Hiện kết quả từ 1 tới 2 của 2

Chủ đề: BỆNH CƠ BÁT YẾU TỔNG MẠCH - Ngư Tiều Vấn Đáp Y Thuật - Nguyễn Đình Chiểu

  1. #1
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Red face BỆNH CƠ BÁT YẾU TỔNG MẠCH - Ngư Tiều Vấn Đáp Y Thuật - Nguyễn Đình Chiểu

    Lời bạt:

    Võ thuật nói chung, có một chức năng căn bản: "cường thân kiện thể". Đây cũng là một trong những mục tiêu chính yếu của nền Y Lý Đông phương. Y - Võ có nhiều điểm chung về Lý luận và phương pháp, trong đó, nền tảng tư duy dựa trên lý luận Âm Dương Ngũ Hành là một đặc trưng trọng yếu.

    "Cường thân kiện thể", đem lại sức khỏe cho mỗi người thông qua các hoạt động luyện tập võ thuật và khí công là một trong những mục tiêu mà các nền Võ Học của các Dân tộc và Quốc gia luôn hướng tới. Trong mối quan hệ Y-Võ, hệ thống lý luận và tri thức Y Lý được coi như THỂ mà Võ Lý được coi như DỤNG. Thể là gốc, Dụng là ngọn.

    Thiển nghĩ, những tri thức về Y Lý luôn luôn cần thiết với mỗi người trong xã hội nói chung và những người luyện tập võ thuật nói riêng. ngochai mạn phép sưu tầm và chia sẻ với bạn đọc nội dung chính trong trước tác nổi tiếng " Ngư Tiều Vấn Đáp Y Thuật" của Cụ Đồ Nguyễn Đình Chiểu . Nhân đây, cũng xin gửi lời cảm ơn tới Thiều Lão Gia - người Thầy đã có những định hướng đầy tâm huyết để ngochai thực hiện loạt bài về Y Lý này.

    ngochai
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  2. #2
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Red face BỆNH CƠ BÁT YẾU TỔNG MẠCH - Ngư Tiều Vấn Đáp Y Thuật - Nguyễn Đình Chiểu

    Từng nghe :

    Mạch lý nhiệm màu

    Bệnh cơ kỳ thú

    Dù muôn hình biểu hiện rối ren,

    Đem bát yếu tóm thâu đầy đủ.

    Xem mạch tượng Phù trầm để phân biệt biểu lý; có lực là thực, không lực là hư;

    Đếm nhịp đi trì sác để biết nhiệt hàn; dương chứng thì to, âm chứng thì nhỏ.

    Mạch sắc dáng đi ngưng trệ, hẳn tinh thương huyết kém chi đây

    Mạch hoạt nhịp chạy trơn tru, chắc khí động đàm sinh chính đó.

    Loại mạch dương : phù đại hoạt sác, phải nén dương để bảo trợ cho âm;

    Loại mạch âm : sác tiểu trầm trì, nên chế hàn để bổ ích cho hỏa.

    Mạch ba bộ thấy đều phù đại mà kiêm sác : chứng trùng dương chí loạn cuồng;

    Mạch sáu bộ thấy đều trầm tiể lại kiêm trì : chứng trùng âm chân tay lạnh giá.

    Ngôi dương thấy âm mạch biểu lộ, đó là âm lấn tới dương cơ;

    Ngôi âm mà dương mạch hiện hình, chính là dương tràn vào âm sở.

    Mạch trầm tiểu : tổn thương vì thấp; trì : hàn, sác : nhiệt, phải phân chia.

    Mạch phù đại : cảm mạo vì phong ; sắc : huyết, hoạt :đàm, nên hiểu rõ.

    Nơi Khí khẩu mạch phô trường đại : nội thương khí huyết hư hao.

    Chôn Nhân nghênh mạch mạnh khác thường : ngoài là bì phu cảm thụ.

    Hàn thì ôn, nhiệt phải dùng lương ;

    Thực thì tả, hư thì phải bổ.

    Muốn tường mệnh sống thác ra sao,

    Phải biết mạch thực hư cho tỏ ;

    Phàm bệnh nhiệt mà mạch trì kiêm tiểu : mệnh khôn thoát khỏi ; đến chứng phát
    cuồng, ung độc cũng đáng hãi hùng.

    Các chứng hàn mà mạch trầm kiêm sắc : bệnh chẳng hề lo; dù tả lỵ lậu băng thảy
    đều thanh thả.

    Bệnh đã lâu, phù đại đáng ngờ ;

    Bệnh mới mắc, liểu trầm nên sợ.

    Trước khi đẻ mạch nên hoạt đại ; nhược bằng sắc tiểu chẳng hay.

    Sau khi sinh mạch cốt tiểu trầm ; nếu thấy hồng dại là dở.

    Người trai tráng phải cần hoạt đại, nếu sắc liểu mệnh chẳng lâu dài,

    Cụ già nua đáng lẽ tiểu trầm, nếu phù đại thọ gần hết số.

    Tiết xuân hạ khí dương đương thịnh, mạch nên hồng đại, mà liểu trầm chính thực suy đồi,

    Mùa thu đông khí âm dương sinh, mạch phải liểu trầm thấy hoạt dại mắc vào bệnh khổ

    Chứng sống thì thời với mạch thuận xuôi,

    Chứng chết thì mạch với thời trái trở.

    Chứng ngất bởi do đàm uất, mạch ba bộ tuy rằng ngừng tuyệt, có thể hồi sinh,

    Người gầy da thịt róc khô, mạch sáu bộ dẫu có điều hoà, không hòng cứu gỡ.

    Mạch hiện lo là tà thịnh bệnh tiến : cghứng tích tụ mạch này chẳng ngại, chứng hư lao thì mạch ấy chẳng lành.

    Mạch đập nhỏ là khí yếu dương suy ; chứng hư tổn mạch đó thì lành, chứng tích tụ mạch này thì dữ.

    Sắc với mạch thuận chiều, chính thực điềm vui,

    Sắc với mạch trái đường,đó là chuyện gở.

    Ngoài phù sác mà trong rỗng tuếch : âm lìa dương thoát dè chừng.

    Thốn trầm trì mà xích tuyệt không : âm thoát dương cò biểu lộ,

    Tiết xuân mộc khí can dương thịnh, hồng hoạt thì tốt, đỏa sắc không hay.

    Buổi thu kim khí phế hợp thời, nhỏ nhẹ thì ưa, đại hồng chẳng khá.

    Hạ : thuộc hỏa ứng vào tâm mạch, ghét nhỏ chìm mà thích đại phù.

    Đông : hành thuỷ hợp với thận kinh, ghét hoạt đại mà ưa chìm nhỏ.

    Mạch hoãn đại hợp vào tứ quý, hoạt trường là mạch trái mùa;

    Mạch vượng sinh ứng với ngũ hành, thừa khắc là điều chẳng thú.

    Khi trì khi sác là mạch quỷ yêu;

    Lúc đoản lúc trường chính dòng ma cơ.

    Cơ nguy dương thoát ; mạch thốn chẳng còn ;

    Điềm dữ âm vong : mạch xích không có.

    Quá trì hay quá sác : mạch hà du, ốc lậu đều thuộc chứng nguy

    Quá hoạt hoặc quá nhanh : mạch tước trác, dũng tuyền cũng loài bệnhkhó.

    Mạch tượng dù trì sác hay đại tiểu, nhưng không thái quá hay bất cập là vị khí hãy còn ;

    Mặch tượng mà êm ái lại điều hòa, nếu không quá phù hay quá trầm là mạch bình chóng đỡ.

    Phải xem có lực hay không ?

    Nên xét còn thần chăng chớ !

    Mạch và bệnh hợp tình, bệnh dù nguy nhưng chữa dễ dàng

    Chứng với mạch trái chiều, chứng dầu dễ khó bề xoayxở.

    Hướng Nam Bắc năm n2o không ứng, nên xét cho tường;

    Người béo gầy mạch hợp phù trầm, phải phân cho tỏ.

    Bát yếu đã rành,

    Muôn bệnh đều rõ.

    Chứng âm tuyệt chết ở buổi thu đông,

    Chứng dương tuyệt chết ở mùa xuân hạ.

    Dương tuyệt thì ban ngày tiêu vong,

    Âm tuyệt thì ban đêm tàn tạ.

    Thăng giáng chẳng đều, âm dương lìa thoát : chỉ trong một tháng qua đời,

    Đập ngừng có mức, nhịp độ rõ ràng : sẽ hưởng trăm năm tuổi thọ.

    Đã phù dại lại còn quá sác : loại độc dương rất phải đề phòng;

    Đã tiểu trầm mà lại quá trí : chứng có âm liệu mà lo giữ.

    Năm đáng ứng, mạch không tương ứng : tạng bị suy mà dương khí hư hao.

    Nhịp chẳng rành, mạch chạy lì rì : huyết bị hàn nên dương khí ngưng tụ,

    Phép mấu chốt do lòng lĩnh hội, hợp thâu chủ khách đôi đường,

    Òc quán thông lưu ý xét suy, rành mạch chính tà mọi chỗ.

    Sáu bộ mạch thảy đều rất sác, có nhịp ngừng là hàn khí triền miên.

    Ba bộ mạch tuy thấy rất trì, có nhịp động là nhiệt là rực rỡ

    Danh tuy chia gọi tám đường,thực cũng quy về một ngả.

    Lẽ thực hư thông hiểu đã tinh vi,

    Cơ sinh tử quyết đoán không nghị ngờ.



    Sưu tầm nguyên bản chữ Hán: Nguyễn Trung Hòa

    Dịch: Nguyễn văn Bách
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

Tags for this Thread

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •