PDA

View Full Version : Tìm Hiểu Các Võ Phái Trong Võ Thuật Trung Hoa



nhan_voky
04-04-2014, 11:09 AM
Hình Ý Quyền (形意五拳)- nguồn gốc và chi phái
http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Trung_quoc/0009.png

Hán Tự Tham Khảo:

形意拳 (Tự Điển Bách Khoa Toàn Thư Tự Do - 维基百科,自由的百科全书)

形意拳,又称行意拳、心意拳、心意 六 合 拳,中国传统武术,与太极拳、八 卦 掌 齐名,同属内家拳之中,流 行 於 中 國 北 方 ,分成河北、山西、河南三個 系 統 。打法多直行直进,与八卦之横走 ,太极之中定有显著之差别.形意拳 之 短打直进用于战阵中最为适合,无 花 俏 之 招法,长劲亦是最快.两 军 交 战 ,千 军万马中,要能有闪转腾挪之 地 不 易 ,只有直行直进,走亦打,打亦走. 如 黄 河之决堤。

基本介绍

   形意拳第三代宗师李存义形意拳是中 国 三 大著名内家拳拳种之一(形意、太极 、 八 卦),與少林拳位列中国 四 大 名 拳 。但是,形意拳的风格却是硬 打 硬 进 ,几 如 电闪雷鸣,在内家拳中独树一帜 。

  形意拳发源于山西太谷,山西 形 拳 讲究功力,形鬆意紧,外形不拘一格 ,打法变幻多端的风格特点。在形 意 十 二 形 中,重点突出所取动物的进攻 技 巧 ,不求形象但求意真的练法,五行中 讲 究 金 、 木、水、火、土的内涵。

  清初,形意拳在山西、河南 、河北得到广泛的传播,近百 年来 名 手 辈 出 。1914 年,形意拳家郝恩光东渡日本 ,教 授留日学生,遂把形意拳介绍到国外 。 中华人民共和国成立以后,形意拳 被 列 为 全 国 武 术 表 演 和 比 赛 项 目,在全 国 各地都有开展 。此外,在东南亚 、日本 、美 国也有形意拳传习,并 有 专门 团 体 和 刊 物。

  形意拳以五行拳(劈、崩、钻 、炮 、横)和十二形拳 (龙、虎、猴、马、鸡、鹞、燕、蛇 、鼍 、骀 、鹰、熊)为基本拳法 ,其桩法以三体式为基础。山西一些 地 区 有 以“ 站 丹 田 ”、“ 六 合 式 ” 为 基本桩法的。其他单练套路有五 行 连环、杂式锤、八式拳、四把拳、十 二 洪 捶、出入洞、五行相生、龙 虎 斗 、八 字 功、上中下八手。对练套路有三手 炮 、五花炮、安身炮、九套环。器 械 练 习 以 刀、枪、剑、棍为主,多以三合 、六合、连环、三 才 等 命 名。河南一带流行的形 意 拳 多 称为“心意拳”,拳 法 以 十 大 形 (龙、虎、鸡、鹰 、蛇、马 、猫、猴、鹞、燕)和四拳八式(头 拳 、挑领、鹰捉、粘手)为 基本 拳 法 。桩法有鸡腿桩、鹰熊桩。单 练 套 路 有 龙 斗 、十 形 合 一 、上中下四把等。各地流行的形意拳 ,除技术内容有所不同 外 ,在风格上也各具特色。如河北一带 的 形意拳,拳 势 舒 展 ,稳健扎实;山西流传的形意拳,拳 势 紧 凑,劲力精巧 ; 河南一带的心意拳,拳 势勇猛,气势雄厚。

Nguồn gốc :

Hình Ý Quyền là một trong ba môn võ hiện được xếp trong Nội Gia mà truyền thuyết cho xuất phát từ núi Võ Đang. Sự thật môn Hình Ý Quyền, lúc đầu mang tên Lục Hợp Quyền, bắt nguồn từ Cơ Tế Khả, biệt danh Long Phong (1602-1683), người tỉnh Sơn Tây. Tài liệu có ghi lại là Cơ Tế Khả có viếng chùa Thiếu Lâm. Hiện nay tại chùa vẩn còn lưu truyền bài Tâm ý bả, với đòn thế rất giống môn Hình Ý hiện đại. Cơ Tế Khả có hai học trò Tào Kế Võ và Trịnh lão sư.


http://www.xingyiquan.cn/UploadFiles/20051114201145541.gif
形意五行拳谱 - Hình Ý Ngũ Hình Quyền Phổ

Tào Kế Võ là một vị tướng dưới triều Hoàng đế Khánh Hy (1662-1772), và dạy cho hai anh em Đới Long Bang (khoảng 1713-1802) và Đới Lăng Bang, người tỉnh Sơn Tây.

Còn Trịnh Lão sư dạy cho Mã Học Lể (khoảng 1715-1790), người tỉnh Hà Nam. Từ hai nhân vật Đới Long Bang và Mã Học Lể, môn phái chia thành ba chi nhánh.

Từ Mã Học Lể bắt nguồn chi phái Hà Nam, lấy tên Tâm Ý Lục Hợp Quyền. Ông chỉ truyền dạy cho người đạo Hồi. Lự Khao Cao (1873-1963) là người đầu tiên dạy ngoài giới Hồi giáo.

Đới Long Bang dạy hai con trai là Văn Lương và Văn Huân, và Lý Lạc Năng (khoảng 1808- 1890), biệt danh Năng Nhiên. Đới Văn Lương và Đới Văn Huân chỉ dạy trong gia đình, và cho con trai. Cho tới Đới Khôi (1874-1951), vì không có con trai nên mới chịu truyền ra ngoài dòng tộc. Vì vậy chi phái Sơn Tây, mang danh là Tâm Ý Quyền, mới được phổ biến sau nầy.


http://photo.hanyu.iciba.com/upload/encyclopedia_2/4b/69/bk_4b6998c6b91baeac9046a320a0f75d44_rrf4Nj.jpg


Lý Lạc Năng sau khi học với Đới Long Bang, trở về Hà Bắc và thâu học trò tại đây. Từ đó bắt nguồn chi phái Hà Bắc, với tên là Hình Ý Quyền. Chi nhánh nầy được nhiều người theo học và được biết hơn hai chi phái kia. Vào cuối thế kỷ thứ 19, Lý Tồn Nghỉa (1847-1921) và Lưu Vỹ Tường thành lập với hai võ sư Thái Cực Quyền và Bát Quái Chưởng, môn Nội Gia Quyền. Từ đây bắt đầu sự lầm lẩn với môn Nội Gia xưa ghi lại bởi Hoàng Tông Hy (1610-1695), và người ta đều nghỉ là Nội Gia bao gồm ba môn Hình Ý Quyền, Thái Cực Quyền và Bát Quái Chưởng !

Đặc điểm :

Chiến đấu pháp của Hình Ý Quyền có thể tóm gọn trong hai câu : "Khoái công trực thủ, hậu phát tiên chí" (tấn công nhanh trên đường thẳng, đi sau tới trước), "Thiếp thân kháo đả, dĩ đoản chế trường" (Đến sát thân địch vừa hất vừa đánh, dùng đòn ngắn thắng đòn dài). Vì môn đồ Hình Ý Quyền chuyên đánh trên đường thẳng, nhập vào trung môn (chánh diện), nên không cho địch thủ có cơ hội phát triển đòn công và tuy ra đòn sau nhưng đòn lại tới trước. Khi tới sát địch thì hất hay đánh. Chi phái Hà Nam chuyên về hất. Nhưng lúc địch thủ nhanh hơn, thì môn sinh Hình Ý Quyền chạy tấn công bên hông.

Kình lực được phát huy qua sự phối hợp giữa bộ tiến, eo xoay, cột xương sống trôi lên sụp xuống và đòn tay đánh tới. Tuy là môn phái miền Bắc Trung Quốc nhưng sử dụng nhiều đòn tay hơn đòn đá. Đòn đá lại không quá bụng. Đòn thế lúc phát thì có kình.

Chi phái Hà Bắc đòn thế ngắn gọn, đơn giản dựa trên 17 thế căn bản là Ngũ Hành quyền và Thập nhị Hình quyền. Những bài quyền có Ngũ hành liên hoàn quyền, Thập nhị hình quyền, Tạp thức trùy, Tứ bả quyền, Thập nhị hồng trùy...

Chi phái Sơn Tây giống chi nhánh Hà Bắc hơn. Chương trình huấn luyện bao gồm Ngũ hành quyền, Thập đại hình, Giao tế tứ bả, Ngũ thãng hạp thế...

Chi nhánh Hà Nam thì khác hẳn hai hệ phái trên, đòn thế rộng hơn, mạnh bạo hơn, căn bản chỉ có Thập đại Hình Quyền. Quyền thuật có những bài Thập đại hình, Tứ bả trùy...

Và chúng tôi phải nói tới môn Ý Quyền (còn có tên là Đại Thành Quyền), sáng lập do Vương Hương Chai (khoảng 1885-1963) trên nền tảng Hà Bắc Hình Ý Quyền pha lẩn với vài môn võ khác. Môn nầy không có bài quyền, và rất chú trọng tới phần Ý hơn là phần Hình, nên đặc biệt luyện tập Trạm thung (môn sinh đứng bất động giữ một tư thế và hít thở).

Kết luận : Hình Ý Quyền là môn võ miền Bắc Trung Quốc, có nguồn gốc từ chùa Thiếu Lâm tại tỉnh Hà Nam, với nhiều đòn tay hơn đòn chân, đòn thế đơn giản và mạnh bạo. Môn nầy không có liên quan lịch sử với môn Nội Gia Quyền ghi lại bởi Hoàng Tông Hy vào thế kỷ thứ 17, như hiện nay nhiều võ sư lầm tưởng.

Còn nữa...

nhan_voky
04-04-2014, 01:01 PM
Hình Ý Quyền

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Trung_quoc/hnh%20%20quyn%203.jpg
Hình Ý Quyền do Bảo Hiển Đình đại sư trước tác

Tiếp Theo...

Hán Tự Tham Khảo:

拳术起源

形 意 拳 尊 岳 武 穆 为 始 祖,其 起 源 可以 追 溯 到 清 初 山 西 姬 际 可 。据 说 姬 际 可 於 終 南 山 得 到 岳 武 穆 拳 谱,精 通 六 合 枪 法 ,後 把 大 枪 术化为 拳 法,创 出 此 拳。姬 际 可 门 下,分 成 河 南 、山西、河 北 等 不 同 派 系,分化 成 不 同 的 名 字 传 承,包 括 心 意 六 合 拳、心 意 拳、形 意 拳 等 。把 心 意 拳 授 與 少 林 寺 武僧, 少 林 寺 稱 之 為“心意把”,成 為 該寺 傳 留 最 精 拳 術 之 一。


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Trung_quoc/hnh%20%20quyn%20i%20s%20ng%20t%20thng.jpg
Sơn Tây trứ danh Hình ý quyền đại sư Đổng Tú Thăng

现代 盛 行 的 形 意 拳,定 型 於 河北 深 州 李 洛 能。他至山西,學 習 戴 氏 心意 拳,之 後 發 展 出 這 門 拳 術,並 定 名 為 形 意 拳 。其門 徒 眾 多,主 要分成山西、河北二 個 系 統。李 洛 能之徒 郭 雲 深,以 崩 拳 聞 名,改 良了 五 行 拳 的架子,創 半 步 崩 拳。

Hình ý quyền "hình, thần kiêm bị". Hình ý quyền là một loại quyền trong võ thuật , còn gọi là "tâm ý quyền", "tâm ý lục hợp quyền" hoặc vắn tắt là "Lục hợp quyền".

• Về tên gọi của Hình ý quyền cũng có nhiều cách nói khác nhau : có người cho rằng vì loại quyền này yêu cầu "tâm, ý thành ở bên trong, tay chân cơ thể hình ở bên ngoài ", ngoại hình và nội ý phải thống nhất cao độ, do đó mới đặt tên là "Hình ý quyền".

• Có người lại cho rằng loại quyền này có ý tượng hình, lấy phép làm quyền, biểu hiện sự đặc sắc của nhiều loại động vật như hổ thì dũng mãnh, khỉ thì nhanh nhẹn, v.v.. mà thành tên.

• Từ đây, bắt đầu có sự nhập nhằng về tên gọi của chúng giữa lại cũng được diễn dịch là Hình ý quyền mà lẽ ra nên gọi chính xác là vì các loại quyền thuật này mô phỏng các động tác của các loài động vật hoang dã trong thiên nhiên.
Về nguồn gốc của Hình ý quyền, theo Jacques Nguyễn Quí và Dufresne Thomas khảo chứng thì do Cơ Long Phong (có chỗ gọi là Cơ Long Phụng, vì hai chữ Phong và Phụng viết dễ lẫn nhau) người Bồ Châu tỉnh (Trung Quốc) sáng tác ra, cho tới nay đã có hơn 300 năm lịch sử. Tuy vậy lại có người bảo do Nhạc Phi thời sáng tác ra.

Đầu đời Thanh, Hình ý quyền được truyền bá rất rộng rãi ở (Trung Quốc). Gần trăm năm nay, danh thủ nối nhau. Năm 1914, nhà Hình ý quyền là Hách Ân Quang qua thăm dạy cho các học sinh du học ở Nhật, do đó đã đưa Hình ý quyền giới thiệu ra nước ngoài. Hiện nay Hình ý quyền không chỉ phát triển ở các nơi trên cả nước, mà ở ... cũng đều có tập luyện Hình ý quyền đồng thời còn có cả đoàn thể và báo chí chuyên môn.

Đặc trưng kỹ pháp

Hình ý quyền lấy quyền (phác, bằng, toản, pháo, hoành tức bổ, hất, chọc, đập, gạt) và thập nhị hình quyền (quyền 12 hình tức long, hổ, hầu, mã, kê, yến, xà, đà, thai, ưng, hùng, báo tức rồng, hổ, khỉ, ngựa, gà, én , rắn, kỳ đà, la, ưng, gấu, báo) làm gốc quyền cơ bản.Về trang pháp thì lấy "tam thế thức" mã, cung, hư bộ làm gốc. Đây chính là Hình ý Linh thú quyền (Xing Yi Animal Fist) sau này của Các bài múa đơn luyện có: Ngũ Hành liên hoàn, Tạp thức chùy Bát thức quyền, Tứ bả quyền, Thập nhị hồng trùy, Xuất nhập động, Ngũ hành tương sinh, Long hổ đấu, Bát tự công, Thượng trung hạ bát thủ.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Trung_quoc/bo%20hin%20nh.jpg
Quốc thuật Đại sư Hình Ý Quyền Bảo Hiển Đình (1860 - 1947)

Về đối luyện quyền thì có Tam Thủ pháo, Ngũ Hoa Pháp, An Thân Pháo, Cửu Sáo Hoàn. Luyện tập khí giới lấy đao, thương, kiếm, côn làm chủ; phần lớn lấy tam hợp, lục hợp, liên hoàn, tam tài để gọi tên.

Các lưu phái

Một dải lưu hành Hình ý quyền phần lớn gọi là "Tâm ý quyền". Quyền pháp lấy "thập đại hình" (mười hình lớn là long, hổ, kê, ưng, xà, mã, miêu, hầu, dao, yến tức rồng, hổ, gà, ưng, rắn, ngựa, mèo, khỉ, diều, én) và "tứ quyền bát thức" làm quyền pháp cơ bản. Về trang pháp có Kê thoái trang (tấn chân gà), Ưng hùng trang (tấn ưng gấu). Bài bản đơn luyện thì có Long hổ đấu thập hình hợp nhất (mười hình hợp nhất), Thượng trung hạ tứ bả ( bốn ngón (quyền) trên, giữa, dưới) v.v.. Đây chính là Hình ý Linh thú quyền lưu truyền ở miền Nam Trung Hoa sau này giống Hình ý linh thú quyền Võ Đang phái.

Các nơi lưu hành Hình ý quyền trừ nội dung có chỗ khác nhau ra, về mặt phong cách cũng có chỗ đặc sắc riêng. Hình ý quyền ở một dải quyền thế thư triển, ổn mạnh chắc chắn. Hình ý quyền lưu hành ở thế quyền gấp gáp, kình lực tinh kéo. Hình ý quyền ở một dải thì thế quyền dũng mãnh , khí thế hùng hậu.

Hình ý quyền có các đặc điểm sau: Giản dị gọn gàng, chất phác thực tế, tự nhiên. Về động tác thì phần lớn là đến thẳng đi thẳng, một co một duỗi, tiết tấu rõ ràng, chất phác thực tế không có hoa hòe hoa sói, có cái đẹp ở chỗ tự nhiên.

Đặc trưng quyền pháp

Động tác nghiêm mật gấp gáp, "ra tay như dũa thép, xuống tay như câu liêm", "hai khuỷu không lìa sườn, hai(bàn) tay không lìa tâm (tim)"; khi phát quyền thì vặn , quấn, đục, xoay, với thân pháp, bộ pháp kết hợp chặt chẽ, toàn thân trên dưới giống như đang vặn thừng không chút lơi lỏng. Trầm tĩnh, ổn định mau lẹ, thân ngay bộ, vững. Yêu cầu ngực nở bụng thực, khí trầm đan điền, cương mà không cứng đờ, nhu mà không mềm xèo, kình lực thi triển trầm thực. Mau lẹ hoàn chỉnh. Hình ý quyền yêu cầu "lục hợp" tức là tam hợp với ý, ý với khí hợp, khí với lực hợp (gọi là nội tam hợp), vai và háng hợp, khuỷu và gối hợp, tay và chân hợp (gọi là ngoại tam hợp). Về động tác thì cường điệu phép (pháp) thân trên, tay chân cùng đến, một phát là đến, một tấc (đã) là trước (ý muỗn chỉ tốc độ và độ dài hơn đòn của đối phương). Trong "quyền phổ" có ghi: "Nổi như gió, rơi như tên, đánh ngã (đối thủ) rồi vẫn hiềm còn chậm". Hình ý quyền coi trọng tam tiết, bát yếu. Tam tiết (ba đốt) là: đốt ngọn nổi, đốt giữa theo, đốt gốc đẩy. Kể về toàn thân thì đầu và tay (chi trên) là đốt ngọn, thân mình là đốt giữa, chi dưới (chân) là đốt gốc. Ngay một bộ phận cơ thể cũng có thể chia nhỏ ra thành ba đốt. Lấy tay làm ví dụ, khi ra đòn nắm tay là đốt ngọn, cẳng tay (dưới) cả khuỷu là đốt giữa, cánh tay trên với vai là đốt gốc. Thể hiện tam tiết cốt để đảm bảo toàn thân hoàn chỉnh thành một thể thống nhất, nội ngoại hợp nhất.

Nhan_voky sưu tầm và biên tập.
Nguồn 形意拳 (维基百科,自由的百科全书) tiếng Hán; Facebook HoàngDượcSư