PDA

View Full Version : Những Siêu Nhân "Siêu Nổ" & Những Màn Biểu Diễn Kungfu Quá Tầm Thường ?!



han_chungly
19-08-2014, 10:01 PM
Người có công năng “đặc dị” trong làng võ Việt

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/Tin_vit/img_0496.jpg
chủ nhật, 30/09/2012 16:14:45-

<>Từ cơ duyên võ học

14 tuổi ông đã được theo học một danh sư xuất thân từ Thiếu Lâm Bắc phái tại Việt Nam. Nói về người thầy đầu tiên của mình, võ sư Nguyễn Hồng Vạn cho biết: "Xưa kia, những bậc cao nhân võ thuật không mấy khi xuất đầu lộ diện, có khi giáp mặt mà ta chẳng biết là ai. Tôi cũng vậy, từ nhỏ tôi đã nghe và biết võ sư Võ Duyên Sơn, chưởng môn phái Hắc Long. Môn phái này vốn xuất thân từ hệ phái thuộc Thiếu Lâm Bắc phái tại Việt Nam.

Được biết, cậu bé Hồng Vạn theo danh sư Duyên Sơn rèn giũa võ nghệ hơn 6 năm. Khi 20 tuổi, nhận thấy võ học vô biên, Hồng Vạn từ giã sư phụ Duyên Sơn và theo học võ sư Võ Minh Thế, chưởng môn phái Võ Trận Bình Định. "Tôi muốn tìm một cái gì đó là tinh túy của dân tộc, đậm chất dân tộc. Môn phái này trước đây có tên là Triệt quyền phái, sau đổi là Võ Trận Bình Định, dựa trên nền tảng là những chiêu thức đánh cận chiến trong trận pháp do vua Quang Trung sáng tạo, do vậy nó rất hữu hiệu trong chiến đấu, vì đòn thế hiểm độc, ra chiêu là hạ đối thủ ngay, nhanh gọn, không hoa mĩ", ông nói.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/lao_khoet/hng%20vn.png
Màn công phá gạch của thầy trò võ sư Nguyễn Hồng Vạn.

Sau 3 năm khổ luyện, Hồng Vạn lại có dịp gặp một cao nhân với nội công thâm hậu. Người đó chính là võ sư Hàn Hải, đệ tử chân truyền của Huyền sư lý gia võ học quốc tế đại lực sĩ Hàn Thanh. Nói về sư phụ Hàn Hải, không thể không nhắc tới võ sư Hàn Thanh. Theo lời ông, Hàn Thanh vốn là một võ sư nức tiếng Sài Gòn trước năm 1975. Ông từng vào võ đường của võ sư đoàn Tâm ảnh, chưởng môn phái Côn Luân, để cùng trao đổi võ thuật và được các bậc tiền bối có tên tuổi nhận định là người giỏi toàn diện về võ thuật, từ công phu nội công đến quyền thuật. Tuy nhiên, mặc dù vốn là cao đồ của danh sư Hàn Thanh nhưng sư phụ Hàn Hải lại không muốn xuất đầu lộ diện dù mang nặng trên vai di nguyện của sư phụ là phải truyền thụ lại những tuyệt kỹ võ thuật của bổn phái và không để thất truyền. Sau lần gặp mặt người thanh niên Nguyễn Hồng Vạn, Hàn Hải nhanh chóng nhận ra tố chất và ngọn lửa đam mê võ thuật ngùn ngụt cháy trong người anh. Và Hàn Hải quyết định đem hết tâm huyết, những tuyệt kỹ võ học do sự phụ Hàn Thanh một đời khổ luyện mà thành truyền lại cho Hồng Vạn.

Vào tháng 9/2006, từ chương trình Chuyện lạ Việt Nam, giới võ học bắt đầu biết nhiều hơn về một Nguyễn Hồng Vạn với những dị công đầy bất ngờ, khó tin. Theo đó, trong lần lên sóng trên, trước ống kính và hàng ngàn khán giả, người xem chứng kiến ông ngồi xếp bằng nhờ các đệ tử xếp những chồng gạch lên đầu rồi dùng búa tạ nện xuống khiến những viên gạch nát vụn. Hơn thế, như những chương trình biểu diễn khắp Nam Bắc trước đó của mình, ông lại nằm ngửa cho xe chiếc xe du lịch 16 chỗ ngồi cán ngang qua bụng mà không cần đệm gạch tạo độ bám cho bánh xe. Ngỡ ngàng và khó tin hơn, nếu như thế giới võ học đã từng biểu diễn tuyệt kỹ thi triển khinh không đi trên mặt nước, Nguyễn Hồng Vạn khiến người xem sững sờ và thót tim bằng màn đi chân không trên than hồng đang cháy đỏ rực.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/lao_khoet/nguyn%20hng%20%20vn.jpg
Võ sư Nguyễn Hồng Vạn.

<>Truyền nhân của Thất thập nhị huyền công huyền thoại

Võ sư Nguyễn Hồng Vạn cho biết: "Sau khi được sư phụ Hàn Hải thu nhận và chấp thuận truyền dạy nội công, tôi không lúc nào ngừng nghỉ tập luyện. Cuối cùng sau hơn 10 năm luyện tập đằng đẵng, tôi đã lĩnh ngộ được Thất thập nhị huyền công vốn là tinh túy của sư phụ".

Giải thích về loại võ công trên, võ sư Hồng Vạn cho biết: "Thất thập nhị huyền công, chính là 72 chiêu thức võ công nội công của bổn phái. Nguyên lý nền tảng võ công của nó gồm 7 chương là: Vận hành khí lực, Hỗn nguyên khí lực, Ngũ hành chưởng lực, Thiên cơ phúc, Bích hổ du tường, Cách không đảo nguyệt, Không không minh. Mỗi chương có 7-8 hoặc nhiều chiêu thức khác nhau. Vận hành khí lực luyện trong 2 tháng. Nó gồm nhiều chiêu thức giúp cơ thể biết luồng gió, hơi thở của mình đạt được tới đâu. Chương này có những chiêu như: Mãnh long độc chưởng, Âm dương chưởng pháp, Ngũ long bộ Hỗn nguyên khí lực là hít hơi, chuyển hơi thở đưa hơi khí vào nơi mình muốn. Chương này học mất khoảng 6 tháng. Khi hoàn thành hết hai giai đoạn trên thì chuyển qua luyện Ngũ hành chưởng lực, tức dùng tay công phá những vật cứng như đá, gạch... Thiên cơ phúc là cho xe cán qua người… "Cứ như vậy, chăm chỉ luyện tập, sau 10 năm, tôi đã thành thục và nằm lòng những tuyệt kỹ trên. Tuy nhiên, thời gian dài chưa phải là thách thức lớn nhất của một người luyện võ chân chính, ông khẳng định. Theo đó, để có thể đạt đến đỉnh cao võ học hay còn gọi là cảnh giới võ học, người luyện còn phải đối mặt với hàng ngàn thách thức". Chia sẻ về những khó khăn trên ông cho biết: "Để đối phó với thời gian người luyện phải quên ngày thành tài bằng sự kiên trì, bền chí hơn rất nhiều người thường. Phải tuyệt đối tuân thủ một cách nghiêm ngặt những hướng dẫn của người dạy, phải biết vượt qua những đau đớn về thể xác. Về tác động bên ngoài, phải luyện lúc trời mát, không khí trong lành, tinh khiết. Lúc không khí ô nhiễm không thể luyện khí được. Nếu luyện sẽ gây tác hại. Do vậy, phải luyện vào sáng sớm hoặc buổi tối. Hàng ngày, bản thân tôi thường luyện từ 23h đến 4h sáng hôm sau". Chia sẻ với chúng tôi về những tuyệt kỹ mà ông đã thi triển trong các chương trình biểu diễn cũng như đã được xác lập kỷ lục Việt Nam, võ sư Hồng Vạn khẳng định: "Tôi thực hiện được những tuyệt kỹ đó, đặc biệt là tuyệt kỹ đi chân không trên than hồng là do tôi đã đạt đến trình độ Không không minh". Giải thích về thuật ngữ trên, ông cho biết: "Không không minh, nghĩa là không biết, không thấy, là đạt cảnh giới thượng thừa của bổn phái và võ học, người tập có thể có nhiều khả năng võ công kỳ dị, trong đó có khả năng đi trên than hồng mà chân không hề bị làm sao". Cũng theo lời võ sư Hồng Vạn, để có thể biểu diễn như tiết mục trên, người học nội công cần phải đạt đến độ Không không minh. Khi ấy, con người dường như thoát xác, mọi tác động bên ngoài gần như không ảnh hưởng đến cơ thể hay đúng hơn, cơ thể được bảo vệ bằng một lớp khí lực dồi dào mà người luyện môn này phải dày công rèn luyện với nhũng khoảng thời gian dài nhất định.

Đến nay, sau khi đã gặt hái được nhiều thành công trên con đường võ học, võ sư Nguyễn Hồng Vạn vẫn trăn trở phát dương quang đại nền võ học nước nhà. Được biết, hiện ông đang cố tích góp để mở võ đường để truyền dạy Thất thập nhị huyền công và thuốc nam cổ truyền như một phương cách níu giữ, phát huy những tinh túy của võ học Việt Nam.

--------------------------------
Chú ý:

Tôi đặt cho cái tên là Tin Le Le vì tôi không tin những màn công phu của các cao nhân biểu diễn dưới đây là có thật mà tôi cho rằng họ (tức các cao nhân ở dưới đây) chỉ là một trong rất nhiều đám người bợp bịp mà thôi. Họ rất đáng bị xã hội xỉ vả, đây là tôi nói nghiêm túc vì sau đấy tôi sẽ cho đăng các hình ảnh, tư liệu nhằm minh chứng để các bạn biết "họ" (tức nhyững kẻ hợm hĩnh khoe mình dưới đây, các cao nhân) cũng chỉ là những con người bình thường, thậm chí dưới bình thường chứ chẳng có gì là cao nhân, dị tướng cả.

Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn

han_chungly
20-08-2014, 11:51 AM
Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/vtc%20news.png
Thứ Hai, 12/05/2014 - 04:30

Trong lễ hội nhảy lửa độc đáo, những thanh niên Pà Thẻn sau khi được "nhập thần" nhảy thẳng đến đống lửa, lao vào như bị xui khiến!

Lễ hội của dân tộc Pà Thẻn được tổ chức hàng năm sau khi thu hoạch mùa màng. Nhảy múa trên than hồng bằng đôi chân trần nhằm trừ ma tà, cầu xin phù hộ cho mùa màng tươi tốt, gia súc đầy đàn, con cháu được khỏe mạnh. Đây là thời điểm du lịch nhân văn có một không hai của tỉnh Hà Giang nói riêng và cả nước nói chung. Lễ hội nhảy lửa độc đáo, mang đậm nét huyền bí, hoang sơm được coi như lễ hội mừng lúa mới của người Pà Thẻn. Lễ hội bắt đầu vào tháng 10 âm lịch, khi mùa vụ đã thu hoạch xong và kép dài qua Tết nguyên đán mới kết thúc. Để bắt đầu một lễ hội nhảy lửa phải có một thầy mo đến làm lễ cầu thần linh. Lễ vật cúng tế gồm một bát hương, một chiếc đàn sắt, một con gà, 10 chén rượu, tiền giấy. Một đống lửa lớn được đốt lên và thầy mo bắt đầu làm lễ. Thời gian làm lễ kéo dài 1-2 giờ đồng hồ trước khi lễ hội nhảy lửa được bắt đầu. Khi thầy cúng và các trai làng còn trong quá trình làm lễ, các cô gái biểu diễn ca múa góp vui.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/lao_khoet/p%20th%2002.jpg

Thầy mo ngồi trên một chiếc ghế dài để cúng thần linh. Gõ hai vật bằng sắt, phát ra những âm thanh gấp gáp, liên tục. Khi thầy mo gõ vào đàn và làm lễ cúng, từng thanh niên sẽ ngồi đối diện với thầy mo. Sau khi thầy mo cúng thần linh, các thanh niên Pà Thẻn như được tiếp sức mạnh và lòng quả cảm đầy thần bí, họ có thể nhảy vào đống lửa trong vòng 3-4 phút, không hề sợ hãi hay cảm thấy bỏng rát gì.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/lao_khoet/pa%20thn.jpg

Người Pà Thẻn cho biết bất cứ người dân Pà Thẻn nào cũng có thể nhảy vào lửa khi được thầy mo cúng và nhập cho họ một sức mạnh, sức mạnh của thần linh sẽ che chở và bảo vệ họ. Sau khi người ta đốt đống củi đã cháy gần hết, còn lại than hồng, một người chịu trách nhiệm quản lý đống than hồng bắt đầu gom than và chờ đợi những thanh niên nhảy lửa. Một người có thể tham gia nhảy nhiều lần, qua đó thể hiện sức mạnh, sự khéo léo và nhanh nhẹn trước sự thán phục ngưỡng mộ của mọi người.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/lao_khoet/p%20thn%2003.jpg

Những người nhảy lửa cho biết, khi bị nhập phép, họ không biết gì. Có gì đó thôi thúc họ lao vào lửa và nhờ có phép nên thân thể được bảo vệ. Nhưng không phải ai cũng có thể nhập phép bởi phải tin vào thần linh, tín ngưỡng của người Pà Thẻn thì mới được phù hộ. Đó cũng là ý nghĩa của lễ hội, mong muốn đuổi ta ma, cầu sức khỏe. Bạn có thể tham dự lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn đẻ cảm nhận được một không khí huyền bí và linh thiêng.

Song An (Tổng hợp)

han_chungly
20-08-2014, 12:15 PM
http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/lao_khoet/p%20th%2002.jpg


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/lao_khoet/pa%20thn.jpg

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/lao_khoet/p%20thn%2003.jpg




Phải chăng tất cả người Pà Thẻn đã đều đạt đến trình độ "Không không minh" - theo cách nói của võ sư Hồng Vạn !?
Thật là lố bịch đúng không thầy Hồng Vạn, thầy Vạn trả lời như thế nào về hiện tượng trên ? Và tôi còn được biết có rất nhiều người, kể cả đàn bà con gái không hề học qua một ngày Kungfu, không một ngày gặp lão Hàng Thanh* (Nên nhớ là Hàng Thanh chứ không phải Hàn Thanh như thầy Vạn nói đâu nhé)... thế nhưng họ vẫn thực hiện thành công các màn biểu diễn đi trên than hồng, vậy là thế nào ? Chẳng nhẽ họ cũng biết và thông thạo Không Không Minh :).

-------------------
* Chính xác là phải gọi là Giáo sư, quyền sư, võ sư Hàng Thanh, đây là học trò ưu tú nhất của cụ Đoàn Tâm Ảnh; tác giả của rất nhiều sách võ thuật in trước 1975 và sau Giải phóng nhưng xin thưa, cũng toàn sách đểu, sách phịa... không ai có thể tập được gì từ mấy cuốn sách này của Hàng Thanh.

Xưa do quan hệ Việt Trung bị ách tắc, việc giao lưu văn hóa bị trì trệ nhân cơ hội này thầy trò Hàng Thanh phịa cả ra một bộ Thập Bát La Hán quyền của Shaolin quan; cả miền Nam hồi ấy người ta tranh nhau truyền tụng, ngợi ca... đến hồi Trung - Việt thông thương, hòa hiếu... cả nước té ngửa khi được các nhà sư Thiếu Lâm khẳng định: trong hệ thống Shaolin quan (tức Thiếu Lâm Quyền) từ cổ chí kim chỉ có bài quyền Thiếu Lâm Thập bát thủ chứ chưa ai nghe đến cụm từ "Thiếu Lâm Thập Bát La Hán Quyền" bao giờ !? Hô hô, nổ cũng giỏi đến thế là cùng.

han_chungly
20-08-2014, 12:34 PM
Đi trên than hồng cháy rực
Trên thảm than hồng rực nóng hơn 500 độ C, cả chục con người không ngần ngại đặt lên đó những đôi chân trần. Có người rát chân, có người bỏng, nhưng họ đều mừng vì đã chiến thắng nỗi sợ của bản thân.


http://media.thethaovanhoa.vn/2011/05/26/09/49/buocdi.jpg

Trời xẩm tối, khoảng 6 bao tải than củi lớn được thành viên lớp cảm xạ học mang tới và đốt cháy trong 30 phút. “Nhiệt độ lúc này đạt 500 – 600 độ C”, ông Vũ Cao Thăng, phó giám đốc trung tâm cảm xạ Hà Nội, nói.

Đống than hồng sau đó được rải thành đoạn đường khoảng 5 m. Lửa vẫn cháy âm ỉ trong than. Những người đứng gần con đương than cảm nhận sức nóng rát như ở cạnh lò lửa. Những người muốn đi qua con đường lửa sẽ phải ngâm chân trong nước lạnh trước khi đi, để tránh nguy cơ bị bỏng. Ban đầu khi nhìn thấy đống than rực lửa, ai cũng ngần ngại, không dám đi, phải chờ cho tới khi có một người qua thành công, gần 20 người tiếp đó xếp hàng và bước từng bước nhanh trên thảm than. “Lúc đầu tôi cũng hãi lắm. Bước chân vào thảm than, tôi thấy mọi sợ hãi dần tiêu tan. Cho tới khi bước chân xuống đất, bàn chân hơi nóng rát, sau đó dịu dần, tôi lại thấy rất sung sướng, cảm giác đó rất khó tả, sự khoan khoái dâng lên cả bên trong, nên tôi còn đi tiếp hai lần nữa mới thôi”, chị Nguyễn Thị Bích Hằng, ở Hà Cầu, Hà Đông, Hà Nội, nói.

Ông Vũ Cao Thăng cho biết, khi qua con đường lửa cần đi bộ thật nhanh, không chạy, giữ tâm bình tĩnh chứ không được cuống. “Màn biểu diễn không phải để thể hiện ai đó có sức mạnh đặc biệt, mà chủ yếu là để chữa các bệnh như mồ hôi chân, nấm chân và các bệnh hô hấp khác”, ông Thăng nói. Theo ông Thăng, đi qua than hồng giúp mỗi cá nhân tự tin với chính bản thân mình, chiến thắng sự sợ hãi và có thể vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống.

Tục đi trên than hồng bắt nguồn từ tín ngưỡng dân tộc Phà Thẻn – một trong số dân tộc ít người nhất ở tỉnh Hà Giang. Sau mỗi mùa gặt bội thu dịp cuối năm, dân làng mở hội nhảy lửa mừng cơm mới với màn nhảy lửa – nhảy trên than nóng – của các thanh niên. Các “vũ công” trong lễ hội nhảy lửa của người Phà Thẻn rất thích ăn than, vì thế trước và sau khi nhảy họ thường bốc ngay những hòn than đang cháy đỏ cho vào miệng ngon lành.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/lao_khoet/p%20th%2002.jpg

Ngày nay, một số dân tộc vùng cao ở Hà Giang vẫn thường tổ chức những cuộc thi đi trên lửa vào dịp đầu năm mới. Ngày tổ chức lễ hội được các già làng, trưởng họ xem xét kỹ lưỡng, thường chọn trong khoảng mùng 2 đến 5 tháng giêng âm lịch.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/lao_khoet/p%20thn%2003.jpg
Thầy mo đang làm lễ trước lễ hội nhảy múa trên than hồng của người Pà Thẻn

Trên thế giới, tục đi trên than lửa cũng tồn tại ở nhiều nước. Ở Ấn Độ lễ hội đi trên than hồng có từ 1.200 năm trước Công nguyên, nhằm chứng minh cho hành động của những người thực hành nghi lễ là người tốt, hoặc thể hiện sức mạnh siêu nhiên của thần thánh, cầu mong sự ban ơn của đấng tối cao cho con người ấm no, hạnh phúc. Cho đến nay lễ hội này ở Ấn Độ vẫn duy trì. Hằng năm, trường tư thục Riverdale ở thành phố Surat, bang Gujarat, miền tây nước này cho học sinh đi chân trần trên than hồng và thủy tinh vỡ để rèn luyện sự tự tin cho các em. Đi bộ trên than cũng được ưa chuộng ở Mỹ như một bài tập về tinh thần đồng đội và là một phương pháp phục hồi sức khỏe.

Lý giải về hiện tượng đi trên than mà không bỏng chân, các chuyên gia vật lý cho rằng, với than củi là loại than thường dùng để đi lên, cả độ dẫn nhiệt, mật độ và nhiệt dung riêng đều thấp, nên hệ số phóng lưu nhiệt không cao. Vì thế nếu người đi trên than hồng bước đủ nhanh, thời gian tiếp xúc giữa than và bàn chân đủ nhỏ thì lượng nhiệt trao đổi có thể không tới mức gây bỏng.

Bên cạnh đó, bàn chân là tổ chức có nhiều mạch máu, nên trong thời gian nhấc chân khỏi than giữa các bước đi, dòng máu lưu thông sẽ phát tán lượng nhiệt mà bàn chân đã hấp thụ. Điều đó góp phần ngăn ngừa nguy cơ bị bỏng.

backieuphong
20-08-2014, 01:15 PM
Mình nghĩ thầy Nguyễn Hồng Vạn do tập trung lo tu luyện "không không minh" quá nên không còn thời gian tiếp xúc với thế giới bên ngoài, với văn minh hiện đại và có thể vì mải tu luyện mà thầy quên mất rằng giờ là thời buổi công nghệ thông tin nên đứa trẻ trâu nó cũng biết muốn đi trên than hồng đỏ rực... không nhất thiết phải biết "không không minh" mà chỉ cần nói: Đm đứa nào nói dzóc (!). Chửi xong cứ thế vô tư đi trên than hồng, đảm bảo không bao giờ bị hư thối.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tao_lao/qung%20lu%20n.jpg

Hoặc có khi nào thầy chăm tu quá nên không có thời gian lên mạng search thông tin, không biết đám "phản xạ học" chúng tổ chức cả trăm lớp học đi trên lửa... Mình nghĩ vì không nắm được thông tin, hoặc không đứa nào cho thầy biết thông tin đó chứ nếu biết chắc chắn thầy không nổ, không khoác lác thế đâu.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tao_lao/bt%20chng%20nan%20y.jpg

Mình nghĩ "nổ" tí cho vui thì cũng tốt, nhưng nổ quá thì không nên. Ở bên hệ thống võ thuật cổ truyền còn rất nhiều ông thầy "nổ" kiểu như ông Vạn này, mình nghĩ các bạn đừng nên nghe.

doancongtu
20-08-2014, 02:57 PM
võ sư Hồng Vạn khẳng định: "Tôi thực hiện được những tuyệt kỹ đó, đặc biệt là tuyệt kỹ đi chân không trên than hồng là do tôi đã đạt đến trình độ Không không minh". Giải thích về thuật ngữ trên, ông cho biết: "Không không minh, nghĩa là không biết, không thấy, là đạt cảnh giới thượng thừa của bổn phái và võ học, người tập có thể có nhiều khả năng võ công kỳ dị, trong đó có khả năng đi trên than hồng mà chân không hề bị làm sao". Cũng theo lời võ sư Hồng Vạn, để có thể biểu diễn như tiết mục trên, người học nội công cần phải đạt đến độ Không không minh. Khi ấy, con người dường như thoát xác, mọi tác động bên ngoài gần như không ảnh hưởng đến cơ thể hay đúng hơn, cơ thể được bảo vệ bằng một lớp khí lực dồi dào mà người luyện môn này phải dày công rèn luyện với nhũng khoảng thời gian dài nhất định.



http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/hai_vai/nguy%20him.gif

Nhảm nhí !

"Không minh" là cụm danh từ có nguồn gốc Hán với ý nghĩa là bất sáng, là không minh mẫn tức bất trí, là "ngu"; "không minh" là ngu thì "không không minh" là "đại ngu", đại bất trí.

Người luyện kungfu "đại ngu", "đại bất trí" mà không ngu mới là lạ.