PDA

View Full Version : “Đêm năm canh, ngày sáu khắc” và câu chuyện Tiến Sỹ Giấy thời A-gù



taothao
10-01-2014, 10:11 AM
Mất ngủ mấy đêm liền, lang thang trên Internet tự dưng tìm thấy câu chuyện hay hay, ngẫm thấy khá thú vị và giầu tính nhân văn nên đăng lên đây để mọi người thưởng thức cho đỡ mất ngủ.

--------


Phần 1: Trí Thức Vườn và Tiến Sỹ Giấy thời A-Gù

Cách nay mấy ngày, nhân dịp đàm đạo với một vài Trí thức Vườn, có ông tên Bút Bi đem câu thơ ra đố, miệng ông ngâm nga thánh thót:


Đêm năm canh nhìn xem mặt nguyệt
Ngày sáu khắc từ biệt bôn hành
Một mình thơ thẩn rừng xanh
Không lòng ham thích hư danh ra vào
Dời chân cụm liễu non cao
Đố chung thiên hạ làm sao biết nhà.

Là con gì?

Quả là một câu đố bằng thể thơ Song Thất Lục Bát tuyệt hay, nhưng khó quá. Các Trí Thức Vườn miệng lẩm nhẩm bài thơ, nghĩ vắt óc mà chẳng thể tìm ra được câu trả lời. Mà cũng chẳng sao, giải trí thư giãn đầu óc lúc nông nhàn nên có tìm ra được đáp án hay không cũng chẳng màng.

Cơ mà sự đời không đơn giản như thế, có ông tên Bút Mực tức tối vì không tìm ra được câu trả lời cho câu đố hóc búa nêu trên – ông này ngay lập tức đố lại: đố các ông biết “Đêm năm canh, ngày sáu khắc” nghĩa nà nàm thao?

Hớ hớ hớ, khổ thân Bút Lông Gà tôi – đầu óc quay cuồng, tim đập chân run – thầm thấy tủi thân vì kém trí ông Bút Bi, Bút Mực quá xá. Thôi thì đành phận kém trí nhưng không thể cam tâm kém tài, Bút Lông Gà le te lén lút dùng Ai-Fôn Tám-ét đăng nhập mạng in-tờ-lét hỏi giáo sư Gúc-gờ. Sau vài giây, giáo sư giới thiệu cho một ông Tiến Sỹ chuyên ngành Văn Hóa – ông Tiến Sỹ này cũng có những lý giải về “đêm năm canh, ngày sáu khắc” – cách ông lý giải tuy quá ngắn gọn nhưng lại rất súc tích. Bút Lông Gà mừng quýnh, có được đáp án của một ông Tiến Sỹ Văn Hóa thì sai làm sao được. Cũng được giáo sư Gúc-gờ cho biết, ông Tiến Sỹ này là người “văn võ song toàn”, kiến văn quảng bác, thông kim bác cổ, danh nổi như cồn…ai ai cũng nghe danh. Ông Tiến Sỹ này cũng có một thú chơi rất tao nhã: đó là ông thích sưu tập các loại tranh Đông Hồ nổi tiếng, trong thư phòng của ông các bức tranh Đông Hồ được treo kín “bốn bức tường”. Quả thật là hiếm thấy người nào văn võ song toàn mà lại thanh tao như vậy.


http://media.vietq.vn/files/vietq/2013/03/31/nguoi-the-nao-moi-xung-dang-la-tien-si_1.jpg

Bút Lông Gà hí hửng, miệng bô bô nói với mấy ông bạn (bi bô nguyên văn lời của ông Tiến Sỹ Văn Hóa đã đăng tải trên in-tờ-lét):


- Xưa: Ban đêm có 5 canh. Ban đêm tính từ 19 giờ tối đến 5 giờ sáng, chia làm 5 canh. Thời gian của mỗi canh tương đương 2 giờ đồng hồ tính theo ngày nay.

- Xưa: Ban ngày có 6 khắc. Ban ngày được tính từ 5 giờ sáng cho đến 19 giờ tối, chia làm 6 khắc. Cho nên mỗi khắc có thời gian là 2 giờ 20 phút tình theo thời gian ngày nay.

- Ví như, Giờ ngọ hay 3 khắc (hoặc khắc 3) đều là 12 giờ trưa.

Úi zùi ui…, một tràng cười té ghế vang lên từng chặp, Bút Lông Gà chỉ biết tròn mắt nhìn mấy ông Bút kia đang cười ngặt ngẽo, nước mắt chảy ròng ròng theo từng nhịp cười thánh thót. Bút Lông Gà tai ù đặc, miệng ú ớ, người thẫn thờ - bên tai vẫn văng vẳng lời nói của ông Bút Mực – ông bạn của tôi về mà học nại nớp muột đi nhá, há há há…

Bút Lông Gà sau một hồi choáng váng liền lấy lại tinh thần, cãi lại: các ông cười cái gì mà cười, có mà cười hở mười cái răng í, đáp án của tôi vừa nêu tôi cóp-pi nguyên văn của một ông Tiến Sỹ Văn Hóa hẳn hoi đấy nhá, làm sao mà sai được.

Hai ông Bút Bi, Bút Mực tranh nhau nói: khổ thân ông bạn của tôi, chắc ông bạn đụng nhầm cái đám Tiến Sỹ Giấy rồi đó, hoặc có thể đó là đám “lưu manh giả danh trí thức” cũng nên. Mà ông cũng tệ, “không biết thì nói là không biết, biết thì nói là biết” sao lại đi nói bừa bãi ẩu tả như vậy. Đã thế, lại nói theo cái kiểu cộc lốc, chẳng ra đầu ra đũa gì cả: nào là “xưa”, nào là “ví như”, nào là “khắc 3” với chả “3 khắc”… há há há…

Đến đây, Bút Lông Gà mặt mũi trắng bệch, miệng không thốt nên nhời.



(Đón đọc Phần 2: Sự nổi giận của Bút Lông Gà)

taothao
10-01-2014, 12:36 PM
.

Phần 2: Sự nổi giận của Bút Lông Gà

Bút Lông Gà ức lắm, về lục tung mớ sách cũ mốc meo treo trên gác bếp đã lâu ngày không sờ tới. Lông Gà quyết chí tìm cho ra “chân ní” cho thỏa nỗi căm hờn. Thấy một số sách ghi:


Theo “Hoa Việt từ điển”, Khổng Lạc Long, ghi: Khắc – thời gian 15 phút.

Theo “Sổ tay người học tiếng Hoa”, Trương Văn Giới-Lê Khắc Kiều Lục, ghi: Khắc-15 phút.

Theo “Lịch và Lịch Việt Nam”, học giả Hoàng Xuân Hãn, ghi: “ Theo lịch Á Đông xưa, Khắc có nghĩa là 1 phần 100 của ngày, tức là 14 phút 24 giây. Gốc của danh từ này này là cái thẻ mang nét khắc trỏ giờ và khắc được đặt nổi trên mặt nước của thùng nước dưới của đồng hồ”.

Theo “Việt Nam tân từ điển”, Thanh Nghị, ghi: Khắc – một phần tư giờ, 15 phút.

Theo “Từ Điển Hán Việt”, Lạc Việt , ghi: Khắc-thời gian 15 phút.


Bút Lông Gà sững người: thôi chết tôi rồi, ai cũng nói “Khắc-tương đương 15 phút”, trời xui đất khiến thế nào mà mình lại bị thằng Tiến Sỹ Giấy nó xui dại rồi đi bi bô với mấy ông Bút đồng liêu là “khắc-tương đương 2 giờ 20 phút”. Đúng là ngu quá đi mất thôi, ngu quá đi mất thôi.

Bút Lông Gà bỗng nhớ ra ông hàng xóm gần nhà, ông này tên là Bút Chì, làm nghề Tiều Phu và cũng là người hiểu biết. Bút Lông Gà liền sang nhà ông Bút Chì để thỉnh giáo.

Nghe Bút Lông Gà thuật lại sự tình, ông Bút Chì chỉ tủm tỉm cười. Chừng hết ba tuần trà, ông Bút Chì chậm rãi nói: tôi chỉ là kẻ Tiều Phu nơi thôn dã, kiến thức chữ nghĩa cũng chẳng được bao lăm, nhưng theo thiển ý của tôi thì:


– “Theo lịch pháp Á Đông ngày xưa, mỗi năm có 12 tháng, mỗi ngày có 12 thời thần (tức 12 giờ tính theo địa chi như giờ tý, sửu… mỗi giờ tương đương 2 tiếng), mỗi một thời thần ( như Tý thời, Sửu thời tức giờ Tý, giờ Sửu…) được chia làm 8 khắc, lại phân ra 4 khắc thượng và 4 khắc hạ. 1 khắc bằng 15 phút. Như vậy “khắc” là đơn vị dùng để tính thời gian (ngắn), cụ thể là 15’. Và nếu nói “Khắc” là 2 tiếng 20 phút như vị Tiến sĩ Giấy kia là không ổn.

- Về vấn đề “Ngọ 3 khắc là gì”? Theo cách tính Can Chi, giờ Ngọ được người xưa qui định là từ 11h00 trưa cho đến 13h00 chiều (theo giờ hiện đại). Chính Ngọ tức đúng 12 giờ. Ngọ 3 khắc tức 12h45 (chú ý đây là giờ Ngọ Hạ chứ không phải Ngọ Thượng). Như vậy trả lời như ông Tiến Sĩ Văn Hóa rằng giờ Ngọ 3 khắc là 12 giờ là không chuẩn.

- Ngoài ra, dưới góc độ tâm linh trong dân gian ta còn có tục làm gì cũng cứ phải “Quá Ngọ” một tí mới làm, phần vì thời tiết mỗi mùa mỗi khác Ví như mùa Hạ 12h00 mặt trời đứng bóng nhưng sang Đông, Thu 12h có khi mặt trời vẫn chưa đứng trên đỉnh đầu, chưa đứng bóng (vì xưa thường dùng các cây cột, hay ngó ánh mặt trời để định vị tính toán thời gian); phần vì sợ sai chưa đến đúng Ngọ chẳng hạn… do vậy chắc ăn nhất là đến Ngọ 3 khắc hẵng làm. Vậy tại sao lại không để đến Ngọ Thời Tư Khắc được vì như thế đã chuyển sang giờ Mùi (13h00 – 15h00) mất rồi.

Bút Lông Gà nghe xong mắt sáng rực, thấy như trút được gánh nặng ngàn cân đang đè nặng trong tâm khảm. Lông Gà liền tặng ông Bút Chì mấy cái bút lông (do chính tay ông khổ công tạo tác) coi như là cảm tạ tấm lòng tri ân.

Về đến nhà, nhìn thấy cái Ai-fôn Tám-ét nằm chình ình trên bàn, trong ông lại trào dâng một cảm xúc khó tả: xấu hổ, tủi thân, giận dữ… Ông thấy xấu hổ vì kiến thức mình nông cạn; ông tủi thân vì bị bạn chê cười; ông giận dữ vì cái thằng cha Tiến Sỹ văn hóa yêu tranh Đông Hồ rởm đời kia mà thanh danh Trí Thức Vườn của ông gây dựng bao năm nay bị hoen ố. Từ rày về sau, làm sao dám vác cái mặt mo ra đường để giao lưu với mấy ông đồng liêu họ Bút? Đúng là “bôi gio trát trấu” vào mặt mà !


http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTycQwQ-R_y7LrCCL44iFdneZlf8Qn0zRACEBjtiXkYU3q1PfInOg

Tranh Đông Hồ treo kín bốn bức tường...


Giận quá, Bút Lông Gà On-nai Fây-bút và viết lên tường (Wall) của mình dòng sờ-tây-tút cho hả giận:


“ Gửi ông Tiến Sỹ Giấy: ông có thể là người yêu văn hóa và yêu tranh Đông Hồ - điều đó thật đáng quý và đáng trân trọng, nhưng với học vị Tiến Sỹ mà kiến thức của ông thiếu chiều sâu không bằng người Tiều Phu như vậy thì thật đáng buồn. Thánh Nhân đã nói – “biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết” – thật chí lý. Với tư cách là Tiến Sỹ, ông không biết chắc chắn điều gì thì đừng có phát biểu tùm lum quàng xiên quàng xẹo như vậy, không thì cũng giống như Bút Lông Gà tôi – thiên hạ chửi cho là Rởm.”



Sưu tầm-Nguồn: Internet

nhan_voky
10-01-2014, 04:15 PM
Theo mình biết "khắc" là đơn vị dùng để tính thời gian. mỗi khắc được qui đổi bằng 15 phút (so với giờ hiện đại).

doancongtu
11-01-2014, 04:43 AM
một ông Tiến Sỹ chuyên ngành Văn Hóa – ông Tiến Sỹ này cũng có những lý giải về “đêm năm canh, ngày sáu khắc” – cách ông lý giải tuy quá ngắn gọn nhưng lại rất súc tích. Bút Lông Gà mừng quýnh, có được đáp án của một ông Tiến Sỹ Văn Hóa thì sai làm sao được. Cũng được giáo sư Gúc-gờ cho biết, ông Tiến Sỹ này là người “văn võ song toàn”, kiến văn quảng bác, thông kim bác cổ, danh nổi như cồn…ai ai cũng nghe danh. Ông Tiến Sỹ này cũng có một thú chơi rất tao nhã: đó là ông thích sưu tập các loại tranh Đông Hồ nổi tiếng, trong thư phòng của ông các bức tranh Đông Hồ được treo kín “bốn bức tường”. Quả thật là hiếm thấy người nào văn võ song toàn mà lại thanh tao như vậy.

Bút Lông Gà hí hửng, miệng bô bô nói với mấy ông bạn (bi bô nguyên văn lời của ông Tiến Sỹ Văn Hóa đã đăng tải trên in-tờ-lét):

- Xưa: Ban đêm có 5 canh. Ban đêm tính từ 19 giờ tối đến 5 giờ sáng, chia làm 5 canh. Thời gian của mỗi canh tương đương 2 giờ đồng hồ tính theo ngày nay.

- Xưa: Ban ngày có 6 khắc. Ban ngày được tính từ 5 giờ sáng cho đến 19 giờ tối, chia làm 6 khắc. Cho nên mỗi khắc có thời gian là 2 giờ 20 phút tình theo thời gian ngày nay.

- Ví như, Giờ ngọ hay 3 khắc (hoặc khắc 3) đều là 12 giờ trưa.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/anhminhoa/dsc02371.jpg
Dụng cụ tính thời gian tại đài quan sát thiên văn của nhà Thanh Trung Quốc


Bút Lông Gà sững người: thôi chết tôi rồi, ai cũng nói “Khắc-tương đương 15 phút”, trời xui đất khiến thế nào mà mình lại bị thằng Tiến Sỹ Giấy nó xui dại rồi đi bi bô với mấy ông Bút đồng liêu là “khắc-tương đương 2 giờ 20 phút”. Đúng là ngu quá đi mất thôi, ngu quá đi mất thôi.


Đúng là Tiến sĩ giấy, loại Tiến sĩ này trong xh hiện nay đầy. Theo tui biết cứ bỏ ra ít tiền là có ngay cái danh "Tiến sĩ" ấy mà.

taothao
11-01-2014, 09:13 AM
...nhìn thấy cái Ai-fôn Tám-ét nằm chình ình trên bàn, trong ông lại trào dâng một cảm xúc khó tả: xấu hổ, tủi thân, giận dữ… Ông thấy xấu hổ vì kiến thức mình nông cạn; ông tủi thân vì bị bạn chê cười; ông giận dữ vì cái thằng cha Tiến Sỹ văn hóa yêu tranh Đông Hồ rởm đời kia mà thanh danh Trí Thức Vườn của ông gây dựng bao năm nay bị hoen ố. Từ rày về sau, làm sao dám vác cái mặt mo ra đường để giao lưu với mấy ông đồng liêu họ Bút? Đúng là “bôi gio trát trấu” vào mặt mà !

Ông Bút Lông Gà này đúng là dại dột, xài đến Iphone 8S mà còn không tỉnh táo nên mới bị cái danh Tiến Sỹ nó lừa cho đến thân bại danh liệt, làm trò cười cho thế gian. Thành thử Trí Thức Vườn bị Trí Thức Rởm nó "lòe" cho một vố đau, thấy Vàng Mã mà lại cứ tưởng Vàng thật.

Dù là Vườn cũng là mang danh Trí Thức, thế mà lại bị mấy cái loại Trí Ngủ nó làm cho mờ mắt, kể cũng đau.

nha_que
11-01-2014, 05:04 PM
Xưa tới giờ em chỉ nghe đêm 5 canh chứ chẳng nghe nói đến 6 khắc bao giờ. Chắc tại em ít hóng hớt chăng... hihi. Em vẫn nghe người ta hát đêm 5 canh nhưng cũng chẳng biết canh được tính như thế nào, nay mới biết.

bach_ho
11-01-2014, 09:59 PM
Ồ... nếu nói rằng một khắc là 2h20' vậy giờ ngọ 3 khắc sẽ là 12 + 7 = 19. Vậy giờ ngọ 3 khác là lúc 7h tối chăng ? Bảy giờ tối mà là giờ ngọ thì lạ nhỉ :)

bach_ho
11-01-2014, 10:01 PM
Xin hỏi vị tiến sĩ này là ai, dạy trường nào thế ?

taothao
13-01-2014, 12:24 PM
Xin hỏi vị tiến sĩ này là ai, dạy trường nào thế ?

Ồ, để mình hỏi ông Bút Lông Gà xem ổng có tiết lộ gì không. Nếu mà khó quá thì nhờ ông Bói Dạo Vỉa Hè xủ cho một quẻ xem thế nào.

taothao
14-01-2014, 01:53 PM
Mình có nhắn tin hỏi Bút Lông Gà về danh tánh của vị Tiến Sỹ Giấy trong bài viết. Bút Lông Gà kín như bưng và không tiết lộ cụ thể. Chỉ trả lời mình bằng một tấm hình và một bài thơ của cụ Nguyễn Khuyến - bài thơ có tên là "Vịnh Tiến Sỹ Giấy". Bút Lông Gà đánh đố thế này thì đúng là pótay thiệt :




http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTEcz4GBDhy3solldLkcXB4URWdpJMSO qIs7JHhUOCh1g2GiWvN

I

Rõ chú hoa man (1) khéo vẽ trò,
Bỡn ông mà lại dứ thằng cu.
Mày râu mặt đó chừng bao tuổi,
Giấy má nhà bay đáng mấy xu?
Bán tiếng mua danh thây lũ trẻ,
Bảng vàng bia đá vẫn nghìn thu.
Hỏi ai muốn ước cho con cháu,
Nghĩ lại đời xưa mấy kiếp tu.

II

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai.
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, (2)
Nét son điểm rõ mặt văn khôi. (3)
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh thế mới hời! (4)
Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!


Chú giải:

1. Hoa man: người thợ làm nghề hàng mã.
2. Giáp bảng: bảng đề tên từ học vị tiến sĩ trở lên.
3. Văn khôi: đầu làng văn. ở đây chỉ người có đỗ đạt cao.
4. Hời: giá rẻ.



Có ai giải mã được ý nghĩa tấm hình và bài thơ trên được không nhỉ ?

trai_xu_doai
14-01-2014, 03:02 PM
Tranh Đông Hồ và bài thơ vịnh tiến sĩ giấy Đông Hồ... chắc là của vị tiến sĩ nào người làng Đông Hồ thuộc Thuận Thành, Bắc Ninh chăng ?

taothao
16-01-2014, 01:22 PM
Cũng khó tìm đáp án thiệt. Hình như là có một số điểm mấu chốt:


http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTEcz4GBDhy3solldLkcXB4URWdpJMSO qIs7JHhUOCh1g2GiWvN

- Tiến Sĩ giấy
- Làng Đông Hồ
- Tranh treo kín tường
- Văn hóa Việt Nam
- Con gà Trống

.....

bach_djen
18-01-2014, 04:58 PM
Đúng là Tiến sĩ bò, đầu bò. Tiến sĩ "điên", Tiến sĩ... ^^!

Nghe này:
- 1 Khắc bằng 1 vạch, 1 vạch bằng 1 canh, 1 canh cũng bằng 1 thời thần (hay còn gọi là thời thìn như Mão thời, Dậu thời...), và điều quan trọng nhất tất tần tật từ canh, khắc hay vạch... đều bằng 2 giờ đồng hồ, tức 120 phút.

Xưa kia ban đêm thường có đám tuần đinh đi gõ mõ báo giờ (cứ 2g đi báo một lần) vậy nên mới gọi giờ ban đêm là canh (tuần canh, điếm canh, sự thay đổi). Ban ngày không có tuần đinh nên không gọi bằng canh mà gọi bằng "vạch". Trước kia vốn gọi như thế nhưng về sau thấy nó đồng nghĩa với một số từ như vạch quần, vạch áo, vạch cu, vạch đít, vạch ^^ồn... nghe nó khiếm nhã, không lọt lỗ nhĩ, chói tai, bất tiện nên ^^^ éo gọi như vậy nữa mà chuyển sang gọi bằng "khắc". Đcm, đúng chưa Tiến sĩ ^^ ồn ?

- 1 khắc bằng 120' tức bằng một canh chỉ được dùng trong phạm vi khi nói đến đêm và ngày. Khi có người hỏi "Ban ngày có mấy giờ ? " thì người ta sẽ trả lời có "6 khắc" chứ không có ai nói có 6 vạch hay 6 canh. Và đương nhiên mỗi khắc chỉ có 120 phút chứ không phải là 140 phút như Tiến sĩ ^^ ồn nào đó đã trả lời. Còn vì sao như thế thì tự tìm hiểu lấy, anh không tiện trả lời.

- Ở ta ngay đứa học lớp mầm cũng biết một ngày có 24 tiếng. Học đến lớp 4 ắt sẽ biết đêm có 5 canh, mỗi canh 2 tiếng ắt chúng sẽ biết vị chi đêm có 10 tiếng đồng hồ. Đêm 10 tiếng vậy ngày mấy tiếng ???? ... chắc đéo cần tính, éo cần bấm ngón tay đám lớp 4, 5 nó cũng trả lời được.

Vấn đề đặt ra là vì sao "cổ nhân" lại nói như thế? Vì sao ban ngày lại chỉ có thế thôi tức có 6 khắc (mà lẽ ra nó phải là 7 mới đúng). Đấy, mấu chốt là ở chỗ ấy đấy Tiến sĩ "bò" ạ.

Một vấn đề nữa tuy không hỏi nhưng cũng phải động não ấy là: Nếu nói 1 khắc bằng 2h 20 phút. Vậy chẳng nhẽ giờ Ngọ 3 khắc (Ngọ thời tam khắc) lại là 19 giờ tối à ?! Đcm, đúng là đồ thối ^^ ồn, chẳng nhẽ giờ Ngọ khắc 2 lại là lúc tan tầm và Tí 3 khắc lại là vào lúc 7h00 sáng... Rõ thối.

Tưởng thế nào mới hỏi chứ hỏi mà trả lời thế khác đéo gì vạch ^^ ồn ra hỏi.

taothao
18-01-2014, 05:56 PM
À, thì ra là vậy - đúng như bach_djen đã nói ở phần trên. Qua bài viết mình hiểu nôm na thế này:

Canh và Khắc: Khắc là nói đến giờ ban ngày (trời còn sáng), Canh là nói đến giờ ban tối (trời đã tối). Phần nào đó cũng gần tương tự như cách nói về giờ trong ngày của Âu Mỹ: chia giờ trong ngày thành hai phần - A.M và P.M (Tiếng Anh: After Midnight - Past Midday // Gốc tiếng Latin: Ante Meridem - Post Meridem).

Ông Tiến Sĩ Giấy - TS "văn hóa rởm đời yêu tranh Đông Hồ" - chắc không hiểu tường tận vấn đề "Đêm năm canh, ngày sáu khắc" nên ngay lập tức... ông đã Nổ và tự sướng ... bằng một phép toán Tiểu Học, theo một phản xạ rất tự nhiên và đầy chất ngây thơ về mặt học thuật: lấy số giờ ban ngày chia cho 6 Khắc ta được mỗi Khắc tương ứng với 2h20' (140 phút).

Trời ạ, Thánh thật, làm Toán bậc Tiểu Học quá giỏi.

nhan_voky
18-02-2014, 11:30 AM
À ! Đây chính bài viết, bài trả lời của Tiến sĩ Văn Hóa, võ xu Hồ Tường được đăng trên facebook Hồ Văn Tường đấy mà. Đúng thiệt là tiến sĩ giấy !? Đến khổ cho cụ Hồ Tường. Vụ con gà cũng tổ năm ngoái năm kia còn chưa nguôi, nay lại dính cái vụ này ! Người ta bảo ếch chết tại miệng là thế, biết thì nói, không biết thì im bố nó cái mồm thì ai biết đó là đâu, đã già lú lẫn còn bày đặt háo danh.


https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/t1/1900167_268987193263610_793026502_n.jpg
Ảnh đăng trên face của Tiến xĩ, vỏ xu Hồ Tường

A há... há !
Mà cụ Hồ Tường còn là sư phụ của thầy Thiều nữa... he he. Mà thầy Thiều ơi, thầy biết vụ này chưa và thầy nghĩ sao nhỉ ?

thieugia
21-02-2014, 04:11 PM
A há... há !
Mà cụ Hồ Tường còn là sư phụ của thầy Thiều nữa... he he. Mà thầy Thiều ơi, thầy biết vụ này chưa và thầy nghĩ sao nhỉ ?


Thieugia: Nhan_voky, việc thầy Tường trả lời về năm canh sáu khắc không liên quan đến Thiều gia, vì đấy là quan điểm của mỗi người. Còn việc bạn hỏi tôi nghĩ sao về vấn đề này thì đây là quan điểm của tôi:

1. Để hiểu thế nào là “đêm năm canh, ngày sáu khắc” ?

Trước tiên chúng ta cần phải tìm hiểu thế nào là “canh”, thế nào là “khắc”. Theo Thiều gia biết thì “canh” hay “khắc” là đơn vị dùng để chỉ thời gian xưa.

Đêm 5 Canh

“Canh” : Gọi là CANH là vì xưa mỗi làng xóm, phường thị đều có các điếm canh phòng với mục đích bảo vệ và phòng ngừa các sự bất thường như thiên tai, địch họa, trộm cướp… và báo giờ để vợ chồng mới cưới biết mà đi ngủ, hoặc dậy sớm để đi tập thể dục dưỡng sinh, tập võ, tập thái cực quyền… he he. Và cứ 2 giờ đồng hồ thì đám tuần đinh có nhiệm vụ “canh” phòng này sẽ đi gõ mõ, đánh trống báo cho mọi người biết giờ để trù tính việc nông trang… Chữ Canh có nguồn gốc như thế.

Đêm 5 canh: được tính từ giờ Tuất (19h00-21h00) là canh MỘT; canh HAI là giờ Hợi (từ 21h00-23h00); canh BA hay còn gọi là “dạ bán” tức nửa đêm là giờ TÝ được tính từ 23h00-1h00 đây cũng là thời điểm giao thời của ngày cũ và ngày hôm sau. Ta hay nghe các cụ nói câu “tam canh bán dạ - 三更半夜” tức “canh ba nửa đêm” là như thế.

“Khắc” 刻 : là đơn vị dùng để tính thời gian của người Trung Quốc và người Việt Nam ta khi xưa.

Ngày xưa, khi khoa học chưa phát triển để tính thời gian thì người ta căn cứ vào mặt trời (lên cao thấp, nóng lạnh), vào bóng chiếu của mặt trời làm căn cứ để tính thời gian. Đầu tiên người ta dựng cây cọc để làm chuẩn và họ phát hiện ra rằng mỗi một ngày đêm tương đương với 12 vạch kẽ (tức khắc) và mỗi khắc tương đương 120 phút tính theo giờ hiện nay. Về sau khi XH phát triển thì người ta đã biết dùng nước, cát để tính thời gian…

Ngày 6 khắc:

Ban ngày được tính bắt đầu từ giờ MÃO (từ 5h00-7h00), lúc mặt trời ló dạng, dương khí đã phục sinh… cứ thế hai tiếng tính một giờ, tính đến hết giờ THÂN (từ 15h00-17h00). Cộng lại là 6 khắc (tức cũng là 6 vạch, 6 canh nhưng do ban ngày không cần phải có tuần canh báo giờ nên mới không gọi là CANH mà kêu bằng KHẮC).

Giờ DẬU là giờ của lũ gà lên chuồng (17h00-19h00) do đây là thời điểm tranh tối tranh sáng và đôi khi, vào mùa hạ có nhiều địa phương tuy đã 18h30 nhưng đôi khi vẫn chưa tắt ánh mặt trời; và nhiều nguyên do khác...

Nói “Đêm 5 canh ngày 6 khắc” chẳng qua chỉ là câu nói ví von của người xưa vì mỗi một canh tức là một vạch, một dòng kẻ, một khắc trên cây cột (như đã nói trên kia)。。。 Về sau, khi hệ phái âm dương, ngũ hành phát triển bấy giờ người ta lại tính thời gian theo lịch Can Chi như các bạn đã biết. Vậy:

1 vạch = 1 khắc = 1 canh = 120 phút = 2h đồng hồ… tức 1 khắc = 1 vạch = 1 canh = 1 giờ tí (hay mão, dần…) và cái quan trọng là đều = 120 phút…

Vậy khi người ta nói một "khắc" chúng ta phải hiểu là 1 vạch (tức cứ 120 phút thì vạch 1 vạch, hoặc khắc 1 khắc).

2. Vậy thực ra một khắc là bao nhiêu ?

Theo cách tính hiện nay, mỗi một “khắc - 刻” được qui đổi bằng 15 phút. Nói :
- 7:15 = 7h15 = thất điểm nhất khắc (7 giờ 1 khắc)
- 8:45 = 8h45 = bát điểm tam khắc (tám giờ 3 khắc)

Chú ý: Chữ “khắc” còn được dùng để chỉ khoảng thời gian rất ngắn như tức khắc, phiến khắc, khoảnh khắc... ngoài ra còn là tính từ dùng để chỉ sự khắc bạc, khốn khó như hà khắc, khắc khổ, khoắc khoải v.v. Trở lại câu chuyện của bạn taothao:


“Bút Lông Gà hí hửng, miệng bô bô nói với mấy ông bạn (bi bô nguyên văn lời của ông Tiến Sỹ Văn Hóa đã đăng tải trên in-tờ-lét):
- Xưa: Ban đêm có 5 canh. Ban đêm tính từ 19 giờ tối đến 5 giờ sáng, chia làm 5 canh. Thời gian của mỗi canh tương đương 2 giờ đồng hồ tính theo ngày nay.
- Xưa: Ban ngày có 6 khắc. Ban ngày được tính từ 5 giờ sáng cho đến 19 giờ tối, chia làm 6 khắc. Cho nên mỗi khắc có thời gian là 2 giờ 20 phút tình theo thời gian ngày nay. Ví như, Giờ ngọ hay 3 khắc (hoặc khắc 3) đều là 12 giờ trưa”.

Đã nói một khắc là 2h20 mà lại trả lời rằng “giờ Ngọ 3 khắc hoặc khắc 3 đều là 12 giờ trưa… Tôi e rằng nói ẩu, nói trậc lấc.
Và nếu nói như thế thì thực chất :
- 8h45 = bát điểm tam khắc (tám giờ 3 khắc) = ?
- 10h30 = thập điểm bán… là bao nhiêu giờ ?
- Và chẳng nhẽ giờ ngọ ba khắc lại là 12h + 3 khắc tức 7 giờ đồng hồ (mỗi khắc 2h20') = 19h00. Vậy giờ ngọ ba khắc là lúc bảy giờ (7h00) tối hay sao ?

Tp. HCM
Võ sư Thiều Ngọc Sơn
-----------------------------------------
Phụ lục:
Xin tham khảo Hệ đo lường cổ của Trung Hoa

Hệ đơn vị đo Trung Quốc (từ Hán 市制, Hán Việt thị chế, phiên âm Latin shi zhi) là hệ thống đo lường trong mua bán ở Trung Quốc xưa kia.
Lịch sử

Trung Hoa rộng lớn gồm nhiều vùng lãnh thổ, trải nhiều triều đại phong kiến và chế độ chính trị khác nhau. Quá trình tiến triển của hệ thống đơn vị đo ở một đất nước như vậy cũng phức tạp. Có sự không thống nhất khi so sánh các tài liệu khác nhau; ví dụ giữa các tài liêu phương Tây và các sách lịch sử ở Việt Nam.

Các đơn vị đo trong hệ thống cổ truyền ở Trung Quốc được tiêu chuẩn hóa trong thế kỉ 20 để chuyển đổi sang hệ quốc tế về đơn vị đo (SI). Nhiều đơn vị đo Trung Quốc còn dựa trên cơ sở 16 như cũ. Vào đầu thế kỷ 20, Hồng Kông không thuộc Trung Quốc và nằm ngoài sự cải cách này; ngày nay các đơn vị truyền thống vẫn được dùng cùng với các đơn vị SI và hệ đo lường Anh ở Hồng Kông.

Dường như những đơn vị SI không được đặt tên mới ở Trung Quốc. Tên gọi Trung Hoa cho hầu hết các đơn vị SI là dựa trên tên gọi đơn vị truyền thống có giá trị gần nhất. Khi cần nhấn mạnh đến hệ thống cũ được dùng thì người ta thêm chữ "thị" (市, shi), nghĩa là "chợ", trước tên đơn vị truyền thống; còn khi muốn nói thêm đến đơn vị SI, thêm chữ "công" (公, gōng), nghĩa là "chuẩn chung", vào trước.
...
Thời gian

1 nhật (日, ri) = 12 thời canh = 96 khắc = 1 ngày (24 h)
1 thời canh (时辰, shi chen) = 8 khắc = 2 giờ = 2 h
1 khắc (刻, ke) = 60 phân = 15 phút = 15 min
1 phân (分, fen) = 15 giây = 15 s

Từ sau năm 1645 (trừ các năm từ 1665 đến 1669), các chuyển đổi tương đương về thời gian trên đây là đúng. Nhưng trước năm 1645 (bắt đầu triều đại Thanh), ngoại trừ một số giai đoạn ngắn, chuyển đổi là như sau:

1 nhật (日, ri) = 12 thời canh = 100 khắc
1 thời canh (时辰, shi chen) = khắc = 8 khắc 20 phân

Nguồn: Wikipidia tiếng Việt

fangzi
21-02-2014, 09:49 PM
Phải chăng đây chính là: Thiểu tài đa tật :)

trai_xu_doai
23-02-2014, 07:58 AM
Thì ra là của Tiến sĩ Hồ Tường. Cụ Hồ Tường là Chưởng môn võ phái Thiếu Lâm_Võ lâm ở nhà văn hóa Thanh Niên đúng không nhan_voky ?

thjenlong142
07-04-2014, 09:27 PM
"Ban ngày được tính bắt đầu từ giờ MÃO (từ 5h00-7h00), lúc mặt trời ló dạng, dương khí đã phục sinh… cứ thế hai tiếng tính một giờ, tính đến hết giờ THÂN (từ 15h00-17h00). Cộng lại là 6 khắc (tức cũng là 6 vạch, 6 canh nhưng do ban ngày không cần phải có tuần canh báo giờ nên mới không gọi là CANH mà kêu bằng KHẮC)."

"Đêm 5 canh: được tính từ giờ Tuất (19h00-21h00) là canh MỘT; canh HAI là giờ Hợi (từ 21h00-23h00); canh BA hay còn gọi là “dạ bán” tức nửa đêm là giờ TÝ được tính từ 23h00-1h00 đây cũng là thời điểm giao thời của ngày cũ và ngày hôm sau"

Vậy cho hỏi từ 17h00 đến 19h00 gọi là gì? Canh hay là khắc?:confused:

thieugia
07-04-2014, 09:49 PM
1. Từ 17g00 đến 19h00 là giờ tranh tối tranh sáng, sáng tối nhiều khi không phân biệt được rõ ràng. Ở Việt Nam ta có câu "đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng và ngày tháng mười, chưa cười đã tối" ấy là như vậy.
Đất Trung Hoa xưa là cả một vùng rộng lớn do vậy, có những địa phương vào lúc 18h30 vẫn còn ánh sáng của mặt trời, ngược lại, có những vùng chỉ mới 18h trời đã tối om. Đấy là lý do vì sao người xưa không xếp giờ Dậu này vào giờ nào và cũng không biết nên kêu bằng cái gì, canh hay khắc... cuối cùng người ta đành thống nhất gọi thời gian từ 17h00 - 19h00 là giờ Gà, giờ gà lên chuồng và đặc biệt vào giờ này, không biết vì nguyên nhân gì mà gà thường bị quáng mắt không nhìn thấy gì nên người ta cũng thường kêu giờ Dậu này là giờ "quáng gà" :)

2. Còn một lý do mà người xưa không xếp giờ Dậu này vào giờ của ngày hay đêm là có liên quan đến yếu tố tâm linh, chuyện này giải thích hơi dài dòng vậy xin hẹn Thjenlong 142 khi nào đi "nhậu" sẽ giải thích :) .

thjenlong142
07-04-2014, 10:09 PM
1. Từ 17g00 đến 19h00 là giờ tranh tối tranh sáng, sáng tối nhiều khi không phân biệt được rõ ràng. Ở Việt Nam ta có câu "đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng và ngày tháng mười, chưa cười đã tối" ấy là như vậy.
Đất Trung Hoa xưa là cả một vùng rộng lớn do vậy, có những địa phương vào lúc 18h30 vẫn còn ánh sáng của mặt trời, ngược lại, có những vùng chỉ mới 18h trời đã tối om. Đấy là lý do vì sao người xưa không xếp giờ Dậu này vào giờ nào và cũng không biết nên kêu bằng cái gì, canh hay khắc... cuối cùng người ta đành thống nhất gọi thời gian từ 17h00 - 19h00 là giờ Gà, giờ gà lên chuồng và đặc biệt vào giờ này, không biết vì nguyên nhân gì mà gà thường bị quáng mắt không nhìn thấy gì nên người ta cũng thường kêu giờ Dậu này là giờ "quáng gà" :)

2. Còn một lý do mà người xưa không xếp giờ Dậu này vào giờ của ngày hay đêm là có liên quan đến yếu tố tâm linh, chuyện này giải thích hơi dài dòng vậy xin hẹn Thjenlong 142 khi nào đi "nhậu" sẽ giải thích :) .

1.Nếu như "đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng và ngày tháng mười, chưa cười đã tối", thì vẫn còn một khoảng thời gian nữa cũng là tranh sáng, tranh tối là cuối canh 5 và đầu khắc thứ nhất, thế tại sao thời đó lại đc xếp vào khắc mà thời (17h00 - 19h00) lại ko đc xếp????.. còn chút thắc mắc

bach_djen
08-04-2014, 10:36 AM
Mời bạn Thjenlong 142 tham khảo bài viết trên tạp chí Xưa & Nay (tháng 11/2011)


Tại sao lại là "Đêm năm canh, ngày sáu khắc?"

Theo lịch xưa, để tính thời gian trong một ngày và một đêm, người ta chia ra làm 12 giờ, từ giờ Tý đến giờ Hợi. Ban ngày được tính bằng Khắc; ban đêm tính bằng Canh. Chúng ta thường nghe những câu quen thuộc:

Đêm năm canh, ngày sáu khắc .

hay :

Canh Một dọn cửa, dọn nhà
Canh Hai dệt cửi, canh Ba đi nằm...

Hoặc :

Nửa đêm giờ Tý canh Ba…

Trước khi tìm hiểu tại sao lại có “Đêm năm canh ngày sáu khắc” thì cũng cần biết cách đo thời gian của người xưa. Dụng cụ để đo thời gian người xưa thường dùng là:

1- Nhật quỹ: Đồng hồ đo bóng mặt trời.
2- Lậu khắc hay Lậu hồ: đồng hồ đo bằng nước hay bằng cát.
3- Hương triện: đồng hồ đo bằng hương.

Với câu Nửa đêm giờ Tý canh Ba thì chúng ta có thể đoán được chữ nửa đêm (tức khoảng 12 giờ đêm hoặc 0 giờ), còn giờ Tý canh Ba (tức khoảng 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng).

Về nguồn gốc từ canh thì theo Tiết Quý Tuyên, một học giả đời Tống khoảng giữa thế kỷ XII cho rằng: ngoài Lậu hồ và Nhật quĩ là hai dụng cụ để xem giờ, người ta còn dùng Hương triện để xem, nhất là về ban đêm. Hương triện có thể là hương vòng (nhang vòng). Trên hương vòng có vẽ 5 dấu để định 5 canh. Nếu muốn thức dậy canh nào, người ta buộc một vật nặng nhỏ vào vòng hương, vào khoảng giờ muốn dậy. Hương cháy đến đó sẽ làm rơi vật nặng ấy xuống một cái chậu đồng, gây nên tiếng động để đánh thức người dậy. Người ta cũng có thể dùng những hộp hương khắc hình chữ Thọ theo kiểu chữ Triện, hương cháy đến đâu sẽ cho biết đêm đã đến canh mấy.

Như thế, canh là đơn vị phổ biến để đo thời gian vào ban đêm đã có từ xa xưa, có thể xuất phát từ Trung Quốc. Thế còn đơn vị Khắc trong câu “Đêm năm canh ngày sáu khắc” có nghĩa là gì? Học giả Hoàng Xuân Hãn trong cuốn Lịch và Lịch Việt Nam cho biết:

“ Theo lịch Á Đông xưa, Khắc có nghĩa là 1 phần 100 của ngày, tức là 14 phút 24 giây. Gốc của danh từ này này là cái thẻ mang nét khắc trỏ giờ và khắc được đặt nổi trên mặt nước của thùng nước dưới của đồng hồ”.( Lịch và Lịch VN, sđd, tr806 ).

Xem thế thì đơn vị khắc được GS Hoàng Xuân Hãn định nghĩa ở trên không thể là đơn vị tính thời gian của ban ngày - ngày 6 khắc, vì 6 khắc chỉ chưa đầy 90 phút ! Vậy khắc ở đây là…bao nhiêu !?

Tự điển Hán Việt của Đào Duy Anh giải nghĩa Khắc là thời gian; Việt Nam Tân từ điển của Thanh Nghị ghi rõ hơn:

“ Khắc : 1- Một phần tư giờ, mười lăm phút.
2- Theo xưa thì một phần sáu trong một ngày. Nghĩa rộng: Khoảng thì giờ ngắn”

Như thế, nghĩa của từ khắc được tác giả Thanh Nghị định nghĩa là 1 phần 6 của ngày, tức một ngày bao gồm 6 khắc. Nhưng…nếu tính cứ 1 canh hay 1 khắc là một giờ xưa thì 5 canh 6 khắc mới chỉ có …11 giờ ! Vậy còn đâu 1 giờ nữa !?

Điều này được một số nhà nghiên cứu tử vi sau này ra công tính toán theo thời gian của đồng hồ hiện đại như sau : Sau khi trừ ban đêm 5 canh ( tức 10 giờ), còn lại 14 giờ ( tức 60ph x 14 =840 phút ), đem chia cho 6 khắc nên mỗi khắc có 140 phút, tức 2 giờ 20 phút !

Thiết nghĩ điều đó thật vô lý! vì đã là đơn vị thời gian được tính bằng đồng hồ, cho dù đồng hồ bằng cát hay nước thì dứt khoát đơn vị phải bằng nhau, không thể của ngày dài hơn của đêm được !

Thực ra, năm canh và sáu khắc cũng đã được một tác giả lý giải khá hay. Trong tập thơ Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều có hai câu:

“ Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng
Đêm năm canh tiếng lắng chuông rền”

Trong phần chú thích của hai câu thơ trên, tác giả Lý Thái Thuận đã giải thích là:

Xưa, một ngày được chia ra làm 12 giờ, đặt khởi điểm ở giờ Tý. Ban ngày chia làm 6 giờ gọi là 6 khắc, kể từ giờ Mão đến giờ Thân (khoảng 5g sáng đến 17g chiều-TTT chú)

Ban đêm chia ra 5 canh từ giờ Tuất đến giờ Dần (khoảng từ 19g đến 5 g sáng hôm sau - TTT chú)

Riêng giờ Dậu ( khoảng 17g đến 19g) được xem là thời điểm tranh tối tranh sáng, không hẳn thuộc ngày cũng không hẳn thuộc đêm.

Ngày trước, tiếng chiêng thu không ( thu cái không gian ban ngày lại ) đánh lên vào thời điểm này để cho người dân biết là đã đến giờ đóng cửa thành. Cũng theo quan niệm của người xưa về quan hệ Âm Dương tuần hoàn sinh diệt, thì Dương phải lấn hơn Âm một điểm để cái diệt không bị diệt hẳn, và cũng từ cái diệt đó mà sinh khởi. Do đó giờ Dậu được coi là không thuộc về ngày cũng không thuộc về đêm.

Thiết tưởng đây là cách giải thích đúng đắn nhất về “Năm canh sáu khắc” dựa vào triết thuyết Âm Dương Ngũ hành của người xưa; một triết thuyết lý giải mọi sự tồn tại, vận hành của vũ trụ, của không gian và thời gian…

------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
-Hoàng Xuân Hãn ,phần Lịch & lịch Việt Nam (trong tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh),Nxb KHXH, 2003.
-Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển, Nxb Trường Thi, 1957.
-Thanh Nghị, Việt Nam tân từ điển, Nxb Thời Thế, SG, 1952.
-Nguyễn Gia Thiều- Cung oán ngâm khúc,Trần Kim Lý Thái Thuận diễn giảng, Nxb VHDT, 2004.
-Thiên văn học cổ Trung Hoa, Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ, (Bản sách điện tử).

backieuphong
30-05-2014, 05:20 AM
Riêng giờ Dậu ( khoảng 17g đến 19g) được xem là thời điểm tranh tối tranh sáng, không hẳn thuộc ngày cũng không hẳn thuộc đêm.

Ngày trước, tiếng chiêng thu không ( thu cái không gian ban ngày lại ) đánh lên vào thời điểm này để cho người dân biết là đã đến giờ đóng cửa thành. Cũng theo quan niệm của người xưa về quan hệ Âm Dương tuần hoàn sinh diệt, thì Dương phải lấn hơn Âm một điểm để cái diệt không bị diệt hẳn, và cũng từ cái diệt đó mà sinh khởi. Do đó giờ Dậu được coi là không thuộc về ngày cũng không thuộc về đêm.

Thiết tưởng đây là cách giải thích đúng đắn nhất về “Năm canh sáu khắc” dựa vào triết thuyết Âm Dương Ngũ hành của người xưa; một triết thuyết lý giải mọi sự tồn tại, vận hành của vũ trụ, của không gian và thời gian…

Cách giải thích này là đúng đắn nhất. Cảm ơn nhiều.