PDA

View Full Version : Học Mà Vui_Vui Mà Học_Thành Ngữ - Điển Cố...



backieuphong
20-11-2013, 12:14 PM
http://thaicucthieugia.com/images/stories/Nhan_Van_Hieu_Le/Hieu_Le/5460134_170920380609_2.jpg

成语故事是我国历史的 一部 分,成语是历史的积淀,每一个成 语 的 背 后都有一个含义深远的故事。经 过 时 间 的 打 磨,千万人的口口叮传,每一句 成 语 又 是 那 么 深 刻 隽 永、言 简 意 赅 。阅 读 成 语 故 事,可以了解历史、通达事理、学 习 知 识、积 累 优 美 的 语 言 素 材。所以,学 习 成 语 是 青 少 年 学 习 中 国 文 化 的 必 经 之 路。成 语 故 事 以 深 刻 形 象 的 故 事 典 故 讲 述 一 些 道 理。成 语 就 是 有 道 理 的 词 语,它 奠 基 着 我 国 的 文 化 之 熙。


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Nhan_Van_Hieu_Le/Hieu_Le/thieugia_l.png

玉不琢 不成器
Ngọc bất trác bất thành khí
人不学 不知理
Nhân bất học bất tri lý

Tạm dịch:
Ngọc nếu không được gọt rũa thì cũng chỉ là viên đá
Con người nếu không được học, không học thì không có kiến thức và đương nhiên sẽ không hiểu biết lý lẽ


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Datviet_Namxua/Thay_Do/thi%20huong-01.jpg

- 积羽沉舟
Tích vũ trầm chu
群輕折軸
Quần khinh chiết trục

Tạm dịch:
Nói nhẹ như "lông" nhưng nếu tích, chứa nhiều cũng có thể làm chìm thuyền.
Nhiều vật nhẹ, đến một độ nào đó cũng có thể làm gãy trục xe.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Trung_hoa/Hoi_hoa/0020.jpg

nhan_voky
21-11-2013, 09:01 PM
]http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Hieu_Le/bi%20s.jpg
弟子寻师易
Đệ tử tầm sư dị
师 寻弟子难
Sư tầm đệ tử nan !

Cái này là mình copy trong bài viết của minh_anh ở trên diễn đàn.

bach_djen
26-11-2013, 09:14 AM
兼听则明,偏信则暗
Kiêm thính tắc minh, thiên tín tắc ám
众口同词师翁则死
Chúng khẩu đồng từ, sư ông tắc tử

thieugia
24-02-2014, 11:59 AM
一日一钱
Nhất nhật nhất tiền
千日千钱
Thiên nhật thiên tiền
绳锯木断
Thằng cứ mộc đoạn
水滴石穿
Thủy trích thạch xuyên

故事 (chuyện là):

张乖崖是崇阳县的县官。

Trương Thừa Nhai là Tri huyện huyện Sùng Dương.

一次,他看见一个管理仓库的小史从 仓库出来时,顺手将仓库里的一枚铜 钱 放进了自己的口袋。他立即 派人把 这 小 史抓来追问,并且下令用棍棒拷打. 小 史心里不服,大声嚷道:"一枚铜 钱有什么了不起?为什么对我这么凶 狠 啊 !"

Một lần, ông nhìn thấy một viên tiểu lại coi kho bạc (chức quan nhỏ coi kho bạc) trước khi ra khỏi kho để về lấy một quan tiền nhét vào trong túi áo. Ông mới lập tức phái người kêu viên tiểu lại lại truy vấn sau đấy ra lệnh dùng gậy đánh đòn viên tiểu lại. Giữa công đường, viên "Tiểu lại" không những không phục còn lớn tiếng la lối, hắn ta cho rằng "Một quan tiền thì có đáng giá là bao nhiêu? Vậy mà quan trên nỡ dụng hình tàn bạo để đánh tôi a !"

张乖崖听了,就拿起笔来写了一条批 语:

Trương Thừa Nhai nghe tiểu lại nói, lập tức cầm bút phê ngay vào án bạ:

一日一钱
Mỗi ngày một quan
千日千钱
Ngàn ngày ngàn quan
绳锯木断
Mọt (con mối, mọt) cưa cây đổ
水滴石穿。
Nước chảy đá mòn.

意思是: 一天一个铜元,一千日就是一千个铜 元,这就像用绳子锯木头、水滴石头 一 样,日久天长,木头也会被 锯 断,石头也会 被 滴 穿 的。然后,他下令将 这 小史斩首。

Ý ông nói rằng: Cứ mỗi ngày lấy (tham ô) một quan tiền của nhà nước. Như vậy tính ra một ngàn ngày lấy một ngàn quan tiền, chuyện này tựa như chuyện con mối, con mọt cưa cây; giống như nước chảy... mỗi hôm một tí, lâu ngày cây tất đổ, đá bị nước bào mòn...
Bởi vậy, ông hạ lệnh lôi viên tiểu lại ra chém đầu.

backieuphong
11-03-2014, 10:02 AM
铁杵磨针
Thiết Chử Ma Châm (Có công mài sắt, có ngày thành kim)

http://news.xinhuanet.com/edu/2005-12/28/xinsrc_37212022817023482668421.jpg

【典故】

唐朝著名大诗人李白小时候不喜 欢 念 书,常 常 逃 学,到 街 上 去 闲 逛。

一天,李白又没有去上学,在街上东 溜 溜、西看看,不知不觉 到了城 外。暖 和 的 阳 光、欢 快 的小鸟、随 风 摇 摆的 花 草 使 李 白 感 叹不已,“这么好的天气,如果 整 天 在 屋 里 读 书 多没 意 思?”

走着走着,在一个破茅屋门 口 ,坐着一个满头白发 的老 婆 婆,正在磨一根棍子般 粗的 铁 杵。李白走过去,“老 婆 婆,您在做什么?” “我要把这根铁杵磨 成 一 个 绣 花 针。” 老 婆 婆 抬 起 头,对 李 白 笑了笑,接 着 又低下头 继 续 磨 着。

“绣花针?”李白又问:“是 缝衣服用 的 绣 花针吗?”

“当然!”

“可是,铁杵这么粗,什么时候能 磨 成 细 细 的 绣 花 针 呢?” 老 婆 婆 反问 李白:“滴水可以穿石,愚 公 可 以 移 山,铁杵为什么不能 磨 成 绣 花 针 呢?”

“可是,您 的 年 纪 这 么 大 了?”

“只要我下的功 夫 比 别 人 深,没 有 做 不 到 的 事 情。”

老 婆 婆 的一番话,令李白 很 惭 愧,于是回去之后,再 没 有 逃 过 学。每 天 的 学 习也特 别 用 功,终于成了名垂千古的 诗 仙。

【释读】

无论做什么事情,只要有恒心,一 定 会 成 功 的,功夫不负有心人。我 们 的 孩子们,如 果 在 学 业 上 能 认 真、努 力、有 恒 心,成 绩 好一定 是 没 有问 题 的。

backieuphong
11-03-2014, 10:18 AM
闻鸡起舞
Văn Kê Khởi Vũ

【典故】

晋代的祖逖是个胸怀坦荡、具 有 远 大 抱 负 的 人。可他小时候 却 是个不 爱 读 书 的 淘 气 孩 子。进入青年时代,他意 识 到 自 己 知 识 的 贫 乏,深 感不读书无以报 效国 家,于是 就 发奋 读 起书来。他广泛 阅 读书 籍,认 真 学 习历史,于是就 发奋 读 起 书 来。他广泛阅 读 书 籍,认 真 学习 历 史,从中 汲 取了丰 富 的 知 识,学 问 大有长进。他曾几 次 进 出 京 都 洛阳,接 触过 他 的人都 说,祖 逖 是个能 辅 佐 帝王治 理国 家 的人才。祖 逖 24 岁的时候,曾有人推 荐 他去做 官司,他 没 有 答应,仍然不懈地努力读书。

后来,祖 逖 和 幼时的 好友刘琨一志 担 任司州主簿。他与刘 琨 感 情 深 厚,不仅 常 常 同 床 而 卧,同被而眠,而且还 有 着 共 同 的 远 大 理 想:建功立业,复兴晋国,成 为 国 家 的 栋 梁 之 才。


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Trung_quoc/v%20ang%201.jpg

一次,半 夜 里 睡 梦中听到公鸡 的 鸣 叫 声,他一脚 把 刘 琨 踢 醒,对 他 说 :“别人都认为半夜 听见鸡 叫 不 吉 利,我 偏不这 样 想,咱们干脆 以 后 听 见 鸡 叫 就 起 床 练 剑 如 何 ?” 刘 琨 欣 然 同 意。于是他们 每天 鸡 叫 后 就 起 床 练 剑,剑光飞舞,剑声 铿 锵。春 去 冬 来,寒 来 暑 往,从 不 间 断。功 夫 不 负 有 心 人,经 过 长 期 的 刻 苦 学 习 和 训 练,他们终于成为能文能 武 的全才,既 能 写 得 一 手 好 文 章,又 能 带 兵 打 胜 仗。祖 逖 被 封 为 镇 西 将 军,实 现了 他 报 效 国 家 的 愿 望;刘 琨 做了都 督,兼 管 并、冀、幽 三 州 的 军 事,也 充 分 发 挥了他 的 文 才 武 略。

【释读】

故事出自《晋书·祖逖传》。成语“闻 鸡起舞”,形 容 发 奋 有 为,也 比 喻 有 志之士,及 时 振 作。

thieugia
13-03-2014, 04:56 PM
http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thanh_Ngu_Co_Su/Vo_lam/chin%20binh.jpg

见义 不为非君子
Kiến nghĩa bất vi phi quân tử

临危不救谓英雄
Lâm nguy bất cứu vị anh hùng


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thanh_Ngu_Co_Su/Vo_lam/xch%20bch%202.jpg

Tạm dịch:

Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải người quân tử. Việc nghĩa ở đây cần hiểu là những việc hợp với đạo đức, hợp thuần phong mỹ tục, hợp với lẽ phải... chẳng hạn như thấy kẻ ỷ mạnh hiếp người cô thế, già cả, cô đơn; hiếp dâm v.v. Đấy là nhũng hành vi trái với luân thường đạo lý, trái với pháp luật nhưng dù thấy mà làm ngơ, không bênh vực cứu giúp... thì đấy không phải là hành động của quân tử.

Thấy thiên hạ lâm nguy mà đứng ngó (không cứu) thì đấy đâu phải hành vi, tính cách của kẻ "trượng phu".

thieugia
13-03-2014, 05:21 PM
http://thaicucthieugia.com/images/stories/Binh_khi/cn%20long%20ng%20dng%20.jpg
壮士冻死不卖剑
Tráng sĩ đống tử bất mại kiếm

秀才饿死不卖书。
Tú tài ngạ tử bất mại thư.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/thay_do/thay_do.jpg

Tạm dịch:

Người tráng sĩ thà chết rét chứ nhất định không chịu bán kiếm.
Người thư sinh (sinh viên), kẻ đọc sách thà chết đói chứ nhất quyết không bán sách kiếm cơm.

han_chungly
14-03-2014, 04:32 PM
兼听则明,偏信则暗
Kiêm thính tắc minh, thiên tín tắc ám
众口同词师翁则死
Chúng khẩu đồng từ, sư ông tắc tử


http://static.kienthuc.net.vn:81/Images/Contents/ledung/20130710/12600monks_main.jpg

Khoái cái câu này :)

thieugia
31-03-2014, 05:07 PM
BẤT VỊ NGŨ ĐẤU MỄ NHI CHIẾT YÊU
不为五斗米折腰的故事
(KHÔNG VÌ NĂM ĐẤU GẠO MÀ KHOM LƯNG)

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thanh_Ngu_Co_Su/Co_su/ha%207.jpg

陶渊明是中国古代著名的文学家,他 不仅诗文非常有名,而且他 蔑 视功 名 富 贵,不肯 趋 炎 附 势也同 样很有名。

陶渊明生于公元365年,是中国最早的 田 园 诗 人。陶渊明生活的时代,朝代更迭 ,社 会 动 荡,人民生活非常困苦。公 元 405 年 秋天,陶渊明为了养家糊口,来到离 家乡不远 的 彭 泽 当 县 令。这年冬天,他的上司派来一名官 员 来 视 察,这位官员是一个粗 俗 而 又 傲 慢 的 人,他一到彭泽县的地界,就派人叫 县 令 来 拜见他 。

陶渊明得到消息,虽 然心里对这 种 假 借 上 司 名 义 发 号 施 令的人很瞧不起,但 也 只 得 马 上动身。不料他的秘书拦 住 陶 渊 明 说:“ 参 见 这位官员要十分注 意 小节,衣服要穿得整齐,态度要谦恭 , 不 然 的话,他会在上司面前说你的坏话 ”.

一向正直清高的陶渊明再也忍不住了 , 他长叹一声说:“我宁肯饿死,也 不 能 因为五斗米的官饷,向这样差劲的人 折 腰 。”他马上写了一封辞职信,离 开 了 只 当 了 八十 多天的县令职位,从此 再 也 没 有 做 过 官 。

从官场退隐后的陶渊明,在自己的 家 乡 开 荒 种 田,过起了自给自足的田园 生 活 。在田园 生 活 中,他找到了自己的归宿,写下了许 多 优 美的田园诗歌。他 写 农 家人生活的悠然自得:“暧暧 远 人 村 , 依 依墟里烟” ,他写自己劳动的感受:“采菊东篱 下 ,悠然见南山”,他也写农人劳作的 甘 苦 :“种豆南山下,草盛豆苗稀”、“ 不 言 春作苦,常恐负所怀”。

然而,田园生活既是美好的,也是十 分 艰辛的,不劳作就没有收获,遇到 天 灾 人 祸,即使劳作也是一无所获。晚年的 陶 渊 明生活贫困,特别是一场大火 把 他的全部家当毁于一旦之后,全家人 的 生活更是雪上加霜。到六十三岁时 , 陶 渊 明在贫病交加中去世。

陶渊明的最大成就,在于他以自己 的 亲 身体验为基础,以自己卓越的 诗 歌 才 华 ,极大地丰富了农事和田园 题 材 的 创 作 。 以 前诗中罕见的桑、麻、鸡、狗 等 平凡 事 物,一经他写入诗中,无不生 趣 盎 然;而他描写大自然的亲切,常常 能 激 起人们的无限向往。

除诗之外,他还给后人留下不少 精 美 的 散 文,其中最著名的有《桃花源诗 并 记 》等。在这篇作品中,作者描绘 了 一 个 乌 托 邦 式的空想社会,在那里没有 动 乱 ,没有朝代变更,没有国家君臣,没 有 徭 役 赋 税 ,百姓过着丰足、与世无争的美好 生 活 。作者以优美的语言,使 这 篇 作 品 产生了永久的魅力,以至 后 世 人 们 一 直把这种空想的社会称作“桃花源” 。

官场中少了一位官僚,文坛上多 了 一 位 文 学 家 。陶渊明“不为五斗米折腰” 的 故 事 , 成为中国知识分子刚直不阿 、不 附 势 趋 炎 的 写 照 。在日常生活中 , 如 果 一 个人不愿意牺牲自己 的 气 节 去 换 取 某 种 物 质 利 益,也常常说“不为五斗米折腰”。[/B][/B]

Nguồn :Trung Quốc Bách Khoa – China ABC
---------------------------------

Đào Tiềm 陶潛 (365-427) người đất Tầm Dương, đời Tấn, tự là Uyên Minh 淵明. Có sách nói ông vào đời Tấn tên là Uyên Minh 淵明, tự là Nguyên Lượng 元亮, đến đời Tống (Nam Bắc triều) đổi tên thành Tiềm 潛. Đời sau, do phạm huý với vua Cao Tổ đời Đường là Lý Uyên 李淵 nên người ta còn gọi ông là Đào Thâm Minh 陶深明 hay Đào Tuyền Minh 陶泉明. Ông tự hiệu Ngũ liễu tiên sinh 五柳先生, thuỵ hiệu Tĩnh tiết tiên sinh 靖節先生. Khi làm quan lệnh tại Bành Trạch, phải đứng đón chào viên đốc bưu do quận thú phái đến, Đào Tiềm than rằng "Ta tại sao lại vì năm đấu gạo mà chịu gãy lưng?", bèn trả ấn, từ quan.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thanh_Ngu_Co_Su/Co_su/c%20%20sch%20ha%20.jpg

Sách "Tấn thư" chép: Đào Tiềm là người đất Sài Tang đời Tấn (nay thuộc Cửu Giang, Giang Châu), tính tình cao thượng, không cần danh lợi, ham học, giỏi thơ văn. ông có soạn truyện "Ngũ Liễu tiên sinh" để tự ví mình. Nhà nghèo có cha mẹ già, ông phải ra làm chức Tế tửu - chức quan nhỏ lo tiếp khách trong huyện, nhưng không chịu gò bó nên từ quan về nhà. Về sau, ông lại ra làm huyện lệnh Bàng Trạch, được hơn 80 ngày, nhân cuối năm phái viên đốc Hưu (chức quan giúp quan quận thú coi việc kiểm tra đôn đốc các huyện trong quận) đến huyện, nha lại khuyên ông ăn mặc chỉnh tề để đón đốc Hưu. Ông ngậm ngùi than rằng: "Ngã khởi năng vị ngũ đấu mễ chiết yêu quyển quyển sự hương lý tiểu nhân đa" (Ta sao lại có thể vì năm đấu gạo mà phải chịu còng lưng, vòng tay thờ bọn tiểu nhân nơi thôn xóm ấy ru!). Rồi ngay hôm ấy ông trả ấn bỏ quan mà về. Sau khi từ quan về, ông hay ẩn nằm ngủ dưới cửa sổ đằng Bắc, tự coi mình là người đời Hy Hoàng. Ông vui cảnh an bần lạc đạo, lấy tiếng đàn, câu thơ, chén rượu làm vui. Tính ông chuộng cúc, cứ đến ngày trùng cửu (mùng 9/9), ông lại cùng bạn bè bày tiệc rượu bên khóm trúc để thưởng hoa.

Thiều gia.

fangzi
21-04-2014, 10:21 AM
Bần cư đô thị vô nhân vấn !?
贫居 都市无人问

Phú tại sơn lâm hữu khách tìm ?!
富在山林有客寻


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Hoang_So_Dan_Da/nha%20ngheo.jpg
Bần cư đô thị...


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Hoang_So_Dan_Da/ph%20ti%20sn%20lm%202.jpg

Dịch nghĩa:


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Hoang_So_Dan_Da/ph%20ti%20sn%20lm.jpg
Phú tại sơn lâm...

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Hoang_So_Dan_Da/am-thuc.jpg

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Hoang_So_Dan_Da/ruou-can.jpg
Hữu khách tìm

Nghèo, số đã nghèo hèn thì cho dù có ở thành thị, ở nơi phồn hoa cũng không người tới viếng, không người tới hỏi thăm, kể cả là bà con họ hàng.

Giàu, tức là người có lắm tài vật như tiền bạc, gia sản có giá trị, có thể đổi trác, mua bán hoặc đem đánh đổi thì... cho dù bạn có ở nơi hoang vắng, nơi hoang sơn cùng cốc cũng có người đến thăm viếng, hỏi han (!) Đời mà !?

admin
22-04-2014, 02:08 PM
Bình sinh bất tố khuy tâm sự
平生不做亏心事

Bán dạ cổ môn tâm bất kinh
半 夜鼓门心不惊



http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Hinh_phap/cnh%20st%20g%20ca.jpg
Chẳng đến nỗi giựt mình...

Dịch nghĩa:

Trong cuộc sống thường nhật, nếu chúng ta thường xuyên trau dồi phẩm hạnh đạo đức, nghiêm cẩn giữ mình cho được thanh liêm đạm bạc; không làm những gì trái với lương tâm, với luân thường đạo lý, trái với gia qui quốc pháp… thì dù cho bán dạ canh ba hay nửa đêm gà gáy có người bấm chuông, gõ cửa, réo điện thoại, v.v. cũng chẳng đến nỗi phải giựt mình, thảng thốt, kinh sợ…


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Hinh_phap/cht%20v%20tin.jpg
Cơm với thịt bò... lo ngay ngáy !

Người Việt Nam ta có câu: “Ăn cơm với thịt bò thì lo ngay ngáy, ăn cơm với nước cáy lại ngáy… o… o”... âu cũng là cái ý ấy đấy.

fangzi
24-04-2014, 05:20 PM
Nhân tình tợ chỉ trương trương bạc
人情似纸张张薄,

Thế sự như kỳ cục cục tân
世事如棋局局新



http://thaicucthieugia.com/images/stories/Vui_qua_vui/vui%201.jpg
Không nhất thiết lúc nào cũng 2 x 2 = 4, OK !

Dịch nghĩa

Ở đời, nhiều khi nhân tình như tờ giấy, rất mong manh, bạc bẽo.
Chuyện thế sự mỗi lúc mỗi khác, mỗi thời mỗi thay thật chẳng khác một bàn cờ.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Vui_qua_vui/xe%20p.jpg
Và chuyện thế sự đôi khi cũng chẳng biết đâu mà lần... :)

thieugia
03-05-2014, 07:09 PM
Quân Tử Dĩ Lễ Ngự_ Dân Tắc Thành Thực
君子以礼御_民则诚实

Sách "Yến Tử Xuân Thu" Nội thiên gián hạ bàn:

Vua không có lễ thì chẳng khác nào thứ dân, thứ dân không có lễ thì chẳng khác nào cầm thú. Người dũng mãnh thì có thể thí chúa giết vua, nhưng họ không dám làm như thế chẳng qua là bị ràng buộc bởi lễ nghĩa. Người có lễ thì trị được dân; kẻ có hàm thiếc và dây cương thì thuần được ngựa. Không có lễ mà trị được dân là điều chưa từng nghe thấy.

Và tại Nội Thiên Gián hạ chương 20 ông nói:

Lễ là kỷ cương của dân, kỷ cương loạn thì dân sẽ rời bỏ, nguy đến đạo.
..................................
Hiểu về Lễ: Nguyên sơ chỉ là những thủ tục, nghi thức kính thần cầu phúc hoặc cúng tế tổ tiên. Về sau, do xã hội ngày càng phát triển, lễ trở thành chế độ chính trị, kinh tế của nhà nước nhà nước ban hành hàng loạt các văn bản pháp qui, qui phạm pháp luật nhằm chuẩn mực hóa các hành vi đạo đức trong xã hội. Lễ chính là những giá trị của đạo đức, nhân đức và biểu hiện qua nhiều hình thức trong đời soogs thường ngày. Lễ có vai trò điều tiết các mối quan hệ xã hội, quan hệ gia đình tạo nên sự ổn đình, hài hòa cho xã hội.
Người ngày xưa trọng lễ, đề cao lễ và... thích dụng lễ trị là như vậy.
---------------------------
Chuyện kể: Tề Cảnh Công tính phóng đãng, rất ham rượu. Có lần uống rượu với các quan Đại phu vào lúc cao trào, nói: "Hôm nay ta cùng với tất cả các khanh hãy uống thật say, không cần phải giữ lễ". Tướng quốc là Yến Tử nghe xong thất sắc vội vàng đứng dậy thưa rằng: "Lời đại vương không đúng, quần thần từ lâu vốn đã muốn vua không coi trọng lễ nghi. Người có sức mạnh phi thường có thể đánh bại bề trên của mình, kẻ có dũng khí lớn có thể giết chết vua, thế nhưng lễ nghi không cho phép như vậy. Cầm thú dựa vào sức mạnh để tranh giành, mạnh hiếp yếu nên thường xuyên thay đổi con đầu đàn. Nay đại vương bỏ lễ nghi thì chẳng khác nào cầm thú. Nếu quần thần cũng ỷ sức mạnh để tranh đoạt, thay chúa mỗi ngày thì đại vương sao có thể tồn tại. Con người cao quí hơn cầm thú bởi chính là có lễ nghi vậy. Bởi vậy nên kinh thi viết [ Con người vô lễ, sống không bằng chết]. Lễ không thể không có".

Nguyên văn:

《晏子》载,景 公 饮 酒 酣,说:“今日 愿 与 诸 大 夫为 乐 饮,请 无 为 礼。”晏 子 蹴 然 改 容 说:“君 之 言 过 矣,群 臣 固 欲 君之 无 礼也。力 多 足 以 胜 其 长,勇 多 足 以 弑 其 君,而 礼不使也。禽 兽 以力 为 政,强 者 犯 弱,故 日 易 主。今 君 去 礼,则 是 禽 兽 也。……礼 不 可 无 也。”

Bấy giờ do đang ngà ngà nên Cảnh Công không nghe, vẫn tiếp tục cổ súy cho tửu. Lát sau, Cảnh công đi ra ngoài, ngang chỗ của Yến Tử nhưng Yến Tử không đứng dậy, Cảnh Công đi vào, Yến tử cũng không đứng đậy và khi vua tôi nâng ly chúc tụng nhau, Án Anh cứ uống trước. Thấy vậy, Cảnh Công ttuwsc giận mặt biến sắc nói: "Vừa rồi nhà ngươi còn dạy quả nhân rằng không có lễ tiết thì không được thế mag ta đi ra đi vào ngươi cũng không buồn đứng dậy. nâng ly chúc rượu chúc tụng ngươi lại uống trước. Thế là có lễ hay sao?". Yến Tử bấy giờ mới rời khỏi chỗ ngồi, vái hai vái rồi bẩm: "Thần bạo gan khuyên đại vương rằng không thể không có lễ thì lẽ nào lại quên lễ? Thần chỉ muốn cho đại vương thấy kết quả của việc không trọng lễ mà thôi ". Cảnh Công ngộ ra vội nói: Đúng lắm, đúng lắm ! Ấy là lỗi tại ta. Xin tiên sinh ngồi xuống, ta xin nghe lời khuyên của tiên sinh".

minh_anh
06-05-2014, 04:15 PM
Phú Quí Bất Tùng Nhân Sở Dục
富 贵 不 从 人 所 欲

Thời Lai Tự Hữu Quý Nhân Phù
时 来 自 有 贵 人 扶


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Trung_hoa/Hoi_hoa/0021.jpg

Dịch Nghĩa:

Con người sinh ra không phải ai cũng như ai, tất cả đều có mệnh, có số.... bởi thế mới có câu "mệnh số do trời". Chuyện giàu nghèo cũng vậy, không phải cứ muốn là có, cứ thích là giàu. Có người lao tâm khổ tứ, dãi nắng dầm mưa cả một kiếp người để rốt cuộc cũng chỉ đủ... kiếm cơm lấp miệng. Và ngược lại cũng có kẻ vửa sinh ra đã rượu thịt ngập chưn răng.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/vuot_kho/hnh%202.jpg

Vì sao lại có những cái lý ấy ? Không ai có thể lý giải và tất cả mọi người đều thống nhất với nhau rằng, ấy là hữu vận là tại... trời.

Đã nói con người "có số" vậy thì có muốn cũng chẳng được, có mong cũng chẳng tới... và khi thời vận tới, tất có người nâng đỡ. Bất tất phải cầu !

thieugia
21-05-2014, 03:56 PM
http://thaicucthieugia.com/images/stories/vuot_kho/hnh%202.jpg

Nhớ không nhầm thì đây là em Hồ Hữu Hạnh người huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Em Hạnh tuy vậy nhưng rất giỏi, việc gì em cũng làm được, từ chuyện rửa bát, đến giữ em, nhặt cỏ giúp mẹ, thậm chí còn nhắn tin điện thoại bằng chân nữa. Mình rất cảm phục em Hạnh.

admin
10-08-2014, 10:52 AM
http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/biem_hoa/khng%20c%20g%20qu%20hn%20ltd.png

[QUOTE][SIZE=4][COLOR=#b22222][FONT=Times New Roman] Giữa lúc công việc cách mạng bề bộn như vậy, Bác bỗng bị mệt, mấy hôm liền bị sốt, song Bác vẫn gượng làm việc. Lúc nào bị sốt cao, không ăn được, Bác mới chịu đi nằm. Có hôm sốt cao quá Bác bị mê sảng. Lúc nào tỉnh, Bác lại bàn công việc, nói về tình hình, dặn cán bộ phải khẩn trương chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Bác bảo: "Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy si

thieugia
25-11-2014, 04:57 PM
Học Mà Vui – Vui Mà Học

Tìm hiểu thành ngữ: “Đất lề - Quê thói”.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Hinh_phap/cu%20u%20ao.jpg
Hổ Đầu trảm và cẩu đẩu đao

Đất: từ dùng để chỉ địa danh như ta nói đất Hà Thành (Hà Nội), đất hai vua chín chúa (đất xứ Thanh tức Thanh Hóa) hay như đất phương Nam (đất miền Nam)…

Lề : tức lề lối, nguyên tắc, luật tục địa phương, làng bản (hương ước) hay những qui định trong gia tộc (tộc ước); lề lối này giống như các quy phạm pháp luật khác chăng ở đây, những văn bản này lại do địa phương, gia tộc ban hành. Tuy là bất thành văn nhưng nó được tất cả mọi người chấp hành một cách nghiêm túc và triệt để. Bởi vậy mới có câu “Phép vua thua lệ làng” là như vậy.

Thói : những thói quen, tập tục có từ lâu đời kiểu như tục ăn trầu, cướp vợ, cúng kiếng trừ tà, hay đơn giản chỉ là uống rượu vào buổi sáng…


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Hinh_phap/trm%20ch.jpg

Nói “Đất lề - Quê thói” hay “Đất có lề, quê có thói” đại ý là muốn nói cái gì nó cũng có luật định của nó, và tất cả mọi người đều phải triệt để tuân thủ. Ví dụ: Một người con dù có vai vế rất to, địa vị ngoài đời, ngoài XH rất lớn nhưng trong gia đình anh là con thứ, thì cũng phải chấp hành mệnh lệnh của người con trưởng, ông trưởng tộc dù người này tuổi tác chẳng bao nhiêu.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/dong_thuc_vat/h%20.jpg

Một số câu như: Phép vua thua lệ làng, Rừng nào cọp đấy, Nhập gia tùy tục 入 家随 俗, Quá quan vấn tục 过 关 问 俗 (qua cửa khẩu nước nào thì phải tìm hiểu về luật tục của nước đó để có cách ứng xử cho phù hợp)… đêu có ý nghĩa tương tự hoặc dùng để ám chỉ đến việc này là như vậy.

Tp. HCM, ngày 25.11.2014
Võ sư Thiều Ngọc Sơn

thieugia
17-12-2014, 06:02 AM
Hoả hổ bất phân, chí tử bất ngộ !

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/dong_thuc_vat/h%20.jpg

Nguyên văn


火虎不分, 至死不悟

东瓯 (1) 之人谓火为虎, 其称火与虎无别也. 其国无陶冶 (2) 而覆屋以茅, 故多火灾, 国人咸苦之. 海隅 (3) 之贾人适晋, 闻晋国 (4) 有冯妇 (5) 善搏虎, 冯妇所在则其邑无虎, 归以语东瓯君. 东瓯君大喜, 以马十驷 (6), 玉二珏 (7) 文锦十纯 (8), 命贾人为行人 (9), 求冯妇于晋. 冯妇至, 东瓯君命驾 (10), 虚左 (11), 迎之于国门外, 共载而入馆 (12), 于国中为上客. 明日, 市有火, 国人奔告冯妇, 冯妇攘臂 (13) 从国人出, 求虎弗得. 火迫于宫肆 (14), 国人拥冯妇以趋火, 灼而死. 于是贾人以妄得罪, 而冯妇死弗悟.
郁離子

Hán - Việt


HOẢ HỔ BẤT PHÂN, CHÍ TỬ BẤT NGỘ

Đông Âu (1) chi nhân vị hoả vi hổ, kì xưng hoả dữ hổ vô biệt dã. Kì quốc vô đào dã (2) nhi phú ốc dĩ mao, cố đa hoả tai, quốc nhân hàm khổ chi. Hải ngung (3) chi cổ nhân thích Tấn, văn Tấn quốc (4) hữu Phùng Phụ (5) thiện bác hổ, Phùng Phụ sở tại tắc kì ấp vô hổ, quy dĩ ngứ Đông Âu quân. Đông Âu quân đại hỉ, dĩ mã thập tứ (6), ngọc nhị giác (7), văn cẩm thập thuần (8), mệnh cổ nhân vi hành nhân (9), cầu Phùng Phụ vu Tấn. Phùng Phụ chí, Đông Âu quân mệnh giá (10), hư tả (11), nghinh chi vu Tấn quốc môn ngoại, cộng tái nhi nhập quán (12), vu quốc trung vi thượng khách. Minh nhật, thị hữu hoả, quốc nhân bôn cáo Phùng Phụ, Phùng Phụ nhương tí (13) tùng quốc nhân xuất, cầu hổ phất đắc. Hoả bách vu cung tứ (14), quốc nhân ủng Phùng Phụ dĩ xu hoả, chước nhi tử. Vu thị cổ nhân dĩ vọng đắc tội, nhi Phùng Phụ tử phất ngộ.
ÚC LI TỬ

Bản Dịch của nhà dịch thuật Hoàng Chương Hưng


HOẢ VÀ HỔ KHÔNG PHÂN BIỆT ĐƯỢC,
ĐẾN CHẾT VẪN CHƯA RÕ CHUYỆN GÌ

Người ở Đông Âu gọi “hoả” là “hổ”, hai chữ “hoả” và “hổ” họ phát âm không có sự khu biệt. Đất nước của họ không làm gạch ngói, lợp nhà toàn dùng cỏ tranh, nên thường xảy ra hoả tai, người trong nước đều chịu qua nỗi khổ đó. Vùng ven biển có một thương nhân đi sang nước Tấn, nghe nói nước Tấn có một người tên Phùng Phụ giỏi đấu với hổ, nơi nào có Phùng Phụ thì nơi đó không có hổ. Thương nhân đem chuyện đó về báo lại với quốc quân Đông Âu, quốc quân Đông Âu nghe qua vô cùng vui mừng, lấy 10 con ngựa, 2 đôi bạch ngọc, 10 tấm gấm làm lễ vật, sai thương nhân làm sứ giả đến nước Tấn rước Phùng Phụ. Phùng Phụ nhận lời đến, quốc quân Đông Âu sai đánh xe, để trống phía bên trái, đích thân đến ngoài cổng thành nghinh đón, lại cho cùng ngồi một xe tiến vào công quán, khoản đãi vào bậc thượng khách. Ngày hôm sau nơi chợ phát hoả, người trong nước chạy đến báo Phùng Phụ, Phùng Phụ xắn tay áo chạy theo tìm hổ để đấu nhưng tìm không thấy. Lúc bấy giờ lửa bốc sát cung điện quán xá, người trong nước bế thốc Phùng Phụ chạy đến quăng vào đám cháy, Phùng Phụ bị thiêu chết. Thương nhân nọ vì giả dối nên bị tội, nhưng Phùng Phụ đến lúc chết cũng không rõ chuyện gì.

CHÚ GIẢI
(1)- Đông Âu 东瓯: Âu 瓯 là tên gọi khác của Ôn Châu 温州 Triết Giang 浙江.
(2)- Đào dã 陶冶: chế tạo đồ gốm (và rèn kim loại), ở đây chỉ gạch ngói.
(3)- Hải ngung 海隅: ven biển.
(4)- Tấn 晋: tên nước thời Chu, nay tại vùng phía nam của Sơn Tây và Hà Bắc
(5)- Phùng Phụ 冯妇: truyền thuyết là người nước Tấn, giỏi đấu với hổ.
(6)- Tứ 驷: đơn vị để tính số ngựa.
(7)- Giác 珏: chỉ hai miếng ngọc hợp lại với nhau, tức một đôi bạch ngọc.
(8)- Thuần 纯: tấm, đoạn, chỉ lụa
(9)- Hành nhân 行人: gọi chung sứ giả.
(10)- Giá 驾: gọi chung xe của đế vương thời cổ
(11)- Hư tả 虚左: thời cổ cho bên trái là tôn quý, vị trí bên trái bỏ trống để tiếp đãi tân khách gọi là “hư tả”.
(12)- Quán 馆: nơi ở.
(13)- Nhương tí 攘臂: vén tay áo giương tay ra, hình dung tư thế chuẩn bị đấu.
(14)- Cung tứ 宫肆: cung 宫 là nơi ở của đế vương; tứ 肆 là tiệm phố, nơi làm nghề thủ công.

LỜI BÌNH

Do bởi ngôn ngữ bất đồng, “hoả” và “hổ” không phân biệt được, sai một chữ gây ra bi kịch người mất nhà tan, khiến mọi người chê cười. Vì thế, làm việc gì cũng phải nghiêm túc cẩn thận, không được cẩu thả; làm việc qua loa tất nhiên sẽ gây ra trò cười, thậm chí gây ra hoạ lớn.

CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH

ÚC LI TỬ 郁離子: là tác phẩm của Lưu Cơ 刘基 đời Minh, gồm 18 thiên (chương), với 195 tắc, đa phần là ngụ ngôn (181 tắc). Nhìn từ nội dung, trong Úc Li Tử không ít ngụ ngôn ẩn dụ về tình hình chính trị và xã hội cuối đời Nguyên, nói lên những điều không tốt của thế sự lúc bấy giờ, phúng thích nhà cầm quyền xa lánh người hiền tin dùng bọn gian nịnh, bổ dụng bà con thân thích. Còn có không ít những tắc ngụ ngôn nhắm vào sự lạc hậu ngu muội tương đối điển hình, phẩm hạnh thấp kém và hiện tượng nhân luân không hợp của xã hội cuối đời Nguyên. Đồng thời với việc châm biếm khuyên răn, tác phẩm còn vạch rõ thái độ nhân sinh chính xác, cho người đọc sự gợi mở và giáo dục sâu sắc. Có tắc báo cho người đời không nên mất cảnh giác với kẻ địch, có tắc cảnh báo không nên mê tín, cũng có tắc khuyên răn chớ tự cao tự đại, xử lí chính vụ phải nắm được mấu chốt của vấn đề. Toàn sách đề tài phong phú, ngôn ngữ sắc bén, ngụ ý sâu xa. So với những trứ thuật khác của Lưu Cơ, Úc Li Tử càng phản ánh nhiều triết học quan, chính trị quan, kinh tế quan, đạo đức quan, nhân tài quan của ông cùng với thành tựu văn học. Nó cũng phản ánh chủ trương an bang định quốc của ông.


LƯU CƠ 刘基 (1311 – 1375): tự Bá Ôn 伯温, người làng Nam Điền 南田 huyện Thanh Điền 青田 (nay là huyện Văn Thành 文成tỉnh Triết Giang 浙江). Ông là nhà mưu lược quân sự, nhà chính trị và là nhà thơ cuối đời Nguyên đầu đời Minh, thông kinh sử, hiểu thiên văn, tinh binh pháp. Lưu Cơ phò tá Chu Nguyên Chương 朱元璋 hoàn thành nghiệp đế, khai sáng triều Minh, đồng thời ra sức gìn giữ sự ổn định quốc gian nhân đó mà nổi danh khắp thiên hạ. Lưu Cơ được người đời sau xem như Chư Cát lượng 诸葛亮.
Khi mất ông có tên thuỵ là Văn Thành 文成

fangzi
13-03-2015, 03:58 PM
Tìm hiểu thành ngữ "Sở hà, Hán giới"


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Datviet_Namxua/nh%20c.jpg

Thường ngày, mỗi khi có ai đó đánh cờ chúng ta thường vẫn nhìn thấy trên bàn cờ tướng Trung Quốc có dòng chữ Hán gồm 4 chữ nằm ngay giữa bàn cờ. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về 4 chữ này ví như có người cho đó là bốn chữ “Kỳ khai đắc thắng”, có người lại bảo “Hạ thủ bất hoàn”, “Cấm khoan cấm hựu”, có người lại cho rằng đấy chính là “Sờ hà Hán giới”… Vậy rốt cục 4 chữ Hán đó là chữ gì, vì sao lại nằm giữa bàn cờ ? Ý tứ của chúng ra sao ?

Nay, Thieugia xin được nói rõ về vấn đề này như sau:
Trước hết, phải khẳng định bộ môn tượng kỳ (象 棋) hay gọi theo cách của người Việt là “cờ tướng” có nguồn gốc từ TQ, sau đó mới lan sang Việt Nam (hẵng tạm hiểu như thế, còn việc xa xưa hơn nữa ví như trước khi gọi là tượng kỳ người ta gọi nó là gì ? Hay nó có đúng là do người TQ phát minh hay sáng chế ra hay không v.v. thì lại là việc khác, trong phạm vi bài này mình không có bàn đến).

Tượng kỳ là một trò chơi dân gian, một thú tiêu khiển cực kỳ trí tuệ, rất đặc biệt. Tượng kỳ hiện được coi là một di sản văn hóa vô cùng chân quý, và được coi là quốc hồn quốc túy của nhân dân Trung Hoa.

Đối với người Việt, môn tượng kỳ hay còn gọi là cờ tướng cũng rất được coi trọng, kể cả trong đời sống văn hóa và đời sống tinh thần. Chơi cờ tướng là một niềm vui, thú tiêu khiển của rất nhiều người, nếu được đánh cờ nhiều người có thể quên ăn, quên ngủ và thậm chí quên cả vợ con….

Chung quanh cái thú chơi cờ cũng có bao nhiêu chuyện cười ra nước mắt. Tiện đây, TGTVTTL xin kể cho các bạn nghe một chuyện:

Trước kia (những năm đầu thập kỷ tám mươi của thế kỷ trước), khi Thieugia còn ở HN, trong cơ quan của Thieugia có một anh tên Láo… rất ghiền chơi cờ. Một bữa anh Láo được nghỉ nên tranh thủ chở con đi thăm hồ Hoàn Kiếm. Khi hai cha con đang lang thang ở khu vực bờ hồ thì anh phát hiện có mấy ông già đang chơi cờ thế ở ven hồ. Máu cờ nổi lên, anh sà xuống rồi mãi mê tìm cách hóa giải các nước cờ. Đứa con trai thấy bố mê cờ, không được dẫn đi ăn kem như đã hứa cứ léo nhéo giật áo khiến anh rất bực mình… và anh đã nghĩ ra một cách để cho con khỏi quấy bố thực… chẳng giống ai.

Trước tiên, anh lấy bút ghi vào tay con dòng chữ “Tý, con bố Láo khu tập thể Cảnh vệ, 192 Quan Thánh” sau đấy móc cho con 5 hào bảo cầm lấy đi mua kem. Chiều tối, khi về nhà, vợ không thấy con mới hỏi “Con đâu?” Phải đến lúc bấy giờ anh mới tá hỏa vì quả thực là không biết con đi đâu. Sau một hồi ngồi đừ suy tính chợt anh nói với vợ: “Em yên tâm! Tý có công an dẫn con về”. Khoảng 6 h tối, khi anh chị đang hồi hộp thì đúng là có anh công an dẫn cu Tý về thật. Theo anh công an, thấy cháu lang thang và đứng khóc ngoài phố, biết cháu đi lạc lại thấy trên tay cháu có ghi “con bố Láo”, có cả địa chỉ rõ ràng nên dẫn cháu về.

Quay trở lại bàn cờ. Theo quan sát của Thieugia, đại đa số trên bàn cờ tướng thường có khắc 4 chữ bằng tiếng Hán và 4 chữ ấy có nghĩa là “Sở hà Hán giới”. Nguồn gốc của 4 chữ đó có liên quan đến trận chiến được sử ghi là Hán Sở Tranh Hùng và hòa ước Hồng Câu như sau:


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Datviet_Namxua/bn%20c.jpg

Sau khi diệt xong nhà triều đại nhà Tần do Tần Thủy Hoàng đế thành lập vào năm 206 TCN, Hạng Vũ phong cho Lưu Bang ở đất Ba Thục và lập Lưu bang làm Hán Vương cai trị đất Ba, đất Thục và đất Hán Trung đóng đô ở Nam Trịnh. Hạng Vũ tự lập làm Tây Sở Bá Vương, cai trị chín quận, đóng đô ở Bành Thành. Về sau, nhân sự bất mãn của các tướng lĩnh đối với Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ, xã hội Trung Quốc dần dần hình thành hai thái cực, một bên là Hán Vương Lưu Bang và một bên là Hạng Vũ.

Do chiến tranh liên miên, kho tàng cạn kiệt, dân tình khổ sở điêu đứng. Trên chiến trường lại ở thế giằng co… Hạng Vũ bèn nói với Hán vương: "Mấy năm nay thiên hạ khốn khổ chỉ vì hai chúng ta. Bây giờ quyết một trận sống mái để khỏi làm khổ thiên hạ nữa". Hán vương trả lời: "Ta chỉ đấu trí chứ không thèm đấu sức". Hai bên giáp mặt nhau ở khe Quảng Vũ. Hán vương bèn kể 10 tội lớn của Hạng vương, Hạng vương tức giận dùng nỏ bắn trúng Hán vương, Hán vương đeo tên chạy vào Thành Cao. Hai bên giữ vững đất của mình. Mãi đến khi thấy không còn đủ lực lượng để triệt hạ lẫn nhau, hai bên mới chịu giao ước chia đôi thiên hạ: từ Hồng Câu về Tây thuộc Hán, từ Hồng Câu về Đông thuộc Sở.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thanh_Ngu_Co_Su/Dong_chu/tin%20binh%2002.jpg

Từ điển tích trên, người ta hình dung bàn cờ tướng như hai quốc gia Hán và Sở, dòng sông Hồng Câu được coi là ranh giới giữa hai quốc gia nên được đặt ngay chính giữa bàn cờ. Bốn chữ "Sở hà, Hán giới" được viết trên con sông ở giữa bàn cờ tướng… ngày nay nó ở vào một dải phía đông bắc Vinh Dương thuộc tỉnh Hà Nam. Đất này phía bắc lên tới sông Hoàng Hà, phía tây dựa vào núi Mang Sơn, phía đông liền với Bình Nguyên, phía nam tiếp với Tung Sơn. Đó là vùng đất mà binh gia các thời đại ắt phải tranh giành với nhau. Ngày nay trên núi Quảng Vũ ở Vinh Dương vẫn còn lưu di chỉ của hai toà thành cổ đối diện với nhau từ xa. Toà thành phía tây gọi là thành Hán vương, còn toà thành phía đông thì gọi là thành Bá vương.
<><><><><>


MỘT SỐ CÂU CHUYỆN VUI VỀ CỜ TƯỚNG

1. Quan Kỳ Bất Ngữ Chân Quân Tử:
(Xem Cờ Không Nói Mới Là Quân Tử Thật)

Bố đến nhà bạn chơi cờ. Con hớt ha hớt hải chạy sang đứng bên cạnh bố, muốn nói cái gì, nhưng hãm lại. Một lúc sau, nó lại bồn chồn muốn nói, nhưng lại thôi.
Xong ván cờ, bố biết ý con liền hỏi có chuyện gì.
Con: Có. . . có. . . có cháy nhà
Bố: Nhà nào?
Con: Nhà. . . nhà mình.
Bố: Ðồ ngu, nãy giờ mày đứng đây xem cờ, sao không nói sớm?
Con: Bố vẫn thường bảo: Quan kỳ bất ngữ chân quân tử. Làm sao con dám nói?

2. Trùng hợp:

Hai ông bạn đang chơi cờ tướng, bỗng cậu con chạy vào:
- Bố ơi, mất xe rồi!
- Sợ gì, mất xe thì tao đi pháo! Nói rồi tiếp tục gõ quân cờ đánh “Cốp”. . .
Con: !?!


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Nguoi_lang/ng%20chinh%20h.jpg

3. Nói dóc mất tiền:

Hai anh nổi tiếng có tài nói dóc, gặp nhau ở bến sông. Một người giắt một quan tiền vào lưng rồi lặn xuống sông, một lúc ngoi lên bảo người kia:
- Chà chà! Tôi lặn xuống đáy sông gặp hai ông tiên đánh cờ, tôi mon men đến định chầu rìa, thì một ông cho tôi quan tiền này và bảo đi, đừng có quấy rầy. Tôi nghe vậy, vội ngoi lên ngay.
Người kia hỏi:
- Thật thế à? Tôi cũng sẽ lặn xuống may ra kiếm được ít tiền mà tiêu chăng.
Nói rồi nhảy xuống nước. Một chốc anh ta ngoi lên, mặt có vết máu và hổn hển kể lại với anh kia:
- Tôi cũng gặp hai ông tiên đang chơi cờ. Tôi đến bên cạnh chưa kịp mở miệng họ đã quát tướng lên: Xin, xin cái gì? Đã cho thằng trước một quan rồi, lên mà chia nhau. Nói rồi, một ông cầm luôn cái gậy phang thẳng vào mặt tao, chảy cả máu đây này.
Quả là anh hùng tương ngộ. Anh nọ vui lòng xỉa ra năm tiền cho anh ta, chết đắng mà vui vì gặp được kẻ cao thủ.

4. Chơi cờ ở viện tâm thần:

Thanh tra Y tế đến kiểm tra bệnh viện tâm thần. Trong vườn, các bệnh nhân đang chơi cờ. Người thì làm bàn cờ, cứ chống tay chống chân xuống đất và để sỏi lên lưng làm xe, pháo, mã. Người thì nghĩ mình là cái đèn nên trèo lên cây, quắc mắt soi xuống bàn cho mấy người khác chơi. Thấy vậy, thanh tra nói với giám đốc bệnh viện:
- Những người chơi dưới đất thì mặc họ. Nhưng phải bảo mấy người ở trên cây xuống đi, không họ ngã thì rách việc!
Giám đốc nhíu mày băn khoăn:
- Tôi sợ hơi tối. . .
. . . . . Đúng là tâm thần./.

Tp.HCM, ngày 13.3.2015
Thiều Gia biên tầm và giới thiệu

thieugia
04-04-2017, 10:03 AM
Đánh cờ khi đã say thì ối người như thế that.

thanh_long
11-11-2017, 12:09 PM
Nghệ Thuật "Chửi" Của Các Cụ Ta Xưa

Chửi là một nghệ thuật.

Bảo nó là nghệ thuật bởi không phải ai cũng biết chửi, bởi không phải ai cũng chửi được và cũng không phải ai "chửi" mà thiên hạ lại... thích nghe v.v.

Ấy là chưa tính chửi thì phải chửi sao cho có văn hóa (văn minh), chửi sao cho khéo và đặc biệt nhất là "réo" sao mà không bị ăn đòn hà hà... Làm được như thế, hỏi nước ta nay được mấy người ?

Tôi may mắn lớn lên trong một vùng nông thôn Bắc Trung Bộ, một miền quê êm ả, có cái tên kêu là xã Đông Văn (Đông Sơn, Thanh Hóa). Tôi sống và lớn lên ngoài cái thanh âm êm ả của vùng quê chiêm trũng, còn có cả tiếng thì thầm hằng đêm kể truyện Phạm Tải Ngọc Hoa, Sự tích bánh trưng bánh dầy, Chàng Sọ Dừa, truyện Ông Nưa ông Vồm, Tống Chân Cúc Hoa, Hòn vọng phu... của bà Ngoại; tiếng lẩy Kiều, tiếng hò đối của bà cố Hà Hòa (nhà ngay phía sau nhà tôi) vào những đêm trăng sáng; tiếng ru hời của Mẹ... và đặc biệt là tiếng "chửi" rất bài bản, rất hay, rất trôi chảy, thanh thoát của bà Vinh Thắng (nhà ở phía trước nhà tôi, đối diện với nhà của nick Cơ Trưởng TâM).

Không chỉ tôi mà gần như cả làng đều mê, đều thích cái điệu chửi "mất gà" của bà Vinh Thắng. Bà chửi mất gà mà như hát hay, nó hay ở cái chỗ giống như ca cổ, giọng bà cũng khi lên khi xuống, lúc bổng lúc trầm và tuy là "mất" của nhưng giọng nghe không quá đau buồn, bi lụy. Đặc biệt là những từ tục, những từ mà nếu viết ra sợ các bạn bịt mắt ý, được bà "xử lý" một cách điêu luyện, lúc thì bà để lưỡi đè sát lên hàm ếch phía trên, khi thì đè ngay ở hàm răng phía dưới... thành thử mấy từ có vần "ồn", được bà "xử lý" một cách khéo léo, đầy tính nghệ thuật nên khi chạy qua miệng bà, nghe nó mới thú vị... làm sao.

Thôi, lan man quá, quay lại vấn đề chính nhá. Cụ thể bài bà hay chửi mà tôi cố gắng nhớ lại như lày:


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tao_lao/Tao_lao/Chi-.jpg

Làng trên xóm dưới, bên sau bên trước, bên ngược bên xuôi... nghe tôi nói đơi !

Tôi có con gà mái xám nó sắp nhảy ổ, nó lạc ban sáng, mà thằng nào con nào, đứa ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại, nó dang tay mặt, nó đặt tay trái, mó bắt mất của tôi. Tiên sư đứa nào, khôn thì bay buông tha thả nó ra, không tôi chửi cho đơới !

Chửi nhá, nghe nhá... nghe bà chửi đơi !

Chém cha đứa mô, con mô bắt gà nhà bà nhá !

Chiều hôm qua, bà cho nó ăn nó hãy còn, sáng hôm nay con bà gọi nó hẵng còn thưa, xê xế lúc trưa tau nhìn nó còn đứng đấy thế mà bây chừ lại không thấy là răng ?

Mi muốn sống mà ở với chồng với con mi, thì buông tha thả nó ra, cho nó về nhà bà. Nhược bằng mi chấp chiếm, thì bà đào mã thằng tam tứ đại nhà mày ra, bà khai bật săng thằng ngũ đại lục đại nhà mày lên.

Nó ở nhà bà, nó là con công con phượng. Nó về nhà mày, nó biến thành cú thành cáo, thành thần nanh mỏ đỏ, nó mổ chồng mổ con, mổ cả cha cả mẹ mổ cả cái mồ mả tam đại nhà mày...

Ới cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia ! Mày mà giết gà nhà bà thì một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba. Mày xuống âm phủ thì quỷ sứ thần linh nó rút ruột ra.

Ơi cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia…

Bay bắt gà của bà về rồi thì bay đổ nước ao, bay xào nước giếng, bay ăn một miếng, bay lại khen ngon... bà còn cái *ồn có ăn sang bắt !

Ơi cái thằng chết đâm, ơi cái con chết xỉa kia ới !

Há Há... nhớ có nấy thôi, hết rùi hjhj. Ai nhớ thì kể nốt héng !

Tp.HCM, ngày 05.11.2017
✍️Shaolaojia✍️

doancongtu
25-12-2017, 09:41 AM
Đừng tham lợi nhỏ


Người xưa thường nói: “Trong miếng mồi ngon tất có con cá chết”. Lời nói đó vô cùng đúng, nhất là trong xã hội hiện nay, khi có nhiều bậc cha mẹ luôn không ngừng lấy tiền của ra “chiêu đãi” con cái rồi cho đó mới là thương yêu. Nhưng mấy ai biết rằng, chính sự thương yêu lầm lạc ấy mang lại tai hại nhiều hơn là lợi ích.

Nếu con cái từ nhỏ đến lớn chỉ biết sống trong nhung lụa, chưa bao giờ phải bươn chải ngoài đời, rồi đến một ngày khi cha mẹ không còn nữa, liệu có ai dám chắc chắn rằng con mình sẽ sống mà không khổ. Chi bằng hãy học cách dạy con, để chúng tập tành dần với những bài học cuộc đời và rút ra kinh nghiệm cho bản thân, cũng như hình thành đạo đức, nhân cách sống tốt đẹp.

Thời Xuân Thu Chiến quốc, Tôn Thúc Ngao làm lệnh doãn nước Sở lập nhiều công lao. Ông từng điều động người dân tháo nước sông Kỳ Tư tưới ấp Vu Lâu, tạo nên Kỳ Tư Bi, công trình thủy lợi dạng kênh ngòi đầu tiên được sử sách ghi nhận. Tôn Thúc Ngao cũng là người phù tá Sở Trang vương đánh bại quân Tấn ở đất Bật, hoàn thành nghiệp lớn.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thanh_Ngu_Co_Su/Co_su/Tn-Thc-Ngao.jpg
Tôn Thúc Ngao di tượng

Khi làm quan, Tôn Thúc Ngao đã thi hành nhiều chính sách giáo hóa, khiến cho trên dưới hòa hợp, phong tục tốt đẹp, giảm nhẹ hình phạt, quan lại không tham nhũng, giặc cướp không nổi lên, thu đông khuyên dân cày cấy, xuân hạ chài lưới. Nhờ những chính sách của Tôn Thúc Ngao mà dân chúng sinh hoạt an vui, nước Sở trở nên giàu mạnh.

Lúc Tôn Thúc Ngao sắp chết, ông gọi các con lại dặn dò: “Sở vương đã nhiều lần tỏ ý muốn ban cho cha những chỗ ruộng đất phì nhiêu nhưng cha không nhận. Khi cha chết đi, thế nào Sở Vương cũng ban cho các con, nhất định không được nhận lấy. Nếu quá ép buộc, các con hãy xin Sở Vương ban cho mảnh đất Tẩm Khâu. Nơi đó là đất khô cằn hoang sơ, lại nằm giữa biên giới Sở – Việt nên chẳng ai thèm dòm ngó đến. Người Sở vốn mê tín dị đoan, còn người Việt thì nhút nhát sợ tai hoạ, vì thế đều ghét bỏ đất ấy. Các con giữ mảnh đất này thì sẽ không còn ai tranh chấp nữa, như thế sẽ giữ được đất phong hoá khô cằn lâu dài hơn là nhận chỗ đất màu mỡ.”

Khi Tôn Thúc Ngao qua đời, quả nhiên Sở Vương đề nghị ban phong cho các con của ông những chỗ đất vô cùng trù phú,màu mỡ. Các con của Ngôn Thúc Ngao nhớ lời cha dặn, nhất quyết chỉ xin đất Tẩm Khâu, quả nhiên truyền đời được rất lâu, không ai nhìn ngó hoặc tranh giành gì cả.

Tôn Thúc Ngao dạy con biết nhìn xa trông rộng, không nên chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà bỏ qua sự bền bỉ lâu dài. Hơn nữa, phẩm chất thanh liêm mà ông ngầm hướng dẫn các con cũng là một điều cao quý. Tôn Thúc Ngao chính là tấm gương về sự tài trí thanh bạch mà các bậc phụ huynh cần học hỏi.

Sưu tầm