Trang 1/5 123 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 47

Chủ đề: Cuộc Sống Mến Yêu...

  1. #1
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts

    Cuộc Sống Mến Yêu...

    Nghệ An
    DÙNG CÔNG NÔNG LÀM XE HOA



    Thứ ba, 23/4/2013, 10:01 GMT+7
    Bố mẹ khuyên hai con nên thuê ôtô 4 chỗ làm xe hoa rước dâu nhưng cô dâu chú rể xin được sử dụng xe công nông để ngày lễ vu quy thêm ấn tượng.

    Mấy ngày qua, người dân xã Mã Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) xôn xao về đám cưới với màn rước dâu độc đáo bằng 12 chiếc công nông. Chú rể Nguyễn Bá Trường (25 tuổi) và cô dâu Phan Thị Khoa (18 tuổi) yêu nhau gần 2 năm. Cả hai sống cùng làng, lớn lên từ thời chăn trâu, cắt cỏ nên rất hiểu nhau. Trong ngày cưới, cả hai đều muốn làm điều gì đó thật đặc biệt để mọi người nhớ lâu.


    Chiếc xe hoa được trang hoàng lộng lẫy, cô dâu chú rể cười mãn nguyện trên chiếc xe hoa đặc biệt. Ảnh: Nguyễn Hải

    Trường thấy Yên Thành là quê lúa, nhà nào trong làng cũng có xe công nông tự chế, đầu là máy cày, đuôi là thùng xe bò lốp cải tiến. Vì thế anh nghĩ sẽ tổ chức rước dâu bằng xe công nông. Trước đây, một đám cưới khác ở huyện Yên Thành cũng dùng xe công nông khiến ngày vu quy rất vui và ấn tượng.

    Ý tưởng của chú rể được cô dâu nhiệt tình hưởng ứng và bàn với bố mẹ hai bên. Ban đầu, mọi người không đồng ý vì đây là ngày đại sự, gia đình không nghèo khó. Bố mẹ khuyên hai con nên thuê ôtô 4 chỗ làm xe hoa rước dâu như những đám cưới khác. Sau khi phân tích cho bố mẹ hiểu về sự độc đáo, ấn tượng của đám rước dâu bằng xe công nông, đôi bạn trẻ nhận được sự đồng ý.

    Trường liền chạy quanh làng, mượn 12 chiếc công nông cải tiến về trang trí, chuẩn bị cho lễ rước. Xe hoa được trang trí đẹp mắt với bóng bay, kim tuyến, ruy băng và lá dừa kết hình trái tim. Còn đoàn xe phía sau được dán chữ hỷ và buộc những dải băng hồng.

    Trưa 19/4, chú rể tập hợp đoàn xe công nông đến nhà gái. Sau thủ tục xin dâu, anh Trường dẫn vợ trèo lên chiếc công nông rồi diễu một vòng quanh làng, trong tiếng máy nổ, tiếng nhạc hòa lẫn tiếng cười nói vui vẻ. Dọc đường rước dâu, người dân đổ ra xem khiến vợ chồng Trường càng thêm hạnh phúc.

    Gần một năm trước, đôi bạn trẻ Nguyễn Viết Văn - Nguyễn Thị Phượng (xã Hậu Thành, huyện Yên Thành) cũng từng gây rúng động với màn rước dâu bằng 7 chiếc xe công nông tự chế.

    Hải Nguyễn
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  2. #2
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Thanh Hóa
    Khát vọng sống của “dị nhân” 70 centimét



    Thứ Năm, 25/04/2013, 01:42 AM (GMT+7)
    Người ta gọi anh là Sơn “phích”. Bởi, anh bị liệt từ nhỏ, đôi mắt lại mù loà, còn cơ thể thì teo tóp, co quắp và nhỏ như… cái phích.
    Hơn 40 tuổi đời, nhưng người đàn ông này đã phải “quanh quẩn” trên chiếc giường nhỏ hơn 30 năm. Thế nhưng, bằng niềm tin, nghị lực và khát vọng sống mãnh liệt, anh quyết vượt qua số phận, và anh đã làm được.
    Dị nhân "Sơn Phích"
    Chuyến công tác về vùng ven biển Nga Sơn (Thanh Hóa), tôi được nghe nhiều người kháo nhau về Sơn “phích”. Nghe cái tên ngồ ngộ, khơi trí tò mò nên tôi lân la tìm về để tận mắt xem anh ta là ai, người như thế nào. Về đến đầu thôn Đồng Đội, xã Nga Lĩnh, hỏi tên “Sơn phích”, hầu như người dân nào cũng biết… Khi bước vào ngôi nhà ấy, ban đầu quả thực tôi “choáng” trước người mà mình tìm gặp, bởi thân hình của anh Sơn co quắp, teo tóp và ngắn đúng như… cái phích vậy. Khi nhìn vào đôi mắt của anh, tôi chỉ thấy một màu đục như nước vo gạo. Nghe tiếng tôi chào, anh đỡ lời rất nhanh, đồng thời hỏi ngay tôi là ai, ở đâu, đến nhà anh có việc gì… Tôi chưa kịp trả lời, thì thấy anh cựa quậy từ góc giường sát tường rồi lắc đi lắc lại. Thì ra, anh đang trườn ra phía ngoài giường để trò chuyện với khách. Nghe tôi giới thiệu thì ngay lập tức người đàn ông này cất tiếng cười giòn giã, miệng liếng thoắng nói chuyện. Chẳng mấy chốc, cuộc trò chuyện giữa chủ nhà và khách trở nên thân tình.

    “Dị nhân” này có tên là Trịnh Thanh Sơn, tuổi Canh Tuất (1970). Ngày ấy, anh Sơn sinh ra cũng lành lặn như bao đứa trẻ khác. Nhưng rồi, vừa tròn 1 tuổi, mẹ anh qua đời, còn bố bỏ đi biệt xứ. Anh Sơn được vợ chồng ông Trịnh Văn Toại, bà Đồng Thị Xuyên (anh em họ ngoại) nhận về nuôi. Những tưởng cuộc đời anh sẽ được xoa dịu bớt nỗi đau không cha, mất mẹ trong tình thương của bố mẹ nuôi, thì số phận nghiệt ngã một lần nữa lại tìm tới anh. Năm Sơn tròn 10 tuổi, trong lúc đi hái lá dâu giúp mẹ nuôi tằm, anh bỗng thấy chân mình đau, các khớp ở đầu gối, ngón chân, ngón tay sưng tấy rồi không thể đi lại được. Bố mẹ nuôi đưa anh đi khắp các bệnh viện điều trị nhưng không khỏi. Các bác sĩ kết luận anh bị viêm đa khớp nặng, sau này sẽ không thể đi lại được. Cũng năm ấy (1980), bố nuôi bị bạo bệnh một thời gian rồi qua đời.
    Trong căn nhà dột nát, chỉ còn người mẹ nuôi và anh. Lúc bấy giờ, do cuộc sống của hai mẹ con khốn khó vô cùng, nên hai mẹ con đã không đi được đến cùng để chữa trị khiến bệnh của anh mỗi lúc một nặng. Dần dần, tay chân anh co quắp hoàn toàn, cơ thể anh bị co rút lại, hình hài giống như đứa trẻ lên 3.


    Từ một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát, anh Sơn bỗng chốc sống như một đứa bé, suốt ngày nằm trên giường. Người mẹ nuôi gầy gò ốm yếu phải sớm hôm tần tảo vừa chăm sóc anh, vừa lo kiếm miếng cơm manh áo. Ngần ấy bất hạnh dường như vẫn chưa đủ, năm 1996, anh Sơn tiếp tục bị viêm giác mạc dẫn đến mù loà, mặc dù đã chạy chữa nhiều nơi nhưng không được. Hiện giờ, tuy đã hơn 40 tuổi, nhưng anh Sơn chỉ dài chừng 70 centimét, cân nặng khoảng 25kg, đôi mắt mù lòa, tay, chân teo tóp...

    Quyết không gục ngã

    Hơn 30 năm nay, Sơn “phích” không đi đâu khỏi giường. Cơ thể của anh chỉ ở một tư thế nằm ngửa, hai chân co lên, đầu cách mặt giường 20cm mà không bị mỏi; đầu và cổ tạo thành đường cong, cứng như que củi, không nâng lên cũng không hạ xuống được. Mọi việc từ ăn uống, tắm rửa, đi vệ sinh... anh đều phải nhờ mẹ nuôi. Người bình thường, việc học tập và làm kinh tế đã rất khó khăn, nhưng với người không thể đi lại, mọi sinh hoạt đều dựa vào người khác như anh Sơn còn khó hơn nhiều. Quyết tâm vươn lên thoát khỏi số phận với khát khao được sống có ích, sống đúng nghĩa là một con người chứ không phải một phế nhân, anh bảo: “Khi đôi mắt của mình không thấy gì nữa, nhiều lúc muốn cắn lưỡi một phát cho xong đời.

    Thế nhưng, cứ nghĩ đến mẹ đang phải sống vì mình, thì không tài nào mà làm được điều đó. Giờ nghĩ lại, mới thấy lúc đó mình thật ấu trĩ. Hồi ấy, đêm nào cũng thức trắng để nghĩ vơ vẩn. Hết nghĩ lại khóc, nhưng nào có dám khóc to, sợ mẹ biết mình khóc. Khóc chán, lại nghĩ, lại bi quan, chán nản. Người ta bảo “thân bại, danh liệt”, nhưng mình chẳng có danh để liệt mà chỉ có thân bị bại thôi. Nhưng nếu không tìm ra việc gì làm, thì sống bằng cách nào đây”. Những ngày đầu bắt tay làm kinh tế, anh mày mò vay mượn bạn bè được 300.000 đồng để cùng mẹ buôn hàng tạp hoá ở nhà. Gọi là tạp hóa, nhưng thực ra hàng của mẹ con Sơn chỉ là mấy lạng chè khô, vài gói kẹo lạc, dăm cái bánh đa…, được bà con chòm xóm thương tình mua ủng hộ. Tuy lời lãi không đáng là bao nhưng cũng giúp Sơn thấy vui, vì đỡ đần phần nào khó khăn cho mẹ. Nhưng rồi, thời buổi “thóc cao, gạo kém”, việc buôn bán khó khăn, thu vốn về chậm, nên anh quyết định vừa buôn bán vừa chăn nuôi.
    Ngày ấy, anh và mẹ nuôi một đôi lợn nái sinh sản và gà, vịt thả vườn với mục đích lấy ngắn nuôi dài, nhưng chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, nếu gặp dịch bệnh thì không chống chọi nổi. Những trăn trở, những suy nghĩ phải làm gì để tự cứu mình trước khi được người khác cứu, khiến anh bao đêm thức trắng. Năm 2006, anh đưa ra quyết định táo bạo: Chuyển hết vốn liếng sang nuôi gà, ấp trứng. Ý tưởng của anh bị mẹ nuôi và bà con phản đối kịch liệt. Liên tiếp hàng tháng trời, Sơn “phích” quyết tâm thuyết phục mẹ cho bằng được. Thấy đứa con nuôi tật nguyền của mình không cam chịu đầu hàng số phận, nên mẹ mủi lòng đồng ý. Vậy là anh nhờ mẹ bế sang nhà bác họ để học cách ấp trứng gia cầm bằng công nghệ lò ấp. Suốt 3 tháng trời, Sơn “phích” nằm nghe bác giảng giải kỹ thuật ấp trứng. Nhờ có trí nhớ đặc biệt hơn người, những gì bác chỉ bảo anh đều nhớ rất chi tiết và chính xác từng công đoạn nhỏ. Khi “khóa học” vừa “bế giảng”, ngay lập tức Sơn “phích” về động viên mẹ xây dựng chuồng trại và mua con giống. Ban đầu, do không có vốn anh chỉ vay mượn anh em bạn bè hàng xóm đủ mua được 30 con gà giống. Chỉ sau 1 năm, số gà của anh đã tăng lên tới hơn 100 con gà mái đẻ và 30 gà trống. Thấy số lượng gà tăng, anh bắt đầu bán thu vốn và xây chuồng cũng như tường bao quanh để nhốt gà. Chưa thỏa mãn với những gì mình làm được, Sơn “phích” tiếp tục vay mượn để đầu tư mua sắm một máy ấp trứng, công suất 500 quả/lần ấp.

    Thế nhưng, năm 2009, do dịch cúm gia cầm (H5N1), đàn gà của anh Sơn chết sạch. Mẹ anh khóc cạn nước mắt vì tiếc công, tiếc của và thương con. Quyết tâm vượt qua khó khăn, anh chờ hết dịch và kiên trì làm lại. Sơn “phích” kể tiếp: “Mình nghĩ không thể ỷ lại cho số phận được, không thể nằm chờ sự giúp đỡ của người khác mãi được, mình phải tự nghĩ ra cách cứu mình. Sau hơn 3 tháng với sự giúp đỡ, tin tưởng của bạn bè, hàng xóm, đàn gà của mình lại tiếp tục được nhân lên từ 30 con gà giống ban đầu. Lúc cao điểm, cũng lên tới hơn 150 con gà thịt và gần 100 gà mái đẻ, nên mình đã phải thuê thêm 2 người làm. Mình như chết đi sống lại, vui lắm…”.

    Những tưởng những tháng ngày gian khó mẹ con cố gắng vượt qua, giờ là những ngày vui hưởng hạnh phúc, thì cuối năm 2011, người mẹ nuôi của anh qua đời do bạo bệnh. Một lần nữa, Sơn như héo hon hơn, đôi mắt đã loà của anh dường như không còn nước mắt để khóc mẹ, khóc cho số phận của mình. Từ ngày mẹ nuôi qua đời, mọi sinh hoạt cá nhân từ tắm rửa, ăn uống đến vệ sinh anh đều phải nhờ cậy người giúp việc hoặc bà con trong xóm. Để tự phục vụ bản thân mình, Sơn “phích” trang bị 3 dụng cụ bất ly thân, đó là một cành tre nhỏ bằng ngón tay trỏ, dài khoảng 50cm, một chiếc radio và một điện thoại bàn. Anh cầm chiếc que lên rồi bảo: “Chiếc que tre này là “tay” của mình đấy. Mình phải dùng nó để rửa mặt, gãi đầu, gãi chân… Còn chiếc đài là do cô giáo và học trò trường Chu Văn An (Nga Sơn) đến thăm, tặng cho mình để nghe tin tức thời sự hằng ngày. Và đây nữa, mình phải mua điện thoại bàn để “cầu cứu” khi có công việc hay ốm đau. Nằm một chỗ, người giúp việc hay bà con trong xóm không thể thường xuyên ở bên. Nhất là ban đêm, vì chỉ có một thân một mình”. Mỗi buổi sáng dậy, Sơn “phích” thường phải “đánh vật” với việc rửa mặt. Sau khi nhờ người giặt khăn cho ướt, anh lấy chiếc que kẹp vào khuỷu tay, trên đầu que là chiếc khăn quấn chặt đưa qua đưa lại trên mặt.

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  3. #3
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Khát vọng sống của "dị nhân" 70 centimét
    ** Tiếp theo...

    Sơn “phích” không còn đơn độc

    Không còn mẹ bên cạnh, anh chỉ còn biết trông chờ sự giúp đỡ của anh em, bạn bè, hàng xóm và giờ có thêm người cha đỡ đầu. Ông Tịnh (người nhận anh là con đỡ đầu) mỗi ngày 2 buổi đến giúp anh mọi công việc của gia trại, từ việc chăm sóc chuồng trại đến xuất bán gà giống. Mỗi tháng, ông chỉ nhận 600.000 đồng tiền xăng xe đi lại. Nhiều người dân địa phương chứng kiến sự thành công của chàng trai tật nguyền trên con đường vượt lên số phận đã không khỏi ngạc nhiên trước nghị lực phi thường của anh.

    Hiện nay, gia trại của “dị nhân” Sơn “phích” sau khi trừ chi phí mỗi năm thu về vài chục triệu đồng. Sắp tới, anh dự định sẽ nhân rộng lên 300 gà mái đẻ và xuất bán mỗi tháng hơn 5.000 con gà giống cho các thương lái trong huyện và tỉnh Ninh Bình… Ông chủ tật nguyền này giờ đây còn tạo việc làm cho 2 lao động là người địa phương với mức lương 2 triệu đồng/người/tháng.

    Trước khi chia tay gã “dị nhân”, tôi tế nhị đề cập đến chuyện tình cảm của anh. Nghe hỏi về chuyện này, Sơn “phích” như mở tấm lòng: “Cảm ơn chú đã hỏi thăm. Mình cũng đang định khoe để chú mừng. Hiện tại mình có người yêu rồi. Đăng ký kết hôn rồi”. Nói xong, Sơn “phích” cười “toe toét”. Tôi pha trò: “Đã đăng ký kết hôn rồi, thì phải gọi là vợ, sao lại gọi người yêu?”.

    Sơn “phích” lại cười rung: “Ừ, xin lỗi. Nói thế, nhỡ vợ nghe được, giận chết. Hôm nay cô ấy đang đi công việc, hôm sau chú xuống chắc chắn sẽ gặp thôi. Cô ấy ở trên huyện Hà Trung, cách đây 20 cây số. Cô ấy cũng có hoàn cảnh khá trắc trở, đã ly dị chồng và có một đứa con lên 4 tuổi. Nói thật lòng, mình vui lắm lắm, nên mới kể vầy”.

    Theo Thái Dương (Lao động)

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  4. #4
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Đăck Nông
    Bị xe tải kéo nát 2 đùi, bà vẫn ôm chặt cháu



    Thứ 7, 27/04/2013 15:32:06
    Bị bánh xe tải kéo lê đến nỗi dập nát hai đùi nhưng bà Trần Thị Hương vẫn ôm chặt đứa cháu mới 20 tháng tuổi trong lòng, nhờ vậy mà đầu cháu bé không bị đập xuống đường chấn thương.
    Vụ tai nạn thương tâm xảy ra vào khoảng 8 giờ 45 phút ngày 27/4, trên Quốc lộ 14 (đoạn qua xã Trúc Sơn, huyện Cư Jút - Đắk Nông).

    Chị Hoàng Thị Tâm Đoan (SN 1987, trú huyện Đắk Mil - Đắk Nông) điều khiển xe máy mang BKS 48B1 - 11112 chở mẹ là bà Trần Thị Hương (SN 1961, trú huyện Krông Bông - Đắk Lắk) và con là Nguyễn Huy Dũng (20 tháng tuổi) lưu thông hướng Đắk Nông - Đắk Lắk. Khi đi đến địa điểm trên đã va chạm với phần hông bên phải của xe tải mang BKS 47K-6602 chạy cùng chiều, do tài xế Hồ Viết Trường (SN 1988, trú huyện Krông Bông - Đắk Lắk) điều khiển.


    Chiếc xe tải va chạm với xe máy khiến 3 người nhà chị Đoan té xuống đường. Tai nạn xảy ra sát lề đường.

    Cú va chạm làm 3 người trên xe máy ngã xuống đường. Chị Hương ngã vào lề đường nên chỉ bị thương nhẹ, còn bà Hương và cháu Dũng bị bánh sau xe tải kéo lê hơn 6 m. Chị Đoạn kể lại: “Phần đùi của mẹ tôi mắc kẹt trong bánh xe. Tôi hét lên và tài xế đã cho lùi xe để mọi người kéo mẹ và con tôi ra”.


    Bà Hương bị bánh xe kéo lê hơn 6 m, 2 đùi bị dập nát


    Cháu Nguyễn Huy Dũng bị dập nát 2 bàn chân nhưng nhờ được bà ôm chặt nên đầu không bị chấn thương


    Theo lời chị Đoan, chị đang chạy xe chạy sát lề đường bên phải thì xe tải mang BKS 47K-6602 vượt lên từ phía sau. Cùng lúc, một xe tải khác chạy ngược chiều tiến lại nên tài xế xe 47K-6602 lạng sang phải né và phần hông của xe tải đập vào đuôi xe của chị.

    Bác sĩ Y Bliu Arul, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk, cho biết bà Trần Thị Hương bị đa chấn thương, dập nát 2 đùi, hiện đang trong tình trạng nguy kịch. Còn cháu Dũng bị nát 2 bàn chân.

    Theo một số nhân chứng, mặc dù vô cùng đau đớn nhưng bà Hương vẫn ôm chặt đứa cháu vào lòng nên khi té xuống và bị xe tải kéo lê, phần đầu của cháu Dũng không đập xuống đường.
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  5. #5
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2012
    Bài gửi
    200
    Thanks
    91
    Thanked 23 Times in 19 Posts
    Quote Nguyên văn bởi minh_anh Xem bài viết
    Đăck Nông
    Bị xe tải kéo nát 2 đùi, bà vẫn ôm chặt cháu



    Thứ 7, 27/04/2013 15:32:06
    Cháu xin được gửi lời cảm phục đến người bà vĩ đại, bà Trần Thị Hương và cháu cũng xin được chúc cho hai bà cháu mau bình phục.

  6. #6
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    "Dị nhân" bán vé số ở Sài Gòn


    Mặc mỗi ngày một bộ đồ màu mè; mũ, tóc giả, kính, giày được thiết kế lạ đời, chạy trên chiếc xe đạp 2 màu… Nhìn vào ai cũng bật cười. Đó là hình ảnh “dị nhân” bán vé số ở Sài Gòn.
    Lâu nay, dân nhậu, cà phê ở nội thành TP.HCM mỗi khi bắt gặp người này ai cũng bật cười bởi cách ăn mặc không giống ai nhưng lại nói chuyện rất tiếu lâm và thân thiện. Ông là Châu Thơ Phương (56 tuổi, ở Q.11, TP.HCM) - mọi người gọi ông là “Thần tài vé số”.


    "Thần tài vé số" Châu Thơ Phương.

    Gặp “Thần tài Phương” tại một quán cà phê ở đường Đồng Đen, Q.Tân Bình khi ông vừa dựng chiếc xe đạp ở góc đường, chúng tôi không khỏi ấn tượng. Mọi ánh nhìn của khách uống cà phê đều đổ về ông, kèm theo những nụ cười sảng khoái. Không chỉ ấn tượng về trang phục, chiếc xe đạp, mà trong cách nói chuyện của ông cũng mang lại cho người ta sự thoải mái. Bộ trang phục và phụ kiện của ông từ đầu đến chân đều rất đặc biệt, nhiều màu như xanh, đỏ, hồng, vàng. “Thần tài” cho biết hiện có 9 bộ trang phục với 9 màu khác nhau, tự ông thiết kế, may, dán, nhuộm, sơn phết.

    Bộ màu đỏ ông hay mặc vào dịp Tết vừa rồi với ý nghĩa vui tươi, mang lại may mắn cho mọi người. Ông còn dán thêm câu “Happy new year” trong những ngày Tết dương lịch; “Mừng xuân, mừng Đảng” và cờ tổ quốc lên ngực, sau lưng. Ông Phương nói: “Lúc đầu chỉ có 2 bộ màu đỏ, nhưng người ta thấy mặc hoài nói tôi ở… dơ, nên may thêm bộ màu vàng và xanh. Mặc như thế để người mua vé số của tôi… gặp nhiều may mắn”.


    Bộ trang phục của "dị nhân" đúng là... kỳ lạ.
    Trên bộ đồ màu xanh, trước ngực ông thêu chữ Hoa, phía sau dịch ra là “Tài sắc kiên thu/bất lao như hoạt” (khỏi cần làm cũng có ăn), nghe thật hài hước. Trước bụng ông may thêm chiếc túi để bỏ vé số và tiền. Chiếc mũ lá được uốn gọn, gắn con rắn giả hàm ý năm Qúy Tỵ đem lại may mắn. Đôi giày, tất, chai nước cũng một màu, mái tóc giả được nhuộm theo trang phục. Chiếc kính vui vẻ mà ông Phương thường đeo được mua ở cửa hàng bán đồ cho giới… teen. “Khi đeo kính có gắn cái mũi to khiến người ta bật cười sảng khoái. Nếu không có kính, nhìn cái mặt mình bình thường, chẳng có gì đặc biệt để gây ấn tượng cả”, ông tươi cười nói.

    Ông Phương cho biết, mỗi dịp lễ, Tết hay những ngày kỷ niệm như ngày thành lập đảng 3/2 thì ông mặc bộ màu đỏ có dán câu “3/2/1930 - 3/2/2013. 83 năm ngày thành lập đảng”; ngày 30/4 thì có câu “30/4/1975. Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam”, sau lưng thì dán câu “Không có gì quý hơn độc lập tự do” rồi ông chạy ra bán vé số và xem đua xe ở dinh Thống Nhất, người ta mua và hỏi rất nhiều. Còn những ngày lễ khác thì ông mặc màu hồng, như ngày Vanlentine 14/2 thì dán câu “14/2 - Ngày lễ tình yêu”, nhiều cặp đôi “hăng hái” mua vé số ủng hộ ông…


    Chiếc xe đạp - phương tiện đi bán vé số của ông Phương - cũng rất màu mè.

    Khi chúng tôi hỏi tại sao phải mặc trang phục lạ thế này đi bán vé số, ông Phương chia sẻ: “Việt Nam không giống như nước ngoài, mình còn ít người mặc những trang phục lạ đời để kiếm sống ở đường phố. Đây là cách thu hút khách hàng tốt nhất, vừa đem lại niềm vui, tiếng cười và may mắn cho mọi người. Mọi người vui tôi cũng vui theo”.

    “Thần tài” cho biết ông chọn cách bán vé số kiểu này được hơn một năm. “Vợ con tôi cũng thông cảm cho cách bán vé số kỳ lạ này. Tôi còn sức thì có thể tự nuôi sống bản thân được. Mặc như thế cũng không ảnh hưởng đến ai, không vi phạm pháp luật, mỗi người có mỗi cách làm. Ai cũng cười vì thấy lạ nên mình… cũng cười theo. Hàng ngày cuộc sống vui vẻ, đem lại niềm vui cho thiên hạ là sướng rồi. Ban đầu ăn mặc thế này đi bán vé số cũng… mắc cở lắm, nhưng riết rồi quen”, ông Phương cười chia


    Mỗi ngày đi bán vé số ông kiếm được từ 250.000 - 300.000 đồng.

    Ngồi nói chuyện với chúng tôi, ông Phương kể nhiều câu chuyện vui buồn trong thời gian mới vào nghề. Ban đầu ông in số điện thoại di động sau lưng để ai cần gì thì gọi. Có hôm gần 12h trưa, một người đàn ông gọi nói: “Ê thần tài, đưa 10 tờ vé sốtới địa chỉ…, bao nhiêu tiền cứ tính”. Ông nói đã hết vé, anh ta bảo kiếm đâu đó 10 tờ rồi mang tới. “Khi tôi lấy 10 tờ, gọi điện hỏi địa chỉ để đưa tới thì anh ta bảo đi làm rồi, “Thần tài” thông cảm nha! Nhiều lần như vậy, nên tôi rắp tâm “chơi” lại. Có lần khi họ gọi điện đòi mua vé số, tôi bảo bảo cứ ngồi chờ đó đi, đang ăn sáng, sau đó tôi đi bán nơi khác. Chắc họ cũng “ớn” tôi rồi nên không gọi quấy rầy nữa”, ông vừa cười vừa kể.

    Có người còn ăn trộm vé số của ông bằng cách cầm xấp vé số rồi nói ông quay lưng lại cho xem số điện thoại. Không chút nghi ngờ, ông làm theo thì người này lấy 50 tờ vé số nhét vào túi rồi nói bán bán cho 2 tờ. Một lúc sau ông phát hiện thì kẻ gian đã chạy mất. Sau nhiều cú lừa, ông không in số điện thoại trên lưng áo nữa.

    “Cũng có nhiều người phát ngôn ác ý khi thấy tôi ăn mặc thế này, họ nói “Thằng này khùng”. Nói vậy là lạc hậu, là… khùng. Cần phải nhìn xa ra thế giới để thấy đây là nghệ thuật, là… kỳ nhân”, ông nói. Mỗi ngày ông kiếm được 250.000 - 300.000 đồng, nhưng tiền ăn uống cũng đã hết 130.000 - 150.000 đồng. “Giá cả đắt đỏ quá!”, ông lắc đầu nói. Ông có 2 cô con gái tốt nghiệp đại học, đã lấy chồng và sinh con. Ông không muốn nhờ vả ai hết nên mới đi bán vé số kiếm sống.

    Anh Trần Xuân Bắc, khách uống cà phê ở đường Bàu Cát, Q.Tân Bình, vui vẻ khi nói về “Thần tài vé số”. “Thỉnh thoảng gặp ông ấy, tôi và mấy người bạn hay mua vé số Lần đầu chúng tôi cũng nghĩ ông khùng khùng nhưng khi tiếp xúc thấy khác hẳn, ông vui vẻ, hóm hỉnh. Tôi nghĩ đây là cách kiếm sống đặc biệt hay”.


    Shaojia sưu tầm.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  7. #7
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Nam Định
    Dị nhân 30 năm không cắt móng tay


    Thứ Ba, 07/05/2013, 07:00 PM (GMT+7)

    Hơn 30 năm nay, vì một đam mê không giống ai, ông Lưu Công Huyền (ở xóm 4, xã Giao Yến, Giao Thủy, Nam Định) đã không cắt móng tay để nó dài đến 50cm.


    Ấn tượng loằng ngoằng

    Đầu tháng 5 chúng tôi có dịp về Giao Thủy - nơi giao thoa của ba dòng nước lớn tạo nên một vùng đất trù phú bậc nhất của tỉnh Nam Định. Đây cũng là nơi sản sinh ra những bậc kỳ tài của đất Thành Nam. Rất tình cờ, chúng tôi được một họa sĩ kiêm thầy cúng giới thiệu về một người bạn mang "móng tay quỷ" và được đánh giá là người có móng tay dài nhất Việt Nam.

    Đó là ông Lưu Công Huyền ở xã Giao Yến, nhưng khi đến nhà thì "dị nhân" đã đi đâu đó, nhà cửa vắng ngắt tịnh không bóng người, chỉ còn những con lân sư đang được đắp dở dang đứng nhe nanh bên hiên nhà. Một người hàng xóm bảo: "Ông ấy đi vẽ ở làng bên, đêm mới về nhà".

    Dị nhân 30 năm không cắt móng tay, Tin tức trong ngày, di nhan 30 nam khong cat mong tay, di nhan khong cat mong tay, de mong tay dai, nguoi co mong tay quy, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn


    Những móng tay dài được ông Lưu Công Huyền nuôi dưỡng 33 năm nay.

    Để mục sở thị móng tay dài nhất Việt Nam, chúng tôi sang làng bên tìm gặp. Tại một nhà thờ họ, nhóm họa sĩ đang đứng trên giàn giáo vẽ long cốt. Chúng tôi cất tiếng gọi, một người đàn ông quay lại, gương mặt đen nhẻm gầy gò nhưng đôi mắt sáng. Đặc biệt, 2 bàn tay có những cái móng dài loằng ngoằng lượn sóng trông như chùm rễ cây.

    Như con sóc, ông Huyền leo thang thoăn thoắt xuống dưới nói chuyện với chúng tôi. Ông bảo: "Nhiều người lúc đầu nhìn thấy móng tay của tôi mà phát khiếp, có người mặt tái mét. Nhiều trẻ nhỏ khóc thét vì sợ. Có người bảo tôi có "móng tay quỷ", cũng đúng thôi vì cả tỉnh chẳng ai có móng tay dài thế này".

    Ngồi vào bàn, phải khó khăn lắm ông Huyền mới cầm được chuyên nước. Việc cầm chén nước để uống càng khó khăn hơn. Những móng tay xoăn tít dài loằng ngoằng giống như những con giun đất đang giãy giụa ở đầu ngón tay. Ông Huyền thở dài: "Cái móng tay dài chỉ tổ dọa trẻ con là hiệu nghiệm".

    Biệt tài bẩm sinh

    Khi cuộc trò chuyện đã trở nên thân mật hơn, ông Huyền thổ lộ: "Tôi sinh năm 1958, là con thứ 7 trong gia đình có 10 anh chị em. Hồi nhỏ tôi đã định theo nghề thầy cúng bắt ma. Nhưng bố tôi bảo, đắc đạo vô tâm không có hậu nên tôi không theo. Tuy học hành chẳng được đến nơi đến chốn nhưng tôi có một cái tài mà ai cũng phải thừa nhận".

    Ngay từ khi còn nhỏ, cậu bé Huyền đã có biệt tài hội họa. Học lớp 2 trường làng cậu đã có thể vẽ được bất cứ thứ gì theo mẫu. Bức vẽ đầu tiên mà Huyền thực hiện trước sự bất ngờ của gia đình là chân dung người cha đang ngồi uống rượu. Huyền lấy nhọ nồi vẽ cảnh người cha đang uống rượu, ông bố thấy con có khiếu hội họa muốn cho học hành tử tế để thành tài, ngặt một nỗi nhà nghèo nên đành bất lực. Ngoài ra, việc thêu thùa, đắp tượng cũng được cậu bé Huyền thực hiện rất thành thục, giống như một nghệ nhân đầy kinh nghiệm.

    Lạ một điều là tất cả những công việc ấy tự tay Huyền làm được mà không phải qua đào tạo bất kỳ trường lớp nào. Lớn lên một chút, Huyền đi làm MC đám cưới, đám ma. Nhưng MC đám ma thì buồn quá nên Huyền chỉ chuyên làm cho đám cưới.

    Chính cái duyên ăn nói lưu loát đã khiến cô gái làng bên tên là Nguyễn Thị Thuận "say" chàng đứ đừ. Họ kết duyên chồng vợ, và cũng từ lúc này Lưu Công Huyền bắt đầu có thú vui không giống ai là nuôi móng tay dài.

    Dị nhân 30 năm không cắt móng tay, Tin tức trong ngày, di nhan 30 nam khong cat mong tay, di nhan khong cat mong tay, de mong tay dai, nguoi co mong tay quy, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn


    Mang "móng tay quỷ" nhưng ông Huyền rất tài hoa.

    Cho đến nay, đã tròn 33 năm ông Huyền nuôi móng. Cũng ngần ấy năm, không biết bao nhiêu lần ông bị vợ giục cắt móng tay. Rồi danh hiệu "dị nhân" được gắn cho ông Huyền như một duyên nợ. Chỉ cần nhắc tới "Huyền móng" thì cả huyện Giao Thủy ai cũng nhớ đến người đàn ông kỳ dị lẫn những tài hoa.

    Hiện nay, công việc chính của ông Huyền là vẽ hoa văn cho đình đền miếu mạo và các nhà thờ ở địa phương. Ông cũng là tổ trưởng của một nhóm các họa sĩ tài ba đất Thành Nam. Vốn là con trai thầy đồ nên ông Huyền cũng rất giỏi chữ Nho và thư pháp.

    Nuôi móng khó hơn nuôi con

    Nói về thú vui nuôi móng tay, ông Huyền có vẻ rất hào hứng. Tuy nhiên, ông chia sẻ: "Cái thú vui gì cũng phải kỳ công mới có ý nghĩa. Người ta chơi chim, chơi cây, chơi xe... tôi chỉ thích chơi móng tay dài. Nuôi móng tay khó hơn nuôi con nhiều. Phải thật cẩn thận, kỳ công đến từng động tác thì mới giữ được".

    Theo ông Huyền, 33 năm qua gần như rất ít khi ông chạm tay vào nước. Vì khi móng tay dính nước sẽ mềm ra như bún và dễ bị rụng. Thậm chí khi đi xe trời mưa, ông phải cẩn thận ủ tay vào trong áo hoặc dùng túi nilon ủ hai bàn tay lại không cho nước ngấm vào.

    Ngay cả việc tắm rửa của ông cũng rất hạn chế và phải nhờ đến vợ. Công đoạn mặc áo mới là nan giải nhất, vì móng dài lại loằng ngoằng nên ở hai cánh tay áo phải xẻ tà cho dễ mặc. Thậm chí, bao nhiêu năm nay ông Huyền không để ai ngủ cùng giường vì sợ bị đè hỏng móng.

    Dị nhân 30 năm không cắt móng tay, Tin tức trong ngày, di nhan 30 nam khong cat mong tay, di nhan khong cat mong tay, de mong tay dai, nguoi co mong tay quy, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn


    Ông Huyền đang vẽ hoa văn tại một nhà thờ họ.
    Nhất là khi ăn uống, nhiều khi ông phải nhờ người khác bón hộ. Điều này bất tiện nhất trong những bữa tiệc đám đình. Nhưng ông Huyền cũng luôn là tâm điểm chú ý của tất cả mọi người khi ông xuất hiện ở bất cứ nơi đâu.

    Ông Huyền kể: "Có lần do sơ suất nên bị rụng một cái móng mà tôi mất ăn mất ngủ vì tiếc. Cũng có lần tôi bị tai nạn suýt chết vì giữ gìn móng tay. Có người bảo cho tôi tiền với điều kiện cắt móng tay đi, tôi thẳng thừng khước từ. Vì đã là thú vui thì có tiền trăm bạc vạn tôi cũng không đổi".

    33 năm nuôi móng tay, mỗi lần bị rụng mất một móng là mỗi lần ông Huyền buồn rầu tiếc nuối đến mất ăn mất ngủ. Ngỡ "dị nhân" nuôi móng sẽ là người gàn dở nhưng không, ông Huyền vốn có máu nghệ sĩ, lại lang thang khắp nơi vẽ vời nên kết giao được với nhiều bạn bè. Đến đâu, ông Huyền cũng cố thuyết giảng về thú chơi móng tay với sự cầu kỳ hiếm có. Vì thế, với ông để móng tay dài không đơn thuần chỉ là thú vui mà còn được nâng lên thành "đạo".

    - Hiện nay, ngoài việc thực hiện các tác phẩm hội họa tại quê nhà, "dị nhân" Lưu Công Huyền còn là tổ trưởng của nhóm các hoạ sĩ chuyên phục chế hoa văn cổ cho các đình đền miếu mạo không chỉ trong tỉnh Nam Định và còn rộng khắp ở các tỉnh thành khác. Móng tay dài khiến ông không cầm nổi đũa nhưng lại cầm bút rất dễ dàng và điêu luyện.

    - "33 năm qua là vô vàn những hạnh phúc khi tôi đem đôi bàn tay có những móng dài đi chu du khắp nơi. Ai cũng tò mò, cũng muốn xem và học hỏi cách nuôi nhưng hiếm người theo được. Tôi sẽ còn nuôi móng dài nữa chứ không dừng lại ở con số 50cm như hiện nay".

    Ông Lưu Công Huyền

    Theo Trần Hòa (Kiến Thức)
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  8. #8
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Hà Nội
    Ông lão 90 tuổi mọc lại cả hàm răng


    Thứ Tư, 08/05/2013, 03:30 AM (GMT+7)

    Về xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội) những ngày này, người dân vẫn xôn xao bàn tán về hiện tượng kỳ lạ chưa từng có ở địa phương. Đó là chuyện mọc lại răng của cụ ông Nguyễn Văn Phúc, vừa khao đại thọ tuổi 90.

    Một tháng thay lại cả hàm răng

    Chúng tôi được biết thông tin cụ ông 90 tuổi mọc lại răng tại trung tâm huyện Thạch Thất. Tò mò về hiện tượng kỳ lạ này, phóng viên đã tìm về thôn Gò Chói của xã Tiến Xuân để xác minh. Sau hơn 40km từ trung tâm Hà Nội về đến thôn Gò Chói, chúng tôi nghỉ chân tại một quán nước ven đường. Khi ngỏ ý hỏi về cụ ông 90 tuổi mọc lại răng thì trùng hợp thay, cô bán nước tên Hương tủm tỉm cười bảo: “Đó là ông nội em đấy”.

    Sau buổi nói chuyện rôm rả, cô Hương nhiệt tình dẫn chúng tôi đến tận nơi cụ Phúc ở. Men theo những con đường đất quanh co uốn lượn, phía trước là các ngọn núi điệp trùng của vùng đất xứ Mường, cuối cùng chúng tôi cũng đến được nhà cụ Phúc. Nhà cụ nằm chênh vênh trên một sườn dốc, xung quanh là cây cối um tùm tươi mát. Thấy có nhà báo về viết bài, cụ Phúc chống gậy ra chào.

    Xuất hiện trước mắt chúng tôi là một cụ ông đã 90 tuổi, nhưng nhìn vẫn còn rất rắn rỏi. Nước da của cụ tuy đã có nhiều nếp nhăn nhưng rất hồng hào. Cụ mặc một chiếc áo the đen, đầu đội khăn xếp đỏ, đặc biệt trên môi luôn thường trực một nụ cười. Mặc dù tai có hơi khó nghe, song cụ Phúc vẫn kể rành rọt chuyện mọc lại răng của mình.

    Cụ bảo cách đây 6 năm khi cụ đã 84 tuổi, răng gần như bị rụng hết, ăn uống rất khó khăn. Bỗng một hôm cụ thấy lợi mình ngứa ngứa, khi ăn thì thấy xào xạo, đưa tay sờ vào thì cụ giật mình khi thấy có vật cứng cứng mới nhú. Cụ liền bảo người con trai Nguyễn Văn Chín xem cho thì ông Chín ngạc nhiên khi thấy bố mình mọc lại răng. Từ đó, gia đình ông Chín đặc biệt chú ý theo dõi tiến trình mọc răng của cụ Phúc.

    HN: Ông lão 90 tuổi mọc lại cả hàm răng, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, cu ong moc rang, ong lao moc rang, nguoi gia moc rang, thach that ha noi, chuyen ky la, cu ong 90 tuoi moc rang, cu ong o ha noi moc rang, moc rang, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn


    Cụ Phúc nở một nụ cười rạng ngời “khoe” hàm răng mới

    Ông Chín cho biết, sau gần 1 tháng theo dõi ông thấy hàm của bố ông mọc lại được gần hết răng. Tuy các răng của cụ Phúc mọc không được đều, các răng thường rất nhỏ và cách thưa nhau, đặc biệt là màu của răng lại đen xỉn, nhưng có lại răng cụ Phúc và gia đình rất vui. Cụ Phúc tâm sự: “Cuối đời tôi chắc tôi được trời thương nên cho ăn lộc đây”.

    Từ khi có được những chiếc răng mới, việc ăn uống của cụ Phúc trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Cụ Phúc chia sẻ, ngày trước cụ uể oải mãi mà không ăn hết 1 bát cơm, nhưng từ khi có những chiếc răng mới mỗi bữa cụ ăn được từ 2 - 3 bát, cụ vẫn có thể ăn thịt bò, nhai xương gà rau ráu.

    Ông Chín chia sẻ, gia đình ông rất phấn khởi khi cụ Phúc mọc lại răng. Ông Chín bảo, những chiếc răng mới khiến cụ Phúc ăn được nhiều hơn và sức khỏe cũng được nâng cao. Ngày ngày cụ Phúc vẫn dậy từ rất sớm giúp con cháu quét nhà, dọn cỏ quanh vườn.

    HN: Ông lão 90 tuổi mọc lại cả hàm răng, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, cu ong moc rang, ong lao moc rang, nguoi gia moc rang, thach that ha noi, chuyen ky la, cu ong 90 tuoi moc rang, cu ong o ha noi moc rang, moc rang, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn


    Mặc dù 90 tuổi, cụ Phúc vẫn duy trì “phong độ” gần 50kg
    Khi được hỏi về bí quyết giữ gìn sức khỏe của mình, cụ Phúc nở một nụ cười “như mùa thu tỏa nắng”, bảo cứ chịu khó ăn uống điều độ và tuyệt đối không được uống nhiều rượu mới giữ được sức khỏe cường tráng. Lật giở lại quãng đời đã trải qua, cụ Phúc bùi ngùi nhớ lại, cụ sinh năm 1923 tại xã Cần Kiệm thuộc huyện Thạch Thất, những năm tháng cách mạng cụ từng là người lái đò bí mật đưa các chiến sĩ cách mạng vượt qua những khúc sông trong mưa bom bão đạn. Hồi còn thanh niên trai tráng, cụ Phúc cũng từng là một đô vật có tiếng của vùng, thường xuyên giật giải nhất trong các hội thi. Về trình độ lặn của cụ thì không ai trong xã bì kịp.

    Cụ Phúc cũng cho biết thêm, bản thân cụ được đào tạo về ngành y nên cụ cũng từng chữa cho nhiều chiến sĩ. Năm 1963, cụ về sống và làm việc tại xứ Mường Tiến Xuân (trước đây thuộc huyện Lương Sơn, Hòa Bình). Cụ Phúc kể lại, khi mới về sống, Tiến Xuân còn rất hoang vu hẻo lánh, những ngôi nhà sàn nằm thưa thớt cách nhau cả quả đồi. Người dân ở Tiến Xuân hồi đó còn rất lạc hậu, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh. Vì thế với vai trò là Trạm trưởng Trạm y tế xã, cụ đã tuyên truyền vận động để bà con thực hiện ăn ở hợp vệ sinh: Phải uống nước đun sôi để nguội, ăn thức ăn đã nấu chín, không được ăn thức ăn ôi thiu, đồng thời phải có chế độ luyện tập cho phù hợp.

    Để mọi người học tập và làm theo, bản thân cụ và gia đình đã thực hiện rất nghiêm túc, có lẽ chính vì chế độ ăn uống và luyện tập cùng khí hậu mát mẻ của vùng núi rừng khiến sức khỏe của cụ được bền bỉ. Cho đến nay, cụ vẫn thường xuyên chữa bệnh cho người dân trong vùng bằng đông y các bệnh về xương khớp và các bệnh thông thường.

    Người già mọc răng dưới góc nhìn khoa học

    Hiện tượng người già mọc răng như cụ Phúc là một trong những trường hợp hiếm có trong y học, nhưng không phải là không có trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Ở nước ta trước đây cũng đã ghi nhận một số trường hợp tương tự như cụ Phúc.

    HN: Ông lão 90 tuổi mọc lại cả hàm răng, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, cu ong moc rang, ong lao moc rang, nguoi gia moc rang, thach that ha noi, chuyen ky la, cu ong 90 tuoi moc rang, cu ong o ha noi moc rang, moc rang, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

    Cụ Phúc vui vẻ quây quần bên con cháu

    Trong những năm đầu 90 của thế kỷ trước, báo chí đã nói đến trường hợp của cụ Vương Đình Biền - cán bộ Tổng Cty Bông vải sợi đã nghỉ hưu, nhà ở 46 Hàng Bè (Hà Nội), năm 81 tuổi, cụ Biền mọc thêm một chiếc răng mới ở hàm trên. Cụ Biền thường xuyên tập luyện thể dục, đi bộ, xoa bóp, yoga và ăn uống có điều độ, luôn giữ được tinh thần thanh thản, thoải mái.

    Hay trường hợp của cụ Kim Thị Côi ở xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây cũ (nay là TP.Hà Nội), ở tuổi 102 vẫn mọc thêm một răng hàm. Trên thế giới cũng đã ghi nhận một số trường hợp tương tự như cụ Khương Trường Văn ở thôn Đắc Thắng, huyện Tân Kim, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc) bị bệnh huyết áp cao, khi 80 tuổi bỗng mọc răng lần thứ ba. Người đàn ông này từng chia sẻ, đó là nhờ món kiến nhúng nước sôi, làm sạch, rang khô, ngào đường.

    Báo chí cũng từng đưa tin, ở Thổ Nhĩ Kỳ, có cụ bà đã rụng hết răng nhưng tới năm 105 tuổi lại mọc ra 10 răng mới. Lần lại trong lịch sử, ở Trung Quốc còn ghi lại, Nữ hoàng Võ Tắc Thiên khi 80 tuổi đã mọc ra hai chiếc răng mới. Bà vui mừng nghĩ rằng đó là biểu hiện của “trường sinh bất lão” bèn đổi niên hiệu “Như Ý” thành “Trường Thọ”.

    Người già mọc răng là một hiện tượng mà khoa học có thể lý giải được. Tuy nhiên, một số người mê tín và thiếu thiện chí ở địa phương lại cho đó là điềm gở, rằng người già mọc răng sẽ ăn hết lộc trời của con cháu. TS-BS Phạm Dương Châu -Trưởng khoa Phẫu thuật răng hàm mặt, Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương - lý giải, về cấu tạo sinh học, răng người được cắm chặt vào các hốc ở xương hàm. Thông thường phôi người có hai lớp mầm răng: Lớp đầu là mầm răng sữa với 20 chiếc, lớp sau là mầm răng vĩnh viễn với 32 chiếc, thêm 8 răng hàm và 4 răng khôn so với thời kỳ trước. Ở một số ít người trong thời kỳ phôi thai còn có lớp mầm răng thứ ba, đến lúc già mới bắt đầu mọc ra. Cụ Phúc khả năng lớn là nằm trong trường hợp này.

    Như vậy có thể thấy, việc mọc răng của cụ Phúc là một điều đáng mừng cho bản thân cụ cũng như gia đình. Nhìn tinh thần và sức khỏe của cụ đã đập tan những điều mê tín cho rằng đó là điềm gở.
    Theo Hiếu Anh (Lao Động)
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  9. #9
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Chuyện xứ Nghệ
    Bí quyết của cụ ông 90 tuổi vẫn sinh hạ được quý tử


    Cập nhật lúc 08:40, Thứ Tư, 09/11/2011 (GMT+7)


    Ở miền Tây xứ Nghệ có một cụ ông tuổi đã "cửu thập cổ lai hy" vẫn cho ra đời một "quý tử" bụ bẫm, kháu khỉnh…


    Mặc dù ở "cái tuổi gần đất xa trời" cụ Ký vẫn có khả năng sinh con

    Chuyện cụ ông có hai đời vợ với 15 người con

    Tiếng tăm cụ ông "U 90" vừa sinh hạ quý tử đang khiến dư luận xôn xao, bàn tán khắp vùng đất Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Cụ chính là Trần Văn Ký, SN 1921, trú tại xã Kỳ Lân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.

    Vừa mới đặt chân đến đầu xã Kỳ Lân, hỏi thăm nhà cụ Ký, chúng tôi đã được người dân tán chuyện cụ ông sinh con. Chị Nguyễn Thị Hương, người xã Kỳ Lân, nói ngay: "Các chú ở xa đến hay răng mà phải hỏi đường?. Úi chà, người dân mấy xã lân cận ở đây đều kinh ngạc về cụ Ký già bạc tóc, rụng cả răng mà vẫn có con đó! Ngôi nhà nằm ngay dưới chân núi Truông Dong chính là nhà cụ Ký, chắc cụ đang bồng con dạo quanh quẩn ở sân và cổng thôi".

    Thấy chúng tôi, cụ Ký niềm nở mời vào nhà, tay bồng con, tay rót nước mời khách: "Rõ khổ, có chuyện sinh con mà mọi người cũng làm om xòm, bàn tán khắp làng trên xóm dưới chuyện của gia đình tui. Tui cũng ái ngại lắm, nhưng vợ cả tui mất rồi, con cái cũng đã lập gia đình thành đạt. Tui ở một mình cũng buồn chứ. Tại sao họ cứ khắt khe, ích kỷ với những người sống cảnh độc thân như tui, trẻ thì có bạn trẻ, già cũng có bạn già mà chăm sóc nhau chứ".


    Bà Nhung bên đứa con gần tròn một tuổi


    Cụ Ký sinh ra trong thời kỳ đất nước chiến tranh loạn lạc, mảnh đất Thanh Chương lại khô cằn, sỏi đá khó làm ăn. Gia cảnh nghèo khó lại đông con, anh chị của cụ Ký đều thoát ly đi nơi khác làm ăn, chỉ còn cụ Ký là con út nên ở lại phụ giúp bố mẹ tham gia sản xuất, khi tỉnh Nghệ An có chủ trương vận động các hộ gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới. Huyện Tân Kỳ là điểm đến của gia đình cụ Ký, "lúc đó có chính sách đi vùng kinh tế mới, Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên như cấp đất, vốn làm ăn, nên gia đình tôi đã quyết định đến huyện Tân Kỳ để lập nghiệp". Cụ Ký nhớ lại.

    Ngoài 20 tuổi, cụ Ký lập gia đình, rồi 14 đứa con lần lượt chào đời, mọi khó khăn cứ đè nặng lên hai vợ chồng cụ. Rồi những người con của cụ Ký cũng khôn lớn trưởng thành, yên bề gia thất. Người vợ cả của cụ Ký đã qua đời ở tuổi ngoài 80. Sau 3 năm đoạn tang vợ, sống cảnh lủi thủi một mình trong căn nhà trống, ăn uống qua loa, những lúc như thế cụ cảm thấy tủi thân, thèm khát có bàn tay phụ nữ chăm sóc. Vậy là cụ Ký nảy sinh ý định đi bước nữa.

    Cụ Ký thổ lộ: "Thú thật tui tuổi cao nhưng hằng đêm nằm một mình vẫn thấy trống vắng. Những lúc như vậy, tôi nghĩ phải lấy vợ để có người chia sẻ, quan tâm, chăm sóc nhau cũng tốt hơn. Con cái chúng cũng có gia đình, công việc bận rộn, chi bằng lấy vợ mà nương tựa nhau là tốt nhất".

    Nghe yêu cầu của bố, mấy người con không đồng ý cho bố đi thêm bước nữa. Vì họ nghĩ, bố của họ mà làm như vậy chẳng khác nào làm trò cười cho thiên hạ. Nhưng cụ Ký nhất quyết: "Tau đã lo cho chúng mày yên bề gia thất rồi, mẹ chúng mày mất đi, còn tau cũng phải lo cái tuổi già của mình nữa chứ".

    Nói là làm, cụ Ký quyết định kết duyên với bà Nguyễn Thị Nhung người cùng xã, vì hoàn cảnh mà bà Nhung đến cái tuổi "U 40" mà vẫn "vườn không nhà trống". Đôi đũa lệch đến với nhau thật đơn giản. Chỉ dọn mâm cỗ thưa với tổ tiên là cụ Ký rước bà Nhưng về làm vợ. Ngày thành hôn có đầy đủ các con, anh em nội ngoại chứng kiến.

    Bà Nhung tâm sự: "Thời còn trẻ, tui cũng không đến nỗi nào, vì hoàn cảnh riêng nên tôi bị quá lứa lỡ thì. Định ở vậy, xin đứa con mà nuôi, nhưng khi nghe người ta giới thiệu, cụ Ký đã đến đặt vấn đề muốn làm bạn với tui. Lúc đó cụ nói: Khi khỏe đã đành, khi về già một mình ở vậy cũng khổ. Bà với tui về ở với nhau tiện cho việc chăm sóc. Suy nghĩ mãi có nên lấy cụ Ký không, người ủng hộ thì ít, người phản đối cũng nhiều. Nhưng vì cụ Ký thật lòng lại nhiệt tình tấn công quá nên cuối cùng tui quyết định theo cụ ấy về làm vợ".

    Tiếp chuyện PV, bà Nhung có vẻ e dè nhưng cụ Ký thì cứ bộc tệch: "Chuyện "chăn gối" của vợ chồng tui vẫn như "vợ chồng son”. Tui nghĩ "chăn gối" vậy cho vợ chồng thêm gắn bó chứ làm gì có chuyện sinh con được. Mỗi tháng, tui vẫn đều đặn "thăm" bà ấy 2 đến 3 lần. Đến khi nghe bà ấy nói dính bầu, tui cũng không tin là thật".

    Rồi thằng cu chào đời, nó hoàn toàn khỏe mạnh, bụ bẫm. Bà con chòm xóm đều trầm trồ khen ngợi. Khen thằng bé bụ bẫm, họ cũng càng nể phục về khả năng "diệu kì" của cụ Ký. Còn các con của cụ Ký thì không tin bố mình cao tuổi như thế mà vẫn có con được. Còn cụ Ký thì một mực khẳng định thằng cu chính là con của mình. Tranh cãi, giằng co mãi về chuyện này, mọi người đi đến một quyết định: Đưa đứa con đi xét nghiệm ADN để làm rõ trắng đen, đây cũng là cách duy nhất để khẳng định sự chung tình của bà Nhung cũng như "bản lĩnh đàn ông" của cụ Ký.

    Đến khi cầm kết quả giám định ADN trên tay, có dấu đỏ chót của trung tâm giám định, các con của cụ Ký khi đó mới tin cháu bé mà bà Nhung sinh hạ chính là em ruột của họ. "Tui không dám khen hay đề cao mình, tui dám chắc ít người nhiều tuổi như tui mà vẫn có con" - cụ Ký tự hào.


    Cụ Ký vui sướng bên quý tử

    “Bí quyết” về khả năng kì diệu

    Thời xưa, các bậc quân vương, vua chúa phải tuyển những thầy y giỏi khắp mọi miền để tìm ra công lực thần kỳ của những loài thảo dược quí trong dân gian nhằm kéo dài tuổi thanh xuân. Còn "thần dược" giúp cụ Ký có được "bản lĩnh" như hồi còn trai trẻ thì không có gì cao xa, hay bí ẩn.

    Mặc dù ở cái tuổi "gần đất xa trời", nhưng chuyện chăn gối đối với cụ Ký vẫn như chàng trai ngoài 30 tuổi. Bí quyết, hay một loại "thần dược" gì "quý hiếm" giúp cụ "cường tráng" như vậy?

    Theo cụ Ký: "Điều quan trọng nhất là mình giữ được tinh thần thoải mái, lạc quan, yêu đời, đặc biệt là không ăn thực phẩm có chất bảo quản. Tui chỉ có khác một chút, ông bà có truyền cho tôi cái nghề nấu cao như: Khỉ, mèo, ngựa,…để bồi bổ cơ thể. Chứ ngoài ra tui không ăn gì khác, vẫn ăn uống bình thường như mọi người, ngoài ra không dùng bất cứ một loại thuốc bổ nào".

    Ngoài thói quen ăn uống đủ bữa, đúng giờ, cụ Ký còn hăng hái luyện tập thể dục thể thao, chính những yếu tố này đã đã khiến cụ Ký có sức khỏe dẻo dai.

    Cụ Ký trầm ngâm nói: "Tui hiểu bà nó, đã ở cái tuổi như ri thì đã yên bề gia thất con cái đã lớn, nếu như lấy tui mà bà nhà tui không có con cũng buồn lắm, không có người nương tựa lúc về già. Tui thì sống không được lâu, khi tui nhắm mắt, bà ấy cũng có đứa con để mà trông cậy lúc về già".

    Khi cụ Ký bồng đứa bé ra đường, nếu không biết chuyện thì chẳng ai nghĩ họ là cha con. Nhưng bằng tình yêu đã vượt qua bao lời dèm pha, định kiến, đôi "đũa lệch" đã hóa thành "vợ chồng son" với nhân chứng là cho "ra lò" một cậu "quý tử". Họ sống với nhau thật hạnh phúc và đầm ấm. Khi mặt trời đã khuất sau tán lồ ô của vùng sơn cước, ôm chặt đứa con, bà Nhung rơi nước mắt nói thầm: "Tui vui sướng vì đã lấy được cụ nhà, và hạnh phúc hơn là có được đứa con để cậy nhờ".

    Theo PL&XH
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  10. #10
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Cô gái kỳ quái uống bia bằng tai


    Thứ Bảy, 11/05/2013 09:29 (GMT + 7)

    Uống bia bằng miệng, thậm chí bằng mũi giờ đây đã quá bình thường khi một cô gái trình diễn khả năng uống bia bằng đôi tai của mình.
    Trong đoạn video được đăng tải trên Youtube, cô gái đã làm rất nhiều người phải kinh ngạc với khả năng của mình trong lễ hội bia đang diễn ra ở Cộng hòa Séc.

    Đưa thẳng chiếc ống hút vào tai, trong sự chứng kiến của bạn bè xung quanh, cô gái uống sạch cốc bia dung tích lên đến 500 ml chỉ trong vòng 53 giây.


    Cô gái đưa ống hút vào tai

    Theo những gì biểu hiện trên khuôn mặt của cô gái, có vẻ như thưởng thức bia qua đường tai không ngon như bình thường. Sau khi hút cạn cốc bia, cô đã nhận được một tràng pháo tay cổ vũ nồng nhiệt từ những người xung quanh.


    Quá trình 'uống' bia bằng tai bắt đầu với cảm giác không hề dễ chịu trên khuôn mặt


    Nửa lít bia đã được uống cạn trong vòng 53 giây


    Shaolaojia - theo VTC News
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •