo Nhật Bản.

Sau khi chính thức thi đấu, các võ sĩ sẽ được Hiệp hội Sumo trả lương hằng tháng (từ 60.000 - 200.000 yen), ngoài ra mỗi trận thắng sẽ nhận được một số tiền thưởng rất lớn (từ 1 - 1,5 triệu yen). Chính vì vậy cuộc sống của hầu hết võ sĩ sumo đều rất khấm khá, nếu không nói là giàu có, nhà cao cửa rộng. Rất nhiều tài tử, ca sĩ mơ ước được nâng khăn sửa ví cho các chàng trai Sumo và họ coi đó là một hãnh diện khi đi bên người chồng xuất thân là đệ tử của các thần linh.

Trung bình 1 năm thu hoạch của các Võ sĩ Sumo, theo đẳng cấp như sau:

� Yokozuna: 3,820,000 Yen
� Ozeki: 2,350,000 Yen
� Sanyaku: 1,700,000 Yen
� Maegashira: 1,300,000 Yen
� Juryo: 1,030,000 Yen

Từ cấp Juryo trở xuống chỉ được ăn lương theo số lượng trận mình đấu, hoặc ăn lương theo chia chác của lò võ, họ sống với số tiền ít ỏi và phải dành dụm cho tuổi xế chiều, hoặc thường làm vốn làm ăn để sinh tồn trong xã hội mắc mỏ của Nhật Bản.


http://i110.photobucket.com/albums/n120/hinhanhvothuat/SumoInTraining.jpg
Một Võ Sĩ Sumo muốn thành danh, họ phải thuộc lòng câu châm ngôn "Sumo sống chiến thắng, hay chết đê hèn".

Tuy nhiên bề mặt trái của cuộc đời 1 võ sĩ Sumo không đơn giản như chúng ta nghĩ, với cuộc sống và lề lối sống như vậy suốt bao năm, cuộc đời của học rất ngắn ngủi thường từ khoảng 60 � 65 tuồi, 20 năm ngắn hơn tuổi thọ trung bình của người Nhật hiện nay. Họ thường bị các chứng bệnh như cao máu, tiểu đường, và nhất là đau tim. Ngoài ra các võ sĩ Sumo về già rất dễ nghiện ruợu và hầu hết mang các chứng bệnh về bao tử, gan, thấp khớp. Hiện nay để tăng cường số lượng những người trưc tiếp tham gia vào môn võ Sumo, các giới thẩm quyền về Sumo có khuynh hướng khuyến khích các võ sĩ Sumo tập sống cuộc sống lành mạnh, tập luyện nhiều loại thể thao khác, giảm lượng cân để kéo dài tuổi thọ cao hơn.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/sn%20u%20sumo.jpg
Một trong những đòn ruột của các cao thủ Sumo.

Trong thời gian tranh giải, các đài truyền hình, cáp của Nhật chiếu trực tiếp thường xuyên các trận đấu. Trong đấu trường khán giả thường mang rượu Sake, các thức ăn cổ truyền để có thể xem suốt thời gian mà không rời bỏ 1 trận nào cho việc ăn uống. Khán giả thường bình luận rất sôi nổi hoan hô nhiệt tình. Trong trận đấu các ghế gần nhất thường được tính với giá rất mắc và hầu như không thể nào mua được vì được dành riêng cho các nhà bảo trợ giàu có và quyền lực. Nhiều trận đấu có khán giả giàu có ngồi hàng ghế đầu bị chết hoặc phải vào nhà thương vì các đấu thù Sumo té xuống đài đè họ, khán đài đấu Sumo không được an toàn như tại các sân đấu Quyền anh có giây bao xung quanh.

Để tránh việc gian lận trong mùa đấu hoặc các giải có số tiền thưởng lớn, các lò võ phải được sắp xiếp sao cho các đấu thủ giỏi của mỗi lò không đụng nhau trong 1 trận đấu, hoặc các Võ sĩ cùng 1 lò không đấu với nhau vì có thể dàn xiếp tỉ số ăn thua. Sự gian lận trong các trận Sumo được coi là làm nhục đến các vị thần linh trong sạch của Thần đạo. Luật bất thành văn trong giới Sumo là nếu 1 đấu thủ Sumo bị bắt được tại trận trong việc bán độ hoặc liên hệ đến chuyện gian dối nào đó, có thể anh ta có thể không cần bị luật pháp trừng trị nhưng anh ta sẽ bị chính các đấu thủ của mình khinh bỉ tột cùng, lò võ anh sẽ bị tiếng xấu trong nhiều năm liên tiếp cho đến khi chính lò võ của anh phải truất phế anh ra khỏi sư môn, và cuộc đời Sumo của anh coi như hoàn toàn chấm dứt trong đau thương.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/u%20ht%20mnh.jpg
Hết mình nơi sàn tập !

Nhìn những võ sĩ Sumo to lớn kềnh càng, chắc bạn sẽ nghĩ đây là trò chơi bắp thịt, nhưng sự thật thì hoàn toàn trái ngược. Sumo là môn thể thao đầy tính thẩm mỹ và nghệ thuật. Trong Sumo không phải sức mạnh bắp thịt mà chính sự khéo léo và khôn ngoan mới là yếu tố quyết định thắng lợi cuối cùng. Bạn có thể phân biệt được kẻ thắng, người bại trong cuộc đấu bởi vì, màn chung cuộc của một trận Sumo bao giờ cũng rõ ràng minh bạch hơn Judo, Karatedo hay vật nghiệp dư rất nhiều. Chỉ có hai trường hợp: Kẻ chiến bại rời khỏi sàn đấu, hoặc bị đo ván.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/mt%20ba%20n%20ca%20%20vt%20sumo.jpg
Một buổi ăn trưa ''đơn giản'' của các Sumo.

Một điều đặc biệt là Sumo là một môn mà nữ giới hoàn toàn không được tham gia, trong bất cứ lảnh vực nào ngoại trừ làm khán giả, các nữ giới không được đến gần sàn đấu trong vòng 2 thước, không được trợ giúp trong mọi việc huấn luyện, nấu ăn, giặt ủi. Thời gian trước năm 1940 phụ nữ đến xem các cuộc đấu Sumo, họ phải trả với 1 giá mắc hơn nam giới, phải tôn trọng 1 số quy ước ngầm (Kimono sạch sẽ, phụ nữ có kinh nguyệt cấm tuyệt đối, không được cười ngả ngớn, phải đi với chồng hoặc chủ nhân v.v..).


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/n%20th%20chin%20s%20sumo.jpg
Đền ghi ơn các chiến sĩ và cao thủ Sumo nổi tiếng của Nhật qua biết bao thời đại.

Hiện nay môn võ Sumo - một đại biểu của tinh thần văn hoá Nhật Bản không chỉ phát triển ở đất nước hoa anh đào mà còn mở rộng trên toàn thế giới. Điều đặc biệt là danh hiệu cao quý nhất dành cho võ sĩ Sumo không chỉ dành riêng cho người Nhật Bản. Rất nhiều võ sĩ ngoại quốc đã vinh dự dành được giải thưởng này. Năm 1993, giải đấu Grand Sumo Tournament tổ chức ở Honolulu, Hawaii. Những võ sĩ được phong tước hiệu Yokozuna cao quý nhất cũng dần xuất hiện những người nước ngoài. Hiện nay chỉ còn 700 - 800 võ sĩ chuyên nghiệp và khán giả xem sumo đã giảm xuống trầm trọng. Hơn nữa theo nhiều nhà thể dục học thì việc có một thể hình quá khổ sẽ làm cho những võ sĩ sumo có chuyển động nặng nề, thiếu linh hoạt và sẽ gặp khó khăn trong những hoạt động xã hội thông thường. Sumo cũng cần những anh hùng mới để cuốn hút các fan của mình. Điều quan trọng bây giờ không phải là vận động viên Nhật Bản hay nước ngoài thi đấu mà các vận động viên phải trình diễn những trận đấu hay và đẹp mắt. Điều đó muốn nhắc nhở rằng "Nghệ thuật truyền thống" không đồng nghĩa với việc cạnh tranh hạn chế ở riêng đất nước đã sinh ra nó. Môn võ sumo của người Nhật sẽ thật sự được đánh giá cao hơn khi nó được giao lưu và thi đấu với thế giới bên ngoài.

Gaututam.

minh_anh
24-09-2013, 09:52 PM
Một ngày tập luyện của các võ sĩ sumo Nhật Bản

Đây là những hình ảnh trong một trại tập luyện Sumo tại tỉnh Fukushima - nơi từng bị phá hủy bởi động đất và sóng thần nghiêm trọng hồi tháng ba. Hôm 1/8, tại đây lại tiếp tục diễn ra một cơn địa chấn rung chuyển thành phố tuy nhiên không gây nguy cơ sóng thần. Sau khi cuộc sống bắt đầu trở lại bình thường, các VĐV sumo cũng lao vào luyện tập bù đắp chuỗi ngày dài rỗi rãi vì thảm họa thiên nhiên


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/1%20ngy%20tp.jpg

Sumo là môn thể thao vua tại đất nước mặt trời mọc, kể từ năm 1909 nó đã chính thức trở thành môn thể thao quốc gia. Khi tham gia thi đấu, các VĐV bắt buộc phải đóng khố (gọi là mawashi). Năm 2005, đã từng nổ ra một cuộc tranh cãi về việc các đô vật sẽ mặc quần short thay vì đóng khố khi tranh tài. Tuy nhiên, hiệp hội Sumo Nhật Bản kiên quyết phản đối ý tưởng trên


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/vng%20u%20rng%2045m.jpg
Trong trận đấu Sumo, 2 võ sĩ đứng đối mặt ở giữa một vòng tròn gọi là Dohyo, có đường kính 4.55m.

Trước trận đấu họ phải làm một số nghi lễ như dậm chân, súc miệng, lau khô người bằng giấy, rắc muối để xua đuổi tà ma và chứng tỏ mình đã sạch sẽ. Người nào làm cho đối phương bị đẩy ra khỏi vòng tròn hoặc chạm bất cứ phần nào của cơ thể xuống sàn đấu ( tất nhiên là trừ bàn chân rồi ) thì người đó sẽ dành chiến thắng.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/u%20bt%20ra%20ngoi.jpg

Theo thông lệ hàng năm, Hiệp hội sumo Nhật Bản đều tổ chức các đợt tuyển chọn hội viên mới - thử thách đầu tiên để trở thành một võ sĩ sumo chuyên nghiệp. Các tân binh của môn võ sumo phải trải qua quá trình đào tạo khắc nghiệt trước khi trở thành vận động viên chuyên nghiệp. Một ngày của các võ sĩ sumo bắt đầu từ rất sớm, họ thực hiện công việc được giao bao gồm cả việc lau chùi nhà cửa và chuẩn bị thức ăn cho bữa ăn chính trong ngày.Tất cả ai sống trong một heya đều phải học cách làm các công việc vặt, và một số trở thành những đầu bếp giỏi khi cuộc sống làm một sumo của họ kết thúc


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/u%20ht%20mnh.jpg

Chỉ khi nào đã thực hiện tốt các bài tập và thực sự đói thì các cư dân của lò sumo (hay còn gọi là heya) mới được phép ngồi xuống để ăn tất nhiên là theo thứ tự cấp bậc. Các Oyakata (HLV) sẽ được ngồi xuống đầu tiên, sau đó là các rikishi (võ sĩ) hạng cao nhất, họ được phục vụ bởi các đàn em. Mặc dù thức ăn là cho tât cả, đặc quyền được ngồi xuống trước và quyền chọn những miếng ngon lành nhất chính là điều đã khích lệ mạnh mẽ các rikishi có tham vọng để quyết tâm thăng tiến, lên hạng. Và những võ sĩ trẻ cũng có thể giảm được cân trước khi có một cơ thể rắn chắc với những bắp thịt khoẻ mạnh.

Lino

minh_anh
24-09-2013, 10:16 PM
Tìm Hiểu Tinh Thần Võ Sĩ Đạo

Tinh Thần Võ sĩ Samurai

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/dmc3-katana.jpg



Samurai (tiếng Nhật: 侍; rōmaji: Samurai; phiên âm Hán-Việt: thị ) có hai nghĩa. Theo nghĩa thứ nhất, samurai là một bộ phận của tầng lớp võ sĩ Nhật Bản, là thuộc hạ của các shogun, daimyo, và đứng trên một số bộ phận võ sĩ khác. Samurai theo nghĩa này là cách hiểu ở Nhật Bản. Theo nghĩa thứ hai và được sử dụng phổ biến trên thế giới ngoài Nhật Bản, samurai chính là tầng lớp võ sĩ (tiếng Nhật: 武士; rōmaji: bushi; phiên âm Hán-Việt: võ sĩ ) của Nhật Bản, tức là bao gồm cả cả shogun và daimyo.

Bài này nói về samurai theo nghĩa thứ hai.

Từ samurai có gốc từ chữ saburau (さ守らう) - nghĩa là người coi sóc, bảo vệ, phục vụ - nhưng mang tính chất quyền quý.

Lịch sử:

Các nhà sử học tin rằng hình ảnh samurai nguyên bản bắt nguồn từ các kỵ binh, bộ binh và cung binh ở Nhật vào thế kỷ thứ 6[1]. Sau những thất bại quân sự trước liên minh Đại Đường và Tân La, Nhật Bản phải thực thi hàng loạt các cuộc cải cách có tính chất và quy mô rộng rãi. Một trong các cuộc cải cách quan trọng là cuộc cải cách Taika (大化の改革, Đại Hóa cải cách) của Thiên hoàng Thiên Trí vào năm 646. Cuộc cải cách này đã đưa văn hóa tập tục của người Trung Quốc vào tầng lớp quý tộc Nhật và áp dụng chế độ chính quyền của Trung Quốc vào bộ máy quan liêu của Nhật[1]. Một điều khoản trong bộ luật Yōrō[2] và sau đó là bộ luật Taihō vào năm 702 yêu cầu dân chúng phải đều đặn đi tường trình nhằm phục vụ cho việc điều tra dân số. Đây là điềm báo trước sẽ diễn ra một cuộc cưỡng bách tòng quân trên khắp đất nước. Thiên hoàng Mommu (文武, Văn Vũ) đã ban hành một điều luật mà theo đó, cứ 3-4 đàn ông trưởng thành thì có 1 người bị sung vào quân đội quốc gia. Quân đội yêu cầu mỗi người lính tự chế tạo hay mua lấy vũ khí cho riêng họ, nhưng bù lại họ sẽ được miễn thuế và trách nhiệm công dân[1].
Mũ và giáp sắt với binh phù thời đại Kofun, thế kỷ 5. Bảo tàng viện Quốc Gia Tokyo


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/sammurai.gif

Đầu thời Heian (平安時代 | Bình An thời đại) (cuối thế kỷ thứ 8 và đầu thế kỷ thứ 9), với tham vọng bành trướng lãnh thổ về phía Bắc Honshū để củng cố quyền lực, Thiên hoàng Kammu (桓武天皇, Hoàn Vũ Thiên hoàng) đã cho quân đến đàn áp phiến quân Emishi nhưng đội quân của ông thất thủ do thiếu kỷ luật và ý chí chiến đấu. Vì vậy, Thiên hoàng Kammu bắt đầu dựa dẫm vào các thế lực địa phương và chiêu dụ họ, phong cho chức Seiitaishogun (征夷大将軍, Chinh di Đại tướng quân) hay gọi tắt là shogun (tướng quân). Với đội quân tinh thông về cưỡi ngựa và bắn cung (kyudo-弓道, Cung đạo), các thế lực này trở thành công cụ đắc lực để đàn áp quân nổi loạn cho Thiên hoàng. Dù các võ sĩ này ít nhiều đều được học hành nhưng lúc bấy giờ (thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 9) trong mắt triều đình Thiên hoàng họ chỉ là những võ phu thô lỗ thất học không hơn không kém.

Cứ như vậy, cuối cùng, Thiên hoàng Kammu đã giải tán quân đội triều đình, từ đó thế lực của Thiên hoàng từng bước một suy sụp. Trong khi Thiên hoàng vẫn còn cai trị, các thị tộc ở Kyoto (京都, Kinh Đô) đã nắm trong tay một số chức vụ quan trọng như bộ trưởng, còn những người thân của họ dùng tiền mua lấy các chức quan trong tòa án. Để vơ vét của cải làm giàu và trả nợ cho mình, các quan tòa này thường xuyên đánh thuế nặng nề, khiến cho nhiều nhà nông mất hết ruộng đất. Trước sự đe dọa của nạn trộm cướp ngày càng tăng, các thị tộc bắt đầu tuyển mộ những người tha hương trên vùng đồng bằng Kanto, huấn luyện họ kỹ càng về võ thuật và đào tạo họ trở thành đội ngũ lính canh rất thiện chiến. Một số người có nhiệm vụ hộ tống các quan thu thuế, và chỉ sự hiện diện của họ thôi cũng đủ cho vị quan thu thuế này an toàn trước bọn trộm cướp. Họ được gọi là những "samurai", hay những thị vệ có vũ trang, nhưng lực lượng đầy tớ này nhanh chóng trở thành một thế lực vũ trang độc quyền. Thông qua những hợp đồng bảo vệ và các cuộc hôn nhân vì mục đích chính trị, họ dần dần giành được thế lực trong giới chính trị, và cuối cùng còn qua mặt cả giai cấp quý tộc truyền thống.

Một số thị tộc ban đầu chỉ là những nông dân. Họ đã cầm vũ khí vùng lên để bảo vệ chính mình và chống lại các quan do chính quyền phong kiến cử đến cai quản nơi họ sống và thực hiện chế độ thu thuế nặng nề. Những thị tộc này đã liên minh để có thể bảo vệ nhau trước các thị tộc khác có thế lực hơn. Giữa thời Heian, họ răm rắp tổ chức và vũ trang giống như quân đội Nhật Bản và ban hành luật lệ riêng cho họ, gọi là Bushido(武士道, vũ sĩ đạo).

Sau thế kỷ 11, người ta kính trọng các samurai là người có học thức, giáo dục và "văn võ song toàn" (bun bu ryo do), hay "bút và kiếm là một". Tên gọi ban đầu của các chiến binh, "Uruwashii", là một chữ kanji bao gồm ý nghĩa "văn chương" (文 bun) và "nghệ thuật quân sự" (武 bu), được nhắc đến trong Heike Monogatari (cuối thế kỷ 12). Heike Monogatari kể về cái chết của Taira no Tadanori, vị kiếm khách và nhà thơ kiệt xuất trong truyền thuyết như thế này: "Dù là bạn hay kẻ thù, ai cũng phải nhỏ lệ nơi tay áo tiếc thương cho ông mà thốt lên rằng, 'Tiếc thay! Tadanori là một vị tướng vĩ đại, tinh thông cả kiếm thuật và văn thơ, có thể nói là văn võ song toàn'."

Theo William Scott Wilson trong quyển Lý tưởng của Samurai: "Mỗi người lính trong tác phẩm Heike Monogatari đều là chân dung tiêu biểu của các chiến binh có học thức của thế hệ sau nay, và hình tượng lý tưởng của họ không phải là quá xa để vươn tới. Vì vậy, đây là cái đích mà các chiến binh cấp cao trong xã hội luôn đeo đuổi và được xem là hình ảnh đặc trưng của tầng lớp quân nhân Nhật Bản. Với Heike Monogatari, hình ảnh người chiến binh Nhật Bản trong văn học đã được phát triển đến mức hoàn thiện.

Sau này Wilson đã sưu tầm được các tài liệu của nhiều chiến binh, trong đó nhắc đến Heike Monogatari như là một tấm gương cho đời sau noi theo.

Còn nữa...

minh_anh
24-09-2013, 10:24 PM
Tinh Thần Võ sĩ Samurai
Tiếp theo...

Mạc phủ Kamakura và khởi đầu của giới samurai

Ban đầu các chiến binh này chỉ là tay sai của các lãnh chúa và các dòng họ quý tộc (公家 kuge), nhưng dần dần, họ từng bước giành lấy quyền lực để lật đổ tầng lớp thống trị và lập ra chính quyền thống trị samurai đầu tiên trong lịch sử.

Khi các quý tộc địa phương đã chuẩn bị đầy đủ về lực lượng, lương thực, khí giới, họ liên minh với nhau với một tổ chức có phân cấp bậc, địa vị rõ ràng, đứng đầu là toryo, hay thủ lĩnh. Người thủ lĩnh này đặc biệt phải là họ hàng xa của Thiên hoàng, hay ít nhất cũng thuộc một trong ba dòng họ quý tộc (Fujiwara, Minamoto và Taira). Ban đầu các toryo được triều đình phong làm quan phủ ở các tỉnh lỵ trong thời hạn 4 năm, nhưng sau khi mãn nhiệm kỳ các toryo chẳng những không quay về kinh đô mà còn đem chức quan đó ra làm một thứ tài sản thừa kế cho thế hệ sau (theo kiểu cha truyền con nối) để tiếp tục lãnh đạo quý tộc địa phương đàn áp các cuộc nổi loạn trên khắp nước Nhật vào khoảng giữa và cuối thời Heian.

Nhờ binh lực hùng mạnh và tài lực vững chắc, đội quân của các quý tộc sau cùng đã trở thành một thế lực quân đội mới của triều đình. Quyền lực của họ đã được củng cố vững chắc sau cuộc nổi loạn Hōgen vào cuối thời Heian; và cũng từ đó mà dẫn đến hậu quả là sự đối đầu của hai gia tộc thù địch nhau Minamoto và Taira, trong cuộc nổi dậy Heiji vào năm 1160.

Sau nhiều chiến thắng vang dội, tướng Taira no Kiyomori trở thành chiến binh đầu tiên vươn tới chức Thiên hoàng quân sư, thậm chí nắm trong tay chính quyền trung ương, lập ra chính quyền thống trị samurai đầu tiên và biến Thiên hoàng thành một đấng quân vương bù nhìn. Dù vậy, dòng họ Taira vẫn tỏ ra khoan hòa, thận trọng trong quan hệ với dòng họ Minamoto; thay vì mở rộng và củng cố quân đội của mình, dòng họ Taira đã áp dụng chiêu "mỹ nhân kế", đưa những phụ nữ trong gia tộc tiến cung và lợi dụng họ giành lấy quyền hành từ tay Thiên hoàng.

Hai dòng họ Taira-Minamoto lại tiếp tục đối đầu nhau vào năm 1180 với chiến tranh Genpei và kéo dài đến năm 1185. Chiến thắng của Minamoto no Yoritomo đã cho thấy sự thất bại của quý tộc trước các chiến binh samurai. Năm 1190 Yoritomo đến Kyoto; năm 1192 trở thành Seii Taishogun (chính dị đại tướng quân), thành lập chế độ Mạc phủ Kamakura Mạc phủ Kamakura hay Kamakura Bokufu, dời đô từ Kyoto về Kamakura, gần căn cứ quân đội của ông. Bakufu có nghĩa là "chính quyền lều trại", bởi hiện thời chính quyền mang tính chất là chính quyền quân sự và quân đội đều sống trong các khu lều trại.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/tinh%20thn%20samurai%202.jpg

Thời gian qua đi, dòng dõi samurai trở thành các chiến binh quý tộc (buke), trên danh nghĩa chỉ thuộc quyền cai quản của quý tộc triều đình. Khi các samurai bắt đầu học các thú tiêu khiển theo kiểu quý tộc như thư đạo, thi ca... thì các nhà quý tộc, ngược lại, bắt đầu sống theo kiểu samurai. Trải qua hàng loạt mưu đồ và những thời đại trị vì ngắn ngủi của các vị hoàng đế khác nhau, quyền lực thật sự giờ đây nằm trong tay các shogun và các samurai.

Mạc phủ Ashikaga và thời phong kiến

Các dòng tộc samurai lao vào các cuộc tranh giành quyền lực diễn ra suốt thời Mạc phủ Kamakura và Mạc phủ Ashikaga.

Phật giáo Thiền tông được truyền bá rộng rãi trong giới samurai vào thế kỷ 13, giúp các võ sĩ gò mình vào khuôn mẫu đạo đức và vượt qua nỗi sợ hãi về giết chóc, nhưng tôn giáo phổ biến trong quần chúng nhân dân lại là Tịnh Độ Tông.

Năm 1274, nhà Nguyên đưa quân xâm lược Nhật Bản với 40.000 quân và 900 thuyền chiến tấn công từ phía bắc Kyushu. Nước Nhật chỉ đưa vỏn vẹn 10.000 võ sĩ samurai để đối phó. Mặt khác, quân xâm lược cũng bị choáng váng ít nhiều sau những trận dông bão trước khi bị các samurai giáng cho một đòn nặng nề. Quân Nguyên rút lui; cuộc xâm lược chấm dứt. Chiến thắng này được ghi nhớ bởi quân xâm lược Mông Cổ cũng sử dụng loại bom nhỏ mà sau này được cải tiến thành bom và thuốc súng của quân Nhật.

Quân Nhật nhận thấy sẽ lại có một cuộc xâm lăng mới, và bắt đầu xây dựng một phòng tuyến bằng đá sừng sững quanh vịnh Hakata vào năm 1276. Hoàn thành năm 1277, phòng tuyến này trải dài 20 km dọc theo bờ biển, sau này trở thành căn cứ phòng vệ trọng yếu trước sự xâm lược của quân Mông. Người Mông Cổ cố gắng dàn xếp vấn đề bằng đường lối ngoại giao suốt những năm 1275-1279, nhưng mỗi vị sứ giả được cử đưa đến Nhật đều bị xử tử.

Năm 1281, nhà Nguyên tiếp tục xâm lược Nhật Bản với đội quân 140.000 người và 4.400 thuyền chiến. Miền Bắc Kyushu được canh phòng với đội quân phòng vệ 40.000 người. Quân Mông chưa kịp hành quân vào đất liền thì gặp ngay một cơn bão to khi đổ bộ vào một hòn đảo ở Kyushy, tổn hất nặng nề. Một lần nữa quân Mông phải rút chạy sau những đợt phản kháng của quân Nhật ở phòng tuyến vịnh Hakara.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/hong%20hu%20jingu%20n%20samurai%20u%20tin.jpg

Những cơn dông năm 1274 và trận bão to năm 1281 đã giúp cho các samurai đẩy lùi quân xâm lược Mông Cổ dù chênh lệch về lực lượng rất lớn. Những trận gió này được biết đến với cái tên kami-no-kaze, tức "thần phong", và càng khắc sâu niềm tin của người Nhật rằng đất nước của họ thuộc về thần thánh và được bảo vệ bởi các thế lực siêu nhiên.

Thế kỷ 14, một thợ rèn tên là Masamune đã cải tiến kết cấu hai lớp của thép mềm và thép cứng dùng trong việc rèn kiếm, giúp nâng cao lực cắt và tính bền. Kỹ thuật mới này đã giúp cho thanh kiếm Nhật Katana trở thành một trong những khí giới lợi hại nhất của thời kì tiền công nghiệp ở Đông Á. Nhiều thanh kiếm được xuất khẩu xuyên Đông Hải, một số được đưa đến tận Ấn Độ xa xôi.

Việc anh em trong nhà hãm hại lẫn nhau, giành địa vị con trưởng để thừa kế tài sản thường xuyên xảy ra ở thời kì này, trái hẳn với các điều luật trước thế kỷ 14, quy định tài sản thừa kế được chia theo công trạng của mỗi nguời. Các cuộc xâm lấn địa phận và xung đột, tranh cãi giữa các samurai xảy ra liên miên, trở thành một vấn đề đáng lo ngại suốt thời Mạc phủ Kamakura và Mạc phủ Ashikaga.

Thời kì Chiến quốc (Sengoku jidai) đánh dấu sự nới lỏng về đạo đức trong văn hóa samurai. Các tầng lớp xã hội khác thi nhau gắn lên mình cái mác võ sĩ và ung dung được mọi người kính trọng dưới tư cách một samurai. Vì vậy, tinh thần Võ sĩ đạo (bushido)trở thành một nhân tố quan trọng trong việc cải quản và ổn định xã hội trong thời kì hỗn loạn này.

Các chiến lược và trình độ kỹ thuật của Nhật phát triển rất nhanh vào thế kỉ 15 và thế kỉ 16. Quân đội chủ yếu là bộ binh có tên gọi là ashigaru ("túc khinh", do chiến bào của họ rất nhẹ), gồm những võ sĩ có địa vị thấp kém và dân thường, được trang bị bằng giáo dài (nagayari) hay Naginata, phối hợp với kỵ binh tinh nhuệ. Số quân được huy động cho chiến sự dao động từ hàng ngàn đến hàng chục vạn người.

Súng hỏa mai, một dạng của súng trường, ban đầu được người Tây Ban Nha mang đến trên một chiếc thuyền hải tặc của Trung Quốc vào năm 1543, và người Nhật Bản đã chế tạo được nó thành công trong vòng chưa đến 1 thập kỉ. Kể từ đó, các nhóm sản xuất súng hỏa mai đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong quân đội.

Cuối thời phong kiến, nước Nhật sở hữu hàng trăm ngàn khẩu súng ngắn và quân số khổng lồ lên đến hơn 100.000 người. Thậm chí quân đội Tây Ban Nha hùng mạnh nhất châu Âu thời bấy giờ cũng chỉ sở hữu vài ngàn khẩu súng ngắn và khoảng 30.000 quân. Các ninja cũng đóng một vai trò tích cực trong lĩnh vực tình báo.

Năm 1592, rồi lại năm 1598, Toyotomi Hideyoshi xua quân xâm lược Trung Quốc (唐入り) và đưa đoàn quân 160.000 samurai tiến đánh Triều Tiên (朝鮮征伐), nhanh chóng chiếm ưu thế nhờ vũ khí lợi hại và quân đội tổ chức cao. Các tướng samurai nổi tiếng nhất trong cuộc chiến này là Kato Kiyomasa và Shimazu Yoshihiro.

Khi chế độ cũ bị lật đổ, cái tài xoay xở tháo vát của các samurai càng được thể hiện nổi trội trong mọi nỗ lực để duy trì thế lực quân sự và các tổ chức nhà nước trong phạm vi cai quản của mình. Đến thế kỉ 19, hầu hết các gia tộc samurai có nguồn gốc tổ tiên từ thời kì này đều tự nhận là dòng dõi của 4 dòng họ quý tộc thời xưa, Minamoto, Taira, Fujiwara và Tachibana. Và tất nhiên, thật khó để chứng minh điều đó.

minh_anh
24-09-2013, 10:31 PM
Tinh Thần Võ sĩ Samurai
Tiếp theo...

Oda, Toyotomi và Tokugawa

Oda Nobunaga là lãnh chúa vùng Nagoya (trước đây là Tỉnh Owari) và là một samurai kiệt xuất của Thời kỳ Chiến quốc. Ông đã thống nhất các lãnh chúa trên toàn lãnh thổ Nhật Bản và lập nên một nước Nhật Bản thống nhất.

Oda Nobunaga đã làm một cuộc cải cách trong chiến lược và tổ chức quân đội, cho sản xuất súng trường hạng nặng, chú trọng đổi mới thương và công nghiệp. Những chiến thắng nối tiếp nhau trở thành bàn đạp cho quân đội của ông đạt đến mục tiêu lật đổ Mạc phủ Ashikaga và tước bỏ quyền lực quân sự của các sư nhà chùa, châm ngòi cho các cuộc xung đột phù phiếm trong dân chúng suốt hàng thế kỉ. Tấn công vào cả nơi tôn nghiêm của các chùa miếu, họ trở thành vấn đề đau đầu của Thiên hoàng và bất cứ vị lãnh chứa nào muốn kiểm soát tầm ảnh hưởng của họ. Oda Nobunaga mất năm 1582 khi tướng dưới quyền Akechi Mitsuhide cùng các thế lực phản nghịch nổi dậy chống lại ông.

Quan trọng hơn, Toyotomi Hideyosi và Tokugawa Ieyasu, các thủ hạ trung thành của Nobunaga, lại chính là người lập ra triều đại Mạc phủ Tokugawa. Hideyoshi là tướng giỏi được Nobunaga trọng dụng; còn Ieyasu là bạn cùng lớn lên với Nobunaga từ thời thơ ấu. Hideyoshi đã đánh bại kẻ phản bội Mitsuhide chỉ trong vòng một tháng và trở thành người kế tục sự nghiệp của chủ soái Nobunaga.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/nghi%20thc%20m%20bng.jpg

Cả hai người đều có phần trong các chiến công của Nobunaga trước đó và đã tiếp nối sự nghiệp thống nhất Nhật Bản của Nobunaga. Người xưa có câu: "Thống nhất Nhật Bản là một cái bánh gạo. Oda làm bánh, Hashiba nặn bánh. Cuối cùng chỉ Ieyashu được ăn bánh" (Toyotomi Hideyoshi theo họ Hashiba khi còn là thuộc hạ của Nobunaga).

Mãi cho đến thời kỳ Minh Trị, các thành viên trong Chính phủ Minh Trị đã xác định hướng canh tân đất nước bằng cách học hỏi theo sự phát triển của các Đế quốc Anh và Đức, đặt cơ sở quốc gia trên nền tảng kết hợp giữa hệ thống tầng lớp quý tộc phương Tây và tầng lớp võ sĩ Samurai truyền thống. Và như thế, với cuộc Minh Trị Duy tân nửa sau thế kỷ 19, tầng lớp samurai được bãi bỏ và một tổ chức quân đội quốc gia theo kiểu phương Tây được hình thành. Về cơ bản, Đế quốc Nhật Bản có quân đội với những binh sĩ được trưng binh, tuy nhiên, rất nhiều cựu samurai tình nguyện tham gia và họ được huấn luyện để trở thành các sĩ quan. Với truyền thống samurai cũ, tính kỷ luật cao, khả năng huấn luyện tốt và lòng trung thành tuyệt đối, họ nhanh chóng trở thành tầng lớp sĩ quan nòng cốt của Đế quốc Nhật.

Bên cạnh đó, tầng lớp samurai cũng hóa thân vào tầng lớp trí thức bởi rất nhiều trong số họ có học thức và đào tạo kỹ. Họ cũng nhanh chóng trở thành nòng cốt của hệ thống giáo dục, báo chí và cả hệ thống hành chính.

Huyền thoại và sự thật

Phần lớn samurai (trong thời kỳ Edo) gắn liền với quy tắc danh dự gọi là võ sĩ đạo (武士道), và luôn là những người làm gương cho cấp dưới. Một phần đáng chú ý của quy tắc võ sĩ đạo là luật tự mổ bụng (切腹) hay còn gọi là harakiri, cho phép một samurai bị hạ nhục phục hồi danh dự cho mình bằng cái chết, nơi samurai vẫn còn chịu ơn nguyên tắc Võ sĩ đạo. Tuy nhiên, quy tắc Võ sĩ đạo được viết ra trong thời bình và đã không phản ánh trung thực tính chất chiến binh của một samurai. Trong khi vẫn tồn tại những cách hành xử của samurai mang tính chất huyền thoại, những nghiên cứu về Võ gậy Nhật Bản và Võ đạo Nhật Bản đã cho thấy trên chiến trường, samurai cũng là những chiến binh như bao chiến binh khác.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/m%20bng.jpg
Một võ sĩ đang tiến hành nghi thức tự mổ bụng

Mặc dù được gắn với quy tắc Võ sĩ đạo, trên thực tế, samurai vẫn có những người không trung thành và phản bội (như Akechi Mitsuhide), hèn nhát, dũng cảm, hoặc quá trung thành (như Kusunoki Masashige). Samurai thường trung thành đối với cấp trên trực tiếp của họ, những người sẽ gắn liền lòng trung thành với những lãnh chúa cao hơn. Sự trung thành với lãnh chúa cao hơn thường thay đổi; ví dụ như, những lãnh chúa cấp cao dưới quyền Toyotomi Hideyoshi được phục vụ bởi những samurai trung thành, nhưng một số lãnh chúa phong kiến có thể chuyển sự ủng hộ qua Tokugawa, mang theo những samurai trung thành với họ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp samurai sẽ bất trung với lãnh chúa hoặc đại lãnh chúa, khi lòng trung thành đối với Thiên Hoàng cao cả hơn[3].

Một khả năng huyền thoại của samurai là Song đấu Tâm lý (Duel of Wills), một kỹ thuật tâm lý để kiểm tra sức mạnh tinh thần của kẻ địch mà không phải đánh nhau. Hai người tham chiến (phải cùng là samurai, hoặc ở đẳng cấp ngang nhau) nhìn chằm vào nhau, không chớp mắt trong yên lặng, không cử động cơ thể, cho đến khi một trong hai phải thất bại (mặc dù cũng có những câu chuyện - tuy hiếm - khi cả hai cùng thất bại một lúc).
---------------------------------
Minh_anh sưu tầm và giới thiệu

thanh_long
25-09-2013, 09:03 AM
Bí mật môn võ Sumo

Những đau đớn trong tập luyện, bị phân biệt đối xử, sử dụng ma túy, bị đánh đập và còn nhiều nữa những câu chuyện riêng đằng sau cuộc sống hào nhoáng và vinh quang của các võ sĩ Sumo, phía sau môn thể thao 1500 tuổi ở Nhật Bản này.


http://www.bayvut.com.au/sites/default/files/imagecache/story_460/story-images/r384417_1793424.jpg
Võ sĩ Yamamotoyama và phóng viên Yayoi tại lò võ (Nguồn ảnh: ABC)

Những khoảng tối phía sau môn võ Sumo ở Nhật bản
Trong ba tháng qua, chương trình truyền hình Foreign Correspondent của Tập đoàn Truyền thông quốc gia Úc ABC có cơ hội hiếm hoi được tự do tiếp cận một lò luyện võ sumo. Máy quay của chương trình được đặt tại lò luyện võ sumo để ghi lại cảnh từ khi những võ sĩ thức dậy, ăn uống cho đến khi họ đi ngủ.

Phóng viên thường trú tại Bắc Á Mark Willacy đã tới những bữa tiệc của các võ sĩ, theo chân họ tới những trận đấu và quan sát họ trong khi tập luyện. Mark đã ghi lại những may mắn và thất bại của hai võ sĩ hoàn toàn khác biệt – Baruto, một võ sĩ ngoại quốc đầy tham vọng và Iwasaki, một thiếu niên Nhật Bản mới vào nghề. Anh cũng phát hiện thấy trong hai người, một người là siêu sao, người kia là nô lệ.

Trong sàn tập, tất cả những gì phóng viên Willacy có thể thấy là chiếc đai lưng khổng lồ của Yamamotoyama. Với trọng lượng 253 kilogram, võ sĩ trẻ đeo kính này là người khổng lồ nhất trong làng sumo.

Yamamotoyama nổi danh vì đẩy những đối thủ không may mắn ra khỏi vòng đấu như một chiếc xe ủi đất. Những cánh tay bầm dập với đôi chân rũ xuống, các đối thủ này của anh may mắn còn sống sót. Một lần, Yamamotoyama đã trượt chân và ngã đè lên một đấu sĩ thách đấu xấu số khiến anh chàng này bẹp dúm như một con bọ trên kính ô tô.

Trong chớp mắt, từ phía sau người đàn ông to lớn, phóng viên Yayoi Eguchi của ABC hiện ra. Với chiều cao khoảng một mét rưỡi và cân nặng 43 kilogram, phóng viên Yayoi nặng chưa bằng 1/5 trọng lượng cơ thể Yamamotoyama. Có lẽ Yayoi còn chưa nặng bằng trọng lượng cánh tay của Yamamotoyama. Cô so sánh hình ảnh này như sao Mộc to lớn vọt qua quỹ đạo che mất ánh sáng mặt trời.
Chúng tôi đến Osaka quay phim các võ sĩ sumo tới từ lò võ Onoe ở Tokyo để chuẩn bị cho một trong những giải đấu lớn. Trong 15 ngày, những võ sĩ hạng nhất sẽ tranh giải Emperor’ Cup (Cúp Nhật Hoàng), giải đấu có vinh dự lớn nhất trong môn võ truyền thống gần 1500 tuổi này.

Ở đây, trong một nhà kho ngột ngạt sau một xưởng máy ở vùng đất hoang của Osaka, những võ sĩ mà các phóng viên đã quay phim nhiều tuần nay đang luyện tập khởi động.

Onoe là một trong những lò võ nhỏ hơn nhưng thi đấu ở thứ hạng cao nhất của môn thể thao Sumo ở Nhật Bản . Lò võ này vẫn đang hoạt động như một xã hội bí mật hay một nhóm tôn giáo có niềm tin cao độ. Lò võ hiếm khi chào đón người ngoài, kể cả nhóm phóng viên nước ngoài.

Tuy nhiên, sau nhiều tuần phải sử dụng đến cả biện pháp nịnh nọt và tán tỉnh, chủ lò võ, ông Keishi Onoe đã đồng ý cho chúng tôi tiếp cận với vương quốc ẩn dật của ông, đây là một điều chưa từng có trong tiền lệ. Camera của chúng tôi được phép theo dõi từng giờ, từng phút cuộc sống trong lò võ.

Chế độ tập luyện tàn bạo

Ở trụ sở chính của lò võ Onoe phía nam Tokyo, sáu thanh niên ăn uống và luyện tập cùng nhau.
Mỗi tối, sau khi ngốn một bữa tiệc toàn những thức ăn cung cấp nhiều calo và uống hàng thùng bia, các võ sĩ sumo lăn trên đệm, luồn vào dưới những tấm chăn bông nhiều màu sắc và rúc vào cùng nhau giống một gia đình gấu ngủ đông. Nơi ngủ của các võ sĩ là một sàn gỗ cạnh võ đài tập luyện đầy bụi. Sau vài giờ ngủ, võ sĩ mới vào nghề thức dậy trong bóng tối và bắt đầu đánh thức những bạn đồng môn đang ngáy to.

Cuộc sống đối với những thiếu niên được tuyển mộ này rất khắc nghiệt. Trong tổ chức theo hệ thống cấp bậc cứng nhắc này, họ bị đối xử như những nô lệ riêng của những võ sĩ thứ bậc cao hơn. Họ phải nấu bữa sáng và bữa tối, rửa, dọn lò võ, giặt giũ (bao gồm việc giặt khố cho bạn đồng môn), đi mua đồ tạp phẩm và chuẩn bị võ đài tập luyện.

Tiếp đến là luyện tập. Những người mới vào nghề phải chịu khổ luyện qua những cú ngã, vật ngã cùng với những đòn tấn công. Phần tập luyện của các võ sĩ trẻ này còn bao gồm cả những cú đấm thùm thụp từ các võ sĩ đàn anh.

Trong môn võ sumo có một nghi thức gọi là butsukari-geiko. Nghi thức này đôi khi khá bạo lực và chỉ luyện tập trong vòng vài phút. Đối với Shohei Iwasaki, những vết thương sau mỗi lần luyện tập khắc nghiệt khắc sâu trên khuôn mặt cậu. Sau mỗi nghi thức luyện butsukari-geiko hàng ngày, cậu gục xuống một đống đất trên sàn đấu, rên rỉ như một con thú bị thương.

Lúc 16 tuổi, Shohei Iwasaki trở thành một võ sĩ hạng thấp nhất của lò võ Onoe. Với cơ thể to lớn tự nhiên, Iwasaki bị bắt ép bỏ học từ cấp hai và đưa tới Tokyo để học võ sumo. Tuy nhiên, sau một năm, ước mơ về sự giàu có và nổi tiếng của cậu nhanh chóng phôi phai.
Mỗi sáng Iwasaki phải hối hả phục vụ các yêu cầu của những võ sĩ đàn anh, phải đoán trước những yêu cầu của họ. Cậu phải lấy khăn, nước, thậm chí còn là chỗ để họ đấm đá. Trên võ đài (dohyo), một nơi linh thiêng, Iwasaki phải tập luyện lâu nhất và nặng nhọc nhất. Cậu phải tấn công những võ sĩ nặng hơn cậu 50 kilogram và đẩy họ ra khỏi vòng đấu nhiều lần.

Một hôm, khi các phóng viên đang quay phim, cậu thiếu niên quỳ xuống và bắt đầu khóc. “Mày phải học được ít nhất một ngón”, ông chủ lò võ Keishi Onoe nhăn mặt nói. “Mày đã tập bài này bao nhiêu ngày rồi? Mày toàn quên ngay những gì mày được dạy, đúng không? Đừng có khóc. Hãy làm theo những gì tao bảo.”

Iwasaki khịt mũi nói: “Vâng, tôi xin lỗi.” Sau đó, khi Iwasaki lại ngã, Baruto hiện ra lù lù trước mặt, đá mạnh vào sườn cậu bé đang khóc thút thít. Với chiều cao 2 mét và trọng lượng vượt trội 175 kilogram, Baruto là một đấu sĩ sumo uy quyền nhất. Anh cũng là võ sĩ số một của lò võ Onoe. Tuy nhiên, anh không phải là người Nhật.

Dòng chảy võ sĩ nước ngoài

Born Kaido Hoovelson là một chàng trai 24 tuổi người Estonia. Trước đây anh là vệ sĩ trong những câu lạc bộ đêm. Là một nhà vô địch quốc gia môn võ Judo, Hoovelson muốn trốn khỏi những cám dỗ trong thế giới ngầm ở các câu lạc bộ đêm của Estonia. Cơ hội đến khi một nhà tuyển dụng võ sĩ sumo phát hiện ra anh. Anh mua vội vé bay một chiều đi Tokyo, đổi tên thành Baruto, rồi nhanh chóng tiến lên thứ hạng cao nhất trong môn võ sumo.

Phóng viên Willacy rùng mình khi thấy Baruto đá cậu thiếu niên Iwasaki bất lực. Dù thế, ba tháng sau, tôi nhận thấy mặt khác của võ sĩ nước ngoài này. Anh thấy Baruto đưa tay ra cho những đối thủ đã bị Baruto đánh bại, thấy Baruto là một người hay pha trò chẳng bao giờ tắt nụ cười trên môi. Thêm nữa, phóng viên Willacy nhận thấy Baruto là một đấu sĩ đang bị dồn vào chân tường, đối mặt với bài kiểm tra ngặt nghèo nhất trong sự nghiệp đấu võ sumo.

Đối với nhiều người Nhật Bản, những người nước ngoài như Baruto đã đầu độc môn võ truyền thống nhất của họ. Trong năm vừa qua, ba võ sĩ nước ngoài, đều là người Nga, đã bị đuổi khỏi võ đài sumo vì tàng trữ cần sa. Một đấu sĩ khác, nhà vô địch Asashoryu người Mông Cổ, đã bị buộc tội không tôn trọng chân giá trị và sự trang nghiêm của môn võ sumo. Anh phạm lỗi này do hơi quá khích khi giơ nắm đấm thể hiện chiến thắng. Rõ ràng là người Nhật không cảm thấy thoải mái với đội hình võ sĩ ngoại hiện đang chi phối môn võ truyền thống bản địa.

Cái chết của một thiếu niên.

Tuy nhiên, vụ tai tiếng lớn nhất làm hoen ố danh tiếng môn võ sumo trong những năm gần đây là cái chết của Takashi Saito.
Giống như Shohei Iwasaki, Takashi Saito là một võ sĩ mới vào nghề. Chàng trai 17 tuổi gia nhập một lò võ với hi vọng sẽ làm lò võ nổi danh. Tuy nhiên, Saito nhận thấy sự trừng phạt và cuộc sống thiếu thốn trong lò luyện võ quá khắc nghiệt. Vì vậy Saito bỏ trốn nhưng cậu không thể trốn khỏi lò võ sumo dễ dàng như vậy.

Saito bị lôi trở về lò võ và bị trừng phạt. Cậu bị người ta dùng chai bia đánh vào đầu, đánh túi bụi bằng gậy bóng chầy và sau đó chịu nghi thức butsukari-geiko do ba võ sĩ đồng môn đàn anh thực hiện. Không bao lâu sau khi bị tra tấn, cậu thiếu niên gục xuống chết. Trong tháng đó, ông chủ lò võ bị buộc tội đã ra lệnh hành hạ và bị kết án tù sáu năm.

Shohei Iwasaki hiểu rõ cuộc sống như địa ngục trong vũ đài đấu vật là thế nào.Trong khi chúng tôi quay phim, cậu thiếu niên nhớ nhà cũng tìm cách bỏ trốn. Giống như Saito, cậu bị bắt trở lại.

Liệu Iwasaki có bị tra tấn không?

Đối với Baruto, cuộc sống ở Nhật Bản đã mang đến cho anh gia tài và tiếng tăm. Tuy nhiên, trong vòng đấu Osaka, anh sẽ bị đẩy đến giới hạn. Vào ngày cuối cùng của vòng đấu, Baruto sẽ bị xuống hạng nếu anh không giành chiến thắng.
Liệu Baruto có tồn tại trong môn võ sumo không?

Thanh_long theo bayvut.com.au

thanh_long
25-09-2013, 09:26 AM
SAMURAI - BIỂU TƯỢNG VINH NHỤC!


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/samurai%2011.jpg
Nước Nhật sẽ chẳng là gì nếu không có Samurai

Hai kiếm, một dài một ngắn (katana & wakizashi), lấp ló ở thắt lưng, chiếc áo kimono phủ dài từ trên xuống, quần rộng thùng thình như váy, áo khoác ngắn, đỉnh đầu cạo nhẵn thín và hai bên tóc túm lại thành lọn, đi đến đâu thì mọi ánh mắt đổ dồn đến đấy, dân thường không được bất kính, nếu trái lệnh có thể bị chém đầu... Đó là những phác thảo về Samurai - tầng lớp cao cấp nhất Nhật Bản một thời. Hiếm khi thấy Samurai vội vã bởi chính phủ không yêu cầu họ làm việc. Người ta chỉ yêu cầu các Samurai luyện gươm để sắn sàng bảo vệ chế độ mỗi khi có biến.

Tính cách Samurai

Mỗi Samurai đều có sẵn trong dòng máu của mình tính quân tử và tinh thần thượng võ. Trước mỗi cuộc giao tranh, Samurai sẽ phi ngựa ra giữa trận tiền, xưng danh và liệt kê chi tiết công mà anh ta đạt được cho... đối thủ nghe (ghê chứa? ), ví dụ: "Ta là Kajiwara Heizo Kagetory, hậu duệ đời thứ 5 của dòng họ Gongoro Kagemasa ở Kamakura. Ta là chiến binh lừng danh có thể địch nổi muôn người. Năm 16 tuổi, ta đã bị một mũi tên bắn xuyên qua mũ sắt trúng vào mắt trái. Ta đã gan dạ nhổ mũi tên đó và ném trả lại kẻ thù trước khi kết liễu chúng" (trích trong một Thiên cổ sử). Sau khi hoàn thành màn chào hỏi, Samurai mới bắt đầu xông lên.

Danh dự của một Samurai được tính bằng số chiến lợi phẩm thu được sau trận chiến. Khi một trận đấu kết thúc, các chiến binh Samurai sẽ xưng công bằng thủ cấp của kẻ thù. Và họ sẽ được thưởng lại vàng, bạc, đất đai chiến lợi phẩm hay chức tước, bổng lộc. Công càng lớn càng được hưởng hiều và danh dự sẽ càng tăng. Samurai thua cuộc cũng có cách riêng để chứng tỏ danh dự của mình. Đó là seppuku - mổ bụng tự vẫn để xóa đi nỗi nhục chiến bại. Cách trừng phạt này đau đớn đến nỗi dần dần các Samurai phải tìm cho mình một cái chết êm ái và nhanh hơn, ví dụ: chém đầu.

Vũ khí chính của các Samurai là kiếm. Thanh dài có tên là Katana, thanh ngắn có tên là Wakizashi. Các chuyên gia đều cho rằng Katana là loại kiếm tốt nhất thế giới. Tiếc là bí quyết sản xuất chúng giờ đây đã thất truyền. Trong thế chiến II, quân đồng minh đã ra lệnh cấm sản xuất kiếm, tịch thu và phá hủy gần 5 triệu thanh kiếm Nhật. "Lính Mỹ rất sợ kiếm Samurai, hay nói chính xác hơn là sợ sự thần bí của nó. Khi những chiến binh Nhật Bản cầm kiếm thì đó chính là lúc họ đặt toàn bộ niềm tin và sinh mệnh của mình vào sức mạnh của nó." ông Michiro Tanobe, người phụ trách Bảo tàng kiếm Nhật Bản nói.. Phải miến cưỡng lắm ông mới cho tôi sờ vào một thanh kiếm Katana 600 năm tuổi. Giá trị của thanh kiếm này là 10 triệu Yên, tương đương với $85.000.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/samurai%2010.jpg

Chiếc kiếm thiêng liêng với một Samurai thế nào thì hình ảnh của một Samurai cũng thiêng liêng với nước Nhật như thế. Nét hấp dẫn vĩnh cửu của một Samurai bắt nguồn từ một sự thật rất đơn giản: đây là một trong những biểu tượng người hùng vĩ đại nhất thế giới, được thần thoại hóa trong hình ảnh một kiếm sĩ nhân danh bổ phận và danh dự chống lại sự tấn công của kẻ thù. Samurai là tổng hòa của một cao bồi, một hiệp sĩ, một đấu sĩ.

Từ nững năm tháng hoàng kim...

Lịch sử bắt đầu để ý tới Samurai vào thế kỉ thứ 10. Ban đầu, họ là lính riêng của vua và của các lãnh chú trên đất Phù Tang. Nhưng dần dà, Samurai (có nghĩa là người phục vụ) đã tạo thành một thế lực mới lấn lướt cả hoàng gia. Khi Samurai mở rộng ảnh hưởng quyền lực, các hoàng đế bị biến thành bù nhìn, mọi việc triều chính thực chất đều do những bàn tay võ biền của Samurai xếp đặt.
Tầng lớp này đã chi phối lịch sử Nhật Bản trong gần 700 năm, từ 1185 đến 1867. Nó bắt đầu bằng việc tướng quân Youritomo lên nắm quyền nhiếp chính sau khi chiến thắng cuộc "nội chiến Samurai". Và nó kết thúc khi hoàng đế trẻ tuổi Meiji cùng rất nhiểu Samurai cấp tiến đã quyết tâm đoạn tuyệt với quá khứ để đưa nước Nhật bước vào thời kỳ hiện đại.

Trong 700 năm đó, có một thế kỷ dài 20 phe cánh Samurai đã đầy nước Nhật vào cuộc "nồi da nấu thịt". Đầu chỉ thôi rơi, máu chỉ thôi đổ khi vị tướng tài Tokugawa Ieyasu đánh bại tất cả các đội quân Samurai để tái thống nhất Nhật Bản, mở ra một thời thịnh trịnh. Xuất thân binh nghiệp, trở thành Samurai can trường nhất, rồi lên ngôi vua, mở đầu cho một triều đại Tokugawa kéo dài 15 đời - Tokugawa đã gói gọn tinh thần, tính cách và số phận của Samurai qua cuộc đời mình.

Triều đại Tokugawa, khi ấy đóng đô tại Edo, đã chia dân số ra làm bốn tầng lớp: samurai, nông dân, nghệ nhân và thương gia. Các điều luật được đề ra để quy định mỗi tầng lớp được phép sống ở đâu, ăn mặc ra sao, kiếm tiền như thế nào và sử dụng vũ khí gì. Samurai, chiếm 6% dân số lúc đó, là tầng lớp cao quý nhất, được triều đình bao cấp toàn bộ. Nhiều người trong số họ đã trở thành những quí tộc nhàn rỗi, tách biệt khỏi tất cả những gì bị coi là hạ đẳng. Trong lâu đài của mình, họ dành một phần thời gian để tổ chức tọa đàm về nghệ thuật cùng các họa sĩ, học giả, kịch tác gia, một phần để xem kịch Noh. Thời gian còn lại, họ luyện chữ, cắm hoa, chơi đàn luýt, và đặc biệt là thưởng tà - loại hình giải trí thượng lưu mà họ mê đám nhất.

...Đến những phút giờ mạt vận

Nhung chính những triều vua Tokugawa yên bình đã làm tê liệt tham vọng của các Samurai. Đơn giản bởi Samurai không có chiến tranh như con chim không có bầu trời. Trong khi các Samurai vẫn giữ cho lưỡi gươm của mình luôn bén sắc thì khả năng chiến đấu của họ bắt đầu bị mài mòn. Họ trở nên trì trệ cả ở thể xác lẫn tinh thần. Khi nước Nhật đứng trước những làn sóng văn minh mới, tầng lớp được trong vọng nhât Nhật Bản bắt đầu phân cực. Một bên là những Samurai cấp tiến muốn phò minh quân mới, hoàng đế Meiji, để đưa Nhật Bản vào thời kì hiện đại. Một bên là những Samurai bảo thủ, chấp nhận mổ bụng tự sát cùng triều đại cũ Tokugawa.

Rất may là không có cuộc cội chiến nào xảy ra. Triều đại Tokugawa sụp đổ mà hầu như không hề đổ máu. Chính phủ Meiji mới, sau khi nắm ấn, đã quyết định xoá bỏ giai cấp phong kiến, tịch thu lâu đài, chấm dứt trợ cấp và cấm Samurai đeo gươm. Samurai bắt đầu phải đối mặt với thiếu thốn - điều họ chưa từng quen.

Rất nhiều Samurai nghèo khổ đã phải làm viên chức, võ sư, cảnh sát, kế toán. Đẩ có thêm thu nhập, họ sẵn sàng làm cả những việc chân tay như sản xuất ô, chuồng chim hay đồ gia dụng. Trong bô phim "Samurai thời mông muội", đạo diễn Yoji Yamada đã xây dựng một nhân vật Samurai phải vất vả bươn chải vì cuộc sống. Ông nói:"Tôi dã chán ngấy những bộ phim cường điệu về các anh hùng Samurai. Tôi muốn mọi người biết rằng, vào thời điểm cuối cùng, các Samurai cũng phải chịu đựng rất nhiều khó khăn. Một số thậm chí không có gì để ăn. Nhân vật chính của tôi đã phải bán gươm để chi trả cho đám ma của vợ."

Tinh thần Samurai bất diệt

Ngày nay, tinh thần Samurai vẫn chảy trong máu của người dân Nhật Bản. Hoài niệm về Samurai lý tưởng luôn bất diệt. Nếu không tin, hãy thử một lần đi xem kabuki - một loại kịch truyền thống của Nhật. Chủ đề chính của các vở kịch kabuki thường là đề cao danh dự, lòng trung thành, đức hy sinh và các chuẩn mực đạo đức của một chiến binh. Tâm hồn của Samurai thì sao? Tôi mang câu hỏi này đến Dajuro Ichikawa, một diễn viên đóng Samurai trong vở kịch mang tên Gongoro. "Qua vai diễn của mình tôi phải mang đến cho khán giả cái cảm giác rằng các chiến binh có ý thức về cuộc sống và cái chết khác với chúng ta, rằng anh ta sẽ chọn cái chết nếu danh dự của anh ta bị nghi ngờ. Nhiệm vụ của tôi là làm cho khán giả tin rằng vẫn tồn tại những tâm hồn như thế."

Nếu bạn đi dạo vòng quanh các thành phố hay thị trấn của Nhật, bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh những chiến binh Samurai kiêu kì ngạo mạn ở khắp mọi nơi. Khuôn mặt và khí của họ xuất hiện trên poster của các bột phim hành động, trên biển báo cấm lái xe khi say ruợu, trên băng rôn các bảo tàng , trên bìa sách, giá bày đồ chơi. Trong ngày lễ Thiếu nhi 5/5, các gia đình thường mua tặng đồ chơi Samurai như áo giáp, mũ bảo hiểm, gươm giáo để cầu chúc sức khỏe và sự cường tráng cho các em bé, đặc biệt là các bé trai.

Tuy không còn nhưng Samurai vẫn để lại rất nhiều dấu ấn của mình trong đời sống Nhật Bản.Cuốn sách "Người Samurai cuối cùng" (The last Samurai)(phim này hay lắm các ban xem thử) không chỉ đem lại doanh thu khổng lồ mà còn được dựng thành phim; Bushido, một điều luật của Samurai, đã được nâng lên và đưa vào chương trình giảng dạy quân sự; hàng triệu học sinh Nhật vẫn đang ngày ngày luyện kiếm (kendo), cung (archery) giống như các Samurai xưa, nhưng không phải để bảo vệ vua, mà là để rèn luyện thể chất. Tất cả những điều đó chứng tỏ một sự thật rằng Samurai vẫn sống, và hình ảnh của họ không thể dập tắt.

Nhật Bản vừa kỷ niệm 400 năm bắt đầu của thời kỳ Edo, thời kỳ Samurai đạt tới đỉnh cao của quyền lực và các đặc ân. Đối với người dân Nhật, Samurai đang yên nghỉ trong hoà bình. Thời kỳ của Samurai đã đến và đã đi qua, như những bông hoa anh đào đã nở rộ và héo tàn. Xin kết thúc bài viết bằng dòng mở đầu của Heike Monogatari, một truyền thuyết về chiến tranh Samurai thế kỷ 13: "Những gì huy hoàng không bao giờ tồn tại mãi nhưng sẽ như giấc mơ trong một buổi tối mùa thu. Sự hùng mạnh sẽ tàn lụi, chỉ như hạt cát sau cơn gió".....

Thanh_long theo Zing

Shaolaojia
25-09-2013, 11:42 AM
Thiều gia: Còn nhiều tư liệu viết về các võ sĩ Sumo và các chiến binh Samurai đầy huyền hoặc của Nhật. Do thế giới còn rất nhiều môn võ cũng không kém phần kỳ bí, vậy chúng tôi xin Stop loạt bài về Sumo và tinh thần Samurai của Nhật tại đây. Trước khi kết thúc, chúng tôi xin được phép trả lời một thắc mắc của một bạn đọc, thắc mắc này cũng liên quan đến chủ đề này và có nội dung như sau:

Hỏi: Tại sao các sĩ quan quân đội Nhật chiến bại phải mổ bụng tự sát ?

Trả lời: Trên thực tế, không phải chiến binh nào hay sĩ quan quân đội Nhật nào chiến bại cũng "mổ bụng" tự sát như bạn hỏi. Vì nếu chiến binh nào cũng có tinh thần Samurai, tinh thần võ đạo son sắt như thế thì có lẽ quân đội Nhật sẽ là đội quân "Bất khả chiến bại" và cái lẽ dĩ nhiên cũng sẽ chẳng có cái ngày mà Nhật hoàng Thiên hoàng Chiêu Hòa phải ghi âm lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Khối Đồng minh ngày 14 tháng 8 để thông báo rộng rãi toàn nước Nhật vào ngày 15 tháng 8 năm 1945.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/samurai%208.jpg

Đấy là thực tế, còn trong phim ảnh và sách truyện, chúng ta thấy có những sĩ quan Nhật Bản xưa (thời Nhật Hoàng) tuy chiến bại nhưng rất ngoan cường, họ không những không đầu hàng, không giao nộp vũ khí như các chiến binh của các quốc gia khác mà họ quỳ xuống, sau đó dùng gươm mổ bụng tự sát để biểu hiện cái gọi là tinh thần của con nhà võ (võ sĩ đạo = Bushido) và lòng tận trung của họ, những chiến binh (Samurai) đối với Nhật Hoàng.

Chúng tôi xin được giải thích rõ hai khái niệm ấy là tinh thần Bushidō (武士道) "võ sĩ đạo" và tinh thần của chiến binh Samura (tiếng Nhật rōmaji = 侍) như sau:

Thế nào là tinh thần Bushido (武士道 = võ sĩ đạo):

Võ sĩ đạo là sản phẩm của xã hội phong kiến Nhật Bản xưa. Trong thời bấy giờ có một tầng lớp đặc quyền gọi là võ sĩ. Những người tuy lấy chuyện đấm đá, đâm chém làm cần câu cơm nhưng họ luôn hành động hợp với các chuẩn mực đạo đức, có phép tắc đức đặc biệt, họ luôn cố gắng chứng minh tầng lớp của mình không giống với những tầng lớp bình dân và luôn tim mọi cách tạo ra sự khác biệt, cao quí hơn tầng lớp bạch đinh. Và trải qua không biết bao nhiêu thời gian, cuối cùng vào thế kỷ XII, sự nỗ lực phấn đấu của họ cũng đã được đền đáp. Vào thời kỳ này, tầng lớp võ sĩ đạo (Bushido) đã được hình thành, tuy địa vị không bằng tầng lớp quí tộc nhưng Bushido rất được xã hôi Nhật coi trọng. Và để trở thành một Bushido, người võ sĩ phải hội đủ các phẩm cách cao thượng như Nhân Nghĩa Lễ Trí tín, phải có tinh thần trung quân, tiết nghĩa, liêm sỉ, kiên nhẫn và vũ dũng.

Tinh thần của chiến binh Samurai:

Trong tiếng Nhật, chữ Thị (侍) được đọc là Samurai. Chữ Thị là chữ được ghép bởi chữ Nhân đứng (人) trước mặt chữ Tự (寺). Nhân có nghĩa là người, Tự có nghĩa là đền, là chùa, là dinh quan ở. Nhân đứng trước chùa, trước đền, cửa dinh quan lại nên có ý ám chỉ là người đầy tớ, người hầu. Trong danh từ quân sự, chúng ta có thể gọi Samurai là người thị vệ, cận vệ, phụ tá, người trợ lý... Vậy ta có thể hiểu Samurai là tầng lớp binh nhung, võ sĩ có nhiệm vụ bảo vệ, phò tá cho tầng lớp quí tộc (đại diện là Nhật Hoàng). Trong các trường hợp đặc biệt, nếu như can gián chủ mà không được công nhận, hoặc chiến bại mà muốn tỏ ra bất khuất, trung thành với chủ thì họ sẽ dùng gươm để mổ bụng tự sát nhằm thể hiện tấm lòng thành của mình (ta gọi là tuẫn tiết). Ngoài ra, cũng có những lý do khác như vì phạm sai lầm không thể khắc phục, hoặc giả như người lính đó không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ (dù đã tìm mọi cách) thì họ cũng tiến hành mổ bụng để biểu hiện dũng khí kiên cường của người võ sĩ. Việc mổ bụng cho thiên hạ coi còn có ý nghĩa khiến cho người khác thấy cái tấm lòng son, thấy cái chân tâm, thành ý của mình.

Vì sao các sĩ quan quân đội Nhật chiến bại phải mổ bụng tự sát ?

Bắt đầu từ thời kỳ Duy Tân của vua Minh Trị, nước Nhật đã đi theo con đường Quân Quốc chủ nghĩa. Đối với nước ngoài thì áp dụng chính sách bành trướng xâm lược mà tinh thần võ sĩ đạo (như đã trình bày trên) lại chính là điều kiện tối cần thiết để thực hiện chính sách này. Chính vì thế, giai cấp thống trị Nhật (quí tộc) đã ra sức đề cao tinh thần võ sĩ đạo, nhằm mục đích làm mê muội và thúc đẩy nhân dân trong nước phục vụ cho chính sách xâm lược quân quốc chủ nghĩa.

Trong chiến tranh thế giới thứ II, rất nhiều sĩ quan trong quân đội Nhật đã trúng cái nọc độc tuyên truyền này, họ trung thành với Nhật Hoàng một cách mù quáng để rồi khi thua trận họ mổ bụng tự sát và cuối cùng trở thành vật đem chôn theo chủ nghĩa Quân Quốc Nhật Bản./.

Tp. HCM, ngày 25.9.2013
Shaolaojia

minh_anh
25-09-2013, 04:16 PM
2. MUAY THÁI


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Muay_thai/muay%20thai%202.jpg

Tên gọi & Nguồn gốc

Muay Thai (tiếng Thái: มวยไทย, chuyển tự: Muai Thai, IPA: mūɛj tʰāj) là một môn võ thuật cổ truyền đồng thời là một môn thể thao phổ thông của Thái Lan. Người phương Tây gọi môn này là quyền Thái (Thai boxing), tuy nhiên nó khác nhiều so với môn boxing của phương Tây. Môn thể thao này đã hiện diện từ năm 1500, với tên gọi là Muay Boran ( Ancient Boxing ) dưới triều đại quốc vương Naresuan, tất cả binh lính đều được rèn luyện võ thuật này, xem như điển hình trong cuộc chiến tay không chống trả với địch. Binh sĩ Xiêm La phải ôn luyện thực hành để tranh tài với nhau tại từng địa phương hay từng vùng. Không chỉ riêng Thái Lan mới có có Muay, ở mỗi quốc gia trong khu vực Châu Á cũng có Muay, thế nhưng ở mỗi quốc gia, tên gọi Muay có sự khác biệt. Nhưng cũng có nguồn cho rằng Muay Thai do Nai Khanomtom - một binh sĩ Xiêm La sáng lập khi bị bắt làm tù binh Miến Điện. Khi bi bắt, ông đã được yêu cầu giao đấu với 10 võ sĩ hàng đầu Miến Điện và ông đã thắng toàn bộ bằng cách sử dụng những chiêu thức được học trong quân đội. Người ta cho rằng đấy là trận đấu Tharshanning chính thức đầu tiên.

Lịch sử

Giống với những môn võ trong khu vực Đông Nam Á như Pencak silat hay Arnis, Muay cũng là một hình thức chiến đấu cổ xưa của một đại bộ phận dân tộc được đúc kết qua các cuộc chiến. Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào chứng minh được Muay có nguồn gốc từ đâu. Hiện nay sự tranh cãi vẫn nằm trên 4 quốc gia hiện đại là Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Lào.

Trước khi môn thể thao có đầy đủ tiêu chuẩn thi đấu, thời xa xưa võ sĩ không được mang vật dụng che chở như găng tay. Quả vậy, lúc bấy giờ các đấu thủ sử dụng áo quần của mình bằng vải bạt, hỗ trợ những cú đấm bằng bàn tay theo lối dùng rượu pha nước nóng tẩm lên, giúp đôi tay chai lì, dù cho mục tiêu bị lệch đi, sự đụng chạm sơ sài vào vải bạt tạo ra sự cọ xát và làm bỏng da. Vào năm 1700, môn thể thao Muay Thai đã phổ biến trong quần chúng, những trại huấn luyện được dựng lên khắp các vùng đất nước. Vào đầu thế kỷ 20, môn thể thao Muay Thái được dân chúng công nhận là một hình thức nghệ thuật và thường được công diễn phục vụ trò tiêu khiển tại các lễ hội, nơi đền đài tráng lệ. Năm 2007, Muay Thái chính thức thi đấu trong Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2007 diễn ra tại tỉnh Nakhon Ratchasima.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Muay_thai/muay%20thai%2010%20.jpg

Khi Muay Thai phát triển thành môn thể thao có tổ chức quy củ, luật lệ được hường dẫn khái quát vào năm 1930,đúng tiêu chuẩn của nó, được dựa trên luật quốc tế về môn Quyền Anh. Sức nặng của võ sĩ giới hạn đúng ấn định và một cuộc thi tài chia làm 10 trận đấu, kéo dài từ 5 đến 3 phút, và hai phút cho những võ sĩ tranh tài giữa mỗi hiệp đấu. Võ sĩ yêu cầu được măc quần soọc màu xanh hay đỏ và mang găng tay. Có vài truyền thống được giữ lại: ngay cả ngày nay, mặc dù võ sĩ không mang giày, nhưng họ yêu cầu đôi chân của họ được bao bọc kỹ càng.

Trận đấu theo nghi thức tôn giáo


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Muay_thai/muay%20thai%207.jpg
Thực hiện nghi thức trước khi vào trận đấu

Muay Thai là môn thể thao có tính cách tầm linh và theo đúng nghi thức tôn giáo cao cả. Võ sĩ được các vị sư dạy dỗ tài nghệ, ban cho một danh xưng riêng, được sát nhập vào các danh sách các đệ tử thọ giáo nơi võ đường. Trước giờ giao đấu, các võ sĩ tranh tài cúi mình cung kính quay về hướng nơi mình chào đời (nghi thức này được gọi là Ram Muay), sau đó quay theo bốn hướng, để tỏ lòng tôn kính các bậc thầy cố sức huấn luyện và thần linh võ đài (nghi thức này được gọi là Wai Kru).


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Muay_thai/muay%20thai%204.jpg
Một trận đấu Muay Thái Lan

Để bổ sung cho tiếng kèn ô-boa của người Thái, có nhạc khí như đánh trống, khiến các võ sĩ nhảy múa một cách chậm rãi quanh võ đài, bằng cách đều chỉnh những động tác tỏ lòng biết ơn và cũng được phục vụ việc khởi động để chuẩn bị trận đấu. Mỗi một võ sĩ có động tác riêng về vũ điệu của mình, được nhập vào những cử động biểu lộ nghi thức tôn giáo từ những hoạt động nơi vũ môn mình được huấn luyện.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Muay_thai/muay%20thai%2012.jpg
Một trận đấu Muay Thái dành cho nữ

Mặc dù hiện thời không thấy rõ, nhưng võ sĩ Thái mỗi lần lên đài đều quấn một sợi dây thừng nhỏ quanh đầu của mình đúng như truyền thống. Theo niềm tin xa xưa, sợi dây thừng quấn quanh đầu võ sĩ có thể cất đi trong sàn đấu do các vị hướng dẫn hay các vị sư dạy võ đảm trách, các vị này là người ban phúc lành cho võ sĩ trước khi trận đấu bắt đầu.

Quy tắc trận đấu


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Muay_thai/muay%20thai%203.jpg

Khi hai đấu thủ giao đấu, chỉ còn băng phải quấn hai tay và một tượng Phật nhỏ được dính vào tay để hộ mệnh, nhờ các thần thánh thiêng liêng che chở. Tất cả mọi bộ phận cơ thể được sử dụng trong các miếng võ của Muay Thái – cú đấm nảy lửa, dùng đầu gối tấn công địch thủ ngay sườn, bụng và hông, dùng chân nhảy đá song phi - tất cả làm cho đối phương đo ván. Mặc dù những cú đấm xem như thứ vũ khí tiện lợi nhất, nhưng đạt nhiều điểm thưởng lại do sự đánh giá trong việc ứng dụng đầu gối hạ đối phương.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Muay_thai/muay%20thai.jpg

Dùng khuỷu tay là đòn ấn tượng đánh gục đối thủ, dùng sức lao thẳng đến trán cao của địch thủ, thích hợp hơn nhắm vào đôi mắt của địch thủ, như thế phải làm đối phương yếu thế. Những cú đánh có thể gây cho đối thủ tử vong, đặc biệt nhất những cú đánh vào cổ đối phương.

Minh_anh sưu tầm & giới thiệu

minh_anh
25-09-2013, 04:48 PM
Muay Thai: Môn võ giết người

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Muay_thai/muay%20thai%206.jpg

Muay Thai xuất xứ từ môn ''Krabi Krabong'', một môn võ thuật của đất Xiêm (SIAM, Tên cũ của Thái Lan). Thời xa xưa, quân lính hoàng gia thường chiến đấu với kiếm ở tay phải. Nhưng sau đó nghệ thuật chiến đấu bằng kiếm không còn nhu cầu cần thiết tập luyện trong quân đội nữa vì sự xuất hiện của súng đạn, nó dần dần biến đổi và trở thành môn võ quen thuộc trong dân chúng, được giữ thành một bộ môn thể thao chiến đấu và trở thành niềm tự hào của người dân Thái.

Trong quá khứ, môn quyền thuật Muay Thai từng được dùng làm môn giải trí được ưa thích của biết bao triều đại Hoàng gia Thái Lan. Để sôi động hơn nữa, các võ sĩ đã dùng những loại bao tay cuốn bằng da ngựa được buộc bằng dây gai, trộn chung với mãnh vụn thủy tinh cho trận đấu máu me hấp dẫn hơn, kết quả càng thảm khốc bao nhiêu thì kẻ chiến thắng càng được tôn vinh bấy nhiêu.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Muay_thai/cho%20.jpg
Lễ chào và làm phép đặc trưng Wai Kru (Ram Muay) của quyền thuật Muay Thai.

Huyền thoại Muay Thái

Lịch Sử của Muay Thai bắt đầu vào khoảng năm 1774, một nhà quyền thuật của phái Muay Boran (hậu thân của Muay Thai hiện đại) nổi tiếng của Thái là Nai Khanomtom, không may anh ta bị quân xâm lăng Miến Điện (Myanmar ngày nay) bắt cùng nhiều tù nhân khác sau trận thất thủ đẫm máu của thủ đô Ayutthaya thời bấy giờ. Nai Khanomtom bị bắt và đưa về thủ đô Rangoon, Miến Điện.

Trong một buổi tiệc ăn mừng chiến thắng của mình, nhà vua muốn được thấy võ thuật Thái Lan giao đấu cùng các môn võ cổ truyền của nuớc mình, với ý đồ muốn khoe nền võ thuật cực thịnh ''bất bại'' của Miến Điện. Biết được tù binh Nai Khanomtom là một cao thủ quyền Thái, nhà vua quyết định hạ nhục anh bằng cách bắt phải giao đấu với vô địch Miến Điện đang có mặt.

Trước khi vào cuộc đấu, Nai Khanomtom xin được dùng điệu múa Wai Kru (Ram Muay) đặc trưng của quyền thuật Thái để biểu diễn trước khi chiến đấu. Nhờ điệu múa đó đầy huyền hoặc đó mà các thần linh của tổ tiên Thái giúp cho Nai Khanomtom làm mờ mắt đối thủ và đè bẹp cao thủ đất Miến Điện trước mặt nhà vua một cách dễ dàng. Với lòng háo thắng và làm nhục quyền thuật Thái, nhà Vua ra lệnh cho Nai Khanomtom phải đấu thêm với 9 võ sĩ khác nếu muốn được sống và thả tự do. Không có chọn lựa nào khác nào ngoài việc phải chấp nhận chiến đấu thêm 9 trận tiếp theo, mà trận cuối cùng là một võ sư danh tiếng nhất của Miến Điện.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Muay_thai/muay%20thai%2015.jpg

Cuối cùng bằng tất cả quyết tâm và nghị lực Nai Khanomtom đánh gục tất cả 10 cao thủ bằng toàn kỹ thuật chân truyền đặc trưng của võ Thái. Nhà Vua phải ngậm ngùi thốt lên: ''Mỗi đòn thế của võ Thái chứa đầy nọc độc, chỉ với tay không mà đánh gục ngã 10 cao thủ của ta, chỉ vì nhà vua ngươi không tốt mới mất nước, nếu nhà vua ngươi tốt thì không cách nào mà ta có thể lấy được thành phố Ayutthaya".

Vì mến chuộng tài năng của Nai Khanomtom, nhà Vua ra lệnh ban cho anh ta hai lựa chọn: "Được sống giàu sang suốt đời hay là được cưới hai cô vợ xinh đẹp người Miến Điện". Sau một hồi suy nghỉ đắn đo, Nai Khanomtom thưa rằng: "Thưa bệ hạ, tiền là vật dễ kiếm, tôi xin nhận người đẹp."

Nhà vua liền cho anh ta 2 cô vợ và thả tự do cho quay về cố quốc với tất cả tù binh Thái khác. Để kỷ niệm và vinh danh môn Muay Thai, Hoàng gia Thái Lan lấy ngày 17/3 hàng năm làm "Ngày Võ Sĩ" hay còn gọi là "Ngày Quyền thuật quốc gia" cho cả nước ghi ơn.

Môn võ không dành cho những người yếu tim

Muay Thai với lối kỹ thuật chiến đấu vô cùng mạnh bạo, còn được gọi là "Nghệ thuật bát chi", tức là chiến đấu bằng tay, chân, cùi chỏ, đầu gối, với nguyên tắc dứt điểm đòn nhanh, áp đảo đối phương không có cơ hội chống trả.

Khi vào trận chiến, người võ sĩ Muay Thai không từ nan bất cứ mục tiêu nào, cố gắng đánh gục đối thủ ngoại trừ nơi mà theo luật định thượng đài của Muay Thai cấm, đó là đánh hoặc hạ bộ.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Muay_thai/muay%20thai%2014.gif
Muay Thai không từ nan bất cứ mục tiêu nào

Sở trường của các võ sĩ Thái là những đòn chân như phang ống, đá đảo sơn khi áp sát hoặc đối phương chưa kịp hoàn hồn là họ tới tấp các đòn đánh chỏ, gối, đấm đủ loại múc, móc để chiếm ưu thế tối đa. Họ thường sử dụng kỹ thuật "trên đe dưới búa", tức là nghiêng người tay đánh chỏ vào lưng đối phương, đồng thời lên gối vào bụng; hoặc kỹ thuật phóng người lên đá bằng gối vào ngực, cằm, cổ đối phương nhằm hạ gục anh ta tức khắc.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Muay_thai/muay%2016.jpg
Một trong nhiều tuyệt chiêu dùng đầu gối của Muay Thai.

Phương tức tập luyện của các võ sĩ rất đơn giản, bằng cách tập đá vào thân cây chuối, bao cát, chạy cự ly dài, bơi lội, nhảy dây, tập với các mục tiêu di động bằng cách buộc trái banh trên các sợi đây rồi đá liên tiếp để luyện sự chính xác và nhanh. Khi thượng đài, các võ sĩ Muay Thai được trang bị rất đơn giản, không cầu kỳ các trang bị an toàn như luật đấu của Karate hay Taekwondo mà chỉ quần ngắn, bao tay theo kiểu của quyền anh thế giới, chân quấn băng, bảo vệ răng.

Muay Thai: Môn võ giết người

Tuy nhiên, trên đấu trường là một lẽ, trong thực dụng của cuộc sống là một lý lẽ khác. Muay Thai là môn võ thuật rất mạnh bạo nhưng vẫn có những nhược điểm của nó. Nếu gặp phải một đối thủ thuần nhu như Judo hoặc Aikido thì kết quả vẫn chưa biết đâu là thắng bại, sự thiếu vắng các đòn vật khi áp sát hoặc cách dùng lực quá mạnh bạo sẽ dễ dàng đưa đến chuyện mất thăng bằng. Đó chính là điểm yếu của Muay Thai.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Muay_thai/hnh%20trang%20.jpg
"Đồ nghề" khi ra trận
Hàng trăm trại tập luyện Thái được mở ra khắp nơi trong nước, những trại nổi tiếng có đến cả vài ngàn người đến để xin học. Các phương cách tập luyện đầy truyền thống đã thu hút rất đông số lượng người yêu thích môn võ này khắp nơi trên thế giới đổ xô đến Thái Lan để mong có cơ hội trở thành cao thủ Muay Thai.

Ngay từ đầu từ thập niên 90, Muay Thai đã được ưa chuộng và biết tiếng khắp nơi trên thế giới. Muay Thai đã xác chứng sự hiện hữu của mình trong các giải đấu quốc tế như ''PRIDE Fighting Championships'' và ''Ultimate Fighting Championships''. Hầu hết các võ sĩ Thái Lan đã làm mưa làm gió trên chiến đài các giải tranh tài lớn. Môn Quyền Anh lâu đời của thế giới đã trở thành những bóng mờ trước kỹ thuật tàn bạo và lối chiến đấu đầy nghệ thuật của quyền Thái.

Muay Thai là một phần tài sản trong kho tàng văn hoá Thái Lan, một đất nước an bình không hề có chiến tranh trong suốt 200 năm qua. Chính phủ Thái muốn biến Muay Thai như một hình tượng mạnh mẽ, đầy năng động của một quốc gia đầy tai tiếng là một thiên đàng du lịch tình dục cho đàn ông ngoại quốc. Chính chủ tịch hiệp hội thể thao và thanh niên của Thái Lan từng tuyên bố: "Trong vòng 20 năm tới, Muay Thai đối với thanh niên Thái Lan sẽ được biết đến như Taekwondo đối với thanh niên Hàn Quốc."


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Muay_thai/world%20muay%20thai%20.jpg
Muay Thai đến cả với nữ giới

Muay Thai đối với nhiều người dân Thái Lan nghèo nàn là một cứu cánh và cơ may để thay đổi cuộc đời vốn khốn khó trong một quốc gia đang phát triển. Chỉ cần chút năng khiếu, tài năng và sự chuyên cần luyện tập, một người võ sĩ có thể trở nên nổi tiếng và cuộc đời thay đổi.

Cuộc đời sự nghiệp của các võ sĩ Muay Thai rất ngắn ngủi, chỉ trong 5-10 năm để quyết định sự thành bại. Hiện nay, giới phụ nữ Thái đang dần dần chiếm được nhiều sự cổ vũ nồng hậu của giới yêu thích võ thuật, mặc dù luật truyền thống của Muay Thai cấm phụ nữ bước lên sàn đấu, vì sàn đấu là nơi trang nghiêm đã được các nhà sư Phật giáo Thái Lan ban phép lành.

Minh_anh theo Hiepkhidao.net

minh_anh
30-09-2013, 04:50 AM
Câu chuyện của nhà vô địch Muay Thái

TS - Ở Thái Lan không ai không biết đến cái tên Nong Tum - nhà vô địch Muay Thái lừng danh với bộ sưu tập thành tích đáng nể: thượng đài gần 60 trận, trong đó hơn 30 trận hạ knock-out đối phương.

Chúng tôi được nghe kể nhiều về Nong Tum, nhưng ngồi trước mặt chúng tôi hôm nay lại là một con người khác đến bất ngờ!...


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Muay_thai/nong%20tum.jpg
Con đường Muay Thái đã mang lại cho Nong Tum vinh quang và tiền bạc kể cả sau khi giải nghệ

“Nụ hôn của mãnh hổ” !

Chúng tôi thật may mắn khi có mặt ở Bangkok cũng là lúc Nong Tum vừa trở về từ Mỹ. Nhưng gặp nhân vật nổi tiếng như Nong Tum thật không phải dễ. Sau hàng chục lần email, nhờ cậy cả quan chức địa phương, điện thoại trực tiếp nhưng vẫn không thể tiếp cận được.

Kiên trì liên lạc, cuối cùng người trợ lý điện thoại cho biết: Nong Tum đã sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn! Chúng tôi đến nơi hẹn, tiếp chúng tôi lại là một gương mặt nữ xinh đẹp đến lạ thường, mái tóc dài đen nhánh, gương mặt trái xoan gợi cảm và miệng luôn nở nụ cười đầy quyến rũ... Câu chuyện Muay Thái được bắt đầu từ những ký ức tuổi thơ:

“Tôi sinh ra tại Bangkok nhưng lớn lên ở Chiang Mai trong một gia đình rất nghèo. Chính vì cuộc sống quá nghèo nên như bao đứa trẻ khác ở Chiang Mai, tôi đã quyết định tìm đến Muay Thái không chỉ để thoát khỏi cái nghèo, cái đói mà còn có một ước nguyện thầm kín ẩn sâu trong tâm hồn một cậu bé mười tuổi...”.

Năm 12 tuổi, Nong Tum lần đầu tiên thượng đài. Nong Tum kể: “Gần như tôi đã đánh cược cả đời mình, thậm chí tính mạng cho trận đầu tiên!”. Do nhà quá nghèo nên Nong Tum không đến học tại lò võ nào mà tự luyện tại nhà qua người hàng xóm biết chút ít Muay Thái. Trên sàn đấu hôm ấy là cuộc đọ sức giữa một người được đào tạo bài bản và một bên là “đấu sĩ miệt vườn” - điều tối kỵ và rất nguy hiểm trong Muay Thái. Nhưng đó là con đường duy nhất của Nong Tum.

Cậu bé lao vào đối thủ như mãnh thú với những trận đòn khủng khiếp mà sau này nhiều người thân kể lại: nếu trọng tài không kịp can thiệp chắc có lẽ đối thủ của Nong Tum khó lòng tiếp tục theo nghiệp võ! Theo dự kiến, trận đấu kéo dài năm hiệp. Nhưng mới ở hiệp thứ hai, đối thủ của Nong Tum đã nằm bất động trên sàn đấu giữa tiếng reo hò man dại của những kẻ cá cược. Các chủ lò đã tranh nhau mời chú bé con này về đào tạo miễn phí. Họ đã nhận ra sự lạnh lùng đến khủng khiếp khó có đối thủ nào trụ nổi trước cậu bé.

Sau hơn 20 trận hạ knock-out đối thủ, tên tuổi của Nong Tum bắt đầu vang danh khắp Thái Lan. Nhiều đối thủ “có số, có má” nghe nhắc đến cái tên Nong Tum là từ chối thượng đài, cho dù tiền cá cược rất cao. Điều lạ thường là sau mỗi trận hạ knock-out đối phương, Nong Tum thường cúi xuống hôn lên gương mặt đẫm máu của đối thủ đang gục ngã trên sàn! Phong cách rất “tình tứ” và lối đánh không tuân thủ theo chuẩn mực nào càng giúp Nong Tum nổi tiếng. Một thời báo chí Thái Lan đã gọi nụ hôn của Nong Tum là “nụ hôn của mãnh hổ”...

Tiền thù lao mỗi trận giác đấu dành cho Nong Tum cứ thế tăng dần theo từng cú ngã bất động, những hình hài đầy máu me, những chấn thương mang theo suốt đời của các đối thủ đã chạm mặt với anh. Có những lúc thu nhập hằng tháng của nhà vô địch lên tới hàng chục ngàn baht (4.000 baht bằng khoảng 100 USD). Nổi tiếng và có tiền, Nong Tum thường chỉ gửi về quê nuôi cha mẹ phân nửa, số còn lại anh âm thầm gửi ngân hàng và chờ đợi cho tới một ngày...

“Ngay từ năm lên 6-7 tôi đã biết trái tim mình không thuộc về thân xác này, nhưng cái nghèo, cái đói giày vò hằng ngày vẫn còn là nỗi ám ảnh trước mắt. Thật tình tôi chỉ thích được yêu thương dỗ dành, tôi rất sợ những trò bạo lực, đấm đá. Ngày nhỏ bọn con trai thường lôi tôi ra để đấm để đá vì chúng bảo tôi “õng ẹo như con gái”, tôi chỉ biết khóc và ước gì mình là con gái thật để bọn bạn khỏi mang ra cười chê.

Có lần nghe người làng bảo trên thủ đô có thể “biến” nam thành nữ được, tôi rất chú ý câu chuyện này và nghĩ: chỉ có đi theo Muay Thái ước nguyện này mới có thể thành sự thật... Nụ hôn của mãnh hổ ư? Người ta không hiểu tôi, đó là nụ hôn yêu thương, nụ hôn của lời xin lỗi vì tôi đã làm họ đau đớn, tôi luôn yêu thương những chàng trai, nhất là những chàng trai khỏe mạnh, cường tráng...” - Nong Tum trở lại những ký ức ngày xưa bằng lời thổ lộ về cuộc đời mình với chúng tôi.

“Nếu có kiếp sau…”

Hội đồng Muay Thái thế giới (WMC) được Chính phủ hoàng gia Thái thành lập và hoạt động dưới sự kiểm soát của Bộ TDTT và du lịch Thái. Chủ tịch WMC là ông Chetta Thanajaro - cựu tướng lĩnh trong Quân đội hoàng gia Thái, đồng thời là chủ tịch danh dự Ủy ban Olympic Thái Lan. Nhiệm vụ chính của WMC là tìm cách mở rộng môn võ dân tộc Muay Thái ra khắp thế giới.

Đến nay WMC đã có 109 nước thành viên đến từ năm châu lục. Các thành viên của WMC sẽ được giúp đỡ lập ra các hiệp hội, CLB, liên đoàn hoặc hội đồng Muay Thái. Các thành viên trong ban điều hành WMC đến từ 50 quốc gia. Cứ hai năm một lần, WMC sẽ nhóm họp và bầu ra ban điều hành mới.

Nong Tum quyết định treo găng vào năm 1999, đã đến lúc Nong Tum muốn cho mọi người biết ý nguyện thầm kín của mình: “Tôi là một katoey (người có giới tính thứ ba). Tôi muốn sống đúng với con tim mình qua một cuộc phẫu thuật chuyển giới tính!”. Cả nước Thái bàng hoàng.

Những người katoey ở Thái Lan không ít, họ sống giữa hai giới tính nam và nữ khá bình đẳng, nhưng với Nong Tum thì không thể được vì đây không chỉ là thần tượng của ý chí, sức mạnh và lòng tự hào của bao nhiêu thanh thiếu niên nghèo ở nông thôn mà còn là nhà vô địch huyền thoại của các sàn giác đấu! “Không thể được!” - những người đam mê môn Muay Thái gào thét. Nhưng đó là ý chí sau cùng của nhà vô địch!

Để bước lên đỉnh vinh quang, không ít lần Nong Tum cũng phải sụp đổ, mê man trên sàn đấu với cơ thể đầy máu và không ít lần phải đưa vào bệnh viện cấp cứu tính mạng, nhưng có lẽ không đau đớn nào bằng khi thực hiện tâm nguyện được trở thành nữ giới. Với một võ sĩ, một nhà vô địch thì việc giã từ sàn đấu khi còn đang sung sức là một điều đau đớn không kém.

“Cơ thể tôi bắt đầu trở nên mềm nhũn ra sau những tuần lễ đầu tiên uống thuốc hormon. Cảnh vinh quang chiến thắng, những bắp thịt căng tròn, những đòn quyết chiến, những gương mặt đầy máu cứ ùa về trong giấc mộng mị hằng đêm. Đã có lúc tôi chợt nghĩ: Mình có sai lầm không, hy sinh vì cái gì nào? Được sống đúng với bản năng hay tiếp tục con đường vinh quang?...” - Nong Tum tâm sự.

Sau nửa năm được các bác sĩ tư vấn tâm lý và uống thuốc bổ sung hormon nữ, nhà vô địch quyết định ký giấy xác nhận và đặt mình dưới lưỡi dao phẫu thuật của các bác sĩ. Sau gần hai năm trải qua nhiều cuộc phẫu thuật, nhà vô địch huyền thoại một thời đã chính thức trở thành cô Parinya Jaroenphon - Nong Tum!

Dù đã giã từ sàn đấu nhưng hiện tại Nong Tum vẫn được xem là ngôi sao, nhưng là ngôi sao sáng của nền công nghiệp giải trí Thái Lan. Cô đã đi biểu diễn Muay Thái ở nhiều nước trên thế giới như Nhật, Singapore, Hàn Quốc, Mỹ... Những show một nữ võ sĩ thách đấu với các nam võ sĩ trên khắp thế giới đã mang về cho cô cả núi tiền.

Cô cũng đã tham gia đóng bộ phim Beautiful boxer (Nữ võ sĩ xinh đẹp) mà nội dung tái hiện cuộc đời của chính mình. Bộ phim đã gây xôn xao dư luận ngay ở những tuần lễ đầu tiên công chiếu, nhiều người tỏ ra cảm thông nhưng cũng không ít người phản đối vì làm mất đi hình ảnh một thần tượng của Muay Thái!

Đầu tháng 4-2005, kênh truyền hình Channel 3 của Thái Lan cũng vừa cho trình chiếu bộ phim hình sự nhiều tập Người đàn ông thép, trong đó Nong Tum được mời thủ vai chính chuyên đi tìm tiêu diệt những kẻ gian ác trong xã hội. Một hãng phim khác cũng vừa ký hợp đồng với Nong Tum để thực hiện một bộ phim kể về cuộc sống của những người thay đổi giới tính...

Đã là một siêu sao trên bầu trời nghệ thuật Thái Lan nhưng Nong Tum vẫn không quên con đường đầu tiên đưa cô đến đỉnh vinh quang như hôm nay. Nong Tum bỏ tiền túi ra lập một trại huấn luyện Muay Thái ở ngoại ô Bangkok và thu nhận các thiếu niên nghèo từ nông thôn ra nuôi dạy miễn phí. Nong Tum bảo: “Với tôi, Muay Thái đã là máu là thịt, không có nó tôi chẳng có ngày hôm nay”.

Chúng tôi hỏi Nong Tum: “Nếu có kiếp sau, cô sẽ chọn giới tính nào để đầu thai?”. Nong Tum đặt tay lên tim mình: “Tôi muốn là một người đàn ông, một người có trái tim đàn ông và tôi tin rằng mình vẫn sẽ là một nhà vô địch Muay Thái!”...

BINH NGUYÊN - DUY BÌNH

fangzi
16-10-2013, 04:54 PM
3. Quyền Anh

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Vo_viet/03.jpg
Một trận đấu Quyền Anh nghiệp dư

Quyền Anh hay còn gọi là Boxing, gọi theo kiểu huỵch toẹt Nam bộ là "đấm bốc". Đây là môn võ mang tính đối kháng giữa 2 người có nguồn gốc, xuất xứ từ phương Tây, sử dụng cú đấm kết hợp với di chuyển chân, đầu và thân mình. Quyền Anh nghiệp dư là một nội dung thi đấu của nhiều đại hội thể thao trên toàn thế giới, đặc biệt trong các kỳ thế vận hội Olympic.

Nguồn gốc

Nhiều chứng minh chỉ ra rằng quyền anh có sớm ở bắc châu Phi khoản 4000 năm TCN và Địa Trung Hải khoảng 1500 năm TCN. Hy Lạp khoảng 900 năm TCN và La Mã cổ đại 500 năm sau Công Nguyên. Khoảng 3700 năm trước công nguyên, ở xứ Mésopotamie (cổ Hy Lạp) đã lưu hành môn đấu quyền, thuỷ tổ của môn quyền Anh ngày nay. Có một thời gian môn đấu quyền bị suy vi, mãi đến năm 1750 trước CN mới thịnh hành trở lại. Bấy giờ, vào những ngày nghỉ ngơi nhất định, đều tổ chức thi đấu với sự tham dự đông đảo của mọi tầng lớp. Đương thời, Hy Lạp phát triển khá mạnh mẽ những cuộc thi đấu quyền, thậm chí còn cho phép các đối thủ được phép mang thêm dây da hoặc dây sắt vào tay để hạ đối thủ nhanh hơn, bởi luật thi đấu lúc đó là đấu đến khi nào có một người không thể tiếp tục đấu nữa mới thôi.

Năm 746 trước CN, sau khi La Mã tiêu diệt Hy Lạp, môn đấu quyền cũng truyền theo đến La Mã với sự hưởng ứng nhiệt tình của tầng lớp thanh niên. Tuy nhiên, do sự phát triển môn đấu quyền ngày càng đi sâu vào sự tàn nhẫn, nên đến năm 404 trước Công nguyên, hoàng đế La Mã là Theodosius đệ nhất đã ra lệnh cấm hẳn môn đấu quyền.

Đại khái: Cho đến nay vẫn chưa xác định được mốc thời gian cụ thể khi Quyền Anh ra đời.

Quyền Anh hiện đại

Đến thế kỷ 16, môn đấu quyền xa xưa của Hy lạp – La Mã đã trở thành một hoạt động ưa chuộng của giới trung lưu và thượng lưu ở nước Anh trong phong trào phục hưng.

Từ năm 1719 đến năm 1730, James Figg đã chiến thắng nhiều đối thủ và được coi là Nhà vô địch Quyền Anh hạng nặng đầu tiên, và cũng là người đầu tiên mở trường dạy môn đấu quyền.

Sau đó, một nhà vô địch người Anh thế hệ nối tiếp là Jack Broughton đã đi xa hơn: mở trường dạy đấu quyền, phát minh ra đôi găng tay để giảm bớt tai nạn trong thi đấu, lập ra qui tắc đấu quyền mang tính thể thao hơn...

Năm 1973, Jack Broughton sửa đổi lại thể lệ tranh giải võ đài Luân Đôn thành bộ “Luật Quyền Anh” chính thức.

Theo thể lệ tranh giải võ đài Luân Đôn, mỗi trận chia ra làm từng hiệp một và chỉ chấm dứt khi nào một võ sĩ bị đánh knockout. Nếu võ sĩ bị đánh ngã trong vòng 30 giây mà không đứng dậy thì trọng tài sẽ tuyên bố thắng cho võ sĩ đã đánh ngã. Đặc biệt là các đấu sĩ được phép dùng các đòn vật trong trận đấu.

Đến năm 1865, một hầu tước người Anh là Queens Beery Vlll lại cải tiến qui tắc đấu quyền thành một qui tắc mang tính tài tử hơn: chỉ đấu ba hiệp, mỗi hiệp ba phút, thay vì đấu mười sáu hiệp như qui tắc Broughton.

Năm 1872, bộ luật của Queens Beery chính thức được áp dụng vào những trận đấu. Sau này qui tắc Broughton trở thành luật thi đấu quyền Anh nhà nghề và qui tắc Berry trở thành luật thi đấu quyền Anh nghiệp dư.

Năm 1904, lần đầu tiên được đưa vào chương trình thế vận hội Olympic và trở thành môn thi đấu chính thức của các kỳ thế vận hội.

Năm 1920, Liên đoàn Quyền Anh thế giới (AIBA) ra đời. Và tính tới thời điểm năm 1994, đã có 122 quốc gia gia nhập AIBA, cho đến nay theo thống kê trên trang web của AIBA đã có 194 quốc gia (trong đó có Việt Nam) trực thuộc tổ chức này.

Quyền Anh nghiệp dư

Các trận đấu Quyền Anh nghiệp dư không dài hơn 3 hiệp, thường 2-3 phút mỗi hiệp. Găng tay nặng hơn của các võ sĩ chuyên nghiệp và thường có đeo mũ bảo vệ đầu.

Phân loại hạng cân

Quyền anh nghiệp dư, một đặc trưng của thế vận hội Olympic từ năm 1904, được tổ chức theo bộ luật Olympic thế giới.

Các hạng cân: Hệ thống cân theo Kg (Metric) và hệ thống Aviordupois được sử dụng chia làm 12 hạng cân của Olympic từ 48 kg (105 lb) đến trên 91 kg (200 lb).


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Vo_viet/boxing.jpg
Hạng cân...

Tính điểm

Mỗi đòn đánh hợp lệ được tính 1 điểm.

Đòn đánh được tính điểm:

Trong mỗi hiệp, Giám định sẽ cho điểm căn cứ vào các đòn đấm của VĐV. Để cho điểm mỗi đòn đánh, đòn đó không bị ngăn chặn hay bảo vệ và phải trúng đích với diện tích tiếp xúc hợp lệ của găng, đòn đó phải trúng đích vào phần trước của đầu hay thân thể kể từ thắt lưng trở lên. Các đòn tạt ngang (Swings) đánh đúng như trên cũng được tính điểm. Giá trị của các đòn đánh giáp thân sẽ được đánh giá vào cuối của lần giáp thân giữa VĐV và tùy thuộc vào số đòn đánh chiếm đa số của VĐV đó.

Đòn đánh không ghi điểm: Cú đánh vi phạm luật (đánh dưới thắt lưng, gáy ,đá ...) hoặc đánh bằng cạnh, mắt sau của găng, đánh mở găng hoặc bất kỳ phần nào khác ngoài diện tích găng che cảu các khớp của năm ngón tay (diện tích tiếp xúc hợp lệ), chạm vào cơ thể mà không có lực của vai hay cơ thể, đánh bằng cánh tay.

Hình thức cho điểm: Quyết định cho điểm được thiết lập, giám định ấn các nút được hướng dẫn để cho phép VĐV có những đòn đánh chính xác, hợp lệ. Về cơ bản, những đòn đánh chính xác và các thông tin khác được ghi lại và tính toán một cách tự động bởi máy chấm điểm. VĐV sẽ được điểm nếumáy nhận được ít nhất 3 trong 5 giám định ấn nút cho điểm VĐV đó.

VĐV sẽ được điểm nếu đòn đánh hợp lệ ít nhất 3 trong 5 giám định ấn nút ch điểm. Có những đòn đánh không đủ 3 Giám định ấn nút cho điểm mà ví dụ như chỉ có 2 giám định ấn nút cho điểm sẽ cũng được máy chấm điểm lưu giữ lại. Đây là cơ sở để xác định VĐV nào thắng nếu cuối trận đấu số điểm của 2 VĐV được máy chấm là bằng nhau, dựa vào thông tin trên được máy chấm điểm lưu giữ lại, người ta tính được VĐV nào có nhiều đòn đánh hợp lệ hơn. Nếu 2 VĐV vẫn bằng nhau, 5 giám định sẽ quyết định VĐV thắng cuộc dựa vào Điều 17.3.3(Tất cả các cuộc thi đấu đều phải chỉ định được VĐV thắng cuộc còn trong các cuộc đấu hữu nghị giữa 02 nước có thể có trận hòa) bằng cách nhấn nút bấm thích hợp.

VĐV thắng điểm được xác định trên cơ sở tổng các đòn chính xác đếm được trong các hiệp đấu, VĐV có nhiều đòn chính xác hơn sẽ là người thắng cuộc.

VĐV thắng K.O đối phương khi tung ra đòn đánh hợp lệ khiến đối phương không thể tiếp tục thi đấu sau 10 lần đếm của Trọng tài chính( 10 giây).

[B]Thắng do cách biệt trình độ:

-Nếu giám sát trưởng sau khi hội ý với các thành viên trong Ban Giám sát tin tưởng rằng máy chấm điểm điện tử với 15 điểm cách biệt giữa hai VĐV, trận đấu có thể chấm dứt để tránh cho một VĐV bị những đòn không cần thiết. Ông ta có quyền dừng trận đấu bằng cách gõ cồng hay các phương tiện khác, hỏi ý kiến trọng tài và theo kết quả đó tuyên bố "Góc X là người chiến thắng bởi RSC". Lưu ý:

-Nếu một VĐV bị truất quyền, VĐV kia là người thắng cuộc. Nếu cả hai VĐV bị truất quyền, quyết định sẽ được công bố. VĐV bị truất quyền không được bất kỳ giải thưởng, huy chương, cúp, xếp hạng của toàn bộ giải đấu.

Luật count-back trong quyền Anh nghiệp dư:

Có 5 trọng tài cùng tham gia chấm điểm trong mỗi trận đấu quyền Anh nghiệp dư, nhưng chỉ có điểm số của 3 trọng tài chấm cân bằng nhau nhất được chọn để tính điểm chung cuộc. Khi điểm số cuối trận cũng vẫn là ngang bằng nhau (như 18-18 trong trận chung kết hạng siêu nặng ở Olympic London 2012 chẳng hạn), điểm số từ 2 trọng tài sẽ bị loại bỏ, và điểm số của trọng tài còn lại chính là điểm số cuối cùng.

Trong trường hợp điểm số vẫn hòa, điểm số cao nhất và thấp nhất của các trọng tài ở góc võ đài xanh và đỏ sẽ bị loại bỏ. Nếu điểm số vẫn hòa, 5 trọng tài sẽ họp với nhau để đưa ra biểu quyết kẻ thắng và… người bại.

Còn nữa...

fangzi
16-10-2013, 05:20 PM
Quyền Anh


Tiếp theo...

Quyền Anh chuyên nghiệp


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Vo_viet/muhammad_ali.jpg
Muhammad Ali năm 1960

Tại Mỹ, quyền anh chuyên nghiệp được tăng cường kiểm soát bởi Uỷ ban quyền anh quốc gia từ năm 1920 khi New York ban hành một đạo luật mới gọi là Luật Walker nhằm tránh những lạm dụng có thể xảy ra, quy định số tiền trong giải đấu và thiết lập một uỷ ban quyền anh quốc gia. Sau đó các nươc khác cũng thông qua điều luật tương tự như thế và cũng thành lập các phòng ban kiểm soát giống như tại các bang và thành phố của Mỹ.

Các bộ luật quốc gia chính thức về quyền anh chuyên nghiệp gồm các chi tiết kỹ thuật về xây dựng võ đài, hình vuông có kích thước là 16 – 20 ft (4.9 - 6.1 m); trọng lượng tối thiểu của găng tay bông từ 6 - 8 oz (170- 227 g); số vòng đấu tối đa ( thường là 12 hiệp trong các trận giành chức vô địch); quy định về trọng tài và giám khảo; các định nghĩa và phạt lỗi; các hệ thống tính điểm để xác định kẻ thắng cuộc mà không phải dùng đến nốc ao.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Vo_viet/muhammad%204.jpg
Muhammad Ali trong một trận đấu

Bộ luật quốc gia cũng quy định trận đấu có thể tạm dừng để tránh cho võ sĩ có thể bị chấn thương nặng khi chưa bị nốc ao, khi không còn khả năng bảo vệ mình. Các kỷ lục chính thức về nốc ao như thế được gọi là một quả nốc ao kỹ thuật (TKO). Một cú nốc ao kỹ thuật (TKO) xảy ra khi một võ sĩ không thể tiếp tục chơi hiệp tiếp theo. Một trận đấu như thế được coi là đã kết thúc.

Mặc dù có 12 hạng cân nhưng phần lớn các võ sĩ chuyên nghiệp chỉ thi đấu trong những cấp sau. Hạng cân tối đa:



Võ sĩ hạng ruồi, 112 lb (50.7 kg);

Võ sĩ hạng gà, 118 lb (53.5 kg);

Võ sĩ hạng lông, 126 lb (57.1 kg);

Võ sĩ hạng nhẹ, 135 lb (61.2 kg);

Võ sĩ hạng bán trung, 147 lb (66.6 kg);

Võ sĩ hạng trung, 160 lb (72.6 kg);

Võ sĩ hạng dưới nặng, 175 lb (79.4 kg);

Võ sĩ hạng nặng, 195 lb (88.5 kg) và hơn nữa.

Sau khi luật Walker được hợp pháp hoá môn thể thao thành ngày càng trở nên phổ biến ở Mỹ. Các nhà vô địch hạng nặng Mỹ nằm trong số những vận đọng viên nổi tiếng trong làng thể thao, gây nên sự kinh hoàng và kính nể vì sức mạnh của cú đấm của họ cả trong nước và trên thế giới. Jack Dempsey giành giả quán quân hạng nặng năm 1919 và bảo vệ danh hiệu của mình trước đối thủ người Pháp Georges Carpentier năm 1921, đây là trận đấu đầu tiên mà thu nhập từ vé vào cổng lên tới hàng triệu đô. Joe Louis bảo vệ danh hiệu vô địch hạng nặng lâu hơn bất kỳ ai - từ năm 1937 đến 1949- bảo vệ thành công danh hiệu của mình 25 lần. Sau khi giành huy chương vàng tại thế vận hội Olympic Floyd Patterson giành danh hiệu vô địch hạng nặng năm 1956, anh trở thành nhà vô địch đầu tiên giành lại danh hiệu này trong trận đấu lặp lại với đối thủ của mình là người Thuỵ Điển Ingemar Johansson năm 1960. Năm 1962, Patterson bị đánh bại bởi Sonny Liston, là một trong những võ sĩ hạng nặng gây kinh hoàng của mọi thời đại. Sau đó Liston bị mất danh hiệu này vào tay võ sĩ nổi tiếng và vĩ đại trong lịch sử là Muhammad Ali (tên khai sinh là Cassius Clay). Sở hữu sức mạnh, tốc độ và lương tri của môn quyền anh, Ali thổi luồng gió mới cho quyền anh ở hạng cân nặng và nổi tiếng trên khắp thế giới bằng chính phẩm chất đáng kính trọng của ông. Đến cuối thập kỉ 80 là thời kì hoàng kim của Mike Tyson khi ông là võ sĩ trẻ nhất khi giành một danh hiệu hạng nặng. Tyson vô địch hạng nặng WBC sau khi đánh bại Trevor Berbick năm 1986, lúc ông 20 tuổi 4 tháng và 22 ngày. Mike Tyson cũng là võ sĩ Quyền Anh hạng nặng đầu tiên đồng thời giữ 3 đai vô địch WBA, WBC và IBF. Hiện nay, làng Quyền Anh hạng nặng đánh dấu sự thống trị của anh em nhà Klitshko người Ukraina khi hai anh em đang nắm giữ tất cả các danh hiệu lớn của Quyền Anh hạng nặng thế giới hiện nay. Người anh, Vitaly Klitschko đang giữ đai hạng nặng WBC. Người em Wladimir Klitschko lừng lẫy hơn khi nắm giữ 4 đai vô địch hạng nặng bao gồm WBA, WBO, IBO và IBF.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Vo_viet/muhammad-ali%206.jpg

Các võ sĩ nổi tiếng ở các hạng cân khác bao gồm nhà vô địch hạng bán trung và hạng trung là Sugar Ray Robinson, người Mỹ; võ sĩ người Panama Roberto Duran, người giành các danh hiệu thế giới hạng nhẹ, hạng bán trung, hạng siêu bán trung, hạng dưới trung và hạng trung; võ sĩ người Mỹ Sugar Ray Robinson, người giành huy chương vàng Olympic năm 1976 và vô địch thế giới ở năm hạng cân khác nhau (hạng bán trung, hạng dưới trung, hạng trung, hạng siêu trung, hạng dưới nặng); võ sĩ người Mexico Julio Cesar Chavez giành các danh hiệu thế giới ở các hạng siêu lông, hạng nhẹ, hạng dưới bán trung và trở thành người hùng quốc gia của Mexico. Hiện nay, Floyd Mayweather, Jr đang là võ sĩ tiêu biểu nhất ở các hạng cân dưới nặng. Ngoài ra cũng phải kể đến võ sĩ người Philippines Manny Pacquiao hay võ sĩ người Mexico Juan Manuel Marquez.

Quyền Anh ở Việt Nam

Người Pháp đã mang môn quyền Anh đến Việt Nam. Tại Sài Gòn vào những năm 1925, môn quyền Anh bắt đầu xuất hiện giữa những lính viễn chinh Pháp lan dần ra giới thanh niên qua những lần thi đấu võ đài. Phải chờ đến những năm bước vào thế chiến thứ hai thì môn quyền Anh mới phát triển rộng rãi hơn và bắt đầu có những giải vô địch.

Năm 1994, sau sự kiện mất an ninh ở giải Vô địch Quyền Anh quốc gia tại Hải Phòng, Quyền Anh bị cấm thi đấu ở Việt Nam. Đến 2002, Quyền Anh được phép thi đấu trở lại.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Vo_viet/02.jpg
Một trận Boxing kết hợp Let's Việt năm 2013

Hiện nay, Việt Nam chỉ có Quyền Anh nghiệp dư, chưa có Quyền Anh chuyên nghiệp.

Tại Seagame 26 diễn ra ở Indonesia cuối năm 2011, Quyền Anh Việt Nam giành được 1 huy chương vàng (Lương Văn Toản, 81 kg nam) và 5 huy chương bạc.

fangzi sưu tầm

thieugia
05-04-2014, 10:04 PM
4. Shaolin Kungfu - 少林寺 - THIẾU LÂM TỰ


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Trung_quoc/thieu%20lam%20t%206.jpg
Thiếu Lâm Tự

A. Vài Nét Về Ngôi Chùa Thiếu Lâm Huyền Thoại

Chùa Thiếu Lâm (Hán tự: 少林寺; bính âm Hán ngữ: Shàolínsì; phiên âm Hán-Việt: Thiếu Lâm tự; dịch nghĩa: "chùa trong rừng gần đỉnh Thiếu Thất") là một ngôi chùa tại Tung Sơn, thị xã Đăng Phong, địa cấp thị Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc, nổi tiếng từ lâu nhờ mối liên hệ với Phật giáo Thiền tông và võ thuật. Là cái nôi của Thiền tông Trung Hoa, có lẽ nó là một cơ sở Phật giáo nổi tiếng nhất đối với phương Tây. Tuy nhiên, võ thuật của Thiếu Lâm tự lại được biết đến nhiều nhất đối với người Á Đông, chùa Thiếu Lâm với võ phái Thiếu Lâm được xem là nguồn gốc các phái võ Trung Quốc hiện nay, từng có câu thành ngữ nói về điều đó: "Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm" (mọi công phu võ thuật trong thiên hạ đều khởi phát từ Thiếu Lâm).


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Trung_quoc/tung%20sn%20tq.jpg
Dãy Tung Sơn huyền thoại...

Theo "Tục cao tăng truyện" (续高僧传, 645) của Đạo Tuyên, chùa Thiếu Lâm ban đầu được Hiếu Văn Đế của nhà Bắc Ngụy xây dựng ở phía bắc núi Thiếu Thất, đỉnh phía tây của Tung Sơn, một trong các ngọn núi linh thiêng của Trung Quốc cho nhà sư Bạt Đà, người đã thuyết giảng Bộ kinh Phật giáo ở Trung Quốc trong vòng ba thập kỷ.

Dương Huyễn Chi, trong "Lạc Dương già lam kí" (洛陽伽藍記; 547), và Lý Hiền (李賢), trong "Minh nhất thống chí (明一統志; 1461), cũng công nhận vị trí và thời đại của ngôi chùa như Đạo Tuyên. Quyển "Gia Khánh trùng tu nhất thống chí" (嘉慶重修一統志; 1843) viết rằng ngôi chùa ở tỉnh Hà Nam, được xây dựng vào năm Thái Hòa (太和) thứ 20 nhà Bắc Ngụy (tức năm 497). Ngôi chùa bị hủy diệt và trùng tu vài lần, trở thành một trong những ngôi chùa xưa nhất của Trung Quốc.

Có lẽ người nổi tiếng nhất có liên hệ với chùa Thiếu Lâm là Bồ đề đạt ma. Ông là một nhà sư được cho là từ Ba Tư hoặc Nam Ấn Độ sang Trung Quốc vào thế kỉ thứ 5 hay thứ 6 để truyền bá Phật giáo. Trường phái Phật giáo do Bồ-đề-đạt-ma lập ra ở Thiếu Lâm trở thành nền tảng cho Thiền tông sau này (cả hai từ Zen hay 禪 "thiền" đều bắt nguồn từ dhyana trong tiếng Phạn, nghĩa là thiền). Sau khi vào Thiếu Lâm tự, truyền thuyết kể rằng Bồ-đề-đạt-ma thấy các nhà sư không có hình thể mạnh khỏe cho thiền định và họ thường ngủ gục trong khi thiền. Chuyện kể rằng Bồ-đề-đạt-ma ngồi thiền quay mặt vào tường trong một hang đá cạnh chùa trong chín năm, sau đó ông giới thiệu một hệ thống các bài tập thể dục được cho là thập bát La-hán chưởng hay là các bài tập co giãn cơ bắp kinh điển Đạt-ma. Dần dần những động tác này phát triển thành võ thuật. Theo truyền thống, các nhà sư Thiếu Lâm phát triển kỹ năng võ thuật để phòng thủ sự tấn công của kẻ địch, như là một phương tiện giữ gìn sức khỏe, và như là một kỉ luật về tinh thần và thể chất.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Shaolin_quan/dat%20ma.jpg
Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma

Sự hệ thống hóa võ thuật bởi các nhà sư có lẽ bắt đầu với những viên quan võ trong quân đội về hưu và đi tu tại đó. Tu viện là một nơi ở ẩn, không giống như là trong chiến trường, do vậy những người đó có thể trao đổi võ thuật và hoàn thiện các miếng võ đó.

Tiếng tăm về quân sự của chùa bắt đầu vào đầu đời nhà Đường (618–907). Tấm bia của Thiếu Lâm tự năm 728 miêu tả chuyện các nhà sư chiến đấu giúp cho vị hoàng đế tương lai là Lý Thế Dân chống lại đối thủ của ông là Vương Thế Sung.

Khi lên ngôi, vị vua biết ơn và cho mở rộng khuôn viên chùa và cho phép một số nhà sư tiếp tục việc huấn luyện quân sự. Võ công của Thiếu Lâm tự đạt đến đỉnh cao vào đời nhà Minh (1368–1644), khi vài trăm nhà sư Thiếu Lâm được phong hàm như trong quân đội và đích thân họ chỉ huy các chiến dịch chống lại quân nổi loạn và quân cướp từ Nhật Bản. Vào thời điểm này, các nhà sư Thiếu Lâm đã phát triển môn võ Thiếu Lâm với phong cách riêng biệt.

Ngôi chùa nguyên thủy vẫn tồn tại sau nhiều lần bị cướp phá và được xây dựng lại. Vào 1928, tướng Thạch Hữu Tam thuộc hạ của Tưởng Giới Thạch phóng hỏa đốt chùa, thiêu hủy đi nhiều văn thư vô giá trong thư viện chùa, một số sảnh đường, và làm hư hại nặng tấm bia đã nói đến ở trên.

Cách mạng Văn hóa Trung Quốc thanh trừng tất cả các nhà sư và các tài liệu Phật giáo tồn tại trong khuôn viên chùa, để chùa hoang tàn trong nhiều năm. Sau thành công vang dội của bộ phim Thiếu Lâm Tự do Lý Liên Kiệt đóng vai chính vào năm 1982, chùa được Nhà nước Trung Quốc cho xây dựng lại và trở thành địa điểm du lịch chính thức. Các nhóm võ thuật trên khắp thế giới đã quyên góp để bảo trì chùa và các khuôn viên quanh đó, và sau đó được ghi danh trên những viên đá có khắc chữ gần lối vào chùa.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Trung_quoc/tq.jpg

Người ta cho rằng chùa Thiếu Lâm bị phá hủy nhiều nhất là bởi quân đội Mãn Châu nhà Thanh. Tuy nhiên, có lẽ điều đó là không chính xác và chỉ là ngụy tạo. Thực tế, Khang Hi, hoàng đế thứ hai của nhà Thanh, là một người hâm mộ chùa Thiếu Lâm ở Hà Nam đến mức ông đã khắc chữ trên đá ở phía trên cổng chính của chùa mà cho đến ngày nay vẫn còn. Câu chuyện về nhà Thanh phá hủy chùa Thiếu Lâm có thể là nói về chùa Nam Thiếu Lâm, mà Từ Kha (Xu Ke 徐珂), trong tác phẩm Thanh Bại Lỗi Sao (Qing bai lei chao 清碑類鈔) (1917), cho là ở tỉnh Phúc Kiến.

Một số sử sách khác còn nói rằng có 3 ngôi chùa Nam Thiếu Lâm trong khu vực này: Nam Thiếu Lâm Tự Bồ Điền Phúc Kiến, Nam Thiếu Lâm Tự Phúc Thanh Phúc Châu Phúc Kiến, Nam Thiếu Lâm Tự Toàn Châu (Tuyền Châu) Phúc Kiến.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Trung_quoc/thiu%20lm%2012.jpg
Tổng thống Nga Putin cùng trụ trì Thiếu Lâm tự Thích Vĩnh Tín

Một đại hội Đạt-ma được tổ chức trong hai ngày 19 và 20 tháng 8 năm 1999, tại chùa Thiếu Lâm, Tung Sơn, Trung Quốc, đã phong hòa thượng Thích Vĩnh Tín (Shi Yong Shin 奭永信) làm phương trượng. Ông là người kế nhiệm thứ mười ba của hòa thượng phương trượng Tuyết Đình Phúc Dụ (Xue-ting Fu-yu 雪庭福裕). Vào tháng 3 năm 2006, tổng thống Nga Putin đã trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm chùa Thiếu Lâm.

Còn nữa...

thieugia
06-04-2014, 05:24 AM
4. Shaolin Kungfu - 少林寺 - THIẾU LÂM TỰ

Tiếp theo...

B. Shaolin Kungfu
http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/vtc%20news.png
17/03/2010 13:29 | Phóng sự - Khám phá

(VTC News) - “Thiên hạ kungfu xuất Thiếu Lâm”, có lẽ không phải chờ đến những tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, Cổ Long, Thiếu Lâm Tự mới được biết đến như là một Thái Sơn Bắc Đẩu của võ lâm trung nguyên.

Trên thực tế, kungfu Thiếu Lâm chính là hình ảnh đại diện của nền võ học Trung Hoa, là cơ sở cho võ công của nhiều môn phái khác, và do đó cũng là phần cơ bản nhất tạo nên môn võ Wushu mà người Trung Quốc tự hào đem ra giới thiệu với thế giới dưới tư cách một phần tinh túy nhất trong truyền thống võ học của mình.

Cùng với thời gian, đặc biệt dưới ảnh hưởng của các tiểu thuyết, phim ảnh võ hiệp, kungfu Thiếu Lâm Tự trong mắt chúng ta ngày càng nhuốm màu sắc huyền bí và kì ảo.Nhưng điều thú vị là ở chỗ, những gì còn lại đến hôm nay của võ học Thiếu Lâm đủ để chúng ta tin rằng những điều truyền tụng không phải không có cơ sở. Người hâm mộ hẳn đều hơn một lần tự hỏi: Có thật là dưới gầm trời này, trong thế giới thực tại này vẫn tồn tại một không gian võ học cao minh, bí ẩn của ngàn năm trước? Và phải chăng những bí kíp Dịch cân kinh, Tẩy tủy kinh... vẫn nằm yên trong Tàng Kinh các một ngày nào đó sẽ lại tái xuất giang hồ và gây cơn sóng gió, như chúng đã từng gây ra trong quá khứ? VTC News xin trân trọng đăng tải loạt bài viết thú vị về huyền thoại của môn võ lừng danh thế giới này...

KÌ 1: TỪ ĐẠT MA SƯ TỔ ĐẾN TRUNG NGUYÊN THÁI SƠN BẮC ĐẨU


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/t%20ma.jpg
Đạt Ma sư tổ

Ở Trung Quốc hiện nay có đến 10 ngôi chùa mang danh Thiếu Lâm. Tuy nhiên, Thiếu Lâm được nhắc đến trong tiểu thuyết Kim Dung, Cổ Long, cái nôi của thiền tông và võ thuật Trung Hoa là Thiếu Lâm Tung Sơn, thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay, cách thủ đô Bắc Kinh chừng 600km về phía Nam. Chùa xây dựng trong khu rừng trên đỉnh núi Thiếu Thất thuộc dãy Tung Sơn, nên được gọi là “Thiếu Lâm”.

Tung Sơn thắng địa


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Trung_quoc/tung%20sn%20tq.jpg
Dãy núi Tung Sơn.

Dãy núi Tung Sơn là một trong Ngũ Nhạc - một trong 5 dãy núi lớn và danh tiếng nhất Trung Hoa, nằm ở phía Nam sông Hoàng Hà và phía Bắc sông Dương Tử (Trường Giang). Núi Thiếu Thất cao chừng 860 trượng, phong cảnh tao nhã, địa thế thuận tiện, chung quanh núi được bao phủ bởi rừng thiết mộc, một loại cây rắn chắc như sắt, bền bỉ, quí báu hiếm có, tương truyền do Ðạt Ma trồng ở Tung Sơn, dùng làm binh khí và vật dụng cho chùa Thiếu Lâm. Ðỉnh Thiếu Thất bằng phẳng, rộng rãi trên 5.000 trượng vuông, là nơi tọa lạc của ngôi chùa Thiếu Lâm huyền thoại. Gần Thiếu Thất Sơn có Lộng Nguyệt Hồ, sâu khoảng bốn trượng, nước trong suốt, vào những đêm trăng sáng, đứng trên đỉnh Thiếu Thất nhìn xuống mặt hồ giống như một vầng trăng lớn. Hồ là nơi tập luyện "thủy công" cho các môn đồ Thiếu Lâm sau này. Theo sử sách ghi lại, vào đời Hán, Minh Đế một hôm mơ thấy vị thần người tỏa ánh vàng bay đi bay lại trong cung, có người nói là đức Phật Tây phương, vua bèn cho người sang Tây vực cầu Phật pháp, mời về hai vị cao tăng Ấn Độ là Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan, lập chùa Bạch Mã ở Lạc Dương để hai người giảng kinh. Đây là ngôi chùa Phật giáo đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Sau hai người muốn tìm chốn núi cao rừng thẳm để tu luyện, bèn xin tìm nơi thanh tĩnh lập chùa, và đặt chân lên miền đất phúc Tung Sơn, xây dựng Đông Đô Đại Pháp Vương Tự. Minh Đế sùng Phật, quan lại trong triều không kể cao thấp đều phải đến đây nghe giảng kinh. Tại đây, hai vị cao tăng đã dịch xong bộ Tứ thập nhị chương kinh (Bộ kinh 42 chương, được Kim Dung mô tả là đối tượng truy tìm của cả võ lâm và triều đình trong cuốn tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng Lộc đình ký). Như vậy, hạt giống Phật giáo từ Tây phương bay tới Trung Hoa đã nảy mầm ngay trên đất Tung Sơn.

Thời Tam Quốc, cũng trên đất Tung Sơn xuất hiện vị tăng nhân người Hán đầu tiên trong lịch sử, đó là Chu Sĩ Hạnh, người đầu tiên sang Tây Phương cầu pháp, mang về bản kinh Bát nhã bằng tiếng Phạn. Sách xưa chép rằng, khi ông mất, đệ tử đem hỏa táng, đến lúc lửa cháy tàn mà thân xác vẫn như còn nguyên; đến khi niệm chú thì xương cốt mới tan ra. Năm Khai Hoàng thứ 20 đời Tùy Văn Đế, cao tăng Huyền Trang ra đời ở thôn Trần Hà dưới chân núi Tung Sơn. Bấy giờ các tông phái Phật giáo ở Trung Quốc đua nhau nổi lên, Huyền Trang nhận thấy kinh điển các phái khác nhau, tranh luận không dứt, mà xét cho cùng là do không có kinh điển gốc để tra cứu, bèn vượt gian khổ sang Thiên Trúc thỉnh kinh, mang về dịch trong 19 năm, tất cả 1331 quyển.

Truyền thuyết Đạt Ma


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/t%20ma%20s%20t.jpg
Đạt Ma quá giang

Theo ghi chép trong cổ tịch, Thiếu Lâm là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất của Trung Quốc, được Hiếu Văn đế triều Bắc Ngụy cho xây dựng năm Thái Hòa thứ 19 (495) làm nơi tu hành và thuyết giảng cho nhà sư Bạt Đà, vị thần tăng người Ấn Ðộ đầu tiên đến Trung Hoa truyền bá Phật pháp. Tuy nhiên, kungfu Thiếu Lâm lại gắn với tên tuổi của Đạt Ma sư tổ, tức Bồ Đề Đạt Ma, người được cho là tổ khai sơn của Thiền tông Trung Hoa.

Theo truyền thuyết, Bồ Đề Đạt Ma là con trai thứ ba của vua Nam Thiên Trúc, vượt biển sang Trung Hoa truyền pháp. Lương Vũ Đế chuộng đạo, mời Đạt Ma đến hội kiến, nhưng không cùng chí hướng; Đạt Ma bứt một cọng lau ném xuống sông, rồi đứng trên đó mà vượt Trường Giang vân du lên miền Giang Bắc. Năm Hiếu Xương thứ ba, đời Bắc Ngụy (527), Bồ Đề Đạt Ma đến Thiếu Lâm. Có nhà sư ở Tung Sơn tên là Thần Quang nghe danh đến xin bái yết. Đạt Ma vẫn quay mặt vào bức tường, không nói năng gì. Thần Quang không nản, nhủ rằng: “Người xưa cầu đạo, đều phải trải qua gian nan thử thách, chịu những điều người thường không chịu được”. Giữa đêm tháng chạp tuyết lớn đầy trời, Thần Quang đứng chờ bất động bên ngoài chùa, sáng ra tuyết ngập đến đầu gối. Đạt Ma lúc ấy mới hỏi: “Ngươi đứng mãi trong tuyết để chờ gì vậy?” Thần Quang khóc mà nói: “Chỉ mong được đại sư truyền đạo”. Biết Đạt Ma còn e mình chỉ nhất thời kích động, không thể lâu dài, Thần Quang liền rút đao tự chặt đứt cánh tay trái, đặt trước mặt thầy. Đạt Ma bấy giờ mới nhận làm đệ tử, đổi pháp danh là Huệ Khả. Trong chùa Thiếu Lâm hiện nay còn Lập tuyết đình, xây dựng dưới thời Đường, nhằm ghi lại sự tích Huệ Khả chặt tay cầu đạo.

Tương truyền, trong thời gian ở Thiếu Lâm, thấy nhiều nhà sư thể trạng yếu đuối, không chịu nổi khí lạnh của núi rừng và thường hay ngủ gật trong lúc nghe thuyết giảng, Đạt Ma bắt đầu nghĩ cách tu rèn thân thể và khắc chế ngoại cảnh cho người học đạo. Kết quả sau 9 năm diện bích tham thiền (ngồi thiền quay mặt vào tường) trong động Trấn Vũ trên núi Thiếu Thất, ngài đã tìm ra tinh yếu và đúc kết vào trong hai cuốn Dịch cân kinh rèn luyện nội công và Tẩy tủy kinh rèn luyện khí công. Có thuyết còn nói rằng, hai bộ Cửu dương chân kinh và Cửu âm chân kinh cũng do Đạt Ma sáng tạo ra. Trong khi đó, một số nghiên cứu lại nhận định, ngài đã kết hợp các bài tập luyện thở Yoga và một số môn võ tay không của Ấn Độ để tạo nên các bài tập rèn luyện tăng cường sức khỏe phục vụ cho việc tu hành.

Theo truyền thuyết đạo Phật, sơ tổ Thiền tông Bồ Đề Đạt Ma trong thời gian ở Trung Quốc đã dùng 4 quyển Lăng già kinh để dạy đệ tử, sau truyền lại cho Huệ Khả, từ đây, Thiền Tông Trung Quốc có thế hệ truyền pháp đầu tiên. Sau khi Bồ Đề Đạt Ma viên tịch (536), các Đại sư Thiếu Lâm tiếp tục tập luyện những phương thức ngài truyền lại. Thiếu Lâm phái qua nhiều đời đã được các sư tăng xiển dương, đúc kết và phát triển mạnh mẽ và dần trở thành Bắc đẩu của các võ phái Trung Hoa. Việc hệ thống hóa võ thuật Thiếu Lâm được cho là bắt đầu từ những võ quan về hưu tu hành tại chùa.

Năm Kiến Đức thứ 3 đời Bắc Chu, Vũ Đế cấm Phật, chùa bị phá. Những năm Đại Tượng được xây dựng lại, đổi tên thành chùa Bộ Cô, mời 120 người gồm Huệ Viễn, Hồng Tuần… đến tu hành, gọi là “Bồ tát tăng”. Đời Tùy Phật giáo hưng thịnh, sắc cho lấy lại tên Thiếu Lâm Tự, ban cấp đất đai, thành ngôi chùa lớn bậc nhất ở phương Bắc.

Còn nữa...

thieugia
06-04-2014, 05:40 AM
4. Shaolin Kungfu - 少林寺 - THIẾU LÂM TỰ

Tiếp theo...

13 võ tăng đời Đường

Đến đời Đường (618 - 907), Lục tổ Huệ Năng đề ra chủ trương đốn ngộ, cho rằng việc tu hành không cần phải tách rời đời sống thực, “gánh nước chặt củi, đều là diệu đạo”. Công phu Thiếu Lâm bắt nguồn chính từ sinh hoạt thường ngày của tăng nhân. Tương truyền, đệ tử Huệ Quang khi mới 12 tuổi có thể đứng trên miệng giếng sâu đá cầu 500 quả, chứng tỏ công phu không phải hạng tầm thường. Rất nhiều chiêu thức của võ công Thiếu Lâm đều là sự phát triển từ những động tác thường ngày như gánh nước, quét sân, bổ củi… Công phu cao nhất thực ra lại có nguồn gốc hết sức bình dị.

Đầu đời Đường, Thiếu Lâm đã có một đội ngũ tăng lữ dũng mãnh, thiện chiến. Khoảng năm Vũ Đức, 13 tăng nhân Thiếu Lâm Tự tham gia trợ chiến giải vây trong cuộc chiến thảo phạt Vương Thế Sung của Tần vương Lý Thế Dân, lập công trạng lớn.

Lịch sử võ thuật Trung Quốc còn nhắc nhiều đến ba vị có công lớn nhất từ Thiếu Lâm Tự là Chí Tháo, Huệ Dương và Đàm Tông. Sau khi lên ngôi, Đường Thái Tông Lý Thế Dân phong cho hòa thượng Đàm Tông làm Đại tướng quân, đồng thời đặc chỉ cho phép các hòa thượng Thiếu Lâm được luyện đội ngũ tăng binh, lại cho phép đại khai sát giới. Các triều đại sau này vẫn theo lệ đó.

Hiện nay trong chùa còn tấm bia Đường Thái Tông tứ Thiếu Lâm Tự chủ giáo ghi lại giai đoạn lịch sử này. Đây chính là sự kiện lịch sử được dùng làm bối cảnh cho bộ phim Thiếu Lâm Tự bản 1982 do Lý Liên Kiệt thủ vai chính Giác Viễn, học trò của Đàm Tông.

Cao Tông và Võ Tắc Thiên cũng thường đến viếng chùa, phong thưởng rất hậu. Được sự ủng hộ to lớn của triều đình, Thiếu Lâm nhanh chóng phát triển thành Đại phật tự danh trấn thiên hạ. Sau này các vị võ quan của triều đại nhà Đường khi về hưu cũng thường đến chùa Thiếu Lâm để trao đổi võ thuật, tạo nên một không khí giao lưu võ học trở thành truyền thống của nhà chùa cho đến các đời sau.

Nhưng cho đến lúc này các bộ môn quyền thuật của Thiếu Lâm vẫn chưa được coi trọng và phát triển đúng tầm cỡ, vì lúc đó các phương pháp sử dụng binh khí vẫn còn thịnh hành, và vũ khí phòng thân của các vị tăng nhân trong chùa chíh là cây côn, mà chủ yếu là trường côn. Chùa Thiếu Lâm lúc đó vẫn còn giữ nghiêm giới luật, cấm các tăng nhân sử dụng vũ khí bằng kim loại sắc nhọn có thể gây sát thương. Chính vì vậy, dễ lí giải vì sao côn pháp Thiếu Lâm lại tiến rất nhanh đến trình độ điêu luyện và tinh diệu. Các loại binh khí khác (thập bát ban binh khí võ nghệ) chỉ được phát triển ở các dòng Nam quyền và Bắc quyền Thiếu Lâm sau này mà thôi.

Khoảng năm Hội Xương, Vũ Tông cấm Phật, chùa bị phá đến phân nửa, suy dần trong những năm cuối đời Đường và được khôi phục dưới đời Tống.

Tống Thái Tổ và truyền thuyết Hồng quyền

Lịch sử chép rằng, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn lúc thiếu thời đã từng lên Thiếu Lâm học tập võ thuật, và trở thành một quyền sư dạy võ thuật trong chùa Thiếu Lâm, sáng tạo ra Tam thập lục thế trường quyền (36 thế đánh của Thiếu Lâm Trường Quyền) mà sau này gọi là bài Thiếu Lâm Thái Tổ Trường Quyền.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Trung_quoc/04.jpg
Thiếu Lâm Thái tổ hồng quyền.


Sử liệu thời nhà Tống cũng ghi nhận Triệu Khuông Dẫn thường sử dụng côn pháp khi lâm trận, nghệ thuật côn pháp của ông điêu luyện và hiệu quả không kém các đại tướng của ông với các loại binh khí khác.

Tuy nhiên có một truyền thuyết lưu truyền trong dân gian mà Thiếu Lâm Tự cũng công nhận: bài Thái Tổ Trường Quyền không phải do Triệu Khuông Dẫn tự soạn ra, mà do ông nằm mơ được tiên nhân dạy cho 36 động tác căn bản của Hồng Quyền, rồi tỉnh dậy theo đó soạn lại. Tuy nhiên, những yếu tố nhuốm màu truyền thuyết này không ngăn cản Hồng quyền trở thành cơ sở để hình dung diện mạo võ công Thiếu Lâm đời Tống.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Trung_quoc/06.jpg
Thiếu Lâm côn thuật

Thời kì này, võ công Thiếu Lâm lại tiếp tục được nâng cao, tăng nhân trong chùa có đến hơn 2000 người. Các nhà sư bắt đầu tổng hợp những phương pháp chiến đấu cá nhân bằng tay không, một thể thức đang được lưu truyền trong dân gian lúc đó. Có thể kể ra một số bài quyền ra đời trong thời kỳ này là Tiểu Hồng Quyền, Đại Hồng Quyền, Thông Tý Quyền, Ngũ Hợp Quyền và Khán Gia Quyền của hòa thượng Phúc Cư.

Thiếu Lâm đại hội và 72 tuyệt kĩ

Năm Hoàng Khánh thứ nhất (1312), Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt mệnh cho hòa thượng Phúc Dụ trụ trì chùa Thiếu Lâm, phong cho làm Tấn Quốc Công, thống lĩnh các chùa quán ở Tung Sơn. Từ đó các cao tăng trong ngoài Trung nguyên tụ hội về đây, thi triển võ công, đàm đạo Phật pháp, tăng chúng thường trên dưới 2000 người.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Trung_quoc/tq.jpg
Tỉ thí võ nghệ

Tuy nhiên, sự súc tích của các pho sách tổ sư để lại đã khiến tăng chúng không đạt được sự thống nhất trong cách hiểu, từ đó nảy sinh nhiều võ công mới lạ, có lúc rời xa những nguyên lý căn bản. Từ cuối đời Tống, Thiếu Lâm phái nổi lên phong trào sáng tạo mạnh mẽ chưa từng thấy, người người, nhà nhà đều tự nhận mình là môn đồ Thiếu Lâm chính tông. Hiện tượng này chắc chắn không đưa võ công Thiếu Lâm đến đỉnh thịnh, mà dẫn đến tạp nhiễm và suy thoái. Đó không phải điều các trưởng tràng Thiếu Lâm trông đợi.

Mùa thu năm 1333, vào đời vua Huệ Tông nhà Nguyên, để chỉnh lý nội bộ Thiếu Lâm phái đã phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát, Đại hội võ thuật Thiếu Lâm được mở tại Tàng Kinh Các. Đại hội triệu tập 700 trưởng tràng các chi nhánh, các tân môn, cựu môn, các quan nhân nguyên là môn đồ Thiếu Lâm ra xuất chánh, chủ trì đại hội là thiền sư phương trượng đời thứ 12 Nguyên Hạnh và 4 vị trưởng lão tiền bối trước đó đã ẩn cư trên 20 năm trong núi sâu.

Nguyên Nhiên, bấy giờ là một môn đồ sơ đẳng của Thiếu Lâm, đưa ra ý kiến khởi đầu các môn đồ phải tập những võ công căn bản, sau đó tùy sở trường của từng người thì luyện tập các môn mình thấy phù hợp. Ý kiến được các sư trưởng và toàn thể Đại hội nhất trí thông qua.

Sau khi tổng kết, xem xét hàng ngàn phương pháp, cách thức, bí quyết tu luyện võ công, gồm khinh công, thủy công, nhuyễn công, ngạnh công, nội công, ngoại công… được các trường tràng, các chi nhánh và các cao thủ phát triển trên nền tảng võ học Thiếu Lâm phái, Đại hội đã tiến hành sắp xếp, phân loại, và tổng hợp thành Thiếu Lâm thất thập nhị huyền công - 72 tuyệt kỹ võ học Thiếu Lâm Tự, bao quát toàn diện những hệ thống võ công từ nguyên khởi đến cả những thời điểm hoàng kim nhất của võ phái, và dù sau này có một thiên tài võ học tìm thêm được các công phu nào đó và tuyên bố rằng đó là một hệ thống chưa từng có, thì cũng vẫn có thể xếp vào một trong 72 môn loại đã được Đại hội ấn định.

Cuối đời Nguyên, thiên hạ đại loạn, quân Khăn đỏ kéo đến Thiếu Lâm, tăng chúng tản đi khắp nơi. Như mỗi lần Trung nguyên rơi vào vòng binh hỏa, kungfu Thiếu Lâm lại có dịp xuất thế lập công, và đó cũng là tiền đề cho thời kì cực thịnh của võ công Thiếu Lâm dưới đời Minh.

Còn tiếp...

thieugia
06-04-2014, 08:14 AM
4. Shaolin Kungfu - 少林寺 - THIẾU LÂM TỰ

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Trung_quoc/tong%20giao%20dau.jpg
Chủ tịch nước TQ Giang Trạch Dân thăm Thiếu Lâm Tự

Tiếp theo...

Kỳ II. TRUYỀN THUYẾT THIÊN HẠ KUNGFU XUẤT THIẾU LÂM

Trong các tiểu thuyết võ hiệp, Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh là những bí kíp mà cả võ lâm đều mơ có được. Nếu như Dịch cân kinh được mô tả có thể giúp hoán chuyển kinh mạch, phát dương nội công, thì Tẩy tủy kinh là thần pháp biến đổi từ bên trong, giúp con người cải lão hoàn đồng.

Từ sức hút của huyền thoại…

Trong Tiếu ngạo giang hồ, Dịch cân kinh được nhà văn Kim Dung mô tả là thần công do thiền sư Thiên Trúc là Bồ Đề Đạt Ma sáng tạo ra, uy lực vô cùng lớn, “hàng trăm năm qua không phải bậc kì nhân thì không truyền thụ, mà dẫu kì nhân nhưng không gặp kì duyên thì cũng không truyền thụ; dù có là đệ tử xuất chúng của chính Thiếu Lâm mà không có phúc duyên thì cũng không được truyền”. Trong tiểu thuyết này, Lệnh Hồ Xung đại đệ tử phái Hoa Sơn bị nhiều luồng chân khí hỗn chiến trong cơ thể, tình trạng vô cùng nguy kịch, chỉ có Dịch cân kinh mới hóa giải được. Nhưng muốn học, điều kiện đầu tiên là phải gia nhập Thiếu Lâm, mà chàng thà chết không phản bội Hoa Sơn, do đó kiên quyết không chịu học. Cuối cùng, cảm kích trước nghĩa khí và công lao của vị thiếu hiệp, Phương Chính đại sư của Thiếu Lâm đã phá luật, mượn lời Phong Thanh Dương để truyền lại bí kíp này cho Lệnh Hồ Xung.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Trung_quoc/wushu%201.jpg

Còn trong Thiên long bát bộ, Trang Tụ Hiền nhờ luyện Dịch cân kinh mà đẩy được kịch độc băng hàn ra khỏi cơ thể, tự chữa vết thương, rồi trở thành cao thủ hàng đầu trên giang hồ. Ở một cuốn tiểu thuyết Kim Dung khác, Anh hùng xạ điêu, Quách Tĩnh cũng nhờ vào bộ bí kíp này để giải thoát cho mình và Hoàng Dung, vạch mặt Dương Khang trong đại hội Cái Bang.

Sức hấp dẫn của bí kíp võ công này qua nghệ thuật mô tả của Kim Dung lớn đến nỗi, trước năm 1975, ở Sài Gòn xuất hiện những bản Dịch cân kinh giả khác với bản lưu truyền tại Trung Quốc; trong điều kiện khó khăn về thông tin, sách vở bấy giờ, rất nhiều người đã tin và học theo, nhẹ thì vô ích, nặng dẫn tới mất mạng. Trên thực tế, trước khi đi vào tiểu thuyết, ở Trung Quốc, Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh đã là những huyền thoại. Tương truyền sau khi Đạt Ma viên tịch, đệ tử Thiếu Lâm tìm thấy trong động một hộp sắt không khóa, nhưng không thể mở ra. Sau đó, có tăng nhân nghĩ ra cách nung nóng hộp, mới mở được, thì ra hộp được hàn kín bằng sáp để tránh hơi nước tràn vào làm hỏng. Trong hộp có hai cuốn sách, một cuốn là Dịch cân kinh, cuốn kia là Tẩy tủy kinh, đều viết bằng chữ Phạn.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/khi_cong/Dich_can_kinh/dch%20cn%20kinh.jpg
Dịch cân king...

Một thuyết cho rằng, bấy giờ ở Thiếu Lâm, người thực sự thông hiểu tiếng Phạn chỉ có Nhị tổ Huệ Khả. Huệ Khả để Dịch cân kinh lại Thiếu Lâm, mang theo cuốn Tẩy tủy kinh đi vân du thiên hạ. Các tăng nhân khác trong chùa cũng có mấy người biết chút tiếng Phạn, cùng nhau dịch ra rồi theo đó tu luyện, dẫn đến công phu Thiếu Lâm sau này chia nhiều nhánh, có sự sai khác. Sau đó, có vị tăng nhân mang Dịch cân kinh lên núi Nga Mi gặp nhà sư người Thiên Trúc Bát Lạt Mật Đề, tạo ra bản Dịch cân kinh chữ Hán đầu tiên. Vân du quay về, Huệ Khả mang theo bản dịch Tẩy tủy kinh của mình, lúc đó mọi người mới phát hiện ra Dịch cân kinh với Tẩy tủy kinh là một.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Dichcankinh/Dich_can/100.jpg http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/khi_cong/Dich_can_kinh/102.jpg http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/khi_cong/Dich_can_kinh/107.jpg
達摩易筋經 - Đạt Ma Dịch Cân Kinh

Một thuyết khác phổ biến hơn, và được hưởng ứng hơn, đó là Tẩy tủy kinh đã bị thất truyền. Sự ủng hộ đối với giả thuyết này có lẽ phát sinh từ tâm lí kì vọng, bởi Tẩy tủy kinh vốn được coi là phương pháp tu luyện giúp cải lão hoàn đồng – điều luôn có sức hấp dẫn với bất cứ ai; và việc có đến 2 bộ chân kinh chắc chắn hấp dẫn hơn việc hai bí kíp đó chỉ là một. Đồng thời, khi một bộ võ công bị thất truyền, cũng không loại trừ khả năng nó đang được giữ kín ở đâu đó và sẽ tái xuất giang hồ vào một ngày không hẹn trước, khi đó giang hồ sẽ lại nổi sóng, bước vào một cuộc tranh giành mới để độc chiếm thứ tuyệt đỉnh công phu.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/khi_cong/Dich_can_kinh/ty%20ty%20kinh.jpg
Tẩy tủy kinh.

Quan niệm truyền thống cũng cho rằng, kể từ khi Dịch cân kinh ra đời, đối với tăng nhân Thiếu Lâm, ngồi thiền và luyện công mới bắt đầu trở thành hai mặt không thể tách rời, tạo ra nguyên lí “Thiền võ hợp nhất” của công phu Thiếu Lâm Tự.

Còn tiếp...

thieugia
06-04-2014, 09:02 AM
4. Shaolin Kungfu - 少林寺 - THIẾU LÂM TỰ

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/khi_cong/Dich_can_kinh/106.jpg
Dịch cân kinh của Thiếu Lâm Tự

Tiếp theo...

Trước khi đi vào tiểu thuyết, ở Trung Quốc, Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh đã là những huyền thoại, nhưng những bí kíp võ công này trong văn học nghệ thuật lại có sức hấp dẫn và cuốn hút đến lạ kỳ. Tuy nhiên, sử liệu có vẻ lại cho thấy điều gần như hoàn toàn ngược lại, điều có thể làm thất vọng những “Anh hùng xạ điêu” thời hiện đại đang ôm mộng chạm vào bí kíp ngàn năm.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/thiu%20lm.jpg

Lần theo dòng lịch sử, từ đời Đường trở về trước, chưa có tài liệu chính thức nào đủ chứng minh chuyện Đạt Ma truyền dạy võ công cho đệ tử. Thời Tống Chân Tông, Trương Quân Phòng soạn một bộ Vân kíp thất bá, thuộc loại sách về Đạo giáo, trong đó có một thiên “Đạt Ma đại sư trú thế lưu hình nội chân diệu dụng quyết”. Theo ghi chép trong Tống sử, có một cuốn Tồn tưởng pháp, một cuốn Thai tức quyết của Đạt Ma, một cuốn Đạt Ma huyết mạch luận của Huệ Khả, đều là những sách dạy về luyện khí, dưỡng thần. Nhưng theo các nhà nghiên cứu, có khả năng những sách này là do người đời Tống tạo ra rồi gán tên cho Đạt Ma.

Đến năm Thiên Khải thứ 4 đời Minh (1624), Tử Ngưng đạo nhân ở núi Thiên Thai tên là Tông Hành có đưa ra một bộ Dịch cân kinh, nói là của Bồ Đề Đạt Ma. Trong cuốn sách này có hai lời tựa, một của danh tướng Lí Tĩnh đời Đường, viết năm Trinh Quán thứ 2 (628), một của danh tướng đời Tống là Ngưu Cao, viết năm Thiệu Hưng thứ 12 (1142). Phần tựa của Lí Tĩnh viết: “Sau khi Đạt Ma qua đời, để lại một hòm sắt, tăng đồ mở ra thấy có một bộ Dịch cân kinh và một bộ Tẩy tủy kinh, đều viết bằng tiếng Phạn. Tẩy tủy kinh bị Huệ Khả đem đi, đã thất truyền; Dịch cân kinh tuy còn ở Thiếu Lâm Tự, nhưng chỉ có thể đọc hiểu được một phần nhỏ, các tăng đồ diễn giải theo ý mình, rồi theo đó mà tập, vì vậy trở thành bàng môn, mất đi yếu chỉ thực sự của việc chân tu. Sau đó, có cao tăng người Thiên Trúc là Bát Lạt Mật Đề dịch ra, rồi chuyển đến tay Cầu Nhiêm Khách, người này giao lại cho Lí Tĩnh và gọi đó là “Tiên thánh chân truyền”.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Trung_quoc/Tuong_hinh/hu%20quyn%2004.jpg
Hầu quyền

Phần tựa của Ngưu Cao thậm chí còn li kì hơn, và gắn với một nhân vật được người Trung Quốc nói chung và giới võ lâm nói riêng hết sức sùng bái: Nhạc Phi. Bài tựa viết: Trên đường hành quân, Ngưu Cao gặp một nhà sư tự xưng là sư phụ của Nhạc Phi. Vị cao tăng than rằng Nhạc Phi danh tuy thành mà chí chưa đạt, rồi nhờ Ngưu Cao chuyển cho vị danh tướng này một cái hộp, trong có hai quyển Dịch cân kinh; sau đó vị hòa thượng nói phải sang Tây phương gặp sư phụ Đạt Ma, và theo cơn gió mà biến mất. Không lâu sau đó, Nhạc Phi bị gian thần hãm hại, nên bộ sách này vẫn do Ngưu Cao giữ và truyền lại. Tuy nhiên, dựa trên nhiều cứ liệu như văn phong, cú pháp, nhiều nhà nghiên cứu hiện đại nhận định: chính Tông Hành đã ngụy tạo ra hai phần lời tựa kể trên, nhằm tăng tính chất cao siêu thần bí cho cuốn sách của mình.

Lúc đầu, Dịch cân kinh chỉ lưu truyền một bản sao, đến giữa đời Thanh bắt đầu xuất hiện bản khắc. Năm Hàm Phong thứ 8 (1858), thêm một bản từ Thiếu Lâm truyền ra, gọi là Vệ sinh yếu thuật. Vương Tổ Nguyên ở lại Thiếu Lâm 3 tháng, tìm được một bản Nội công đồ, một bản Thương bổng phả, nội dung giống như Vệ sinh yếu thuật, liền san cải, bỏ bớt những phần tạp lẫn vào và đặt tên là Nội công đồ thuyết. Những bản khắc đời Thanh này đều dựa trên cơ sở Dịch cân kinh, nhưng bổ sung rất nhiều nội dung, trong đó một phần lấy từ sách Thọ thế truyền chân của Từ Minh Phong đời Càn Long.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Trung_quoc/Tuong_hinh/tuy-quyen.jpg
Túy quyền

Năm 1938, Ngô Đồ Nam xuất bản cuốn Quốc thuật khái luận, trong đó những phần nói về Thiếu Lâm đều dựa theo thuyết cũ, cho Đạt Ma là thủy tổ, và cho Bạt Đà – Huệ Quang – Đạt Đàm – Đạt Ma – Huệ Khả là các thế hệ truyền thừa.

Năm 1984, trong bài nghiên cứu “Võ thuật Thiếu Lâm thực chất không có liên quan gì đến Đạt Ma”, giáo sư Trương Truyền Tỉ của đại học Bắc Kinh đã bác bỏ một cách tương đối thuyết phục thuyết Dịch cân kinh do Đạt Ma sáng tạo ra. Dịch cân kinh, tác phẩm được coi là cội nguồn công phu Thiếu Lâm, thực chất là một cuốn sách rèn luyện công phu giúp lưu thông kinh mạch, cường gân tráng cốt của các chân nhân Đạo giáo. Quan điểm này gần đây (2007) đã được chính Thiếu Lâm Tung Sơn xác nhận trên website chính thức của mình. Đây là một tuyên bố gây thất vọng với rất nhiều người, đặc biệt là những fan của Kim Dung, Cổ Long vốn sùng bái những Dịch cân kinh, Tẩy tủy kinh, Cửu âm chân kinh… những bí kíp thượng thừa mang màu sắc huyền thoại. Tuy nhiên, một luồng ý kiến khác cho rằng, ngay cả khi Dịch cân kinh không phải do Đạt Ma sáng tạo ra, thì cũng không phải vô tình mà nó được gán cho Thiếu Lâm; việc nói rằng Tông Hành mượn tên tuổi Đạt Ma cũng khá khiên cưỡng, bởi lẽ các môn phái đều ưu tiên tôn vinh tổ sư của mình, mà bản thân các tông sư của Đạo giáo như Thái thượng lão quân có tầm ảnh hưởng không kém gì Đạt
Ma.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Trung_quoc/Tuong_hinh/v%20vt%20.jpg
Võ vịt - Áp quyền

Mặt khác, Thiếu Lâm Tự ngày nay đã không còn giữ được nguyên vẹn những kì thư trong Tàng Kinh Các sau nhiều lần binh hỏa, nhiều tuyệt kĩ cũng đã thất truyền, cho nên những gì còn lại ở Thiếu Lâm hiện nay không đủ chứng minh diện mạo Thiếu Lâm trong quá khứ, và những gì các hòa thượng Tung Sơn ngày nay biết đến cũng không phải là toàn bộ sự thật về Thiếu Lâm.

Mặt khác, ngay cả khi phải thừa nhận rằng Dịch cân kinh không bắt nguồn từ Đạt Ma, Thiếu Lâm Tự vẫn coi đây là một pho võ công quý. Bản thân cuốn sách này cũng được đưa vào các sách dạy y học cổ truyền của Trung Quốc như một tông thư hàng đầu.

Gần đây, dư luận lại xôn xao khi tìm thấy ở Tứ Xuyên một cuốn Dịch cân tẩy tủy kinh bản khắc in, trên có chữ “Nam Tống Thiếu bảo Nhạc Bằng phụng giám định bản nha tàng”. Việc cuốn sách được khắc in cho thấy tính chính thống và tin cậy của tư liệu trên sách, khiến dư luận hết sức hứng khởi. Nếu được xác minh là đúng, thì thuyết Dịch cân kinh đã có từ đời Tống và gán với tên tuổi Nhạc Phi là hoàn toàn có cơ sở, cũng có nghĩa rằng, bí kíp Dịch cân kinh có thể không chỉ là huyền thoại!


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Trung_quoc/Tuong_hinh/ke%20quyn%202.jpg
Võ gà - kê quyền

Cũng nên nhớ rằng, không cần đến khi Dịch cân kinh ra đời, Thiếu Lâm mới trở thành Thái Sơn Bắc đẩu của võ lâm Trung nguyên. Và kungfu Thiếu Lâm vang danh thiên hạ, truyền lại đến ngày nay không chỉ nhờ vào những huyền thoại, mà còn nhờ những tuyệt kĩ và chiêu thức võ công có thật, không chỉ vô cùng hiệu quả, mang tính thực chiến cao, mà còn vô cùng tinh diệu và đẹp mắt.

Còn nữa...

thieugia
06-04-2014, 09:30 AM
4. Shaolin Kungfu - 少林寺 - THIẾU LÂM TỰ

Tiếp theo...

C. SHAOLIN BÂY GIỜ

Trong buổi trả lời phỏng vấn tờ Nhân dân nhật báo thời gian gầy đây, đặc biệt sau khi có tin đồn các võ sĩ Thái Lan gửi chiến thư thách đấu làm tổn hại thanh danh Thiếu Lâm Tự, Phương trượng Thích Vĩnh Tín đã chia sẻ với độc giả những bí mật về đời sống của các võ tăng.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Trung_quoc/tru_tri_chua_thieu_lam.jpg
Trụ trì Thích Vĩnh Tín đại sư

Phương trượng Thích Vĩnh Tín cho biết, cũng như các võ tăng khác trong đệ nhất danh tự, tiêu chuẩn sinh hoạt phí mỗi ngày 7 tệ, (khoảng hơn 1USD). Tính thu nhập các khoản, hàng tháng mỗi võ tăng cũng có “thu nhập” từ 100 đến 200 tệ. Theo các phương tiện truyền thông đại chúng của Trung Quốc, Phương trượng Thiếu Lâm Tự Thích Vĩnh Tín có thể được coi là vị trụ trì gây tranh cãi nhất Trung Hoa đại lục hiện nay. Thậm chí, nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc gọi tên là Tổng giám đốc Thiếu Lâm Tự, người đầu tiên đưa Thiếu Lâm Tự bắt nhịp cùng xu thế thương mại hoá, toàn cầu hoá hiện nay. Những hoạt động của môn phái Thiếu Lâm thời gian trong những năm gần đây đã khiến báo chí tốn không ít “giấy mực”.
Cuộc sống của vị phương trượng đời thứ 30 của đệ nhất danh tự đất Trung Hoa thực tế ra sao là chủ đề quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ Trung Quốc. Phương trượng Thích Vĩnh Tín có thực sự sống xa xỉ như những lời đồn đại hay không?
Trả lời những câu hỏi rất “đời” và táo bạo của các phóng viên tờ Nhân dân nhật báo, Phương trượng Thích Vĩnh Tín cho biết: “Tôi cũng như mọi người, mỗi ngày chỉ có hơn 7 tệ sinh hoạt phí!”. “Từ năm 1981đến chùa Thiếu Lâm xuất gia, gần 30 năm nay tôi luôn giữ thói quen sinh hoạt cùng ăn, cùng ở như chư tăng trong chùa.”


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Trung_quoc/tr%20tr%20thch%20vnh%20tn.jpg
Trụ trì Thích Vĩnh Tín - vị vua không ngai đang được các sư hầu hạ và thỉnh thị ý kiến...

“Hàng ngày, cũng như những võ tăng khác, hôm nào lên thiền đường thì 4 giờ dậy, hôm nào qua Đại Hùng bảo điện thì 5 giờ báo thức. 3 năm trước đây thôi, tiêu chuẩn sinh hoạt phí của mỗi võ tăng Thiếu Lâm bình quân 5 tệ/ngày, hiện nay nâng lên 7 tệ/ngày. Sở dĩ chi phí sinh hoạt chỉ ít như vậy vì ở Thiếu Lâm một ngày 3 bữa, bữa sáng cháo trắng, hai bữa chính cơm chay nên cũng không quá đắt đỏ – Trụ trì Thích Vĩnh Tín chia sẻ.
Nhân khẩu “thường trú” trong Thiếu Lâm Tự là bao nhiêu? Ngoài chư tăng là những người xuất gia, hàng ngày còn một bộ phận tín đồ cũng ăn uống, sinh hoạt tại chùa. Bộ phận “tài vụ” của chùa sẽ thống kê số lượng người và gửi danh sách xuống chùa Điểm Nhược, ở đây họ căn cứ thu chi để quyết định mức sinh hoạt phí của mỗi thành viên.

Khi được hỏi: Võ tăng Thiếu Lâm có hưởng lương hay không? Trụ trì mỗi tháng được nhận được bao nhiêu tiền? Phượng trượng Thích Vĩnh Tín cho biết: “Chùa miền Bắc Trung Quốc tương đối coi trọng tu hành”, bởi thế nên “thu nhập của các võ tăng cũng đạm bạc”. Bình quân một tháng, mỗi võ tăng Thiếu Lâm được nhận từ 100 đến 200 tệ, trong đó có Phương trượng trụ trì. Số tiền các tín đồ cúng công đức hàng tháng vào khoảng hơn 1000 tệ chủ yếu chi dùng vào dụng cụ học tập và sinh hoạt và chi phí thiết yếu cho chư tăng. Phượng trượng Thích Vĩnh Tín cho biết thêm, đối tượng có thu nhập cao hơn chút ít trong chùa thuộc về đội ngũ quản lý các hoạt động phật sự và tiếp nhận công đức từ các tín đồ, tuy nhiên cũng chênh lệch “không đáng kể”.

Các võ tăng “tiêu tiền” như thế nào? Theo người đứng đầu Thiếu Lâm Tự, ở vùng này việc các võ tăng mỗi tháng nhận được 200 tệ tiền tiêu vặt cũng là tương đối lớn. Với khoản chi phí ấy các võ tăng thường dùng mua sách vở, pháp khí, hoặc đơn giản là chiếc may ô. Có lúc các võ tăng dùng tiền đó quyên góp từ thiện. Bản thân nhà chùa cũng có cô nhi viện, thi thoảng tham gia các hoạt động cứu tế người dân bị thiên tai nên có nhiều võ tăng dùng thu nhập của mình vào những việc làm phúc.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Trung_quoc/tng%20gio%20u%20thch%20din%20truyn.jpg
Phóng viên Binh Nguyên (báo Tuổi Trẻ) cùng Tổng giáo đầu của Thiếu Lâm Tự Thích Diên Truyền

Nhiều độc giả Trung Quốc rất quan tâm tới việc một phương trượng trụ trì mà “đi nước ngoài như đi chợ”, Phượng trượng Thích Vĩnh Tín hay cùng với đà trỗi dậy của Trung Quốc, văn hóa Trung Hoa ngày càng được coi trọng nên “Văn hóa Thiếu Lâm Tự cần phải tham gia trào lưu văn hóa quốc tế”.

Văn hóa Thiếu Lâm Tự là một bộ phận chủ yếu cấu thành văn hóa Trung Quốc, bản thân văn hóa Thiền của Thiếu Lâm cũng hình thành, phát triển và lớn mạnh trong giao lưu. Thiếu Lâm Tự là đại diện cho văn hóa thiền Trung Hoa được thế giới ngưỡng mộ và quan tâm tìm hiểu, cớ gì ta không quảng bá văn hóa Thiếu Lâm ra thế giới? – thầy Tín đặt câu hỏi.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Trung_quoc/thieu_lam_tu%2012.jpg
Các võ tăng tham gia buôn bán hương hoa, hàng lưu niệm nằm tăng thêm thu nhập...

Ngày nay, toàn cầu hóa ngày càng phát triển, cộng với sự phát sinh khủng hoảng tài chính kinh tế vài năm trở lại đây càng ngày càng nhiều người quan tâm đến thiền. Do đó Thiếu Lâm Tự chủ trương mở rộng giao lưu và quảng bá văn hóa để giúp “thiên hạ” hiểu hơn về văn hóa Trung Quốc.
Hiện nay Thiếu Lâm Tự đã triển khai được một số việc, hiệu quả rất tốt. Rất nhiều người tìm đến Thiếu Lâm Tự và nhà chùa cũng mở nhiều trung tâm quảng bá và truyền thụ kiến thức thiền, võ học Thiếu Lâm ở các nước, “tôi tin Thiếu Lâm Tự sẽ còn làm tốt hơn thế.” – thầy Tín khẳng định.
-----------------------------
Xin tham khảo:

Bài viết của phóng viên Binh Nguyên (báo Tuổi Trẻ) người trực tiếp đến Thiếu lâm tự để Nhập môn và tìm hiểu về sự thật về môn võ công lừng danh thiên hạ hiện tại :

http://thaicucthieugia.com/index.php/media/tai-liu-vo-thut/583-phong-vien-binh-nguyen-a-huyn-thoi-thiu-lam-t