PDA

View Full Version : Chu Dịch - Kinh Dịch Hệ Từ Thượng - Chương 1 - 12 ( Hán Tự - Hán Việt)



ngochai
23-12-2014, 11:24 AM
Chu Dịch - Kinh Dịch Hệ Từ Thượng - Chương 1

Thánh nhân viết Kinh Dịch, là muốn lấy Quái, Hào mà mô tả Trời đất, cùng những sự biến hoá trong Trời đất. Khi đã vạch thành Quái, Hào, thì sự biến hóa của Trời đất, vạn vật đều nằm trong Quái, Hào.


https://lysoblog.files.wordpress.com/2014/12/bq1.jpg?w=100&h=100

Tiết 1

天 尊 地 卑,乾 坤 定 矣。卑 高 以 陳,貴 賤 位 矣。動 靜 有 常,剛 柔斷 矣。方 以 類 聚,物 以 群 分,吉 凶 生 矣。在 天 成 象,在 地 成形,變 化 見 矣。  

Thiên tôn địa ti. Kiền Khôn định hĩ. Ti cao dĩ trần. Quí tiện vị hĩ. Động tĩnh hữu thường. Cương nhu đoán hĩ. Phương dĩ loại tụ. Vật dĩ quần phân. Cát hung sinh hĩ. Tại thiên thành tượng. Tại địa thành hình. Biến hoá kiến hĩ.

Tiết 2

是 故,剛 柔 相 摩,八 卦 相 盪。

Thị cố cương nhu tương ma. Bát quái tương đãng.

Tiết 3

鼓 之 以 雷 霆 , 潤 之 以 風 雨, 日 月 運 行, 一 寒 一 暑。

Cổ chi dĩ lôi đình. Nhuận chi dĩ phong vũ. Nhật Nguyệt vận hành. Nhất hàn nhất thử.

Tiết 4

乾 道 成 男,坤 道 成 女。

Kiền đạo thành nam. Khôn đạo thành nữ.

Tiết 5

乾 知 大 始,坤 作 成 物。

Kiền tri đại thủy. Khôn tác thành vật.

Tiết 6

乾 以 易 知,坤 以 簡 能。

Kiền dĩ dị tri. Khôn dĩ giản năng.

Tiết 7

易 則 易 知,簡 則 易 從。易 知 則 有 親,易 從 則 有 功。有 親 則 可久,有 功 則 可 大。可 久 則 賢 人 之 德,可 大 則 賢 人 之 業。

Dị tắc dị tri. Giản tắc dị tòng. Dị chi tắc hữu thân. Dị tòng tắc hữu công. Hữu thân tắc khả cửu. Hữu công tắc khả đại. Khả cửu tắc hiền nhân chi đức. Khả đại tắc hiền nhân chi nghiệp.

Tiết 8

易 簡,而 天 下 之 理 得 矣;天 下 之 理 得,而 成 位 乎 其 中 矣。

Dị giản nhi thiên hạ chi lý đắc hĩ. Thiên hạ chi lý đắc. Nhi thành vị hồ kỳ trung hĩ.

ngochai
23-12-2014, 11:28 AM
Khi đã quen với lề lối Kinh Dịch rồi, nghĩa là sau khi đã học biết cách xử sự làm sao, tùy hoàn cảnh, tùy địa vị, tài năng mình trong mỗi hoàn cảnh, thì đến lúc lâm sự, ta sẽ biết được chiều biến hoá của tình thế, của hoàn cảnh, mà ăn ở cho ngay, cho phải…

https://lysoblog.files.wordpress.com/2014/12/kinhdich-hetuthuong-ch2-1.png?w=636

ngochai
23-12-2014, 11:30 AM
Việc làm có thành bại, thất đắc, nên Hào từ lấy chữ Cát mà chỉ đắc, chỉ thành. Lấy chữ Hung mà chỉ thất, chỉ bại. Dịch cho rằng làm lỗi không phải là 1 điều xấu, nếu sau đó chúng ta biết hối cải, tự tân. Biết hối lỗi, thì không lỗi nữa.

https://lysoblog.files.wordpress.com/2014/12/kinhdich-hetuthuong-ch3-1.png?w=636

ngochai
23-12-2014, 11:31 AM
Quan sát bao quát cả quá trình tiến hóa của vạn vật, ta thấy Sinh chẳng qua là sự tiến bước vào cõi hữu hình. Tử chẳng qua là sự rút lui về cõi vô hình. Sinh tử chẳng phải là khởi điểm hay chung điểm tuyệt đối, mà chỉ là sự luân lưu tiến thoái trong Trời đất.
https://lysoblog.files.wordpress.com/2014/12/kinhdich-hetuthuong-ch4-1.png?w=636

ngochai
23-12-2014, 11:33 AM
Chương này luận về Đạo và những thể hiện của Đạo. Đạo tuy vô hình, vô thanh, bất khả tư nghị (không thể bàn cãi được), nhưng đạo đã được thể hiện trong thế giới này bằng hai phương diện Âm Dương. Sự biến hóa cốt là giúp ta thực hiện được Thiên tính, Thiên mệnh.
https://lysoblog.files.wordpress.com/2014/12/kinhdich-hetuthuong-ch5-1.png?w=636
https://lysoblog.files.wordpress.com/2014/12/kinhdich-hetuthuong-ch5-2.png?w=636

ngochai
23-12-2014, 11:35 AM
Dịch chỉ dùng có hai vạch Âm Dương cho giao thoa với nhau, mà sinh muôn vàn biến hóa. Dịch rộng lớn sánh với Trời, đất. Biến thông sánh với bốn mùa. Có Âm, có Dương như 2 vầng Nhật, Nguyệt; lại hết sức giản dị y như quyền năng tự nhiên của tạo hóa.
https://lysoblog.files.wordpress.com/2014/12/kinhdich-hetuthuong-ch6-1.png

ngochai
23-12-2014, 11:37 AM
Muốn có sự biến hóa, trước hết phải có Trời. Cũng một lẽ, muốn có đạo nghĩa phải tìm ra được căn cơ của đạo nghĩa: đó là tính bản nhiên của con người. Như vậy, Đạo không đâu xa, mà Đạo đã tiềm ẩn trong con người.
https://lysoblog.files.wordpress.com/2014/12/kinhdich-hetuthuong-ch7-1.png?w=636

ngochai
23-12-2014, 11:39 AM
Người xưa quan sát mọi hiện tượng phức tạp trong thiên hạ, cố nghĩ cách tượng trưng, hình dung và mô tả tính cách của muôn vật mà vẽ ra quẻ. Vì thế nên Quẻ chính là tượng trưng cho muôn vật.

https://lysoblog.files.wordpress.com/2014/12/kinhdich-hetuthuong-ch8-1.png?w=636
https://lysoblog.files.wordpress.com/2014/12/kinhdich-hetuthuong-ch8-2.png?w=636

ngochai
23-12-2014, 11:40 AM
Dịch Kinh chú trọng đến Quái, Hào, Thoán, Tượng, đến Âm Dương, mà không hề đề cập đến Ngũ Hành. Trong khi đó, Bói Dịch đều đặt căn bản trên Ngũ Hành sinh khắc, để biết ngày giờ sinh khắc ra sao, các Hào sinh khắc nhau thế nào.
https://lysoblog.files.wordpress.com/2014/12/kinhdich-hetuthuong-ch9-1.png?w=636
https://lysoblog.files.wordpress.com/2014/12/kinhdich-hetuthuong-ch9-2.png?w=636

ngochai
23-12-2014, 11:43 AM
Dịch thâm sâu, nên có thể giải tỏa được sự bế tắc cho ý chí con người. Dịch đạt tới vi tế, nên có thể giúp người hoàn thành công việc. Dịch thần diệu nên không vội, mà nhanh, không đi mà tới.

https://lysoblog.files.wordpress.com/2014/12/kinhdich-hetuthuong-ch10-1.png?w=636

ngochai
23-12-2014, 11:45 AM
Dịch chung qui chỉ có động tĩnh như 2 cánh cửa Kiền, Khôn lúc đóng, lúc mở. Đóng là Khôn, mở là Kiền. Có đóng, có mở nên mới sinh biến hóa. Có qua, có lại, nên mới thông suốt, không bị đình trệ, bế tắc.

https://lysoblog.files.wordpress.com/2014/12/kinhdich-hetuthuong-ch11-1.png?w=636
https://lysoblog.files.wordpress.com/2014/12/kinhdich-hetuthuong-ch11-2.png?w=636

ngochai
23-12-2014, 11:49 AM
Đạo Dịch cho thấy rằng: Biến hoá cốt là để vươn lên tới một trạng thái ngày một hoàn mỹ hơn. Dịch thúc đẩy con người hành động, biến hoá, sáng tạo, chứ không trì trệ, bạc nhược. Nhưng phải người thông minh, duệ trí mới lĩnh hội được hết tinh hoa của sách Dịch

https://lysoblog.files.wordpress.com/2014/12/kinhdich-hetuthuong-ch11-11.png?w=636
https://lysoblog.files.wordpress.com/2014/12/kinhdich-hetuthuong-ch11-21.png?w=636