PDA

View Full Version : Hãy thể hiện quan điểm của mình trước ý đồ xâm phạm của Trung Quốc !



thieugia
30-06-2012, 04:19 PM
NHỮNG TUYÊN BỐ XẤC XƯỢC & NHỮNG HÀNH VI NGANG NGƯỢC
1. Những tuyên bố xấc xược

- Ngày 7/5/2009, phái đoàn thường trực nước CHDCND Trung Hoa đã trình lên Liên Hợp quốc một bản “Yêu sách đường lưỡi bò” (còn gọi là "đường yêu sách 9 đoạn”, "đường chữ U”). Trong đó, phía Trung Quốc cho rằng “theo bản đồ đính kèm, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo trong vùng biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và các vùng nước liền kề, và khẳng định Trung Quốc có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển của các vùng đó”.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/DanhNhan/li%20b%201.jpg
Bản đồ biển Đông theo Trung Quốc

- Ngày 21/6/2012, Bộ Dân chính Trung Quốc thông báo việc Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn quyết định thành lập “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà phía Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa.
- Ngày 7/3/2012, tại kỳ họp thứ 5 Chính hiệp khóa XI, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Trung Quốc đã phát biểu về việc Tổng cục Du lịch Trung Quốc và chính quyền tỉnh Hải Nam đang hợp tác để mở rộng hoạt động du lịch tại quần đảo Hoàng Sa.
- Ngày 12/3/2012, trên “Diễn đàn cường quốc” của mạng Nhân dân, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Cục trưởng Cục văn vật quốc gia Trung Quốc cho biết trong giai đoạn Quy hoạch 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc sẽ xây dựng trung tâm khảo cố dưới đáy “Nam Hải” (Biển Đông) và trạm công tác “Tây Sa” (Hoàng Sa)…
- Cục Ngư chính Trung Quốc công bố việc thực thi lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 16/5/2012 đến ngày 01/8/2012.
- Ngày 23/6/2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã chào mời thầu 9 lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam…


http://thaicucthieugia.com/images/stories/DanhNhan/bando.jpg
Mời thầu trong lãnh hải của Việt Nam

Với những tuyên bố này, Trung Quốc đã ngang nhiên và trắng trợn vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của hàng loạt quốc gia trong khu vực biển Đông. Việc phía Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên vi phạm công ước luật biển năm 1982, tuyên bố cách ứng xử của các bên (DOC) ở biển Đông năm 2002 giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN cũng như các cam kết trong quan hệ song phương giữa hai nước Việt – Trung là xâm phạm nghiêm trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam.

2. Những hành vi ngỗ ngược

- Ngày 24/2/2011, biên đội tàu hộ vệ số 8 hải quân Trung Quốc đã tiến hành diễn tập phòng ngự đảo và chống cướp biển ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
- Vào lúc 5 giờ 58 sáng ngày 26/5/2011, trong khi tàu thăm dò Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn dầu khí VN đang khảo sát địa chấn tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của VN đã bị 3 tàu hải giám số 72, 17 và 84 của TQ cắt cáp thăm dò. Tọa độ bị cắt cáp ở vị trí 12o48’25” bắc và 111o26’48” đông, cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/DanhNhan/hi%20gim.jpg
Tàu Bình Minh 02 của VN trước khi bị cắt cáp

http://thaicucthieugia.com/images/stories/DanhNhan/tau-hai-giam.jpg
Tàu hải giám 84 của Trung Quốc xâm phạm hải phận và cát cáp của tàu Bình Minh 02 của Viêt Nam.

- Ngày 2/3/2012, biên đội tàu hộ vệ 11 của Trung Quốc tiến hành huấn luyện bắn đạn thật ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
- Ngày 28/3/2012, Chính quyền tỉnh Hải Nam tổ chức cuộc đua thuyền buồm Cúp Ty Nam từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa v.v…

thieugia
30-06-2012, 04:24 PM
HÃY THAM GIA THỂ HIỆN LẬP TRƯỜNG QUAN ĐIỂM CỦA MÌNH

Những năm gần đây, phía Trung Quốc không những có những tuyên bố vô cùng xấc xược trắng trợn mà còn liên tục có hành động xâm phạm và đe dọa trực tiếp đến độc lập dân tộc, đến chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Những hành vi ngỗ ngược bất chấp đạo lý và luật pháp quốc tế thể hiện qua việc không ngừng gia tăng gây hấn, tạo cớ xung đột, tranh chấp… đã thể hiện rất rõ ý đồ bành trướng, độc chiếm biển Đông của phía Trung Quốc.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/DanhNhan/bieu%20tinh%201.jpg
Phản đối hành vi xâm phạm của Trung Quốc

Những hành vi ngày càng táo bạo và coi thường luật pháp quốc tế của nhà cầm quyền Trung Quốc không những ảnh hưởng đến quan hệ hai nước Việt – Trung mà còn gia tăng sự lo ngại trong quan hệ của các nước láng giềng, đặc biệt là các nước trong khu vực Biển Đông, làm cho tình hình khu vực thêm căng thẳng và trở nên phức tạp.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/DanhNhan/cnh%20gic.jpg
Thường xuyên nâng cao cảnh giác

http://thaicucthieugia.com/images/stories/DanhNhan/sn%20sng.jpg
Sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, ý đồ xâm phạm đến Độc lập, Chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam

http://thaicucthieugia.com/images/stories/DanhNhan/bn.jpg
Kiên quyết đánh trả mọi âm mưu xâm lược

Võ phái Thieugia chúng tôi cực lực lên án và phản đối hành vi xấc xược “Vô pháp vô thiên” từ phía Trung Quốc. Chúng tôi yêu cầu phía Trung Quốc cần chấm dứt ngay những hành động ngang trái, thù địch chống lại Việt Nam.

Tổ quốc có nguy cơ lâm nguy
Chủ quyền của dân tộc có khả năng bị xâm phạm.

Là dân võ thuật, văn thuật, bạn có suy nghĩ gì về những âm mưu vaf những động thái gần đây của phía Trung Quốc ?

Bạn có sẵn sàng ra Trường Sa, Hoàng Sa để bảo vệ Độc lập, Chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc.

Bạn có mưu kế gì, sách lược hay chiến lược, chiến thuật gì có thể chống lại hoặc có khả năng đập tan, phá vỡ hoặc làm thất bại hoàn toàn âm mưu, ý đồ bành trướng của nhà cầm quyền Trung Quốc ?

Hãy thể hiện lòng yêu nước bằng cách nói lên lập trường quan điểm của mình !

Hãy nói lên những suy nghĩ của mình chính là thể hiện lòng yêu quê hương đất nước, yêu dân tộc ! Là góp phần cùng cả nước đập tan mọi âm mưu ý đồ từ phía người “anh em” bên kia biên giới ?!.
Hãy làm cái gì đó vì quê hương đất nước!
Hãy nhanh tay hành động !

Thieugia cẩn cáo và xin trân trọng kính mời các bạn tham gia bày tỏ quan điểm lập trường của mình !

Tp. HCM, ngày 30.06.2012
Thay mặt võ phái Thiều Gia: Võ sư Thiều Ngọc Sơn

taothao
30-06-2012, 08:02 PM
Ngày 23/6/2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã chào mời thầu 9 lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam…


Các lô mà Trung Quốc mời thầu nằm trên khu vực rộng hơn 160.000 km2, chồng lên các lô mà PVN đang tiến hành các hoạt động dầu khí lâu nay. Vùng biển Trung Quốc gọi thầu chỉ cách bờ biển Quảng Ngãi 76 hải lý (hơn 140 km), cách phía bắc Nha Trang 60 hải lý (hơn 105 km) và cách đảo Phú Quý 30 hải lý (55 km).

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/8c/cf/ban-do-0.jpg




Nhìn bản đồ trên, các con dân đất Việt thấy sao và nghĩ sao?

ngochai
30-06-2012, 08:18 PM
Trước sự bạo ngược của "Tầu" Quốc, trong lòng mỗi con dân đất Việt lại vang lên bài ca bất hủ của anh hùng Dân tộc Lý Thường Kiệt: Nam Quốc Sơn Hà.

Có một chi tiết thú vị, bài "Nam Quốc Sơn Hà" được viết bằng Hán Tự của Tầu Quốc. Điều này nói lên vấn đề gì? Đó là: Tầu Quốc hãy coi chừng, họ đang "chơi" với một dân tộc hiểu họ nhiều lắm đấy, đừng có coi thường "tiểu quốc" Việt nhé.

Tầu Quốc đừng biến mình thành Ngô quốc thứ hai, Quân Vương Tầu Quốc đừng để mình trở thành một Phù Sai thứ hai nhé.

Bảo trọng nhé bác "Khựa".

------------------


Hán tự

南 國 山 河

南 國 山 河 南 帝 居

截 然 定 分 在 天 書

如 何 逆 虜 來 侵 犯

汝 等 行 看 取 敗 虛


Hán Việt

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.


Dịch nghĩa

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam, vua Nam ở,

Rành rành định phận tại sách Trời.

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

ngochai
30-06-2012, 08:55 PM
Lời bạt

"Biết người biết ta trăm trận trăm thắng", và đôi khi sự "biết" đó có thể thấy một phần trong lịch sử.

ngochai

---------------------------


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/aa/Location_Singapore_ASEAN.svg/280px-Location_Singapore_ASEAN.svg.png

(theo THE-DIPLOMAT)

Việc Anh giao nộp Singapore cho Nhật Bản năm 1942 sẽ đem đến một bài học cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đang chứng kiến sự nổi lên của Trung Quốc. Chiến tranh không phải là không thể tránh khỏi, nhưng lịch sử đầy những chuyện bất ngờ.

70 năm về trước, vào ngày 15/2/1942, Trung tướng A.E. Percival, Tư lệnh Ban Chỉ huy Mã Lai của Vương quốc Anh, đã nộp Singapore cho Quân đội Hoàng gia Nhật Bản. Thất bại của cái được gọi là "Gibraltar của phương Đông" là một cú sốc thậm chí lớn hơn cả vụ Chân Trâu Cảng đối với người Mỹ hai tháng trước đó. Singapore là hòn đá tảng của Vương quốc Anh tại châu Á và việc giao nộp mảnh đất lớn nhất trong lịch sử nước Anh này đánh dấu sự chấm hết thực sự của thời kỳ thuộc địa Anh tại đây.

Sự việc Singapore nói trên vẫn đem lại một số bài học kể cả trong thời bình, và có thể được dùng làm câu chuyện mang tính cảnh báo đối với bất kỳ cường quốc nào đóng một vai trò bá chủ ở xa nhà mình, như Mỹ.

Bài học đầu tiên là một cường quốc khu vực đang lên sẽ tìm cách phá vỡ thế nguyên trạng về quyền lực của bên ngoài. Khi cuộc cạnh tranh nội khu vực, giữa các cường quốc đã khẳng định mình với các cường quốc mới, rất phổ biến (như trong các thế kỷ của lịch sử châu Âu), thì việc duy trì nguyên trạng về quyền lực bên ngoài tại bất kỳ khu vực nào là rất khó.

Người Anh có thể tương đối dễ điều hành các lãnh thổ chia rẽ tại châu Á từ khi Cộng đồng Đông Ấn lần đầu tiên lập cửa hàng tại Madras năm 1639 và mở rộng ra phương Đông. Nhưng sự xuất hiện của một đế quốc Nhật liên kết chặt chẽ, đầy tham vọng và hiếu chiến rốt cuộc đã gây ra một cuộc xung đột giữa một Anh quốc đang tìm cách bảo toàn vị trí của mình với một Nhật Bản đang tìm cách viết lại trật tự an ninh khu vực.

Trên thực tế, thất bại của Anh trong việc làm mới liên minh của mình với Tokyo năm 1921 đã thúc đẩy sự bành chướng của Nhật Bản tại châu Á, bằng việc chấm dứt hợp tác giữa hai bên và dỡ bỏ những ràng buộc đè lên các tham vọng của Nhật. Cuối cùng, các trừng phạt của Mỹ nhằm vào Tokyo đã đe dọa sức mạnh quân sự của họ, và giới lãnh đạo Nhật Bản quyết định đánh cược bằng việc tấn công tất cả các cường quốc phương Tây tại châu Á nhằm bảo vệ nguồn nguyên liệu đầu vào sống còn của mình và đập tan ách đô hộ của châu Âu.

Bài học thứ hai là bước tính toán sai lầm về các ý định tác chiến của một kẻ thù (hay đoán nhầm về học thuyết của kẻ thù đó) có thể dẫn tới những hậu quả trái ngược và không thể khắc phục. Cuộc tấn công bất ngờ của Nhật Bản vào Singapore và chiến lược dị giáo của họ đã đóng vai trò quan trọng trong việc đánh úp Anh quốc khỏi thế cân bằng và vượt lên bằng cách tái lập nhóm hiệu quả, dù người Anh đông hơn các lực lượng Nhật Bản.

Anh từ lâu đã cho rằng bất kỳ cuộc tấn công nào của Nhật Bản, nếu xảy ra, sẽ bắt đầu từ biển, và đại bác của Singapore đã được bố trí hướng ra phía biển. Tướng Tomoyuki Yamashita, người đã bị xử tử vì tội ác chiến tranh năm 1946, đã nghĩ ra một kế hoạch vô hiệu hóa Singapore bằng cách giành được British Malaya (gồm Singapore và Malaysia) trước tiên, sau đó xâm lược các pháo đài đảo từ phía Bắc. Vị tướng này đã phát động một cuộc xâm lược vào ngày 8/12/1941, và lực lượng của ông với khoảng 30.000 binh sĩ đã chỉ mất 2 tháng để chinh phục được bán đảo này, trước khi tiến đánh Singapore bằng hai mũi tiến công kiểu gọng kìm. Giao tranh tại Singapore kéo dài 1 tuần trước khi lực lượng nhỏ hơn của Nhật Bản bắt giữ hơn 80.000 binh lính người Anh, Australia, Ấn Độ, và Malaysia.

Bài học thứ ba là việc cai trị từ xa đã gây ra sự sụp đổ của đế quốc Anh. Trong nhiều thế hệ, Singapore được cho là không thể đánh chiếm, là biểu tượng của sức mạnh Anh quốc ở nước ngoài. Nhưng trong khi Percival biết rất rõ điều này, ông ta cũng bị cô lập, không được cung cấp và không được chuẩn bị cho chiến tranh. Đơn giản là Anh quốc quá xa xôi để tái cung cấp hiệu quả cho hòn đảo này trong cuộc khủng hoảng ngắn trước khi sụp đổ.

Người Nhật chiếm cứ vùng trời, và đánh bom lên hòn đảo này từ tháng 12, chỉ phải đối mặt với một sự chống cự yếu ớt của Anh. Hải quân Hoàng gia được chỉ huy từ các vùng biển xung quanh Singapore khi chiến hạm HMS Prince of Wales and Repulse bị đánh chìm ở ngoài khơi Mã Lai, chỉ hai ngày sau vụ Vịnh Con lợn. Anh đã rất khó duy trì liên lạc với các chỉ huy khu vực của mình trên đất liền. Nhật Bản tấn công các trạm điều khiển biển trên đất liền, và việc này, cùng với hạn chế nguồn cung cấp lương thực, cuối cùng đã buộc Percival phải cầu viện đến các tư lệnh cấp dưới, và đầu hàng. Chiến tranh tại châu Á kéo dài thêm 3 năm sau đó, và Anh chỉ đóng một vai trò thứ yếu trong việc đánh bại Nhật.

Chiến dịch này trong lịch sử có điểm gì đúng với ngày nay? Vài năm trước, Washington ngày càng lo ngại một Trung Quốc mới hùng mạnh và xác quyết hơn tìm cách đi theo con đường của Nhật, thiết lập một trật tự mới tại châu Á. Nhiều người tin rằng mục đích của Trung Quốc là giảm ảnh hưởng của Mỹ và tạo cho Trung Quốc vị trí điều khiển các vấn đề chính trị, kinh tế và an ninh của khu vực - bất kể việc này được tiến hành thông qua các biện pháp hòa bình hay hiếu chiến.

Ít người ở Anh năm 1941 tin rằng Nhật Bản sẽ liều mình lao vào một cuộc chiến tranh tổng lực với các cường quốc tế giới, ngay cả khi họ đã đánh bại Trung Quốc và Nga trong cuộc xung đột nhiều thế kỷ trước. Tương tự, hầu hết các quan sát viên ngày nay cho rằng Trung Quốc sẽ không làm gì để phá vỡ hệ thống thương mại hòa bình mà họ hiện đang hưởng lợi rất nhiều, hoặc họ sẽ vội vàng thách thức cường quốc hùng mạnh hơn nhiều mình là Mỹ.

Nhưng thực tế là không ai có thể biết Trung Quốc cuối cùng sẽ quyết định thế nào nhằm phục vụ lợi ích tốt nhất của họ khi họ trở nên mạnh hơn, có thể cả giới lãnh đạo Trung Quốc cũng không. Vì vậy, chúng ta phải cảnh giác không nên tỏ vẻ ta đây biết về điều Trung Quốc, hay bất cứ cường quốc đang nổi nào khác, sẽ làm. Vì Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng các tàu tuần tra trên biển để đe dọa các quốc gia mà họ có tranh chấp lãnh thổ, và quy mô hiện đại hóa quân đội của nước này cho thấy rằng khả năng xảy ra xung đột không phải là không tưởng.

Giới lãnh đạo quân sự ở Mỹ cũng biết họ đang phải đối mặt với vấn đề khoảng cách; chẳng hạn họ phải mất 3 tuần lễ để di chuyển từ San Diego đến Eo biển Malacca. Không chỉ các lực lượng của Mỹ phải lo cho một phần lãnh thổ cực kỳ rộng lớn ở Thái Bình Dương, mà họ còn phải duy trì các đường cung ứng, đúng như người Anh từng phải cáng đáng ngày xưa.

Vì vậy, Lầu Năm Góc gần đây nhấn mạnh đến việc mở rộng khả năng tiếp cận với các nước như Australia, Philippines, và Singapore. Nếu không, một cuộc xung đột mở rộng sẽ là phép thử khó đối với năng lực hậu cần của Mỹ và có thể buộc họ phải xem xét lại các kế hoạch chiến tranh, như Percival đã từng phải làm tại Singapore. Cả Hải quân và Không quân Mỹ, do phải tiến hành một loạt cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương, sẽ sụp đổ trong vài năm tới. Trong khi các quan chức Mỹ hứa hẹn rằng việc cắt giảm ngân sách quốc phòng sẽ không ảnh hưởng tới vị thế của Mỹ tại châu Á, nhưng rốt cuộc, một số tàu chiến và máy bay (đã cũ), và cả lượng nhân lực (làm việc quá sức), sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì sự hiện diện của Mỹ tại khu vực này ngày cả trong thời bình, chưa kể các nguồn lực mà họ sẽ cần cho một cuộc xung đột lớn.

Cuối cùng, giống như bài học về cuộc xâm lược của Nhật vào Singapore, Trung Quốc sẽ không có một lực lượng quân sự mạnh hơn Mỹ trong nhiều thập kỷ tới, nhưng họ có thể không cần như vậy. Họ có thể dồn hết sức lực của mình để chống chọi tại một điểm, hoặc vài điểm, mà họ chọn. Như thế thôi cũng đủ để đánh bại các lực lượng của Mỹ được cử tới để can dự, và buộc giới lãnh đạo Mỹ phải đưa ra lựa chọn khó khăn là tăng viện quân đội và vũ khí để tiếp tục cuộc chiến, hoặc sẽ phải chịu thất bại. Một tính toán như vậy cũng đủ khuyến khích Trung Quốc có hành động xác quyết hơn hoặc khiến giới lãnh đạo Mỹ phải nhắm mắt làm ngơ trước các hành động thù địch.

Các bài học này không có nghĩa là một lời tiên đoán về chiến tranh. Vẫn có nhiều lý do để Washington và Bắc Kinh duy trì các quan hệ hòa bình. Nhưng lịch sử đầy rẫy những ngạc nhiên, nhất là đối với các cường quốc nguyên trạng. Mỹ vẫn là nước có sức mạnh phi thường, và với các chính sách tăng trưởng kinh tế đúng đắn, họ có thể là quốc gia bá chủ trong nhiều thập kỷ tới. Nhưng họ sẽ có thể không mãi là bá chủ trong khu vực.

Bài học Singapore nhắc chúng ta không nên đánh giá quá cao sức mạnh của mình và trung thực đối mặt với các yếu kém của chúng ta.

bach_ho
01-07-2012, 05:41 PM
Em là em đả đảo bọn Trung Quốc .
Đả đảo bọn khốn nạn, bọn cho tàu ô.

huyen_vu
01-07-2012, 11:01 PM
bây giờ trung quốc áp dụng đường lưỡi bò , nếu lí thuyết này thành công thì tiếp theo đó là chính sách nước bọt của bò , có lưỡi thì chắc chắn có nước bọt , có trung quốc mới biết nước bọt nó rơi ở đâu ........................ chỉ cần cắt được cái lưỡi bò là ok.....và cắt như thế nào để con bò đó thấy ta mà ko căm phẫn , ko húc vào ta thì cần phải có 1 người thợ lành nghề và cây kéo thật sắc , ta chỉ là người vỗ về vuốt ve chú bò trong khi chú ta bị cắt lưỡi

http://namvietnetwork.files.wordpress.com/2011/07/catluoibotau-400x3151.jpg?w=594

Doancongtu
02-07-2012, 11:52 AM
Em là em đả đảo bọn Trung Quốc .
Đả đảo bọn khốn nạn, bọn cho tàu ô.

Em thì em cũng không đồng tình với cách làm của các nhà lãnh đạo. Bác chửi là đúng rồi nhưng xin bác bớt nóng một tí, bác nghe em nói một câu: Cũng giống như bên này, bên em nó cũng lắm thằng khốn nạn lắm. Lắm lắm cơ đấy, bác có thể đem mấy cái tàu thống nhất SE3 gì gì đó của các bác sang chở cả tháng cũng không hết được đâu đấy ạ! Thôi thì đủ cả từ cô hồn các đảng đến lũ lưu manh, từ đám làm hàng giả đến hàng nhái (Thái cuwjc quyền bên em cũng bị chúng lamf giả, làm nhái nữa đấy ạ), rồi thì đám đạo văn đạo nhạc, đạo võ, đạo tùm lum luôn. Nhìn chung cái gì đạo được là chúng nó đạo ngay, kể cả biển đảo của các bác.... Nhưng đó là cách hành xử (ý em là đạo biển của các bác í) của mấy thằng cha lãnh đạo chứ dân bên em đa phần họ cũng không muốn như vậy đâu ạ, họ cũng sợ đánh nhau lắm ... !!!
Vậy bác có thể chữa lại thành "Đả đảo bọn khốn nạn, bọn... cầm quyền... " được không ạ !
Em chỉ dám xin có thế, mong các bác soi xét cho ! Nếu được thế thì không những em còn có cửa đi lại với các bác mà nhân dân bên em họ cũng được nhờ đấy ạ !.

Đoàn gia cùng với Đoàn công tử kính cầu !

ngochai
02-07-2012, 08:26 PM
Chúng ta cần luôn cẩn trọng trước những "diễn biến kinh tế" của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc thông qua hoạt động thương lái của người Trung lục địa sang làm ăn ở Việt Nam, đã và đang từng bước thao túng, gây rối nền kinh tế nước nhà.

Stephany Nguyen
02-07-2012, 10:54 PM
Trường Sa và Hoàng Sa là của VN, đả đảo Trung Quốc, tụi bay hãy về Hải Nam đi, lũ sâu bọ

đang tính đăng kí ra ngoài đó dạy học đây =))

Doancongtu
03-07-2012, 09:04 AM
bây giờ trung quốc áp dụng đường lưỡi bò , nếu lí thuyết này thành công thì tiếp theo đó là chính sách nước bọt của bò , có lưỡi thì chắc chắn có nước bọt , có trung quốc mới biết nước bọt nó rơi ở đâu ........................ chỉ cần cắt được cái lưỡi bò là ok.....và cắt như thế nào để con bò đó thấy ta mà ko căm phẫn , ko húc vào ta thì cần phải có 1 người thợ lành nghề và cây kéo thật sắc , ta chỉ là người vỗ về vuốt ve chú bò trong khi chú ta bị cắt lưỡi

http://namvietnetwork.files.wordpress.com/2011/07/catluoibotau-400x3151.jpg?w=594

Ặc... ặc... !!!
Bác xuyenf_hủ ơi ! Bác hại em... rùi !
Có ai cứu em với ! Ai chở em đi cấp cứu với. Nhanh lên kẻo mất máu em chết mất thôi. Ái cha ! Có ai nhặt cái lưỡi của em không, nhớ bỏ vào thùng nước đá giúp em với. Thôi, sau vụ này em về bển luôn, đếch ở bên này nữa đâu ! Sợ quá ... hu hu.

dvyng
03-07-2012, 09:18 AM
theo toi, chung ta nen tim hieu ve trung quoc nhieu hon, thay ro diem manh va diem yeu cua dich, chung ta se thang, nhung tim hieu nhu the nao thi toi chua biet, mong cac ban neu ra y kien cua minh

thieutamthanh
03-07-2012, 09:23 AM
Trường Sa và Hoàng Sa là của VN, đả đảo Trung Quốc, tụi bay hãy về Hải Nam đi, lũ sâu bọ

đang tính đăng kí ra ngoài đó dạy học đây =))
Hoan hô tinh thần của bach_ho, của bạn Stehany Nguyen. Nhưng Steohany này, ra Hoàng Sa, Trường Sa là để đánh chứ đâu phải dạy... học ? Hay là đang thất nghiệp đấy?

fangzi
03-07-2012, 10:02 AM
theo toi, chung ta nen tim hieu ve trung quoc nhieu hon, thay ro diem manh va diem yeu cua dich, chung ta se thang, nhung tim hieu nhu the nao thi toi chua biet, mong cac ban neu ra y kien cua minh
Theo tôi, chúng ta nên tuyên truyền rộng rãi cho người dân hiểu được một cách sâu sắc về độc lập, chủ quyền của dân tộc. Hiểu được trách nhiệm của công dân đới với công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải có những buổi giao lưu quốc tế, hội đàm quốc tế và thông qua các diễn đàn quốc tế để tố cáo hành vi xâm phạm của Trung Quốc, tố cáo âm mưu, ý đồ đen tối của Trung Quốcđánh lừa dư luận, đánh lừa quốc tế bằng cách cố tình tạo sự tranh chấp trong hải phận thuộc chủ quyền, lãnh hải của Việt Nam.Tố cáo cho thế giới biết rõ ý đồ muốn độc chiếm Biển Đông để khai thác làm giàu.
Ngoài ra, tôi cho rằng chúng ta cần chủ động tìm đến với các mối quan hệ xưa kia, phải thắt chặt hơn nữa, gắn kết hơn nữa với các nước bạn bè truyền thống, với các nước anh em trước kia, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á, các nước có cùng chung mối quan tâm là Biển Đông như Brunay, Philippin, Thailan,Indonexia, Xingapo...
Tôi cũng cho rằng, hơn lúc nào hết, lúc này chính là lúc tất cả ai đang mang trong mình dòng máu Việt, Công dân Việt, con em người Việt... chúng ta phải vứt bỏ mọi hiềm khích, vứt bổ bất đồng để đoàn kết lại. Hãy nắm chặt tay nhau, sát cánh bên nhau để đấu tranh với chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc. Chỉ có thế chúng ta mới có thể làm trọn bổn phận của mình, mới không phải hổ thẹn với lương tâm, với lớp con cháu của chúng ta mai sau.
Muốn vậy:

http://www.viet-asia.net/uploads/news/2011_06/nguyen-phuong-nga.jpg

Tố cáo mạnh mẽ hành vi xâm phạm của Trung Quốc

http://4.bp.blogspot.com/-Kl0dWNtqU9o/ThBT56L9OfI/AAAAAAAAACQ/gtEVePCjMrA/s1600/china1.jpg

Đưa vấn đề biển Đông ra các diễn đàn quốc tế nhằm vận động quốc tế để cắt cái "lưỡi bò" của Trung Quốc.

http://thaicucthieugia.com/images/stories/DanhNhan/cnh%20gic.jpg

Phải luôn nâng cao cảnh giác, chủ động kiểm soát vùng biển, vùng trời của tổ quốc...

http://thaicucthieugia.com/images/stories/DanhNhan/bn.jpg

Sẵn sàng đáp trả thích đáng tất cả những hành vi xâm phạm.

Các bạn thấy thế nào, có ủng hộ không? Góp ý thêm nhá !

ngochai
03-07-2012, 11:14 AM
"Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng"

Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia tiêu thụ năng lượng đứng đầu thế giới, đang hướng về hai phía đối lập nhau. Đây là một xu hướng sẽ mang nhiều ý nghĩa về mặt địa chiến lược đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Mỹ đang dần lấy lại sự tự tin rằng phần lớn dầu và khí gas của nước này sẽ được sản xuất trong nước. Mỹ đang từng bước hạn chế phụ thuộc vào dầu và khí tự nhiên nhập khẩu khi sản lượng trong nước được nâng lên trong khi sức tiêu thụ nhiên liệu hóa lỏng giảm sút do nhu cầu giảm và những tiến bộ về tiết kiệm năng lượng, đặc biệt trong giao thông và công nghiệp.

Trong khi đó, Trung Quốc ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào dầu và khí vận chuyển qua đường biển hay đường ống về nước này, chủ yếu từ những nguồn cung cấp ở rất xa, nơi thương là những khu vực bất ổn chính trị trên thế giới, bao gồm Trung Đông, châu Phi và Trung Á. Kết quả là, Bắc Kinh mỗi ngày lại cảm thấy mất an ninh về các nguồn cung năng lượng này trong tương lai hơn.


http://images.yume.vn/photo/pictures/20100526/bbcvietnam/thumbnail/604x604/bien_dong_duong_hang_hai_2_521811466.jpg

Các tuyến Hàng Hải chính qua Đông Nam Á




Trung Quốc đang hiện đại hóa các lực lượng vũ trang không chỉ để nhằm đòi lại Đài Loan bằng các phương tiện quân sự khi cần thiết. Trung Quốc còn muốn bảo về các tuyến đường vận tải biển và khả năng tiếp cận an toàn các nguồn năng lượng, khoáng sản và ngư trường ở ngoài khơi trong các vùng biển xung quanh, bao gồm biển Hoa Đông - nơi Trung Quốc đang có những tuyên bố chủ quyền xung đột với Nhật Bản - và Biển Đông, nơi tuyên bố quyền tài phán bị nhiều nước trong khu vực như Philippine, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Brunei phản đối.

Trung Quốc cũng muốn củng cố an ninh thông qua thành lập một vùng ảnh hưởng ngoài khơi mà nước này có thể chi phối, thay cho Mỹ và các đồng minh khu vực.


Mặc dù Mỹ mới đây tuyên bố "xoay trục" trọng tâm chiến lược sang châu Á, nhưng sức mạnh và ảnh hưởng tương đối của nước này có vẻ lại đang giảm đi. Điều này ít có khả năng thay đổi ngay cả khi tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc tụt lùi đi phần nào.

Khi Mỹ đạt được an ninh năng lượng trong thời kỳ cắt giảm chi phí, nước này cũng có ít động cơ tiếp tục hoạt động bảo vệ quân sự tốn kém cho những tuyến vận tải hàng hải tại các khu vực ngày càng tranh cãi gay gắt như các vùng biển ngoài khơi Trung Quốc, khu vực Vịnh Ba Tư giàu dầu mỏ và khí đốt, và xung quanh Trung Đông và châu Phi. Do đó, điều này khuyến khích Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng quân sự sang tận Ấn Độ Dương, nơi mà khối lượng dầu và khí khổng lồ hằng ngày vẫn được vận chuyển lưu thông qua lại.

Như thế, Trung Quốc cũng đang gây gia tăng căng thẳng với Ấn Độ. Stephen Walt, giáo sư quan hệ quốc tế tại Trường Chính phủ Kennedy, ĐH Harvard, đã dự báo kết quả xu hướng kinh tế, quân sự và năng lượng giữa Trung Quốc và Mỹ như sau: "Nếu Trung Quốc giống như tất cả các cường quốc khác, bao gồm cả Mỹ, thì định nghĩa lợi ích "quan trọng" cũng sẽ lớn dần khi sức mạnh của nó được tăng lên - và nó sẽ cố gắng sử dụng uy lực mới đó để bảo vệ một phạm vi ảnh hưởng không ngừng mở rộng.

Nhìn vào mức độ phụ thuộc nguyên liệu thô (đặc biệt là năng lượng) nhập khẩu và mô hình tăng trưởng nhờ vào xuất khẩu Trung Quốc, rõ ràng các nhà lãnh đạo thận trọng của nước này sẽ muốn chắc chắn rằng không ai được ở vào vị trí có thể cản trở Trung Quốc tiếp cận tài nguyên và thị trường mà sự thịnh vượng và ổn định chính trị của họ phụ thuộc rất lớn vào đó.

Tình huống này sẽ khuyến khích Bắc Kinh thách thức vai trò hiện nay của Mỹ ở châu Á. Dần dần, Bắc Kinh sẽ cố gắng thuyết phục các quốc gia châu Á khác từ bỏ quan hệ với Mỹ, và Washington gần như chắc chắn sẽ chống lại những nỗ lực này. Và sau đó sẽ là một cuộc cạnh tranh an ninh căng thẳng giữa hai nước".

Dấu hiệu gần đây nhất của cuộc đấu tranh giành ưu thế tuyệt đối trong khu vực là tại Biển Đông, nơi Trung Quốc và Philippine, một đồng minh của Mỹ, đang trong mối bất hòa đã gần 2 tháng xung quanh vấn đề quyền sở hữu và kiểm soát bãi Scarborough, một khu vực bao gồm một chuỗi các rặng san hô và ngư trường gần với Philippine hơn nhiều Trung Quốc.

Những tranh chấp như vậy có thể kiểm soát được. Nhưng chúng cũng có thể dẫn tới việc Trung Quốc thắng thế trước các đối thủ yếu và ít quyết tâm hơn. Hay chúng cũng có thể dẫn tới xung đột vũ trang. Nếu Mỹ hay đồng minh Nhật Bản can dự vào, thì kết quả có thể sẽ là một cuộc chiến tranh rộng hơn, cả nguy cơ gây bất ổn cho cả châu Á.

Liệu có cách nào Trung Quốc có thể cạnh tranh với Mỹ và trở nên ít phục thuộc hơn vào dầu khí bên ngoài?

Cho tới trước năm 1993 Trung Quốc vẫn có thể sản xuất đủ dầu thô phục phụ nhu cầu trong nước. Nhưng khi tăng trưởng duy trì cao, nhập khẩu dầu mỏ cũng lớn hơn. Trung Quốc hiện nay nhập khẩu 55% nhu cầu tiêu thụ dầu trong nước, và tỷ lệ này vẫn đang có xu hướng tăng lên.

Khí tự nhiên, loại nhiên liệu hóa thạch ít gây ô nhiễm nhất, cũng đang có xu hướng tương tự. Đến năm 2020, nhập khẩu khí gas của Trung Quốc qua đường ống và đường biển sẽ chiếm 33% nhu cầu, tăng so với mức 20% hiện nay và 0% vào đầu năm 2006, khi Trung Quốc chấm dứt giai đoạn tự chủ về khí gas.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc gọi sự phụ thuộc vào bên ngoài này là "thế lưỡng nan Malacca". Khoảng 85% dầu nhập khẩu, và tỷ lệ ngày càng lớn khí gas nhập khẩu của Trung Quốc, vận chuyển bằng đường biển, qua Ấn Độ Dương, Eo biển Malacca, Singapore ở Đông Nam Á, và Biển Đông. Hầu hết nguồn cung năng lượng quan trọng này ở khu vực Vịnh Ba Tư. Cách duy nhất để ra vào vịnh này bằng đường biển là đi qua eo biển hẹp Hormuz. Các kênh vận chuyển ở đây và ở eo biển Malacca và Singapore có thể bị chặn hoặc làm gián đoạn khi xảy ra khủng hoảng. Nhập khẩu năng lượng của Nhật Bản thậm chí còn phụ thuộc vào "động mạch" hàng hải này hơn cả Trung Quốc.

Ngược lại, phần lớn sự gia tăng sản lượng dầu khí của Mỹ nhờ khai thác các trự lượng phát hiện ở sâu dưới các lớp đá phiến tại địa lục Mỹ. Tiến bộ công nghệ, bao gồm công nghệ phân tách thủy lực, trong đó nước, cát và hóa chất được bơm áp lực cao vào lớp đá phiến để phá vỡ cấu trúc đá và giải phóng dầu và khí, cho phép "mở khóa" các trữ lượng này.

Trung Quốc có trữ lượng khí đá phiến được phát hiện lớn nhất thế giới, lớn hơn nhiều các trữ lượng lớn thứ hai thế giới của Mỹ. Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc ước tính, trữ lượng khí đá phiến có thể khai thác của Trung Quốc lên đến 25 nghìn tỷ m³. Tuy nhiên, báo cáo mới đây của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) nhận định, con số trên có thể lên đến 36 nghìn tỷ m³, lớn gấp 12 lần trữ lượng khí thông thương của Trung Quốc và đủ để đáp ứng tiêu dùng trong hơn 100 năm.

Trung Quốc chỉ mới bắt đầu khai thác nguồn tài nguyên khí đá phiến trong nước. Nước này đặt mục tiêu bơm lên khoảng 100 tỷ m³ vào năm 2020, tương đương tốc độ sản lượng khai thác các trữ lượng khí thông thường hằng năm hiện nay vốn dễ khai thác hơn.

Tuy nhiên, IEA cho biết, dựa trên những thông tin địa lý hiện nay của Trung Quốc, tài nguyên khí đá phiến có thể khó khai thác và tốn kém hơn nhiều ở Bắc Mỹ.

Trữ lượng khí đá phiến tiềm năng nhất ở khu vực khô cằn phía bắc và phía tây Trung Quốc. Có quan ngại rằng khai thác khí đá phiến quy mô lớn tại các khu vực trên sẽ gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt nguồn nước vốn đã rất khan hiếm.

Ngay cả khi Trung Quốc thành công trong việc quản lý và khai thác khí đá phiến và phân phối ra cả nước bằng đường ống, IEA kết luận, thì nhu cầu năng lượng của Trung Quốc vẫn sẽ lớn đến mức, giải pháp tốt nhất cần tiến hành nhất là hạn chế sự phụ thuộc vào khí nhập khẩu xuống còn 24% vào năm 2020, thay vì mức 51% nếu kịch bản sản lượng sản xuất khí trong nước của Trung Quốc đạt thấp diễn ra.


(Theo Japantimes)

thanh_long
03-07-2012, 11:21 AM
bây giờ trung quốc áp dụng đường lưỡi bò , nếu lí thuyết này thành công thì tiếp theo đó là chính sách nước bọt của bò , có lưỡi thì chắc chắn có nước bọt , có trung quốc mới biết nước bọt nó rơi ở đâu ........................ chỉ cần cắt được cái lưỡi bò là ok.....và cắt như thế nào để con bò đó thấy ta mà ko căm phẫn , ko húc vào ta thì cần phải có 1 người thợ lành nghề và cây kéo thật sắc , ta chỉ là người vỗ về vuốt ve chú bò trong khi chú ta bị cắt lưỡi

http://namvietnetwork.files.wordpress.com/2011/07/catluoibotau-400x3151.jpg?w=594

Hoan hô Huyen_vu.
Sao dân võ thuật mà bạn lại có thể nghĩ ra "Tuyệt chiêu" như thế được nhỉ? Dính chiêu này của Huyen_vu thì chúng mày hết phách lối nhá!

minh_anh
03-07-2012, 01:03 PM
fangzi
Theo tôi, chúng ta nên tuyên truyền rộng rãi cho người dân hiểu được một cách sâu sắc về độc lập, chủ quyền của dân tộc. Hiểu được trách nhiệm của công dân đới với công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải có những buổi giao lưu quốc tế, hội đàm quốc tế và thông qua các diễn đàn quốc tế để tố cáo hành vi xâm phạm của Trung Quốc, tố cáo âm mưu, ý đồ đen tối của Trung Quốcđánh lừa dư luận, đánh lừa quốc tế bằng cách cố tình tạo sự tranh chấp trong hải phận thuộc chủ quyền, lãnh hải của Việt Nam.Tố cáo cho thế giới biết rõ ý đồ muốn độc chiếm Biển Đông để khai thác làm giàu.

http://3.bp.blogspot.com/-eQQzg4kOAAk/T-yYLJJfv_I/AAAAAAAADxQ/9PYuwfY9u7g/s400/3chot_e46bf.jpg

Họp báo tố áo hành vi vi phạm trắng trợn của phía Trung Quốc

Ngoài ra, tôi cho rằng chúng ta cần chủ động tìm đến với các mối quan hệ xưa kia, phải thắt chặt hơn nữa, gắn kết hơn nữa với các nước bạn bè truyền thống, với các nước anh em trước kia, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á, các nước có cùng chung mối quan tâm là Biển Đông như Brunay, Philippin, Thailan,Indonexia, Xingapo...
Tôi cũng cho rằng, hơn lúc nào hết, lúc này chính là lúc tất cả ai đang mang trong mình dòng máu Việt, Công dân Việt, con em người Việt... chúng ta phải vứt bỏ mọi hiềm khích, vứt bổ bất đồng để đoàn kết lại. Hãy nắm chặt tay nhau, sát cánh bên nhau để đấu tranh với chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc. Chỉ có thế chúng ta mới có thể làm trọn bổn phận của mình, mới không phải hổ thẹn với lương tâm, với lớp con cháu của chúng ta mai sau.


http://a5.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/255215_244658158984466_1455514062_n.jpg

Chắc phải rứa mới được, em cũng đồng ý.

huyen_vu
03-07-2012, 06:11 PM
http://3.bp.blogspot.com/-Faor0Mj5HWI/T0NhU5nSVXI/AAAAAAAADLs/3EJXXeXsWwU/s640/VietnamDragon-vnpeace.blogspot.com.jpg
Ko biết Trung Quốc có câu này ko? chứ Việt Nam minh thì ai cũng biết câu " Ngu Như Bò "
giả sử ta cũng áp dụng chiêu như Trung Quốc thì sao nhỉ , ví dụ như : đường Râu Rồng hay là đường Lưỡi Rồng , còn Trường Sa và Hoàng Sa thì là Vuốt Rồng........
nếu áp dụng đường Lưỡi Rồng thì đảo Hải Nam là của Việt Nam...

Shaolaojia
03-07-2012, 08:09 PM
http://3.bp.blogspot.com/-Faor0Mj5HWI/T0NhU5nSVXI/AAAAAAAADLs/3EJXXeXsWwU/s640/VietnamDragon-vnpeace.blogspot.com.jpg
Ko biết Trung Quốc có câu này ko? chứ Việt Nam minh thì ai cũng biết câu " Ngu Như Bò "
giả sử ta cũng áp dụng chiêu như Trung Quốc thì sao nhỉ , ví dụ như : đường Râu Rồng hay là đường Lưỡi Rồng , còn Trường Sa và Hoàng Sa thì là Vuốt Rồng........
nếu áp dụng đường Lưỡi Rồng thì đảo Hải Nam là của Việt Nam...
Rồng trong hoạt hình mà lấy ra là sao zâậy trời ! Đã cho nó ra rùi thì nhớ phải cho nó ăn chớ... sao không thúc nó, thúc cho nó đớp luôn cái đảo trước mặt luôn cho rồi, còn để làm gì nữa trời !
Đề nghị Huyền_vũ coi lại nha !

Shaolaojia
03-07-2012, 08:11 PM
Mà cho nó khè lửa ra cũng được đấy Huyen_vũ ạ. Khè cho đám Tàu nó sợ chết khiếp đi cũng được !

Stephany Nguyen
03-07-2012, 11:03 PM
Hoan hô tinh thần của bach_ho, của bạn Stehany Nguyen. Nhưng Stephany này, ra Hoàng Sa, Trường Sa là để đánh chứ đâu phải dạy... học ? Hay là đang thất nghiệp đấy?

Huynh ơi, muội là phận nữ "liễu yếu" ra cầm súng chắc cũng chỉ làm cản đường của mọi người mất thôi,
cuộc chiến này còn dài, chẳng bit bao giờ mới kết thúc thế nên cần phải đào tạo lực lượng tại chỗ.....nên em đăng ký đi dạy :))

huyen_vu
03-07-2012, 11:08 PM
Huynh ơi, muội là phận nữ "liễu yếu" ra cầm súng chắc cũng chỉ làm cản đường của mọi người mất thôi,
cuộc chiến này còn dài, chẳng bit bao giờ mới kết thúc thế nên cần phải đào tạo lực lượng tại chỗ.....nên em đăng ký đi dạy )
Nếu liễu yếu đào tơ cầm súng ko nổi thì ôm bom tự sát vậy? kích lệ tinh thần yêu nước dân tộc

ngochai
04-07-2012, 10:18 AM
"Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng."

Trung Quốc hai năm gần đây ngày càng cứng rắn trong việc đòi chủ quyền ở Biển Đông, một phần là do sức mạnh kinh tế và quân sự phát triển đáng kể, và phần quan trọng nữa là do ảnh hưởng của các tướng lĩnh tăng lên.

Mức độ ảnh hưởng của giới quân sự ở Trung Quốc trở nên rõ nét hơn từ cuối năm ngoái khi chuẩn đô đốc Yang Yi kêu gọi từ bỏ câu nói nổi tiếng về chính sách ngoại giao của Đặng Tiểu Bình: "Giấu mình chờ thời, không lộ diện". Yang cho rằng: “Thời thế không còn để cho Trung Quốc giấu mình".

"Nếu bất cứ nước nào xâm phạm an ninh và lợi ích quốc gia của chúng ta, chúng ta phải kiên quyết tự vệ", Yang nói thêm. Thông qua "phòng thủ kiên quyết", Yang muốn nhắc đến khái niệm "phản công nhanh, chi phí thấp và có hiệu quả".

Tháng trước, thiếu tướng Han Xudong, người giảng dạy tại Đại học Quốc phòng của quân đội Trung Quốc (PLA), còn đi xa hơn. Ông này cho rằng đã đến lúc Trung Quốc từ bỏ học thuyết "chống bành trướng" của mình. Trong một bài báo trên tờ Global Times của chính giới mang tiêu đề "Tâm lý phòng thủ phương hại nỗ lực bành trướng ra nước ngoài của Trung Quốc", ông này đã không ngại ngần kêu gọi một chính sách mở rộng ra về quân sự, địa chính trị và kinh tế.

Tướng Han chỉ ra rằng trong khi chính sách truyền thống của Trung Quốc là "không bá quyền" thì cũng không nên hiểu điều này có nghĩa là Trung Quốc không nên theo đuổi mục tiêu bành trướng. "Chỉ khi chúng ta đập tan khối tâm lý phi bành trướng, Trung Quốc mới có thể tăng tốc sự chuyển đổi từ một cường quốc khu vực thành một cường quốc toàn cầu", tướng Han viết.

Một số tướng lĩnh Trung Quốc dường như đang cố đẩy đất nước tới một cách tiếp cận đối đầu trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, một trong những điểm nguy hiểm nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hùng biện của họ rất đơn giản: PLA không nên ngần ngại trừng phạt các quốc gia đang bất đồng với tuyên bố của Trung Quốc ở vô số đảo nhỏ, cũng như các nguồn tài nguyên dầu và khí đốt ở đó.

Thiếu tướng Luo Yuan gần đây lên tiếng mắng mỏ “những kẻ hiếu chiến dân tộc chủ nghĩa” ở Philippines, nước cho tàu hải quân đối mặt với tàu Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham từ tháng 4. Luo Yuan tuyên bố: "Nếu Manila không thể kiềm chế những đứa trẻ này, hãy để chúng ta làm thay họ".

Nói về nguy cơ xảy ra một trận hải chiến, viên tướng từng nhiều lần đưa ra các tuyên bố đao to búa lớn này nói: "Chúng ta đã nhiều lần tỏ sự nhẫn nại, và lòng kiên nhẫn của chúng ta đã hết. Không việc gì phải thận trọng nữa".

PLA và các nhà chiến lược quân đội được cho là đứng đằng sau quyết định thiết lập cái gọi là thành phố Tam Sa tháng trước. Dù ý tưởng về việc lập Tam Sa được đưa ra từ năm 2007, nhưng các cơ quan ngoại giao Trung Quốc đã không tán thành. Các nhà ngoại giao nhiều kinh nghiệm lập luận rằng một động thái như vậy sẽ thổi bùng quan điểm về "mối đe dọa từ Trung Quốc" tại các nước Đông Nam Á, và cả Mỹ nữa.

Cho đến năm ngoái, các nhà nghiên cứu cao cấp về quan hệ quốc tế ở Trung Quốc vẫn có thể chỉ trích việc tướng lĩnh can thiệp vào chính sách đối ngoại. Trong một cuộc phỏng vấn với The Wall Street Journal tháng 10/2010, giáo sư Chu Shulong thuộc Đại học Thanh Hoa phàn nàn rằng "quân đội Trung Quốc quá mạnh trong hoạch định chính sách, đặc biệt là về chính sách đối ngoại”.

Một vài tháng sau đó, giáo sư Đại học Bắc Kinh Wang Jisi trở thành tâm điểm cho một loạt lời chỉ trích do các nhà bình luận phe diều hâu đưa ra. Nguyên do là ông này đã phê phán giới quân sự có "những tuyên bố thiếu thận trọng, không được phép, gây nhiều nhầm lẫn" trong đó xác định Biển Đông là "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc và rằng quân đội Trung Quốc sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển chiến lược.

Tuy nhiên, từ giữa năm 2011, thậm chí các học giả có uy tín lớn như các ông Wang và Chu đã không còn dám phát biểu trái ý các tướng lĩnh. Thiếu tướng Zhang Zhaozhong gần đây tuyên bố rằng có "hơn một triệu kẻ phản bội" ở Trung Quốc và nói rõ rằng "một số học giả của chúng ta đã được Mỹ đào tạo. Họ đọc sách Mỹ, chấp nhận những ý tưởng của Mỹ, và giờ đây họ đang giúp Mỹ đánh lừa người Trung Quốc".

Các tuyên bố về tranh chấp trên Biển Đông gần đây được đưa ra khi chỉ còn vài tháng nữa là đến Đại hội đảng lần thứ 18 của Trung Quốc, sự kiện đánh dấu bước chuyển giao thế hệ lãnh đạo ở nước này. Thông thường, quân đội được đảm bảo có 20% số ghế trong Ban Chấp hành trung ương đầy quyền lực. Ban này bầu ra các ủy viên Bộ Chính trị. Thời gian chuyển tiếp lãnh đạo có thể là cơ hội để bên quân sự có tiếng nói nặng ký hơn.

Willy Lam

(theo The Wall Street Journal)

minh_anh
04-07-2012, 10:24 AM
Nếu liễu yếu đào tơ cầm súng ko nổi thì ôm bom tự sát vậy? kích lệ tinh thần yêu nước dân tộc

Sao huyen_vu lại bảo Stephany Nguyen như thế. Có thể dùng cách khác được không ạ, tỉ như... chả nghĩ ra được mưu gì cả ! Thật đáng trách.

taothao
04-07-2012, 11:46 AM
Huynh ơi, muội là phận nữ "liễu yếu" ra cầm súng chắc cũng chỉ làm cản đường của mọi người mất thôi,
cuộc chiến này còn dài, chẳng bit bao giờ mới kết thúc thế nên cần phải đào tạo lực lượng tại chỗ.....nên em đăng ký đi dạy

Chuẩn đấy, các chị em làm hậu cần và dân vận thì còn gì bằng. "Dân cường nước thịnh" mà.

thanh_long
05-07-2012, 08:23 AM
Quote Nguyên văn bởi Stephany Nguyen Xem bài viết
Trường Sa và Hoàng Sa là của VN, đả đảo Trung Quốc, tụi bay hãy về Hải Nam đi, lũ sâu bọ

đang tính đăng kí ra ngoài đó dạy học đây =))

Huynh ơi, muội là phận nữ "liễu yếu" ra cầm súng chắc cũng chỉ làm cản đường của mọi người mất thôi,
cuộc chiến này còn dài, chẳng bit bao giờ mới kết thúc thế nên cần phải đào tạo lực lượng tại chỗ.....nên em đăng ký đi dạy :))
Tinh thần là đáng khen, không đánh giặc thì vận động bà con, lên dây cót cho mọi người, động viên tư tưởng ... cái này không phải ai cũng làm được. Hoan hô Stephany Nguyen !

taothao
05-07-2012, 10:54 AM
"Khi phát hiện các tàu Hải giám Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, các lực lượng chức năng Việt Nam đã thực thi nhiệm vụ, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực quần đảo Trường Sa", TTXVN lên tiếng, ngày 4/7.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/90/9e/tau-hai-giam.jpg

Trước thông tin từ một vài phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc nói rằng, 4 tàu Hải giám của Trung Quốc tiến hành hoạt động tuần tra tại khu vực quần đảo Trường Sa và chặn đuổi tàu công vụ của Việt Nam, ngày 4/7, Thông tấn xã Việt Nam khẳng định: "Chúng tôi bác bỏ thông tin tàu Hải giám Trung Quốc “chặn đuổi” tàu công vụ của Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa. Khi phát hiện các tàu Hải giám của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực quần đảo Trường Sa."

Theo TTXVN, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc tàu Hải giám Trung Quốc tiến hành cái gọi là “hoạt động tuần tra” tại khu vực quần đảo Trường Sa là hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình ở Biển Đông, không có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực.

"Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động sai trái nói trên, tuân thủ DOC, không có các hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông", TTXVN khẳng định.

Theo Tân Hoa Xã, hôm 26/6, đội tàu Hải giám của Trung Quốc đã khởi hành từ thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam đi vào Biển Đông. Vài ngày sau đó, các tàu tuần tra của Trung Quốc đã diễn tập gần một bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa.

Hoạt động diễn tập của nhóm tàu này diễn ra không lâu sau khi Trung Quốc chào thầu dầu khí phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Cuộc diễn tập của 4 tàu tuần tra Trung Quốc còn diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Philippines cũng khởi động cuộc tập trận chung tại Mindanao, miền nam của quốc đảo Đông Nam Á.

(Theo TTXVN)

bach_ho
05-07-2012, 02:13 PM
Phương châm 16 chữ vàng do Trung Quốc đề ra:

Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai

Phương châm 16 chữ vàng là phương châm "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" do chính lãnh đạo Trung Quốc đưa ra, xác định tư tưởng chỉ đạo và khung tổng thể phát triển quan hệ hai nước Việt – Trung trong thế kỷ mới, đánh dấu quan hệ Trung Việt đã bước vào giai đoạn phát triển mới là một trong 3 đột phá mở ra cục diện phát triển mới giữa quan hệ hai nước
Bối cảnh ra đời phương châm
Tháng 11 năm 1991, sau khi Trung Quốc và Việt Nam thực hiện bình thường hoá quan hệ, nhà lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước liên tiếp đi thăm lẫn nhau, sự giao lưu và hợp tác giữa hai bên trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hoá ngày càng mở rộng và sâu sắc.
Do đặc thù địa lý tự nhiên, con người, chế độ xã hội và vận mệnh sống còn của hai đảng cầm quyền của hai nước hết sức gần gủi, gắn bó:
Sơn thủy tương liên,
Lý tưởng tương thông,
Văn hóa tương đồng,
Vận mệnh tương quan.
Khởi tạo phương châm
Đầu năm 1999, Tổng bí thư Giang Trạch Dân đã đề ra và Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đã đồng ý phương châm 16 chữ "Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện" đã xác định tư tưởng chỉ đạo và khung tổng thể phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ mới, đánh dấu quan hệ Trung Việt đã bước vào giai đoạn phát triển mới được lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước xác định trong Tuyên bố chung, từ tháng 2/1999.
[B]Nội dung phương châm[B]
Tháng 11 năm 2000, khi hội đàm với Tổng bí thư mới đảng cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đến thăm, Tổng bí thư Giang Trạch Dân nêu rõ, 16 chữ này là phương châm quan trọng chỉ đạo sự phát triển quan hệ hai nước
• "Ổn định lâu dài" là nhấn mạnh tình hữu nghị Trung Việt là phù hợp lợi ích căn bản của hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước, bất kỳ lúc nào, bất kỳ tình hình nào đều phải giữ sự ổn định và phát triển lành mạnh của quan hệ hữu nghị, khiến nhân dân hai nước đời đời hữu nghị với nhau
• "Hướng tới tương lai" là phải xuất phát từ hiện nay, nhìn về lâu dài, kế thừa truyền thống, mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho quan hệ Trung Việt
• "Hữu nghị láng giềng" là yêu cầu hai bên phải làm người láng giềng tốt, người bạn tốt, trước sau xử lý mọi vấn đề trong quan hệ hai nước với tinh thần hữu nghị láng giềng.
• "Hợp tác toàn diện" là phải không ngừng củng cố, mở rộng và sâu sắc sự giao lưu và hợp tác giữa hai đảng, hai nước trong mọi lĩnh vực, để mưu cầu hạnh phúc cho hai nước và nhân dân hai nước, đồng thời góp phần cho việc giữ gìn và thúc đẩy nền hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực.
Dân tộc ta vốn yêu chuộng hòa bình, hiểu đạo lý và luôn luôn tôn trọng lễ nghĩa. Xuyên suốt mấy ngàn năm mặc dù bị Trung Quốc kiềm kẹp, bị đối xử thô bạo nhưng vẫn thật thà chân thật, sống vị tha và giàu lòng bác ái
Thật chả phải hổ thẹn khi "cấp lụa cho thù"(đối xử tử tế với tù binh), đã bao phen "cung lương cho giặc" (cung cấp lương thực cho giặc để giúp chúng hồi hương, ổn định cuộc sống)...
Và rồi, dù
"Xã tắc đã bao phen chồn ngựa đá !" (xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã ! 社稷两回劳石马 !), thế nhưng vẫn một lòng thủ tín, trước sau như một.
Thế mà nay...
Thật không thể nào tin được !!!

taothao
05-07-2012, 10:00 PM
"Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng"

Tối 4/7, cùng lúc TTXVN bác bỏ thông tin tàu Trung Quốc ngăn chặn tàu Việt Nam trên biển Đông, cộng đồng mạng đã phân tích về tính xác thực trong phóng sự của truyền hình Trung Quốc.

Thông tin về bốn tàu hải giám của Trung Quốc tiến hành hoạt động tuần tra tại khu vực quần đảo Trường Sa và ngăn chặn tàu cảnh sát biển của Việt Nam được phát vào ngày 3/7 trên kênh truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) và lan truyền trên mạng ngày 4/7. Tuy nhiên, chỉ đến khi trang mạng BBC tiếng Việt dẫn lại bản tin của CCTV với dòng tít "Tàu Việt Nam bị Trung Quốc rượt đuổi trên biển", vụ việc mới nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng mạng.

Theo như hình ảnh trong phóng sự, đã có sự tiếp cận trực tiếp giữa tàu cảnh sát biển của Việt Nam với 4 tàu hải giám Trung Quốc. Hai bên đối đáp qua lại và đều khẳng định chủ quyền của mình với vùng biển các tàu xuất hiện. Ngay sau đó, CCTV mô tả, các tàu hải giám của Trung Quốc "thay đổi đội hình, cả 4 tàu cùng quay đầu hướng về tàu Việt Nam" và "sau chừng 10 phút, tàu Việt Nam giảm tốc độ, rút lui".


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/90/f1/hg1.jpg
Đội tàu hải giám của Trung Quốc
Tại khu vực diễn tập được cho là gần một bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa.
Ảnh chụp từ clip phóng sự của CCTV.

Phân tích các hình ảnh đã bị biên tập, cắt nhỏ trong clip, một bài viết trong diễn đàn Thế hệ trẻ Việt Nam nêu quan điểm, hoàn toàn không có chuyện tàu cảnh sát biển Việt Nam bị "rượt đuổi khỏi Trường Sa" mà hai bên chỉ "đối đáp qua lại" bằng hệ thống loa. "Truyền hình Trung Quốc cố tình dàn dựng, với lời bình khiêu khích nhằm cố khẳng định tính chính danh của họ ở Biển Đông", người viết bình luận.

Bài viết cũng kêu gọi kêu gọi mọi người bình tĩnh để lắng nghe lại lời của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam cảnh báo tàu Trung Quốc trong clip: "Đây là tàu cảnh sát biển Việt Nam số 5012. Các vị đã vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam, đề nghị rút khỏi khu vực này ngay lập tức".

Chỉ sau ít giờ, bài viết này đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng facebook và nhận được hàng chục comment hưởng ứng. Nick Nam Lam viết: "Yên tâm đi, người Việt Nam kiên cường, thông minh, đâu dễ gì chao đảo. Việt Nam đoàn kết, đương đầu mọi thử thách". Còn Sanbang thì hoan nghênh tinh thần và chúc các chiến sĩ cảnh sát biển luôn hoàn thành nhiệm vụ khi nhìn nhận rõ sự phức tạp của vụ việc.

Phân tích yếu tố có phóng viên đi cùng đoàn tàu hải giám, admin của một trang web khác cho rằng "cuộc tuần tra (của Trung Quốc) chủ yếu là để tạo dựng một màn kịch trên sóng truyền hình".

Cùng chung chủ đề, trên một diễn dàn dẫn lại bản tin của CCTV kèm clip phóng sự. Lời kêu gọi "Hãy nhấn share (chia sẻ bài viết) cho bạn bè để cùng phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc" đã nhận được hưởng ứng của hàng trăm thành viên.

Trước những "cái đầu nóng" của một số bạn trẻ khi có những lời lẽ bột phát, thiếu kìm chế một thành viên trên mạng facebook chia sẻ: "Mong các bạn bình tĩnh suy xét. Dù trên biển hay trên đất liền, các chiến sĩ của chúng ta luôn sẵn sàng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc".


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/90/f1/csb1.jpg


Tàu cảnh sát biển 5012, con tàu được nhắc đến trong phóng sự của CCTV.
Ảnh chụp từ clip.

Các diễn đàn này cùng hàng loạt trang mạng khác cũng nhanh chóng dẫn lại tin của TTXVN bác bỏ thông tin trên báo chí Trung Quốc.

Theo bản tin phát đi tối 4/7 của TTXVN, Việt Nam bác bỏ thông tin tàu Hải giám Trung Quốc “chặn đuổi” tàu công vụ của Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa. Khi phát hiện các tàu Hải giám của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực quần đảo Trường Sa - nơi Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền

TTXVN khẳng định, việc tàu Hải giám Trung Quốc tiến hành cái gọi là “hoạt động tuần tra” tại khu vực quần đảo Trường Sa là hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình ở biển Đông, không có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực. "Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động sai trái nói trên, tuân thủ DOC, không có các hành động làm phức tạp tình hình ở biển Đông", TTXVN nhấn mạnh.

ngochai
05-07-2012, 10:38 PM
Sơn thủy tương liên,
Lý tưởng tương thông,
Văn hóa tương đồng,
Vận mệnh tương quan.

Câu trên thực ra rất đúng, đúng đến mức như một lời nguyền, "sấm truyền" vậy.

Việt Nam và Trung Quốc, "núi liền núi, sông liền sông", những lý tưởng mang tính nhân văn cũng tương thông, văn hóa quả là có nhiều điểm tương đồng. Do đó, câu sấm ký rất quan trọng mà Tầu khựa cần lưu ý: "vận mệnh tương quan".

Trong ba câu đầu đã nêu lên một cơ sở, một mệnh đề nhất quyết cho cái gọi là "vận mệnh tương quan". Các "chú" Tầu khựa không nên vô tình quên "vận mệnh" của hai nước luôn gắn liền với nhau. Như câu nói của cổ nhân Việt: "Trạng chết Chúa cũng băng hà, dưa gang đỏ đít thì cà đỏ chôn".

Các "chú" Tầu cứ chặt chân mình xem thế nào? Các "chú" mà cứ giở trò, đến một ngày cái chân của các "chú" không nghe theo thì thế nào? Thử biết liền. :cool:

-------------------------------------------

Qua phân tích, ngochai thấy những động thái hiện nay của Tầu với Việt thể hiện một điều rằng: Tàu đang rất có vấn đề về mặt "nội chính", Tàu càng có những động thái tương tự trên biển Đông thì Tàu càng rối, càng đi sâu vào mớ bòng bong-đống sình lầy không lối thoát. Các "chú" Tầu khựa đừng bỏ quên mối lo Tân Cương và Tây Tạng nhé! Nếu không tỉnh táo, trong vòng 2 năm tới, hai nơi đó sẽ có "đại loạn". "Tề gia, trị quốc" mà chưa xong thì đừng nói đến chuyện "Bình thiên hạ" nhé.

Phân tích như trên để chúng ta cùng thấy rằng, các "chú" Tầu khựa chỉ quậy cho đục nước lên thôi, chứ không thể và chưa thể làm gì được ngay đâu. Cái trò "phao chuyên dẫn ngọc" đó thôi. Sỹ phu đất Việt biết tỏng các trò của mấy "chú" Tầu ấy chứ.

Về mặt đối sách, Việt Nam, rất đơn giản, chúng ta cứ đem chiến lược-triết lý "Thái Cực Quyền" của "chú" Tầu khựa (âm dương cương nhu tương tế, liên miên bất đoạn, tá lực đả lực...), kết hợp "Khẩu Hình Công chính tông" của Thiều Gia để đối đãi một cách khéo léo uyển chuyển, tụi Tàu chào thua là cái chắc.

Nào, mấy "chú" Tầu khựa, có ngon thì nhào dzô...:cool:

fangzi
06-07-2012, 10:31 AM
Đả đảo Trung Quốc xâm phạm đến Độc lập, Chủ quyền...

Phương châm 16 chữ vàng do Trung Quốc đề ra:

Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai

Phương châm 16 chữ vàng là phương châm "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" do chính lãnh đạo Trung Quốc đưa ra, xác định tư tưởng chỉ đạo và khung tổng thể phát triển quan hệ hai nước Việt – Trung trong thế kỷ mới, đánh dấu quan hệ Trung Việt đã bước vào giai đoạn phát triển mới là một trong 3 đột phá mở ra cục diện phát triển mới giữa quan hệ hai nước
Bối cảnh ra đời phương châm
Tháng 11 năm 1991, sau khi Trung Quốc và Việt Nam thực hiện bình thường hoá quan hệ, nhà lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước liên tiếp đi thăm lẫn nhau, sự giao lưu và hợp tác giữa hai bên trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hoá ngày càng mở rộng và sâu sắc.
Do đặc thù địa lý tự nhiên, con người, chế độ xã hội và vận mệnh sống còn của hai đảng cầm quyền của hai nước hết sức gần gủi, gắn bó:
Sơn thủy tương liên,
Lý tưởng tương thông,
Văn hóa tương đồng,
Vận mệnh tương quan.
Khởi tạo phương châm
Đầu năm 1999, Tổng bí thư Giang Trạch Dân đã đề ra và Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đã đồng ý phương châm 16 chữ "Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện" đã xác định tư tưởng chỉ đạo và khung tổng thể phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ mới, đánh dấu quan hệ Trung Việt đã bước vào giai đoạn phát triển mới được lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước xác định trong Tuyên bố chung, từ tháng 2/1999.
Nội dung phương châm[B]
Tháng 11 năm 2000, khi hội đàm với Tổng bí thư mới đảng cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đến thăm, Tổng bí thư Giang Trạch Dân nêu rõ, 16 chữ này là phương châm quan trọng chỉ đạo sự phát triển quan hệ hai nước
• "Ổn định lâu dài" là nhấn mạnh tình hữu nghị Trung Việt là phù hợp lợi ích căn bản của hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước, bất kỳ lúc nào, bất kỳ tình hình nào đều phải giữ sự ổn định và phát triển lành mạnh của quan hệ hữu nghị, khiến nhân dân hai nước đời đời hữu nghị với nhau
• "Hướng tới tương lai" là phải xuất phát từ hiện nay, nhìn về lâu dài, kế thừa truyền thống, mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho quan hệ Trung Việt
• "Hữu nghị láng giềng" là yêu cầu hai bên phải làm người láng giềng tốt, người bạn tốt, trước sau xử lý mọi vấn đề trong quan hệ hai nước với tinh thần hữu nghị láng giềng.
• "Hợp tác toàn diện" là phải không ngừng củng cố, mở rộng và sâu sắc sự giao lưu và hợp tác giữa hai đảng, hai nước trong mọi lĩnh vực, để mưu cầu hạnh phúc cho hai nước và nhân dân hai nước, đồng thời góp phần cho việc giữ gìn và thúc đẩy nền hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực.


Dân tộc ta vốn yêu chuộng hòa bình, hiểu đạo lý và luôn luôn tôn trọng lễ nghĩa. Xuyên suốt mấy ngàn năm mặc dù bị Trung Quốc kiềm kẹp, bị đối xử thô bạo nhưng vẫn thật thà chân thật, sống vị tha và giàu lòng bác ái

Thật chả phải hổ thẹn khi "cấp lụa cho thù"(đối xử tử tế với tù binh), đã bao phen "cung lương cho giặc" (cung cấp lương thực cho giặc để giúp chúng hồi hương, ổn định cuộc sống)...

Và rồi, dù

"Xã tắc đã bao phen chồn ngựa đá !" ([B]xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã ! 社稷两回劳石马 !)


Thế nhưng vẫn một lòng thủ tín
Trước sau như một.
Thế mà nay...
Thật không thể nào tin được !!!


Bạn Bach_ho thân mến !

Việc nói và làm là hai chuyện khác nhau, khác hoàn toàn !


http://a3.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash4/488009_246087875508161_470340570_n.jpg

Việc Trung Quốc nói mà không không giữ lời là việc... không có gì lạ. Lọc lừa và tráo trở là bản chất của người "anh em láng giềng Trung Quốc. Có gì đâu mà bạn phải thắc mắc !

bach_ho
06-07-2012, 10:42 AM
[QUOTE=fangziBạn Bach_ho thân mến !

Việc nói và làm là hai chuyện khác nhau, khác hoàn toàn !

Việc Trung Quốc nói mà không không giữ lời là việc... không có gì lạ. Lọc lừa và tráo trở là bản chất của người "anh em láng giềng" Trung Quốc. Có gì đâu mà bạn phải thắc mắc ! [/QUOTE]

http://a2.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-prn1/530761_245877678862514_2100832694_n.jpg

Ôi bác fangzi ơi ! Sao bác nói đúng thế không biết ! Đã thế bác còn minh họa, diễn tả thật đúng như ý em suy nghĩ.
Vâng! Đúng là như thế thật đấy bác ạ.
Lời nói của người anh em láng giềng thật chả khác con vịt xiêm kia. Cứ xoen xoét như cái đít con ngan... ha ha !!!

taothao
06-07-2012, 01:06 PM
Ái chà chà, hình đẹp đấy nhỉ. Giá mà vẽ thêm cái "phao câu" nữa thì tuyệt. "Đại Tiểu" "thuận tiện" cần được song hành chứ... hi hi...

huyen_vu
06-07-2012, 10:13 PM
http://a6.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc7/581026_363510613720351_1462482334_n.jpg
con rồng này là rồng châu âu

thjenlong142
07-07-2012, 06:25 PM
Anh à, em nói nhỏ anh nghe nè, thiệt tình mấy bữa nay em cũng muốn giãi bày với anh một chút, nhưng sao anh có làm khó em thế!!! Thuyền của con em đi làm ăn kiếm chát chút đỉnh mà anh cũng nỡ cắt cáp của nó, còn bắt rầu bày đặt phạt này phạt nó, mà em nào có đi đâu xa qua nhà anh đâu, nhà em từ thời ông bà tổ tiên tới bây giờ đó chứ! Bữa trước qua nhà anh lai rai xị rượu đế, anh nói là anh ko say anh mới nói ra nào là anh em mình tình thương mến thương, còn lôi đâu ra cái 18 "chữ vàng" nữa! Đô anh yếu em ko dám nói, nhưng cái gì đã nói thì làm chứ, quân tử nhất ngôn mà, huống chi anh lại là bậc đàn anh, phải cư xử sao em tụi em nó phục chứ
KHÔNG CÓ CÁI GÌ LÀ VÔ HẠN ANH ƠI! SỨC CHỊU ĐỰNG CỦA EM CŨNG THẾ, TỨC NƯỚC THÌ VỠ BỜ, ĐÃ CÙI RỒI THÌ KHỐNG SỢ CỤT NỮA, ANH MÀ CỨ NHƯ THẾ THÌ EM CŨNG KHÔNG BIẾT PHẢI LÀM SAO CHO PHẢI! NHÀ EM CÒN KHỔ NHIỀU LẮM, TRƯỚC OÁNH LỘN NHIỀU RỒI, GIỜ PHẢI ĐỂ EM DƯỠNG SỨC MỘT THỜI GIAN ĐÃ CHỨ! MÁU CỦA EM CŨNG NHƯ MÁU ANH THÔI, NHƯNG ĐƯỢC CÁI MÁU LIỀU NÓ HƠI NHIỀU! ANH LIỆU LIỆU SẮP XẾP, NHÀ AI NGƯỜI ĐÓ Ở! EM MÀ NÓNG LÊN EM KHÈ CHO MẤY PHÁT THÌ ĐỪNG TRÁCH EM MANG TIẾNG BẤT NGHĨA NHA ANH!https://fbcdn-sphotos-a.akamaihd.net/hphotos-ak-snc6/246472_449454508418559_713647787_n.jpg

minh_anh
07-07-2012, 08:48 PM
Con rồng Việt qua nét quạ của Huyen_vu sao xấu dữ vậy ta! Cái giọng của Thjenlong142 nghe thì nhỏ nhẹ mà chửi cũng đau phết à nha !

ngochai
09-07-2012, 12:23 PM
"Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng."

Cùng với các nhân tố quan trọng như lịch sử tranh chấp phức tạp, xung đột lợi ích quốc gia, đa dạng chủ thể, các vấn đề pháp lý và cơ chế giải quyết xung đột,... thì chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc mà trọng tâm phản ánh là vấn đề chủ quyền đã và đang làm phức tạp thêm tình hình.

Người Trung Quốc có thể nói không

Với việc quyển "Trung Quốc không hạnh phúc" (Zhongguo bu gaoxing) được xuất bản vào mùa hè năm 2009, thế giới đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ làn sóng chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc. Wang Xiaodong, một trong số tác giả nhấn mạnh: "Một đất nước mạnh như Trung Quốc cần có quân đội mạnh, một quân đội có thể chế ngự bất cứ nước nào tại bất kỳ đâu trên thế giới."

Theo tác giả Trần Vinh Dự chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc hiện nay được định hình bởi ba yếu tố: (i) Niềm kiêu hãnh về một nền văn minh vĩ đại kéo dài tới 5000 năm (ii) Nỗi đau về "một thế kỷ ô nhục" trước khi Thế chiến II kết thúc (iii) Ý thức mạnh mẽ về sức mạnh mới sau 30 năm cải cách và phát triển kinh tế.

Chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, bởi lẽ khi Trung Quốc trở thành một cường quốc về kinh tế và chính trị thì quốc gia này càng ý thức sâu sắc về "vòng hào quang bị đánh mất trong quá khứ". Trung Quốc muốn giành lại vị trí và lợi ích mà họ cho rằng mình xứng đáng.

Một yếu tố quan trọng thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc chính là Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào các tiêu chuẩn dân tộc chủ nghĩa để nắm quyền và sử dụng nó như là chất kết dính xã hội.

Liu Kang, Giáo sư nghiên cứu văn hóa Trung Hoa tại Đại học Duke phát biểu: "Chính quyền Trung Quốc hiện nay là một sản phẩm của chủ nghĩa dân tộc hơn là một sản phẩm của hệ tư tưởng như chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Cộng sản".

Hiện nay, các bộ ngành trong nước, các quan chức bậc trung và các phe phái trong giới tinh hoa có chọn lọc của Trung Quốc có xu hướng dân tộc chủ nghĩa hơn các quan chức cấp cao thuộc Bộ ngoại giao. Ảnh hưởng của những người theo chủ nghĩa dân tộc này càng gia tăng. Hiện nay, Bộ An ninh quốc gia đặc biệt có vai trò lớn hơn trong chính sách đối ngoại. Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia cũng có quyền lực hơn.

Một bộ phận giới lãnh đạo và học giả Trung Quốc cho rằng chủ nghĩa dân tộc chính là nền tảng quan trọng để duy trì hòa bình, ổn định trong nước và giúp Trung Quốc tìm kiếm vai trò lớn hơn cho quốc gia này trong các vấn đề quốc tế.

Động thái ở Biển Đông

Có thể nói những lập luận mang màu sắc chủ nghĩa dân tộc thái quá của Bắc Kinh đang ngày càng gia tăng. Một trong những hệ quả của nó là các bất đồng hiện nay có liên quan đến biển Đông ngày càng khó giải quyết.

Theo chuỗi phát triển logic từ nhận thức chi phối thái độ, thái độ chi phối hành vi thì chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc về vấn đề biển Đông đã được thể hiện rõ qua các tuyên bố và hành động cụ thể của nước này.

Trung Quốc luôn khẳng định chủ quyền của mình tại biển Đông thông qua việc nhấn mạnh các yêu sách lịch sử. Tháng 5/2009, phản ứng trước hồ sơ đăng kí chung của Việt Nam và Malaysia trình lên LHQ về thềm lục địa mở rộng, Trung Quốc đã đính kèm bản đồ đường 9 đoạn bao phủ phần lớn biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhiều lần tuyên bố Trung Quốc có "chủ quyền không thể chối cãi" đối với các đảo thuộc Nam Hải (Biển Đông), mà không đưa ra bất kì một bằng chứng lịch sử, pháp lý nào.

Trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc lên cao, sức ép của dư luận nhằm buộc chính quyền hành động quyết đoán hơn dưới danh nghĩa bảo vệ chủ quyền ngày càng lớn. Và để chứng minh tính chính danh, củng cố vai trò lãnh đạo, Bắc Kinh chắc chắn sẽ không nhượng bộ trước vấn đề chủ quyền. Thậm chí, các lực lượng thực thi pháp luật, các nhóm lợi ích và các chính quyền địa phương Trung Quốc càng lợi dụng, để tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng cũng như phân tán sự quan tâm đối với các vấn đề nóng thuộc về quốc kế dân sinh của nước này. Hệ quả tất yếu là sẽ tạo nên tình thế ngày càng phức tạp tại biển Đông.


http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/images/Stirring-up-the-South-China-Sea_1341567049.jpg

Các lực lượng vũ trang và bán vũ trang của Trung Quốc tăng cường hoạt động trên Biển Đông.
Ảnh minh họa: Beijingshots

Trong khi Đại hội Nhân dân toàn quốc Trung Quốc bàn thảo dự luật bảo vệ hải đảo (2009) thì hàng loạt các cuộc tập trận tác chiến của không quân và hải quân Trung Quốc cũng diễn ra tại biển Đông. Các trang mạng Trung Quốc cũng liên tiếp có bài viết về chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông đầy tính khiêu khích. Đúng vào thời điểm Quốc hội Trung Quốc mở khóa họp thường niên, ngày 05/03/2012, Thiếu tướng La Viện, Giám đốc điều hành Hội Khoa học Quân sự Trung Quốc, đã đề nghị sát nhập ba quần đảo mà Trung Quốc đang kiểm soát hay đòi chủ quyền, thành một đặc khu hành chính, và trên cơ sở đó, đưa người đến khai thác và đưa quân đến canh giữ. Ngoài ra, La Viện còn bộc lộ quan điểm diều hâu qua việc đề nghị chính quyền Bắc Kinh công bố sách trắng về Biển Đông để chứng minh chủ quyền lịch sử của Trung Quốc.

Quan điểm của La Viện và thái độ cao ngạo kèm theo đã được sự tán đồng của một số tướng lĩnh quân đội và một bộ phận quần chúng có thiên hướng dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ. Điều nàyphản ánh xu hướng dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc đang có phần quá đáng.

Những hành động gây căng thẳng trên biển Đông trong thời gian qua là một kết quả tất yếu của chủ nghĩa dân tộc phát triển.

Con dao hai lưỡi

Nhìn nhận một cách tổng quan thì chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc không chỉ gây bất ổn và khó khăn hơn để giải quyết tranh chấp cho các nước yêu sách mà chính Trung Quốc cũng gánh chịu những bất lợi đáng kể. Có thể nói, đây chính là thế cờ "lưỡng bại câu thương" cho cả Trung Quốc và các nước yêu sách từ chủ nghĩa dân tộc thái quá của Bắc Kinh.

Trước tiên là tình trạng mất lòng tin từ các quốc gia khu vực đối với Trung Quốc đến những lo lắng thường trực và tình trạng chạy đua vũ trang khu vực luôn tiềm ẩn.

Trong gần một thập kỷ qua, Trung Quốc luôn cố gắng truyền tải thông điệp rằng Bắc Kinh luôn tuân theo "5 nguyên tắc chung sống hòa bình", và luôn nỗ lực duy trì, củng cố chính sách ngoại giao láng giềng tốt với các nước thông qua phương châm "mục lân, an lân, phú lân". Tuy nhiên, thái độ nước lớn của nước này khi kết hợp với chủ nghĩa dân tộc có phần thái quá sẽ làm sâu sắc hơn các căng thẳng trên biển Đông liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ.

Quan trọng hơn, không phải là Trung Quốc sử dụng sức mạnh chủ nghĩa dân tộc trong thực thi đường lối ngoại giao để giải quyết các vấn đề biển Đông ra sao mà chính việc phản ứng lại các hành động của Trung Quốc mới thực có ý nghĩa quan trọng.

Từ tháng 1/2010 đến nay, trên mạng và trên báo chí, các tiếng nói dân tộc chủ nghĩa đã đòi Bắc Kinh phải quyết liệt hơn trên sân khấu quốc tế. chủ nghĩa dân tộc đã lan rộng ra các khu vực thành thị, tác động sâu sắc đến nhiều tầng lớp từ quân đội đến cả công nhân, trí thức, cán bộ công chức, doanh nhân. Hơn nữa, công nghệ truyền thông và Internet cũng góp phần tiếp sức cho những cuộc biểu tình rộng rãi chống lại chính sách ngoại giao của nhà nước. Trong những nỗ lực vỗ về thành phần chủ nghĩa dân tộc thái quá trong nước, Chính phủ Trung Quốc đã tỏ ra lúng túng và bị cuốn theo guồng quay này, nhiều lần phải ở vào thế phải tự vệ.

Chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc sẽ tiếp tục thách thức chính sách ngoại giao của các nước trong khu vực lẫn các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản, Úc trong một thời gian dài sắp tới. Vấn đề biển Đông, trên hết, phải được đặt trong mối quan hệ khắng khít với chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc cùng những phản ứng của giới lãnh đạo Trung Quốc vốn đang trong tâm trạng bất an.

Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp tới sẽ chứng kiến những đổi thay đáng kể về thành phần ban lãnh đạo nước này. Liệu rằng bộ máy lãnh đạo mới của Trung Quốc có tiếp tục những lập luận và đường lối kiểu dân tộc chủ nghĩa thái quá hay không hay quay lại tư thế trung hòa để tìm lại đồng thuận chung với cộng đồng thế giới vẫn còn là một câu hỏi lớn.

nha_que
12-07-2012, 05:01 PM
Em có đọc rồi, em rất ủng hộ diễn đàn. Sức khỏe em hơi yếu nhưng nếu đánh nhau với trung quốc em cũng xung phong ạ.

ngochai
14-07-2012, 09:10 PM
"Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng."

Hội nghị Bộ Trưởng AMM lần thứ 45 của ASEAN vừa kết thúc tại Campuchia mà không có Công Bố chung-lần đầu tiên trong 45 năm thành lập của ASEAN . Vấn đề Biển Đông đã không nhận được sự đồng thuận và nhất trí cao của các nước trong khố ASEAN. Một số nước cho rằng đây là vấn đề song phương của một số nước trong khối ASEAN với Trung Quốc chứ không phải vấn đề của ASEAN. Điều này đặt ra một số nghi vấn đối với "nền tảng" của ASEAN.

Kết quả này cho thấy, trong tương lai, những nước có mâu thuẫn với Trung Quốc trên Biển Đông (Philippines và Việt Nam) sẽ phải đơn thương độc mã đấu trí với Trung Tầu. Trung Quốc đã thành công bước đầu trong chiến lược "chia để trị" của mình. Mặt khác, một số nước trong khối ASEAN đã quá thận trọng và có vẻ tỏ ra quá "ngây thơ" khi cho rằng vấn đề Biển Đông không ảnh hưởng nhiều tới các quốc gia của họ (về lâu dài).

Bên cạnh đó, Campuchia với tư cách là Chủ Tịch hội nghị AMM đã đóng vai trò "quá hoàn hảo" để đẩy vấn đề Biển Đông trong khối ASEAN thành cái gọi là "vấn đề song phương". Điều này thể hiện rằng Campuchia có lẽ đã bị Trung Quốc gây áp lực và thao túng không nhỏ. Quả không hổ danh quốc gia có Đền Angcor Wat nổi tiếng với những hình tượng thần "bốn mặt"


http://img810.imageshack.us/img810/2851/49dc9840cd615.jpg

Diễn biến quan trọng này sẽ tác động nhiều đến sự "hiếu chiến" của Trung Tầu trong tương lai.

thanh_long
14-07-2012, 09:48 PM
10. ASEAN dt.

Tên viết tắt của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á. Tổ chức quốc tế khu vực Đông Nam Á, thành lập ngáy 8.8.1967 tại Băng Cốc (Thái Lan). Tôn chỉ và mục đích của ASEAN nêu trong Tuyên bố Băng Cốc năm 1967 là:

- Thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa ở khu vực nhằm củng cố nền tảng cho một cộng đồng thịnh vượng và hòa bình của các quốc gia ở Đông Nam Á.

- Bảo đảm hòa bình và ổn định ở khu vực trên cơ sở tôn trọng công lý và luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương liên hợp quốc.

- Thúc đẩy sự hợp tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, kỹ thuật, khoa học và hành chính.

- Duy trì sự hợp tác chặt chẽ có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có cùng những mục tiêu giống nhau.

Trên đây là khái niệm về tổ chức Asean, chức năng, tôn chỉ của tổ chức mà thieugia vừa post lên trang chủ.
Mấy năm gần đây, Việt Nam và một số nước trong khu vực hết sức quan ngại về lối hành sử của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông. Tham gia Asean, Chúng ta cũng hy vọng rằng sẽ góp phần ổn định tình hình trong khu vực và tình hình thế giới, hy vọng rằng các nước thành viên sẽ có sự quan tâm, hỗ tương và bảo vệ lẫn nhau...
Với cương vị là chủ tịch Asean, Camphuchia lẽ ra phải mạnh mẽ lên án hành động dùng vũ lực, sử dụng vũ lực để đe dọa, xâm lấn hoặc tạo căng thẳng của trên biển Đông của nhà cầm quyền Trung Quốc. Phải đưa vấn đề biển Đông lên bàn đàm phán của hội nghị Asean.
Chúng ta cũng cứ nghĩ rằng, Camphuchia sẽ hết lòng hết sức vì lợi ích của các quốc gia, vì sự ổn định và phát triển của khu vực. Camphuchia lẽ ra phải kêu gọi các nước trong khu vực đoàn kết, kêu gọi quốc tế ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của các nước trong khu vực và lên án các hành động ngang ngược từ phía Trung Quốc... thế nhưng, Camphuchia đã không xứng đáng với cương vị "chủ tịch" Asean (!)
Phải chăng tôn chỉ của Asean chỉ là để cho nó có ?! Asean có lẽ cũng chỉ là một tổ chức hư danh ?!
Hơn lúc nào hết, vai trò của nước lớn, của kẻ mạnh được thể hiện một cách rõ rệt... và cũng hơn lúc nào hết, lúc này là lúc chúng ta thấy rất rõ bản chất hai ba mặt của một số nước láng riềng.
Mà cũng phải thôi, "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân" ?!
Trách ai bây giờ !

nosay
16-07-2012, 09:27 AM
Bên cạnh đó, Campuchia với tư cách là Chủ Tịch hội nghị AMM đã đóng vai trò "quá hoàn hảo" để đẩy vấn đề Biển Đông trong khối ASEAN thành cái gọi là "vấn đề song phương". Điều này thể hiện rằng Campuchia có lẽ đã bị Trung Quốc gây áp lực và thao túng không nhỏ. Quả không hổ danh quốc gia có Đền Angcor Wat nổi tiếng với những hình tượng thần "bốn mặt"


http://img810.imageshack.us/img810/2851/49dc9840cd615.jpg



Liệu "Trái Cam" này có còn nguyên vẹn khi Biển Đông "Dậy Sóng" !??
http://www.colourbox.com/preview/2272879-280943-tangerine-with-the-taken-off-skin-on-a-white-background.jpg

taothao
16-07-2012, 10:27 AM
Liệu "Trái Cam" này có còn nguyên vẹn khi Biển Đông "Dậy Sóng" !??
http://www.colourbox.com/preview/2272879-280943-tangerine-with-the-taken-off-skin-on-a-white-background.jpg

Cho taothao chiếm 1 múi... à nhầm 3 múi nào... híc híc lại nhầm, cả trái nhé. Suýt nữa tớ quên mất, tớ ở phía bắc Hoàng Hà mà, nếu không "tham" cả trái thì quả có lỗi với cụ Hàn Phi nhà tớ.

bach_ho
22-07-2012, 07:29 PM
Thơ chống "Tàu" trên facebook...

http://a6.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/269384_407114476007988_1079859526_n.jpg

http://3.bp.blogspot.com/-w23MocLnRZY/T85j0ELmsYI/AAAAAAAAAdM/pLH3_vk2FkM/s1600/biendong1.jpg

http://a4.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc7/399569_375393839182089_2138856594_n.jpg

Lập Hoa Tấu
25-07-2012, 11:22 PM
Liệu "Trái Cam" này có còn nguyên vẹn khi Biển Đông "Dậy Sóng" !??
http://www.colourbox.com/preview/2272879-280943-tangerine-with-the-taken-off-skin-on-a-white-background.jpg

Không hiểu dụng ý "trái cam" của huynh đài thế nào, thiển ý của tại hạ nghĩ đến Trần Quốc Toản.

nosay
25-07-2012, 11:35 PM
Không hiểu dụng ý "trái cam" của huynh đài thế nào, thiển ý của tại hạ nghĩ đến Trần Quốc Toản.

Bác đọc lại đoạn trích dẫn của Nosay là hiểu ngay ý ma`....

Lập Hoa Tấu
26-07-2012, 12:08 AM
Ồ, thất lễ quá, để ý mỗi quả cam, chưa đọc phần trích dẫn của bác, giờ thì đã hiểu ý bác, hèn chi quả cam bị bóc ra rồi, tạ lỗi. Đêm khuya đói bụng...

nosay
26-07-2012, 12:55 AM
Mượn hình thay lời bình ....
http://thaicucthieugia.com/images/stories/cflag-map.png

taothao
13-08-2012, 10:48 AM
Mượn hình thay lời bình ....
http://thaicucthieugia.com/images/stories/cflag-map.png

Ồ ồ, thế là "Ba que xỏ lá" rồi còn gì. Thâm hơn Tầu Khựa nhỉ?

thieugia
13-08-2012, 02:29 PM
Mượn hình thay lời bình ....
http://thaicucthieugia.com/images/stories/cflag-map.png

Quả thật là "thâm hơn Tầu" nhưng không biết nên gọi là "Ba que xỏ lá" hay là "xỏ lá ba que"... khyông biết cách nào hay hơn nhà báo hỷ ?

Lập Hoa Tấu
13-08-2012, 05:48 PM
Ồ ồ, thế là "Ba que xỏ lá" rồi còn gì. Thâm hơn Tầu Khựa nhỉ?

Em đọc "Ba que xỏ lá" cảm nhận đầu tiên em liên tưởng đến cờ 3 que cơ ạ :D Tấm ảnh này đúng là đuổi hình bắt chữ, cảm ơn bác Taothao đã gợi ý cho em hiểu sơ sơ về ý nghĩa của nó. Bọn Tàu xỏ lá ba que @.@

Doancongtu
13-08-2012, 11:03 PM
Hiểu rồi, hiểu rồi ! Đểu cũng vừa vừa thôi !
Đúng là thâm, thâm hơn... :>
Đại Lý chúng em, dân đông đất lớn... cũng chẳng có người nào... thâm như thế.
Bái fục ! Bái fục!

taothao
14-08-2012, 11:38 AM
"Biết người biết ta trăm trận trăm thắng."

Trong lúc Bắc Kinh đang có rất nhiều tiếng nói khác nhau về chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng như hiện nay, nhìn vào quá khứ là một cách để soi mình trong tương lai.

Lịch sử luôn luôn để lại những bài học quý giá. Các cuộc chiến tranh, xung đột hay tranh chấp phần lớn đều đến từ các nguyên nhân lịch sử, viện cớ từ lịch sử và rút ra các kinh nghiệm từ lịch sử. Trong lúc Bắc Kinh đang có rất nhiều tiếng nói khác nhau về chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng như hiện nay, nhìn vào quá khứ là một cách để soi mình trong tương lai.

Với tình hình hiện tại đang gặp nhiều bất lợi về cơ sở pháp lý trong vấn đề biển Đông, Trung Quốc đang tìm nhiều phương thức khác nhau để có thể đạt được lợi ích tối ưu nhất trong các tranh chấp. Hiện nay, "ẩn mình chờ thời" dường như đã không còn phù hợp, nhưng "trỗi dậy" quá mạnh mẽ lại tạo ra một ấn tượng hoàn toàn không tốt đối với các quốc gia xung quanh. Thứ mà người Trung Quốc muốn mổ xẻ chính là các phương pháp mà các triều đại Trung Hoa xưa đã vận dụng để đối phó với tình trạng "quấy rối" của các nước xung quanh.

Từ khi được hình thành, Trung Quốc luôn tự coi mình là nước lớn, là "trung tâm của vũ trụ", nơi mà các dân tộc xung quanh chỉ là "man di". Thế nhưng hiện nay, mặc dù có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế và đặc biệt về quân sự, Bắc Kinh vẫn luôn cho rằng mình mới chính là nước "bị bắt nạt", rằng các quốc gia xung quanh như Việt Nam là "tiểu bá". Trung Quốc luôn đặt mình vào một thế yếu mà các học giả của họ cho rằng, những bài học lịch sử có thể giúp cho Trung Quốc nhận ra được tình thế hiện nay của mình. Một tình thế mà chỉ người Trung Quốc "mới hiểu".

Theo Chương Địch Vũ, một nhà nghiên cứu thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì về thực chất, chính sách của các vương triều cổ đại ở Trung Nguyên thực chất chỉ mang tính phòng ngự là chủ yếu chứ không hề có ý "tấn công". Ông nêu ví dụ, nếu xét trên các tính toán về thực lực tổng hợp quốc gia như hiện nay, thì nhà Tống vào thời gian đó là lớn mạnh nhất so với các nước khác trên thế giới tại cùng thời điểm, khi GDP của Trung Quốc lúc đó chiếm 65% tổng lượng GDP của thế giới, thậm chí có thể đạt 80%. Nhưng dưới bề ngoài của một cường quốc, nhà Tống lại luôn gặp phải những vấn đề về an ninh quốc gia rất nghiêm trọng đến từ biên giới phía Bắc. Cách thức quan hệ với những tiểu quốc xung quanh của nhà Tống, cũng như của tất cả các Triều đại Trung Hoa cổ, theo Địch Vũ là sự thể hiện điển hình truyền thống "chưa bao giờ có những việc làm dính dáng đến khu vực xung quanh".


http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/images/PLA-Military-photo-1_1344754718.jpg
Ành: Defencetech.com


Theo vị học giả này, mối quan hệ "sắc phong, triều cống" có cốt lõi là giữ yên khu vực xung quanh, đảm bảo cho chế độ thống trị giữ nguyên được quyền lực tập trung ở địa phương. Tuy nhiên, khái niệm thống trị như trên bị coi là "mong manh" vì không thể hiện được quyền lực thực sự của "mẫu quốc" khi không có quân đội trú đóng, việc "xưng thần nộp cống" cũng chỉ mang hình thức tượng trưng. Do đó, các quốc gia nhỏ hơn như Miến Điện, Triều Tiên hay Đại Việt khi đó vẫn liên tục có các "hành động quấy phá". Kết luận được đưa ra đó chính là "Trung Quốc không hoặc luôn không coi sách lược mang tính tấn công là phương thức chủ yếu để xử lý quan hệ với các nước xung quanh trong lịch sự vương triều phong kiến hơn 2000 năm".

Những nhận định như trên có thể khiến cho những người có một chút "ngây thơ" về lịch sử có thể ngộ nhận rằng Trung Quốc chỉ là một quốc gia yếu ớt đúng như cái cách mà người Trung Quốc nghĩ. Thế nhưng để nhìn nhận đúng đắn hơn không gì khác là nhìn lại lịch sử từ những góc nhìn đa dạng hơn. Nhà Tống dưới thời Tể tướng Vương An Thạch đang gặp khó khăn trăm bề. Tống Thần Tông và Tể tướng Vương An Thạch đã chủ trương xâm lược Đại Việt, vừa thỏa mộng bành trướng từ lâu, vừa nhằm hướng mâu thuẫn ra bên ngoài và nếu thắng, với cái oai thắng trận, vừa giải quyết được mâu thuẫn nội bộ, vừa chế áp được các nước thù địch ở phương Bắc. Với ý nghĩa chiến lược như vậy, các hành động tiến hành xâm lược là điều đương nhiên. Việc nói rằng các nước nhỏ khác có những hành động gây hấn chẳng qua chỉ là một cái cớ để các triều đại Trung Quốc xưa hiện thực hóa các tham vọng bành trướng của mình mà thôi.

Những cái cớ như thế thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Có thể thấy rằng "sắc phong triều cống" là một hành động để ràng buộc các nước nhỏ lại dưới ảnh hưởng của "thiên triều". Nếu các nước nhỏ đó tương đối mạnh, Trung Hoa sẽ vẫn có thể kiểm soát tương đối, nhưng nếu các nước đó yếu và đạt được một số yêu cầu lợi ích nhất định, Trung Hoa sẽ sẵn sàng đưa quân sang xâm lược. Và liệu rằng các triều đại phong kiến Trung Quốc đã vơ vét được bao nhiêu tài sản so với những "ân huệ nhỏ nhoi" mà họ "ban" cho các thuộc quốc?

Với những suy nghĩ như vậy, Chương Địch Vũ cho rằng ngày nay Trung Quốc cũng đang đứng trước một sự "lộng hành" của các "tiểu bá" như ngày xưa. Hàm ý rằng Trung Quốc không bao giờ cố ý gây hấn, và các nước xung quanh mới chính là kẻ "làm loạn" trước, học giả này cho rằng Bắc Kinh ngày nay không nên đi theo các kinh nghiệm xưa cũ nữa, phải đứng lên để "dẹp loạn" bằng các biện pháp cứng rắn hơn. Trung Quốc còn đang dần dần bị bao vây, và họ lo sợ cho điều đó. Nhưng có một điều Bắc Kinh không nhận ra được rằng chính những ngộ nhận sức mạnh và các tư tưởng nước lớn xưa cũ và hung hăng mới chính là cai bẫy đẩy họ vào tình thế như hiện tại. Tăng cường sự răn đe đối với các nước xung quanh, thông qua hiện đại hóa quân đội, hiện đại hóa các khả năng tiếp vận từ xa thông qua các lực lượng vận tại đường không chiến lược và đường biển chính là những phương thức phù hợp nhằm bảo vệ lợi ích của mình.

Thành công của răn đe, xét về thực tế không chỉ bao gồm khoảng cách về chênh lệch sức mạnh mà còn vào nhận thức của bên bị răn đe. Tăng cường răn đe về lượng thông qua lực lượng quân sự và truyên truyền liên tục sẽ phần nào đó giúp cho Trung Quốc duy trì được các lợi ích chiến lược của mình với môi trường xung quanh đồng thời hạn chế sự "quấy rối" của các nước xung quanh.

"Răn đe" hiểu theo một nghĩa nào đó còn là phương thức sử dụng sự ồ ạt về lực để tạo thành một "cảm nhận tâm lý" về một Trung Quốc dám chấp nhận sử dụng vũ lực hoặc một lợi thế trên bàn thương thuyết. Tuy vậy "răn đe" đồng nghĩa với việc xem sức mạnh như lựa chọn ưu tiên. Trong bối cảnh hiện nay, với việc mạnh nhưng vẫn chưa phải là vô địch, cộng đồng thế giới đang đi theo xu hướng xây dựng luật chơi dựa trên các nguyên tắc pháp trị và quan trọng hơn không gian châu Á Thái Bình Dương không phải duy nhất là thế giới của "thiên triều"- cách nghĩ "học người xưa' như học giả họ Chương đề nghị dường như không hợp lý, lẫn hợp tình, lẫn hợp pháp.

Nguyễn Thế Phương

nosay
14-08-2012, 04:54 PM
Hoàng Sa - Trường Sa ..

http://www.youtube.com/watch?v=ZltYfzqbB5M&feature=player_embedded#!

taothao
17-08-2012, 09:03 AM
"Biết người biết ta trăm trận trăm thắng."

Dù Trung Quốc có tìm cách "chia để trị", Việt Nam vẫn có sự ủng hộ mạnh mẽ của các thành viên ASEAN, và chính Trung Quốc sẽ phải tăng hợp tác ngoại giao nếu không muốn bị cô lập, chuyên gia về Biển Đông Carl Thayer chia sẻ.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/a7/7a/brp-ramon-alcaraz-8.jpg

Giáo sư Carlyle Thayer giảng dạy khoa học xã hội và nhân văn, Học viện Quốc phòng Australia. Ông là một trong những chuyên gia uy tín nhất thế giới về Đông Nam Á.

- Ý nghĩa chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì tới ba nước thành viên ASEAN, trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, là gì?

- Chuyến đi của Ngoại trưởng Trung Quốc về mặt cơ bản là việc sửa chữa, nhằm xóa đi những nghi ngờ rằng Trung Quốc đã sử dụng ảnh hưởng của mình với Campuchia để ngăn chặn việc ra thông cáo chung tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (AMM) vừa rồi. Bộ trưởng Dương mạnh mẽ ủng hộ cho Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), chứ không phải cho một bộ quy tắc (COC).

- Các điểm dừng chân của ông Dương trong chuyến đi này không có Hà Nội và Manila. Liệu đây có phải là cách chia tách Việt Nam và Philippines khỏi quan điểm chung của Hiệp hội?

- Vấn đề thực hiện DOC liên quan đến toàn bộ 10 thành viên của ASEAN và Trung Quốc. Cho dù có bất đồng như thế nào ở AMM tại Phnom Penh, các nước ASEAN đều mong muốn có tiến triển trong việc thực thi DOC. Tuy nhiên cho đến nay thì các bên đều mới chỉ nói đến các hoạt động hợp tác mà chưa có sự thực hiện dự án nào trên thực tế cả.

Tại hội nghị ở Campuchia, Việt Nam và Philippines nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Indonesia, Malaysia và Singapore. Trung Quốc sẽ phải tính đến điều này.

- Chỉ trong chưa đầy hai tuần, Bộ Ngoại giao Mỹ đã hai lần lên tiếng phản đối các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Theo ông, thông điệp mà Mỹ muốn gửi đến Trung Quốc là gì?

- Mỹ rõ ràng đã nhận thấy Trung Quốc quyết theo đuổi chính sách cứng rắn hơn trong vấn đề Biển Đông. Vai trò của Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC) trong việc ra quyết định thành lập khu đồn trú quân sự Tam Sa chính là một chỉ dấu. Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển giao quyền lãnh đạo. Rõ ràng là ông Hồ Cẩm Đào sẽ chuyển chức vụ lãnh đạo đảng và nhà nước. Tuy nhiên ông ấy muốn duy trì chức vụ chủ tịch của CMC. Ông Tập Cận Bình sẽ tiếp nhận các vị trí mà ông Hồ để lại, và cũng mong đợi chức chủ tịch CMC. Điều này có thể lý giải vì sao Trung Quốc đang thể hiện quan điểm cứng rắn hơn.

Việc Mỹ phản đối hai lần sát nhau như vậy trong một thời gian ngắn là điều không bình thường. Mỹ muốn ngăn chặn để Trung Quốc không có những hành động gây hấn hơn nữa, và Mỹ muốn gây ảnh hưởng đến cách tư duy của thế hệ lãnh đạo mới ở Trung Quốc. Thông điệp mà Mỹ muốn đưa đến các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc khi họ đang chuẩn bị nhậm chức là: nếu hợp tác với Mỹ, sẽ được lợi nhiều; ngược lại, các hành động quyết liệt trên Biển Đông sẽ khiến tình hình thêm phức tạp.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói Mỹ phản đối cách mà Trung Quốc chia rẽ và thống trị đối với các nước có tranh chấp ở Biển Đông. Trước đó, Bộ này ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc lập đồn trú quân sự ở Hoàng Sa. Ảnh: AFP

- Sau các tuyên bố phản đối này, thì cái thuận lợi và cái bất lợi của Việt Nam, cũng như Philippines, là gì?

- Tất cả các tuyên bố nhằm phản đối việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trên Biển Đông đều có tác dụng răn đe, ngăn cản nhằm làm Trung Quốc kiềm chế trong hành động. Điều này có lợi cho Việt Nam bởi điều Việt Nam mong muốn là một môi trường hòa bình và ổn định để phát triển.

Mặt khác, các tuyên bố như trên của Mỹ sẽ củng cố quan điểm từ phía Trung Quốc, cho rằng Mỹ khuyến khích Việt Nam và Philippines chống Trung Quốc. Trung Quốc rất lo ngại bị ngăn chặn và bao vây, và họ có thể coi các tuyên bố của Mỹ là minh chứng cho quan điểm bao vây đó.

- Bản tuyên bố 6 điểm về Biển Đông chưa hàn gắn hết được các khác biệt trong quan điểm của các thành viên ASEAN. Vậy ông dự đoán thế nào về triển vọng đạt được COC vào cuối năm nay, như kế hoạch mà Hiệp hội đã đề ra trước đó?

- Ở đây có ba vấn đề. Một là, các ngoại trưởng ASEAN đã nhất trí về những thành tố cơ bản cho COC vào ngày 9/7. Thứ hai, việc không ra được tuyên bố chung diễn ra sau đó. Sự bất đồng không phải là về các vấn đề cơ bản, mà là do việc có đề cập hay không đề cập tranh chấp ở bãi cạn Scarborough và việc Trung Quốc mời thầu dầu khí ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Thứ ba, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã can thiệp và làm việc mà Campuchia với tư cách chủ tịch đáng lẽ phải làm, và đạt được sự đồng thuận. Nguyên tắc 6 điểm tái khẳng định những gì đã được quyết định. Nó khôi phục cái vẻ đoàn kết của ASEAN đối với các thành viên, đối với Trung Quốc và với các bên đối thoại của hiệp hội.

Thất bại trong việc ra thông cáo chung AMM đặt danh tiếng của Indonesia vào thế nguy và Trung Quốc đã tính đến điều này. ASEAN nay đang cố gắng thiết lập một nhóm công tác hỗn hợp ASEAN- Trung Quốc về COC, để nối lại các cuộc thảo luận ở cấp chính thức. Đây sẽ là cơ hội để ASEAN đặt lên bàn những thành tố cơ bản mà hiệp hội đạt được, để Trung Quốc nghiên cứu.

Theo quan điểm của tôi, sức ép giờ đây sẽ đặt lên vai Trung Quốc, để họ phải tỏ ra hòa giải và tích cực trong ngoại giao với các thành viên ASEAN. Trung Quốc sẽ tặng cho Campuchia một món quà nếu như thỏa thuận về COC được ký kết tại Campuchia tháng 11 năm nay.

Điều quan trọng hơn là, nếu Trung Quốc không chơi ván cờ ngoại giao, họ sẽ bị các bên đối thoại khác chất vấn trong kỳ họp tháng 11, đặc biệt là trong Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Nếu Trung Quốc chậm chạp trong vấn đề COC, các nước thành viên ASEAN có thể tự nhất trí với nhau về một bộ quy tắc, rồi công khai nó ra cho các bên đối thoại. Điều này sẽ cô lập Trung Quốc. Chúng ta nên lưu ý rằng khi Ngoại trưởng Dương Khiết Trì ở Malaysia, ngoại trưởng Malaysia đã kêu gọi các thành viên ASEAN giải quyết tranh chấp chủ quyền nội khối trước.

Trung Quốc càng chậm trễ hợp tác trong vấn đề COC, thì các bên có tranh chấp với Trung Quốc càng đoàn kết.

ngochai
28-08-2012, 11:51 AM
"Biết người biết ta trăm trận trăm thắng."

Các chuyên gia quân sự thế giới cho rằng Hải quân Trung Quốc hiện chỉ dừng lại ở mức "hạm đội bờ biển" bởi hoạt động viễn dương ít, năng lực chống ngầm, thủy lôi thấp và thiếu sức mạnh của hải quân biển xa.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/b6/74/trung.jpg

Máy bay hải quân và tàu chiến Trung Quốc trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập hải quân nước này. Ảnh: Guardian


Trang Strategypage dẫn báo cáo đánh giá của Cục Tình báo Hải quân Mỹ cho biết tới những năm 80 và 90 của thế kỷ trước, tàu chiến của hải quân Trung Quốc chủ yếu hoạt động ở vùng biển gần. Tháng 11/1985, hải quân Trung Quốc mới thực hiện chuyến thăm nước ngoài đầu tiên tới Pakistan. Đến tháng 5/1986, biên đội hỗn hợp thuộc Hạm đội Bắc Hải mới lần đầu tiên hoàn thành khoa mục luyện tập tác chiến hiệp đồng biển xa.

Báo cáo đăng trên trang tin của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ cũng cho hay tới năm 2005 không có chiếc nào trong số 50 tàu ngầm của Trung Quốc tiến hành tuần tra viễn dương. Dù sang năm 2008, tàu ngầm Trung Quốc đã tiến hành 12 lần tuần tra viễn dương, nhưng tính trung bình, cứ 4 năm rưỡi tàu ngầm Trung Quốc mới có cơ hội đi tuần tra viễn dương một lần. Trong khi đó, mỗi năm bình quân một chiếc tàu ngầm Mỹ tiến hành tuần tra viễn dương ít nhất là một lần.

Ngoài ra, từ khi đưa vào phục vụ tới nay, tàu ngầm hạt nhân chiến lược 092 lớp Hạ của Trung Quốc chưa một lần đi tuần tra viễn dương. Hiện nay, Trung Quốc có 74 tàu khu trục và tàu hộ vệ. Nếu tiếp tục duy trì tần suất như hiện tại thì phải 4-5 năm nữa, tất cả các tàu chủ lực của Trung Quốc mới có thể được trải nghiệm thực chiến viễn dương thông qua hoạt động chống cướp biển Somalia. Theo tiêu chuẩn cường quốc hải quân phương Tây, hải quân Trung Quốc rõ ràng chưa đạt.

Bên cạnh đó, hải quân Trung Quốc còn có một điểm yếu khác là thiếu các năng lực nền tảng như chống ngầm và chống thủy lôi. Xem xét số lượng tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm thông thường bố trí xung quanh Trung Quốc, nước này đáng lý phải giành nhiều sự ưu tiên hơn cho việc phát triển năng lực tác chiến chống ngầm.

Trong vòng 10 năm nữa, các nước châu Á - Thái Bình Dương sẽ có thêm hơn 90 chiếc tàu ngầm. Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Pakistan và Việt Nam đều sẽ trang bị tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm thông thường đạt tiêu chuẩn tiên tiến của thế giới.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/b6/74/Submarine.jpg


Một chiếc tàu ngầm của hải quân Trung Quốc. Ảnh: AP

Trang Sinodefence của Anh cũng cho rằng về cơ bản các tàu khu trục và tàu hộ vệ của Trung Quốc được trang bị trước đây không có năng lực chống ngầm. Trong thiết kế, các tàu khu trục và tàu hộ vệ mới hạ thủy thiên về phòng không và chống ngầm, nhưng lại thiếu các sonar cảm ứng tính năng cao cần thiết cho việc dò tìm tàu ngầm tiếng ồn thấp cũng như trực thăng chống ngầm cỡ lớn.

So với các tàu chiến của Mỹ phổ biến được trang bị máy bay tuần tra chống ngầm P3 và máy bay chống ngầm P8I, tàu chiến của Trung Quốc còn kém xa. Kỳ thực, điểm cốt lõi nhất của năng lực chống ngầm nằm ở lực lượng không quân của hải quân và đây chính là điểm yếu lớn của hải quân Trung Quốc.

Về năng lực chống thủy lôi, Strategypage cho rằng hải quân Trung Quốc thiếu khả năng tự bảo vệ trước thủy lôi đối phương. Hải quân Trung Quốc có thể tiến hành thả thủy lôi quy mô lớn, phong tỏa bờ biển của nước khác hoặc bảo vệ vùng biển của Trung Quốc, nhưng lại không có đủ năng lực để loại trừ thủy lôi của đối phương. Do đó, có thể vì mấy trăm quả thủy lôi của đối phương mà Trung Quốc có thể buộc phải đóng cửa các tuyến đường trên biển.

Tương tự, theo một bài viết đăng trên Nhật báo Đông Phương của Hong Kong, chỉ cần phong tỏa eo biển Đài Loan bằng thủy lôi loại tiến công là có thể ngăn chặn được chiến dịch sử dụng vũ lực thống nhất đất nước do Bắc Kinh phát động.

Tờ báo Hong Kong cho rằng để bảo vệ thương mại đối ngoại ngày một gia tăng, Trung Quốc cần thiết phải có lực lượng hải quân biển xa. Lực lượng này không chỉ bao gồm tàu chiến viễn dương, mà còn phải có tàu chở dầu, tàu cung cấp và tàu sửa chữa cỡ lớn cùng lực lượng không quân của hải quân và lực lượng thủy quân lục chiến đi kèm.

Nếu một biên đội hộ tống chỉ có vài chiếc tàu khu trục và tàu cung cấp, thiếu sự yểm hộ của không quân, ở nơi cách xa Trung Quốc hàng nghìn km, sẽ khó bảo vệ được bản thân, nói gì đến việc bảo vệ tuyến đường vận tải thương mại.

Về lực lượng thủy quân lục chiến thì cần dựa vào một lượng lớn tàu đổ bộ tấn công, thực hiện hành động viễn chinh dưới sự hộ tống của lực lượng không quân hải quân. Ngoài ra, để bảo vệ thương mại đối ngoại, điều quan trọng hơn việc chế tạo tàu chiến viễn dương và hạm đội chi viện là kết giao với các cường quốc hải quân.

TTXVN

fangzi
29-08-2012, 04:10 PM
Biện pháp:


http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/japan_china21.jpg

Đối với đám lưu manh không thể chơi theo kiểu Việt mà phải chơi theo kiểu "Úc" hoặc chí ít cũng phải chơi như "kiểu Nhật" trên đây.

thieugia
18-09-2012, 04:32 PM
Đất nước ơi !




http://sphotos-h.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/550477_198865803578551_1067164904_n.jpg

Chúng con cũng đã lớn rồi...

http://sphotos-a.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-prn1/47144_198865900245208_141566711_n.jpg

Hãy lớn nhanh

http://sphotos-e.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/564284_198866190245179_1571513505_n.jpg

lớn mạnh

http://sphotos-h.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/183378_198865940245204_1339064852_n.jpg

vì sự bình yên của tổ quốc, vì tổ quốc Việt thân yêu...

Lập Hoa Tấu
19-09-2012, 07:42 PM
Em mới lượm lặt được trên face ;)
http://sphotos-b.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash4/264247_150193708458206_1056191869_n.jpg
Mời mọi người "bình loạn" về tấm hình :rolleyes:

bach_djen
19-09-2012, 09:42 PM
Em mới lượm lặt được trên face ;)
http://sphotos-b.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash4/264247_150193708458206_1056191869_n.jpg
Mời mọi người "bình loạn" về tấm hình :rolleyes:
Một thể hiện sống động, độc đáo và hết sức sáng tạo trong nghệ thuật. Nhìn bức tranh có thể thấy được quá trình lịch sử của dân tộc. Hy vọng sẽ có thiệt nhiều cọc Bạch Đằng để gim lên chú hỉm Ba Tàu ;)

taothao
07-12-2012, 11:57 AM
Sự việc xảy ra trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ của Việt Nam, khiến tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí bị đứt cáp. Đây là lần thứ hai trong 18 tháng qua, Bình Minh 02 gặp sự cố với tàu Trung Quốc.

Trả lời Petrotimes ngày 3/12, ông Phạm Việt Dũng, Phó trưởng ban Tìm kiếm Thăm dò - phụ trách Văn phòng Biển Đông PVN cho biết vào lúc 4h5 ngày 30/11/2012, khi tàu Bình Minh 02 di chuyển ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ để chuẩn bị khảo sát đã gặp rất nhiều tàu cá Trung Quốc đang hoạt động. Khi các lực lượng chức năng phát tín hiệu cảnh báo và yêu cầu các tàu cá ra khỏi khu vực làm việc của tàu Bình Minh 02, một cặp tàu kéo dã cào mang số hiệu 16025 và 16028 của Trung Quốc đã chạy qua phía sau, gây đứt cáp địa chấn của tàu Bình Minh 02 cách phao đuôi khoảng 25m. Vị trí cáp bị đứt có tọa độ là 17º26 Bắc và 108º02 Đông, cách đảo Cồn Cỏ 43 hải lý về phía đông nam và cách đường trung tuyến Việt Nam - Trung Quốc 20 hải lý về phía tây.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/f2/79/binh-minh-2-4.jpg

Trung Quốc vu cáo Việt Nam trong vụ tàu Bình Minh 02

Sau khi các tàu cá của Trung Quốc làm đứt cáp tàu Bình Minh 02, hôm qua Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng tàu của Việt Nam đuổi tàu cá Trung Quốc, và đưa ra đòi hỏi vô lý đòi Việt Nam ngừng hoạt động khai thác dầu khí trên Biển Đông.

Ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc, trong cuộc họp báo hôm qua, nói rằng các tàu cá của Trung Quốc đã "bị đuổi khi hoạt động bình thường ở vùng biển quanh đảo Hải Nam", đòi Việt Nam "ngừng các hoạt động khai thác dầu khí đơn phương", theo Tân Hoa xã. Hồng nói thêm rằng các thông tin mà Việt Nam đưa ra là "trái với thực tế".

Trên thực tế, ngày 30/11, tàu Bình Minh 02 của Việt Nam khi đang hoạt động trong phạm vi thềm lục địa của Việt Nam thì đã bị các tàu cá Trung Quốc quấy rối. Bình Minh đã kéo còi và phát tín hiệu cảnh báo nhưng sau đó vẫn bị tàu cá Trung Quốc chạy qua gây đứt cáp. Vị trí cáp bị đứt có tọa độ là 17º26 Bắc và 108º02 Đông, cách đảo Cồn Cỏ 43 hải lý về phía đông nam.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị ngày 4/12 dẫn một loạt hành động của phía Trung Quốc như đưa ra “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam”, xuất bản bản đồ cái gọi là Tam Sa, và việc gây đứt cáp Bình Minh, và khẳng định các hành động này là sai trái.

"Các hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp", ông Nghị cho biết.

Ngày 3/12, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm kiên quyết phản đối những việc làm nói trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt ngay những việc làm sai trái đó và không để tái diễn những hành động tương tự.

bach_ho
07-12-2012, 12:18 PM
Thái độ của bọn cầm quyền Trung Quốc ngày càng trở nên trắng trợn và xấc xược mà ta thì.... yếu đuối quá. Em thấy cái này cứ nói đi nói lại hoài. Em đề nghị có bác nào có mưu kế gì hiến nghe coi ? Làm cách nào giải quyết bọn Tàu này một cách nhanh gọn nhất, khiến cho chúng chừa, không dám khinh lờn dân ta nữa không???

bach_ho
07-12-2012, 12:24 PM
Em mới lượm lặt được trên face ;)
http://sphotos-b.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash4/264247_150193708458206_1056191869_n.jpg
Mời mọi người "bình loạn" về tấm hình :rolleyes:
Chọc thủng lưỡi cũng chẳng ăn thua... chúng lại chuyển sang hình thức in ấn, viết lách... đề nghị làm cách khác.
Có ai nghĩ ra cách gì không?

thanh_long
07-12-2012, 09:42 PM
Theo tôi, muốn đánh Ba Tàu thì phải đánh tỉa, đánh du kích chứ đánh trực diện e không lại với tụi nó. Mà mọi người cũng cần phải nhớ, tụi nó rất giỏi Shailin (Thiếu Lâm) đấy nhá, cẩn thận không chúng cho đo ván... hi hi. Tốt nhất là kiếm cái gì ví như cầm cái bảng điện tử rồi ta điều kiển từ xa, đứng từ Sài gòn mà bấm nút một cái chúng toi sạch thì mới tốt. Cả nhà thấy thế nào ạ ?

bach_djen
07-12-2012, 10:17 PM
Sao chưa gì đã vãi ra thế? Nó giỏi Shaolin thì ta chơi Bình Định, chơi Voovinam chớ sợ chó gì tụi nó... Thanh_long an tâm, tụi BA Tàu chỉ giỏi khè thui, tui trước kia nhà ở quận 5 nêm biết. Chúng chỉ giỏi khè người thôi chớ kỳ thực nhát chết lắm.

minhnhat
07-12-2012, 10:28 PM
Ai oánh thì oánh nhá, trước tiên em nhường cho các sư thúc, thứ đến em nhường cho các đại sư huynh... hehe ;). Thường ngày cái gì thì em hổng có nhường nhưng hum nay thì em nhường có các vị nhá. Vả lại em học võ mới có cấp bé xíu à, em hổng có chơi đâu... hô hô !

we00037890
09-12-2012, 12:55 AM
thôi thì các bác cứ đánh còn em với minhnhat sẽ đứng cổ vũ nhiệt tình ...hehe...

taothao
09-12-2012, 10:16 AM
Biên phòng Hải Phòng đã tiếp nhận và bắt giữ 65 lượt tàu, phóng thích 35 tàu và xua đuổi 139 tàu cá nước ngoài vi phạm chủ quyền đánh bắt trộm hải sản ở vùng biển của Việt Nam.

Theo đại diện Biên phòng Hải Phòng, cơ quan này đã tiếp nhận và trực tiếp bắt giữ, đồng thời tham mưu cho UBND thành phố xử lý 65 lượt tàu cá với 410 ngư dân nước ngoài vi phạm chủ quyền đánh bắt trộm hải sản; lập biên bản cảnh báo phóng thích ngay trên biển 35 tàu với 315 ngư dân nước ngoài, xua đuổi 139 tàu cá nước ngoài vi phạm chủ quyền đánh bắt trộm hải sản.

Lực lượng kiểm tra giám sát 23 tàu với 140 ngư dân nước ngoài hoạt động trong vùng đánh cá chung, giám sát 339 lượt tàu cá nước ngoài neo đậu, tránh gió tại vùng biển Hải Phòng, trong đó 50 chiếc hợp pháp tại Cát Bà, 289 chiếc bất hợp pháp tại Bạch Long Vỹ.

Qua công tác kiểm tra, kiểm soát, lực lượng Biên phòng Hải Phòng đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 5.193 vụ. Riêng các vụ buôn lậu, đã xử phạt vi phạm hành chính, tịch thu báo cáo địa phương phát mại hàng hóa thu nộp ngân sách Nhà nước trên 17 tỷ đồng.

Đại tá Nguyễn Văn Nam, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Hải Phòng cho biết, trong giai đoạn 2013 đến 2020, tình hình tại khu vực biên giới biển trên địa bàn thành phố sẽ có nhiều diễn biến phức tạp.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, quản lý bảo vệ chủ quyền biển, đảo và giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới biển, lực lượng biên phòng tiếp tục tham mưu cho UBND Hải Phòng tập trung tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương ven biển, xác định rõ và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong thực hiện nhiệm vụ tại khu vực biên giới biển.

Biên phòng sẽ tổ chức rà soát, bổ sung hoàn chỉnh các Quy chế phối hợp giữa các lực lượng chức năng, phát huy sức mạnh tổng hợp xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với phong trào quần chúng nhân dân, tham gia xây dựng bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Theo Vietnam +

taothao
09-12-2012, 10:48 AM
Trong thông tin phần trên, Chiến Lược được nêu rất quan trọng, nếu thực hiện tốt sẽ đạt hiệu quả cao:

"... phát huy sức mạnh tổng hợp xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân..."

Kết hợp các yếu tố Chính Trị-Ngoại Giao-Kinh Tế-Quân Sự với phong cách kinh điển theo Tư Tưởng Hồ Chí Minh (yếu tố Toàn Dân, sức mạnh Thời đại, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, khu vực hóa và quốc tế hóa các xung đột trên biển Đông - vấn đề của Asean chứ không phải của từng Quốc Gia riêng rẽ....) sẽ tạo ra kết quả tốt cho Việt Nam.

Hiện nay, Trung Quốc đã và đang từng bước chia rẽ thành công các nước trong khối Asean - theo chiến lược "chia để trị": mua chuộc thành công Campuchia, lung lạc Thái Lan, khống chế Myanma, quấy rối Việt Nam, gây căng thẳng mang mầu sắc quân sự với Philippine. Một trong những kế sách quan trọng đối với tình huống này nằm trong Lịch Sử của chính Trung Quốc thời Chiến Quốc đó là Kế Hợp Tung.


Hợp tung là “hợp chúng nhược dĩ công nhất cường”, nghĩa là hợp nhiều nước nhỏ đánh một nước lớn, nhằm chống bị nước lớn thôn tính.

Trung kỳ thời Chiến Quốc, Tần và Tề nổi lên là hai nước mạnh ở phía tây và phía đông. Mặt khác, hai nước này còn tìm cách liên minh với nhau, tạo ra sự uy hiếp lớn đối với sự tồn tại của các nước khác. Trong hoàn cảnh đó, các nước khác liên hợp lại với nhau. Do các nước nhỏ này nằm trải từ bắc xuống nam, nên sự liên minh gọi là hợp tung (liên kết chiều dọc) (còn nước Tần ở phía tây liên minh với các nước khác phía đông gọi là liên hoành - liên kết chiều ngang).

Tùy từng giai đoạn có hoành cảnh cụ thể, hợp tung có thể có nhiều hoặc ít nước, nhưng đối tượng công kích trong thời kỳ đầu là Tần và Tề. Vào cuối thời Chiến Quốc, khi Tề bị suy nhược sau đợt chiếm đóng của Yên (284 TCN-278 TCN), chỉ còn Tần là hùng mạnh thì Tần là đối tượng công kích duy nhất của các nước hợp tung.

Qua đây, ta có thể thấy rằng, Trung Quốc đã rất tỉnh táo và đi trước một bước khi đã chủ động Phá Kế Hợp Tung ngay từ trong trứng nước – trọng tâm là các Quốc Gia trong khối Asean. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, Trung Quốc đang gặp khó khi đang bị bao vây và cô lập do chính Đối Sách đầy hiếu chiến của mình.

Nói thật, phải cảm ơn các Chú Tầu Khựa, nhờ sự hiếu chiến của các Chú mà Đất Nước và Dân Tộc Việt sẽ phát triển mạnh mẽ hơn về chất. Nhìn vào lịch sử của Dân Tộc ta, chúng ta chỉ thật sự phát triển và phát huy tốt các yếu tố tinh hoa Dân Tộc khi bị đẩy vào những tình huống khó khăn mà thôi.

Hãy chờ xem. Hào khí Đông A đang trỗi dậy.

thanh_long
09-12-2012, 11:11 PM
Chọc thủng lưỡi cũng chẳng ăn thua... chúng lại chuyển sang hình thức in ấn, viết lách... đề nghị làm cách khác.
Có ai nghĩ ra cách gì không?
Theo em là ta bát trước chuyện Kinh Kha xưa... cử biệt kích thám báo gì đó sang ám sát hết cái lũ chóp bu Tàu khựa đi thế là ổn.

bach_djen
11-12-2012, 01:22 PM
Theo em là ta bát trước chuyện Kinh Kha xưa... cử biệt kích thám báo gì đó sang ám sát hết cái lũ chóp bu Tàu khựa đi thế là ổn.

Ôi ôi ôi... tôi thấy ông trả lời bên kia như thế này đúng không ?


Quote Nguyên văn bởi thanh_long
Tui nghĩ, con ngừoi có rất nhiều bộ vị quan trọng, theo sách các cụ truyền lại thì con người ta có "36 tử huyệt" tức đánh vào có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho đối thủ... đấy là nghe nói thế. Nhưng tôi cho rằng con người là một cấu thành của xã hội mà đối với một quốc gia, một đất nước thì quan trọng nhất chính là trung tâm chính trị như trụ sở quốc hội (tức đầu), trung tâm nghe nhìn (mắt, tai), Đài phát thanh truyền hình (mồm, mũi), oánh vào trung tâm cấp thoát nước.... chắc chắn chỉ có chết, nhất là đánh vào trung tâm cấp thoát nước
Tôi nghĩ, ý của Thanh_long là cử người sang bên Trung Quốc hành thích Hồ Cẩm Đào hay ông Tập Bình gì đó kiểu như Kinh Kha nước Yên sang hành thích Tần Thủy Hoàng ?! Kinh Kha sang đất Tần có đem theo tấm địa đồ và con dao "chủy thủ" để đâm còn ta sang đất Tàu là sang để "bóp dzái" (đánh vào trung tâm cấp thoát nước mà) bọn Trung Quốc đúng không thanh_long?
ha ha ha... hay thiêt ! Hay thiệt, tai sao ta không làm theo ý tưởng của Thanh_long nhỉ.

CafeBMT
19-12-2012, 11:24 AM
Theo em là ta bát trước chuyện Kinh Kha xưa... cử biệt kích thám báo gì đó sang ám sát hết cái lũ chóp bu Tàu khựa đi thế là ổn.
Ngày xưa Vua là tối cao, ngày nay người đứng đầu do một nhóm người đề cử. Giết một người mang tính đại diện có giải quyết được chăng? Chả cần xưa, trong cuộc kháng chiến Pháp, chống Mỹ vừa qua ta đâu có làm như HaMát, ta đâu có làm như hồi giáo cực đoan, đâu có như người dân IRác...đó là nguyên nhân ta giành thắng lợi. Giết một ai đó chẳng bằng biến họ thành bạn, nếu không thể thành bạn thì đừng biến họ thành kẻ thù. Chả thế mà mấy trăm năm mới có một Hồ Chí Minh, ARaPhát,...Khi Mỹ vừa đặt chân lên IRắc cả thế giới nói rằng đây sẽ là một Việt Nam thứ hai (tôi nhớ khi đó thời sự có nói thế) nhưng làm sao trở thành một Việt Nam thứ hai khi mà cả hàng triệu trái tim không cùng chung nhịp đập? ^^!!! Và nếu họ vẫn chỉ muốn làm kẻ thù thì hàng triệu triệu trái tim cùng nhịp đập sẽ cho họ tơi bời. Nước Nam ta ngàn xưa nay vẫn thế, suốt mấy ngàn năm hàng xóm ta thèm chảy dãi nhưng đớp rồi chịu không nổi cũng phải nhả ra(1000 năm), cũng có khi đụng vào là bỏng miệng liền(1979)...lần này chúng chỉ mới là nhứ nhử mà thôi làm sao mà có gan đụng vào.

........................^^!!! Vote một phiếu ôm rơm ra biển đốt tàu nào !!!^^.............................

trai_xu_doai
14-11-2013, 09:30 AM
http://3.bp.blogspot.com/-Faor0Mj5HWI/T0NhU5nSVXI/AAAAAAAADLs/3EJXXeXsWwU/s640/VietnamDragon-vnpeace.blogspot.com.jpg
Ko biết Trung Quốc có câu này ko? chứ Việt Nam minh thì ai cũng biết câu " Ngu Như Bò "
giả sử ta cũng áp dụng chiêu như Trung Quốc thì sao nhỉ , ví dụ như : đường Râu Rồng hay là đường Lưỡi Rồng , còn Trường Sa và Hoàng Sa thì là Vuốt Rồng........
nếu áp dụng đường Lưỡi Rồng thì đảo Hải Nam là của Việt Nam...

Ý tưởng này sáng tao và hay ghê.

thieugia
18-05-2014, 08:04 PM
Có lẽ mọi biện pháp ngoại giao đã không có kết quả. Hôm nay đọc báo Trung Quốc thấy chúng cũng cổ súy cho chính phủ và quân đội TQ kiên quyết bảo vệ "chủ quyền", kiên quyết đáp trả các hành vi "khiêu hấn" của chúng ta (báo chí Trung Quốc cho rằng ta mới là người đến gây hấn và xâm phạm chủ quyền của TQ). Rõ ràng bọn chó má TQ chúng không hề hiểu biết về đạo lý, không tôn trọng đạo lý. Hành động của chúng chính xác là hành động của bọn vô lại, của phường trộm cắp...


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Luc_luong_Vu_trang/hu%20ngh%20quan%2002.jpg
Km số 0 tại của khẩu Hữu Nghị Quan (cột mốc bên phía Trung Quốc)

Vì cuộc sống, vì tình hữu nghị của hai dân tộc, Chính phủ và nhân dân ta đã hết sức kiềm chế, đãn hết sức nhẫn nhịn nhưng có lẽ mình nghĩ đã đến lúc chúng ta cần phải dụng vũ, không dụng vũ chắc chắn không thể nói chuyện đạo lý với bọn tiểu nhân vô lại này.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Luc_luong_Vu_trang/bin%20gii.jpg

Chúng tôi yêu cầu chính phủ cho phép quân dân dùng vũ lực để đánh đuổi quân xâm lược Tàu. Tôi nghĩ cả dân tộc sẽ đồng lòng đánh ngoại xâm, sẽ một phen sống mái với kẻ thù và nhất định chúng ta sẽ chiến thắng.