Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Lão Tử Đạo Đức Kinh Tạp Luận - Thái Cực và Đạo

  1. #1
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb Lão Tử Đạo Đức Kinh Tạp Luận - Thái Cực và Đạo

    Theo Kinh Dịch, trong vũ trụ chỉ có Thái Cực, có Đạo là Tuyệt đối, là Hằng Cửu, Bất biến. Cho nên người quân tử học Dịch, lúc nào cũng phải cương quyết tìm cho ra Đạo, ra Tuyệt đối giữa mọi biến thiên, tương đối, lúc nào lòng cũng phải khế hợp với Thái Cực với Đạo.

    Muốn tượng trưng Bản Thể Hằng Cửu hay Thái Cực lồng trong lòng Vạn Vật biến thiên, cổ nhân đã vẽ ra vòng Dịch, trong đó tâm điểm tượng trưng cho Bất biến, Hằng Cửu, còn các vòng Hào Quải bên ngoài tượng trưng cho Vạn Hữu biến thiên. Và nếu ta coi vòng Dịch như là một bánh xe biến hóa, thì tâm điểm bất biến, hay Thái Cực chính là cái bầu, cái trục ở giữa bánh xe.

    Trục bánh xe, hay tâm điểm bất biến chính là Thiên tâm, là Chân tâm sinh xuất mọi biến thiên.

    Lão tử viết:

    Bánh xe ba mươi tai hoa,

    Cái bầu giữa trống, nó nhờ nó quay.

    Văn Đạo Tử giảng luận như sau:

    Nhân Đạo, Thiên Đạo đều là tác dụng nhiệm màu của một khí Thái Cực. Và sự tác dụng huyền diệu ấy, sự tuần hoàn vãng phục luân chuyển ấy tất phải có trục. Cổ nhân gọi trục ấy là trung tâm thiên địa, là cùng cực của Thái Cực.


    Thiên Đạo cư trung ngự cực nên vận chuyển muôn đời mà không sai thất, cũng như trong bánh xe, các vành xe và tai hoa xe vận chuyển không ngừng là nhờ ở trục xe. Nếu ta giữ vững được trung điểm, tận dụng được Thái Cực, thì có thể chuyển vần với Vạn Vật mà vẫn có thể góp phần được với trời đất trong công trình hóa dục.

    Cho nên người Quân tử tu Nhân đạo để hợp Thiên Đạo. Hợp Thiên Đạo tức là vào được trục của vòng Dịch, thoát ra ngoài vòng kiềm chế của hiện tượng, hỗ trợ muôn vật mà không tơ vương, dính bén muôn vật, xoay chuyển vòng biến dịch, mà chẳng chuyển dịch với bánh xe biến thiên, luân lạc.

    Hoàng đế nói: Vũ trụ ở trong tay, vạn hóa sinh trong mình. Phật nói: Thu bể khơi vào trong sợi lông, đem núi Tu Di lồng trong hạt cải đâu phải là thuật lạ. Bất quá các ngài đã nắm được trục của pháp luân. Ôi vi diệu thay, trục của pháp luân (trục của vòng biến thiên, hay trục của Vạn Hữu), hỏi mấy ai đã biết? Chẳng rõ được trục mà chỉ biết nói pháp luân luôn vận chuyển, thì chóng chày cũng bị vận chuyển theo pháp luân, làm sao thoát vòng sinh tử được.

    Đầu sách Tính Mệnh Khuê Chỉ có hình Lão tử cầm vòng Thái Cực, ý nói học Dịch cốt là tìm ra được Thái Cực, đắc đạo tức là đắc Thái Cực. Thế là cùng lý trí tri nói trong Đại học vậy. Ở nơi con người thì cái trục, cái bất biến, bất dịch chính là cốt cách tinh hoa, chính là lương năng, lương tri hằng cửu.

    Nhận ra cốt cách thần minh của mình, lướt thắng được sự hỗn mang của các cảm giác, phân biệt được cái thần diệu bất biến trong một thế giới biến thiên, đạt được tới Bản Thể qua các lớp lang hiện tượng ảo hóa, đó mới là vấn đề chính yếu. Thế tức là áp dụng được khoa Dịch học - Đạo học vào cuộc đời mình:

    Có biến mới hay có cửu trường,

    Trung tâm tĩnh lãng, ngoại nhiễu nhương.

    Nhiễu nhương, biến hóa sinh luân lạc,

    Học Dịch cốt tìm Bất Dịch phương.

    Ngụy Bá Dương viết trong Tham Đồng Khế:

    Đạo yếu huyền vi,

    Thiên cơ thâm viễn.

    Đạt giả duy giản duy dị,

    Nhi mê giả dũ phiền, dũ nan dã.



    Dịch:

    Tinh hoa Đạo thể huyền vi,

    Thiên cơ thâm viễn, khó suy, khó lường,

    Biết ra giản dị, dễ dàng,

    Mê thời đã khó, lại càng khó thêm.
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 14-12-2012 lúc 12:56 PM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

Tags for this Thread

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •