PDA

View Full Version : Quê Tôi Thanh Hóa



minhnhat
16-07-2014, 03:14 PM
Thanh Hóa Ký Sự - 青 化 记 事



Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 140 km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km về hướng Bắc. Đây là một tỉnh lớn của Việt Nam, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt.

Cách đây khoảng 6000 năm đã có người sinh sống tại Thanh Hóa. Các di chỉ khảo cổ cho thấy nền văn hóa xuất hiện đầu tiên tại đây là văn hóa Đa Bút. Sang đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trước văn hóa Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát triển với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối - Quỳ Chữ tương đương với các văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun ở lưu vực sông Hồng. Và sau đó là nền văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm, văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hóa đã toả sáng rực rỡ trong đất nước của các vua Hùng.

Thanh Hóa là tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam trên nhiều phương diện. Về hành chính, Thanh Hóa là tỉnh cực bắc Trung Bộ, tiếp giáp với Tây Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. Về địa chất, miền núi Thanh Hóa là sự nối dài của Tây Bắc Bộ trong khi đồng bằng Thanh Hóa là đồng bằng lớn nhất Trung Bộ, ngoài ra một phần nhỏ (phía bắc huyện Nga Sơn) thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Về khí hậu, Thanh Hóa vừa có kiểu khí hậu của miền Bắc lại vừa mang những hình thái khí hậu của miền Trung. Về ngôn ngữ, phần lớn người dân nói phương ngữ Thanh Hóa với vốn từ vựng khá giống từ vựng của phương ngữ Nghệ Tĩnh song âm vực lại khá gần với phương ngữ Bắc Bộ.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thanh_Hoa/hon_von_phu.jpg
Hòn "vọng phu" tại quần thể núi Nhồi (An Hoạch Sơn" phường Đông Hưng, Tp. Thanh Hóa

Thanh Hóa bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 24 huyện, với diện tích 11.133,4 km2 và số dân 3,405 triệu người với 7 dân tộc Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Khơ-mú, trong đó có khoảng 355,4 nghìn người sống ở thành thị. Năm 2005 Thanh Hóa 2,16 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh, lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%.




https://www.youtube.com/watch?v=mZ04bwjTE9s

Hàm Rồng Bi Tráng

Lịch sử

Cầu Hàm Rồng là cầu đường bộ, đường sắt bắc qua sông Mã, cách thành phố Thanh Hoá 4 km về phía bắc.

Cầu Hàm Rồng cũ do Pháp xây dựng năm 1904 là cầu vòm thép không có trụ ở giữa. Cầu này bị phá hủy năm 1946. Năm 1962 cầu Hàm Rồng được khởi công xây dựng. Khánh thành ngày 19 tháng 5 năm 1964, cầu gồm 2 nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ. Từ tháng 12/2000, sau khi cầu Hoàng Long khánh thành, cầu Hàm Rồng chỉ dành cho đường sắt.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thanh_Hoa/cu%20hm%20rng%20xa.jpg
Cầu Hàm Rồng trong chiến tranh xưa - Ảnh:tư liệu thieugia

Trong chiến tranh Việt Nam

Cầu Hàm Rồng bị hư hỏng nặng năm 1972 khi trúng bom laser của quân đội Mỹ. Cầu Hàm Rồng có vị trí giao thông rất quan trọng là cầu đường sắt duy nhất đi qua sông Mã. Đây là cây cầu rất nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam là trọng điểm của cuộc đấu tranh đánh phá và bảo vệ giao thông. Không lực Hoa Kỳ liên tục đánh phá với cường độ rất cao và với các chiến thuật khác nhau. Các đơn vị bảo vệ cầu đã chiến đấu hàng trăm trận, bắn rơi hơn 100 máy bay các loại. Không quân Việt Nam tại đây bắn rơi 4 máy bay Mỹ. Trung đoàn pháo phòng không 228 bảo vệ cầu Hàm Rồng đã bắn rơi 90 máy bay, được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân và được mang tên Đoàn Hàm Rồng. Vị thế của cầu rất đặc biệt làm cho cầu rất khó bị bom đánh trúng: tại hai đầu Bắc và Nam của cầu có hai hòn núi (núi Rồng và núi Ngọc) đã chắn hết các bom định ném xuống cầu và là nơi các lực lượng phòng không bảo vệ cầu bắn đón đầu các máy bay oanh tạc phải bay theo một hướng bắt buộc. Do vậy nên trong cuộc chiến tranh không quân lần thứ nhất của Mỹ chống miền Bắc Việt Nam từ năm 1964-1968 tuy bị đánh phá rất ác liệt nhưng Không quân Mỹ không thể ném bom trúng cầu. Chỉ đến năm 1972 ngay đợt đầu của chiến tranh không quân lần hai (bắt đầu từ ngày 16 tháng 4 năm 1972) Hoa Kỳ áp dụng bom thông minh (bom điều khiển bằng laser) đã đánh trúng cây cầu này và đã làm tê liệt hoàn toàn cầu Hàm Rồng.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thanh_Hoa/hm%20rng.jpg
Cầu Hàm Rồng bị Đế Quốc Mỹ đánh sập

Năm 1973 cầu được khôi phục lại, trụ giữa vẫn dùng lại làm móng cột ống, tháo dỡ dầm thép cũ, thay bằng 2 nhịp 80 m đơn giản.

Minhnhat sưu tầm và giới thiệu

minhnhat
18-07-2014, 11:13 AM
Hàm Rồng bi tráng


Tác giả: Xuân Ba

Xuân Ba - Đã 45 năm kể từ ngày máu lửa kéo dài suốt 7 năm, quân dân Hàm Rồng Nam Ngạn đối mặt với dã tâm của kẻ thù quyết đánh sập cây cầu giao thông huyết mạch. Tôi lại về Thanh Hóa, về Nam Ngạn Hàm Rồng không phải để hát dô tá dô tà...

Lang thang trong làng Nam Ngạn

Còn mô nữa mà làng, đã nên phường. Phường Nam Ngạn. Nhưng không hiểu sao tôi cứ ưng gọi là làng. Làng Nam Ngạn, ngôi làng phía bờ Nam cầu Hàm Rồng từng là túi bom Mỹ bắt đầu từ ngày mùng 3 và mùng 4 tháng tư năm 1965.

Cảnh xưa
Để tránh hỏa lực tầm thấp tầm cao của các lực lượng bảo vệ cầu, ròng rã ngày đêm suốt 7 năm trời đánh phá mà cầu Hàm Rồng vẫn trơ trơ sừng sững, các phi công lão luyện Huê Kỳ đã không ngần ngại bấm nút cho phần lớn các cỡ bom chệch đi mà trút xuống cái chấm xanh bé nhỏ cách cầu chỉ non hai cây số đường chim bay - làng Nam Ngạn.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thanh_Hoa/cu%20hm%20rng%202.jpg
Cầu Hàm Rồng xưa - Ảnh: Hồng Vĩnh (chụp lại)

Chắc có lẽ khi ấy họ đâu biết làng Nam Ngạn có hai trung đội dân quân trai và gái không đi sơ tán như tất thảy người dân khác mà liên tục bám trụ kiên cường chiến đấu và phục vụ chiến đấu cùng với các lực lượng giữ cầu. Nam Ngạn xác xơ nát tướp ngày ấy nay đã xanh mướt mát dừa. Đã chật chội bộn bề quần cư với trăm thứ mưu sinh quá xứng và trên cả tên phường chứ không hề gượng!

Thăm làng trước nhất phải ghé chùa. Kính cẩn thắp nén hương trước Tam Bảo, lòng dậy lên cảm giác kinh sợ. Phải là sự nhiệm màu nào đó thì Nam Ngạn nát tướp xác xơ bình địa những năm ấy duy có hai thứ vẫn sừng sững trong khung cảnh trần thùi lụi bom đạn: ngôi chùa Mật Đa đây và một cây gạo cổ thụ. Mỗi cữ hoa, hẳn những chấm son này con mắt thần điện tử trên hàng trăm chiếc phản lực siêu thanh của Mỹ có lẽ cũng đọc được? Vậy nên ngay từ trận đầu mùng 3 mùng 4 rồi cho những năm ác liệt về sau, sư thầy trụ trì Đàm Xuân đã cho phép dân quân làng Nam Ngạn dỡ cánh cửa chùa làm băng ca cứu thương đưa thương binh của các trận địa vào chùa mà điều trị. Cụ lại cho dỡ một phần nhà Tổ làm nhà trú ẩn chặt dừa vườn chùa, trái để bộ đội giải khát, lá dừa để ngụy trang. Còn nữa, một việc lạ, như là khó tin có lẽ cũng cậy nhờ phúc làng linh thiêng che chở. Trừ hai liệt sĩ dân quân hy sinh trong trận chiến ác liệt ngày 26-5-1965 và mấy người nữa bị thương, còn đại đội dân quân Nam Ngạn qua hàng trăm cuộc chiến đấu hầu hết còn lành lặn cả!

Chùa còn lưu lại hai câu thơ của Huy Cận tặng sư Đàm Xuân viết năm 1965:

Cởi áo cà sa ký lên Tam bảo
Xông pha chiến trận giết giặc lập công.

Phép màu nhiệm nào đó có lẽ kẻ trần tục này không được phép luận bàn nhưng tôi chợt nghĩ đến khí thiêng từng quần tụ ở Nam Ngạn. Ngôi làng phía Nam Hàm Rồng, thuở Trần đã có 500 tráng đinh trong đội thủy binh của Chu Văn Lương, thứ quân địa phương lợi hại của vua Trần. Ngôi chùa làng sau này, thời gian có sức hủy hoại gớm ghê, mấy pho tượng cũ đến mức bục cả ra. Tượng bục vỡ nên bất ngờ phát lộ một số đồng tiền cổ khi chế tác tượng, người xưa đã yểm trong đó có đồng Thái Bình Thông Bảo (550-570) Thánh Lịch Thông Bảo (698) Khai Nguyên thông bảo (723) cộng với 12 đồng tiền đời Đinh Lê.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thanh_Hoa/xun%20ba.jpg
Sư thầy Đàm Duyên cùng tác giả

Chùa sớm nay vắng. Sư thầy Thích Đàm Duyên nhỏ nhắn thanh thoát trong bộ nâu sồng đang hong nắng ven bực thềm móm mém khẩu trầu xởi lởi khi khách hầu chuyện thưa tôi hành Canh Giáp Tý, tuổi 87 là liền anh mặc dù kém thầy Đàm Xuân 12 tuổi kế thầy Đàm Xuân viên tịch trụ trì chùa này...

Ánh mắt cụ dõi theo âm thanh lích chích của đàn sẻ trên sân nắng thư thả kể cho nghe chùa xây lớn từ thời Hậu Lê và đợt trùng tu lớn thời Thành Thái. Đợt trùng tu lớn nữa gần đây là kết thúc chiến tranh chống Mỹ. Chất giọng cụ cứ nhẹ thênh về thời đạn bom, cảnh sân chùa, trong chùa la liệt thương binh sau mỗi trận đánh. Về vô số lần nấu cơm nấu nước cho bộ đội. Hai thầy trò Đàm Xuân, Đàm Duyên không mấy đêm được yên giấc. Ban nãy ở nhà Tổ, khi chiêm bái pho tượng sư Đàm Xuân tôi nhác thấy tấm bằng Huy chương kháng chiến hạng Nhì (Sư Đàm Xuân được hạng Nhất) mà nhà nước tặng cho hai cụ cùng nhiều bằng khen giấy khen khác vì thành tích phục vụ chiến đấu của hai nhà tu hành. Khi trở ra, qua nhóm tượng đài đặt trước cổng chùa thấy hơi là lạ. Nhiều lần qua làng Nam Ngạn nên đã quá quen với nhóm tượng đài dân quân ba người bằng xi măng cốt thép được dựng từ những năm cuối 70 đầu 80. Công trình của thầy trò trường Mỹ thuật Hà Nội.

Bảo là được, là hoành tráng thì cũng còn tùy nhưng có lẽ lâu nay quen nhìn nên đâm quen mắt với khách thăm quan khi về Nam Ngạn. Thà để nhóm tượng, nguyên thủy bằng xi măng quét vôi trắng với thời gian đã lở lói và hơi mông mốc như thế đâm còn có lý, nhưng bữa nay, trong không khí kỷ niệm 45 năm trận đầu quân dân Hàm Rồng đánh thắng, kinh phí không biết rót có dồi dào không, người ta đã vội phủ lên chất liệu chi đó dở nâu dở đỏ nom nhóm tượng đâm lạ hoắc!
Chưa hết, bệ tượng lại cho ốp thứ đá lát nền đen sì. Không phải chuyên môn nên chả dám lạm bàn nhưng có lẽ phải là lâu lắm, người dân làng Nam Ngạn lẫn khách tham quan mới quen mắt được. Chợt giật thột khi nghĩ đến cây cầu Hàm Rồng vừa mới được khoác nước sơn bóng lộn. Đành một nhẽ cây cầu đã xuống cấp lâu nay nhưng làm chi thì làm chả hạn gia cố sao đó bằng phương pháp hiện đại nào đó cho nền đường trên cầu đỡ lồi lõm, cầu đỡ rung bần bật khi tàu xe ầm ầm qua còn cái màu cũ kỹ mốc meo của cây cầu là còn phải tính!

Sơn phết tỉa tót ra sao chứ không bỗng một chốc mà nhóm tượng này lẫn cầu kia cứ như mới được dựng vài hôm nay chứ không phải đã đượm màu thời gian lẫn trận mạc nghiệt ngã?

Người cũ
Ông giáo Ngô Thọ Văn, người làng Nam Ngạn, vốn chỗ quen biết đã về hưu dẫn tôi đến nhà cụ Ngô Thọ Lạn. Cụ Lạn mất đã lâu nhưng câu chuyện cả nhà đánh Mỹ có lẽ khó mà phai nhạt trong tâm trí người làng.

Trận đánh ngày 26-5-1965 có lẽ phải ghi đậm trong sử làng lẫn sử nước. Hai trung đội dân quân trai và gái làng Nam Ngạn đều được huy động vào trận đánh ác liệt này. Hàng trăm lượt chiếc máy bay đủ loại thay nhau bổ nhào đánh cầu từ sáng sớm đến chiều tối. Đạn dưới đất bắn lên, bom tên lửa trên trời giáng xuống ùng oàng mịt mù một vùng. Cứ ngỡ như bọn Mỹ hạ quyết tâm, trong ngày hôm ấy phải thanh toán dứt điểm cây cầu huyền thoại Hàm Rồng. Hai tàu hải quân ở mạn hạ lưu, một tàu thương vong nặng. Dân quân Nam Ngạn trong đó có Ngô Thị Tuyển liên tục phải bơi ra tàu tiếp đạn cứu chữa thương binh lẫn tham gia chiến đấu. Trong số đó tình cờ làm sao bốn người con của cụ Lạn là dân quân Ngô Thọ Sắp, Ngô Thọ Sếp, Ngô Thọ Đặt và Ngô Thọ Sáu đều ở trên hạm tàu hải quân đó. Trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt. Đất đối không, không đối đất căng thẳng. Một số chiến sĩ Hải quân hy sinh. Do được hướng dẫn tập luyện nên lực lượng dân quân có thể thay thế phối hợp sử dụng các hỏa lực sẵn có trên tàu như pháo 14 ly 5, 37 ly. Đến lượt hai anh em Ngô Thọ Đặt, Ngô Thọ Sáu bị thương. Một ý nghĩ thoáng qua người anh Ngô Thọ Sắp, nếu một quả bom rơi trúng tàu, coi như cả nhà bốn anh em đi đứt! Nghĩ thoáng vậy thôi chứ không ai rời tàu vào lúc gian nguy ấy.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thanh_Hoa/ng%20th%20tuyn.jpg
Chị Ngô Thị Tuyển liên tục phải bơi ra tàu tiếp đạn cứu chữa thương binh lẫn tham gia chiến đấu.

Chiều tối trận đánh dứt. Đêm đó, dân làng Nam Ngạn đau buồn tiễn đưa Ngô Thọ Sáu, do bị thương nặng đã mất. Đến nửa đêm sau lễ kết nạp Ngô Thọ Sáu tuổi 18 vào Đảng thì nữ dân quân Lê Thị Dung trong trung đội dân quân gái cũng trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện do vết thương quá nặng. Ngô Thọ Đặt được đưa đi cứu chữa may mà qua khỏi.
Bà Lê Thị Thục, vợ ông Đặt là thành viên trong trung đội dân quân ngày ấy, hướng về phía bàn thờ có di ảnh liệt sĩ Ngô Thọ Sáu mãi mãi trẻ trung nụ cười tuổi 18 giọng ngùi ngùi, chụp ảnh hồi ấy là hiếm. Sở dĩ có tấm ảnh là do chú ấy đi chụp làm hồ sơ để đi học trung cấp. Bên cạnh là di ảnh của chồng bà, ông Ngô Thọ Đặt mất đã 3 năm nay. Thầy giáo Văn cứ lấy làm lạ mãi rằng, buổi sáng ngày 26-5, tận trên mãi chiến trường Điện Biên Phủ, khẩu đội pháo phòng không của người con cả cụ Ngô Thọ Lạn là Ngô Thọ Soạn, khi ấy đang đóng quân ở Điện Biên cũng bắn rơi một máy bay Mỹ.

Vẫn chất giọng ngùi ngùi, bà Thục nhắc đến người nữ trung đội trưởng dân quân Nam Ngạn Hàn Thị Thìn. Khi Nguyễn Thị Hằng vào quân đội thì Hàn Thị Thìn được tin tưởng thế vào chức ấy. Qua bao năm đạn bom rồi hòa bình, đến bây giờ quá 70 rồi mà bà Thìn vẫn phòng không như thuở ban đầu! bBà Thục bấm bấm ngón tay thử kiểm lại trung đội nữ dân quân gái Nam Ngạn ngày ấy băm mấy người nay số đi lấy chồng đi làm ăn xa lẫn tật bệnh cũng vãn đi nhiều. Giá như cấp trên tổ chức, tập hợp chị em đang còn ở Nam Ngạn và phụ cận, tổ chức một chuyến tham quan đây đó chẳng hạn thì tốt quá. Bây giờ nhiều người vẫn không biết Lăng Bác không biết Hà Nội, Sài Gòn đâu cả...

Tôi chợt nghĩ đến tiếng hô khẩu lệnh của những lần tập dượt cứ đêm đêm lại mồn một vang lên từ phía khán đài mấy hôm nữa sẽ là địa điểm mít tinh lẫn truyền hình trực tiếp kỷ niệm 45 năm trận đầu đánh thắng của quân dân Hàm Rồng Nam Ngạn.

Còn nữa...
---------------------------
Phóng sự của Xuân Ba