PDA

View Full Version : Trận Chiến Chống Nhà Nước Hồi Giáo IS



thieugia
25-09-2014, 08:28 PM
Phiến quân Hồi giáo tiếp tục tấn công, bất chấp tên lửa Mỹ
http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/is%20ab.jpg

Thứ năm, 25/9/2014 | 17:49 GMT+7

Các phiến quân của Nhà nước Hồi giáo đáp trả các cuộc không kích của Mỹ bằng cách tăng cường tấn công vào phía bắc Syria, nơi hàng trăm nghìn người đã bỏ nhà cửa chạy trốn sang nước khác.

Người Kurd ở Syria cho hay, IS đã tiến quân vào thị trấn phía bắc Kobani, bất chấp việc hàng chục phiến quân của tổ chức này bị tiêu diệt trong các đợt không kích những ngày qua của Mỹ. Điều này cho thấy khó khăn mà Washington đang phải đối mặt khi thiếu đồng minh quân sự đủ mạnh ở trên bộ. "Những cuộc không kích này không quan trọng. Chúng tôi cần binh sĩ trên bộ", Hamed, một người Kurd chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ tị nạn, nói. Mazlum Bergaden, một giáo viên ở Kobani vừa vượt biên hôm qua cùng gia đình, cho hay hai trong số các anh trai của anh đã bị IS bắt giữ. "Tình hình rất tồi tệ. Sau khi sát hại mọi người, chúng đốt làng mạc. Khi chúng chiếm làng nào chúng đều chặt đầu một người để cảnh cáo những người khác", Bergaden nói. "Chúng đang âm mưu xóa bỏ văn hóa của chúng tôi, tiêu diệt quốc gia của chúng tôi". Gần 140.000 người Kurd ở Syria đã tháo chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ từ tuần trước, tạo nên làn sóng di cư nhanh nhất trong cuộc nội chiến ba năm ở đây.

Một nguồn tin từ bên trong IS, trao đổi với Reuters qua tin nhắn trực tuyến, cho biết nhóm này đã chiếm nhiều ngôi làng ở tây Kobani. Những hình ảnh đăng trên Youtube cho thấy dường như các phiến quân sử dụng nhiều vũ khí, trong đó có đạn pháo, khi đối đầu với các lực lượng người Kurd ở gần Kobani. Những kẻ cực đoan giương cao lá cờ màu đen sau khi xé toạch một lá cờ của người Kurd. Một quan chức Thổ Nhĩ kỳ cho hay tốc độ tiến công của IS cách đây ba ngày rất nhanh, nhưng sau đó chậm lại do các cuộc không kích của Mỹ. Tuy nhiên, Ocalan Iso, phó thủ lĩnh nhóm người Kurd bảo vệ Kobani, cho biết có thêm nhiều phiến quân và xe tăng xuất hiện trong vùng này kể từ khi liên minh bắt đầu không kích.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/09/25/is2-8062-1411641010.jpg
Một tòa nhà bị sập sau cuộc không kích của Mỹ ở Kfredrian, tỉnh Idlib, Syria. Ảnh: Reuters

Mục tiêu duy nhất của Mỹ trong những ngày đầu của chiến dịch không kích là làm suy yếu năng lực hoạt động của IS ở biên giới Iraq - Syria. Đến hôm qua, liên minh do Mỹ dẫn đầu đã tấn công ít nhất 13 mục tiêu trong và quanh Albu Kamal, một trong những cửa khẩu chính giữa hai nước, sau khi tấn công 22 mục tiêu tại đây vào ngày hôm trước. Khả năng điều chuyển binh sĩ và vũ khí giữa Syria và Iraq của IS là một lợi thế quan trọng về mặt chiến thuật cho nhóm này ở cả hai nước. Các chiến binh từ Syria đã đánh chiếm nhiều phần của phía bắc Iraq vào tháng 6 và vũ khí mà chúng thu được sau đó lại được chuyển về Syria để hỗ trợ các trận chiến tại đây.

Anh Ngọc

fangzi
28-09-2014, 04:19 PM
Phiến quân đau buồn vì lãnh đạo nhóm Khorasan bị tiêu diệt

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/al-qaeda.jpg

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Chủ nhật, 28/9/2014 | 10:25 GMT+7

Một phiến quân thuộc Al-Qaeda gửi chuỗi thông điệp lên Twitter, chia buồn về cái chết của Muhsin al-Fadhli, lãnh đạo của nhóm khủng bố Khorasan, AFP dẫn lời tổ chức giám sát SITE cho biết.

Những thông điệp này dường như xác nhận thông tin rằng các cuộc không kích của Mỹ tại Syria đã tiêu diệt lãnh đạo Khorasan, nhóm được cho là nguy hiểm ngang Nhà nước Hồi giáo (IS).


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/09/28/khorasan-3250-1411688674-7838-1411873714.jpg
Muhsin al-Fadhli, thủ lĩnh của Khorasan. Ảnh: CBS News

Thông điệp trên Twitter còn chia buồn trước cái chết của Abu Yusuf al-Turki, một lãnh đạo khác của Khorasan. SITE cho biết tên phiến quân này đăng lời nhắn hôm 27/9, than vãn về tình hình trên bộ ở Syria, khi lực lượng liên minh do Mỹ dẫn đầu đang tấn công lực lượng IS.

Cũng trong hôm qua, nhóm khủng bố Al-Nusra Front ở Syria, có liên hệ với Al-Qaeda, dọa sẽ trả đũa các nước Arab và phương Tây vì các cuộc không kích.

Cả Nhà nước Hồi giáo và Al-Nusra Front tạo thành một phần của mạng lưới lực lượng nổi dậy phức tạp đang chiến đấu ở Syria. Mỹ tuy chưa nói Al-Nusra Front cũng đang là mục tiêu, nhưng các máy bay của nước này đã tấn công nhóm khủng bố mới Khorasan. Một số nhà phân tích nghi ngờ nhóm này thuộc Al-Nusra Front.

Trọng Giáp

thieugia
09-10-2014, 04:52 PM
Nhà nước Hồi giáo phản công ở Kobani

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ năm, 9/10/2014 | 11:50 GMT+7

Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng tối qua lại phát động một cuộc tấn công mới nhằm vào thành phố Kobani của Syria.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/10/09/s4-reutersmedia-net-Kobani-jpe-2601-5532-1412828516.jpg
Thành phố Kobani, Syria nhìn từ khu vực gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc xung đột với Nhà nước Hồi giáo hôm qua. Ảnh: Reuters

Lực lượng bảo vệ cho biết, các tay súng cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tối qua tấn công vào hai khu vực thuộc Kobani, thị trấn của cộng đồng người Kurd, nằm sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, bất chấp các cuộc không kích từ Mỹ.

"IS tràn vào hai quận với những vũ khí hạng nặng, bao gồm cả xe tăng. Dân thường có thể thiệt mạng bởi nhiều cuộc đụng độ rất dữ dội đã diễn ra", Reuters dẫn lời Asya Abdullah, đồng chủ tịch của Liên minh Dân chủ (PYD), lực lượng chính của người Kurd bảo vệ khu vực, nói.

Trong khi đó, ở Thổ Nhĩ Kỳ, ít nhất 21 người chết trong cuộc đụng độ nổ ra giữa phe biểu tình người Kurd và cảnh sát. Đoàn người biểu tình lên tiếng phản đối chính phủ vì cho rằng họ không làm gì để bảo vệ dân chúng. Đây là cuộc xung đột đường phố tồi tệ nhất xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều năm.

Washington hôm qua cho hay quân đội Mỹ và đồng minh đã tiến hành 8 cuộc không kích, tấn công các tay súng IS gần Kobani. "Trung tâm Chỉ huy Mỹ tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình ở Kobani. Nhiều dấu hiệu cho thấy lực lượng dân quân người Kurd vẫn kiểm soát hầu hết thành phố và đẩy lùi ISIL", Reuters dẫn tuyên bố từ Lầu Năm Góc, sử dụng cách viết tắt khác của IS.

Tuy nhiên, chuẩn đô đốc John Kirby, phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết các đợt không kích của Mỹ "sẽ không cứu được" thị trấn chiến lược Kobani khỏi việc bị IS chiếm giữ, đồng thời cảnh báo nơi này sẽ sớm rơi vào tay nhóm khủng bố.

Vũ Hoàng

nhan_voky
11-10-2014, 10:05 AM
IS công khai hành quyết nhà báo Iraq

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo-tinnhanh.jpg
Thứ bảy, 11/10/2014 | 08:29 GMT+7

Phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) hôm qua hành quyết một nhà quay phim Iraq và 12 người khác tại một số thị trấn và làng mạc phía bắc Baghdad.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/is%202.jpg
Phiến quân Nhà nước Hồi giáo. Ảnh: AP

Những tên phiến quân hôm qua bắn chết Raad al-Azzawi, nhà quay phim 37 tuổi, làm việc cho một kênh truyền hình địa phương, anh trai và hai dân thường khác trong làng Samra, phía đông thành phố Tikrit, AFP dẫn lời thân nhân nhà báo cho biết. "IS hành quyết anh ấy, anh trai anh ấy và hai người khác trước dân chúng hôm nay", một thân nhân giấu tên nói.

Theo tổ chức giám sát Phóng viên Không Biên giới (RSF), Azzawi bị IS bắt hôm 7/9. RSF tháng trước tuyên bố IS đã dọa hành quyết nhà quay phim vì ông từ chối làm việc cho chúng. "Chúng tới, bắt anh và anh trai anh ấy đi", thân nhân nói. "Họ chẳng làm gì sai, tội lỗi duy nhất của anh ấy là làm nhà quay phim, làm công việc của mình". Người thân của Azzawi cho rằng chắc chắn ai đó trong làng cáo buộc ông làm việc cho chính phủ và mách với phiến quân. Azzawi luôn mang máy quay phim bên mình.

IS hôm qua cũng hành quyết 9 người khác ở phía bắc Tikrit, tất cả đều bị nghi có mối liên hệ với các tổ chức chống phiến quân dòng Sunni.

Shaolaojia
12-10-2014, 06:27 PM
Phiến quân Hồi giáo áp sát Baghdad

Nguy cơ thất thủ có thể xảy ra nếu Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) nắm giữ toàn bộ tỉnh Anbar và biến nơi này trở thành bàn đạp tấn công thủ đô Baghdad của Iraq.

80% tỉnh Anbar, phía tây thủ đô Baghdad, đang nằm trong tầm kiểm soát của IS. CNN dẫn lời Sabah Al-Karhout, người đứng đầu Hội đồng tỉnh Anbar, mô tả tình hình tại đây đang "rất tồi tệ".

Hôm qua, các tay súng Hồi giáo đã bao vây Haditha, thị trấn lớn cuối cùng của tỉnh Anbar chưa nằm trong tay phiến quân. Theo CBS News, lực lượng phiến quân Hồi giáo IScũng đã xâm nhập Abu Ghraib, một trong những vùng ngoại ô của Baghdad, cách sân bay quốc tế Baghdad chỉ hơn 12 km.

Falleh al-Issawi, phó chủ tịch Hội đồng tỉnh Anbar, cảnh báo rằng nếu Baghdad thất thủ, IS có thể cai trị toàn bộ khu vực từ thủ đô của Iraq đến thành phố Raqqa của Syria. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Iraq xác nhận IS đang có trong tay hệ thống phòng không di động cá nhân MANPADS.

Để ngăn chặn sự sụp đổ của Anbar, các nhà lãnh đạo địa phương yêu cầu chính phủ Iraq có hành động can thiệp ngay lập tức, đồng thời kêu gọi Mỹ triển khai bộ binh. Theo al-Issawi, quân đội Iraq và các nhóm chiến đấu của Anbar sẽ hạ vũ khí nếu như quân đội Mỹ không can thiệp giúp đỡ, bởi họ cho rằng các chính phủ phương Tây đang ngập ngừng trước sự tấn công của IS.

Một quan chức của Bộ Quốc phòng Mỹ hôm qua cho biết chính phủ Iraq chưa có lời kêu gọi chính thức nào nhằm triển khai lực lượng ngoài những vị trí trước đó. Tuy nhiên, người này khẳng định Mỹ không triển khai bộ binh đến Iraq, mà sẽ chỉ tập trung hỗ trợ tham vấn và các chiến dịch không kích.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhận định tình hình ở Anbar đang gặp khó khăn. Ông cho rằng nỗ lực chống lại IS ở Iraq sẽ kéo dài và đòi hỏi nhiều yếu tố.

Từ 10/10, quân đội Mỹ đã thả dù tiếp tế lương thực, nước uống và đạn dược cho lực lượng an ninh của Iraq đang hoạt động tại vùng Baiji, phía bắc nước này, theo yêu cầu từ phía Baghdad. Trong hai ngày 10 và 11/10, liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu tiếp tục tiến hành hoạt động không kích ở Syria và Iraq.

Thùy Linh

thieugia
13-10-2014, 11:34 AM
Nhà nước Hồi giáo thách phương Tây chiến đấu trên mặt đất

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ hai, 13/10/2014 | 09:56 GMT+7

Trong video mới do phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) công bố, John Cantlie, con tin người Anh bị ép làm tuyên truyền viên bất đắc dĩ, cho biết IS đang chờ một cuộc chiến trên mặt đất với các nước phương Tây, còn anh thì đang chờ bị hành quyết.
Nhà báo Anh bị Nhà nước Hồi giáo tra tấn dã man / Lính Anh trở lại Iraq huấn luyện lực lượng chống IS


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/10/13/ca-6324-1413167774.jpg
John Cantlie (phải) đến Syria hồi năm 2012. Ảnh: AP

Theo Mirror, Cantlie nói rằng nhóm phiến quân IS "đang nóng lòng chờ" một cuộc chiến trên mặt đất với các nước phương Tây và cảnh báo nó không phải là một "cuộc phẫu thuật gọn gàng". Cũng trong đoạn video, Cantlie cho biết anh đang chờ đến lượt mình bị hành quyết.

Với thần sắc xanh xao và căng thẳng, Cantlie vẫn nói rõ: "Bất kỳ ai hy vọng về một cuộc phẫu thuật đẹp, sạch gọn mà tay không vấy bẩn là một điều cực kỳ đáng ngạc nhiên một khi nó xảy ra". Đoạn video được cho là ghi ngay sau khi tài xế Anh Alan Henning bị hành hình.

Các phiến quân IS còn công bố bài viết 2.000 từ của Cantlie trên tạp chí của tổ chức này là Dabiq. "Bốn bạn tù của tôi đã bị IS hành hình theo cách đáng kinh sợ nhất sau khi chính phủ Anh và Mỹ rõ ràng đưa ra một quyết định chung là không thảo luận về các điều khoản để trả tự do cho chúng tôi. Và giờ, trừ khi có điều gì đó thay đổi rất nhanh và rất căn bản, tôi chờ đến lượt mình (bị hành quyết). Tôi đã chứng kiến khi James Foley, Steven Sotloff, David Haines và Alan Henning bước ra khỏi cửa, cứ hai tuần một người, từ ngày 18/8, biết rằng họ sẽ bị sát hại".

Cantlie miêu tả họ rất thân thiết khi bị giam chung, an ủi nhau và cùng cầu nguyện mỗi ngày, và giờ chỉ còn anh trong căn phòng tối. Gửi tới vợ, bạn bè, gia đình và truyền thông, Cantlie thúc giục họ gây áp lực với chính phủ Anh để thực hiện điều mà các nước châu Âu khác đã làm là trả tiền chuộc cho phiến quân IS, theo The Times. Cuối bài báo, Cantlie bày tỏ không sợ hãi trước cái chết, anh đã sống trong điều kiện cầm tù trong một thời gian dài. "Nhưng nếu đó (cái chết) là điểm đến cuối cùng của mình, tôi muốn nhìn nó ở khía cạnh đây là một cuộc chiến công bằng và không phải là một thỏa hiệp giả dối".

Một số bạn của Cantlie và là chuyên gia về IS nói họ tin bài báo là do chính Cantlie viết. Olivier Guitta, một cố vấn về an ninh cho rằng cách viết và tâm trạng của người bị cầm tù hai năm cho thấy đó có thể là Cantlie. Gia đình anh cũng thúc giục chính phủ Mỹ và Anh thay đổi quan điểm, đối thoại với các phiến quân IS. Nhà báo Anh Cantlie bị bắt cóc ở Syria vào tháng 7/2012. Trong video công bố hôm 29/9, Cantlie chỉ trích Mỹ về chiến lược không kích và hỗ trợ các lực lượng bộ binh chống lại nhóm cực đoan. Cha Cantlie hôm 3/10 khẩn cầu IS trả tự do cho con trai, sau khi phiến quân chặt đầu tài xế Anh Alan Henning.

Cuối tuần qua, sau 5 năm kết thúc hoạt động quân sự tại Iraq, Anh điều 12 huấn luyện viên của quân đội đến Erbil, Iraq để giúp lực lượng người Kurd sử dụng súng máy chống lại các phiến quân IS.

Khánh Lynh

fangzi
14-10-2014, 09:43 PM
Phiến quân Hồi giáo chỉ cách sân bay Baghdad 13 km

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ ba, 14/10/2014 | 14:18 GMT+7

Các tay súng của Nhà nước Hồi giáo vừa chiếm một căn cứ quân sự của Iraq và hiện chỉ còn 12 km nữa là đến sân bay Baghdad, con đường sơ tán duy nhất của những người nước ngoài muốn rời đi.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/09/16/convoy-IS-AP-JPG-6254-1410864511.jpg
Đoàn xe của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang di chuyển tại tỉnh Abar thuộc Iraq. Ảnh: AP

Hôm qua phiến quân đã chiếm thêm một căn cứ quân sự ở tỉnh miền tây Anbar sau vài giờ giao tranh với các binh sĩ Iraq, buộc lực lượng an ninh phải rút khỏi khu vực, AP dẫn lời hai quan chức tỉnh Anbar giấu tên nói. Hit rơi vào tay IS hồi đầu tháng. Cư dân trong thị trấn xác nhận doanh trại thất thủ nhưng đề nghị được giấu tên để đảm bảo an toàn.

Nhà nước Hồi giáo tự xưng đã chiếm tới 80% diện tích tỉnh Anbar và uy hiếp thủ đô Iraq. Phóng viên CNN tại thực địa cho hay các tay súng chỉ còn cách sân bay 8 dặm, tương đương 13 km.

Căn cứ nói trên nằm ở thành phố Hit trên con đường cao tốc chiến lược nối từ Baghdad tới biên giới với Syria. Căn cứ mất về tay Nhà nước Hồi giáo sau màn giao tranh giữa phiến quân với binh sĩ chính phủ.

Danh sách các thành phố, thị trấn dọc hai con sông lớn vùng Lưỡng Hà là Euphrates và Tigris ngày càng tăng nhanh. Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Dempsey, cho biết đã phải điều các trực thăng chiến đấu để túc trực đảm bảo an toàn cho sân bay quốc tế Baghdad. "Chúng ta cần sân bay", ông nói.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/10/14/tag-reuters-2-9865-1413274976.jpg
Một đồn cảnh sát ở thị trấn Hit bị hư hại trong đợt giao tranh hôm 9/10. Ảnh: Reuters.

Washington Post dẫn lời quan chức Iraq mô tả việc rút quân ở gần Hit là "rút lui chiến lược", đồng thời cho biết quân đội đã chở theo các trang thiết bị và đốt cháy lương thực, tránh IS có thêm nguồn lực. Động thái rút quân diễn ra chỉ vài giờ sau khi Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ (Centcom) thông báo các lực lượng của liên minh quốc tế vừa tiến hành không kích trong khu vực này.

IS thông báo chiếm doanh trại trong thông báo cùng ngày. Thông báo được đăng tải trên các website nhóm phiến quân hay sử dụng nhưng chưa thể xác thực. Đây là căn cứ quân sự thứ ba của Iraq lọt vào tay IS trong ba tuần qua. Tổn thất này là đòn tâm lý đánh vào các lực lượng của Iraq đang giao tranh với IS ở Anbar. Nhà chức trách khu vực kêu gọi Mỹ tăng cường hỗ trợ, trong đó có cả điều bộ binh tới tham chiến, do lo ngại Anbar sẽ sớm thất thủ hoàn toàn.

Thủ đô của Iraq hiện chưa nằm trong tầm bắn của IS nhưng chúng vẫn có thể thực hiện những vụ đánh bom liều chết trong thủ đô. Hàng loạt vụ nổ lớn hôm qua xảy ra tại khu vực phần lớn là người dòng Shiite sinh sống ở Baghdad, làm ít nhất 30 người chết.

Trong khi đó, nhiều hãng truyền thông nước ngoài đưa tin các cuộc đụng độ giữa quân đội Iraq và phiến quân IS đã kéo dài hơn một tuần ở Abu Ghraib. Các báo cáo cho rằng nhóm phiến quân còn được trang bị tên lửa phòng không vác vai, có thể đe dọa đến máy bay ra vào sân bay Baghdad.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/10/14/cats-7413-1413274976.jpg
Vị trí các căn cứ quân sự rơi vào tay Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Đồ họa: Washington Post.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Iraq bác tin về sự hiện diện của IS tại Abu Ghraib. "Các báo cáo về việc (phiến quân IS) đang chiếm khu vực Abu Ghraib là không chính xác", IANS dẫn lời Qasim Atta, một quan chức Bộ Quốc phòng Iraq, nói. "Cuộc sống vẫn diễn ra bình thường ở thị trấn Abu Ghraib".


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/nh%20nc%20hi%20gio.jpg

Văn phòng Liên Hợp Quốc về Điều phối Các vấn đề về Nhân đạo hôm qua cho biết khoảng 180.000 người ở tỉnh Anbar đã phải bỏ nhà cửa vì những diễn biến chớp nhoáng trong vài ngày gần đây ở Hit và thủ phủ Ramadi. "Hàng nghìn người vẫn đang chạy trốn và cần hỗ trợ khẩn cấp về thực phẩm, nước uống và chỗ ở", phó phát ngôn viên Liên Hợp Quốc, ông Farhan Haq, nói.

Như Tâm

nhan_voky
28-10-2014, 01:01 PM
70 sĩ quan Syria bị cắt đầu khi giao tranh với phiến quân

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ ba, 28/10/2014 | 10:40 GMT+7

Hàng chục sĩ quan Syria được cho là đã bị cắt đầu khi phiến quân Hồi giáo cực đoan đánh chiếm một trụ sở chính quyền ở miền bắc nước này.

Theo IBTimes, Nhà nước Hồi giáo (IS) và phiến quân Jabhat al-Nusar, một nhánh của al-Qaeda, gần như đã chiếm được thành phố thứ hai của Syria sau khi hàng trăm chiến binh tràn vào văn phòng thống đốc mới được bổ nhiệm tại tỉnh lỵ Idlib.

Khi binh sĩ quân đội Syria tái chiếm được tòa nhà, họ thấy 70 sĩ quan quân đội bị chặt đầu. Một thông báo gửi đến Damascus cho biết "họ đã bị tàn sát".

Mặc dù các cuộc tấn công có liên quan trực tiếp đến phiến quân Jabhat al-Nusra, quân đội Syria coi tất cả các đối thủ là lực lượng thuộc nhóm khủng bố IS.

Các tay súng thực hiện cuộc tấn công theo phong cách điển hình của IS. Chúng bắt nhiều sĩ quan cấp cao và cắt đầu họ bằng dao chứ không bắn hạ đối thủ.

Theo The Independent, trước khi phiến quân Jabhat al-Nusra bị đánh bại, các chiến binh tuyên bố chiến thắng của chúng sẽ là "một Raqqa thứ hai" và đe dọa "các người sẽ sớm nghe thấy tiếng kêu gào của những kẻ ngoại đạo". Raqqa là thành trì của IS tại bắc Syria.

Idlib là là khu vực chiến lược nằm giữa Aleppo và thành phố ven biển Latakia, hai thành phố còn thuộc kiểm soát của chính phủ. Nếu Idlib bị rơi vào tay phiến quân, nó sẽ giáng một đòn mạnh vào chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad.

Trong một diễn biến có liên quan, giao tranh vẫn đang tiếp diễn ở Kobane, thị trấn Syria sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Cơ quan Giám sát Nhân quyền Syria hôm qua cho biết 481 chiến binh IS bị tiêu diệt trong khi 313 người Kurd thiệt mạng trong cuộc chiến tại đây từ ngày 16/9. IS hôm nay tung video mới bác bỏ việc nhóm này đang lùi bước trước lực lượng người Kurd tại Kobane.

Phương Vũ

thieugia
31-01-2015, 10:05 AM
Mỹ tiêu diệt chuyên gia vũ khí hóa học của IS

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/is%2015.jpg

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ bảy, 31/1/2015 | 07:19 GMT+7

Bộ Tư lệnh chỉ huy Mỹ tuyên bố chuyên gia về vũ khí hóa học của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã bị tiêu diệt trong cuộc không kích gần đây tại Iraq.

Abu Malik, chuyên gia về vũ khí hóa học của IS, bị giết chết trong cuộc không kích tuần trước gần Mosul, Iraq, Reuters dẫn thông báo của Bộ Tư lệnh chỉ huy Mỹ cho biết hôm qua.

Malik từng là một kỹ sư về vũ khí hóa học dưới thời cố tổng thống Iraq Saddam Hussein, sau đó gia nhập tổ chức al-Qaeda Iraq năm 2005. Tên này tham gia đội quân của IS vì các phiến quân muốn "thúc đẩy năng lực vũ khí hạt nhân".

"Cái chết của Malik sẽ tạm thời làm giảm hoạt động của mạng lưới khủng bố và ngăn chặn khả năng IS có thể sản xuất và sử dụng các vũ khí hóa học với người dân vô tội", bản tuyên bố của Bộ Tư lệnh chỉ huy Mỹ cho hay.

Mosul là một trong những khu vực trên lãnh thổ Iraq bị các phiến quân IS chiếm đóng. Liên quân do Mỹ dẫn đầu liên tiếp thực hiện các cuộc không kích tại Iraq và Syria từ tháng 8 năm ngoái, nhằm truy đuổi và tiêu diệt các phiến quân cực đoan.

Chuyên gia vũ khí hóa học của IS bị tiêu diệt trong bối cảnh Nhật Bản và Jordan đang nỗ lực tìm kiếm thông tin về hai công dân bị IS bắt giữ. Các phiến quân vẫn giữ im lặng sau khi thời hạn chót hoán đổi con tin đã hết.

Khánh Lynh

thanh_long
01-02-2015, 09:21 AM
Thế giới » Bình luận

IS hành quyết con tin Nhật Bản thứ hai

Chủ Nhật, 01/02/2015 08:39 (GMT + 7)

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) vừa công bố video về cảnh hành quyết Kenji Goto, nhà báo Nhật Bản mà chúng giam. Tokyo xác nhận rằng mức độ chân thực của đoạn video khá cao.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/is%2015.jpg
Phiến quân mặc trang phục đen đứng bên cạnh con tin Kenjo Goto trong đoạn video mà IS công bố hôm 31/1.

Trong đoạn video có thời lượng 67 giây mà IS công bố hôm 31/1, Goto quỳ trên mặt đất trong khi chiến binh bịt mặt đọc thông điệp trước ống kính camera. Sau đó tên sát nhân hạ dần con dao và màn hình chuyển sang màu đen. Sau đó, khi màn hình trở lại trạng thái bình thường, người xem thấy thi thể nhà báo Nhật Bản trên mặt đất, BBC đưa tin.

"John Thánh chiến", tên mà giới truyền thông dùng để gọi tên sát nhân trong những video hành quyết con tin của IS, nói: "Giống như những đồng minh ngu ngốc trong liên minh của quỷ Satan, chính phủ Nhật Bản vẫn chưa hiểu rằng chúng ta là một thể chế Hồi giáo với quyền lực và sức mạnh. Chúng ta có một đội quân rất thèm máu của các người. Thủ tướng Shinzo Abe đã ra một quyết định bất cẩn khi tham gia vào một cuộc chiến mà các người không thể thắng. Lưỡi dao này sẽ không chỉ đoạt mạng Kenji, mà sẽ còn tiếp tục gây đau thương cho mọi người dân Nhật Bản mà chúng ta gặp. Hãy để cơn ác mộng của Nhật Bản bắt đầu".

Đoạn video xuất hiện trên mạng đúng một ngày sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, ông Yasuhide Nakayama, thông báo trước giới truyền thông rằng cuộc đàm phán về việc thả Goto rơi vào thế bế tắc.

Trong một tuyên bố tại cuộc họp của các thành viên chủ chốt trong nội các Nhật Bản, Tokyo xác nhận rằng khả năng IS sát hại Goto rất cao.

"Tôi cảm thấy ghê tởm trước hành động khủng bố vô nhân tính và hèn hạ này. Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho những kẻ khủng bố. Nhật Bản sẽ phối hợp với cộng đồng quốc tế để đưa những kẻ gây nên tội ác ra công lý", ông Abe tuyên bố.

Mẹ và anh trai của nhà báo Goto đã lên tiếng ngay sau khi IS công bố video. "Tôi từng hy vọng Kenji sẽ trở về để cảm ơn mọi người vì đã dành sự ủng hộ cho anh ấy. Giờ đây tôi cảm thấy đau buồn vì anh ấy không thể trở về", Junichi Goto, anh trai của nhà báo 47 tuổi, nói với kênh truyền hình NHK. Bà Junko Ishido, mẹ của Goto, nói rằng anh là một người đàn ông tốt và anh chết vì cố gắng cứu mạng Haruna Yukawa, một con tin người Nhật khác.

Goto xuất hiện lần đầu tiên trong một video của IS một tuần trước cùng với Haruna Yukawa, con tin Nhật Bản mà IS đã sát hại. IS yêu cầu chính phủ Nhật Bản trao cho chúng 200 triệu USD nếu muốn chúng thả hai người. 200 triệu USD là số tiền mà Tokyo muốn đóng góp vào cuộc chiến chống IS. Sau đó giọng nói của Goto xuất hiện trong một đoạn ghi âm trên mạng. Nhà báo 47 tuổi nói Yukawa đã chết và cầu xin chính phủ thực hiện yêu cầu của IS để chúng thả anh.

Theo Zing

han_chungly
06-02-2015, 08:46 PM
Jordan không kích dữ dội IS, trả thù cho phi công

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ sáu, 6/2/2015 | 07:20 GMT+7

Hàng chục chiến đấu cơ Jordan tiến hành cuộc tấn công mới nhằm vào các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo (IS) sau khi nước này tuyên bố sẽ trả thù quyết liệt cho phi công bị thiêu sống.

Hàng chục chiến đấu cơ của Jordan được triển khai trong các cuộc tấn công, phá hủy các kho đạn dược và các trại huấn luyện của IS. Các cuộc tấn công này "mới chỉ khởi đầu", Reuters dẫn lời tuyên bố từ lực lượng vũ trang Jordan cho biết.

Truyền hình nhà nước Jordan ghi lại cuộc tấn công, gồm cảnh các chiến đấu cơ cất cánh từ một căn cứ không quân và những quả cầu lửa cùng cột khói dữ dội sau các vụ đánh bom. Đoạn video cho thấy quân đội Jordan viết phấn lên trên tên lửa. "Cho chúng mày, những kẻ thù của Hồi giáo", một dòng chữ viết.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/09/16/convoy-IS-AP-JPG-6254-1410864511.jpg

Máy bay Mỹ tham gia nhiệm vụ cùng Jordan để cung cấp thông tin tình báo, giám sát, trinh sát và hỗ trợ nhắm mục tiêu, một quan chức Mỹ nói và cho biết các cuộc không kích tập trung vào nhiều mục tiêu xung quanh Raqqa ở Syria. Ngoại trưởng Jordan Nasser Judeh thông báo nước này cũng tiến hành tấn công ở Iraq trong chiến dịch mới.

Jordan là đồng minh lớn của Mỹ trong cuộc chiến chống IS. Sau khi IS tung đoạn video quay cảnh phi công nước này, Moaz al-Kasasbeh bị thiêu sống trong một chiếc lồng sắt ngày 3/2, Quốc vương Jordan Abdullah II tuyên bố sẽ trả thù cho Kasaesbeh và yêu cầu quân đội chuẩn bị lực lượng để tăng cường tấn công nhóm cực đoan.

Phương Vũ

thieugia
10-02-2015, 02:42 PM
IS rút khỏi đông bắc thành phố lớn nhất Syria

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ ba, 10/2/2015 | 07:20 GMT+7

Nhà nước Hồi giáo (IS) rút chiến binh và vũ khí khỏi khu vực phía đông bắc thành phố Aleppo, sau khi thất bại trước lực lượng người Kurd và các nhóm vũ trang tại những nơi khác ở Syria.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/5.jpg
Nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS). Ảnh: The Guardian

IS rút chiến binh và một số vũ khí khỏi một số ngôi làng ở khu vực phía đông bắc Aleppo nhưng chưa hoàn toàn rút khỏi khu vực. Cư dân và các nhà hoạt động ở Aleppo cho biết họ nhìn thấy đoàn xe của IS sơ tán khỏi một số làng nhỏ ở đông bắc thành phố này và hướng về phía đông. "Có những ngôi làng bị bỏ hoang trong vài ngày qua", Reuters dẫn lời Abdullah Samer al Mashour, một cụ già người địa phương thuộc bộ tộc Mashhour nói.

"Đây không phải là rút lui hoàn toàn mà là rút lui có chiến thuật", lãnh đạo của một nhóm nổi dậy tại Syria cho biết. Các nhóm nổi dậy khác chưa chiếm các khu vực IS đang rời bỏ vì IS chưa hoàn toàn rút quân, ông nói thêm.

Tuy nhiên, ông cho rằng IS dường như đang chuẩn bị cho một đợt rút quân lớn hơn, và kể lại nhóm cực đoan thậm chí còn phá hủy một tiệm bánh ở thị trấn al-Bab, cách Aleppo khoảng 40 km về phía đông bắc.

"Họ vẫn còn ở đó, nhưng họ rút hết các chiến binh nước ngoài, vũ khí hạng nặng và thay đổi vị trí", một chỉ huy của nhóm vũ trang giấu tên nói.

Theo Nhóm Giám sát Nhân quyền Syria, IS rút quân từ Aleppo về để củng cố đội hình nhằm chống lại lực lượng người Kurd và các nhóm đối lập đồng minh Syria ở phía đông. Từ sau chiến thắng ở Kobani, những nhóm này nắm thế chủ động và tiến hành các đợt tấn công mới nhằm vào IS.

"Mặt trận đã mở rộng", Rami Abdulrahman, người điều hành nhóm quan sát nói và cho biết thêm IS vẫn còn kiểm soát khu vực rộng lớn ở tỉnh Aleppo.

Người đứng đầu của một trong những nhóm đối lập đồng minh Syria có tên Abu Issa cho biết họ đang phối hợp cùng người Kurd để đánh đuổi IS ra khỏi Tel Abyad, một thị trấn phía đông Kobani tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Aleppo là thành phố lớn nhất Syria. Khu vực đông bắc thành phố này là rìa phía tây của vùng lãnh thổ IS chiếm đóng ở Syria và Iraq, sau khi các chiến binh cực đoan giành quyền kiểm soát Mosul của Iraq hồi năm ngoái.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2015/02/09/ban-do2-6040-1423451103.jpg
Những vùng lãnh thổ màu là vùng IS tuyên bố hiện diện hoặc kiểm soát. Phần màu xám do người Kurd nắm giữ. Đồ họa: BBC

IS tháng trước hứng chịu thất bại lớn đầu tiên tại Syria kể từ mùa hè năm ngoái. Nhóm cực đoan bị lực lượng dân quân người Kurd cùng các cuộc không kích của liên minh do Mỹ dẫn đầu đẩy lui khỏi Kobani. Lực lượng chính phủ Syria cũng tiến hành một chiến dịch riêng biệt, gây tổn thất cho nhóm này trong thời gian gần đây.

Phương Vũ

fangzi
11-02-2015, 11:21 AM
Vì sao Mỹ vẫn hụt hơi trong cuộc truy đuổi IS

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/ngh%20bo.png
Thứ tư, 11/2/2015 | 09:52 GMT+7

Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo vẫn cho thấy một khả năng bành trướng nhanh chóng bất chấp các đòn không kích dồn dập của lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu.

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/nh%20nc%20hi%20gio.jpg
Số thành viên của IS trong năm ngoái đã tăng gấp ba lần. Ảnh minh họa: PA

Hành động thiêu sống dã man viên phi công Jordan Moaz al-Kaseasbeh của Nhà nước Hồi giáo (IS) một lần nữa dóng lên hồi chuông cảnh báo về tốc độ phát triển nhanh chóng và sự tồn tại lâu dài của nhóm khủng bố này. Nó đồng thời đặt ra nghi vấn quanh tính hiệu quả của những chiến dịch toàn cầu nhằm tiêu diệt bè lũ phiến quân.

Aaron David Miller, cây bút từ Foreign Policy, từng viết quá trình đấu tranh với IS nói riêng và các phần tử Hồi giáo cực đoan nói chung là "một cuộc chiến dai dẳng" bên trong một nền văn minh ngoài phương Tây nhưng lại gây ảnh hưởng trực tiếp tới chính phương Tây.

Vụ hành quyết phi công xảy ra một năm sau khi IS xóa bỏ biên giới giữa Syria và Iraq bằng cách chiếm đóng một vùng lãnh thổ rộng lớn ở cả hai quốc gia này hay chặt đầu, tra tấn hàng trăm tù nhân nhằm phục vụ cho mục tiêu thành lập nhà nước Hồi giáo của chúng.

"Dù IS hiện không bành trướng mạnh mẽ như trước nhưng rõ ràng chúng vẫn tồn tại", Ayman al-Tamimi, chuyên gia từ Diễn đàn Trung Đông tại Philadelphia, nhận xét. IS "không có đối thủ tại những thành trì" ở Iraq và Syria vì thế nhiều khả năng chúng vẫn sẽ vững vàng trong ít nhất vài năm nữa.

Sức hút vẫn lớn

Tamimi và một số học giả khác cũng đồng tình cho rằng sự bền bỉ và sức hút của IS đối với các tân binh ở Trung Đông và phương Tây là điều đáng báo động.

Reuven Paz, chuyên gia về Hồi giáo, giảng viên tại Trung tâm đa ngành Herzilya của Israel, lại lo lắng về việc IS đang "cực đoan hóa nhanh chóng" một bộ phận cư dân trên khắp thế giới, "đặc biệt là cộng đồng Hồi giáo ở phương Tây và Arab". "Nhiều người trẻ chỉ ở độ tuổi 16, 17 dám bỏ nhà tới Iraq hay Syria để đầu quân cho chúng", ông cho biết thêm.

Năm ngoái, chính quyền Mỹ kịp thời ngăn chặn ba thiếu niên ở Colorado cùng hai anh em người Chicago đang trên đường tới Syria để gia nhập IS. Một phụ nữ ở Colorado tháng trước cũng bị tống giam với cáo buộc hỗ trợ khủng bố khi gia nhập hàng ngũ của chúng.

Bất chấp sự tàn bạo được thể hiện trong những video hành quyết mà IS công bố, "một số người thậm chí vẫn có lối suy nghĩ ngây thơ rằng IS có giải pháp cho mọi vấn đề của họ", Paz bàn về làn sóng thanh thiếu niên gia nhập IS.

Nguy hiểm không kém các chiêu bài tuyển mộ thành viên là "khả năng mở rộng" của IS, theo Tamimi. Nhóm phiến quân này hiện vẫn kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng tương đương nước Bỉ, bất chấp thất bại gần đây ở thị trấn biên giới chiến lược Kobani.

Các chi nhánh có mối quan hệ hoặc mong muốn liên kết với IS nhanh chóng được thành lập ở nhiều quốc gia, điển hình như nhóm Ansar Beit al Maqdis tại vùng Sinai, Ai Cập, hay phe nổi dậy đứng sau cuộc nội chiến ở Libya. Những tổ chức mới này có thể chưa gây ảnh hưởng bằng IS nhưng khao khát được đứng dưới là cớ đen của chúng cho thấy rõ ràng thứ ý niệm về việc thành lập 'một nhà nước Hồi giáo thuần khiết" mà IS gieo rắc đang sinh sôi, theo Foreign Policy.

Bên cạnh đó, làn sóng chiến binh nước ngoài đổ tới Iraq và Syria để gia nhập IS cũng chưa có chiều hướng ngừng lại. Tamimi dự đoán nó có thể "kéo dài cả thập kỷ".

Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) ước tính mùa xuân năm ngoái, nhóm có khoảng 20.000 đến 30.000 thành viên, tăng gấp ba lần so với năm trước đó. Vũ khí cũng như chiến lược khủng bố của chúng cũng tinh vi hơn. Hệ tư tưởng cực đoan của IS, dù bị nhiều lãnh đạo Hồi giáo khước từ và lên án kịch liệt, vẫn tiếp tục thu hút vô số người trẻ đi theo. Họ còn tự nhận mình là tầng lớp tiên phong đại diện cho một nhà nước Hồi giáo mới.

"Bên ngoài biên giới của ta, IS đang cố gắng truyền những cảm hứng về Hồi giáo cực đoan nhằm dụ dỗ các tay súng tới chiến đấu cho chúng hay làm theo những chỉ dẫn khủng bố của nhóm này", Fred Fleitz, thành viên cao cấp tại Trung tâm Chính sách An ninh, cựu chuyên gia phân tích CIA, đánh giá. "Xét về khả năng tồn tại lâu dài, IS dường như vẫn thể hiện một sức mạnh áp đảo", Fleitz nói. "IS sẽ tiếp tục hiện diện như một mối đe dọa chỉ đến khi nào lực lượng bộ binh được gửi tới để trấn áp chúng", ông cho hay.

Không kích là chưa đủ

Sự tàn bạo đáng sợ của IS khi thiêu sống viên phi công Jordan khiến nước này phải đẩy mạnh các chiến dịch oanh tạc để đối phó với chúng. Theo Reuters, quân đội Jordan trong ba ngày đã tiến hành 56 lượt không kích dữ dội vào các căn cứ và kho vũ khí của IS ở Syria. Hành vi dã man của chúng cũng gây nên một làn sóng biểu tình giận dữ ở Amman, thủ đô Jordan, cũng như các quốc gia Trung Đông khác.

Mỹ trong những tháng tới sẽ gửi 400 lính đến khu vực để huấn luyện phe phiến quân theo đường lối ôn hòa ở Syria chống IS. Tuy nhiên, dường như tất cả vẫn là chưa đủ trước sức mạnh ngày càng tăng tiến của tổ chức khủng bố này. Nhiều học giả phương Tây từng lên tiếng cảnh báo cách duy nhất để đánh bại IS là gửi bộ binh tới chiến đấu ở Iraq và Syria.

"Thực tế, điều tốt nhất có thể làm đó là can thiệp quân sự, không chỉ với các cuộc không kích mà còn bằng lực lượng quân đội trên bộ", Daily Express dẫn lời ông Giorgio Bertolin từ Khoa Nghiên cứu Quốc phòng tại Đại học Hoàng gia London nhận định. "Tuy nhiên, sau những gì diễn ra ở Iraq và Afghanistan, khả năng điều đó xảy ra là cực kỳ hiếm. Tiến hành oanh tạc là một lựa chọn khả dĩ bởi như thế sẽ không có người lính nào phải hy sinh trên chiến trường", ông nói thêm.

"Khuyến khích các quốc gia khác trong khu vực điều động bộ binh sau đó phương Tây hỗ trợ bằng các chiến dịch không kích cũng là một phương án có thể tính đến", Bertolin đề xuất. Tuy nhiên, theo ông, bản thân cách này cũng có vấn đề bởi bạn khó lòng thuyết phục một nước nào đó chấp nhận điều quân, hy sinh trên chiến trường trong khi mình chỉ giúp đỡ từ xa.

Ông Bertolin nhấn mạnh, nếu không thể điều quân, IS vẫn sẽ tiếp tục củng cố ảnh hưởng và gia tăng sức mạnh ở Trung Đông. Trong trường hợp này, hậu quả sẽ "vô cùng thảm khốc", ông nói và thêm rằng không sớm thì muộn phương Tây vẫn phải gửi bộ binh, khi đó, tình cảnh sẽ tồi tệ hơn gấp nhiều lần.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/bn%20%20hi%20gio.png
Bản đồ khu vực Trung Đông. Đồ hoạ: New York Times

Ông Lord Dannatt, cựu chỉ huy quân đội Anh, cũng đồng tình với suy nghĩ của Bertolin. Ông cho rằng các lãnh đạo phương Tây cần "tính đến cả những điều không tưởng" và nên gửi quân đội tới chiến đấu chống IS bởi các chiến dịch dội bom thật sự không đủ mạnh.

Có lẽ dân chúng và giới chính trị gia sẽ không đồng tình với ý tưởng này nhưng ta phải luôn để ngỏ mọi phương án nếu thật sự nghiêm túc với mục tiêu diệt trừ hoàn toàn IS, ông Dannatt nói. Tamimi có lẽ cũng chia sẻ tầm nhìn này khi tuyên bố ông "không lạc quan về khả năng tự giải quyết khủng hoảng của các quốc gia Trung Đông".

Vũ Hoàng

thieugia
17-02-2015, 05:15 AM
IS chặt đầu 21 người Cơ đốc giáo gốc Ai Cập

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ hai, 16/2/2015 | 07:00 GMT+7

Nhà nước Hồi giáo (IS) hôm qua công bố video dường như cho thấy cảnh chặt đầu tập thể 21 người Ai Cập theo Cơ đốc giáo, trên bờ biển gần thủ đô của Libya.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2015/02/16/ai-cap-4133-1424049644_m_460x0.jpg
Các con tin Ai Cập quỳ trên bãi biển trước khi bị phiến quân IS chặt đầu. Ảnh: Aljazeera

Theo New York Times, đoạn video mở đầu bằng những hình ảnh quay chậm các con tin Cơ đốc giáo thuộc hệ Coptic Ai Cập đi theo hàng một dọc một bãi biển. Tất cả các con tin đều mặc bộ đồ màu vàng da cam. Mỗi người bị một kẻ hành quyết mặc đồ đen, tay cầm dao, dẫn đi. Âm thanh duy nhất là tiếng sóng. Họ bị buộc phải quỳ xuống và từng người một bị chặt đầu.

Đoạn video xuất hiện hôm qua trên trang web ủng hộ IS. Theo Aljazeera, clip tuyên bố vụ hành quyết nhằm trực tiếp vào "Giáo hội Ai Cập thù địch". Một phiến quân nói tiếng Anh cho rằng hành động chặt đầu nhằm trả thù cho "những phụ nữ Hồi giáo bị quân viễn chinh chữ thập theo hệ Coptic ở Ai Cập hành quyết". IS cho biết vụ hành quyết diễn ra gần thủ đô Tripoli của Libya.

Chính phủ Ai Cập và Giáo hội Cơ đốc giáo thuộc hệ Coptic tại Ai Cập đều tuyên bố đoạn video là thực. Hãng thông tấn MENA dẫn lời phát ngôn viên Giáo hội Cơ đốc giáo thuộc hệ Coptic tại Ai Cập xác nhận 21 người theo tôn giáo này bị IS bắt giữ đã chết.

Chính phủ Ai Cập tuyên bố để tang 7 ngày, và Tổng thống Fattah al-Sisi phát biểu trước cả nước tối muộn hôm qua, theo AP. Ai Cập cũng cấm công dân tới Libya.

"Những hành động hèn hạ này sẽ không làm xói mòn quyết tâm của chúng ta", ông Sisi nói. "Ai Cập và cả thế giới đang trong cuộc chiến ác liệt chống những nhóm cực đoan mang ý thức hệ cực đoan và có chung mục đích".

Đây là lần đầu tiên IS công bố một đoạn video chính thức cho thấy cảnh giết chóc bên ngoài lãnh thổ chúng kiểm soát ở Syria và Iraq.

Ít nhất 20 công nhân Ai Cập hồi đầu năm nay bị bắt khỏi thị trấn duyên hải Sirte, miền đông Libya. Phiến quân IS giam giữ họ trong nhiều tuần và doạ giết các con tin. Gia đình các công nhân bị bắt cóc trước đó đã hối thúc Cairo giúp giải cứu họ. Tại tỉnh Minya, phía nam Ai Cập, các thân nhân hét lên và ngất xỉu khi nghe tin về cái chết của những người này.

Bất chấp hiểm nguy, hàng nghìn người Ai Cập đã tới nước láng giềng Libya để tìm việc kể từ cuộc nổi dậy tại quê nhà năm 2011.

Trọng Giáp

bach_djen
23-02-2015, 11:00 AM
IS nhốt chiến binh Peshmerga trong lồng sắt mang diễu phố

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ hai, 23/2/2015 | 07:04 GMT+7

Nhà nước Hồi giáo đăng tải video mới có hình ảnh nhóm phiến quân đưa các chiến binh Peshmerga người Kurd bị nhốt trong lồng đi diễu hành trên phố và phỏng vấn họ trước khi hành quyết.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2015/02/23/Isis-video-peshmer-3208113c-2846-1424624476_m_460x0.jpg
Các chiến binh Peshmerga người Kurd bị nhốt trong lồng đưa đi diễu phố. Ảnh: Telegraph.

Từng người đàn ông phải nói lặp đi lặp lại sự chính đáng trong chiến dịch tàn bạo của Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL, IS) ở Trung Đông và Bắc Phi qua một chiếc micro được đưa vào trong lồng sắt, Telegraph hôm qua mô tả.

Đoạn video dài 9 phút còn có hình ảnh hơn 10 tù nhân bị diễu qua các con phố đông đúc ở tỉnh Kirkuk, miền bắc Iraq. Những tên phiến quân mặc đồ đen che kín người đứng bám vào thành lồng và giơ cao nắm đấm.

Các dòng phụ đề trong video mang nội dung cảnh báo hàng nghìn chiến binh Peshmerga người Kurd, lực lượng đang phối hợp cùng với chiến dịch quân sự do Mỹ thực hiện để đối phó với IS ở Iraq và Syria.

"Peshmerga, hãy dừng ngay việc đang làm hoặc các người sẽ chịu chung số phận như những kẻ này - ở trong lồng hoặc sâu dưới đất", một phụ đề viết.

Một người trong số các tù binh xuất hiện được xác định là thiếu tướng thuộc Peshmerga. Đoạn phim dần chuyển sang màu đen trước khi chiếu số phận nhóm người. Cái chết của họ được báo trước dựa trên video về những vụ hành quyết trước đó.

ISIL trong năm ngoái đã chiếm nhiều phần lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria, tận dụng mạng xã hội để truyền bá hình ảnh bạo lực của nhóm phiến quân ra thế giới. Các chuyên gia cho rằng động thái trên là một phần trong chiến lược khiêu khích kẻ địch trả thù. Ai Cập tuần trước triển khai hoạt động quân sự đầu tiên ở nước ngoài trong vòng nhiều thập niên để đáp trả việc IS hành quyết ít nhất 20 công dân nước này theo Cơ Đốc giáo.

Như Tâm

admin
02-05-2015, 08:31 AM
IS công bố video hành quyết 15 binh sĩ Yemen

Dân trí
Nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã công bố một đoạn video quay cảnh chặt đầu 4 binh sĩ Yemen và xử bắn 11 người khác, chỉ một tuần sau khi nhóm chính thức tuyên bố hiện diện tại quốc gia này.


http://dantri4.vcmedia.vn/ZkqDSkfwLu3QJ1j0yFShHnkmxCJQB/Image/2015/041/IS-video-(Copy)-a3c13.png
Hình ảnh các binh sĩ Yemen bị bắn và chặt đầu trong đoạn video IS công bố. (Ảnh: Daily Mail)


Nhóm thông tin tình báo SITE cho biết đoạn video được quay vào buổi tối tại tỉnh Shabwa, miền nam Yemen và được up vào ngày 30/4.
Trong đoạn video, các chiến binh IS đã dùng dao chặt đầu 4 binh sĩ Yemen. Sau đó là cảnh 10 người khác bị bịt mắt, trói tay và bị bắn thẳng vào đầu từ phía trước, trong khi một người bị bắn từ phía sau.
Thời gian đoạn video được quay chưa được xác định, nhưng báo cáo địa phương cho biết hơn chục binh sĩ thuộc Quân đoàn miền núi thứ hai của Quân đội Yemen đã bị giết từ giữa tháng 4.
Hành động tàn bạo này được cho là do các chiến binh của nhóm vũ trang mang tên “Tỉnh Shabwa” tự tuyên bố thuộc tổ chức IS thực hiện.
Lực lượng IS trước đó đã chính thức tuyên bố sự hiện diện của mình tại Yemen với việc đăng tải một video đe dọa sẽ “cắt cổ” phiến quân người Houthi dòng Shiite.
Trong đó ghi lại cảnh khoảng 20 phần tử IS trong một cuộc tập huấn quân sự trên địa hình sa mạc được cho là gần thủ đô Sanaa của Yemen. “Chúng ta đã tới Yemen, với những chiến binh khát máu trả thù và mong muốn đòi lại mảnh đất chúng ta từng chiếm đóng”, một chỉ huy IS tuyên bố trong một đoạn video, được đăng trên tờ International Business Times.

Phiến quân Houthi đã nắm quyền kiểm soát thủ đô Sanaa từ tháng 9/2014, buộc Tổng thống Abdirabbu Mansour Hadi phải trốn sang Ả-rập Xê-út. Ả-rập Xê-út và các đồng minh bắt đầu ném bom căn cứ của phiến quân Houthi từ 25/3. Theo đánh giá gần đây của WHO, từ 19/3-27/4, ít nhất 1.244 người đã bị giết, bao gồm 28 phụ nữ và 56 trẻ em, trong khi 5.044 người đã bị thương.

Nghi Phương Theo RT

fangzi
10-06-2015, 04:37 AM
IS tấn công văn phòng chính quyền sát Baghdad
http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/dan%20tri%20logo.jpg
Thứ ba, 9/6/2015 | 21:26 GMT+7

Nhà nước Hồi giáo hôm nay nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công nhằm vào một văn phòng chính quyền ở phía tây Iraq, gần thủ đô Baghdad, làm ít nhất 8 người thiệt mạng.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/is%2012.jpg
Phiến quân IS ăn mừng trên một phương tiện quân sự của lực lượng an ninh Iraq ở Fallujah, thành phố giáp Ramadi, hôm 30/3. Ảnh: Reuters.

Một kẻ tấn công tự cho nổ bản thân khi hắn đang ở trong văn phòng chính quyền ở Amiriyat al-Fallujah. Hai kẻ còn lại đang lẩn trốn, Reuters dẫn lời phó chủ tịch hội đồng địa phương Falih al-Issawi, nói.

Ba kẻ tấn công cải trang bằng cách mặc quân phục. Ít nhất 8 người thiệt mạng và 17 người bị thương, trong đó có chủ tịch hội đồng địa phương Shakir al-Issawi nhảy qua cửa sổ văn phòng ngay sau tiếng nổ, một nguồn tin cảnh sát cho biết. Nhà nước Hồi giáo (IS) sau đó tuyên bố ba phiến quân đã giết "hàng chục kẻ bội giáo".


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/is%2013.jpg
Vị trí Fallujah. Đồ họa: BBC.

Amiriyat al-Fallujah, nằm ở rìa phía tây thủ đô Baghdad, là một trong số ít khu vực còn nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ tại tỉnh Anbar. Phần lớn Anbar, gồm cả thủ phủ Ramadi, đã rơi vào tay IS. Quân đội Iraq và lực lượng bán dân sự Hồi giáo dòng Shiite đang hướng về Ramadi nhằm phản công rồi giành lại thành phố này.

Như Tâm

thanh_long
18-07-2015, 05:36 PM
IS tung video bé trai chặt đầu tù nhân Syria

Một cậu bé được cho là bị Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tuyển mộ đã chặt đầu một sĩ quan Syria.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/is%2021.jpg
Hình ảnh phiến quân nhí chặt đầu tù nhân do IS công bố. Ảnh: Mirror

Phiến quân IS ở tỉnh miền trung Homs, Syria, hôm qua tung ra các hình ảnh cho thấy một bé trai ở độ tuổi thiếu niên mặc đồ rằn ri, cầm đầu một người đàn ông và một con dao nhuốm máu, theo Reuters.

Người bị chặt đầu được cho là sĩ quan Syria bị IS bắt giữ sau khi chúng kiểm soát Palmyra, một khu vực phía đông thành phố Homs, Rami Abdul Rahman, người đứng đầu Cơ quan Giám sát nhân quyền đặt trụ sở tại Syria (SOHR), cho biết. "Đây là lần đầu tiên một trẻ em thực hiện vụ chặt đầu", Rahman, người giữ một bản sao đoạn video, nói.

Cậu bé này được cho là nằm trong số hàng trăm trẻ em nằm trong nhóm "Những sói con của Nhà nước Hồi giáo". Chúng có tầm tuổi từ 9 đến 17 tuổi, được huấn luyện quân sự và cả tư tưởng, sau khi bị chiêu mộ từ các ngôi trường, nhà thờ và những nơi công cộng khác mà IS hoạt động.

Trước đây các phiến quân cực đoan từng công bố các video cho thấy trẻ em theo dõi hoặc tham gia các cuộc hành hình tù binh. IS năm ngoái tung ra một loạt các video hành hình nhiều công dân Syria, binh sĩ, nhân viên cứu trợ và cả nhà báo của Mỹ, Anh, Nhật Bản nhằm gây sức ép với các quốc gia tham gia liên minh truy quét chúng.

Khánh Lynh

thieugia
13-08-2015, 07:14 PM
Nhà nước Hồi giáo đánh bom Baghdad, 76 người thiệt mạng

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ năm, 13/8/2015 | 15:59 GMT+7

Nhà nước Hồi giáo nhận trách nhiệm thực hiện vụ đánh bom xe tải nhằm vào một khu chợ ở thủ đô Baghdad, Iraq, làm ít nhất 76 người thiệt mạng và 200 người bị thương.

Cảnh sát cho biết một xe tải đông lạnh chứa thuốc nổ phát nổ trong chợ Jamila, quận Sadr City, vào khoảng 6h. Đây là một trong những khu chợ bán buôn thực phẩm lớn nhất ở thủ đô Baghdad.

"Nhiều người thiệt mạng", Reuters dẫn lời sĩ quan cảnh sát Muhsin al-Saedi nói. Theo các nguồn tin cảnh sát và y tế, ít nhất 76 người chết và khoảng 200 người bị thương trong vụ nổ.

Nhân viên cứu hộ đang đưa thi thể nạn nhân ra khỏi những đống đổ nát. Nhiều người dân giận dữ tập trung về hiện trường. Một số khóc và gào thét tên người thân, số khác nguyền rủa chính phủ.

Nhà nước Hồi giáo (IS), nhóm phiến quân cực đoan dòng Sunni, nhận trách nhiệm thực hiện đánh bom, gọi đây là "chiến dịch ban phúc" cho Sadr City. Chúng muốn nhằm vào quân đội và các tay súng dân quân dòng Shiite ở quận này. IS đang kiểm soát nhiều phần lãnh thổ Iraq sau hơn một năm trỗi dậy.

Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất tại Baghdad kể từ hè năm ngoái, sau khi Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi nhậm chức và quân đội nước này để IS chiếm mất thành phố miền bắc Mosul. Iraq phải dựa vào lực lượng dân quân dòng Shiite để bảo vệ thủ đô cũng như phản công giành lại những khu vực nhóm phiến quân kiểm soát.

Như Tâm

thieugia
12-10-2015, 04:55 AM
Chiến lược tiền hậu bất nhất của Mỹ ở Syria
http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/al-qaeda.jpg

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Chủ nhật, 11/10/2015 | 00:00 GMT+7

Chiến lược mới của Mỹ ở Syria bị đánh giá là ảo tưởng và tiềm ẩn nguy cơ gây ra thảm họa khi để vũ khí lọt vào tay phiến quân.

Ngày 9/10, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo quân đội nước này sẽ ngừng chương trình huấn luyện quân nổi dậy Syria, thay vào đó là một kế hoạch nhằm yểm trợ đường không trực tiếp cho các chiến binh nổi dậy chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở miền bắc Syria, Washington Post đưa tin.

Theo kế hoạch này, thay vì huấn luyện hàng loạt chiến binh nổi dậy, giờ đây quân đội Mỹ sẽ cung cấp vũ khí, trang bị cho một "nhóm tuyển chọn" gồm các chỉ huy quân nổi dậy, những người được đánh giá là các "chiến binh lão luyện".

Thừa nhận sai lầm

Kế hoạch này được đưa ra trong bối cảnh phiến quân IS vừa mở một chiến dịch tấn công lớn, đánh bật quân nổi dậy ra khỏi các mục tiêu quan trọng bên ngoài thành phố Aleppo, áp sát khu công nghiệp nơi quân đội chính phủ Syria đang bảo vệ.

Biên tập viên quân sự và an ninh quốc gia Missy Ryan của Washington Post đánh giá quyết định này của Lầu Năm Góc là sự thừa nhận những sai lầm và thất bại liên tiếp trong chương trình huấn luyện quân nổi dậy được Mỹ khởi động từ đầu năm nay. Mục đích của chương trình trị giá 500 triệu USD này là huấn luyện một lực lượng nổi dậy tinh nhuệ với quân số vài nghìn người nhằm chiến đấu chống lại phiến quân IS.

Sau đó, các cố vấn quân sự Mỹ đã chật vật tuyển mộ những chiến binh nổi dậy người Syria mà họ cho là "ôn hòa", những người chỉ chiến đấu chống lại IS chứ không phải chính phủ của Tổng thống Syria Basha al-Assad, rồi đưa họ tới những trại huấn luyện được xây dựng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Luc_luong_Vu_trang/Vu_Khi/su35.jpg

Tại đây, các chiến binh tiếp tục được sàng lọc và xác minh lý lịch nhằm loại bỏ bất cứ gián điệp cài cắm nào của IS và các tổ chức khủng bố khác. Quá trình này diễn ra rất chậm chạp, khiến nhiều chiến binh phải chờ đợi trong một thời gian dài trước khi bước vào khóa huấn luyện. Sau hơn nửa năm, Mỹ mới chỉ huấn luyện được chưa đầy 200 chiến binh nổi dậy.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/is%202.jpg
Các chiến binh nổi dậy Syria được Mỹ tuyển mộ và huấn luyện. Ảnh: Telegraph

Thế nhưng sau quá trình tuyển mộ, xác minh và huấn luyện đầy khó khăn, chậm chạp đó, những đơn vị quân nổi dậy đầu tiên do Mỹ huấn luyện được tung vào chiến trường Syria đã phải hứng chịu những thất bại liên tiếp khi đối đầu với các tổ chức phiến quân đối địch. Một tiểu đoàn quân nổi dậy thậm chí còn trao toàn bộ vũ khí, trang bị do Mỹ cung cấp cho phiến quân al-Qaeda.

Những thất bại trong chương trình huấn luyện, xây dựng lực lượng nổi dậy tinh nhuệ của Mỹ được cho là một nguyên nhân chính khiến chiến dịch chống IS của nước này rơi vào thế bế tắc trong thời gian qua, khi hàng nghìn cuộc không kích của Mỹ và liên quân không ngăn chặn được sự mở rộng của IS ở cả Iraq lẫn Syria.

Tình thế buộc Lầu Năm Góc phải tính đến phương án khác, đặc biệt là trong bối cảnh Nga đang tăng cường can thiệp quân sự vào Syria, sử dụng các loại máy bay hiện đại để yểm trợ cho lực lượng quân đội chính phủ mở các cuộc phản công chiếm lại lãnh thổ bị mất vào tay phiến quân.

"Mô hình cũ dựa trên việc huấn luyện các đơn vị bộ binh. Bây giờ chúng tôi chuyển sang hình thức mới có thể tạo ra khả năng chiến đấu lớn hơn", một quan chức quân sự Mỹ nói.

Theo kế hoạch mới này, chỉ huy của các nhóm nổi dậy đang chiến đấu chống lại IS sẽ trải qua quá trình xác minh, và sau đó sẽ được huấn luyện cấp tốc về nhân quyền và liên lạc chiến trường. Mỹ sẽ chịu trách nhiệm cung cấp vũ khí cơ bản và đạn dược cho chiến binh dưới quyền các chỉ huy này, và sẽ không huấn luyện hay xác minh lý lịch của họ. Quân đội Mỹ cũng sẽ tiến hành các cuộc không kích yểm trợ vào các mục tiêu do những đơn vị này xác định.

Kế hoạch này được cho là lấy cảm hứng từ chiến thắng của dân quân người Kurd với sự yểm trợ của không quân Mỹ đẩy lùi phiến quân IS ở thị trấn Kobani hồi đầu năm. Các quan chức quân sự Mỹ đã rất ấn tượng với sức kháng cự kiên cường của các đơn vị dân quân người Kurd cũng như khả năng chỉ thị mục tiêu để Mỹ không kích của họ.

Mỹ hy vọng các đơn vị quân nổi dậy người Arab thuộc Liên minh Arab Syria sẽ phối hợp với dân quân người Kurd để mở các chiến dịch tấn công mới vây hãm, cô lập sào huyệt Raqqa của IS ở Syria.

Chiến lược ảo tưởng

Ông Brett H. McGurk, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ, cho rằng sự thay đổi trong chiến lược ở Syria phản ánh sự thích ứng của chính quyền Mỹ đối với những diễn biến gần đây ở đất nước này. "Chúng ta cố ấn một chiếc kẹp hình vuông vào một lỗ tròn càng mạnh bao nhiêu thì càng ít hiệu quả bấy nhiêu", quan chức này nhấn mạnh.

Trong một bài viết trên NYTimes ngày 9/10, bình luận viên Andrew Rosenthal lại cho rằng kế hoạch mới trang bị vũ khí cho phe nổi dậy Syria của Mỹ là "sự ảo tưởng", đặc biệt là khi nó được đưa ra trong bối cảnh Nga đang tăng cường chiến dịch không kích ở Syria.

Theo đó, rất khó để tin rằng Mỹ sẽ đạt được thành công bất ngờ trong việc tìm ra những nhóm nổi dậy có chung mục đích với họ là làm suy yếu phiến quân IS mà không tham gia vào nỗ lực lật đổ ông Assad. Những kinh nghiệm lịch sử của Mỹ ở Syria và các cuộc chiến gần đây cho thấy những chiến binh bản địa do Mỹ tuyển mộ và huấn luyện thường rất dễ dao động, và những vũ khí được tuồn vào chiến trường mà không được giám sát chặt chẽ thường sẽ gây ra thảm họa.


Quân đội Syria nã pháo vào mục tiêu IS ở gần thành phố Aleppo. Ảnh: NYTimes

"Chương trình huấn luyện quân nổi dậy bị chấm dứt này là biểu tượng cho những biện pháp nửa vời mà Mỹ đã áp dụng ở Syria, và chính sự 'tiền hậu bất nhất' này đã tạo khoảng trống để Nga tiến vào Syria", ông David Rothkopf, cựu quan chức chính quyền Clinton và hiện là biên tập viên của Foreing Policy, nhận định.

Chuyên gia về an ninh quốc gia Craig Whitlock ở London, Anh thì cho rằng việc viện trợ quân sự cho các chiến binh nổi dậy trong khu vực đan xen với phiến quân IS sẽ là bước "thoát ly" đáng kể trong chính sách trước đây của Mỹ. Tuy nhiên nó cũng đặt Mỹ vào tình thế mạo hiểm hơn trong trường hợp số vũ khí, đạn dược mà họ viện trợ cho quân nổi dậy bị lọt vào tay IS, hoặc khi các đơn vị nổi dậy được họ hậu thuẫn bị lực lượng trung thành với ông Assad và đồng minh tấn công.

Giới phân tích cũng tỏ ra lo ngại rằng việc Mỹ và liên quân thực hiện các cuộc không kích yểm trợ cho lực lượng nổi dậy bao vây thành phố Raqqa sẽ khiến các chiến đấu cơ Mỹ phải hoạt động gần hơn với các máy bay ném bom Nga đang không kích các mục tiêu IS, làm gia tăng nguy cơ đụng độ nguy hiểm giữa hai bên.

Theo ông Rosenthal, việc Mỹ nên làm lúc này là kiên nhẫn chờ đợi những chuyển biến lớn trên chiến trường hơn là mạo hiểm tuồn vũ khí cho phe nổi dậy và có thể khiến tình hình càng trở nên phức tạp. Giải pháp khả thi nhất cho họ là thúc đẩy bước đột phá về ngoại giao dẫn tới quá trình chuyển giao quyền lực ở Damascus, dọn đường cho một chiến dịch thống nhất chống lại IS ở Syria.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Luc_luong_Vu_trang/Vu_Khi/mirage%202000n%20ca%20php.jpg

Để làm được điều đó, bà Nina Khrushcheva, hiệu trưởng trường Đại học Quan hệ Quốc tế Milano, cho rằng Mỹ cần phải phối hợp nhiều biện pháp, chẳng hạn như lập vùng cấm bay ở phía bắc Syria để hạn chế nguy cơ đụng độ với máy bay Nga, và chấp nhận Nga như một đối tác bình đẳng để giải quyết cuộc khủng hoảng.

"Cách thức thực hiện là đề cao mục tiêu chung của hai nước, đó là đánh bại IS và tránh lặp lại sai lầm ở Libya, nơi sự sụp đổ của chính phủ đã đẩy cả đất nước vào tình thế hỗn loạn. Muốn vậy, Mỹ cần phải ngồi vào bàn đàm phán với Nga và tìm kiếm những lợi ích chung", bà Khrushcheva nhấn mạnh.

Trí Dũng

thieugia
11-01-2016, 05:24 AM
'Tham mưu trưởng' của IS bị tiêu diệt

Thông tin trên do chính đại diện lực lượng không quân Iraq xác nhận. Cuộc không kích được cho là diễn ra ở tỉnh Anbar, khu vực phía đông thị trấn Haditha, theo RT.

Kẻ bị tiêu diệt là Assi Ali Mohammed Nasser al-Obeidi. Tên này từng là đại tá trong lực lượng Vệ binh Cộng hòa Iraq dưới thời tổng thống Saddam Hussein. Trước khi gia nhập Nhà nước Hồi giáo (IS), al-Obeidi bị tống giam vài năm tại các nhà tù của Mỹ.

Al-Obeidi là cái tên mới nhất nối dài bản danh sách các thủ lĩnh hàng đầu của IS bị quân đội Iraq tiêu diệt trong vài tháng qua. Danh sách này còn có cấp phó của al-Baghdadi là Abu Ali al-Anbari và Abu Hassan al-Sahabi, kẻ đứng đầu ủy ban tình báo IS.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Luc_luong_Vu_trang/Vu_Khi/su35.jpg

Bộ Quốc phòng Iraq hôm 8/1 thông báo người phát ngôn của IS là Abu Mohammad al-Adnani cũng đã chết trong cuộc tấn công của nhóm này vào thị trấn Barwani thuộc vùng lãnh thổ phía tây Iraq. Tuy nhiên, IS chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào trước thông tin trên.

Hồi tháng 10 năm ngoái, đoàn xe chở al-Baghdadi bị không quân Iraq tấn công tại tỉnh Anbar, giáp biên giới Syria. Al-Baghdadi khi đó đang trên đường tới Al-Karable để dự một buổi họp với các chỉ huy khác của tổ chức. Cuộc không kích tiêu diệt hàng chục chiến binh tháp tùng al-Baghdadi. Một số nguồn tin cho hay thủ lĩnh IS bị thương những đã được chuyển tới nơi an toàn để điều trị.

Vũ Hoàng