Trang 5/5 ĐầuĐầu ... 345
Hiện kết quả từ 41 tới 47 của 47

Chủ đề: Cuộc Sống Mến Yêu...

  1. #41
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts

    Nam thanh niên lên Facebook trả lại 35 triệu đồng nhặt được




    Thứ năm, 2/6/2016 | 16:41 GMT+7


    Tối 31/5 mạng xã hội xôn xao khi thấy một người đăng tấm ảnh chụp rất nhiều tiền và dòng status: "Trên đường đi làm về em có nhặt được ví, ai là chủ thì liên hệ em theo số 0944970..., em ở số 5 Cầu Diễn".


    Ngay lập tức, bức ảnh thu hút hàng nghìn lượt like và comment cảm ơn, khen ngợi Vũ Văn Long - chủ trang Facebook. Tối 31/5, trên đường đi làm về qua đường Cầu Giấy (Hà Nội), Vũ Văn Long nhìn thấy một người đàn ông bị rơi ví. Trong ví có giấy tờ tùy thân cùng số tiền 35 triệu đồng. Sau đó, Long đăng tin lên Facebook Otofun, và ngay khi tìm thấy số điện thoại của người mất ví, Long đã gọi điện và toàn bộ số tiền được trả lại ngay trong đêm.


    Backieuphong
    独步傲游忘世俗
    Độc bộ ngao du vong thế tục
    看遍人间百事奸
    Khán biến nhân gian bách sự gian

  2. #42
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Mar 2014
    Bài gửi
    150
    Thanks
    24
    Thanked 18 Times in 16 Posts
    Kỳ bí về người 45 năm mất ngủ

    “Ông Thái Ngọc đã ngủ được rồi”! Thông tin như chẳng có nghĩa lý gì với xã hội, nhưng lại khiến cả chục nhà báo từ TP. Đà Nẵng lục tục lội ngược dòng Thu Bồn đến hóc núi Cà Tang, huyện Nông Sơn để mục sở thị. Nhưng rút cuộc, đấy cũng chỉ là tin đồn. Ông Thái Ngọc, sinh năm 1940, vẫn liên tục 45 năm chưa từng chợp mắt. Cái sự mất ngủ hàng chục ngàn đêm của ông Ngọc vẫn còn là một bí ẩn của cả tự nhiên lẫn y khoa…

    Hơn một vạn đêm không ngủ

    Sự ngủ mỗi ngày 6 - 8 tiếng là thường tình của mỗi người. Nhưng chỉ là một giờ chợp mắt đối với người đàn ông 45 năm không ngủ đã trở thành sự kiện. Nhà báo Vũ Công Điền, nguyên phóng viên ảnh của TTXVN, người bạn vong niên với ông Thái Ngọc hay tin ông Ngọc đã có lại được giấc ngủ đầu tiên sau hơn 45 năm trơ mắt, đã vội thông tin cho anh em báo chí.

    Chúng tôi lập tức lên đường. Một phần lý do cũng muốn trở lại thăm và chúc mừng hạnh phúc của gia đình ông. Tuy nhiên, mọi viễn cảnh đã tan vỡ. Sự thật, ông Ngọc đã mượn rượu để cố tìm giấc ngủ, nhưng cũng chỉ là nhắm mắt mơ màng trong cơn say chứ chưa từng ngủ được. Vợ ông - Nguyễn Thị Bảy tưởng chồng đã hết bệnh mất ngủ, rón rén cho ông có được giấc ngon, rồi điện báo cho người quen, báo chí...


    Nhiều hãng truyền hình trong và ngoài nước đã tìm đến Nông Sơn, làm phim tư liệu về ông. Ảnh: Thanh Hải


    Tờ mờ sáng, chúng tôi băng qua thung lũng còn đầy sương mai đi về hướng đỉnh Cà Tang. Thế nhưng, căn nhà ông Thái Ngọc đã trống hơ. Í ơi một hồi, bà Bảy mới đáp trả từ vườn chuối. Chỉ tay về phía cánh đồng lúa bên kia chân núi, bà bảo: “Ông ấy đang tuốt lúa chưa về. Cả đêm qua lọ mọ cắt gần hết đám ruộng, chừ kêu người tuốt để mang về. Ông vẫn chưa ngủ được mấy chú à” - giọng bà đầy thất vọng.

    Câu chuyện ông Thái Ngọc mất ngủ liên tiếp hàng chục năm trời không lạ. Từ 10 năm trước, khi phát hiện dị nhân Thái Ngọc chưa từng ngủ liên tiếp hàng chục ngàn đêm, báo chí trong và ngoài nước ầm ầm kéo về góc rừng Nông Sơn tìm ông để vẽ nên những câu chuyện truyền kỳ, lạ lẫm này. Lúc ấy, nhiều hãng truyền hình Nhật Bản, Thái Lan, Anh Quốc, Hàn Quốc… cũng tìm đến, làm phim khoa học, phim tài liệu. Có đoàn còn bố trí cả chục máy quay, thay nhau canh ông cả một tuần trời để kiểm chứng, làm phim tư liệu kiểu Discovery. Nhưng rốt cuộc, nhà báo dù thay nhau trực vẫn mệt, ngủ li bì, còn ông Ngọc, cứ tự nhiên chong đèn cuốc đất, làm đồng thâu đêm. Ông đi vào lịch sử ngành y khoa như một bí ẩn đến nay chưa ai giải mã được.

    Căn nhà ông Ngọc dựng lên trong hốc núi, trơ trọi không xóm giềng, nhưng lại sum suê hoa trái. Từ tiêu, chuối, bưởi, mía, đến ao cá, vườn đậu, bắp ven suối… tất cả đều tinh tươm, chăm dọn kỹ lưỡng, quanh năm cho nông sản. Nhà báo Vũ Công Điền giải thích: “Đó là “thành quả” mấy chục năm mất ngủ của ông Ngọc. Đêm đêm, ngồi nhìn vợ ngủ hoài, riết rồi cũng chán, ông một mình vác cuốc ra vườn chăm cây. Nên đến nay, khu vườn này trông như một trang trại dày công chăm bón. Kỳ thực chỉ một tay ông làm. Điều kỳ lạ hơn là ông Ngọc vẫn khoẻ mạnh bình thường khi cả đôi mắt và đôi bàn tay chẳng mấy khi ngơi nghỉ”.

    “Thức hoài nên có nhiều con”!

    Thấy nhóm nhà báo lội ra ruộng thăm mình, ông Ngọc vui lắm, miệng móm mém cười: “Tui luôn thèm một giấc ngủ, nhiều lúc lạm dụng ly rượu cuối ngày để được nghỉ ngơi, nhưng không ăn thua”. 32 tuổi ông mới mất ngủ chứ không phải bẩm sinh. Vậy ông có phải trải qua một sự cố hay chấn động mạnh nào? “Bác sĩ cũng hỏi tôi câu giống chú vậy đó. Nhưng thực tình, chẳng có sự cố nào. Tôi lớn lên thời chiến, nửa đêm chạy loạn, mất ngủ là chuyện thường xuyên nên chẳng để ý. Nhưng năm 32 tuổi, tự dưng sau một đêm không ngủ, tôi cảm thấy không còn thèm ngủ nữa. Đêm kế tiếp, cố gắng nhắm mắt mà không được, dậy pha chè uống. Đêm kế tiếp cũng thế, rồi thêm nhiều đêm nữa… Bây giờ thì đã gần 15.000 đêm trắng” - ông Ngọc cười hiền hiền.

    Vợ đầu của ông Thái Ngọc mất khi mới sinh cho ông con đầu lòng. 6 năm sau, ông đi bước nữa với bà Nguyễn Thị Bảy. Họ có với nhau 5 người con - 2 trai, 3 gái. Đó cũng là quãng thời gian ông không ngủ. Bà Bảy vừa bóc mấy trái bưởi mời khách, vừa kể chuyện: “Tui và ổng lấy nhau diện “rổ rá vá lại” nên cũng không việc gì e thẹn như gái mới lớn, nhưng đêm nào cũng thấy ổng thức trắng, ngồi nhìn mình nên cũng hơi ngại. Ban đầu tôi lo sợ cho sức khoẻ của ông, nhưng riết rồi quen. Ổng thức hoài nên tui có nhiều con như rứa đó” – bà Bảy cười giòn, rất thật lòng. Bây giờ các con của ông bà đều thành gia thất, ra ở riêng và đi làm ăn xa cả. Nơi hốc núi này vẫn đêm đêm đỏ đèn mỗi một nhà ông. Ngoài việc làm đồng, ông bà lại nghêu ngao hát karaoke.

    Sợ một giấc ngủ dài

    Làm sao họ có thể đối mặt với cả chục ngàn đêm không ngủ? Họ phải làm gì để giết thời gian?... Câu chuyện thức trắng hơn nửa đời người của ông Thái Ngọc vẫn làm tò mò bao người. Ông Ngọc chỉ ra khu vườn cả chục héc ta đầy cây trái để giải thích: “Phần lớn thời gian tôi làm vườn. Mệt thì nằm nghỉ, thấy khoẻ thì ra vườn. Bất kể ngày, đêm”. 76 tuổi, ông Ngọc vẫn dẻo dai, vẫn làm lụng cả ngày đêm. Nhưng với bà Bảy, nỗi niềm âu lo dường như trở lại như những đêm đầu ông thức trắng. Bà nói: “Dù có bất thường thế nào thì con người, khó ai chống lại quy luật cuộc đời. Tôi thấy mình được hạnh phúc hơn người, vì thời gian ổng dành cho tôi gấp đôi những cặp vợ chồng khác cho nhau. Chừ hết lo ổng mất ngủ, mà chỉ sợ ổng ngủ được. Một giấc ngủ không bao giờ dậy nữa”.
    Trong thời cao điểm truyền thông quốc tế về tìm hiểu điều kỳ bí từ người đàn ông không ngủ này, có đoàn làm phim của nước Anh đã đưa ông Ngọc xuống Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng xét nghiệm. Họ kiên trì bỏ cả kinh phí lẫn thời gian để làm đủ các xét nghiệm, kiểm tra phản xạ… Nhưng mọi thông số cơ địa, các chỉ số sinh học của ông Ngọc đều bình thường.


    BS Trần Nguyên Ngọc - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng lúc ấy - cho biết, kết quả xét nghiệm, đo điện não không đưa ra được bất kỳ triệu chứng nào cho thấy ông Ngọc bất bình thường. “Thông thường, hệ thần kinh con người làm việc theo chu kỳ thức - ngủ, chu kỳ ngủ sẽ giúp tái tạo phục hồi sức lực, nơ-ron thần kinh… Riêng ông Ngọc tự nhiên mất hẳn chu kỳ ngủ, chỉ có chu kỳ thức. Nhưng điều lạ kỳ là có cơ chế tự bảo vệ, tái tạo sức, tế bào thần kinh. Đây có thể nói là trường hợp có một không hai, bởi nếu bình thường, mất ngủ sẽ dẫn đến suy kiệt thần kinh, trầm cảm, ăn không ngon… nhưng ông Ngọc lại vẫn bình thường. Trường hợp này quá bí ẩn” - bác sĩ Ngọc cho biết.

    Hôm ấy, trên hốc núi Cà Tang, mấy anh em phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam “hành” cả hai vợ chồng ông Thái Ngọc tái diễn. Hết cắt lúa ngoài ruộng, vác cuốc ra vườn, rồi quay về quạt lúa, vào bếp… để có những hình ảnh sinh động, kể về câu chuyện mất ngủ kỳ bí của ông Ngọc. Nhóm còn lại chúng tôi mở karaoke của ông để… giết thời gian. Vô tình bài hát “Bảy ngàn đêm góp lại” của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng lại có những ca từ trùng hợp với hoàn cảnh của ông Ngọc, nghe mà da diết: “Đêm qua đêm, súng ru em ngủ, còn đâu nồng nàn/Bảy ngàn đêm, giấc ngủ chưa tròn, giấc ngủ hao mòn, cơn mơ thành bại, mắt lo âu…”. Ông Ngọc còn hơn thế nữa, hơn 40 năm, gần 15.000 đêm “giấc ngủ chưa tròn”.

    Theo báo Lao Động

  3. #43
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Mar 2014
    Bài gửi
    150
    Thanks
    24
    Thanked 18 Times in 16 Posts
    Đám tang kỳ lạ của bà trùm Dung "Hà"


    Tháng 8/2000, do hết cửa làm ăn ở miền Bắc, Dung “Hà” đành phải dẫn đàn em dạt vào TP HCM. Lúc này, đứng đằng sau Dung là Minh “Sứt”, một trùm buôn lậu ma túy. Chân ướt chân ráo vào Sài Gòn nhưng Dung “Hà” đã bộc lộ rõ bản chất của kẻ giang hồ, muốn chia phần lãnh địa với ông trùm Năm Cam. Sau những đòn quậy phá Năm Cam như rải phân người cho đến tổ chức chém nhau, ném mắm tôm, thả rắn tại sòng bạc... Dung đã được ông trùm nhượng bộ cho mở sòng bạc tại 17 Bùi Thị Xuân (TP HCM).

    Theo lời khai của Hải “Bánh”, đã được Năm Cam giúp đỡ nhiều nhưng Dung vẫn liên tục ra yêu sách, quậy phá việc làm ăn của ông trùm. Ngay cả Hải “Bánh” ngày trước từng đi theo Dung, vậy mà nay cũng bị Dung quậy vì Hải đã trở thành “đệ cứng” của Năm Cam. Không thể nhẫn nhịn với Dung nữa, Năm Cam tìm gặp Hải “Bánh” và ra lệnh: “Chú ở gần Dung “Hà” thì biết tính nó rồi, nó muốn làm gì là làm chứ có nể ai đâu. Điều đình không được thì chú tự tính... Anh không muốn thấy mặt nó nữa”.

    Ngày 29/9/2000, Hải gọi điện thoại triệu tập Nguyễn Việt Hưng và Nguyễn Xuân Trường đến kể chuyện bị Dung quậy phá và bàn cách trả thù. Khoảng 0h20 ngày 2/10, Hưng bắn chết Dung ngay tại trước số 17 Bùi Thị Xuân. Cái chết của Dung “Hà” khiến giới giang hồ khắp trong Nam ngoài Bắc choáng váng. Trong lúc nhiều đệ tử thân tín của bà trùm hạ quyết tâm trả thù. Một trong những chuyên án truy quét tội phạm xã hội đen lớn nhất trong lịch sử hình sự nước nhà cũng được cơ quan công an tiến hành.

    Dân giang hồ khắp cả nước, đặc biệt là Hải Phòng coi đêm Dung “Hà” bị bắn chết là một đêm lịch sử. Sau khi cô em chết, Minh “Sứt” đã chỉ đạo đàn em tắm gội sạch sẽ, sức nước hoa, mặc quần áo mới tinh tươm rồi mời thầy cúng đến khâm liệm cho Dung “Hà”. Đến nay, người dân ở thành phố Cảng vẫn cho rằng đám tang của bà trùm này là đám tang có một không hai về cả mức độ hoành tráng lẫn số người tham dự. Gần như không một đàn anh, đàn chị giang hồ có máu mặt nào ở miền Bắc vắng mặt trong đám tang đó.

    Minh “Sứt” chứng tỏ mình là một đàn anh đích thực khi vung tiền không tiếc tay thuê hẳn một chiếc máy bay chở xác Dung “Hà” về Hải Phòng. Tại sân bay Cát Bi (Hải Phòng), tất cả đàn em của bà trùm đều có mặt để đón linh cữu bọc quan tài kẽm của “chị cả”. Đám tang của Dung làm người ta liên tưởng đến đám tang trong tiểu thuyết của các bố già mafia trên thế giới. Rất nhiều nhà sư, thầy cúng được mời đến để cầu siêu cho Dung “Hà”. Quan tài của Dung được đắp hoa rực rỡ. Dọc con phố Trạng Trình vào nơi tổ chức đám tang tại nhà Dung, cánh đàn em đứng thành hai hàng dọc, mặc đồng phục đen.

    Đệ tử, người quen đến đưa tang cứ nối hàng kéo dài từ phố Trạng Trình tới tận Nhà hát Lớn TP Hải Phòng (khoảng 2km). Người đến đưa tang, ai nấy đều trong trang phục vest đen, cài hoa hồng trắng ở ngực áo, mắt đeo kính đen, đi trên xe ôtô cũng màu đen, chỉ vòng hoa là trắng.

    Trước giờ đưa bà trùm về nơi an nghỉ cuối cùng, Minh “Sứt” đã chỉ đạo đàn em đứng dọc các tuyến phố có xe tang đi qua. Quãng đường từ Cầu Rào tới nghĩa trang Ninh Hải cũng bị phong tỏa. Một đoàn xe hơi màu đen láng cóng xếp dài cả cây số trên phố chầm chậm đi sau xe quan. Phía sau là đoàn người dài kín phố.

    14 năm trôi qua, sau đám tang đình đám một thời, phần mộ của bà trùm khét tiếng một thời vẫn thường xuyên có người ghé thăm. Người quản trang cho biết: “Mộ cô Dung vẫn thường xuyên có nhiều người thăm viếng. Đặc biệt, ngày rằm mùng một thì không khi nào thiếu”.

    Khu vực có mộ của Dung “Hà” hiện là một bãi đất trống. “Trước đây, khu đó là nơi chôn cất trước khi cải táng. Người ta cải táng hết rồi, chỉ còn lại đúng 2 ngôi mộ. Một chôn năm 2005 và mộ cô Dung chôn từ năm 2000”, người quản trang cho biết.

    Đặc điểm nổi bật và dễ nhận biết nhất của ngôi mộ này chính là hai cây cau vua trồng hai bên. Theo lời người quản trang thì hai cây cau được trồng chỉ vài ngày sau đám tang của bà trùm, ngoài ra còn có một cây mai vàng được đệ tử của Dung mang đến trồng vào khoảng 6 năm trước.


    Mộ Dung "Hà" vẫn thường xuyên có người viếng thăm.

    Trên tấm bia mộ có mái che, ghi tên "Vũ Hoàng Dung" và ngày mất. Bát hương cắm đầy chân hương và những loại thuốc lá đắt tiền... Hai bình hoa trước mộ hoa vẫn tươi, chứng tỏ có người mới đến.

    Sau ngày Dung được chôn cất, hàng ngày vẫn có rất đông đệ tử của “chị cả” tới thăm nom. “Về sau, số người tới viếng mộ có ít hơn nhưng thỉnh thoảng vẫn có tốp khi thì hai người, lúc thì ba người tìm đến. Toàn là những người xăm trổ, dáng vẻ hầm hố nên nhìn qua đã biết là dân giang hồ. Họ bao giờ cũng mang hoa tươi, hoa quả ngon và thường để lại luôn chứ không mang về”, một nhân viên của nghĩa trang cho biết.

    Ngoài những bạn hữu và đàn em năm xưa của Dung “Hà” thì người trong gia đình thường xuyên đến thăm mộ Dung chính là Vũ Hoàng Oanh (tức Oanh “Hà”, chị ruột của Dung). Oanh cũng là một “chị cả” sừng sỏ trong giới bài bạc.

    Lễ Thanh Minh năm vừa rồi, Oanh Hà có dẫn hai người con đến trước mộ em gái nói lời từ biệt để “đi xa”. Tháng 7 vừa qua, Oanh đã bị Công an tỉnh Lâm Đồng bắt khi đang tham gia đánh bạc (sóc đĩa) tại TP Đà Lạt.

    Khi bị công an bắt, Oanh vẫn tỏ ra rất bình tĩnh và cứng đầu. Lúc bị trinh sát dẫn giải đến khách sạn lưu trú để khám xét, Oanh luôn ngó nghiêng tìm cách trốn thoát nhưng bất thành. Khám xét người Oanh, công an tìm thấy giấy CMND đã cũ mang tên Vũ Hoàng Dung (tức Dung “Hà”).

    Oanh kể từ khi em gái bị bắn chết, cô ta giữ lại giấy CMND này và luôn mang trong người. Thấy cán bộ chưa trả lại, Oanh còn “hù”: “Cán bộ mà giữ lại, đêm đến Dung nó về đứng trước đầu giường nó làm thế này... thế này... (Oanh giơ tay giả làm ma hù dọa), khỏi ngủ nổi đó”.

    Oanh là người chăm nom tích cực nhất cho mộ phần của em. Ngoài việc thường xuyên đến thắp hương, Oanh cũng chi tiền hậu hĩnh cho lực lượng quản trang để luôn giữ cho cỏ trên mộ Dung được xanh tốt.

    Oanh từng tiết lộ, việc làm này là theo ý nguyện của Dung dặn lại trước ngày chết. Theo đó, bà trùm có trăng trối là phải giữ cho mộ của mình luôn được “xanh mồ tốt cỏ”. Ngoài ra, còn phải trồng hai cây cau ở hai bên. Đó là hai cây cau vua (hình dáng phình to giống như chai champagne) vừa sang trọng vừa lấy bóng râm. Phần mộ cũng không được xây mà trồng cỏ lên trên để cho âm dương điều hòa.


    Dung Hà và Năm Cam khi còn mặn nồng

    Thông thường, với các phần mộ khác thì chỉ 3-5 năm sẽ được gia đình cải táng. Thế nhưng mộ của Dung vẫn nằm nguyên sau 14 năm. Lý giải về điều này, ông Trưởng ban quản lý nghĩa trang cho biết: “Lúc chôn cất, chúng tôi đã tháo quan tài kẽm ra, tuy nhiên do thi thể được tiêm phoóc môn để bảo quản nên thời gian chờ cải táng phải kéo dài hơn. Một lý do nữa là do không có người thân đến lo liệu làm thủ tục. Năm 2013, cô Oanh có đăng ký nhưng rồi lại lùi lại tới tháng 11 năm nay”.

    Dự kiến sau khi được cải táng, phần mộ của Dung “Hà” sẽ được gia đình đưa về quê ở huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng). Thế nhưng với việc Oanh “Hà” mới bị bắt giữ gần đây thì kế hoạch kia vẫn chưa biết đến khi nào mới được thực hiện.

    Trong quá trình hành tẩu giang hồ, Dung “Hà” đã gây thù chuốc oán với rất nhiều người. Lúc còn sống, Dung rất được đàn em nể phục vì bà trùm này sống rất có tình có nghĩa, chỉ thích “xé vé” kẻ mạnh mà không bao giờ hiếp đáp kẻ yếu. Có lẽ vì thế mà đến nay tên tuổi của Dung “Hà” vẫn được đặt trang trọng trong lòng của dân giang hồ đất Cảng.

    Một vị tướng công an, người có 10 năm giữ chức Giám đốc Công an TP Hải Phòng từng nói về bà trùm này: “Đó là người phụ nữ bản lĩnh, biết sống và chăm sóc, yêu thương người yếu thế hơn mình. Giá như đi đúng hướng, cuộc đời người phụ nữ này sẽ làm được nhiều việc có ích cho xã hội chứ không phải là bà trùm tai tiếng”.

    Theo Pháp Luật Việt Nam

  4. #44
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Chuyện về gia đình có 4 đời nghèo khó và lùn nhất Việt Nam

    Họ là những người sinh ra trong một gia đình lùn nhất Việt Nam và nghèo đến nỗi trải qua 4 đời, những chú lùn vẫn khát khao cháy bỏng “cải tạo” nòi giống để vươn lên trong cuộc sống…

    Về đến khu vực gần chợ Bà Rén nằm trên QL1A qua địa phận huyện Quế Sơn (Quảng Nam) hỏi gia đình lùn nhất Việt Nam ai cũng biết. Nhưng khách không phải nhọc công, chỉ cần đợi một lúc, thế nào cũng có một vài chú lùn đi ngang qua, cứ thế mà theo họ về nhà.

    Muốn lấy vợ cao nhưng đành chịu

    Nằm trong con hẻm nhỏ cách đường khoảng 200m một ngôi nhà nhỏ bé là nơi sinh hoạt của đại gia đình người lùn họ Lưu. Người cao tuổi nhất- ông Lưu Quơn (84 tuổi) với chiều cao 1,08m và bị tật bẩm sinh cả hai chân.

    Ông Quơn có 6 người con, lần lượt các anh Lưu Quạng (58 tuổi) cao 1,3m; Lưu Trịn (48 tuổi) cao 1,29m; Lưu Tám (40 tuổi) cao 1,27m; Lưu Mười (38 tuổi) cao 1,25m; Lưu Hai (37 tuổi) cao 1,1m; cô con gái út Lưu Thị Hoa (35 tuổi) cao 1,1m. Người cao nhất nhà là bà Phạm Thị Điển (85 tuổi, vợ ông Quơn) được 1,33m.



    Các thành viên trong gia đình lùn nhất Việt Nam


    Bà Điển cho biết, trước đây cụ Lưu Luyến, thân sinh ông Lưu Quơn cũng chỉ cao 1,15m. Cụ Luyến lấy vợ tuy không lùn nhưng vẫn sinh ra những người con thấp bé. Thời chiến tranh loạn lạc, chết chóc, gia đình lần lượt chỉ còn lại mỗi ông Lưu Quơn. Nhìn thấy ông Quơn côi cút một thân một mình mưu sinh bằng nghề quét rác ở chợ Bà Rén, bà Điển khi ấy mới đem lòng thương yêu. Tuy “nhỉnh” hơn ông Quơn nhưng bà Điển cũng không phải cao nên ông Quơn tuyệt nhiên không chịu “nhắm” đến. Nhưng về sau, trước tấm chân tình của người đàn bà vốn qua một đời chồng, ông Quơn mới chấp nhận “thôi thì nồi nào vung nấy”, họ về sống với nhau. Như không muốn cụ bà này mủi lòng, ông Quơn giải thích trong tiếng nấc nghẹn: “Ước mơ lớn nhất trong đời tôi là cải tạo giống nòi. Gia đình tôi bốn đời đều mang tiếng lùn, đau khổ lắm!”. Rồi ông nói tiếp: “Tổ tiên nhà tôi không lùn. Chỉ đến đời cha tôi mới bắt đầu lùn thôi. Khi còn sống, cha tôi dặn phải bằng mọi cách cải tạo giống nòi. Thế nhưng lùn vẫn cứ lùn, buồn lắm”.

    Khi đến thế hệ thứ 3 của mình, ông Quơn giao hẳn mục tiêu cho các con, phải bằng mọi cách “chinh phục” cho được những người cao hơn mình ít nhất… 2 gang tay (tương đương 40cm). Tuy các con ông Quơn lùn nhưng may mắn, trời vẫn cho họ khuôn mặt sáng sủa, thông minh, tính tình thật thà nên khả năng kiếm vợ… cao hơn mình không khó.
    Năm 1984, anh Lưu Quạng kết duyên với chị Nguyễn Thị Bích (SN 1967, một cô gái cùng làng). Có với nhau 6 mặt con nhưng đôi vợ chồng này sinh chỉ được 1 cháu giống mẹ, cao 1,5m. 5 đứa con còn lại, đứa lớn nhất 28 tuổi, nhỏ nhất 16 tuổi chỉ cao chưa đầy 1m. 2 người con trai còn lại cũng lần lượt lấy vợ. Nhưng thật buồn, trong số 9 đứa con của Trịn và Tám chỉ có 2 đứa trẻ con đầu của 2 người có chiều cao “nhỉnh” một chút, 7 đứa trẻ tiếp theo bị lùn, đôi chân loèo khoèo sát mặt đất.

    Nhìn vào đàn cháu đông đúc nhưng thấp bé, ông Quơn buồn rầu nói: “Tụi nó nhỏ người rứa chứ đã nhiều tuổi lắm. Vì mọi người đều lùn nên đồ đạc cũng ngắn ngủn. Trong nhà, ngay cả chiếc giường hai mét cũng được cưa bớt chân cho thấp xuống để 7 người ngủ chung.

    Nhiều người cứ “chọc ghẹo” chúng tôi: nhìn giống như chiếc giường của bảy chú lùn trong câu chuyện cổ tích”. Thế nhưng, khát vọng “cải tạo” nòi giống luôn bỏng cháy trong gia đình này và họ lại đặt niềm hi vọng vào anh con trai Lưu Mười đang miệt mài làm mướn, hy vọng kiếm được vợ cao hơn mình.

    Đời không như cổ tích với những chú lùn

    Những chú lùn sống trong ngôi nhà thấp nhỏ, nghèo nàn như trong chuyện cổ tích, nhưng cuộc đời họ lại không kết thúc có hậu như thế giới thần tiên. Cái nghèo truyền kiếp gia đình họ từ 4 đời nay. Mặc dù họ tốt bụng, chăm làm nhưng cuộc mưu sinh luôn gặp nhiều khó khăn. Trước đây, bà Điển phải dậy từ mờ sáng ra chợ bà Rén bồng heo thuê kiếm tiền, còn ông Lưu Quơn cùng các con đứng ngay bên hông chợ, chờ ai gọi khuân vác hoặc kéo xe bò chở thuê các loại hàng hóa, vật liệu xây dựng, phân bón… thì nhận. Ngoài ra, gia đình ông Quơn còn phụ trách luôn việc quét rác, dọn vệ sinh ở khu chợ Bà Rén. Sau mỗi ngày làm việc cật lực, tổng số tiền của các thành viên khoảng hơn 100 ngàn, đủ để mua gạo, mắm muối. Tuy nhiên, 3 năm trở lại đây, công việc bỗng chốc bị xào xáo khi ông Lưu Quơn và anh Lưu Mười bị chứng đau gan hành hạ. Thêm nữa, tuổi già, sức yếu, ông Quơn cùng vợ không đi kiếm tiền được nữa nên chỉ trông mức trợ cấp người cao tuổi 180.000 đồng/tháng, số tiền đó không đủ trang trải tiền thuốc thang cho 2 người bệnh.

    Thời gian đầu, cả nhà còn cố gắng chữa trị cho hai cha con đều đặn, nhưng dần dà, tiền hết, họ đành cay đắng nhìn cảnh người thân đau đớn vì bệnh tật. “Cơm cũng không có mà ăn, lấy đâu tiền mua thuốc”, bà Điển nói. Vì vậy, các khoản chi tiêu còn lại đều đặt cả lên đôi vai những người con khoẻ mạnh. Nhưng họ còn phải lo cho tổ ấm nhỏ với đám trẻ lóc nhóc nữa, vậy là đói. Gia đình ông Quơn thiếu ăn, thiếu mặc quanh năm. Nhiều lúc bức bách quá, bà Điển phải gắng gượng ra chợ đi xách nước thuê rồi xin nước cá dư thừa ở khu chợ về bán lại cho những người nuôi heo lấy tiền đong gạo. Đến khi trái gió trở trời, bà lại nằm nhà rên la nhức mỏi, kéo theo không ít lần mọi người phải nhịn đói đến lả đi. Hiện tại, cái đói, bệnh tật không chỉ đe dọa gia đình lùn từng ngày, mà nỗi khổ “nơi chui ra chui vào” cũng đang bắt đầu xuống cấp theo thời gian. Mỗi mùa mưa tới, căn nhà 50m2 gió lùa tứ phía khiến 15 con người lùn tá túc trong đó cứ nơm nớp lo sợ.

    Ông Nguyễn Khẳng - Trưởng thôn Bà Rén cho biết, gia đình này thuộc hộ đặc biệt khó khăn của thôn. Sống trong căn nhà nhỏ không có gì đáng giá, bao năm qua, cuộc sống của họ cứ y như ngọn đèn dầu trước gió. Điều đáng nói, dù nghèo nhưng gia đình ông Quơn ăn ở nghĩa tình, không bao giờ làm mất lòng ai, lại hay giúp đỡ mọi người nên được mọi người quý mến.

    Theo Internet.

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  5. #45
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Ngôi mộ nằm giữa phòng khách một biệt thự



    Một ngày đầu tháng 6, chúng tôi về ấp Tân Thi An, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre để tìm hiểu thực hư về một ngôi mộ có một không hai ở đây.
    Đi dọc theo bờ sông Rạch Miễu, cách bến phà cũ chừng 500m, chúng tôi tìm đến một căn biệt thự rất đẹp. Bước vào cổng chính của căn biệt thự, đập vào mắt chúng tôi là một ngôi mộ khá lớn, gây cảm giác ớn lạnh.
    Bốn bề ngôi mộ được ốp đá hoa cương màu vàng, phía trên có ghi tên, tuổi người đã khuất, đặc biệt có 4 câu thơ: “Liên ơi thôi đã thôi rồi/ Liên nay đã mất, Sen vàng còn đây” (người đã khuất tên Liên) và “Giai nhân tự cổ như danh tướng/ Bất hứa nhân gian kiến bạc đầu”.

    Làm theo di nguyện của người đã mất

    Tiếp chúng tôi là anh Trần Văn Tuấn (39 tuổi), em trai của người đang nằm trong ngôi mộ chính giữa nhà. Khi chúng tôi hỏi về ngôi mộ, anh Tuấn nói ngay: “Gia đình chúng tôi làm theo di nguyện của chị nên chôn chị ngay đó”.
    Rồi anh Tuấn kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời của chị mình. Chị tên Trần Thị Kim Liên (SN 1960), vốn có một cuộc sống rất khó khăn, sống bằng nghề gánh cá mướn. Năm 18 tuổi, chị yêu và cưới một người chở ghe cá.
    Năm 1981, 2 vợ chồng chị qua Mỹ sinh sống. Tại Mỹ, chị sống bằng nghề làm móng và kinh doanh đồ trang trí nội thất. Dù công việc phát đạt, nhưng sau khi gom được chút vốn liếng, chị gom tiền trở về quê hương cho mẹ xây nhà.


    Kể đến đây, anh Tuấn xúc động: “Chị nói là từ nhỏ cuộc sống khó khăn nên có ước mơ là sau này sẽ cố gắng làm nhiều tiền để xây một căn nhà lầu để ở”. Điều đó đã trở thành hiện thực khi một căn biệt thự hoành tráng được xây lên vào năm 2006. Theo anh Tuấn, chi phí xây ngôi biệt thự đó vào khoảng 1,7 tỷ, tất cả đều là tiền chị Liên gửi về.
    Tuy nhiên, biệt thự mới xây, chị ở chưa được bao lâu thì phát hiện mình bị bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Theo anh Tuấn nói, chị Liên có ở chừng 3 tháng rồi về Mỹ và đến tháng 5/2007 thì chị Liên mất.
    Trước đó, biết mình sống chẳng được bao lâu nữa nên chị Liên có di nguyện để lại việc hậu sự của mình. Chị Liên nói khi sống chị sống cùng mẹ và em thì khi chết chị cũng muốn được ở cùng gia đình, nên chị yêu cầu được an táng ngay trong căn biệt thự mà chị đã bỏ tiền xây dựng.
    Trong ngôi biệt thự có một phòng nhỏ cạnh phòng khách phía trước mà theo anh Tuấn nói là chị Liên định làm chỗ để xe hơi, biết mình sắp chết chị Liên muốn được chôn ở đó. Tuy nhiên sau đó chị Liên đổi ý và yêu cầu gia đình chôn mình ngay chính giữa nhà, tức là tại phòng khách.
    Sau khi chị Liên mất, gia đình đã có gửi đơn lên chính quyền địa phương xin được chôn chị trong nhà và được địa phương đồng ý. Thi thể chị Liên được chuyển từ Mỹ về và được quàn trong một chiếc quan tài rất đẹp. Đám tang được gia đình tổ chức chu đáo, hoành tráng.


    Như vẫn còn sống cùng gia đình

    Theo anh Tuấn, việc chôn cất chị Liên không xảy ra một trở ngại nào. Nhiều người cho rằng chôn ngay trong nhà sẽ không đảm bảo môi trường nhưng từ lúc chôn cho đến bây giờ (gần 2 năm) gia đình vẫn không thấy có biểu hiện gì của việc ô nhiễm. Không ai trong gia đình mắc bệnh hay có những vấn đề gì đó về sức khỏe.
    Anh Tuấn nói thêm, từ đó đến nay, cuộc sống của gia đình không có gì thay đổi. Mọi người đều cảm thấy như chị Liên vẫn sống cùng gia đình. Anh Tuấn thừa nhận mới đầu chứng kiến cảnh các thợ đào huyệt trong nhà ai cũng ớn lạnh nhưng rồi cũng quen dần. Giờ thì chỉ nghĩ như chị đang nằm ngủ ở phòng khách mà thôi.
    Anh Tuấn dẫn chúng tôi lên thăm căn phòng của chị Liên ở trước khi mất. Mọi vật dụng, đồ dùng của chị vẫn được giữ nguyên như khi chị còn sống.

    Hỏi về những tranh chấp vật chất có thể xảy ra sau này, anh Tuấn cho biết: “Giấy tờ xây dựng, nhà cửa hiện do tôi đứng tên. Bên cạnh đó, ngôi mộ đã được chôn ngay trong nhà thì chúng tôi sẽ sống mãi với nó chứ không có chuyện bất cập gì đó xảy ra”.
    Anh Tuấn cho biết thêm, hiện tại sống trong căn biệt thự này có mẹ của anh đã 76 tuổi, vợ và 2 con cùng người anh thứ 3 của mình. Cuộc sống cũng bình thường như những gia đình khác.


    Qui định của pháp luật (Nghị định 35-2008):

    Việc táng người chết phải được thực hiện trong các nghĩa trang, trường hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của chính quyền địa phương theo phân cấp của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).Việc táng phải phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại. Diện tích sử dụng đất cho mỗi mộ hung táng và chôn cất một lần tối đa không quá 5 m2.
    Nguồn: Diễn đàn các nhà báo môi trường Việt Nam.
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  6. #46
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    TA CÒN QUÁ Ư HẠNH PHÚC

    Trưa đi qua công trình đang xây dựng trong cơ quan, thấy có mấy người bu quanh cái máy đóng cọc bê tông, tưởng có chuyện gì mới ghé lại thì thấy một thằng ku (tuổi còn trẻ) đang lúi húi sửa chữa máy.


    Điều đặc biệt khiến mình chú ý, ấy là tư thế ngồi sửa máy của hắn làm lộ cả mảng phao câu, lộ cả bầu trời gian khó... Có nhìn vào đó (cái phao câu của thằng nhỏ), ta mới biết ta quá ư hạnh phúc, quá giàu... Mới thấy còn quá nhiều mảng đời bất hạnh.

    Chẳng tiện hỏi coi thằng ku ấy quê đâu, nhưng đoán biết đó là chàng trai hiếu thảo, kiệm cần.

    Hãy cảm thông, trân trọng những người như thế và bằng lòng với những gì mình đang có... nên chăng ?.


    Theo facebook Thiều Ngọc Sơn.
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  7. #47
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Mình mà có mình cũng làm kkk.

    Mình nói thật đấy, nếu mình mà có cái giống cái của cô họ Khuất, gặp những cảnh ngộ ấy, mình cũng sẽ làm... Mà nói thật, có khi chả có nhưng nếu cháu cần mình vẫn sẵn lòng đáp ứng hjhj.

    Trên là nói dzỡn vậy thôi chứ thực lòng là rất cảm phục việc làm của đ/c nữ Cảnh sát trẻ họ Khuất.

    Nhận tin báo từ một khách sạn trong địa bàn báo có một em bé 7 tháng tuổi bị mẹ bỏ lại khách sạn. Nữ cảnh sát Khuất Khánh Ly (Công an Quận Từ Liêm, Hà Nội) đã cùng đồng đội nhanh chóng có mặt và tình huống bất ngờ đã xảy ra. Em bé do bị bỏ rơi trước đó cả mấy tiếng nên khát sữa đang càng lúc càng lả rần. Không một phút do dự, nữ Cảnh sát Ly đã vội nhào vào ôm và chăm sóc cho em bé.


    Nữ Cảnh sát Khuất Khánh Ly đang cho cháu bé bú

    Tình mẫu tử thật thiêng liêng (Cảnh sát Ly lúc này cũng đang nuôi con nhỏ) nhưng có lẽ ngoài tình cảm ấy, ở Cảnh sát Ly còn có tình trách nhiệm.

    Một hình ảnh đẹp của nữ chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam.

    Tp.HCM, ngày 29.8.2019
    Thiều Ngọc Sơn
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •