PDA

View Full Version : Tam Đại DỊCH



ngochai
20-07-2012, 10:42 AM
Cứ theo sách Chu Lễ 周 禮 (Thiên Xuân-Quan 春官, Chương Tông-bá , 1H, tr.802b: 大卜掌三易之法。一曰連山。二曰歸 。三曰周易。Thái-bốc chưởng Tam-Dịch chi pháp. Nhất viết Liên-sơn. Nhị viết Quy-tàng. Tam viết Chu Dịch.), quan Thái-bốc có nhiệm-vụ trông coi ba bộ Kinh Dịch thời Tam-Đại (Hạ 夏, Thương 商/Ân 殷, Chu 周) gọi chung là Tam-Dịch tức Liên-sơn 連山, Quy-tàng 歸藏 và Chu Dịch 周易, với đầy đủ 8 quẻ đơn và 64 quẻ kép: quẻ đơn tức kinh-quái 經卦thì, trên nguyên-tắc, tên giống nhau nhưng quẻ kép (biệt-quái別卦) tên khác nhau hoàn toàn. Sau đây là 64 biệt-quái Văn Vương của Chu Dịch, liệt-kê theo đúng thứ-tự Bản-Kinh:

1. KIỀN Vi Thiên 乾為乾 A, 2. KHÔN Vi Điạ 坤為地 B, 3. Thủy Lôi Truân 水雷屯 C, 4. Sơn Thủy Mông 山水蒙 D, 5. Thủy Thiên Nhu 水天需 E, 6. Thiên Thủy Tụng 天水訟 F, 7. Điạ Thủy Sư 地水師 G, 8. Thủy Điạ Tỷ水地比 H, 9. Phong Thiên Tiểu-súc 風天小畜 I, 10. Thiên Trạch Lý 天澤履 J, 11. Điạ Thiên Thái地天泰 K, 12. Thiên Điạ Bĩ 天地否 L, 13.Thiên Hỏa Đồng-nhân 天火同人 M, 14. Hỏa Thiên Đại-hữu 火天大有 N, 15. Điạ Sơn Khiêm 地山謙 O, 16. Lôi Điạ Dự 雷地預P, 17. Trạch Lôi Tùy 澤雷隨 Q, 18. Sơn Phong Cổ 山風蠱 R, 19. Điạ Trạch Lâm 地澤臨 S, 20. Phong Điạ Quan 風地觀 T, 21. Hỏa Lôi Phệ-hạp 火雷噬嗑 U, 22. Sơn Hỏa Bí 山火賁 V, 23. Sơn Điạ Bác 山地剝 W, 24. Điạ Lôi Phục 地雷復 X, 25. Thiên Lôi Vô-võng 天雷无妄 Y, 26. Sơn Thiên Đại-súc 山天大畜Z, 27. Sơn Lôi Di 山雷頤 [, 28. Trạch Phong Đại-quá 澤風大過 \, 29. (Tập) KHẢM Vi Thuỷ (習)坎為水 ], 30. LY Vi Hoả 離為火 ^, 31.Trạch Sơn Hàm 澤山咸 _, 32. Lôi Phong Hằng 雷風恆 `, 33. Thiên Sơn Độn 天山遯 a, 34. Lôi Thiên Đại-tráng 雷天大壯 b, 35. Hỏa Điạ Tấn 火地晉 c, 36. Điạ Hỏa Minh-di 地火明夷 d, 37. Phong Hỏa Gia-nhân 風火家人e, 38. Hỏa Trạch Khuê (Khuể) 火澤睽 f, 39. Thủy Sơn Kiển 水山蹇 g, 40. Lôi Thủy Giải 雷水解 h, 41. Sơn Trạch Tổn 山澤損 i, 42. Phong Lôi Ích 風雷益 j, 43. Trạch Thiên Quải (Quyết) 澤天夬 k, 44. Thiên Phong Cấu 天風姤 l, 45. Trạch Điạ Tụy 澤地萃 m, 46. Điạ Phong Thăng 地風升 n, 47. Trạch Thủy Khổn 澤水困 o, 48. Thủy Phong Tỉnh 水風井 p, 49. Trạch Hỏa Cách 澤火革q, 50. Hỏa Phong Đỉnh 火風鼎 r, 51. CHẤN Vi Lôi 震為雷 s, 52. CẤN Vi Sơn 艮為山 t, 53. Phong Sơn Tiệm風山漸 u,54. Lôi Trạch Quy-muội 雷澤歸妹 v, 55.Lôi Hỏa Phong 雷火豐 w, 56. Hỏa Sơn Lữ 火山旅 x, 57. TỐN Vi Phong 巽為風 y, 58. ĐOÀI (ĐOÁI) Vi Trạch 兌為澤 z, 59. Phong Thủy Hoán 風水渙 {, 60. Thủy Trạch Tiết 水澤節 |, 61. Phong Trạch Trung-phu 風澤中孚 }, 62. Lôi Sơn Tiểu-quá 雷山小過 ~,

Tam Dịch này được dùng làm Dụng cho Dịch-học

1) Dịch Nhà Hạ thừa-kế Đời Phục-Hi và Thần-Nông, được mệnh-danh Liên-sơn 連山, và còn gọi là Nhân-Dịch, lấy quẻ Cấn kép t làm chuẩn, dùng thiên-văn Cái-thiên 蓋 天 của Hy Nông (Phục-Hi và Thần-Nông) và Lịch Nhà Hạ lấy tháng Kiến Dần làm tháng giêng (Sách vở gọi là Nhân-chính 人 正 ) và khởi đầu bằng tiết Lập-Xuân; lịch này được Thiệu-tử 邵子 (1011-77) mệnh danh là Nhân-thống 人統 vì Ngài cho rằng Liên-sơn lấy quẻ Cấn t làm chuẩn mà Cấn là người (Liên-sơn dĩ Cấn vi thủ. Cấn giả, nhân dã. 連山以艮為首。艮者人也。)

Xin tiết lục từ sách Liên Quy Chu Tam Dịch 連歸周三易do Dich Kinh Học-hội ở Đài-bắc xuất bản, dưạ vào sách của Mã Quốc Hàn (2B) : Dịch Liên-sơn được dùng thời Thần Nông cũng như dưới triều Nhà Hạ rồi trải qua hai Nhà Thương-Chu 1400 năm, đến hai Nhà Tần-Hán, các Dịch-gia mỗi người đưa ra một thuyết, chi ly bất nhất. Xin đưa ra một vài thuyết để độc-hữu tham-khảo :
Sơn-hải-kinh (2C) chép : "Họ Phục Hi được Hà-đồ, vua Nhà Hạ nhân đó mà viết ra Liên-sơn".

Nguyễn Tịch阮籍, một trong Trúc-lâm Thất-Hiền nói : "Họ Bào Hi phân bố diễn-biến của 64 quẻ kép. Thánh-nhân các đời sau xem vào đó mà suy rộng ra rồi dùng tượng của chúng. Kinh của Thang Võ còn đó, nhưng văn đời thượng-cổ đâu còn.

2) Dịch Nhà Thương/Ân, mệnh-danh Quy-tàng 歸藏, và còn gọi là Điạ-Dịch, lấy quẻ Khôn kép B làm chuẩn, dùng thiên-văn Tuyên-dạ 宣夜 của Hoàng-đế và Lịch Nhà Thương/Ân với Kiến Sửu là tháng giêng (Sách vở gọi là Điạ-chính 地正) và khởi đầu bằng tiết Tiểu-Hàn; lịch này được Thiệu-tử mệnh danh là Điạ-thống 地統.

Xin nhắc lại là Đời Nhà Thương Trung-Quốc còn ở chế-độ mẫu-hệ, nên mới lấy quẻ Khôn làm chuẩn và dùng cơ-số-hệ 7 (radix) căn-cứ vào Giáp-cốt-văn 甲骨文 (oracle bones). Chẳng hạn như dân thời đó đã biết đến Nhị-thập-bát-tú (7 x 4 = 28) và đã có tục-lệ Thất-thất-lai-tuần khi ma chay. Bởi vì 7 x 7 = 4910 = 1007, nên 49 ngày (thất thất lai tuần) chính là bách-nhật của họ đó. Đấy là chưa kể đến tên quẻ đơn đã hằn in dấu số đếm cùng manh-nha một toán-trường (field) Galois với g0::g7 = ' (Chấn) và g-∞¥ = / (Khôn) và danh-xưng ngày trong tuần thức-luận (algorithm) theo thứ-tự xa gần của khoảng cách từ thất-diệu đến điạ-cầu. Thật vậy, nếu ta giở cuốn Hoài-nam-tử (2D, tr. 98-100 và 102-105), ta sẽ được bảng sau đây của thất-tinh tương-ứng 1 gióng 4 với nhị-thập bát-tú :

Mộc-tinh Kim-tinh Thổ-tinh Nhật Nguyệt Hỏa-tinh Thủy-tinh
Thứ năm Thứ sáu Thứ bẩy Chủ-nhật Thứ hai Thứ ba Thứ tư
Giác (1) Cang (2) Đê (3) Phòng (4) Tâm (5) Vỹ (6) Cơ (7)
Đẩu (8) Ngưu (9) Nữ (10) Hư (11) Nguy (12) Thất (13) Bích (14)
Khuê (15) Lâu (16) Vị (17) Mão (18) Tất (19) Chủy (20) Sâm (21)
Tỉnh (22) Quỷ (23) Liễu (24) Tinh (25) Trương (26) Dực (27) Chẩn 28)

Bảng trên: Ngày trong tuần-lễ, Thất-tinh và Nhị-thập-bát-tú

Sau đây là tên nguyên vẹn của nhị-thập-bát-tú cầm-danh (2E, tr. 71-72):

(01) Giác-mộc-giao 角木蛟 (02) Cang-kim-long 亢金龍 (03) Đê-thổ-lạc 氐土貉
(04) Phòng-nhật-thố 房日兔 (05) Tâm-nguyệt-hồ 心月狐 (06) Vỹ-hoả-hổ 尾火虎
(07) Cơ-thủy-báo箕水豹 (08) Đẩu-mộc-giải 斗木獬 (09) Ngưu-kim-ngưu 牛金牛
(10) Nữ-thổ-phúc 女土蝠 (11) Hư-nhật-thử 虛日鼠 (12) Nguy-nguyệt-yến危月燕
(13) Thất-hoả-trư 室火豬 (14) Bích-thủy-dư 壁水貐 (15) Khuê-mộc-lang 奎木狼
(16) Lâu-kim-cẩu 婁金狗 (17) Vị-thổ-trĩ 胃土雉 (18) Mão-nhật-kê 昴日雞
(19) Tất-nguyệt-ô 畢月烏 (20) Chủy-hoả-hầu 觜火猴 (21) Sâm-thủy-viên 參水猿
(22) Tỉnh-mộc-hàn 井木犴 (23) Qủy-kim-dương 鬼金羊 (24) Liễu-thổ-chương 柳土獐
(25) Tinh-nhật-mã 星日馬 (26) Trương-nguyệt-lộc張月鹿 (27) Dực-hoả-xà 翼火蛇
(28) Chẩn-thủy-dẫn 軫水蚓

ngochai
20-07-2012, 10:48 AM
Nếu ta tham-khảo một trong ba cuốn “Hà Lạc Tinh-uấn 河洛精蘊” (1776) của Giang Vĩnh 江永, tự Thận-tu 慎修 (2F, tr. 268-9), cuốn “Le Calendrier” (1961) (2G, pp 43-47) hay cuốn “Clockwork Man” (1992) (2H, pp 17-19), ta sẽ đựợc bảng sau đây của thất-tinh sắp theo thứ-tự khoảng cách trung-bình đối với trái đất, từ xa đến gần theo gần đúng định-luật Bode-Titius rn = 0.4 + 0.3 (2n).

Chú-ý: Cung Dần cũng là cung Cấn của Táo-Thổ; cung Đoài là Thân-Dậu của Sâm-Thương tức Kim-tinh. Hàng khoảng cách trên tính bằng đơn-vị thiên-văn (astronomical units ≈ 92.9 million miles) và hàng dưới tính bằng 106 km.

Nếu ta chia 1 ngày ra làm 24 giờ và cho giờ thứ 1 thuộc Thổ-tinh, giờ thứ 2 thuộc Mộc-tinh v.v. theo đúng thứ-tự từ xa đến gần trong bảng trên, ta sẽ thấy giờ đầu ngày hôm sau thuộc Nhật (sau Thổ 3 vị). Sau Nhật 3 vị là Nguyệt. Sau Nguyệt 3 vị là Hỏa. Sau Hỏa 3 vị là Thủy. Sau Thủy 3 vị là Mộc. Sau Mộc 3 vị là Kim. Sau Kim 3 vị lại trở về Thổ. Rút cục, nếu ta đối-chiếu với Bảng 03, ta sẽ được các ngày trong tuần theo thứ-tự: Thứ 5, Thứ 6, Thứ 7, Chủ-nhật, Thứ 2, Thứ 3 và Thứ 4, mỗi ngày trong tuần ứng với 1 trong 28 Tú có ghi trên các quyển lịch treo tường, Lịch Tam Tông Miếu hay các quyển lịch Tầu. Xin xem Phụ-lục I liệt-kê tên các ngày trong tuần bằng một số ngôn-ngữ năm châu bốn biển.

Dân thời Thương chỉ mới biết bói bằng mai (giáp) rùa và xương (cốt) bả vai thú-vật như Bò, Hươu Bắc-cực (Reindeer) v.v. Trong di-thư "Độc Dịch Tam-chủng" (2I, tr. 877), cố-học-giả Đài-loan Khuất-Vạn-Lý đã dùng 3 chữ giáp-cốt-văn để thích-nghĩa chữ Huệ 惠 là “duy” (bui) trong Hào-từ Lục-ngũ quẻ Ích: "有孚惠心勿問元 吉﹔有孚惠我德". (Hữu phu huệ tâm, vật vấn nguyên Cát; hữu phu huệ ngã đức). Có nghĩa là: "Tâm ta duy-tín, đức ta duy-thành. Chẳng cần hỏi bói mà cả lành".

3) Dịch Nhà Chu 周, mệnh-danh Chu Dịch 周易, và còn được gọi là Thiên-Dịch, lấy quẻ Kiền kép A làm chuẩn, dùng thiên-văn Hồn-thiên 渾天 của Văn-vương Chu-công và Lịch Nhà Chu với Kiến Tý là tháng giêng (Sách vở gọi là Thiên-chính 天正) và khởi đầu bằng tiết Đại-Tuyết. Lịch này được Thiệu-tử mệnh danh là Thiên-thống 天統. Hồi này người Tầu đã chuyển sang chế-độ phụ-hệ. Thoạt đầu họ dùng cơ-số 8 (octal) cho nhất cử lưỡng-tiện. Một là 2 bàn tay có 10 ngón nhưng vì 2 ngón cái dùng để trỏ (pointer) nên chỉ còn 8 ngón, nhờ đó ta mới có số Tiên-Thiên:

Kiền 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4 (tay trái), Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8 (tay phải), còn thông-dụng đến nay như ta thấy trong Mai-hoa Dịch-số của Thiệu-tử hay trong Tứ-thanh Bát-điệu Cầu-quái-pháp của bản-bút v.v. Dần dần thấy phiền-toái quá họ mới đổi sang hệ-thống thập-phân. Thời đó dân Bách-Việt 百越đã biết trồng luá từ lâu, đã biết dùng bàn tay, bàn chân làm bàn toán và đã biết vạch ... đứt, vạch liền qua trung-gian của Đế Nghi là dòng dõi Thần-Nông, một trong Tam-Hoàng. Chính họ Thần-Nông đã bị bộ tướng là Hoàng-Đế diệt nên Việt Dịch chẳng qua là chuyện Châu về Hợp-Phố. Vì thế người Tầu khi nói tới Thượng Cổ Dịch chỉ nhắc đến hai họ (Phục) Hi, Hoàng (-đế) mà thôi. Ngoài ra trong Thiên-văn họ còn cho chòm sao Scorpio ứng với hai Tú Tâm 心 số 5 (σ, τ scorpionis) và Tú Vỹ 尾 số 6 (ζ, θ, ι, χ, λ, ν scorpionis) trong khi ta lại gọi chòm sao này là sao Thần Nông, có thể đứng thẳng hay khom lưng xuống tùy theo mùa.

Chú-thích:

Kiến-dần, Kiến-sửu, Kiến-tí chẳng qua chỉ là hệ-quả đi giật lùi trên Hoàng-đạo của điểm xuân-phân γ. Mỗi năm điểm này quay giật lùi một góc 50”256, vi chi là quay giật lùi giáp vòng hoàng-đạo trong khoảng non 25800 năm.

Châu về Hợp-Phố (1), Hán-văn nói là : Hợp-phố châu hoàn (2)合浦珠還 (2J, tr. 96a) hoặc Châu hoàn Hợp-phố (3) 珠還合浦 (2J, tr. 324a) :

(1) Kiều có câu :


Thoa này bắt được hư không,
Biết đâu Hợp-phố mà mong châu về ?

Trong Việt Nam Sử-lược, tr. 20, Cụ Lệ-thần Trần Trọng Kim (mà tôi có vinh-hạnh làm tái-truyền đệ-tử qua trung-gian của Ân-sư, Cụ Sơn-mai Hoàng Khôi) có chép :

… Trọng Thỉ theo dấu lông ngỗng của vợ rắc, đem binh đuổi đến núi Mô-dạ, thấy xác vợ chết nằm đó, thương xót vô cùng, vội-vàng đem về cấp-táng, xong rồi, nhẩy xuống cái giếng ở trong Loa-thành mà tự-tử.

Nay ở làng Cổ-loa trước đền thờ An-dương-vương có cái giếng tục truyền là Trọng Thỉ chết ở giếng ấy. Tục lại truyền rằng Mị-châu bị giết rồi, vì nỗi tình thực mà phải thác oan, cho nên máu nàng ấy chẩy xuống bể, những con trai ăn phải hoá ra có ngọc trân-châu. Hễ ai lấy được ngọc ấy đem về rửa vào nước cái giếng ở trong Loa-thành là chỗ Trọng Thỉ đã tự-tử, thì ngọc ấy trong và đẹp thêm ra.

(2) Theo truyền-thuyết, Hợp-phố là một quận của Nhà Hán, không sản-xuất lúa gạo nhưng biển có trân-châu. Thời đó quận-thú thường tham-ô, vơ vét một cách tàn-bạo đến nỗi trân-châu cũng phải lánh sang Giao-chỉ. Về sau Việt-nhân Mạnh Thường (1E, tr. 27-8) làm thái-thú Hợp-phố mới bãi bỏ tệ-nạn đó, cho nên trân-châu lại tìm về Hợp-phố. Xin tham-khảo Hậu Hán Thư, Liệt-truyện #66 : Mạnh Thường (2K, tr. 1506-7). Đời Tống Trình Câu có làm trong 'Bắc-sơn Tiểu-tập', bài thơ #10 trong đó có câu:

Hợp-phố châu hoàn tăng khí-tượng,合浦珠還增氣象,Hợp-phố châu về tăng khí-tượng,
Diên-bình kiếm hợp kiếm vô mang. 延平劍合劍光芒。Diên-bình kiếm hợp ánh loang xa.

(3) Tỷ-dụ vật báu đã mất lại trở về chốn cũ hay chủ cũ. Nguyên Thi-tuyển có thi-tập 'Thanh Bí Các Cảo' của Nghê Thưởng trong đó có bài 'Phú Thúy Thanh Nghiên' :

Ngã sơ tị-nạn thất thần-vật, 我初避難失神物,
Ngọc thiền trích lệ không thê luyến. 玉蟬滴淚空戀。
Châu hoàn Hợp-phố nãi hữu thì, 珠還合浦乃有時,
Tẩy địch ma tha băng ngọc tư. 洗滌摩挲冰玉姿。

Sách vở chỉ còn ghi có: Đông-Việt 東越, Mân-Việt 閩越, Âu-Việt 甌越, Tây-Việt 西越 và Lạc-Việt 駱越. Mà chữ lạc lại viết theo ba lối : 駱(bộ mã, Unicode 99f1), 貉(bộ trãi, unicode 8c89), và 雒(bộ chuy, unicode 99d2). Trong “Việt-Nam Văn-hoá Sử-cương”, học giả Đào Duy Anh, dựa vào bài “Origine de la race annamite” cuả Aurousseau lại cho là dân Việt là dòng dõi nước Việt cuả Việt-vương Câu-Tiễn (sic). Chỉ cần đọc lại sách Phạm-tử Kế-nhiên 范子計然 (2L, tr. 1-42) của Phạm-Lãi 范蠡 là ta biết tại sao lại có nhầm lẫn quốc-danh cách xa nhau hàng vạn dặm và trước nhau hàng 7, 8 thế-kỷ này.

Trong giáp-cốt-văn, chữ dịch có nghĩa là biến đổi. Chữ cấn có nghĩa là "ngoái cổ lại". Nên chi có thể nói rằng giao thời Thương Chu của Văn-vương và Chu-công: Liên-sơn là Dịch của quá-khứ, Quy-tàng là Dịch của hiện-tại và Chu Dịch là Dịch của tương-lai, vẫn-hợp với câu (Thuyết-quái-truyện, III/2): 數往者順知來者逆是故易逆數 Sổ vãng giả thuận, tri lai giả nghịch. Thị cố Dịch nghịch số. (Đếm cái trước thì thuận, biết cái sau thì ngược, nên Dịch đếm ngược).

Ba loại Lịch thời Tam-đại này được gọi chung là Lịch Tam-thống 三 統. Danh-xưng này phát-xuất từ câu: “Thiên khai ư Tý, Điạ tịch ư Sửu, Nhân sinh ư Dần 天開於 子, 地闢於丑, 人生於寅', có nghĩa là 'Trời khai-triển từ Hội Tý, Đất mở từ Hội Sửu, loài người sinh ra ở Hội Dần”. Mặt khác, Lịch Tam-thống do Lưu-Hâm lập ra thời Vương Mãng, tận-dụng Dịch, và cải-thiện Lịch Thái-sơ 太初của Tư Mã Thiên (104 BC).

Theo “Hoàng-Cực Kinh-Thế Thư-Số 皇極經世書數 (2N) của Thiệu-tử ta biết rằng : 1 Nguyên = 12 Hội; 1 Hội = 30 Vận; 1 Vận = 12 Thế; 1 Thế = 30 năm. Vị chi:
1 Hội = 30 x 12 x 30 = 10 800 năm.

Do đó, Hội Tý bắt đầu từ năm 67 017 BC, Hội Sửu từ năm 56 217 BC và Hội Dần từ năm 45 417 BC, theo đúng các văn-bản hiện-tồn của sách này. Một sử-liệu thời Tây-Hán, Hồng-Phạm Ngũ-hành-truyện 洪範五行傳, của Lưu-Hướng 劉向 (77-9 BC), đã được hai Thiên-văn-gia Kevin Pang của JPL (Jet Propulsion Laboratory) và John Bangert của U.S. Naval Observatory kiểm-nghiệm bằng điện-toán và cho ta biết được là ngày Thất-tinh Tụ-hội trong vùng trời của Tú #13 Doanh-Thất 營室 (Square of Pegasus) là ngày 05.03.1953 B.C. chứ không phải là ngày 28.2.2449 B.C. như các Cố-đạo Dòng tên đã ức-đoán dưới Triều Vua Khang-Hi (trị vì 1662-1723). Ngày này chính là ngày Nguyên-đán năm Mậu-tí. Ngoài ra, nếu ta dùng công-thức Việt Chi để tính Lịch Can Chi ta sẽ thấy “Thất-tinh Tụ-hội lịch-sử này xẩy ra đầu giờ Bính-Dần, ngày Giáp-Ngọ, tháng Giáp-Dần, năm Mậu-Tí (bởi vì chuyện xẩy ra năm Bất-Giáng thứ 5 Triều Nhà Hạ, nên tháng giêng Kiến Dần).


Tg: TS. Hữu Quang

ngochai sưu tầm và tổng hợp