PDA

View Full Version : Trung Quốc - Người Láng Giềng... "Vô Lại" !



thieugia
07-05-2014, 09:05 PM
Máy bay, tàu Trung Quốc uy hiếp tàu Việt Nam

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ tư, 7/5/2014 | 16:00 GMT+7

Trung Quốc điều 80 tàu với sự yểm trợ của máy bay đã tấn công, đâm rách tàu cảnh sát biển Việt Nam tại vùng giàn khoan đang đặt hạ trái phép trên thềm lục địa Việt Nam. Đã có 6 người phía Việt Nam bị thương.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Quoc_te/dankhoan%20981cuatq-6385d.jpg
Dàn khoan của Trung Quốcd dsặt trái phép trong lãnh Hải Việt Nam

Thông tin được ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam công bố trong cuộc họp báo quốc tế đang diễn ra tại Hà Nội.

Các quan chức Việt Nam đã công bố video cho thấy các tàu của Trung Quốc, với sự yểm trợ của máy bay, hung hăng ngăn cản tàu Việt Nam đang thi hành nhiệm vụ. Khi tàu Việt Nam ra ngăn cản việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, tàu Trung Quốc đã dùng vòi rồng tấn công các tàu kiểm ngư của Việt Nam, làm hư hỏng tàu và làm bị thương 6 kiểm ngư viên Việt Nam, ông Thu cho biết.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/05/07/voi-rong-8093-1399462852.jpg
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam.

Trên thực địa, Trung Quốc triển khai đến 80 tàu quanh giàn khoan, số lượng tàu đang tăng lên hàng ngày, gây căng thẳng trong khu vực, ông Trần Duy Hải Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới Quốc gia, thông báo. Trong số này có 7 tàu quân sự, 33 tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính và nhiều tàu cá và tàu phục vụ.

8h10 sáng ngày 3/5, tàu hải cảnh 044 của Trung Quốc đã đâm vào mạn phải tàu cảnh sát biển 4033 của Việt Nam với tốc độ rất cao. Tàu 4033 tránh nhưng vẫn bị đâm vào và bị vỡ toàn bộ cửa kính. Vị trí xảy ra vụ đâm tàu này cách giàn khoan của Trung Quốc 10 hải lý, ông Thu thông báo.

8h sáng ngày 4/5, tàu Trung Quốc số hiệu 4433 đâm vào tàu cảnh sát biển 2012 của Việt Nam. Tàu Việt Nam đã cố tránh nhưng vẫn bị đâm vào từ phía đuôi.

Hôm nay, máy bay Trung Quốc bay tầm thấp để trực tiếp uy hiếp tàu Việt Nam, trong khi tàu hải cảnh của họ cố đâm vào tàu của Việt Nam.

Tổng cộng có 8 tàu kiểm ngư của Việt Nam đã bị đâm, húc, đẩy hoặc phun vòi rồng áp lực lớn, có những lúc một tàu của Việt Nam bị 5 tàu Trung Quốc vây quanh, ông Thu nói và đưa ra video quay từ thực địa trên biển, do lực lượng kiểm ngư Việt Nam cung cấp.

"Lực lượng kiểm ngư Việt Nam đã thực hiện đúng nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia, đấu tranh yêu cầu Trung Quốc rút khỏi khu vực", Phó tư lệnh Cảnh sát biển cho biết.

'Sự kiềm chế cũng có giới hạn'

Đại diện Cảnh sát biển khẳng định chưa có người nào thiệt mạng trong các đụng độ nói trên, cho dù tình hình là căng thẳng bởi phía Trung Quốc cố tình đâm và phun vòi rồng vào tàu của Việt Nam. Đến nay, có 6 kiểm ngư viên của Việt Nam bị thương do mảnh kính vỡ đâm vào.

"Lực lượng kiểm ngư hết sức bình tĩnh và kiềm chế, nhưng mọi sự kiềm chế chỉ có giới hạn, nếu phía Trung Quốc vẫn tiếp tục như vậy, chúng tôi sẽ có hành động tự vệ", ông Thu nói. Việt Nam cũng sẽ yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho thiệt hại đối với lực lượng kiểm ngư.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/05/07/tau-kiem-ngu-5779-1399463744.jpg
Tàu kiểm ngư của Việt Nam bị hại sau khi bị tàu Trung Quốc đâm.

Khi được hỏi liệu Việt Nam có dự định kiện Trung Quốc lên tòa án trọng tài quốc tế như Philippines đã làm hay không, ông Trần Duy Hải thuộc Ủy ban Biên giới cho biết: "Việt Nam kiên định sử dụng mọi biện pháp hòa bình, không loại trừ biện pháp nào".

Khi sự việc xảy ra, Việt Nam và Trung Quốc đã sử dụng đường dây nóng cấp cao giữa hai nước để giải quyết các vấn đề trên biển, ông Trần Duy Hải cho hay. Việt Nam cũng đã thông báo với các nước khác, các nước ASEAN về diễn biến này. Các nước đều bày tỏ sự quan ngại trước hành động của Trung Quốc.

"Việt Nam kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình, trao đổi với Trung Quốc để giải quyết vấn đề, dựa trên luật pháp quốc tế và Công ước về luật biển năm 1982", ông Hải nhấn mạnh.

Về vấn đề phía Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào về kinh tế nếu Trung Quốc khoan thăm dò vào các vị trí mà các công ty dầu khí Việt Nam đang hoạt động, ông Đỗ Văn Hậu, tổng giám đốc tập đoàn dầu khí quốc gia (PVN)cho hay vị trí mà Hải Dương 981 định vị nằm hoàn toàn trong thềm lục địa của Việt Nam. "Nhưng tôi tin rằng với lực lượng của Việt Nam, chúng ta sẽ ngăn chặn và đấu tranh được".

Ở vị trí này, Việt Nam đã thăm dò từ những năm 1970, nhưng chưa có hoạt động khoan khai thác, ông Hậu cho biết. Đây là vùng nước sâu, đòi hỏi phải vượt qua được các khó khăn về mặt kỹ thuật. Khai thác vùng nước sâu là mục tiêu của chúng ta trong tương lai lâu dài.

Ông Hậu nhắc lại việc PVN đã gửi thư phản đối tới Tập đoàn dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) yêu cầu dừng ngay mọi hoạt động trái phép trên thềm lục địa Việt Nam.

Việc Việt Nam phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc thu hút mạnh mẽ sự chú ý của công luận. Cuộc họp hôm nay có đại diện của hơn 100 cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế.

Trung Quốc hạ giàn khoan trái phép

Trước đó, ngày 3/5, Cục Hải sự Trung Quốc đơn phương thông báo triển khai giàn khoan nước sâu Hải dương 981 tại biển Đông. Địa điểm này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý và trên thềm lục địa của Việt Nam. Giới chức Trung Quốc còn đòi cấm hoạt động của tàu thuyền trong phạm vi bán kính 3 hải lý tính từ giàn khoan.

Bộ Ngoại giao và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Hôm qua, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, phản đối việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động tại khu vực thuộc lô dầu khí 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam.

Ông Phạm Bình Minh yêu cầu phía Trung Quốc rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực và cùng đàm phán để xử lý những bất đồng xung quanh vấn đề này. Ông khẳng định: "Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình". Đồng thời, Việt Nam thể hiện thiện chí, kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình.

Hôm 4/5, Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới lãnh thổ phía Việt Nam Hồ Xuân Sơn đã điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới lãnh thổ phía Trung Quốc Lưu Chấn Dân về vụ việc trên. Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã gặp Đại biện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki hôm qua tuyên bố việc Trung Quốc di dời giàn khoan ở Biển Đông là một bước đi "khiêu khích" và Washington đang theo dõi sát tình hình. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel cũng khẳng định Washington đang xem xét vấn đề và ông kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/05/07/gian-khoan-5529-1399257886-714-9545-8730-1399437225.jpg
Vị trí giàn khoan (ô vuông đen) mà Trung Quốc đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam. Ảnh: PVN

HD-981 thuộc sở hữu của CNOOC, là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi, có chiều dài 114 m, chiều rộng 89 m và chiều cao 117 m, độ sâu hoạt động tối đa là 3.000 m và độ khoan sâu tối đa là 10.000 m. Trị giá ước tính của nó lên tới 1 tỷ USD.

Đây là thế hệ giàn khoan kết hợp các thiết kế, công nghệ và thiết bị mới của thế giới. Giàn khoan được trang bị 8 máy phát điện 44.000 kilowatt, động cơ đẩy với sức mạnh mỗi động cơ tương đương 5 đầu máy xe lửa. Các động cơ đẩy sẽ chống lại tác động từ gió, sóng và dòng chảy của đại dương. Nó được đưa vào Biển Đông lần đầu tiên tháng 5/2012, vị trí ở phía nam Hong Kong.

Vũ Hà - Việt Anh

thieugia
11-05-2014, 05:02 AM
Người TP HCM xuống đường phản đối Trung Quốc

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ bảy, 10/5/2014 | 15:24 GMT+7

Sáng 10/5, nhiều người dân TP HCM đã tập trung trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc để phản đối việc nước này đưa giàn khoan vào thềm lục địa của Việt Nam.

Gần 9h, đoàn người bắt đầu tập trung trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc trên đường Hai Bà Trưng (quận 3) với những lá cờ tổ quốc đỏ thắm. Các biểu ngữ: "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam", "Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi lãnh hải Việt Nam"... bằng tiếng Việt Nam, Trung Quốc và tiếng Anh cũng được giương cao.

Tại giao lộ các con đường xung Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc, khu vực trung tâm của TP HCM, lực lượng cảnh sát giao thông, các đơn vị chức năng nhiều hơn ngày thường nhưng không có sự ngăn cản mà chủ yếu là đảm bảo trật tự giao thông.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/05/10/bt6-1497-1399711142.jpg
Nhiều khẩu hiểu được in bằng 3 thứ tiếng.

Hơn 100 người có mặt đã đồng thanh hát những bài hát truyền thống như Quốc ca, Việt Nam - Hồ Chí Minh, Nối vòng tay lớn... và hô vang: "Đả đảo Trung Quốc xâm lược".

"Hành động của Trung Quốc ngày càng hung hăng. Chúng tôi xuống đường phản đối để cho cả thế giới, cả nhân dân Trung Quốc biết rằng hành động đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam là vi phạm luật quốc tế", anh Nguyên, nhân viên công ty điện tử ở quận 1, nói.



http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/05/10/bt7-2864-1399711142.jpg
Đoàn người biểu thị thái độ phản đối ôn hòa.

Đoàn người sau đó đi dọc theo tuyến đường Hai Bà Trưng, trong cái nắng gay gắt của Sài Gòn. Đến 9h40, cuộc diễu hành kết thúc sau khi mọi người nắm tay nhau hô vang: "Việt Nam quyết giữ vững chủ quyền".

Đây là cuộc xuống đường đầu tiên của người dân Sài Gòn kể từ sau sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 tại khu vực thềm lục địa của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc đang làm tình hình Biển Đông leo thang căng thẳng. Nhiều nước đã đồng loạt bày tỏ sự lo ngại về sự khiêu khích của Trung Quốc.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/05/10/bt5-9305-1399711141.jpg
Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan 981 khỏi Việt Nam.

Trong một diễn biến khác, chiều nay, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN nhóm họp tại Myanmar đã ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra trên Biển Đông và kêu gọi không dùng vũ lực.

Nhóm phóng viên

thieugia
23-05-2014, 05:26 AM
Trung Quốc giảm số tàu tại khu vực giàn khoan 981

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/biem_hoa/bim%20ha%2001.jpg

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ năm, 22/5/2014 | 20:11 GMT+7

Ngày 22/5, lượng tàu Trung Quốc bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 chì còn 125, thay vì 137 như hôm qua. "Tình hình tại khu vực có phần lắng dịu", đại diện Cục Kiểm ngư nhận định.

Tại thực địa, các tàu kiểm ngư của ta vẫn duy trì khoảng 20 tàu, tiến sâu và áp sát giàn khoan hơn để phát loa tuyên truyền, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam.

Trong khi đó, tàu Trung Quốc tập trung thành các nhóm khoảng 8-10 tàu, gồm tàu cá, tàu hải cảnh, tàu hải giám, tàu kéo vây ép, sẵn sàng đâm va, phun nước vào các tàu kiểm ngư của Việt Nam ở khoảng cách 4-5 hải lý. Các tàu Trung Quốc có những hành động cố tình gây hấn, nhằm muốn lực lượng kiểm ngư Việt Nam va vào, để họ quay phim, chụp ảnh. Tuy nhiên, các tàu của Việt Nam không mắc mưu và vẫn kiên định đấu tranh hòa bình.

Tối 22/5, Quốc hội Việt Nam đã ra thông điệp yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi khu vực thềm lục địa của Việt Nam. Quốc hội kêu gọi đồng bào cả nước đoàn kết, thống nhất và đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại của đất nước.

Tại cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Benigno S. Aquino III chiều nay, nhân chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng tại quốc đảo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, hành động đặt giàn khoan của Trung Quốc đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/biem_hoa/trung%20cng.jpg
Trung Quốc Thị Ố Cẩu = Trung Quốc là con chó dữ

Trả lời phỏng vấn một số hãng tin quốc tế, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nói, Việt Nam luôn nhất quán sử dụng các biện pháp hòa bình và tận dụng mọi cơ hội, mọi kênh đối thoại để giải quyết tình hình hiện nay. Tuy nhiên ông cũng đánh giá. "Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói".

Ông nhấn mạnh: "Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó".

Hương Thu

thieugia
05-06-2014, 04:26 AM
Trung Quốc từ chối yêu cầu phản biện của tòa quốc tế
http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ tư, 4/6/2014 | 21:42 GMT+7

Trung Quốc hôm nay từ chối phán quyết của một tòa án quốc tế trong đó yêu cầu Bắc Kinh phản biện lại đơn kiện của Philippines trong vòng 6 tháng tới, đồng thời tuyên bố không có kế hoạch tham gia vụ kiện.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/06/04/hong-loi-7226-1401878012.jpg
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Ảnh: CNTV

"Lập trường của Trung Quốc về việc không chấp nhận và không tham gia vào vụ phân xử của Philippines là không thay đổi", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói với các phóng viên.

Tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague, Hà Lan, hôm qua thông báo sẽ lấy ngày 15/12 là ngày Trung Quốc nộp bản phản biện đáp lại ghi nhớ của Philippines. Tài liệu dài gần 4.000 trang này bao gồm các phân tích và bằng chứng được Philippines nộp lên tòa theo đường điện tử hồi tháng ba.

Đây là bước đi tiếp theo sau khi Manila đệ đơn kiện lên tòa vào đầu năm ngoái, đề nghị tòa tuyên bố rằng yêu sách của Trung Quốc đòi chủ quyền với 80% diện tích Biển Đông, trong đó có cả những vùng thuộc đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines, là bất hợp pháp.

Tuy nhiên, ngay từ đầu, Bắc Kinh đã gay gắt phản đối động thái này của Manila, khẳng định không tham gia vụ kiện và chỉ giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương.

"Chúng tôi tiếp tục kêu gọi Trung Quốc xem xét lại quyết định không tham gia vào quá trình tố tụng", Charles Jose, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines nói. "Chúng tôi muốn khẳng định lại rằng cách phân xử bằng trọng tài là cơ chế giải quyết hòa bình, cởi mở và thân thiện, cung cấp một giải pháp lâu dài cho các tranh chấp trên Biển Đông".

Mỹ tuyên bố ủng hộ vụ kiện của Philippines. Các nước mà Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng lấn, trong đó có Việt Nam, theo dõi sát sao vụ việc. Việt Nam cũng đang cân nhắc đấu tranh pháp lý sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Anh Ngọc

thieugia
08-06-2014, 04:28 AM
Tàu Trung Quốc đâm trực diện vào tàu Việt Nam

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ bảy, 7/6/2014 | 23:37 GMT+7

Bất chấp thiện chí từ phía Việt Nam, Trung Quốc liên tiếp có hành vi ngang ngược khi ngày 7/6 một tàu kiểm ngư của Việt Nam đã bị hư hỏng do bị tàu của Trung Quốc đâm trực diện.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/06/07/kiemngu-5456-1402155378.jpg
Tàu kiểm ngư Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm hư hỏng. Ảnh do Cục Kiểm ngư cung cấp.

Đại diện Cục Kiểm ngư cho biết, lúc 14h ngày 7/6, tàu kéo Trung Quốc có số hiệu 281 đã lao với tốc độ lớn đâm thẳng vào mạn trái tàu kiểm ngư KN-62 của Việt Nam. Lực lượng kiểm ngư đang thống kê thiệt hại và khắc phục hư hại này.

Tại khu vực giàn khoan, số lượng tàu Trung Quốc là khoảng 120, gồm 40 tàu hải cảnh; hơn 30 tàu vận tải và tàu kéo; 45 tàu cá và 4 tàu quân sự (hai tàu quét mìn và hai tàu hộ vệ tên lửa). Bên cạnh đó, lực lượng kiểm ngư còn phát hiện một máy bay Y-8 hoạt động trinh sát nhiều vòng trong khu vực giàn khoan ở độ cao khoảng 250-300 m.

Để cản trở tàu Việt Nam tiến gần giàn khoan, các tàu của Trung Quốc tiếp tục tổ chức thành từng nhóm, ngăn chặn hung hãn và manh động hơn. Các tàu này sẵn sàng đâm va, hú còi, phun vòi rồng vào các tàu kiểm ngư Việt Nam.

Với sự hỗ trợ của 4 tàu hải cảnh, khoảng 40 tàu cá Trung Quốc đã có hành động ngăn cản, đẩy ép tàu cá của ngư dân Việt Nam khi đang khai thác ở ngư trường truyền thống thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Dù bị cản phá quyết liệt từ phía Trung Quốc, nhưng các tàu kiểm ngư Việt Nam tiếp tục kiên trì bám trụ tổ chức hoạt động đấu tranh với cường độ cao.

Trả lời VTV tối 6/6 câu hỏi "Chúng ta có đủ khả năng đáp trả những hành động của Trung Quốc hay không?", Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh nói: "Tôi xin nói là chúng ta đủ khả năng để đáp trả nhưng chúng ta không đáp trả vì đó không phải là hành vi phù hợp với pháp luật quốc tế, không phù hợp đạo lý Việt Nam, và nó không giải quyết được vấn đề gì".

Hương Thu

thieugia
30-06-2014, 05:06 AM
Ông Tập Cận Bình: Trung Quốc cần tăng cường phòng thủ biên giới biển và đất liền

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/thanh-nien-logo.png
28/06/2014 14:25

(TNO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc nên tăng cường phòng thủ biên giới biển và đất liền, Tân Hoa xã dưa tin ngày 28.6, trong bối cảnh các nước láng giềng tố cáo Bắc Kinh có những hành động hung hăng nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền phi lý.

Ông Tập đưa ra phát ngôn trên trong cuộc họp ngày 27.6 với sự tham dự của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và các quan chức cấp cao, theo Tân Hoa xã. Ông Tập cho hay sự "yếu ớt" của Trung Quốc trong quá khứ đã khiến cho các quốc gia khác “bắt nạt” nước này. “Những kẻ xâm lược nước ngoài đã từng phá hủy tuyến phòng thủ trên biển và đất liền của Trung Quốc hàng trăm lần, nhấn chìm đất nước vào vực sâu địa ngục”, ông Tập nói, đồng thời kêu gọi người dân Trung Quốc không nên lãng quên lịch sử và xây dựng tuyến phòng thủ biên giới vững mạnh.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/biem_hoa/hn%20gian%20tp.jpg
Ông Tập kêu gọi các lực lượng phòng vệ biên giới tăng cường hành động để bảo vệ "quyền hàng hải" của Trung Quốc.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2012, ông Tập đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự để quân đội nước này có thể thắng trong bất kỳ cuộc chiến nào.

Các quan chức Trung Quốc khác, như Ngoại trưởng Vương Nghị, cũng từng nhấn mạnh rằng Trung Quốc quyết bảo vệ lãnh thổ nước này, nhưng khẳng định Bắc Kinh không là mối đe dọa đối với các quốc gia khác.

Ông Tập đưa ra những phát ngôn trên giữa lúc Trung Quốc làm leo thang căng thẳng liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với Philippines, Việt Nam trên biển Đông, và với Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Trên đất liền, Trung Quốc lâu nay có tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ dọc biên giới hai nước này, theo AFP.

Tình hình biển Đông trở nên căng thẳng sau khi Trung Quốc hồi đầu tháng 5.2014 hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng biển Việt Nam. Tàu Trung Quốc còn ngang ngược đâm chìm tàu Việt Nam tại khu vực đặt giàn khoan.

Trên biển Hoa Đông, Trung Quốc đã điều chiến đấu cơ bay áp sát máy bay chiến đấu Nhật Bản và tàu Trung Quốc liên tục lai vãng ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Mới đây, Trung Quốc còn tung ra bản đồ dọc, trong đó có “đường lưỡi bò” (trước đây gọi là đường 9 đoạn nay đã trở thành đường 10 đoạn) nuốt trọn gần hết biển Đông. Mỹ và Philippines cũng đã lên tiếng phản đối, bác bỏ tính pháp lý của tấm bản đồ này.

Ông Dennis Blair, cựu Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, ngày 27.6 cho rằng Philippines, Nhật Bản và Việt Nam không thể ngồi im nhìn Trung Quốc bành trướng và đưa ra những tuyên bố chủ quyền phi lý trên cả biển Đông lẫn biển Hoa Đông.

Phúc Duy

fangzi
11-07-2014, 05:09 AM
Thế giớiThứ Năm, 10/07/2014 - 07:33

Đến lượt Macau trưng cầu dân ý phản đối Trung Quốc

(Dân trí) - Tiếp sau cuộc trưng cầu dân ý không chính thức về cải cách dân chủ tại Hồng Kông thu hút gần 800.000 người, đến lượt người dân Macau đang chuẩn bị tiến hành một hoạt động tương tự để yêu cầu cải cách bầu cử, phản ứng trước động thái của Bắc Kinh.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Chinhtri_xh/macau-tq.jpg
Một cuộc biểu tình lớn của người dân Macau hồi tháng 5

Hòn đảo từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha này được trao trả về cho Trung Quốc năm 1999, và có một hệ thống pháp lý độc lập khỏi đại lục. Cũng giống như Hồng Kông, nhà lãnh đạo của Macau được gọi là trưởng đặc khu, và do một ủy ban bầu cử thân Bắc Kinh chọn lựa.

Hiện 3 nhóm hoạt động nhân quyền đã cùng liên kết, yêu cầu tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào khoảng ngày 24/8 – 30/8, ngay trước thềm cuộc họp bí mật chọn nhà lãnh đạo mới vào ngày 31/8.

“Mục tiêu của chúng tôi đó là đấu tranh vì một hệ thống bầu cử dân chủ, và giai đoạn đầu tiên đó là thông tin cho người dân về hệ thống bầu cử, nhà tổ chức trưng cầu dân ý Jason Chao khẳng định với AFP.

“Chúng tôi hy vọng cuộc trưng cầu dân ý sẽ có thể trở thành một nền tảng cho cuộc đấu tranh vì dân chủ trong tương lai”, ông Chao nói thêm. “Cuộc trưng cầu dân ý sẽ đem đến cho họ (các cử tri) một cơ hội để bày tỏ thái độ đối với hệ thống này”.

Các câu hỏi bao gồm việc liệu có nên tiến hành một cuộc bỏ phiếu rộng rãi trong cuộc bầu cử chọn người đứng đầu chính quyền Macau năm 2019 hay không, và các cử tri tin tưởng ra sao vào ứng viên duy nhất Fernando Chui, người đã giữ vị trí này từ năm 2009.

Ông Chao hy vọng sẽ có khoảng 10.000 người trong tổng số 550.000 cư dân ở đây tham gia trưng cầu dân ý.

Hồi tháng 5 vừa qua, khoảng 20.000 người đã tuần hành phản đối một đạo luật cho phép các Bộ trưởng trong chính phủ nhận những gói nghỉ hưu hậu hĩnh.

“Người dân Macau từ lâu được xem như thờ ơ với chính trị, nhưng cuộc tuần hành hồi tháng 5 đã thay đổi tất cả, khi những người trẻ tuổi và cư dân Macau xuống đường mà không sợ sệt”, Chao khẳng định.

Thanh Tùng
Theo AFP

fangzi
14-07-2014, 06:15 AM
7 ngư dân Quảng Bình bị Trung Quốc bắt giữ

Chiều 13/7, Đại tá Nguyễn Văn Phúc, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình xác nhận, một tàu cá cùng 7 ngư dân ở huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) vừa bị phía Trung Quốc bắt giữ và hiện đang trên đảo Hải Nam.

Theo Đại tá Phúc, vào khoảng 10h ngày 23/6, tàu cá mang số hiệu QB 93256 TS, do anh Nguyễn Văn Thành làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng chở các ngư dân Nguyễn Anh Hùng, Lê Chí Thanh, Nguyễn Văn Hoàng, Trần Văn Thủy ở xã Quảng Phú, Nguyễn Văn Hiểu và Trần Minh Tuấn (xã Quảng Xuân) cùng nhiều tàu cá khác đang theo lạch cá cách đảo Hải Nam chừng 15-20 hải lý thì bị 4 tàu quân sự, 2 tàu hải giám và 4 máy bay của Trung Quốc đẩy đuổi. Tuy nhiên, chỉ có tàu của anh Thành bị bắt giữ.

Trao đổi với PV, ông Đậu Minh Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) cho biết: “Sau khi nắm được thông tin một tàu cá cùng 7 ngư dân địa phương bị phía Trung Quốc bắt giữ, chúng tôi đã nhanh chóng nhờ Cục lãnh sự của Bộ Ngoại giao Việt Nam có các hoạt động tích cực để sớm đưa các ngư dân về nước an toàn”.

Ông Ngọc cũng cho biết thêm, trước thông tin trên, UBND huyện cùng đại diện các cơ quan ban ngành đã đến thăm hỏi, động viên gia đình chủ tàu Nguyễn Văn Thành cùng các ngư dân bị bắt giữ.


http://media.doisongphapluat.com/thumb_x670x/357/2014/7/13/t.JPG
Mẹ và vợ của anh Nguyễn Văn Thành đang mong ngóng các thành viên trên tàu QB 93256 TS.

Bà Nguyễn Thị Nghĩa (mẹ của thuyền trưởng Nguyễn Văn Thành) cho hay, hôm 11/7, một nhân viên ngoại giao Việt Nam ở Trung Quốc đã gọi điện thoại cho gia đình thông báo tình hình sức khỏe các thuyền viên vẫn bình thường, lương thực và nước uống được đảm bảo, không bị đánh đập hay hành hung về tinh thần, tuy nhiên các thuyền viên bị cấm rời tàu.

Được biết, hiện tại tỉnh Quảng Bình và Bộ Ngoại giao Việt Nam đang tích cực xác minh và tìm các biện pháp bảo hộ cho các ngư dân này sớm về nước một cách an toàn.

THEO DÂN TRÍ

admin
16-07-2014, 04:47 AM
Trung Quốc yêu cầu Mỹ đứng ngoài tranh chấp Biển Đông

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ ba, 15/7/2014 | 22:33 GMT+7

Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản bác đề nghị của Washington về việc đóng băng hoạt động khiếu khích ở Biển Đông, và yêu cầu để các nước liên quan tự giải quyết vấn đề.

http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/07/15/tau2-4305-1405411107.jpg
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam tại khu vực gần giàn khoan trái phép. Ảnh: AP


"Trung Quốc mong muốn những nước bên ngoài khu vực nghiêm khắc duy trì sự trung lập, phân biệt đúng sai và tôn trọng những nỗ lực chung của các nước trong khu vực để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực", Reuters dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đề cập đến vai trò của Mỹ tại châu Á.

Bắc Kinh cũng khẳng định sẽ bảo vệ chủ quyền và giải quyết vấn đề thông qua đối thoại với các nước có liên quan dựa trên "chứng cứ lịch sử và luật pháp quốc tế". Tuyên bố này của Trung Quốc được cho là phản ứng lại đề nghị của ông Michael Fuchs, phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ, tuần trước cho rằng Bắc Kinh cùng các nước liên quan cần tự nguyện ngừng các hành động làm trầm trọng thêm tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Ông Fuchs nhấn mạnh không nước nào phải chịu hoàn toàn trách nhiệm vì căng thẳng leo thang trong khu vực. Tuy nhiên, Mỹ cho rằng cách cư xử khiêu khích và đơn phương của Trung Quốc đã gây nên nghi vấn về thiện chí của nước này trong tuân thủ luật pháp quốc tế.

Mỹ cũng mong muốn Trung Quốc và ASEAN có thảo luận thực chất để thực thi lời kêu gọi tự kiềm chế như trong Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, hướng tới ký kết một Bộ Quy tắc Ứng xử (COC), ông Fuchs nói.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời rằng nước này và ASEAN đang thực hiện DOC và kiên trì đẩy mạnh các đàm phán về COC. Trước tình hình Trung Quốc vẫn triển khai nhiều tàu và máy bay hộ tống giàn khoan Hải Dương 981 đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ đầu tháng 5 đến nay, hôm 10/7, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu đồng thuận thông qua một nghị quyết nhằm tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ với quyền tự do hàng hải, giải quyết các yêu sách và tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp ngoại giao hòa bình.
Trong đó, các nghị sĩ Mỹ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và các lực lượng hàng hải liên quan khỏi vị trí hiện nay, kiềm chế những hoạt động hàng hải trái với Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển và trở về nguyên trạng như trước ngày 1/5. Việt Nam và Philippines ngay sau đó tuyên bố hoan nghênh Nghị quyết của Thượng viện Mỹ.

Khánh Lynh

thieugia
27-07-2014, 08:33 PM
Trung Quốc thêm ngang ngược ở Hoàng Sa

(Tin tức thời sự) - Trong tháng 7/2014, Trung Quốc đã 4 lần ngang ngược thông báo về những hoạt động phi pháp đối với quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.


Ngày 25/7, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin về việc cái gọi là “thành phố Tam Sa” kỷ niệm 2 năm thành lập. CCTV cho hay, 2 năm trước, một thành phố cấp quận đã bắt đầu làm việc sau buổi lễ thành lập trên đảo Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). CCTV nói rằng, cái gọi là “thành phố cực nam” Tam Sa được xây dựng để củng cố vị trí của Trung Quốc tại Biển Đông.


http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/07/26/3625/trung-quoc-them-ngang-nguoc-o-hoang-sa-baodatviet.vn_2624609.jpg
Cơ quan hành chính do TQ xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm của Việt Nam


Chỉ tính riêng trong tháng 7/2014, Trung Quốc đã 4 lần có những hoạt động trái phép trên quần đảo Hoàng Sa. Mới đây, theo Tân Văn xã ngày 21/7 cho biết, trạm trung tâm giám sát môi trường tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) vừa ngang nhiên thông báo sẽ tiến hành cái gọi là giám sát môi trường thường lệ đối với quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và vùng biển xung quanh. Cụ thể, trạm trung tâm nói trên chủ yếu sẽ giám sát môi trường ở đảo Phú Lâm, đảo Bắc, đảo Đá, đảo Hữu Nhật và đảo Cây cùng khu vực biển xung quanh những đảo này. Nội dung giám sát môi trường bao gồm âm thanh, nước biển, nước ngầm, sinh vật biển, thổ nhưỡng, môi trường sinh thái…

Cách đó không lâu, báo Hải Nam (hinews.cn) của Trung quốc ngày 14/7 đưa tin: Chính quyền của cái gọi là thành phố Tam Sa mà Trung Quốc thành lập trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam, mới đây đã cử nhóm chuyên gia tới các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa để lắp đặt 9 bộ điện thoại vệ tinh hàng hải và các thiết bị thông tin điện đài vô tuyến điện. Mục đích được giới chức Trung Quốc đưa ra là nhằm bảo đảm ba loại thông tin quan trọng đó là điện thoại, thông tin vô tuyến điện, điện thoại vệ tinh.

Không chỉ vậy, Thời báo Hoàn Cầu ngày 14/7 còn cho biết, Trung Quốc đang triển khai chính sách hỗ trợ tài chính để khuyến khích người dân định cư trái phép tại đảo Phú Lâm. “Chính quyền cho rằng nếu chúng tôi sống hơn 6 tháng mỗi năm tại đảo thì hàng ngày có thể kiếm 35 nhân dân tệ (khoảng 5,6 USD). Nếu họ ở lâu hơn thì trợ cấp sẽ nhiều hơn”, ngư dân trẻ Fu Cehai trả lời trên Thời báo Hoàn cầu hôm 14/7.

Một ngư dân khác tên Fu Shaoqiang cho biết chính phủ Bắc Kinh đang áp dụng nhiều chương trình phát triển và cấp ngân sách để chiêu dụ người dân chuyển từ đại lục ra sống tại đảo Phú Lâm. Thậm chí nhiều người mới đến không phải là ngư dân, họ chỉ học nghề đánh bắt cá sau khi ra đảo.

Quang Hưng (Tổng hợp)

thieugia
30-08-2014, 06:12 PM
Trung Quốc bị tố xây thêm cơ sở quân sự ở Trường Sa

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ bảy, 30/8/2014 | 10:49 GMT+7

Quân đội Philippines cho biết Trung Quốc đang đưa thêm vũ khí cùng trang thiết bị tới các cơ sở quân sự mà nước này xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/trng%20sa.jpg
Hình ảnh cho thấy Trung Quốc đang tăng cường xây dựng ở bãi đá Kennan, thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh: Phil Star.

"Trong khi nhà lãnh đạo của chúng tôi bận rộn thì ở vùng biển Tây Philippines (Biển Đông), Trung Quốc đang xâm lấn các đảo", tờ Phil Star dẫn lời một quan chức an ninh Philippines nói. Thông tin này được đưa ra sau khi Manila tiến hành một đợt quan sát trên không ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.

Quần đảo Trường Sa là của Việt Nam, tuy nhiên một số nước khác cũng tuyên bố chủ quyền, trong đó có Philippines. Những bức ảnh chụp từ trên cao cho thấy Trung Quốc đang tăng cường cho cơ sở vật chất hiện có, đồng thời xây dựng thêm căn cứ mới trên các khu vực thuộc quần đảo Trường Sa.

Đài NHK của Nhật Bản cho biết quan chức quân đội Philippines xác nhận có hoạt động tăng cường hoặc xây mới cơ sở ở ít nhất 7 vị trí thuộc quần Trường Sa. Quân đội Philippines đang theo dõi sát hoạt động của Bắc Kinh.

Những bức ảnh chụp Đá Vành Khăn hồi tháng 4 cho thấy nơi đây có nhiều tấm pin năng lượng mặt trời, trạm radar và những thứ trông giống như ụ súng máy. Điều này chứng tỏ các cơ sở ở đây đã được quân sự hóa và hiện đại hóa hơn trong 4 năm qua.

Trên bãi Đá Chữ Thập có một bãi đáp trực thăng, bệ súng và những thứ giống như nhà kính nông nghiệp. Trong khi đó, trên bãi Subi có một vật thể hình cầu màu trắng được cho là trạm radar cỡ lớn.

Ngoài ra, các bức ảnh còn cho thấy có hoạt động cải tạo đất và xây dựng quy mô lớn đang diễn ra trên bãi Gạc Ma cùng một số bãi đá khác.

Quần đảo Trường Sa có vị trí gần chính giữa Biển Đông. Quan chức quân đội Philippines nhận định quá trình quân sự hóa ngày càng tăng có thể dẫn tới sự gia tăng ảnh hưởng quân sự của Trung Quốc trên vùng biển chiến lược này.

Như Tâm (Video: NHK

thieugia
04-09-2014, 04:08 AM
Trung Quốc âm mưu gì khi mở tuyến du lịch mới tới Hoàng Sa?
http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Lu_du/200871685051170.jpg

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_tinmoi.gif
thứ 4, 03/09/2014 15:00:45-

Sau một năm, tuyến du lịch đường biển của Trung Quốc đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam càng trắng trợn hơn. Việc Trung Quốc mở tuyến du lịch bằng đường biển mới tới Hoàng Sa của Việt Nam nhằm giảm bớt độ dài của lộ trình, theo hãng Xinhua đưa tin trong tuần qua. Truyền thông Trung Quốc xem việc này là một sự thành công trong dự án hàng hải của mình. Cũng theo Xinhua, tuyến du lịch đã được khởi động và thử nghiệm từ tháng 4/2013. Từ đó, công ty Vận tải eo biển Hainan đã tiến hành đưa hơn 3.000 du khách đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trên biển Đông.


http://media.tinmoi.vn/2014/09/03/xxx-7581-1409669357.jpg
Tàu Coconut Princess đi từ Tam Á ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Xinhua

Tuyến du lịch do một con tàu đơn tên là “Coconut Princess” hàng tháng hay hai lần/tháng tổ chức các chuyến đi chở khoảng 200 khách du lịch mỗi lần. Thông thường, chuyến hành trình sẽ bắt đầu tại Haikou, thủ phủ tỉnh Hainan, và mất 20 giờ để tới Hoàng Sa. Tuy nhiên, bắt đầu từ hôm thứ Ba (2/9), Hãng vận tải eo biển Hainan đã chuyển điểm khởi hành sang Tam Sa, nằm ở phía nam Hainan nên chuyến đi sẽ chỉ mất 12 giờ. Các khách du lịch sẽ đến thăm ba đảo Yinyu (Observation Bank), Quanfu và Yagong, thuộc nhóm đảo Crescent của quần đảo. Một quan chức cấp cao của hãng vận tải vận hành chuyến đi cho báo Xinhua hay, các du khách có thể “ chơi bóng chuyền bãi biển, lặn, câu cá và chụp ảnh cưới" trên Hoàng Sa. Chuyến hành trình kéo dài 4 ngày 3 đêm.

Bằng việc mở tuyến du lịch thường xuyên tới Hoàng Sa, Trung Quốc ý đồ củng cố tuyên bố kiểm soát khu vực này của họ. Những con tàu du lịch mang theo lương thực và nơi ở cho các khách du lịch của họ cho phép Trung Quốc mang theo số lượng khủng các cơ sở hạ tầng đồ sộ cần thiết cho các công trình xây dựng trên đất liền. Thêm vào đó, sự hiện diện các tàu biển cũng cung cấp những tin tức do thám mới cho những ý đồ của Trung Quốc bằng cách sử dụng các tàu phi quân sự để kiểm soát khu vực Trung Quốc chiếm đóng phi pháp của Việt Nam. Bắc Kinh thường ưa thích sử dụng các tàu vệ binh biển hay thậm chí là tàu cá của ngư dân nhằm ngang nhiên khẳng định tuyên bố của họ. Bởi một chiếc tàu du lịch không trang bị vũ trang và đầy cư dân thì khó có thể nào lại là mục tiêu từ một hành động can thiệp nào khác. Trong khi đó, ngoài việc xâm phạm chủ quyền mới nhất của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc trắng trợn tuyên bố hoạt động mở tuyến đường biển cho khách du lịch tới Hoàng Sa không liên quan tới bất kỳ quốc gia nào.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Lu_du/du%20thuyn%205.jpg

International Herald Tribune cho hay, những hành khách đầu tiên tham gia chuyến du lịch bắt buộc phải là cư dân Đại lục, những cư dân Trung Quốc từ Hong Kong hay Macao đều bị từ chối không lời giải thích. Xinhua cho hay, mở tuyến du lịch mới sẽ giúp ngăn chặn “những chuyến đi trái phép và tiềm tàng nguy hiểm” đến quần đảo Hoàng Sa. Trước đó, một đầu bếp Trung Quốc đã dùng khinh khí cầu đến quần đảo Sensaku/Điếu Ngư là một ví dụ khó quên. Sử dụng du lịch được xem như một cách để hợp pháp hóa khu vực chiếm đóng trái phép. Du lịch với việc tham gia câu cá và khoan dầu như một phương thức chứng tỏ kiểm soát về kinh tế trong khu vực tranh chấp-và mang lại những lợi ích về kinh tế cho nước tổ chức.

Việt Nam đã cực lực phản đối hành động này từ năm ngoái. Báo Thanh niên, gọi tuyến du lịch mới này là “vụ mới nhất trong một loạt những động thái đơn phương kích động trong khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.”

Theo Người đưa tin